Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

Chứng chỉ và cấp phép hoạt động Hàng không

TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN


CHỨNG CHỈ VÀ CẤP PHÉP HOẠT ĐỘNG HÀNG KHÔNG

Danh sách nhóm:


1. Lý Tố Uyên – 1851010028
2. Nguyễn Phương Uyên – 1851010173
3. Nguyễn Thị Phương Uyên – 1851010176

Đề tài 2: Hãy tóm tắt những quy định căn bản trong Phần 7 - Bộ Quy chế An toàn
hàng không được ban hành bởi Thông tư 01/2011/TT-BGTVT, đồng thời phân tích
những nội dung tương đương trong Công ước Chicago để nêu bật sự tác động của ICAO
vào hệ thống pháp luật về hàng không dân dụng của các quốc gia thành viên, trong đó
có Việt Nam.

 Tóm tắt những quy định căn bản trong Phần 7 - Bộ Quy chế An toàn hàng
không được ban hành bởi Thông tư 01/2011/TT-BGTVT
Gồm có 7 chương và 39 phụ lục:
 Chương A: Quy định chung
 Chương B: Giấy phép, năng định và các loại phép bổ sung
 Chương C: Công nhận hiệu lực giấy phép và năng định nước ngoài
 Chương D: Các quy định chung về huấn luyện
 Chương E: Quy định chung về kiểm tra sát hạch
 Chương F: Cấp giấy phép - thành viên tổ lái
 Chương G: Cấp giấy phép nhân viên hàng không khác thành viên tổ lái
Những quy định căn bản như sau:

Chương A: QUY ĐỊNH CHUNG


Gồm phạm vi áp dụng và định nghĩa các khái niệm khác liên quan đến hàng không
được giải thích tại Phần 1 của Bộ quy chế an toàn hàng không này, định nghĩa chữ viết tắt
(1) AMO; (2) AMT; (3); (4) ATO; (5) IA; (6) IFR; (7) ICAO; (8) PIC; (9) F/; (10) VFR .

Chương B: GIẤY PHÉP, NĂNG ĐỊNH VÀ CÁC LOẠI PHÉP BỔ SUNG


Gồm 12 loại giấy phép do Cục HKVN cấp, Quyền hạn của từng loại giấy phép quy
định trong Điều 7.017.Cấp năng định: chủng loại tàu bay,hạng tàu bay, loại tàu bay, khả
năng bay bằng thiết bị, giáo viên chủng loại và hạng tàu bay, hạng tàu bay cho cơ giới trên
không, giáo viên mặt đất, hạng tàu bay sau cho nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, loại
tàu bay sau cho nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay, loại tàu bay sau cho nhân viên sửa
chữa chuyên ngành hàng không. Các loại phép bổ sung bằng xác nhận đặc biệt. Thời hạn
hiệu lực của các loại giấy phép, năng định và các loại cho phép bổ sung: loại tàu bay sau

1
Chứng chỉ và cấp phép hoạt động Hàng không

cho nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không. Cục HKVN có thể cấp giấy phép với
các điều kiện hạn chế cho người không hoàn toàn đáp ứng được đầy đủ các quy định hoặc
yêu cầu về cấp phép vì lý do sức khoẻ hoặc các lý do khác.

Chương C: CÔNG NHẬN HIỆU LỰC GIẤY PHÉP VÀ NĂNG ĐỊNH NƯỚC
NGOÀI
Người có giấy phép lái tàu bay còn hiệu lực do quốc gia thành viên ICAO cấp có thể
được Cục HKVN xem xét cấp đổi giấy phép trên cơ sở công nhận hiệu lực của giấy phép
nước ngoài theo các quy định tại Chương này và Chương C Phần 1. Đối với công dân Việt
Nam thì quy định chung: Công dân Việt Nam có giấy phép lái tàu bay còn hiệu lực do quốc
gia thành viên ICAO cấp được làm đơn đề nghị Cục HKVN cấp giấy phép và năng định
phù hợp hoặc chuyển năng định từ giấy phép gốc sang giấy phép Việt Nam. Người không
phải là công dân Việt Nam có giấy phép lái tàu bay còn hiệu lực do quốc gia thành viên
ICAO cấp được làm đơn đề nghị Cục HKVN cấp giấy phép và năng định phù hợp để làm
việc cho Người khai thác tàu bay. Ngoại trừ người lái là phi công quân sự bị cắt bay vì lý
do năng lực hoặc bị kỷ luật, công dân Việt Nam có năng định phi công quân sự trong thời
hạn 1 năm sau khi rời quân đội có thể làm đơn đề nghị Cục HKVN cấp các giấy phép, năng
định sau trên cơ sở trình độ đã được huấn luyện trong quân đội.

Chương D: CÁC QUY ĐỊNH CHUNG VỀ HUẤN LUYỆN


Người lái tàu bay được tính chuyển đổi kinh nghiệm tích lũy về huấn luyện bay để
đáp ứng các quy định về cấp giấy phép hoặc năng định nếu người đó được huấn luyện: (1)
Bởi giáo viên bay quân sự theo chương trình được sử dụng trong quân đội của Việt Nam;
(2) Bởi giáo viên bay được nhà chức trách hàng không của quốc gia thành viên ICAO cho
phép và việc huấn luyện này được thực hiện ngoài lãnh thổ Việt Nam. Việc sử dụng thiết
bị huấn luyện giả định để tích luỹ kinh nghiệm và thể hiện kỹ năng cần thiết cho giấy phép
và năng định theo quy định tại Phần này phải được Cục HKVN phê chuẩn

Chương E: QUY ĐỊNH CHUNG VỀ KIỂM TRA SÁT HẠCH


Cục HKVN chỉ định nhân sự, thời gian và địa điểm thực hiện việc kiểm tra sát hạch
theo quy định tại Phần này.

Chương F: CẤP GIẤY PHÉP – THÀNH VIÊN TỔ LÁI


Mục I: Năng định tàu bay và các phép bổ sung đối với người lái: Cục HKVN cấp
giấy phép, năng định theo đề nghị trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ khi người làm đơn
đạt được kết quả sát hạch theo quy định. Ghi chú: Xem Phụ lục 1 Điều 7.110 quy định thủ
tục cấp giấy phép và năng định người lái tàu bay. Ghi chú: Xem Phụ lục 2 Điều 7.110 quy
định thủ tục gia hạn giấy phép và năng định người lái tàu bay. Ghi chú: Xem Phụ lục 3
Điều 7.110 quy định nội dung và mẫu của đơn đề nghị cấp/ gia hạn giấy phép và năng định
người lái tàu bay.
2
Chứng chỉ và cấp phép hoạt động Hàng không

Mục II: Học viên bay: Mục này quy định các yêu cầu để cấp giấy phép học viên bay
và các điều kiện cần thiết theo giấy phép, các quy tắc khai thác và giới hạn chung đối với
người có giấy phép.
Mục III: Người lái tàu bay tư nhân: Mục này quy định các yêu cầu để cấp giấy phép
người lái tàu bay tư nhân và các điều kiện cần thiết theo giấy phép.
Mục IV: Người lái tàu bay thương mại: Mục này quy định các yêu cầu để cấp giấy
phép lái tàu bay thương mại và các điều kiện cần thiết theo giấy phép.
Mục V: Người lái máy bay - tổ lái nhiều thành viên: Mục này quy định các yêu cầu
để cấp giấy phép lái máy bay - tổ lái nhiều thành viên và các điều kiện cần thiết theo giấy
phép và năng định.
Mục VI: Người lái tàu bay vận tải hàng không: Mục này quy định các yêu cầu để
cấp giấy phép lái tàu bay vận tải hàng không và các điều kiện cần thiết theo giấy phép và
năng định.
Mục VII: Giáo viên bay: Mục này quy định các yêu cầu để cấp giấy phép giáo viên
bay và các điều kiện cần thiết theo giấy phép và năng định.
Mục VIII: Cơ giới trên không: Mục này quy định các yêu cầu để cấp giấy phép cơ
giới trên không.
Mục IX: Dẫn đường trên không: Mục này quy định các yêu cầu để cấp giấy phép
dẫn đường trên không.

Chương G: CẤP GIẤY PHÉP NHÂN VIÊN HÀNG KHÔNG KHÁC THÀNH
VIÊN TỔ LÁI
Phần này quy định các yêu cầu để cấp các loại giấy phép, năng định, chứng chỉ và
phép kiểm tra cấp cho: (1) Giáo viên mặt đất; (2) Nhân viên điều độ khai thác bay; (3)
Nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay; (4) Nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không.
Mục I: Tiếp viên hàng không: Tiếp viên hàng không phải đáp ứng các tiêu chuẩn:
Tối thiểu 18 tuổi; Có chứng chỉ tốt nghiệp khoá huấn luyện tiếp viên hàng không tại ATO
được Cục HKVN phê chuẩn hoặc công nhận;Có Giấy chứng nhận sức khỏe còn hiệu lực
do trung tâm y tế có thẩm quyền cấp; Được hãng hàng không tuyển dụng làm tiếp viên
hàng không. Tiếp viên hàng không phải hoàn thành các yêu cầu về huấn luyện, kinh
nghiệm, kiểm tra sự thành thạo và năng lực của Phần 14 với người có AOC.
Mục II: Giáo viên mặt đất: Chương này quy định các điều kiện để cấp giấy phép
giáo viên mặt đất và các điều kiện cần thiết và các hạn chế theo giấy phép và năng định
Mục III: Nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay: Phụ lục 1 Điều 7.353 về quyền
hạn của việc huấn luyện trên loại/ công việc cụ thể và các năng định.
Mục IV: Nhân viên kỹ thuật bảo dưỡng tàu bay được Cục HKVN cấp ủy quyền
kiểm tra, rà soát bảo dưỡng (AMT-IA).
Mục V: Nhân viên sửa chữa chuyên ngành hàng không (ARS).

VÀ 39 PHỤ LỤC
3
Chứng chỉ và cấp phép hoạt động Hàng không

 Khái quát chung về Công ước Chicago năm 1944

Công ước về Hàng không Dân dụng Quốc tế, viết tắt là CICA (Convention on
International Civil Aviation), còn gọi là Công ước Chicago, là công ước được Tổ chức
Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO), một cơ quan chuyên môn của Liên Hiệp Quốc,
đảm trách điều phối và điều chỉnh giao thông hàng không quốc tế. Công ước có những quy
định không phận, đăng ký máy bay và an toàn, và chi tiết về các quyền của các bên ký kết
liên quan đến giao thông hàng không. Công ước cũng quy định đối với thuế các loại nhiên
liệu máy bay thương mại.
Ngày 07/12/1944, tại Chicago, công ước được 52 quốc gia ký kết. Sau đó nó được
sự phê chuẩn ngày 05/03/1947 và có hiệu lực vào ngày 04/04/1947, cùng ngày ICAO ra
đời. Tính đến 3/2019 Công ước Chicago có 193 quốc gia thành viên.

 Nội dung trong Công ước Chicago năm 1944 liên quan đến Part 7 - Bộ quy chế
An toàn hàng không

Bộ quy chế An toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu bay được
ban hành bởi Thông tư 01/2011/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay, khai
thác tàu bay, tiêu chuẩn chuyên môn của nhân viên hàng không trong lĩnh vực khai thác,bảo
dưỡng, sửa chữa tàu bay và cơ sở y tế giám định sức khỏe cho nhân viên hang không.
Part 7 – Bộ quy chế an toàn hàng không dân dụng lĩnh vực tàu bay và khai thác tàu
bay áp dụng đối với việc cấp giấy phép, năng định, phép bổ sung cho nhân viên hàng không
trong lĩnh vực khai thác, bảo dưỡng, sửa chữa tàu bay.
Căn cứ của Part 7 cũng được dựa trên Annex 1: Personel Licensing theo Công ước
Chicago năm 1944. Annex 1 bao gồm các Tiêu chuẩn và Thực hành khuyến nghị được Tổ
chức Hàng không Dân Dụng Quốc tế thông qua, là tiêu chuẩn tối thiểu để cấp phép nhân
sự. Annex 1 quy định về đào tạo nhân viên, huấn luyện chuyên môn, quy định về giấy
phép, năng định và quy định thủ tục cấp pháp cho nhân viên. Annex 1 này được ICAO luôn
sửa đổi, bổ sung qua từng thời kỳ và được các nước thành viên dựa theo, áp dụng.
Những nội dung ở Part 7 tương đương với Công ước Chicago năm 1944 thuộc Phần
1 của công ước này, cụ thể:
Chương 5. CÁC ĐIỀU KIỆN TÀU BAY PHẢI THI HÀNH
Điều 32. Bằng cấp của nhân viên
a) Phi công và các thành viên khác trong tổ lái của mỗi tầu bay thực hiện giao lưu
quốc tế phải có chứng chỉ về khả năng và văn bằng của Quốc gia nơi đăng ký tầu bay cấp
hoặc làm cho có giá trị.
b) Mỗi Quốc gia ký kết có quyền từ chối công nhận chứng chỉ về khả năng và văn
bằng của bất kỳ công dân nào của mình do Quốc gia ký kết khác cấp để bay trên lãnh thổ
của mình.
4
Chứng chỉ và cấp phép hoạt động Hàng không

Điều 33. Công nhận chứng chỉ và văn bằng


Chứng chỉ đủ điều kiện bay, chứng chỉ về khả năng và văn bằng do Quốc gia ký kết
nơi đăng ký tầu bay cấp hoặc làm cho có giá trị phải được các Quốc gia ký kết khác công
nhận giá trị, với điều kiện là các yêu cầu mà các chứng chỉ và văn bằng đó được cấp hoặc
được làm cho có giá trị phải ngang bằng hoặc trên tiêu chuẩn tối thiểu đã được thiết lập
cho từng thời kỳ theo Công ước này.
Chương 6. CÁC TIÊU CHUẨN VÀ KHUYẾN NGHỊ THỰC HÀNH QUỐC TẾ
Điều 39. Xác nhận vào chứng chỉ và văn bằng
Bất kỳ người nào có bằng cấp mà không đáp ứng được đầy đủ các tiêu chuẩn quốc
tế liên quan tới hạng, loại của bằng hoặc chứng chỉ thì bằng của người này phải được ghi
chú hoặc được gắn kèm một bản liệt kê những chi tiết mà người này không đáp ứng được
những điều kiện đó.
Điều 42. Công nhận các tiêu chuẩn hiện hành về khả năng của nhân viên
Các quy định của chương này không áp dụng đối với nhân viên mà bằng cấp của họ
bắt đầu đã được cấp trước ngày một năm sau khi ban hành đầu tiên một tiêu chuẩn quốc tế
về khả năng đối với nhân viên đó; nhưng trong bất kỳ trường hợp nào các quy định này
cũng áp dụng đối với tất cả nhân viên có bằng còn hiệu lực năm năm sau ngày ban hành
tiêu chuẩn đó.

 Sự tác động của Công ước Chicago năm 1944 đến hệ thống pháp luật về hàng
không dân dụng của các quốc gia thành viên, trong đó có Việt Nam.

Công ước Chicago có vai trò rất quan trọng đối với hệ thống ngành hàng không trên
toàn thế giới, là tài liệu căn cứ cho những quốc gia thành viên ký kết thành lập các hệ thống
văn bản pháp luật hàng không riêng cho ngành hàng không của từng quốc gia, để ngành
hàng không dân dụng có thể phát triển một cách an toàn và trật tự và để các dịch vụ vận
chuyển hàng không dân dụng quốc tế có thể được thiết lập trên cơ sở bình đẳng về cơ hội
khai thác một cách chính đáng và kinh tế.
Đối với Việt Nam, Luật Hàng không Dân dụng Việt Nam năm 2006, Bộ Quy chế
An toàn hàng không và các văn bản hướng dẫn thi hành đã cơ bản thể hiện các quy định
của Công ước Chicago và các điều ước quốc tế về Hàng không Dân dụng mà Việt Nam là
thành viên, yếu tố góp phần thúc đẩy ngành Hàng không dân dụng nước ta hội nhập với
hàng không thế giới, đặc biệt là đáp ứng hệ thống tiêu chuẩn và khuyến cáo thực hành của
ICAO trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của ngành; đảm bảo vị thế và sức cạnh tranh của
doanh nghiệp hàng không Việt Nam trên thị trường quốc tế; đồng thời tạo điều kiện thuận
lợi về hội nhập quốc tế đối với các ngành liên quan như thương mại, du lịch, lưu thông
hàng hóa, hành khách giữa nước ta với các nước.
5

You might also like