Câu hỏi ôn tập chương 2 - Trần Thị Thúy Hường

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 22

Chương 2

CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG


1. Quan niệm của chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa duy vật trước Mác về phạm trù vật
chất
Các nhà triết học duy tâm, cả chủ nghĩa duy tâm khách quan và chủ nghĩa duy tâm chủ quan, từ
thời cổ đại đến hiện đại tuy buộc phải thừa nhận sự tồn tại của các sự vật, hiện tượng của thế
giới nhưng lại phủ nhận đặc trưng “tự thân tồn tại của chúng”. Chủ nghĩa duy tâm khách quan
thừa nhận sự tồn tại hiện thực của giới tự nhiên, nhưng lại cho rằng nguồn gốc của nó là do “sự
tha hóa” của “tinh thần thế giới”. Chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng đặc trưng của cơ bản
nhất của mọi sự vật, hiện tượng là sự tồn tại lệ thuộc vào chủ quan, tức là một hình thức tồn tại
khác của ý thức. Do đó, về mặt nhận thức luận, chủ nghĩa duy tâm cho rằng con người hoặc là
không thể, hoặc là chỉ nhận thức được cái bóng, cái bề ngoài của sự vật, hiện tượng. Thậm chí,
quá trình nhận thức của con người, theo họ, chẳng qua chỉ là quá trình ý thức đi “tìm lại” chính
bản thân mình dưới hình thức khác mà thôi. Như vậy, về thực chất, các nhà triết học duy tâm đã
phủ nhận đặc tính tồn tại khách quan của vật chất. Thế giới quan duy tâm rất gần với thế giới
quan tôn giáo và tất yếu dẫn họ đến với thần học.
Vật chất với tư cách là 1 phạm trù TH có lịch sử khoảng 2500 năm xuất hiện cùng với sự xuất
hiện của triết học trong lịch sử. Ngay từ khi mới ra đời, xung quanh phạm trù vật chất đã diễn ra
cuộc đấu tranh gay gắt ko khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm. CNDV
coi thực thể thế giới là VC tồn tại vĩnh cửu, tạo nên mọi SVHT và các thuộc tính của chúng.
Chủ nghĩa duy tâm tìm mọi cách phủ nhận và làm sụp đổ phạm trù VC của chủ nghĩa duy vật.
Chúng công kích, xuyên tạc phạm trù VC, cho rằng cơ sở tồn tại của thế giới là một bản nguyên
tinh thầnnào đó. Có thể là do ý Chúa, do ý niệm tuyệt đối tạo nên. Vì vậy, họ cho rằng VC chỉ là
một phạm trù trống rỗng, phi hiện thực, một sự nhào nặn chủ quan của các nhà duy vật.
Phạm trù VC có quá trình phát sinh phát triển gắn liền với hoạt động thực tiễn của con người và
sự hiểu biết của con người về thế giới tự nhiên .Việc tìm hiểu, khám phá về bản chất, cấu trúc
của thế giới xung quanh con người luôn luôn là một vấn đề được quan tâm trong các trường phái
triết học Duy vật. Vào thời kỳ trước khi có sự xuất hiện của triết học Mác thì người ta quan
niệm, tìm mọi cách để tìm hiểu , để giải thích nguyên thể cơ bản đầu tiên cấu tạo nên thế giới và
Vì vậy, phạm trù vật chất được xuất hiện từ khá sớm và được đặc biệt quan tâm. CNDV khẳng
định thực thể tạo nên thế giới khách quan và các vật thể nói riêng đó là vật chất và nó tồn tại
vĩnh cửu. Tuy nhiên, việc lập luận và lý giải về vật chất của các nhà triết học ở thời kỳ trước
Mác là không đồng nhất với nhau.
* Vào thời kỳ cổ đại, ở Hy Lạp nói riêng, ở phương Tây nói chung các nhà triết học duy vật đã
đồng nhất vật chất nói chung với các dạng cụ thể nào đó của nó.
- Vào thời kỳ cổ đại ở phương đông quan niệm VC thể hiện qua một số trường phái triết học Ân
Độ và Trung hoa về thế giới. Ấn Độ có Trường phái LOKAYATA cho rằng tất cả được tạo ra
bởi sự kết hợp trong 4 yếu tố Đất - Nước - Lửa - Khí. Những yếu tố này có khả năng tự tồn tại,
tự vận động trong không gian và cấu thành vạn vật. Tính đa dạng của vạn vật chính là do sự kết
hợp khác nhâu của 4 yếu tố bản nguyên đó. Phái Nyaya và Vaisesia coi nguyên tử là thực thể
của TG. Trung Hoa có Thuyết Âm Dương cho rằng nguyên lý vận hành đầu tiên và phổ biến của
vạn vật là tương tác của những thế lực đối lập nhau đó là âm và dương. Trong đó âm là phạm trù
rất rộng phản ánh khái quát, phổ biến của vạn vật như là nhu, tối, ẩm, phía dưới, bên phải, số
chẵn. Dương cũng là phạm trù rất rộng đối lập với âm. Phản ánh những thuộc tính như cương,
sáng, khô, phía trên, số lẻ, bên trái. Hai thế lực này thống nhất với nhau, chế ước lẫn nhau tạo
thành vũ trụ và vạn vật.
Thuyết Ngũ hành của Trung quốc có xu hướng phân tích về cấu trúc của vạn vật để quy nó
về yếu tố khởi nguyên với tính chất khác nhau. Theo thuyết này có 5 nhân tố khởi nguyên là
Kim - Mộc - Thủy - Hỏa - Thổ.
+ Kim tượng trưng cho tính chất trắng, khô, cay, ở phía Tây
+ Mộc tượng trưng cho tính chất xanh, chua, ở phía Đông.
+ Thủy tượng trưng cho tính chất đen, mặn, ở phía Bắc.
+ Hỏa tượng trưng cho tính chất đỏ, đắng, ở phía Nam.
+ Thổ tương trưng cho tính chất vàng, ngọt, ở giữa.
Năm yếu tố này không tòn tại đọc lập, tuyệt đối mà tác động lẫn nhau theo nguyên tắc tương
sinh, tương khắc với nhau tạo ra vạn vật. Những tư tưởng về âm, dương, ngũ, hành, tuy có
nhưng hạn chế nhất định nhưng đó là triết lý đặc sắc mang tính duy vật và biện chứng nhằm lý
giải về vật chất và cấu tạo của vũ trụ
- Ở phương Tây, các nhà TH quy TG vào 1 chỉnh thể thống nhất từ đó đi tìm bản nguyên VC
đầu tiên cấu tạo nên TG đó, chẳng hạn người ta cho rằng vật chất là nước, không khí,lửa..... Một
số quan điểm điển hình thời kỳ này là: Taket coi vật chất là nước, Anaximen coi vật chất là
không khí, Hêraclit coi vật chất là lửa, Anximangdo coi vật chất là hạt praton, đây là một thực
thể không xác định về chất. Đặc biệt đỉnh cao của quan niệm về vật chất của thời kỳ Hy Lạp cổ
đại là thuyết nguyên tử của Lơxip và Đêmocrip. Theo thuyết này thì thực thể tạo nên thế giới là
nguyên tử và nó là phần tử nhỏ bé nhất và không thể phân chia được, khôg thể xâm nhập và
quan sát được, chỉ có thể nhận biết được bằng tư duy. Các nguyên tử không khác nhau về chất
mà chỉ khác nhau về hình dạng. Sự kết hợp các nguyên tử khác nhau theo một trật tự khác nhau
sẽ tạo nên vật thể khác nhau. Thuyết nguyên tử tồn tại đến cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 mới bị
khoa học đánh đổ và có hạn chế lịch sử nhất định. Tuy nhiên nó có ý nghĩa to lớn đối với sự
định hướng cho sự phát triển khoa học nói chung đặc biệt là lĩnh vực vật lý sau này. Đồng thời
nó có tác dụng to lớn trong cuộc đấu tranh chống CNDT, thần học, tôn giáo........
* Vào Thời kỳ cận đại:
Vào thế kỷ 17, thế kỷ 18 nền khoa học tự nhiên, thực nghiệm ở châu âu có sự phát triển mạnh
mẽ. Đặc biệt là trên lĩnh vực vật lý học với phát minh của Niu Ton, phương pháp nghiên cứu ở
trong vật lý đã xâm nhập ảnh hưởng rất lớn vào trong triết học. CNDV nói chung và phạm trù
VC nói riêng đã có những bước phát triển mới chứa đựng nhiều yếu tố biện chứng.
- Côbecnich chứng minh mặt trời là trung tâm đã làm đảo lộn truyền thuyết của kinh thánh
và quan điểm của thần học về tg.
- Quan điểm của Fanxitbaycơn: coi tg VC tồn tại kquan, VC là tổng hợp các hạt. Ông coi tự
hiên là tổng hợp của những VC có chất lượng luôn màu, muôn vẻ.
- Quân điểm của Gatxăngdi: Phát triển học thuyết nguyên tử của thời cổ đại cho rằng TG gồm
những nguyên tử có tính tuyệt đối như tính kien cố và tính ko thể thông qua.
Thế kỷ 18 các nhà TH Pháp đã phát triển phạm trù VC lên một tầm cao mới. Đitơro cho rằng vũ
trụ trong con người, trong mọi sự vật chỉ có 1 thực thể duy nhất là VCSự sâm nhập ấy đã chi
phối sự hiểu biết, nhận thức về vật chất, mọi hiện tượng tự nhiên đã được giải thích là được tác
động qua lại giữa lực hút và lực đẩy, giữa các phần tử của vật chất, các phần tử ấy là bất biến.
Sự thay đổi của nó chỉ là mặt vị trí, hình thể trong không gian. Mọi sự phân biệt về chất bị xem
nhẹ và đều được quy giải chỉ sự khác nhau về lượng. Vì vậy, các nhà triết học duy vật thời kỳ
này đã đồng nhất vật chất với khối lượng và coi vận động của vật chất chỉ là vận động cơ học và
nguyên nhân của sự vận động đó là do tác động từ bên ngoài.
Vào thế kỷ 19, trong nền triết học Đức cổ điển là Phoi ơ Bách, ông chứng minh và khẳng định
rằng thế giới này là vật chất và vật chất theo ông là toàn bộ thế giới tự nhiên. Nó không do ai
sáng tạo ra mà nó tồn tại độc lập với ý thức và không phụ thuộc vào bất cứ ý niệm, ý thức nào.
Sự tồn tại của giới tự nhiên năm ngay trong lòng của giới tự nhiên. tuy nhiên Phoi ơ Bách lại
không thấy đuợc mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, mối quan hệ giữa con người với xã hội,
con người với giới tự nhiên. Ông đã không xác định đuợc vật chất trong lĩnh vực xã hội, cung
như hoạt động vật chất của con người là gì. Mặc dù vậy những quan niệm của ông về vật chất đã
có ý nghĩa lịch sử lớn lao trong cuộc đấu tranh CNDT và tôn giáo, trong việc khôi phục những
tư tưởng duy vật thành hệ thống. Và vì vậy, triết học duy vật của ông đã trở thành một trong
nhưng tiền đề, nguồn gốc lý luận của Triết học duy vật Mác xít sau này.
Tóm lại: Các nhà triết học duy vật trước Mác trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa duy tâm
đã hết sức quan tâm giải quyết vấn đề cốt lõi là vật chất. Họ đưa ra những kiến giải khác nhau
về vật chất và qua đó đã có những đóng góp hết sức quan trọng đối với lịch sử phát triển của
triết học duy vật. Tuy nhiên tất cả họ đều mắc phải hạn chế lớn nhất là đã đồng nhất vật chất
với vật thể hoặc một thuộc tính nào đó của vật thể, họ không thấy được sự tồn tại của vật chất
gắn liền với vận động và họ không chỉ ra được biểu hiện của vật chất trong đời sống xã hội và
chỉ đến khi triết học Mác xít xuất hiện thì phạm trù vật chất mới được giải quyết một cách khoa
học.

2. Cuộc cách mạng trong khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX và sự phá
sản của các quan điểm duy vật siêu hình về vật chất.
Năm 1895, Rơnghen phát hiện ra tia X. Năm 1896, Béccơren phát hiện ra hiện tượng phóng xạ
của nguyên tố Urani. Năm 1897, Tômxơn phát hiện ra điện tử. Năm 1901, Kaufman đã chứng
minh được khối lượng của điện tử không phải là bất biến mà thay đổi theo vận tốc vận động của
nguyên tử. Năm 1898-1902, nhà nữ vật lý học người Ba Lan Mari Scôlôđốpsca cùng với chồng
là Pie, nhà hóa học người Pháp, đã khám phá ra chất phóng xạ mạnh là pôlôni và radium. Những
phát hiện vĩ đại đó chứng tỏ rằng, nguyên tử không phải là phần tử nhỏ nhất mà nó có thể bị
phân chia, chuyển hóa. Năm 1905, Thuyết Tương đối hẹp và năm 1916, Thuyết Tương đối tổng
quát của Anhxtanh ra đời đã chứng minh: không gian, thời gian và khối lượng luôn biến đổi
cùng với sự vận động của vật chất. Thế giới vật chất không có và không thể có những vật thể
không có kết cấu, tức là không thể có đơn vị cuối cùng, tuyệt đối đơn giản và bất biến để đặc
trưng chung cho vật chất. Thế giới ấy còn nhiều điều “kỳ lạ” mà con người đã và đang tiếp tục
khám phá, chẳng hạn như: sự chuyển hóa giữa hạt và trường, sóng và hạt, hạt và phản hạt, “hụt
khối lượng”, quan hệ bất định… Điều này đã khẳng định dự đoán thiên tài của V.I.Lênin: “Điện
tử cũng vô cùng vô tận như nguyên tử, tự nhiên là vô tận” là hoàn toàn đúng đắn.
Giờ đây những quan niệm cứng nhắc, bất biến, tách rời, cô lập lẫn nhau về thế giới đã bắt đầu bị
lung lay. Thế là chủ nghĩa duy vật Pháp mất dần ảnh hưởng, thay vào đó là triết học cổ điển
Đức. Song ảnh hưởng của thứ triết học đó đối với vật lý học ở đầu thế kỉ XIX là khá mâu thuẫn,
trong đó nó đem lại kết quả xấu thì nhiều hơn. Hêghen,người đã xây dựng nên hệ thống phép
biện chứng lại cũng chính là người đứngchắn đường không cho các nhà khoa học tự nhiên tiếp
thu phép biện chứng, do đótriết học của Hêghen không những đã không thúc đẩy khoa học phát
triển mà cònkìm hãm nó. Và phải chờ đến Mác và Ăngghen thì phép biện chứng mới phát
huyđược tính tích cực của nó. Dựa vào tất cả những tài liệu mới nhất lúc đó của khoahọc tự
nhiên, Mác và Ăngghen đã xây dựng nên một hình thức triết học mới cótính chất vừa khoa học
vừa cách mạng hơn tất cả các hình thức triết học đã từngtồn tại trong lịch sử, đó là triết học duy
vật biện chứng. Triết học mới này đã từ bỏviệc giải quyết các vấn đề cụ thể của khoa học tự
nhiên; ngay từ khi mới ra đời, nóđã tự xác định đối tượng nghiên cứu của nó là mối quan hệ
giữa nhận thức và tồntại, là những quy luật vận động và phát triển tổng quát của tự nhiên, xã hội
và tưduy; nó cũng xác định đúng mối quan hệ giữa nó với khoa học tự nhiên, trong đócó vật lý
học. Song do một số nguyên nhân khách quan mà từ khi ra đời cho đến cuối thế kỉ XIX, triết học
duy vật biện chứng vẫn chưa được phổ biến sâu rộngtrong đông đảo các nhà khoa học tự nhiên,
hơn nữa trong thời kì này vật lý học cơgiới vẫn còn gặt hái được nhiều thắng lợi nên đây vẫn là
thời kì mà tư duy siêu hình vẫn còn chiếm ưu thế trong vật lý học. Sự ràng buộc của tư tưởng về
một chất liệu cơ bản “đầu tiên” cấu thành toàn bộ thế giới vẫn lớn tới mức hầu như khôngnhà
vật lý học nào thoát khỏi nó. Do chỉ nhìn thấy cây mà chẳng thấy rừng, nên vậtlý học vào cuối
thế kỉ XIX đã tự coi mình là hình thức “hoàn bị” cuối cùng trongtoàn bộ tiến trình phát triển của
vật lý học không những từ trước cho đến lúc đó màcòn cho mãi về sau. Sự ngạo mạn đó đã được
thể hiện đầy đủ trong lời nói của nhàvật lý học lão thành kiêm Huân tước nước Anh là Kenvin.
Ông này cho rằng vật lýhọc cuối thế kỷ XIX không còn cái gì để phát minh nữa mà chỉ còn
nhiệm vụ là tìm cách ứng dụng thật tốt những cái đã phát minh. Chưa hết, một nhà vật lý học
khác là Maikenxơn còn nói thẳng ra rằng khoa học trong tương lai sẽ không tìm ra cái mới, cái
chưa biết mà sẽ chỉ làm cho những cái đã biết ngày thêm chính xác. Tưtưởng siêu hình và máy
móc như vậy đã ngăn cản các nhà vật lý học lúc đó hiểurằng thế giới vật chất ngoài kia là
vô cùng phong phú và đa dạng, rằng vẫn cònnhiều điều mà họ vẫn chưa biết, hoặc chưa có khả
năng vươn tới. Tóm lại, tronghàng ngàn năm phát triển của mình trước khi xảy ra cuộc khủng
hoảng, ngành vậtlý cũng đã trải qua nhiều cuộc “lật đổ” ngoạn mục những lý thuyết cũ của nó.
Conngười đã phải phấn đấu không mệt mỏi trong suốt 20 thế kỉ để đến được với cơ học cổ điển
của Newtơn, dĩ nhiên tham vọng của con người vẫn còn rất lớn nên sẽ không chịu dừng chân ở
đó, con người sẽ tiếp tục cuộc hành trình “hỏi - đáp -khám phá” để ngày càng đạt tới sự nhận
thức đúng đắn hơn về bản chất của thế giới. Trong quá trình đó, vận mệnh của ngành vật lý học
đã luôn gắn chặt vào vậnmệnh của triết học. Xét một cách tổng thể thì mỗi giai đoạn phát triển
của ngành vật lý học đều bị chi phối mạnh mẽ bởi một hình thức triết học tương ứng. V.I.Lênin
khẳng định: “là ở sự đảo lộn của những quy luật cũ và những nguyên lý cơ bản, ở sự thay thế
của chủ nghĩa duy vật bằng chủ nghĩa duy tâm và chủ nghĩa bấtkhả tri”.
Tình hình trên đã làm cho nhiều nhà khoa học tự nhiên trượt từ chủ nghĩa duy vậtmáy móc, siêu
hình sang chủ nghĩa tương đối, rồi rơi vào chủ nghĩa duy tâm. V.ILênin gọi đó là “chủ nghĩa duy
tâm vật lý học” và coi đó là “một bước ngoặt nhấtthời”, là “thời kỳ ốm đau ngắn ngủi”, là
“chứng bệnh của sự trưởng thành”, là “mộtvài sản phẩm chết, một vài thứ cặn bã nào đó phải
vứt vào sọt rác”. Để khắc phụccuộc khủng hoảng này, V.I Lênin cho rằng: “Tinh thần duy vật cơ
bản của vật lýhọc, cũng như của tất cả các khoa học tự nhiên hiện đại, sẽ chiến thắng tất cả
mọithứ khủng hoảng, nhưng với điều kiện tất yếu là chủ nghĩa duy vật biện chứng phảithay thế
chủ nghĩa duy vật siêu hình”.

3. Quan niệm của triết học Mác - Lênin về vật chất


Quan điểm của triết học Mac-Lênin về vật chất:
Lênin cho rằng vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khác quan được đem lại
cho con người trong cảm giác,được cảm giác chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ
thuộc vào cảm giác.
Nội dung quan điểm của triết học Mac-Lênin về vật chất:
+ Trước hết vật chất là cái tồn tại khách quan bên ngoài ý thức của con người và không phụ
thuộc vào ý thức. Đây chính là nội dung quan trọng nhất của quan điểm về vật chất. Không phải
là khi con người ý thức được một cái gì đó thì nó là vật chất mà vật chất là cái đã tồn tại một
cách khách quan, như là trước khi các nhà vật lý tìm ra các tia phóng xạ thì chúng đã tồn tại
rồi,…
+ Thứ hai là con người có thể cảm giác được sự tồn tại khách quan của vật chất. Nếu cáigì đó
mà con người không thể cảm giác được thì nó không phải là vật chất, vật chất nó luôn tồn tại
trước ý thức của con người nhưng con người luôn có thể cảm giác được nó.
+ Thứ ba là ý thức của con người chỉ là sự phản ánh thế giới hiện thực. Những điều kiện vật chất
cụ thể, hoàn cảnh cụ thể mà nó quyết định tới việc hình thành lên ý thức của con người.
Ý nghĩa phương pháp luận của quan điểm đó:
+ Nó đã giải quyết triệt để hai mặt trong một vấn đề cơ bản của triết học theo quan điểm của chủ
nghĩa duy vật biện chứng.
+ Khắc phục hạn chế sai lầm của CNDV trước Mác về phạm trù vật chất: bác bỏ phủnhận quan
điểm của CNDT và tôn giáo về vấn đề này.
+ Nó tạo cơ sở cho các nhà triết học duy vật biện chứng xây dựng quan điểm vật chất trong lĩnh
vực đời sống xã hội.

4. Vận động và các hình thức tồn tại của vận động.
Khái niệm thế nào là vận động?
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng thì Vận động hiểu theo nghĩa chung nhất bao
gồm tất cả mọi sự thay đổi và mọi quá trình diễn ra trong vũ trụ, kể từ sự thayđổi vị trí đơn giản
cho đến tư duy.
Nội dung của khái niệm vận động :
+ Vận động là phương thức tồn tại của vật chất , là thuộc tính cố hữu của vật chất, có nghĩa là
vật chất tồn tại bằng vận động, thông qua vận động để biểu hiện sự tồn tại của
mình. Khi chúng ta nhận thức được sự vận động của vật chất là lúc chúng ta biết được bản chất
của ý thức.
+ Vận động không do ai sáng tạo ra và cũng không mất đi mà nó tồn tại vĩnh viễn. Điềunày có
được là do vật chất là vô tận, vô hạn, không sinh ra không mất đi và vận động là một thuộc tính
không thể tách rời vật chất. Nó được thể hiện bằnh định luật bảo toàn vàchuyển hoá năng lượng
năng lượng trong vật lý.
+ Nguồn gốc của Vận động là do bản than sự vật hiện tượng quy định hay tự thân vậnđộng. Sự
tự thân vận động đó được tạo nên bởi sự tác động qua lại lẫn nhau giữa cácnhân tố nội tại của
bản thân vật chất.
Một số hình thức vận động:
+ Vận động cơ học: là sự di chuyển vị trí các vật thể trong không gian
+ Vận động vật lý: là vận động của các phân tử, các hạt cơ bản, vận động điện tử,...
+ Vận động hoá học: là vận động của các nguyên tử, các quá trình hoà hợp và phân giảicác chất.
+ Vận động sinh học: là quá trình trao đổi chất của cơ thể sống với con người.
+ Vận động xã hội: là sự thay đổi, thay thếcác quá trình xã hội của các hình thái kinh tếxã hội.
Giữa các hình thái vận động có trình độ cao thấp khác nhau, chúng ta không thể manghình thức
vận động cao để giải thích cho hình thức vận động thấp hơn. Các hình thức vận động cao xuất
hiện trên cơ sở của hình thức vận động thấp, bao hàm trong nó tất cả cáchình thức vận động thấp
hơn. Mỗi sự vật luôn luôn có nhiều hình thức vận động khác nhau nhưng nó chỉ được đặc trưng
bởi một hình thức vận động cơ bản mà thôi.

5. Tính thống nhất vật chất của thế giới


Chủ nghĩa duy vật biện chứng khẳng định bản chất của thế giới là vật chất, thế giới thống nhất ở
tính vật chất. Theo quan điểm đó:
- Chỉ có một thế giới duy nhất là thế giới vật chất; thế giới vật chất là cái có trước, tồn tại khách
quan, độc lập với ý thức con người.
- Thế giới vật chất tồn tại vĩnh viễn, vô tận, vô hạn, không sinh ra, không mất đi.
- Mọi tồn tại của thế giới vật chất đều có mối liên hệ thống nhất với nhau, biểu hiện ở chỗ chúng
đều là những dạng cụ thể của vật chất, là những kết cấu vật chất, có nguồn gốc vật chất, do vật
chất sinh ra và cùng chịu sự chi phối của những qui luật khách quan, phổ biến của thế giới vật
chất. Trong thế giới vật chất không có gì khác ngoài những quá trình vật chất đang biến đổi và
chuyển hóa lẫn nhau, là nguồn gốc, nguyên nhân và kết quả của nhau.
Bản chất vật chất và tính thống nhất vật chất của thế giới là kết luận được rút ra từ việc khái quát
những thành tựu của khoa học, được khoa học và cuộc sống hiện thực của con người kiểm
nghiệm. Nó không chỉ định hướng cho con người giải thích về tính đa dạng của thế giới mà còn
định hướng cho con người tiếp tục nhận thức về tính đa dạng ấy để thực hiện quá trình cải tạo
hợp qui luật.

6. Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức


Khái niệm của ý thức: Ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con
người một cách năng động, sáng tạo.
Nguồn gốc của ý thức: được chia làm 2 loại đó là nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội.
- Nguồn gốc tự nhiên: Ý thức là kết quả của quá trình tiến hoá của thuộc tính phản ánh ở mọi
dạng vật chất. Phản ánh là thuộc tính phổ biến của mọi vật chất. Phản ánh là sự tái tạo những
đặc điểmcủa của một hệ thống vật chất này ở hệ thống vật chất khác trong quá trình tác động
qualại giữa chúng.Kết quả của sự phản ánh phụ thuộc vào cả hai vật(vật tác động và vật nhận tác
động). Trong quá trình ấy vật nhận tác động bao giờ cũng mang thông tin của vật tác động.
Trong quá trình tiến hoá của thế giới vật chất, các vật thể càng ở bậc thang cao bao nhiêu thì
hình thức phản ánh của nó càng phức tạp bấy nhiêu. Hình thức phản ánh đơn giản nhất, đặc
trưng cho giới vô sinh là những phản ánh vật lý, hoá học, nó là những hình thức phản ánh có
tính chất thủ động, chưa có định hướng sự lựa chọn. Hình thức phản3 ánh sinh học phản ánh đặc
trưng cho giới tự nhiên sống là bước phát triển mới về chất trong sự tiến hóa của các hình thức
phản ánh. Phản ứng sinh học thể hiện ở nhiều cấp độkhác nhau như: tính kích thích, tính cảm
ứng, tính tâm lý. Nhưng những mức độ đó chưaphải là ý thức mà nó chỉ là sự phả ánh có tính
chất bản năng do nhu cầu trực tiếp sinh lýcơ thể và do quy luật sinh học chi phối. Ý thức là hình
thức cao nhất của sự phản ánh thếgiới hiện thực , ý thức là hình thức phản ánh chỉ có ở con
người.Như chúng ta biết ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan vào trong bộ óc của
conngười. Bộ óc người là cơ quan phản ánh, song chỉ có bộ óc thôi thì chưa có ý thức.Không có
sự tác động của thế giới bên ngoài lên các giác quan và qua đó đến bộ óc thìhoạt động ý thức
không thể xảy ra. Như vậy bộ óc người cùng với thế giới bên ngoài tácđộng lên bộ óc đó là
nguồn gốc tự nhiên của ý thức
- Nguồn gốc xã hội: Để cho ý thức ra đời những tiền đề nguồn gốc tự nhiên là rất quan trọng
không thể thiếuđược nhưng lại chưa đủ. Điều kiện quyết định cho sự ra đời của ý thức là những
tiền đềnguồn gốc xã hội. Ý thức ra đời cùng với quá trình hình thành bộ óc con người nhờ
laođộng, ngôn ngữ và những quan hệ xã hội.Lao động là quá trình con người tác động vào giới
tự nhiên nhằm tạo ra những sản phẩmphục vụ cho nhu cầu của mình, trong đó con người đóng
vai trò môi giới, điều tiết vàgiám sát trong sự trao đổi vật chất giữa người và tự nhiên. Lao động
là hoạt động đặc thù của con người, lao động luôn mang tính tập thể xã hội.
Lao động có vai trò :
+ Lao động đã sáng tạo ra bản thân con người nhờ có con ngườimà con người có thểtách ra khỏi
thế giới động vật.
+ Lao động làm hoàn thiện cơ thể con người đặc biệt là bộ óc và các giác quan. + thế giới khách
quan bộc lộ những thuộc tính, những kết cấu, những quy luật vận độngcủa mình trong quá trình
lao động.
+ Trong lao động đòi hỏi xuất hiện ngôn ngữ.Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất mang nội
dung ý thức . không có ngôn ngữ thì ýthức không thể tồn tại và thể hiện được. Vai trò của ngôn
ngữ:
+ Ngôn ngữ vừa là phương tiện giao tiếp trong xã hội, trao đổi kinh nghiệm, trao đổi trithức từ
thế hệ này sang thế hệ khác.
+ Nhờ ngôn ngữ mà con người tổng kết được thực tiễn ,đồng thời là công cụ của tư duynhằm
khái quát hoá, trừu tượng hoá hiện thực.
Vậy nguồn gốc trực tiếp quan trọng nhất quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lao
động là thực tiễn xã hội.
Bản chất của ý thức:
Như chúng ta biết ý thức là sự phản ánh hiện thực khách quan vào trong bộ óc của con người
một cách năng động, sáng tạo. Để hiểu được bản chất của ý thức cần chú ý những nội dung sau:
+ Ý thức cũng là hiện thực nghĩa là cũng tồn tại, nhưng giũa vật chất và ý thức có sự khác nhau
mang tính đối lập. ý thức là sự phản ánh,cái phản ánh còn vật chất là cái được phản ánh. Ý thức
không có tính vật chất.
+ Ý thức là hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, nó không phải là hình ảnh vật lý hay
hình ảnh tâm lý động vật về sự vật vì ý thức con người mang tính năng động, sáng tạo lại hiện
thực theo nhu cầu thực tiễn xã hội.
+ Phản ánh ý thức là phản ánh sang tạo.
+ Quá trình ý thức thống nhất thể hiện ở: Trao đổi thông tin mang tính chất hai chiều, có định
hướng, chọn lọc, giữa chủ thể và đối tượng phản ánh. Mô hình hoá đối tượng trong tư duy dưới
dạng hình ảnh tinh thần. Chuyển mô hình từ tư duy ra hiện thực khác quan
+ Ý thức là một hiện tượng xã hội, mang bản chất xã hội.

7. Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến.


a) Khái niệm mối liên hệ, mối liên hệ phổ biến
Trong phép biện chứng, khái niệm mối liên hệ dùng để chỉ sự quy định, sự tác động và chuyển
hóa lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng, hay giữa các mặt, các yếu tố của mỗi sự vật, hiện
tượng trong thế giới; còn khái niệm mối liên hệ phổ biến dùng để chỉ tính phổ biến của các mối
liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới, đồng thời cũng dùng để chỉ các mối liên hệ tồn
tại ở nhiều sự vật, hiện tượng của thế giới, trong đó những mối liên hệ phổ biến nhất là những
mối liên hệ tồn tại ở mọi sự vật, hiện tượng của thế giới, nó thuộc đối tượng nghiên cứu của
phép biện chứng. Đó là các mối liên hệ giữa các mặt đối lập, lượng và chất, khẳng định và phủ
định, cái chung và cái riêng, bản chất và hiện tượng, v.v.. Như vậy, giữa các sự vật, hiện tượng
của thế giới vừa tồn tại những mối liên hệ đặc thù, vừa tồn tại những mối liên hệ phổ biến ở
những phạm vi nhất định. Đồng thời, cũng tồn tại những mối liên hệ phổ biến nhất, trong đó
những mối liên hệ đặc thù là sự thể hiện những mối liên hệ phổ biến trong những điều kiện nhất
định. Toàn bộ những mối liên hệ đặc thù và phổ biến đó tạo nên tính thống nhất trong tính đa
dạng và ngược lại, tính đa dạng trong tính thống nhất của các mối liên hệ trong giới tự hiên, xã
hội và tư duy.
b) Tính chất của các mối liên hệ
Tính khách quan, tính phổ biến và tính đa dạng, phong phú là những tính chất cơ bản của các
mối liên hệ.
- Tính khách quan của các mối liên hệ
Theo quan điểm biện chứng duy vật, các mối liên hệ của các sự vật, hiện tượng của thế giới là
có tính khách quan. Theo quan điểm đó, sự quy định, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau của
các sự vật, hiện tượng (hoặc trong bản thân chúng) là cái vốn có của nó, tồn tại độc lập không
phụ thuộc vào ý chí của con người; con người chỉ có thể nhận thức và vận dụng các mối liên hệ
đó trong hoạt động thực tiễn của mình.
- Tính phổ biến của các mối liên hệ
Theo quan điểm biện chứng thì không có bất cứ sự vật, hiện tượng hay quá trình nào tồn tại
tuyệt đối biệt lập với các sự vật, hiện tượng hay quá trình khác. Đồng thời, cũng không có bất cứ
sự vật, hiện tượng nào không phải là một cấu trúc hệ thống, bao gồm những yếu tố cấu thành với
những mối liên hệ bên trong của nó, tức là bất cứ một tồn tại nào cũng là một hệ thống, hơn nữa
là hệ thống mở, tồn tại trong mối liên hệ với hệ thống khác, tương tác và làm biến đổi lẫn nhau.
- Tính đa dạng, phong phú của mối liên hệ
Quan điểm biện chứng của chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ khẳng định tính khách quan, tính
phổ biến của các mối liên hệ mà còn nhấn mạnh tính phong phú, đa dạng của các mối liên hệ.
Tính đa dạng, phong phú của các mối liên hệ được thể hiện ở chỗ: các sự vật, hiện tượng hay
quá trình khác nhau đều có những mối liên hệ cụ thể khác nhau, giữ vị trí, vai trò khác nhau đối
với sự tồn tại và phát triển của nó; mặt khác, cùng một mối liên hệ nhất định của sự vật, hiện
tượng nhưng trong những điều kiện cụ thể khác nhau, ở những giai đoạn khác nhau trong quá
trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng thì cũng có những tính chất và vai trò khác
nhau. Như vậy, không thể đồng nhất tính chất và vị trí, vai trò cụ thể của các mối liên hệ khác
nhau đối với mỗi sự vật, hiện tượng nhất định, trong những điều kiện xác định. Đó là các mối
liên hệ bên trong và bên ngoài, mối liên hệ bản chất và hiện tượng, mối liên hệ chủ yếu và thứ
yếu, mối liên hệ trực tiếp và gián tiếp, v.v. của mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới.
Quan điểm về tính phong phú, đa dạng của các mối liên hệ còn bao hàm quan niệm về sự thể
hiện phong phú, đa dạng của các mối liên hệ phổ biến ở các mối liên hệ đặc thù trong mỗi sự
vật, mỗi hiện tượng, mỗi quá trình cụ thể, trong những điều kiện không gian và thời gian cụ thể.
c) Ý nghĩa phương pháp luận
- Từ tính khách quan và phổ biển của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhận thức và
thực tiễn cần phải có quan điểm toàn diện.
Quan điểm toàn diện đòi hỏi trong nhận thức và xử lý các tình huống thực tiễn cần phải xem xét
sự vật, hiện tượng trong mối quan hệ biện chứng qua lại giữa các bộ phận, giữa các yếu tố, giữa
các mặt của chính sự vật, hiện tượng và trong sự tác động qua lại giữa sự vật, hiện tượng đó với
các sự vật, hiện tượng khác. Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật, hiện tượng
và xử lý có hiệu quả các vấn đề của đời sống thực tiễn. Như vậy, quan điểm toàn diện đối lập
với quan điểm phiến diện, siêu hình trong nhận thức và thực tiễn.
V.I.Lênin cho rằng: "Muốn thực sự hiểu được sự vật, cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất
cả các mặt, tất cả các mối liên hệ và "quan hệ gián tiếp" của sự vật đó"1. - Từ tính chất đa dạng,
phong phú của các mối liên hệ đã cho thấy trong hoạt động nhận thức và thực tiễn, khi thực hiện
quan điểm toàn diện thì đồng thời cũng cần phải kết hợp với quan điểm lịch sử - cụ thể.
Quan điểm lịch sử - cụ thể yêu cầu trong việc nhận thức và xử lý các tình huống trong hoạt động
thực tiễn cần phải xét đến những tính chất đặc thù của đối tượng nhận thức và tình huống phải
giải quyết khác nhau trong thực tiễn. Phải xác định rõ vị trí, vai trò khác nhau của mỗi mối liên
hệ cụ thể trong những tình huống cụ thể để từ đó có được những giải pháp đúng đắn và có hiệu
quả trong việc xử lý các vấn đề thực tiễn. Như vậy, trong nhận thức và thực tiễn không những
cần phải tránh và khắc phục quan điểm phiến diện, siêu hình mà còn phải tránh và khắc phục
quan điểm chiết trung, ngụy biện.
8. Nguyên lý về sự phát triển.
a. Tính chất của phương pháp luận
Theo quan điểm duy vật biện chứng, phát triển có 4 tính chất cơ bản: tính khách quan, tính phổ
biến và tính đa dạng, phong phú.
– Tính khách quan của sự phát triển được biểu hiện trong nguồn gốc của sự vận động và phát
triển. Đó là quá trình bắt nguồn từ bản thân của sự vật, hiện tượng là quá trình giải quyết mâu
thuẫn của sự vật, hiên tượng đó. Tính chất này là thuộc tính tất yếu không phụ thuộc vào ý thức
con người.
Ví dụ: Hạt lúa, hạt đầu khi có nước, đất, chất dinh dưỡng, ánh sáng dù không có con người
nhưng nó vẫn phát triển.
– Tính phổ biến của sự phát triển được thể hiện ở các quá trình phát triển diễn ra trong một lĩnh
vực tự nhiên, xã hội và tư duy; trong tất cả mọi sự vật và hiện tượng trong quá trình, mọi giai
đoạn của sự vật hiện tượng đó. Trong mỗi quá trình biến đổi đã có thể bao hàm khả năng dẫn
đến sự ra đời phù hợp với quy luật khách quan.
+ Trong tự nhiên : Tăng cường khả năng thích nghi cơ thể trước sự biến đổi của môi trường
Ví dụ: Người ở Miền Nam ra công tác làm việc ở Bắc thời gian đầu với khí hậu thay đổi họ sẽ
khó chịu nhưng dần họ quen và thích nghi.
+ Trong xã hội: Nâng cao năng lực chinh phục tự nhiên, cải tạo xã hội, tiến tới mức độ ngày
càng cao trong sự nghiệp giải phóng con người.
Ví dụ: Mức sống của dân cư xã hội sau lúc nào cũng cao hơn so với xã hội trước.
+ Trong tư duy : Khả năng nhận thức ngày càng sâu sắc, đầy đủ, đúng đắn hơn với tự nhiên và
xã hội.
Ví dụ: Trình độ hiểu biết của con người ngày càng cao so với trước đây.
– Tính đa dạng, phong phú của sự phát triển được thể hiện ở chỗ: phát triển là khuynh hướng
phát triển của sự vật hiện tượng song mỗi sự vật hiện tượng lại có quá trình phát triển không
giống nhau, tồn tại ở những thời gian, không gian khác nhau, chịu những ảnh hưởng khác nhau
và sự tác động đó có thể làm thay đổi chiều hướng quá trình phát triển của sự vật, đôi khi có thể
làm sự vật, hiện tượng thụt lùi tạm thời.
Đồng thời trong quá trình phát triển của mình, sự vật còn chịu sự tác động của các sự vật, hiện
tượng khác, của rất nhiều yếu tố, điều kiện. Sự tác động đó có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự
phát triển của sự vật, đôi khi có thể làm thay đổi chiều hướng phát triển của sự vật, thậm chí làm
cho sự vật thụt lùi.
Chẳng hạn, nói chung, ngày nay trẻ em phát triển nhanh hơn cả về thể chất lẫn trí tuệ so với trẻ
em ở các thế hệ trước do chúng được thừa hưởng những thành quả, những điều kiện thuận lợi
mà xã hội mang lại. Trong thời đại hiện nay, thời gian công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước
của các quốc gia chậm phát triển và kém phát triển sẽ ngắn hơn nhiều so với các quốc gia đã
thực hiện chúng do đã thừa hưởng kinh nghiệm và sự hỗ trợ của các quốc gia đi trước. Song vấn
đề còn ở chỗ, sự vận dụng kinh nghiệm và tận dụng sự hỗ trợ đó như thế nào lại phụ thuộc rất
lớn vào những nhà lãnh đạo và nhân dân của các nước chậm phát triển và kém phát triển.
Để khái quát nên tính chất biến hóa của sự vật, hiện tượng, Ăng-ghen đã viết rằng:” Tư duy của
nhà siêu hình chỉ dựa trên những phản đề tuyệt đối không thể dung nhau được, họ nói có là có,
không là không. Đối với họ, một sự vật hoặc tồn tại hoặc không tồn tại, một hiện tượng không
thể vừa là chính nó lại là vừa cái khác, cái khẳng định và cái phủ định tuyệt đối bài trừ nhau….
Ngược lại tư duy biện chứng là một tư duy mềm dẻo linh hoạt, không còn biết đến những đường
ranh giới tuyệt đối nghiêm ngặt, đến những cái “hoặc là”…. “hoặc là”… “vô điều kiện” nữa
(kiểu như: “hoặc là có, hoặc là không”, hoặc tồn tại, hoặc không tồn tại”). Tư duy biện chứng
thừa nhận trong những trường hợp cần thiết bên cạnh cái “hoặc là”… hoặc là” còn có cả cái
“vừa là…. Vừa là” nữa. Chẳng hạn, theo quan điểm biện chứng, một vật hữu hình trong mỗi lúc
vừa là nó, vừa không phải là nó, một cái tên đang bay trong mỗi lúc vừa ở vị trí A lại vừa không
ở vị trí A, cái khẳng định và cái phủ định vừa loại trừ nhau vừa không thể lìa nhau được
Theo Lênin: Muốn thực sự hiểu được sự vật cần phải nhìn bao quát và nghiên cứu tất cả các
mặt, các mối liên hệ và “quan hệ gián tiếp” của sự vật đó và ông cũng cho rằng: Phép biện
chứng đòi hỏi người ta phải chú ý đên tất cả các mặt của mối quan hệ trong sự phát triển cụ thể
của những mối quan hệ đó.
b. Ý nghĩa phương pháp luận.
Nguyên lý về sự phát triển là cơ sở lý luận khoa học để định hướng việc nhận thức thế giới và
cải tạo thế giới. Theo nguyên lý này, trong mọi nhận thức và thực tiễn cần phải có quan điểm
phát triển. Theo V.I.Lênin, “… Lôgích biện chứng đòi hỏi phải xét sự vật trong sự phát triển,
trong “sự tự vận động”…, trong sự biển đổi của nó”. Quan điểm phát triển đòi hỏi phải khắc
phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến, đối lập với sự phát triển.
– Nguyên lý về sự phát triển chính là cơ sở lý luận khoa học để có thể định hướng được việc
nhận thức thế giới và cải tạo thế giới.
Theo như nguyên lý này thì trong mọi nhận thức và trong thực tiễn cần phải có quan điểm về sự
phát triển. Để có thể phát triển được thì cần phải khắc phục được những tư tưởng bảo thủ, trì trệ,
lạc hậu, định kiến, đối lập với sự phát triển.
– Nguyên lý về sự phát triển cho thấy trong hoạt động nhận thức và trong hoạt động thực tiễn
của con người cần phải tôn trong quan điểm phát triển phát triển. Quan điểm này đòi hỏi khi
nhận thức cũng như khi giải quyết một vấn đề nào đó thì con người cần phải đặt chúng ở trạng
thái động và nằm trong khuynh hướng chung của sự phát triển.
– Để nhận thức và giải quyết được bất cứ những vấn đề gì trong thực tiễn thì một mặt cần phải
đặt sự vật theo khuynh hướng đi lên của nó. Phải nhận thức được tính quanh co, phức tạp trong
quá trình phát triển (tức là phải có quan điểm lịch sự cụ thể trong nhận thức và giải quyết các
vấn đề của thực tiễn, phù hợp với tính chất phong phú, đa dạng phức tạp của nó).
– Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận, là quan điểm toàn diện, quan điểm phát
triển góp phần định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức cũng như hoạt động thực tiễn cải tạo
chính bản thân của con người.
– Xem xét sự vật theo quan điểm phát triển còn phải biết phân chia thành các quá trình phát triển
của sự vật thành những giai đoạn. Trên cơ sở này tìm ra phương pháp nhận thức và những cách
tác động phù hợp nhằm thúc đẩy sự vật tiến triển nhanh hơn hoặc là kìm hãm sự phát triển của
nó tùy thuộc vào sự phát triển đó có lợi hay là có hại đối với đời sống của con người.
– Vận dụng quan điểm về sự phát triển vào hoạt động thực tiễn nhằm mục đích thúc đẩy các sự
vật phát triển theo đúng như quy luật vốn có của nó đòi hỏi chúng ta cần phải tìm ra được những
mâu thuẫn của sự vật qua hoạt động thực tiễn từ đó giải quyết được mâu thuẫn và tìm ra được sự
phát triển. Phải khắc phục từ tư tưởng bảo thủ, định kiến, trì trệ,.. Phải đặt sự vật, hiện tượng
theo khuynh hướng đi lên.
Quan điểm phát triển góp phần khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì trệ, định kiến trong hoạt động
nhận thức và hoạt động thực tiễn. Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận, quan
điểm toàn diện, quan điểm lịch sử – cụ thể, quan điểm phát triển góp phần định hướng, chỉ đạo
hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực, cải tạo chính bản thân con người.
Song để thực hiện được chúng, mỗi người cần nắm chắc cơ sở lý luận của chúng nguyên lý về
mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển, biết vận dụng chúng một cách sáng tạo trong
hoạt động của mình.
Từ đó có thể rút ra được những bài học về sự phát triển như sau:
– Thứ nhất, cần tích cực, chủ động nghiên cứu tìm ra được những mâu thuẫn trong mỗi sự vật,
sự việc, hiện tượng để từ đó xác định được định hướng phát triển và những biện pháp giải quyết
phù hợp.
– Thứ hai, khi xem xét các sự vật, hiện tượng thì cần đặt sự vật hiện tượng đó trong sự vận động
và phát triển. Bởi sự vật không chỉ như là cái mà nó đang có, đang hiện hữu trước mắt mà còn
cần phải nắm được và hiểu rõ được khuynh hướng phát triển, khả năng chuyển hóa của nó.
– Thứ ba, cần phải có sự nhìn nhận, đánh giá khách quan đối với sự vật hiện tượng, không được
dao động trước những quanh co, những phức tạp của sự phát triển ở trong thực tiễn.
– Kế thừa những thuộc tính, những bộ phận còn hợp lý của cái cũ nhưng đồng thời cũng phải
kiên quyết loại quả những cái đã quá lạc hậu cản tở và gây ảnh hưởng đến sự phát triển. Vì trong
phát triển có sự kế thừa do đó cần phải chủ động phát hiện, cổ vũ những cái mới, cái phù hợp từ
đó có thể tìm cách thúc đẩy để phát triển cái mới, để cái mới chiếm đóng vai trò chủ đạo.

9. Nội dung và yêu cầu của quy luật lượng chất


Nội dung quy luật lượng chất
Mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại ở một thể thống nhất bao gồm phần chất và phần lượng. Trong đó
phần chất là phần tương đối ổn định còn phần lượng là phần thường xuyên có sự biến đổi. Sự
biến đổi này của lượng sẽ tạo nên sự mâu thuẫn giữa lượng và chất.
Trong một điều kiện nhất định đáp ứng được sự biến đổi về lượng, một sự vật, hiện tượng sẽ có
sự biến đổi về lượng, đến một mức độ nhất định, nó sẽ phá vỡ chất cũ. Lúc này mâu thuẫn giữa
lượng và chất được giải quyết, chất mới được hình thành với một lượng mới. Tuy nhiên bản chất
của lượng là vận động nên nó sẽ không đứng yên mà sẽ tiếp tục vận động đến một thời điểm nào
đó nó sẽ làm phá vỡ chất hiện tại.
Quá trình vận động giữa hai mặt lượng và chất tác động với nhau qua hai mặt: Chúng tạo nên sự
vận động liên tục và không dừng lại. Lượng sẽ biến đổi dần dần và tạo nên chất mới, hay nói
cách khác, lượng biến đổi dần dần và tạo nên bước nhảy vọt. Sau đó chúng tiếp tục biến đổi dần
và tạo nên bước nhảy vọt tiếp theo.
Nói một cách ngắn gọn thì nội dung quy luật lượng chất là bất cứ một sự vật, hiện tượng nào
cũng đều vận động và phát triển.
Biến đổi về lượng đến một mức nhất định sẽ dẫn đến biến đổi về chất, sản sinh chất mới. Rồi
trên nền tảng của chất mới lại bắt đầu biến đổi về lượng. Biến đổi về lượng là nền tảng và chuẩn
bị tất yếu của biến đổi về chất. Biến đổi về chất là kết quả tất yếu của biến đổi về lượng. Quy
luật biến đổi về chất và lượng cho thấy trạng thái và quá trình phát triển của sự vật.
Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật lượng chất
Ý nghĩa trong nhận thức
+ Nhờ có phương pháp luận lượng chất mà chung ta hiểu rằng bất cứ sự vật, hiện tượng nào
cũng đều vận động và phát triển.
+ Sự vật, hiện tượng nào cũng đều tồn tại hai mặt: Lượng và Chất. Do đó khi nhận thức, chúng
ta cần nhận thức về cả hai mặt lượng và chất để có có cái nhìn phong phú hơn về những sự vật,
hiện tượng tồn tại xung quanh chúng ta.
+ Cần phải làm rõ quy luật phát triển của sự vật, hiện tượng bằng cách xác định giới hạn độ,
điểm nút, bước nhảy.
Ý nghĩa trong thực tiễn
+ Muốn có sự biến đổi về chất thì cần kiên trì để biến đổi về lượng (bao gồm độ và điểm nút);
+ Cần tránh hai khuynh hướng sau:
Thứ nhất, nôn nóng tả khuynh: Đây là việc mà một cá nhân không kiên trì và nỗ lực để có sự
thay đổi về lượng nhưng lại muốn có sự thay đổi về chất;
Thứ hai, bảo thủ hữu khuynh: Lượng đã được tích lũy đến mức điểm nút nhưng không muốn
thực hiện bước nhảy để có sự thay đổi về chất.
+ Nếu không muốn có sự thay đổi về chất thì cần biết cách kiểm soát lượng trong giới hạn độ.
+ Bước nhảy là một giai đoạn hết sức đa dạng nên việc thực hiện bước nhảy phải được thực hiện
một cách cẩn thận.
Chỉ thực hiện bước nhảy khi đã tích lũy lượng đến giới hạn điểm nút và thực hiện bước nhảy
một cách phù hợp với từng thời điểm, điều kiện và hoàn cảnh cụ thể để tránh được những hậu
quả không đáng có như không đạt được sự thay đổi về chất, dẫn đến việc phải thực hiện sự thay
đổi về lượng lại từ đầu.
Nói chung, từ quy luật lượng chất, ta hiểu được mọi sự vật đều vận động và phát triển nhưng cần
thời gian và sự tác động từ bên ngoài, từ đó chúng ta biết cách để bố trí thời gian và nỗ lực hợp
lý cho bất cứ một kế hoạch nào đó đã được bản thân đặt mục tiêu.

10. Nội dung và yêu cầu của quy luật mâu thuẫn
Nội dung của quy luật mâu thuẫn:
Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh
hướng biến đổi trái ngược nhau tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Sự
tồn tại các mặt đối lập là khách quan và là phổ biến trong thế giới. Theo triết học duy vật biện
chứng của Engels thì tất cả các sự vật, hiện tượng trên thế giới đều chứa đựng những mặt trái
ngược nhau. Ví dụ như: Trong nguyên tử có điện tử và hạt nhân hay trong sinh vật thì có sự
đồng hoá và dị hoá, trong kinh tế thị trường có cung và cầu, hàng và tiền. Những mặt trái ngược
nhau đó trong phép biện chứng duy vật gọi là mặt đối lập.
Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau theo hướng trái ngược nhau,
xung đột lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng. Theo triết học duy vật biện chứng của
Engels thì mâu thuẫn biện chứng tồn tại một cách khách quan và phổ biến trong tự nhiên, xã hội
và tư duy. Mâu thuẫn biện chứng trong tư duy là phản ánh mâu thuẫn trong hiện thực và là
nguồn gốc phát triển của nhận thức. Mâu thuẫn biện chứng không phải là ngẫu nhiên, chủ quan,
cũng không phải là mâu thuẫn trong lôgic hình thức. Mâu thuẫn trong lôgic hình thức là sai lầm
trong tư duy.
Tính chất quy luật mâu thuẫn
Mâu thuẫn là sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau của các mặt đối lập bên trong một sự vật, một
hiện tượng. Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến. Mâu thuẫn có tính chất khách
quan vì nó là cái vốn có trong sự vật, hiện tượng, là bản chất chung của mọi sự vật, hiện tượng.
Mâu thuẫn có tính phổ biến vì nó tồn tại trong tất cả mọi sự vật hiện tượng, mọi giai đoạn, mọi
quá trình, tồn tại trong cả tự nhiên, xã hội và tư duy.
Vì mâu thuẫn là hiện tượng khách quan, phổ biến nên mâu thuẫn rất đa dạng và phức tạp. Trong
các sự vật, hiện tượng khác nhau thì tồn tại những mâu thuẫn khác nhau, trong bản thân mỗi sự
vật, hiện tượng cũng chứa đựng nhiều mâu thuẫn khác nhau, trong mỗi giai đoạn, mỗi quá trình
cũng có nhiều mâu thuẫn khác nhau. Mỗi mâu thuẫn có vị trí, vai trò và đặc điểm khác nhau đối
với sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng.

11. Nội dung và yêu cầu của quy luật phủ định của phủ định.
Nội dung của quy luật quy luật phủ định của phủ định
– Quy luật phủ định của phủ định thể hiện sự phát triển của sự vật là do mâu thuẫn bên trong của
sự vật, hiện tượng quy định. Mỗi lần phủ định là kết quả của sự đấu tranh và chuyển hoá giữa
những mặt đối lập trong một sự vật, hiện tượng. Phủ định lần thứ nhất làm cho sự vật, hiện
tượng cũ chuyển thành sự vật, hiện tượng đối lập với nó. Phủ định lần thứ hai dẫn đến sự ra đời
của sự vật, hiện tượng mới mang nhiều nội dung tích cực của sự vật, hiện tượng bị phủ định,
nhưng cũng mang nhiều nội dung đối lập với sự vật, hiện tượng đó. Kết quả là, về hình thức, sự
vật, hiện tượng mới (ra đời do kết quả của sự phủ định lần thứ hai) sẽ lại trở thành sự vật, hiện
tượng xuất phát (chưa bị phủ định lần nào); nhưng về nội dung, không phải trở lại sự vật, hiện
tượng xuất phát nguyên như cũ, mà chỉ là dường như lặp lại sự vật, hiện tượng cũ nhưng trên cơ
sở cao hơn.
– Phủ định biện chứng chỉ là một giai đoạn trong quá trình phát triển bởi chỉ thông qua phủ định
của phủ định mới dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, và như vậy, phủ định của phủ
định mới hoàn thành được một chu kỳ phát triển, đồng thời lại là điểm xuất phát của chu kỳ phát
triển tiếp theo.
– Số lượng các lần phủ định trong một chu kỳ tuỳ theo tính chất của quá trình phát triển cụ thể;
nhưng ít nhất cũng phải qua hai lần mới dẫn đến sự ra đời của sự vật, hiện tượng mới, mới hoàn
thành được một chu kỳ phát triển. Sau một số lần phủ định, sự vật, hiện tượng phát triển theo
đường xoáy ốc. Thực chất của sự phát triển đó là sự biến đổi, mà giai đoạn sau còn bảo tồn
những gì tích cực đã được tạo ra ở giai đoạn trước. Đó là nội dung cơ bản của phủ định biện
chứng. Với đặc điểm như vậy, phủ định biện chứng không chỉ là yếu tố khắc phục sự vật, hiện
tượng cũ, mà còn gắn sự vật, hiện tượng cũ với sự vật, hiện tượng mới; sự vật, hiện tượng khẳng
định với sự vật, hiện tượng phủ định. Vì vậy, phủ định biện chứng là vòng khâu tất yếu của sự
liên hệ và sự phát triển.
Kết luận: Quy luật phủ định của phủ định khái quát tính chất tiến lên của sự phát triển. Phủ
định biện chứng là sự thống nhất của yếu tố bị loại bỏ với yếu tố được kế thừa và phát triển.
Mỗi lần phủ định biện chứng được thực hiện xong sẽ mang lại những yếu tố tích cực mới. Do
vậy, sự phát triển thông qua những lần phủ định biện chứng sẽ tạo ra xu hướng phát triển không
ngừng của sự vật, hiện tượng.
Yêu cầu của quy luật phủ định của phủ định
Trong hoạt động lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn phải nhận thức đúng cái mới, cái
mới nhất định sẽ chiến thắng cái cũ, cái tiến bộ nhất định chiến thắng cái lạc hậu.
Phải biết phát hiện cái mới, quý trọng cái mới, tin tưởng vào tương lai phát triển của cái mới, dù
cho quá trình đó diễn ra đầy quanh co, phức tạp.
Cái mới ra đời phủ định cái cũ, nhưng chỉ phủ định cái lạc hậu, đồng thời kế thừa những giá trị,
tinh hoa của cái cũ. Do đó, phải chống thái độ hư vô chủ nghĩa, phủ định sạch trơn quá khứ,
nhưng cũng phải khắc phục thái độ bảo thủ, bám giữ cái lỗi thời cản trở sự phát triển của lịch sử.

12. Mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng.


Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, “cái riêng”, “cái chung” và “cái đơn nhất”
có mối quan hệ qua lại như sau:
1. “Cái chung” chỉ tồn tại trong “cái riêng”, thông qua “cái riêng”.
“Cái chung” không tồn tại biệt lập, tách rời “cái riêng” mà chỉ tồn tại trong “cái riêng”.
Ví dụ: Cùi dày, nhiều múi, rất nhiều tép là cái chung giữa các quả bưởi. Rõ ràng, cùi, múi, tép ở
đây (cái chung) chỉ và phải tồn tại trong một quả bưởi nhất định (cái riêng).
2. “Cái riêng” chỉ tồn tại trong mối liên hệ đưa đến “cái chung”.
– Điều này có nghĩa “cái riêng” tồn tại độc lập, nhưng sự độc lập này không có nghĩa là cô
lập với những cái khác. Thông qua hàng ngàn mối liên hệ, hàng ngàn sự chuyển hóa, “cái
riêng” của loại này có liên hệ với những “cái riêng” của loại khác.
– Bất cứ “cái riêng” nào cũng tồn tại trong một môi trường, hoàn cảnh nhất định, tương tác với
môi trường, hoàn cảnh ấy, do đó đều tham gia vào các mối liên hệ qua lại hết sức đa dạng với
các sự vật, hiện tượng khác xung quan mình.
Các mối liên hệ qua lại này cứ trải rộng dần, gặp gỡ rồi giao thoa với các mối liên hệ qua lại
khác, kết quả là tạo nên một mạng lưới các mối liên hệ mới, trong đó có những mối liên hệ dẫn
đến một hoặc một số “cái chung” nào đó.
– Bất cứ “cái riêng” nào cũng không tồn tại mãi mãi.
Mỗi “cái riêng” sau khi xuất hiện đều tồn tại trong một khoảng thời gian nhất định rồi biến
thành một “cái riêng” khác. “Cái riêng” khác này lại biến thành “cái riêng” khác thứ ba…v.v.,
cứ như vậy đến vô cùng tận. Kết quả của sự biến hóa vô cùng tận này là tất cả “cái riêng” đều
có liên hệ với nhau.
Thậm chí, có những cái tưởng chừng như hết sức xa lạ, hoàn toàn không dính dáng gì đến nhau,
nhưng qua hàng ngàn mối liên hệ, hàng ngàn sự chuyển hóa, ta vẫn thấy chúng liên quan nhau.
3. “Cái chung” là một bộ phận của “cái riêng”, còn “cái riêng” không gia nhập hết vào “cái
chung”.
– Do “cái chung” được rút ra từ “cái riêng”, nên rõ ràng nó là một bộ phận của “cái riêng”.
– Mặt khác, bên cạnh những thuộc tính (cái chung) được lặp lại ở các sự vật khác, bất cứ “cái
riêng” nào cũng còn chứa đựng những đặc điểm, thuộc tính mà chỉ “cái riêng” đó mới có. Tức
là, bất cứ “cái riêng” nào cũng chứa đựng những “cái đơn nhất”.
4. “Cái đơn nhất” có thể biến thành “cái chung” và ngược lại.
– Sự chuyển hóa “cái đơn nhất” biến thành “cái chung” và “cái chung” biến thành “cái đơn
nhất” sẽ xảy ra trong quá trình phát triển khách quan của sự vật, trong những điều kiện nhất
định.
– Sở dĩ như vậy là do trong hiện thực, cái mới không bao giờ xuất hiện đầy đủ ngay một lúc, mà
lúc đầu xuất hiện dưới dạng “cái đơn nhất”, cái cá biệt. Nhưng theo quy luật, cái mới nhất định
sẽ phát triển mạnh lên, ngày càng hoàn thiện, tiến tới hoàn toàn thay thế cái cũ và trở thành “cái
chung”.
Ngược lại, “cái cũ” ngày càng mất dần đi. Từ chỗ là “cái chung”, cái cũ biến dần thành “cái đơn
nhất”.

13. Mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng.


Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, bản chất và hiện tượng có mối quan hệ biện
chứng như sau:
1. Bản chất và hiện tượng tồn tại khách quan trong cuộc sống.
– Cả bản chất và hiện tượng đều có thực, tồn tại khách quan bất kể con người có nhận thức
được hay không.
Lý do là vì:
+ Bất kỳ sự vật nào cũng được tạo nên từ những yếu tố nhất định. Các yếu tố ấy tham gia vào
những mối liên hệ qua lại, đan xen chằng chịt với nhau, trong đó có những mối liên hệ tất nhiên,
tương đối ổn định. Những mối liên hệ này tạo nên bản chất của sự vật.
+ Sự vật tồn tại khách quan. Mà những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định lại ở bên trong
sự vật, do đó, đương nhiên là chũng cũng tồn tại khách quan.
+ Hiện tượng chỉ là sự biểu hiện của bản chất ra bên ngoài để chúng ta nhìn thấy, nên hiện
tượng cũng tồn tại khách quan.
2. Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng.
– Không những tồn tại khách quan, bản chất và hiện tượng còn có mối liên hệ hữu cơ, gắn bó
hết sức chặt chẽ với nhau.
– Mỗi sự vật đều là sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng.
Sự thống nhất đó thể hiện trước hết ở chỗ:
+ Bản chất bao giờ cũng bộc lộ ra qua hiện tượng. Bất kỳ bản chất nào cũng được bộc lộ qua
những hiện tượng tương ứng.
+ Hiện tượng bao giờ cũng là sự biểu hiện của bản chất. Bất kỳ hiện tượng nào cũng là sự bộc lộ
của bản chất ở mức độ nào đó nhiều hoặc ít.
Về căn bản, bản chất và hiện tượng phù hợp với nhau. Không có bản chất nào tồn tại một cách
thuần túy, không cần có hiện tượng. Ngược lại, cũng không có hiện tượng nào lại không phải là
sự biểu hiện của một bản chất nhất định.
– Bản chất khác nhau sẽ bộc lộ ra những hiện tượng khác nhau.
Khi bản chất thay đổi thì hiện tượng tương ứng với nó cũng sẽ thay đổi theo. Khi bản chất mất
đi thì hiện tượng biểu hiện nó cũng mất đi.
– Chính nhờ có sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng, giữa cái quy định sự vận động, phát
triển của sự vật với những biểu hiện nghìn hình, vạn vẻ của nó mà ta có thể tìm ra cái chung
trong nhiều hiện tượng cá biệt, tìm ra quy luật phát triển của những hiện tượng ấy.
3. Tuy thống nhất với nhau, bản chất và hiện tượng cũng có sự mâu thuẫn.
– Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng là sự thống nhất biện chứng.
Tức là, trong sự thống nhất ấy đã bao hàm sự khác biệt.
Nói cách khác, tuy bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau, về căn bản là phù hợp với nhau,
nhưng chúng không bao giờ phù hợp với nhau hoàn toàn.
Sở dĩ như vậy là vì bản chất của sự vật bao giờ cũng được thể hiện ra thông qua sự tương tác của
sự vật ấy với những sự vật xung quanh. Các sự vật xung quanh này trong quá trình tương tác đã
ảnh hưởng đến hiện tượng, đưa vào nội dung của hiện tượng những thay đổi nhất định.
Kết quả là, hiện tượng biểu hiện bản chất nhưng không phải là sự biểu hiện y nguyên bản chất.
– Sự không hoàn toàn trùng khớp khiến cho sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng là một sự
thống nhất mang tính mâu thuẫn.
Tính mâu thuẫn của sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng thể hiện ở chỗ:
+ Bản chất phản ánh cái chung tất yếu, cái chung quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật.
Còn hiện tượng phản ánh cái cá biệt.
Vì vậy, cùng một bản chất có thể biểu hiện ra ngoài bằng vô số hiện tượng khác nhau tùy theo
sự biến đổi của của điều kiện và hoàn cảnh.
Nội dung cụ thể của mỗi hiện tượng phụ thuộc không những vào bản chất, mà còn vào hoàn
cảnh cụ thể, trong đó bản chất được biểu hiện. Chính vì thế, hiện tượng phong phú hơn bản
chất. Ngược lại, bản chất sâu sắc hơn hiện tượng.
+ Bản chất là mặt bên trong ẩn giấu sâu xa của hiện thực khách quan. Còn hiện tượng là mặt bên
ngoài của hiện thực khách quan ấy.
Các hiện tượng biểu hiện bản chất không phải dưới dạng y nguyên như bản chất vốn có mà dưới
hình thức đã được cải biến, nhiều khi xuyên tạc nội dung thực sự của bản chất. Ví dụ: Nhúng
một phần cái thước vào chậu nước, ta thấy cái thước gấp khúc, trong khi thực tế cái thước vẫn
thẳng.
– Bản chất tương đối ổn định, biến đổi chậm. Còn hiện tượng không ổn định, nó luôn luôn trôi
qua, biến đổi nhanh hơn so với bản chất.
Có tình hình đó là do nội dung của hiện tượng được quyết định không chỉ bởi bản chất của sự
vật, mà còn bởi những điều kiện tồn tại bên ngoài của nó, bởi tác động qua lại của nó với các sự
vật xung quanh.
Các điều kiện tồn tại bên ngoài đó và sự tác động qua lại của sự vật này với sự vật khác lại
thường xuyên biến đổi. Vì vậy, hiện tượng thường xuyên biến đổi, trong khi bản chất vẫn giữa
nguyên.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là bản chất luôn giữ nguyên như cũ từ lúc ra đời cho đến lúc
mất đi. Mà bản chất cũng biến đổi, nhưng là biến đổi rất chậm so với hiện tượng.
14. Thực tiễn và vai trò của thực tiễn đối với nhận thức.
Thực tiễn là gì?
Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích mang tính lịch sử - xã hội của con người
nhằm cải biến thế giới khách quan.
- Thực tiễn là hoạt động vật chất. Tất cả những hoạt động bên ngoài hoạt động tinh thần của con
người đều là hoạt động thực tiễn.
- Là hoạt động có mục đích. Khác hoạt đông bản năng của động vật.
- Có tính lịch sử - xã hội: Là hoạt động của con người trong xã hội và trong những giai đoạn lịch
sử nhất định.
Đặc điểm cơ bản của hoạt động thực tiễn
– Thực tiễn là hoạt động có mục đích của con người:
+ Hoạt động thực tiễn là hoạt động bản chất của con người. Nói vậy tức là chỉ có con người mới
có hoạt động thực tiễn.
Con vật không có hoạt động thực tiễn. Chúng chỉ hoạt động theo bản năng nhằm thích nghi một
cách thụ động với thế giới bên ngoài.
Ngược lại, con người hoạt động có mục đích rõ ràng nhằm cải tạo thế giới để thỏa mãn nhu cầu
của mình, thích nghi một cách chủ động, tích cực với thế giới và làm chủ thế giới.
+ Con người không thể thỏa mãn với những gì có sẵn trong tự nhiên. Con người phải tiến hành
lao động sản xuất ra của cải vật chất để nuôi sống mình. Để lao động hiệu quả, con người phải
chế tạo và sử dụng công cụ lao động.
Như thế, bằng hoạt động thực tiễn, trước hết là lao động sản xuất, con người tạo ra những vật
phẩm vốn không có sẵn trong tự nhiên. Không có hoạt động thực tiễn, con người và xã hội loài
người không thể tồn tại và phát triển được.
Do đó, có thể phát biểu rằng, thực tiễn là phương thức tồn tại cơ bản của con người và xã hội, là
phương thức đầu tiên và chủ yếu của mối quan hệ giữa con người và thế giới.
– Thực tiễn là hoạt động mang tính lịch sử – xã hội:
Thực tiễn luôn là dạng hoạt động cơ bản và phổ biến của xã hội loài người mặc dù trình độ và
các hình thức hoạt động thực tiễn có những thay đổi qua các giai đoạn lịch sử. Hoạt động đó chỉ
có thể được tiến hành trong các quan hệ xã hội.
Thực tiễn có quá trình vận động và phát triển của nó. Trình độ phát triển của thực tiễn nói lên
trình độ chinh phục tự nhiên và làm chủ xã hội của con người.
Như vậy, về mặt nội dung cũng như về phương thức thực hiện, thực tiễn có tính lịch sử – xã hội.
Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức
Thứ nhất: Thực tiễn là cơ sở, mục đích, là động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức
+ Thực tiễn là cơ sở của nhận thức:
Điều này có nghĩa là thực tiễn cung cấp tài liệu cho nhận thức, cho lý luận. Mọi tri thức dù trực
tiếp hay gián tiếp đối với người này hay người kia, thế hệ nay hay thế hệ khác, ở trình độ kinh
nghiệm hay lý luận, xét đến cùng đều bắt nguồn từ thực tiễn.
Bằng hoạt động thực tiễn, con người tác động vào thế giới, buộc thế giới phải bộc lộ những
thuộc tính, những tính quy luật để cho con người nhận thức chúng.
Sở dĩ như vậy, bởi con người quan hệ với hế giới không phải bắt đầu bằng lý luận mà bằng thực
tiễn. Chính từ trong quá trình hoạt động thực tiễn cải tạo thế giới mà nhận thức ở con người
được hình thành và phát triển.
Ban đầu, con người thu nhận những tài liệu cảm tính. Sau đó, con người tiến hành so sánh, phân
tích, tổng hợp, khái quát hóa, trừu tượng hóa… để phản ánh bản chất, quy luật vận động của các
sự vật, hiện tượng trong thế giới, từ đó xây dựng thành các khoa học, lý luận.
+ Thực tiễn là mục đích của nhận thức:
Thực tiễn là mục đích của nhận thức vì nhận thức dù về vấn đề khía cạnh hay ở lĩnh vực gì đi
chăng nữa thì cũng phải quay về phục vụ thực tiễn. Nhận thức mà không phục vụ thực tiễn thì
không phải là “nhận thức” theo đúng nghĩa.
Do vậy, kết quả nhận thức phải hướng dẫn chỉ đạo thực tiễn. Lý luận, khoa học chỉ có ý nghĩa
thực sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn.
+ Thực tiễn là động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức.
Thực tiễn là động lực chủ yếu và trực tiếp của nhận thức là thực tiễn cung cấp năng lượng nhiều
nhất, nhanh chóng nhất giúp con người nhận thức ngày càng toàn diện và sâu sắc về thế giới.
Trong quá trình hoạt động thực tiễn làm biến đổi thế giới, con người cũng biến đổi luôn cả bản
thân mình, phát triển năng lực thể chất, trí tuệ của mình. Nhờ đó, con người ngày càng đi sâu
vào nhận thức thế giới, khám phá những bí mật của thế giới, làm phong phú và sâu sắc tri thức
của mình về thế giới.
Thực tiễn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ và phương hướng phát triển của nhận thức. Nhu cầu thực tiễn
đòi hỏi phải có tri thức mới, phải tổng kết kinh nghiệm, khái quát lý luận, nó thúc đẩy sự ra đời
và phát triển của các ngành khoa học. Khoa học ra đời chính vì chúng cần thiết cho hoạt động
thực tiễn của con người.
Thứ hai: Thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý
Theo các nhà kinh điển của triết học Mác – Lênin đã khẳng định: vấn đề tìm hiểu xem tư duy
con người có thể đạt tới chân lý khách quan hay không hoàn toàn không phải là một vấn đề lý
luận, mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý.
Tất nhiên, nhận thức khoa học có tiêu chuẩn riêng, đó là tiêu chuẩn logic nhưng tiêu chuẩn logic
không thể thay thế cho tiêu chuẩn thực tiễn và xét đến cùng nó cũng phụ thuộc vào tiêu chuẩn
thực tiễn.
Chúng ta cần phải hiểu thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý một cách biện chứng. Tiêu chuẩn này
vừa có tính tuyệt đối, vừa có tính tương đối:
+ Tiêu chuẩn thực tiễn có tính tuyệt đối vì thực tiễn là tiêu chuẩn khách quan để kiểm nghiệm
chân lý. Thực tiễn ở mỗi giai đoạn lịch sử có thể xác nhận được chân lý.
+ Tiêu chuẩn thực tiễn có cả tính tương đối vì thực tiễn không đứng nguyên một chỗ mà luôn
biến đổi và phát triển. Thực tiễn là một quá trình và được thực hiện bởi con người nên không
tránh khỏi có cả yếu tố chủ quan.
Tiêu chuẩn thực tiễn không cho phép biến những tri thức của con người thành những chân lý
tuyệt đích cuối cùng. Trong quá trình phát triển của thực tiễn và nhận thức, những tri thức đạt
được trước kia và hiện nay vẫn phải thường xuyên chịu kiểm nghiệm bởi thực tiễn tiếp theo, tiếp
tục được thực tiễn bổ sung, điều chỉnh, sửa chữa và phát triển hoàn thiện hơn.
15. Các giai đoạn cơ bản của quá trình nhận thức.
Theo quan điểm tư duy biện chứng, hoạt động nhận thức của con người đi từ trực quan sinh
động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn. Con đường nhận thức đó được
thực hiện qua các giai đoạn từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ cụ thể đến trừu tượng,
từ hình thức bên ngoài đến bản chất bên trong.
Căn cứ vào tính chất phản ánh có thể chia toàn bộ hoạt động nhận thức thành 2 giai đoạn là nhận
thức cảm tính và nhận thức lí tính.
Giai đoạn 1: Nhận thức cảm tính
Nhận thức cảm tính hay còn được biết tới là trực quan sinh động (phản ánh thuộc tính bên ngoài
thông qua cảm giác và tri giác) là giai đoạn đầu tiên của quá trình nhận thức. Đây là một trong
các giai đoạn của quá trình nhận thức mà con người sử dụng các giác quan để tác động vào sự
vạt, sự việc nhằm nắm bắt sự vật, sự việc ấy. Nhận thức cảm tính gồm các hình thức sau:
Cảm giác: là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh các thuộc tính riêng lẻ của các sự vật, hiện
tượng khi chúng tác động trực tiếp vào các giác quan của con người. Cảm giác là nguồn gốc của
mọi sự hiểu biết, là kết quả của sự chuyển hoá những năng lượng kích thích từ bên ngoài thành
yếu tố ý thức.
Tri giác: hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối toàn vẹn sự vật khi sự vật đó đang
tác động trực tiếp vào các giác quan con người. Tri giác là sự tổng hợp các cảm giác. So với cảm
giác thì tri giác là hình thức nhận thức đầy đủ hơn, phong phú hơn. Trong tri giác chứa đựng cả
những thuộc tính đặc trưng và không đặc trưng có tính trực quan của sự vật. Trong khi đó, nhận
thức đòi hỏi phải phân biệt được đâu là thuộc tính đặc trưng, đâu là thuộc tính không đặc trưng
và phải nhận thức sự vật ngay cả khi nó không còn trực tiếp tác động lên cơ quan cảm giác con
người. Do vậy nhận thức phải vươn lên hình thức nhận thức cao hơn.
Biểu tượng: là hình thức nhận thức cảm tính phản ánh tương đối hoàn chỉnh sự vật do sự hình
dung lại, nhớ lại sự vật khi sự vật không còn tác động trực tiếp vào các giác quan. Trong biểu
tượng vừa chứa đựng yếu tố trực tiếp vừa chứa đựng yếu tố gián tiếp. Bởi vì, nó được hình
thành nhờ có sự phối hợp, bổ sung lẫn nhau của các giác quan và đã có sự tham gia của yếu tố
phân tích, tổng hợp. Cho nên biểu tượng phản ánh được những thuộc tính đặc trưng nổi trội của
các sự vật.
Đặc điểm của nhận thức cảm tính là phản ánh trực tiếp đối tượng bằng các giác quan của chủ thể
nhận thức. Phản ánh bề ngoài, cả cái tất nhiên và ngẫu nhiên, cả cái bản chất và không bản chất.
Giai đoạn này có thể có trong tâm lý động vật.
Hạn chế của nhận thức cảm tính là chưa khẳng định được những mặt, những mối liên hệ bản
chất, tất yếu bên trong của sự vật. Để khắc phục, nhận thức phải vươn lên giai đoạn cao hơn,
giai đoạn lý tính.
Giai đoạn 2: Nhận thức lý tính
Nhận thức lý tính hay còn gọi là tư duy trừu tượng (phản ánh thực chất bên trong, bản chất của
sự việc) là giai đoạn phản ánh gián tiếp trừu tượng, khái quát sự vật, được thể hiện qua các hình
thức như khái niệm, phán đoán, suy luận. Các hình thức của nhận thức lý tính bao gồm:
Khái niệm: là hình thức cơ bản của tư duy trừu tượng, phản ánh những đặc tính bản chất của sự
vật. Sự hình thành khái niệm là kết quả của sự khái quát, tổng hợp biện chứng các đặc điểm,
thuộc tính của sự vật hay lớp sự vật.
Vì vậy, các khái niệm vừa có tính khách quan vừa có tính chủ quan, vừa có mối quan hệ tác
động qua lại với nhau, vừa thường xuyên vận động và phát triển. Khái niệm có vai trò rất quan
trọng trong nhận thức bởi vì, nó là cơ sở để hình thành các phán đoán và tư duy khoa học.
Phán đoán: là hình thức tư duy trừu tượng, liên kết các khái niệm với nhau để khẳng định hay
phủ định một đặc điểm, một thuộc tính của đối tượng. Thí dụ: “Dân tộc Việt Nam là một dân tộc
anh hùng” là một phán đoán vì có sự liên kết khái niệm “dân tộc Việt Nam” với khái niệm “anh
hùng”.
Theo trình độ phát triển của nhận thức, phán đoán được phân chia làm ba loại là phán đoán đơn
nhất (ví dụ: đồng dẫn điện), phán đoán đặc thù (ví dụ: đồng là kim loại) và phán đoán phổ biến
(ví dụ: mọi kim loại đều dẫn điện). Ở đây phán đoán phổ biến là hình thức thể hiện sự phản ánh
bao quát rộng lớn nhất về đối tượng.
Nếu chỉ dừng lại ở phán đoán thì nhận thức chỉ mới biết được mối liên hệ giữa cái đơn nhất với
cái phổ biến, chưa biết được giữa cái đơn nhất trong phán đoán này với cái đơn nhất trong phán
đoán kia và chưa biết được mối quan hệ giữa cái đặc thù với cái đơn nhất và cái phổ biến.
Chẳng hạn qua các phán đoán thí dụ nêu trên ta chưa thể biết ngoài đặc tính dẫn điện giống nhau
thì giữa đồng với các kim loại khác còn có các thuộc tính giống nhau nào khác nữa. Để khắc
phục hạn chế đó, nhận thức lý tính phải vươn lên hình thức nhận thức suy luận.
Suy luận: là hình thức tư duy trừu tượng liên kết các phán đoán lại với nhau để rút ra một phán
đoán có tính chất kết luận tìm ra tri thức mới. Thí dụ, nếu liên kết phán đoán “đồng dẫn điện”
với phán đoán “đồng là kim loại” ta rút ra được tri thức mới “mọi kim loại đều dẫn điện”. Tùy
theo sự kết hợp phán đoán theo trật tự nào giữa phán đoán đơn nhất, đặc thù với phổ biến mà
người ta có được hình thức suy luận quy nạp hay diễn dịch. Ngoài suy luận, trực giác lý tính
cũng có chức năng phát hiện ra tri thức mới một cách nhanh chóng và đúng đắn.
Đặc điểm của nhận thức lý tính là quá trình nhận thức gián tiếp đối với sự vật, hiện tượng đồng
thời cũng là quá trình đi sâu vào bản chất của sự vật, hiện tượng.
Về cơ bản nhận thức cảm tính và lý tính không tách bạch nhau mà luôn có mối quan hệ chặt chẽ
với nhau. Không có nhận thức cảm tính thì không có nhận thức lý tính. Không có nhận thức lý
tính thì không nhận thức được bản chất thật sự của sự vật.
Theo đó, nhận thức cảm tính là cơ sở, là nơi cung cấp nguyên liệu cho nhận thức lý tính. Trong
khi đó, nhận thức lý tính phải dựa vào nhận thức cảm tính, gắn chặt với nhận thức cảm tính. Dù
nhận thức lý tính có trừu tượng và khái quát đến đâu thì nội dung của nó cũng chứa đựng các
thành phẩm của nhận thức cảm tính.
Ngược lại nhận thức lý tính chi phối nhận thức cảm tính, làm cho nhận thức cảm tính tinh vi
hơn, nhạy bén hơn và chính xác hơn, có lựa chọn và ý nghĩa hơn.
Giai đoạn 3: Nhận thức trở về thực tiễn
Nhận thức trở về thực tiễn được hiểu là tri thức được kiểm nghiệm là đúng hay sai. Nói một
cách dễ hiểu thì thực tiễn là một trong các giai đoạn của quá trình nhận thức có vai trò kiểm
nghiệm tri thức đã nhận thức được. Vì vậy, thực tiễn là tiêu chuẩn của chân lý, cơ sở động lực,
muc đích của nhận thức. Mục đích cuối cùng của nhận thức không chỉ để giải thích và cải tạo
thế giới mà còn có chức năng định hướng thực tiễn.

You might also like