Thuyết Trình

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Em xin chào quý thầy cô, các anh chị cùng các bạn k57 của trường đại

học Thương
Mại, em là Ngô Hương Giang, xin phép được đại diện cho tập thể U5 đưa quý thầy cô,
các anh chị cùng các bạn du ngoạn trên chuyến tàu mang tên K57U5 khám phá vùng
đất diệu kì mang tên “Hội nhập”
Văn hóa được hình thành trong lịch sử lâu dài của 1 dân tộc, được đúc kết từ kinh
nghiệm sống và lưu truyền qua nhiều thế hệ và ở một kỉ nguyên mới, chúng ta không
những phải gắn bó máu thịt với con người tạo nền đặc thù của từng dân tộc mà còn
phải mang những nét đẹp truyền thống ấy vươn ra ngoài thế giới. Vì vậy, hội nhập
ngày càng được chú trọng hơn để nước ta có thể tiếp cận cái mới cũng như phát huy
và giữ gìn truyền thống dân tộc.
Thông qua việc tìm hiểu định nghĩa, ý nghĩa, dẫn chứng và phương pháp, K57U5 sẽ
đưa tới cái nhìn toàn diện nhất về hội nhập
- Về cơ bản, hội nhập là việc cùng tham gia vào một cộng đồng để cùng hoạt động và
phát triển nhằm đạt được những lợi ích của cá nhân và tạo ra sức mạnh để giải quyết
những vấn đề chung của tập thể.
- Hội nhập không chỉ đơn thuần được sử dụng ở trong những mối quan hệ trong nước
mà còn dựa trên cả những mối quan hệ quốc tế.
- Và chúng ta có thể hiểu rằng, hội nhập quốc tế là quá trình liên kết, gắn kết về giữa
chủ thể quốc tế (quốc gia hoặc vùng lãnh thổ) với nhau. Thông qua việc tham gia các
tổ chức, thiết chế, cơ chế, hoạt động hợp tác quốc tế vì mục tiêu phát triển bản thân
của mỗi chủ thể đó nhằm tạo sức mạnh và giải quyết những vấn đề chung mà các bên
cùng quan tâm, bao gồm mọi lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội. Hội nhập quốc
tế chính là một hình thức phát triển cao của hợp tác quốc tế nhằm đạt được một mục
tiêu hoặc lợi ích chung nào đó.

Chủ động, tích cực hội nhập mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực:
- Thứ nhất, hội nhập là một cơ hội để cho mọi người mở rộng sự giao lưu và tìm kiếm
cơ hội phát triển bản thân, giúp mỗi người bổ sung những giá trị và tiến bộ của văn
hóa, văn minh của thế giới, làm giàu văn hóa dân tộc và thúc đẩy tiến bộ xã hội.
-Thứ hai, quá trình hội nhập sẽ giúp mở rộng thị trường để thúc đẩy thương mại và
các quan hệ kinh tế quốc tế khác, từ đó thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã
hội
- Thứ ba, hội nhập còn có vai trò nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và nền khoa
học công nghệ quốc gia
- Đồng thời, hội nhập còn tạo cơ hội để các cá nhân được thụ hưởng các sản phẩm
hàng hóa, dịch vụ đa dạng về chủng loại, mẫu mã và chất lượng với giá cạnh tranh;
được tiếp cận và giao lưu nhiều hơn với thế giới bên ngoài, từ đó có cơ hội phát triển
và tìm kiếm việc làm cả ở trong lẫn ngoài nước.
-Và cuối cùng, hội nhập làm tăng cơ hội cho các doanh nghiệp trong nước tiếp cận thị
trường quốc tế, nguồn tín dụng và các đối tác quốc tế. 
Xung quanh cuộc sống của mỗi chúng ta luôn tồn tại và phát triển những hành động
dựa trên cơ sở hội nhập và nắm bắt cơ hội, điển hình là việc:
- Trường Đại học Thương Mại đã liên kết với rất nhiều trường đại học quốc tế như
ĐH Trường ĐH Nam Toulon Var (Pháp), Trường ĐH Nice Sophia Antipolis (Pháp),
Trường ĐH Dân tộc Quảng Tây (Trung Quốc) nhằm mang đến cho sinh viên những
chương trình học hiện đại, tiên tiến của nước bạn, đó chính là sự hội nhập trong giáo
dục. Ngoài ra, trường Đại học Thương Mại cũng đã tổ chức thành công nhiều hội thảo
khoa học quốc tế với các chủ đề rất đa dạng như: “Cách mạng công nghiệp 4.0: Cơ
hội và thách thức đối với phát triển kinh tế Việt Nam”, “Phát triển kinh tế Việt Nam
trong tiến trình hội nhập quốc tế” hay mới đây là “Các nhà khoa học trẻ khối kinh tế
và kinh doanh 2020 – ICYREB 2020”
Tuy nhiên, ko chỉ đại học Thương Mại nói riêng mà các quốc gia trên thế giới đã và
đang tiến hành công cuộc hội nhập quốc tế thông qua việc tham gia các hiệp định,
hiệp hội lớn.
- Ở phạm vi quốc tế:Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương(TPP) được các nước kí
kết ngày 4/2/2016 và sau khi được các quốc hội phê duyệt có hiệu lực trong năm 2018
với mục đích hội nhập các nền kinh tế thuộc khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. TPP
quy tụ 12 quốc gia quanh Thái Bình Dương, bao gồm:Australia, Nhật Bản,
Mexico,New Zealand, Singapore, Mỹ ,Việt Nam và một số các quốc gia khác trong và
ngoài khu vực Đông Nam Á
- Ở phạm vi khu vực có hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập
ngày 08/8/1967 tại Băng-cốc, Thái Lan. ASEAN gồm 10 quốc gia Đông Nam Á với
mục đích: “Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa trong
khu vực thông qua các nỗ lực chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng
cường cơ sở cho một cộng đồng các nước Đông Nam Á hòa bình và thịnh vượng”.
Hội nhập quốc tế không chỉ mang đến nhiều cơ hội và ý nghĩa tích cực mà nó còn
đặt ra những thách thức và yêu cầu không hề nhỏ đối với sinh viên nói riêng và thế hệ
trẻ nói chung, vậy làm thế nào để hội nhập một cách tốt nhất?
- Trước hết, chúng ta cần trang bị đầy đủ kỹ năng mềm như: giao tiếp,thuyết trình, làm
việc nhóm, thích nghi với hoàn cảnh mới,...Đặc biệt là kỹ năng quản lí thời gian để
các bạn sinh viên không bị sa đà vào mạng xã hội, giải trí mà học tập, làm việc thiếu
hiệu quả
- Điều quan trọng chính là học tập nghiêm túc trong nhà trường,thường xuyên cập
nhật, trau dồi tri thức mới, mở rộng kiến thức vi mô cũng như các vấn đề quan hệ
quốc tế, trang bị kỹ năng ngoại ngữ bởi ngoại ngữ và tin học chính là chìa khóa để
sinh viên hội nhập quốc tế.
- Cuối cùng hãy cùng chúng tôi nêu cao khẩu hiệu “hòa nhập chứ không hòa tan”: am
hiểu, giữ gìn bản sắc dân tộc; chủ động lựa chọn, tiếp thu và phát huy những mặt tích
cực, nhận biết và ngăn chặn, đẩy lùi những mặt tiêu cực của nền văn hóa bên ngoài.
Các yếu tố tích cực từ bên ngoài chỉ phát huy hiệu quả khi chủ thể văn hóa- trong đó
có thanh niên có ý thức chọn lọc, tiếp thu và phát huy nó

You might also like