Ngữ Liệu Mới Btvtdxkk

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Phần I.

(4 điểm) Đọc kĩ văn bản sau và trả lời câu hỏi:


Có hai hạt lúa đều to, khỏe, chắc mẩy nên được giữ lại để làm hạt giống
cho vụ sau. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng. Hạt thứ
nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn phải chịu
nắng nóng, mưa lạnh rồi cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất nhất ta
hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi yên ổn để trú
ngụ”. Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa và lăn vào đó, nằm khoan
khoái, tự hào về sự “khôn ngoan” của mình. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm
mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thực sự sung sướng khi được bắt
đầu một cuộc đời mới.
Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất nhất bị héo khô nơi góc nhà vì nó
chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích
được gì - nó chết dần chết mòn rồi mục nát hẳn trong xó tối. Trong khi đó, hạt
lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa mới. Cây
lúa ấy lại trổ bông, trĩu hạt, chín vàng…
(Theo First New, Hạt giống tâm hồn)
Câu 1 (0,5 đ). Nêu công dụng của dấu ngoặc kép trong câu văn: Hạt thứ nhất
nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn phải chịu
nắng nóng, mưa lạnh rồi cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất nhất ta
hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi yên ổn để trú
ngụ”.
Câu 2 (1 đ). Sự lựa chọn của hai hạt lúa ẩn dụ cho những quan niệm sống nào?
Câu 3 (0,5 đ). Câu chuyện trên gửi đến người đọc lời nhắc nhở gì?
Câu 4 (2 đ).Từ mong ước của hạt lúa thứ hai và kết hợp với hiểu biết của em về
xã hội, hãy viết một đoạn văn ngắn khoảng 2/3 trang giấy thi trình bày suy nghĩ
của em về nhận định: Trong cuộc sống, mỗi người luôn phải cản đảm và phải
có ước mơ hoài bão.

Phần II. (6 điểm)


Có một chiếc xe rất lạ trong thơ ca: “Không có kính, rồi xe không có đèn…”
(Sách giáo khoa Ngữ văn 9, tập 1)
Câu 1 (1 đ) Chép chính xác khổ thơ có câu thơ trên. Những câu thơ em vừa
chép được trích từ bài thơ nào? Của ai?
Câu 2(0,5 đ) Trình bày những hiểu biết của em về hoàn cảnh sáng tác và xuất
xứ của bài thơ?
Câu 3 (1 đ) Tại sao nói những chiếc xe trong bài thơ trên lạ và độc đáo? Đưa
hình ảnh ấy vào trong bài thơ, tác giả muốn thể hiện điều gì?
Câu 4 (3,5 đ) Dựa vào khổ thơ em vừa chép, hãy viết một đoạn văn tổng- phân-
hợp để làm rõ vẻ đẹp của người chiến sĩ lái xe Trường Sơn trong hoàn cảnh
hiểm nguy gian khó của cuộc kháng chiến chống Mỹ.Trong đoạn có sử dụng
thành phần biệt lập cảm thán và một câu hỏi tu từ dùng để bộc lộ cảm xúc
(Gạch chân và chú thích rõ)

You might also like