Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

MÂY VÀ SÓNG (R.

TAGO)
1. Tác giả: Ta Go (1861-1941)
-Thơ Ta-go thể hiện tinh thần dân tộc và dân chủ sâu sắc, tinh thần nhân văn
cao cả và chất trữ tình triết lí nồng đượm.
2. Tác phẩm:
- Bài thơ được viết bằng tiếng Ben- gan in trong tập Si su (trẻ thơ)1909
- Thể thơ: thơ văn xuôi với các câu dài ngắn không đều, thậm chí không vần
- PTBĐ: kết hợp tự sự miêu tả trong biểu cảm.
- Nhịp điệu nhịp nhàng, mạch lạc, linh hoạt
- Nhân vật trữ tình: em bé.
- Bố cục: Bài thơ gồm 2 phần:
+ Câu chuyện với mẹ về cuộc trò chuyện của con với mây và trò chơi thứ
nhất của con
+ Câu chuyện với mẹ về cuộc trò chuyện của con với sóng và trò chơi thứ
hai của con
 So sánh sự giống và khác giữa 2 phần
- Giống: số dòng thơ, sự lặp lại của một số từ ngữ, cấu trúc, cách xây
dựng h/ảnh. Mỗi phần đều gồm:
+ Lời rủ rê của những người trên mây, trong sóng
+ Lời chối từ của em bé
+ Trò chơi của em bé.
-Khác: Cách xây dựng hình ảnh không trùng lặp hoàn toàn; lời tâm tình
của em bé đặt trong hai tình huống thử thách khác nhau để diễn tả t/cảm
dạt dào, dâng trào của em bé.
+Hình ảnh mẹ và tấm lòng người mẹ ở phần 2 rõ nét hơn, da diết hơn.
+Phần đầu có thêm cụm từ “Mẹ ơi”.
3. Phân tích
a. Lời mời gọi của những người sống trên mây ,trên sóng.
*Lời mời gọi.
-Bọn tớ chơi .... trăng bạc.
-Bọn tớ ca hát.... nơi não
 - Những người sống trên mây, trong sóng đã vẽ ra một thế giới hấp dẫn,
giữa vũ trụ rực rỡ sắc màu với bình minh vàng, vầng trăng bạc; với những
tiếng ca du dương bất tận, được đi khắp nơi này, nơi nọ. Lời mời gọi của họ
chính là tiếng gọi của một thế giới diệu kì dường như khó có thể chối từ lời mời
gọi hấp dẫn đó.
 -Dường như khó có thể từ chối lời mời gọi ấy bởi đó chính là tiếng gọi của
một thế giới diệu kì với tâm hồn tuổi thơ.
*Cách đến với họ:
-Hãy đến....lên tận tầng mây
-Hãy đến....làn sóng nâng đi.
 - Cách đến chơi cũng thật thú vị, hấp dẫn: đến rìa biển cả, nhắm nghiền mắt
lại và được nhấc bổng lên.
b. Lời từ chối của em bé
* Lúc đầu: Hỏi: Làm thế nào... lên đó được, .... ra ngoài đó được?
->Thích thú, muốn được đi (bị hấp dẫn và cuốn hút trước những lời rủ rê đó).
 + Lúc đầu: Em bé rất thích đi chơi với họ nên mới hỏi: nhưng làm thế nào
mình lên đó được nào...?
+ Em chưa từ chối ngay -> phần nào em cũng bị lôi cuốn bởi trò chơi hấp dẫn.
- Nếu em bé từ chối lời rủ rê thì tình cảm sẽ thiếu chân thực vì trẻ em nào chả
ham chơi.
* Sau đó:
+ Em bé không đi, từ chối lời mời của Mây và Sóng
+ Lý do từ chối: Mẹ mình đang đợi ở nhà…
 - Em bé không đi, từ chối lời mời của Mây và Sóng, từ chối các trò chơi hẫp
dẫn với tuổi thơ.
- Lý do từ chối: Mẹ mình đang đợi ở nhà… Buổi chiều mẹ mình luôn muốn
mình ở nhà. Dĩ nhiên em bé đầy luyến tiếc nhưng tình yêu thương với mẹ đã
chiến thắng.
 vì em không thể, không muốn rời xa mẹ .Đối với em mẹ là tất cả.
->Em bé rất thương yêu mẹ, Đối với em mẹ là tất cả. Tình thương yêu mẹ đã
ch/thắng mọi lời mời gọi hấp dẫn.
 Sức níu giữ của tình mẫu tử.
- Tình cảm của em bé với mẹ quả là sâu nặng.
c. Trò chơi của em bé:
+ Em nghĩ ra một trò chơi thú vị:
- Con làm mây và mẹ sẽ là trăng.
+ Con làm sóng, mẹ làm mặt biển…
- Hình ảnh thiên nhiên mang ý nghĩa tượng trưng đậm màu sắc triết lí. Mây và sóng là biểu
con, trăng và bến bờ tượng trưng cho tấm lòng dịu hiền bao la của mẹ. So sánh tình mẹ co
với mây trăng, biển bờ, tác giả đã nâng tình cảm ấy lên tầm vũ trụ .
 Em bé yêu thiên nhiên, yêu mẹ , em vừa thông minh vừa giàu trí tưởng tượng.
 Khẳng định tình mẫu tử thiêng liêng và cao quý.

 Ngoài ý nghĩa ca ngợi tình mẫu tử, bài thơ còn gợi lên suy ngẫm về:
- Trong c/sống thường có nhiều cám dỗ, muốn thắng được những cám dỗ
đó phải có điểm tựa vững chắc mà tình mẫu tử là một trong những điểm
tựa vững chắc đó.
-Bài thơ chắp cánh cho trí tưởng tượng của tuổi thơ, nhắc nhở mọi người:
hạnh phúc không phải là điều gì xa xôi bí ẩn mà hạnh phúc là do chính
bản thân con người tạo dựng nên.
* Đặc sắc nội dung và nghệ thuật
1. Nghệ thuật.
- Hình thức đối thoại lồng trong độc thoại.
- H/ả thiên nhiên thơ mộng, bay bổng, lung linh, kì ảo song vẫn sinh động và
chân thực và gợi nhiều liên tưởng.
- Hình thức diễn đạt mới lạ, phù hợp với trẻ em: bố cục bài thơ thành hai phần
giống nhau (thuật lại lời rủ rê- lời từ chối và lí do từ chối- trò chơi em bé sáng
tạo-> sự giống nhau nhưng không trùng lặp.
2. Nội dung.
- Lời rủ rê của những người sống trên mây, trong sóng, sức hấp dẫn của những
trò chơi đối với em bé
- Lời từ chối của em bé.
- Trò chơi sáng tạo của em bé
- Tình cảm gắn bó của em bé với mẹ- cảm nhận của em về tình mẫu tử thiêng
liêng đầy ý nghĩa.

You might also like