Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 5

Tỷ số khả năng sinh lợi

Lợi nhuận là mục đích cuối cùng của quá trình kinh doanh. Lợi nhuận càng cao, doanh nghiệp
càng khẳng định vị trí và sự tồn tại của mình. Song nếu chỉ đánh giá qua chỉ tiêu lợi nhuận thì
nhiều khi kết luận về chất lượng kinh doanh có thể bị sai lầm bởi có thể số lợi nhuận này chưa
tương xứng với lượng vốn và chi phí bỏ ra, lượng tài sản đã sử dụng . Vì vậy các nhà phân tích
sử dụng tỷ số để đặt lợi nhuận trong mối quan hệ với doanh thu, vốn liếng mà doanh nghiệp đã
huy động vào kinh doanh.

Nhờ hiệu quả về chủ trương tiết giảm chi phí nên dù doanh thu thuần năm nay giảm nhẹ
nhưng lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp vẫn tăng cao so với năm 2015, vì vậy chỉ tiêu đo
lường khả năng sinh lời của công ty trong năm 2016 có xu hướng tăng hơn so với năm 2015 và
cụ thể được thể hiện trên một số tỷ số sinh lời sau đây.

 Tỷ lệ lợi nhuận gộp

Phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận gộp và doanh thu.Tỷ số này cho biết một đồng doanh thu
tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận gộp.

Lợi nhuận gộp


Tỷ lệ lãi gộp = x 100%
Doanh thu thuần từ kinh
doanh

Tỷ số khả năng sinh lợi so với doanh


thu % Năm 2016 Năm 2017

Lợi nhuận gộp

Doanh thu thuần từ kinh doanh


Tỷ lệ lãi gộp

Tỷ lệ lợi nhuận gộp thể hiên công ty đang hoạt động kiếm được bao nhiêu đồng lời từ việc bán
sản phẩm của doanh nghiệp, tỷ số này cho biết cứ 1 đồng doanh thu thuần từ hoạt động kinh
doanh tạo ra được 0,2592 đồng lợi nhuận gộp (tương đương 25,92%).

Năm 2017 tỷ lệ lợi nhuận gộp tăng cao hơn 0,0365 đồng (tương ứng 3,65%) so với năm 2016.
Có nghĩa doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả hơn kiếm được nhiều lợi nhuận hơn khi bán sản
phẩm và tốn ít chi phí hơn để có được sản phẩm đó.

Cụ thể là chi phí giá vốn năm nay chiếm 74,08% còn năm trước giá vốn chiếm 77,73% cao hơn
năm nay 3,65%. Chứng tỏ doanh nghiệp tìm được phương án sản xuất hợp lý và doanh nghiệp
tìm được nhà cung cấp vật tư với giá cạnh tranh, đã làm cho giá thành sản phẩm của đơn vị giảm
xuống dẫn đến lợi nhuận thuần của doanh nghiệp tăng lên hoặc cũng có thể doanh nghiệp tăng
giá bán hàng hóa so với năm trước.

Tỷ số khả năng sinh lợi so với doanh thu


% DN ĐỐI THỦ NGÀNH

Tỷ lệ lãi gộp

Tỷ lệ lãi gộp năm 2017 so với đối thủ cao hơn 0,0994 đồng (tương đương 9,94% )và cao hơn tỷ
lệ lãi gộp ngành hóa chất 0,0867 đồng (tương đương 8,67%) thể hiện doanh nghiệp đang hoạt
động có hiệu quả hơn đối thủ và hoạt động kinh doanh có lợi thế trong ngành.

Tỷ lệ lãi gộp không xem xét các khoản chi phí như chi phí bán hàng, chi phí quản lý… Vì vậy
chưa đánh giá hết được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả hay không, để xem
xét toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp có hiệu quả hay không chúng ta phân tích các tỷ số sau
đây.

 Tỷ số EBIT

Phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) và doanh thu. Tỷ số này cho biết một
đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay.

EBIT
Tỷ lệ EBIT = x 100%
Doanh thu thuần từ kinh doanh

Tỷ số khả năng sinh lợi so với


Năm 2016 Năm 2017
doanh thu %

EBIT

Doanh thu thuần từ kinh doanh

Tỷ lệ EBIT

Tỷ số EBIT năm 2017 đạt 0,1494 đồng (tương ứng 14,94% ) có nghĩa là cứ 1 đồng doanh thu từ
hoạt động kinh doanh thì doanh nghiệp thu được 0,1494 đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay.

Năm 2017 tỷ số EBIT cao hơn năm 2016 là 0,0176 đồng (tương đương 1,76% ) có nghĩa năm
2017 doanh nghiệp hoạt động hiệu quả tạo ra nhiều đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay từ
doanh thu hoạt động sản xuất kinh doanh hơn năm trước.
Mặc dù các khoản chi phí quản lý, chi phí bán hàng của doanh nghiệp tăng nhưng lợi nhuận gộp
từ hoạt động sản xuất kinh doanh tăng nhanh hơn cộng thêm lãi vay năm nay giảm so với năm
trước dẫn đến chỉ số EBIT cao hơn năm trước.

Tỷ số khả năng sinh lợi so với doanh thu % DN ĐỐI THỦ NGÀNH

Tỷ lệ EBIT

Tỷ số EBIT của doanh nghiệp cao hơn so với đối thủ 0,0194 đồng ( tương đương 1,94%) và cao
hơn tỷ số EBIT ngành 0,0787 đồng ( tương đương 7,87%) thể hiện tình hình hoạt động của quá
trình kinh doanh doanh nghiệp đạt hiệu quả cao hơn so với công ty đối thủ và có lợi thế trong
ngành.

Vì vậy thể hiện doanh nghiệp đang có phương án quản lý chi phí hiệu quả hoặc có thể doanh
nghiệp hoạt động tạo ra doanh thu nhanh hơn so với chi phí.

 Tỷ lệ lãi từ hoạt động kinh doanh:

Phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và doanh thu.

Tỷ số này cho biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh.

Lợi nhuận từ HĐKD


Tỷ lệ lãi từ HĐKD = x 100%
Doanh thu thuần từ kinh doanh

Tỷ số khả năng sinh lợi so với doanh


Năm 2015 Năm 2016
thu %

Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh

Doanh thu thuần từ kinh doanh

Tỷ lệ lãi từ HĐKD

- Ở năm 2016 tỷ lệ lãi từ hoạt động kinh doanh đạt 13,62% tức là cứ 1 đồng doanh thu từ hoạt
động kinh doanh tạo ra được 0,1362 đồng lời hay lợi nhuận được tạo ra từ hoạt động kinh
doanh chiếm 13,62% doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh
- Năm 2017 tỷ lệ lãi từ hoạt động kinh doanh đạt được 0,1522 đồng tương đương 15,22% tăng
1.6% so với năm 2016 có nghĩa cứ 1 đồng doanh thu thu được từ hoạt động kinh doanh thì
doanh nghiệp thu được 0.1522 đồng lợi nhuận hay có thể nói lợi nhuận từ hoạt động kinh
doanh chiếm 15,22% so với doanh thu từ hoạt động kinh doanh.

Tỷ số khả năng sinh lợi so với doanh thu


DN ĐỐI THỦ NGÀNH
%

Tỷ lệ lãi từ HĐKD

- Tỷ lệ lãi từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp cao hơn so với đối thủ, cụ thể là cao hơn
0.0218 đồng ( tương đương 2,18%). Và tỷ lệ này cao hơn chỉ số ngành khá nhiều, cao hơn
0,1042 đồng ( tương đương 10,42%) gấp hơn 3 lần so với chỉ số ngành.
 Tỷ lệ lãi ròng:

Phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận ròng và doanh thu. Tỷ số này cho biết một đồng doanh thu tạo ra
bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.

Lợi nhuận ròng


Tỷ lệ lãi ròng (ROS) = x 100%
Doanh thu thuần từ kinh
doanh

Tỷ số khả năng sinh lợi so với doanh thu


Năm 2016 Năm 2017
%

Lợi nhuận ròng

Doanh thu thuần từ kinh doanh

Tỷ lệ lãi ròng ( ROS)

Năm 2016 tỷ lệ lãi ròng của doanh nghiệp đạt 9,72% có nghĩa cứ 1 đồng doanh thu từ hoạt
động kinh doanh tạo ra được 0,0972 đồng lợi nhuận ròng.

Tỷ lệ lãi ròng của doanh nghiệp năm 2017 tăng so với năm 2016 cụ thể tăng 1.6% hay 1 đồng
doanh thu từ hoạt động kinh doanh tăng 0.016 đồng lợi nhuận ròng và đạt 11,32%.

Tỷ số khả năng sinh lợi so với doanh thu


DN ĐỐI THỦ NGÀNH
%

Tỷ lệ lãi ròng ( ROS)


So với tỷ số ngành thì tỷ lệ lãi ròng của doanh nghiệp khá cao, cao hơn tỷ số ngành 6,6% tương
đương 1 đồng doanh thu thuần từ hoạt động kinh doanh tạo ra được nhiều hơn 0,066 đồng lợi
nhuận ròng .

Tỷ lệ lãi ròng của doanh nghiệp lại thấp hơn tỷ lệ lãi ròng của công ty đối thủ 0.87% tương
đương 1 đồng doanh thu từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tạo ra ít hơn 0,0087 đồng lợi
nhuận ròng.

Việc tăng tỷ suất lãi ròng là tốt nếu: Doanh thu giảm do doanh nghiệp ngừng việc đầu tư vào
lĩnh vực không có hiệu quả. Hoặc lợi nhuận tăng lên do giảm lĩnh vực đầu tư không hiệu quả làm
cho chi phí giảm hơn.

Cũng có thể tỷ lệ lãi ròng tăng là xấu nếu lợi nhuận tăng và doanh thu giảm nhưng lý do là lợi
nhuận giảm chậm hơn doanh thu với một số lý do như:

+ Doanh nghiệp giảm năng lực cạnh tranh, năng lực sản xuất

+ Hàng hóa bán ra tiêu thụ kém.

+ Công ty phải giảm giá bán do giá cả cạnh tranh với các đối thủ khác.

Công ty vẫn đang quản lý tốt chi phí tài chính, chi phí quản lý, chi phí tài chính nên tạm thời lợi
nhuận có giảm nhưng tốc độ chậm hơn doanh thu.

Trong trường hợp doanh nghiệp thì tỷ lệ lãi ròng tăng là tốt, vì doanh thu giảm vì một số lý do
cạnh tranh với sản phẩm của đối thủ nhưng thay vào đó doanh nghiệp đã tìm được nhà cung cấp
vật tư với giá cả cạnh tranh làm giảm giá thành sản phẩm xuống đáng kể.

You might also like