Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

Chương II.

Phương pháp chuẩn độ axit - bazo

Phần bài tập


Cân bằng axit - bazơ
1. Dựa vào định nghĩa axit - bazơ của Bronsted, hãy viết các phương trình biểu diễn các
phản ứng trao đổi proton trong dung dịch nước của các chất sau:
a. HCl b. CH3COOH c. NH4Cl d. H2SO4
e. Na2SO4 f. H3PO4 g. Cu(ClO4)2 h. Al(NO3)3
2. Cũng câu hỏi giống như bài 1, nhưng đối với dung dịch nước của các chất sau:
a. NaOH b. NH3 c. KCN
d. CH3COONa e.Na2SO4 f. Na3PO4
3. Tính hằng số cân bằng của phản ứng:
H2O + H2O = H3O+ + OH-
Biết tích số ion của nước tại 250C là 10-14.
4. Tính hằng số bazơ của ion axetat trong nước biết hằng số axit axetic trong dung dịch
nước là 1,74.10-5.
5. Tính hằng số axit của ion amoni trong dung dịch nước, biết hằng số bazơ của amoniac
trong nước là 1,76.10-5.
6. Axit H3PO4 có hằng số phân li axit là Ka1 = 7,6.10-3, Ka2 = 6,2.10-8, Ka3 = 4,2.10-13.
hãy tính hằng số bazơ của dung dịch Na3PO4.
6. Thiết lập công thức tổng quát tính pH của dung dịch chứa 1 cặp axit HA bazơ liên
hợp A-, nồng độ dạng axit là Ca, nồng độ dạng bazơ Cb, axit yếu HA có hằng số axit
Ka.
pH của dung dịch axit - bazơ mạnh
1. Thành lập công thức tính pH của dung dịch axit mạnh, có nồng độ Ca.
2. Thành lập công thức tính pH của dung dịch bazơ mạnh, nồng độ Cb.
3. Tính pH của dung dịch HCl trong nước với nồng độ như sau:
a. 0,1M b. 1.10-7M c. 1.10-8M
4. Tính pH của dung dịch NaOH trong nước với nồng độ như sau:
a. 0,1M b. 1.10-7M c. 1.10-8M
pH của dung dịch đơn axit yếu - đơn bazơ yếu
1. Thiết lập công thức tính pH của dung dịch đơn axit yếu, nồng độ Ca, hằng số Ka.
2. Thiết lập công thức tính pH của dung dịch đơn bazơ yếu, nồng độ Cb, hằng số Kb.

19
Chương II. Phương pháp chuẩn độ axit - bazo

3. Tính pH của dung dịch axit axetic, biết Ka= 1,74.10-5


a. 0,1M b. 0,001M c. 0,0001M
4. Tính pH của dung dịch NH3, biết Kb = 1,76.10-5.
a. 0,1M b. 0,001M c. 0,0001M
pH của dung dịch đa axit yếu - đa bazơ yếu
1. Tính pH của dung dịch axit H3PO4 0,1M, biết Ka1 = 7,6.10-3, Ka2 = 6,2.10-8, Ka3 =
4,2.10-13.
2. Tính pH của dung dịch Na3PO4 0,1M, các hằng số axit như trong bài 1.
3. BHClO4 là một muối hình thành từ bazơ B (Kb= 10-4) và axit percloric, khi phân ly
hình thành BH+ và ClO4-, hỏi dung dịch này mang tính axit hay bazơ. Hãy tính pH của
dung dịch BHClO4 0,1M.
pH của dung dịch chứa cặp axit - bazơ liên hợp, Dung dịch đệm
1. Tính pH của dung dịch chứa CH3COOH 0,1M và CH3COONa 0,1M, biết axit
CH3CHOOH có hằng số axit là 1,74.10-5.
2. Phải thêm bao nhiêu gam CH3COONa vào 500 ml dung dịch CH3COOH 0,25M để
thu được dung dịch có pH= 5(giả sử thể tích không thay đổi khi thêm CH3COONa).
Hằng số phân li của axit axetic cho trong bài 1, Biết C=12, H=1, O= 16, Na =23.
3. Tính pH của dung dịch hỗn hợp NH4Cl 0,2M và NH4OH 0,1M, biết NH4Cl có hằng
số phân li axit là 5,62.10-10.
4. Tính số gam NH4Cl cần phải thêm vào 250 ml dung dịch NH4OH 0,1M để thu được
dung dịch có pH= 10. Hằng số axit của NH4Cl cho trong bài 3, N = 14, H= 1, Cl = 35,5.
Chuẩn độ axit - bazơ
Chất chỉ thị axit - bazơ
1. Thế nào là khoảng chuyển màu của chất chỉ thị axit - bazơ? Một chất chỉ thị là một
axit hữu cơ yếu HInd có hằng số phân li axit là 5.10-8. Dạng axit có màu vàng, dạng
bazơ có màu xanh. Mắt người nhận được màu của dạng axit khi nồng độ của nó lớn hơn
nồng độ của dạng bazơ 10 lần, và nhận được màu của dạng bazơ khi nồng độ của nó lớn
hơn dạng axit 2 lần. Tính khoảng đổi màu của chất chỉ thị đó?
2. Một chất chỉ thị dạng bazơ Ind- có hằng số phân li axit là 3,16.10-4 dạng axit màu đỏ,
dạng bazơ màu vàng. Ta phân biệt được dạng axit khi nồng độ của nó lớn hơn nồng độ

20
Chương II. Phương pháp chuẩn độ axit - bazo

dạng bazơ 2,5 lần và nhận được màu của dạng bazơ khi nồng độ của nó lớn hơn nồng
độ dạng axit 8 lần.
Chuẩn độ axit mạnh - bazơ mạnh
1. Tính pH tại điểm tương đương, pH tại bước nhảy pH (khi còn 0,1% dung dịch chưa
bị chuẩn độ và khi dư 0,1% dung dịch chuẩn) khi chuẩn độ dung dịch HCl có nồng độ
trong các trường hợp sau bằng dung dịch NaOH 0,1N.
a. HCl 0,1N b. HCl 0,01N HCl 0,001N
Nhận xét kết quả trong các trường hợp trên và rút ra kết luận.
2. Trình bày nguyên tắc chung để chọn chất chỉ thị axit - bazơ để xác định điểm tương
đương (thực chất là xác định điểm cuối của phép chuẩn độ) trong phương pháp chuẩn
độ axit - bazơ. Hãy chất chỉ thị nào trong số các chất chỉ thị dưới đây khi chuẩn độ dung
dịch HCl 0,1N bằng dung dịch NaOH cùng nồng độ để phép sai số nằm trong khoảng ±
0,1%.
Chất chỉ thị Khoảng pH đổi màu Chỉ số định phân pT Màu dạng axit Màu dạng bazơ
Metyl da cam 3,1- 4,4 4,0 Da cam Vàng
Metyl đỏ 4,4 - 6,2 5,5 Đỏ Vàng
Phenol đỏ 6,4 - 8,0 7,0 Vàng Đỏ
Phenolphtalein 8,0 - 10,0 9,0 Không màu Hồng
Trong số các chất chỉ thị đã chọn, dùng chất chỉ thị nào chính xác nhất, giải thích?
Chuẩn độ axit yếu bằng bazơ mạnh
1. Tính pH trong quá trình chuẩn độ 1 đơn axit yếu HA, nồng độ ban đầu là Ca, hằng số
phân li axit là Ka.Giải thích tại sao chỉ chuẩn độ được các đơn axit yếu có hằng số pKa<
7
2. Chuẩn độ 50 ml các axit HA 0,1N bằng NaOH cùng nồng độ, các hằng số phân li
axit được cho trong bảng sau. Tính pH tại bước nhảy pH và tại điểm tương đương. So
sánh các trường hợp và rút ra kết luận.
CHCl2COOH Ka = 2,3.10-2 HCOOH Ka =1,8.10-4
CH3COOH Ka =1,4.10-5
3. Chuẩn độ 50 ml dung dịch CH3COOH 0,1N bằng dung dịch NaOH 0,2N. Tính pH tại
bước nhảy pH và điểm tương đương. Chọn chất chỉ thị thích hợp trong các chất chỉ thị
cho dưới đây với sai số cho phép là ± 0,1%.

21
Chương II. Phương pháp chuẩn độ axit - bazo

Chất chỉ thị Khoảng pH đổi màu Chỉ số định phân pT Màu dạng axit Màu dạng bazơ
Metyl da cam 3,1- 4,4 4,0 Da cam Vàng
Metyl đỏ 4,4 - 6,2 5,5 Đỏ Vàng
Phenol đỏ 6,4 - 8,0 7,0 Vàng Đỏ
Phenolphtalein 8,0 - 10,0 9,0 Không màu Hồng
Trong các chất chỉ thị trên chất chỉ thị nào là tốt nhất, giải thích?
4. Chuẩn độ 50 ml dung dịch axit yếu HA, bằng dung dịch NaOH 0,2N. Sau khi thêm
20ml dung dịch NAOH thì pH của dung dịch bằng 6,5. Tính nồng độ của axit HA,
biết hằng số axit của HA là 1,74.10-5.
0.0814N
5. Chuẩn độ Vaml dung dịch axit yếu HA 0,1N bằng dung dịch NaOH cùng nồng độ,
tình Ka của axit yếu HA sao cho bước nhảy pH của phản ứng chuẩn độ là 2 đơn vị
pH
10-4.7
6. Ka của axit HA phải bằng bao nhiêu để khi chuẩn độ Vaml dung dịch axit yếu HA
0,1N bằng NaOH cùng nồng độ để trên đường cong chuẩn độ không còn bước nhảy
pH.
10-6.7
7. Cân 1,250g axit yếu HA, hòa tan thành 50,00ml dung dịch. Dùng dung dịch chuẩn
NaOH 0,0900M để chuẩn độ dung dịch HA đó. Biết rằng khi thêm vào 8,24ml NaOH
thì pH của dung dịch là 4,30 và khi thêm vào 41,20ml thì đạt được điểm tương
đương. Hãy tính:
a. Khối lượng phân tử của HA
b. Hằng số phân ly axit của HA
c. Tính pH tại điểm tương đương của phản ứng chuẩn độ trên.
d. Giả sử khi kết thúc chuẩn độ tại pH= 7 (phenol đỏ đổi màu) thì sai số của phép
chuẩn độ là bao nhiêu ?
8. Cần phải thêm bao nhiêu ml dung dịch NaOH 0,1M vào 50ml dung dịch CH3COOH
0,2M để pH của dung dịch cuối cùng bằng:
a. 4,00 b. 5,50 c. 7,00
Chuẩn độ bazơ yếu bằng axit mạnh

22
Chương II. Phương pháp chuẩn độ axit - bazo

1. Chuẩn độ Vml dung dịch bazơ yếu B , nồng độ Cb, hằng số bazơ là Kb bằng axit HCl
có nồng độ Ca. Hãy tính pH tại các thời điểm thêm axit HCl.
2. Chuẩn độ 30 ml dung dịch NH4OH 0,1N bằng dung dịch HCl cùng nồng độ. Hãy
tính pH trong các trường hợp sau;
a. Khi chưa thêm HCl
b. Khi thêm được 20 ml HCl
c. Khi thêm được 30 ml HCl
d. Khi thêm được 40 ml HCl
e. Hãy chọn chất chỉ thị thích hợp trong các chất chỉ sau để phép chuẩn đọ không vượt
quá sai số ±0,1%.
Chất chỉ thị Khoảng pH đổi màu Chỉ số định phân pT Màu dạng axit Màu dạng bazơ
Metyl da cam 3,1- 4,4 4,0 Da cam Vàng
Metyl đỏ 4,4 - 6,2 5,5 Đỏ Vàng
Phenol đỏ 6,4 - 8,0 7,0 Vàng Đỏ
Phenolphtalein 8,0 - 10,0 9,0 Không màu Hồng
Trong đó chất chỉ thị nào tốt nhất, giải thích?

23

You might also like