Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Trong tác phẩm kinh tế học kinh điển “Sự phồn vinh của các quốc gia” xuất

bản
năm 1776, nhà triết học, kinh tế học Adam Smith đã nhận thấy những cơ hội chưa từng
có cho các nhà sản xuất để tăng năng xuất lao động và giảm giá sản phẩm một cách đáng
kể. Không phải bằng cách bắt người lao động làm nhanh hơn, mà là đơn giản hóa hàng
loạt. Một nguyên tắc đã được ông minh họa một ví dụ mà đã ảnh hưởng đến nền sản xuất
cho đến ngày hôm nay. Đó là “nguyên tắc phân công lao động”.

Nguyên tắc của Smith xuất phát từ việc quan sát những người công nhân chuyên
nghiệp làm việc trong một phân xường sản xuất đinh ghim. Nếu mỗi người công nhân chỉ
làm một khâu trong quy trình sản xuất chiếc đinh ghim sẽ tạo ra số lượng là 48.000 cái
trong một ngày. Nhưng nếu những người công nhân này mỗi người tự làm hết các quy
trình để làm ra một cái đinh ghim thì mỗi công nhân trong 1 ngày làm không quá 20 cái
đinh ghim, thậm chí có người còn không làm được cái nào.

Ngày nay các công ty trên toàn cầu đều hoạt động theo tư tưởng của Adam Smith
là sự phân công lao động hoặc chuyên môn hóa lao động mà kết quả của nó là phân chia
nhỏ công việc. Các nhân viên không bao giờ hoàn thành trọn vẹn một công việc mà chỉ
làm một mẩu của công việc mà thôi.

1. Việc phân công lao động đã tạo ra những lợi thế cho doanh nghiệp, yếu tố nào
đã tạo ra lợi thế đó?

Trong những năm 1820 người Mỹ đã phát triển hệ thống đường sắt khắp cả nước
để phục vụ di chuyển cũng như phát triển đất nước. Chính các công ty đường sắt đã sáng
tạo ra hệ thống quản lý kinh doanh hiện đại.

Để tránh các đoàn tàu chạy trên cùng một đường ray từ hai hướng có thể đâm vào
nhau, các công ty đường sắt đã phát minh ra các quy chế hoạt động chính thức, cơ cấu tổ
chức và cơ chế cần thiết để tiến hành. Ban quản lý lập ra quy tắc cho mọi tình huống bất
trắc mà họ có thể tưởng tượng ra, cũng như vach ra ranh giới một cách rõ ràng giữa cấp
chỉ huy và người phục tùng. Các công ty đường sắt lập ra nguyên tắc làm việc theo mệnh
lệnh cho các nhân viên của mình đó là cách duy nhất để điều khiển hệ thống đường sắt dễ
dàng, đảm bảo hoạt động tốt và an toàn. Hệ thốn chỉ huy – điều khiển đã được xác lập tại
các công ty ngày nay chứa đựng những nguyên tắc tương tự mà các công ty đường sắt áp
dụng hơn 150 năm về trước.

Đầu thế kỷ 20, Herry Ford đã hoàn thiện quan điểm của Smith về phân chia lao
động thành các động tác nhỏ và lặp đi lặp lại. Thay vì cần có các thợ lắp ráp có tay nghề
để lắp ráp ra chiếc ôtô từ các chi tiết. Ford đã giảm công việc của mỗi người công nhân
xuống chỉ còn một động tác lắp ráp một chi tiết theo cách thưc quy định. Lúc đầu, công
nhân phải đi đi lại lại từ vị trí này đến vị trí khác, tức là công nhân tìm đến công việc. Với
phát minh dây truyền lắp ráp, một phát hiện của Ford, thì nay công việc tìm đến công
nhân.

Cuối cùng là Alfred Sloan sau khi ông nắm quyền GM, ông đã hoàn thiện hệ
thống quản lý do Ford đi tiên phong và hệ thống tổng thể do ông lập ra chính là khuôn
mẫu về sản xuất đại trà được ứng dụng cho đến ngày hôm nay. Sloan đã phân chia thành
các đơn vị nhỏ phân tán để các giám đốc từ các phòng chỉ huy đặt tại nhà máy có thể
kiểm soát dễ dàng quy trình sản xuất bằng cách kiểm tra các số liệu về sản xuất và tài
chính. Sloan lập ra các phân xưởng khác nhau cho các dòng xe khác nhau, và các phân
xưởng khác để sản xuất các linh kiện khác của ôtô. Theo ông, các nhà lãnh đạo công ty
không cần có kiến thức chuyên môn sâu về kỹ thuật hay quy trình sản xuất vì các quy
trình đó có thể để các chuyên gia đảm nhận. Họ chỉ cần chú ý nhìn vào “các con số” liên
quan đến mua, bán, mức độ tồn kho, thị phần do các bộ phận do công ty gửi đến, để xem
những bộ phận này hoạt động có tốt hay không. Nếu không, họ sẽ yêu cầu biện pháp khắc
phục thích hợp.

Trong những năm 1950 đến 1960, mối quan tâm của các nhà lãnh đạo công ty là
năng lực sản xuất và làm sao đáp ứng được nhu cầu tăng lên chưa từng thấy. Tăng năng
lực sản xuất sớm hay trễ đều mang lại những hậu quả không mong muốn cho các ông chủ
công ty, vì vậy các công ty đã phát triển hệ thống quản lý về phân bổ nguồn tài chính, lập
kế hoạch, và kiểm soát phức tạp hơn bao giờ hết.

Cơ cấu tổ chức theo hình tháp được áp dụng tại hầu hết các công ty, rất phù hợp
với thời kỳ phát triển cao vì nó đơn giản chỉ là leo thang được. Khi công ty muốn phát
triển thêm thì chỉ đơn giản tăng thêm số lượng lao động tùy sự cần thiết ở đáy hình tháp,
rồi cộng với số lượng cán bộ quản lý ở phía trên hình tháp. Với cách tổ chức như vậy
cộng với việc chia nhỏ công việc ra thì việc quản lý công ty trở nên dễ dàng, và các kế
hoạch được vạch ra và được thực hiện trên cơ sở như vậy.

2. Cơ cấu tổ chức theo hình tháp có những ưu và khuyết điểm nào?

You might also like