Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 89

Chương 1: CƠ CHẾ DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ

Bài 1: GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN


I . KHÁI NIỆM:
Gen là một đoạn ADN mang thông tin mã hóa một chuỗi polipeptit hay một phân tử ARN.
II. MÃ DI TRUYỀN:

Gen phiên mã mARN dịch mã Protein


(A,T,G,X) (A,U,G,X) (20 loại axit amin)
Bộ ba mã gốc bộ ba mã sao trình tự aa
( triplet ) ( codon )

− Mã di truyền: là mã bộ ba, gồm 3 nu kế tiếp nhau, mã hóa 1 aa.


− Có 64 bộ ba.
− Bộ ba mở đầu dịch mã là 5’AUG3’: + mã hóa mêtiônin ở SV nhân thực.
+ mã hóa foocmin mêtiônin ở SV nhân sơ.
− Bộ ba kết thúc dịch mã (không mã hóa aa) là 5’UAA3’, 5’UAG3’, 5’UGA3’.
 có 61 bộ ba mã hóa aa.
− Đặc điểm của mã di truyền:
+ tính liên tục: đọc liên tục không gối lên nhau.
+ tính phổ biến: hầu hết các loài đều dùng chung một bảng mã di truyền.
+ tính đặc hiệu: 1 bộ ba chỉ mã hóa cho 1 loại aa.
+ tính thoái hóa: Nhiều bộ ba có thể mã hóa 1 loại aa.

III. CƠ CHẾ NHÂN ĐÔI CỦA ADN:


− Diễn ra trước khi tế bào phân chia (pha S của kì trung gian).
− Nguyên tắc:
+ NT bổ sung: A – T; G – X.
+ NT bán bảo tồn: trong mỗi ADN con có 1 mạch của ADN mẹ, còn 1 mạch mới được tổng
hợp.
+ NT khuôn mẫu: cả hai mạch đơn của ADN mẹ làm khuôn để tổng hợp mạch mới.
− Nguyên liệu: các nu tự do A, T, G, X và A, U, G, X.
− Enzim gồm:
+ Enzim tháo xoắn;
+ Enzim ADN – polimeraza: tổng hợp mạch đơn mới theo chiều 5’ – 3’;
+ Enzim ligaza: nối các đoạn Okazaki.
− Trên mạch khuôn 3’ – 5’, mạch mới được tổng hợp liên tục cùng với chiều tháo xoắn.
− Trên mạch khuôn 5’ – 3’, mạch mới được tổng hợp gián đoạn, ngược với chiều tháo xoắn.
− Kết quả: 1 lần nhân đôi tạo 2 phân tử ADN con

1
Câu 1: Nuclêôtit là đơn phân cấu tạo nên
A. Gen B. ARN pôlimeraza C. ADN pôlimeraza D. hoocmôn insulin
Câu 2: Một trong những đặc điểm của mã di truyền là
A. không có tính thoái hoá. B. mã bộ ba.
C. không có tính phổ biến. D. không có tính đặc hiệu.
Câu 3: Trong các bộ ba sau đây, bộ ba nào là bộ ba kết thúc?
A. 3' AGU 5'. B. 3' UAG 5'. C. 3' UGA 5'. D. 5' AUG 3'.
Câu 4: Phân tích thành phần hóa học của một axit nuclêic cho thấy tỉ lệ các loại nuclêôtit như sau:
A = 20%; G = 35%; T = 20%. Axit nuclêic này là
A. ADN có cấu trúc mạch đơn. B. ARN có cấu trúc mạch đơn.
C. ADN có cấu trúc mạch kép. D. ARN có cấu trúc mạch kép.
Câu 5: Các bộ ba trên mARN có vai trò quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã là:
A. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AUG5’. B. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’AGU5’.
C. 3’UAG5’; 3’UAA5’; 3’UGA5’. D. 3’GAU5’; 3’AAU5’; 3’AGU5’.
Câu 6: Một gen có 900 cặp nuclêôtit và có tỉ lệ các loại nuclêôtit bằng nhau. Số liên kết hiđrô của
gen là
A. 2250.
B. 1798.
C. 1125.
D. 3060.
Câu 7: Một gen ở vi khuẩn E. coli có 2300 nuclêôtit và có số nuclêôtit loại X chiếm 22% tổng số
nuclêôtit của gen. Số nuclêôtit loại T của gen là
A. 644.
B. 506.
C. 322.
D. 480.
Câu 8: Phân tử ADN ở vùng nhân của vi khuẩn E. coli chỉ chứa N15 phóng xạ. Nếu chuyển
những vi khuẩn E. coli này sang môi trường chỉ có N14 thì mỗi tế bào vi khuẩn E. coli này sau 5
lần nhân đôi sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử ADN ở vùng nhân hoàn toàn chứa N 14?
A. 32.
B. 30.
C. 16.
D. 8.
Câu 9: Trong các phát biểu sau, có bao nhiêu phát biểu đúng về ADN ở tế bào nhân thực?
(1) ADN tồn tại ở cả trong nhân và trong tế bào chất.
(2) Các tác nhân đột biến chỉ tác động lên ADN trong nhân tế bào mà không tác động lên
ADN trong tế bào chất.
(3) Các phân tử ADN trong nhân tế bào có cấu trúc kép, mạch thẳng còn các phân tử ADN
trong tế bào chất có cấu trúc kép, mạch vòng.
(4) Khi tế bào giảm phân, hàm lượng ADN trong nhân và hàm lượng ADN trong tế bào chất
của giao tử luôn giảm đi một nửa so với tế bào ban đầu.
A. 3. B. 1. C. 4. D. 2.

2
Bài 2: PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ
I. PHIÊN MÃ:
❖ Là quá trình tổng hợp ARN.
− ARN thông tin (mARN): làm khuôn tổng hợp protein.
− ARN vận chuyển (tARN): vận chuyển aa đến riboxom để tổng hợp protein.
− ARN riboxom (rARN): rARN + protein = riboxom.
❖ Cơ chế phiên mã:
− Nguyên tắc:
+ NT bổ sung: A – U; T – A; G – X; X – G.
+ NT khuôn mẫu: 1 mạch đơn của gen (chiều 3’ – 5’), gọi là mạch mã gốc làm khuôn tổng
hợp ARN.
− Nguyên liệu: các nu tự do A, U, G, X.
− Kết quả: 1 lần phiên mã tạo 1 phân tử ARN.
− Thứ tự diễn biến: enzim ARN – polimeraza bám vào vùng khởi động trên gen → bắt đầu
tháo xoắn gen → tổng hợp mạch ARN theo chiều 5’ – 3’→ kết thúc.
II. DỊCH MÃ :
− Là quá trình tổng hợp chuỗi polipeptit (để tổng hợp protein).
− Xảy ra trong tế bào chất.
− Các thành phần tham gia: mARN; tARN; ribôxôm, axit amin.
− Gồm 2 giai đoạn Hoạt hóa a.a
Tổng hợp chuỗi polipeptit
1. Hoạt hóa aa:
Gắn a.a vào tARN tương ứng nhờ enzim và ATP tạo phức hợp aa – tARN.
2.Tổng hợp chuỗi polipeptit:
(1) Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu.
(2) Anticodon của phức hợp Met – tARN (UAX) gắn bổ sung với codon mở đầu (AUG)
trên mARN.
(3) Tiểu đơn vị lớn kết hợp với tiểu đơn vị bé của ribôxôm tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh.
(4) Anticodon của phức hợp aa1 – tARN gắn bổ sung với codon thứ hai trên mARN (aa1:
axit amin đứng liền sau axit amin mở đầu).
(5) Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aa1.
(6) Ribôxôm dịch đi một codon trên mARN theo chiều 5 ’ → 3’.
(7) … quá trình cứ thế tiếp diễn đến khi gặp codon kết thúc, giải phóng chuỗi polipeptit sơ
khai.
(8) Cắt bỏ aa mở đầu (Met) để tạo thành chuỗi polipeptit hoàn chỉnh, tiếp tục hình thành cấu
trúc bậc cao hơn của protein.
Chú ý: 1 phân tử mARN có thể gắn với nhiều Ribôxôm tạo thành chuỗi poliriboxom (polixôm)
để tăng hiệu suất tổng hợp protein.

3
Câu 1: Trong quá trình dịch mã, loại axit nuclêic có chức năng vận chuyển axit amin là
A. mARN. B. ADN. C. rARN. D. tARN.
Câu 2: Trong quá trình dịch mã, trên một phân tử mARN thường có một số ribôxôm cùng hoạt động. Các ribôxôm này
được gọi là
A. pôliribôxôm. B. pôlinuclêôxôm. C. pôlinuclêôtit. D. pôlipeptit.
Câu 3: Ở sinh vật nhân thực, quá trình nào sau đây không xảy ra trong nhân tế bào?
A. Tái bản ADN (nhân đôi ADN). B. Dịch mã.
C. Nhân đôi nhiễm sắc thể. D. Phiên mã.
Câu 4: Bộ ba đối mã (anticôđon) của tARN vận chuyển axit amin mêtiônin là
A. 5'AUG3'. B. 3'XAU5'. C. 5'XAU3'. D. 3'AUG5'.
Câu 5: Loại axit nuclêic nào sau đây mang bộ ba đối mã (anticôđon)?
A. ADN. B. rARN. C. mARN. D. tARN.
Câu 6: Khi nói về cơ chế dịch mã ở sinh vật nhân thực, nhận định nào sau đây không đúng?
A. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 5'→3' trên phân tử mARN.
B. Khi dịch mã, ribôxôm chuyển dịch theo chiều 3'→5' trên phân tử mARN.
C. Trong cùng một thời điểm có thể có nhiều ribôxôm tham gia dịch mã trên một phân tử mARN.
D. Axit amin mở đầu trong quá trình dịch mã là mêtiônin.
Câu 7: Ở sinh vật nhân thực, nguyên tắc bổ sung giữa G-X, A-U và ngược lại được thể hiện trong cấu trúc phân tử và
quá trình nào sau đây?
(1) Phân tử ADN mạch kép (2) phân tử tARN
(3) Phân tử prôtêin (4) Quá trình dịch mã
A. (1) và (2) B. (2) và (4) C. (1) và (3) D. (3) và (4)
Câu 8: Số axitamin trong chuỗi pôlipeptit hoàn chỉnh được tổng hợp từ phân tử mARN có 1.500 nu là:
A. 1.500
B. 498
C. 499
D. 500
Câu 9: Cho đoạn phân tử ARN có trình tự nu: 5’…UUAGAXAGU…3’. Trình tự nu trên -trên mạch gốc của gen đã
phiên mã ra phân tử ARN đó là:
A. 5’…AATXTGTXA…3’ B. 3’…AATXTGTXA…5’
C. 3’…TTAGAXAGT…5’ D. 5’…TTAGAXAGT…3’
Câu 10: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình phiên mã:
(1) ARN pôlimeraza bắt đầu tổng hợp mARN tại vị trí đặc hiệu (khởi đầu phiên mã).
(2) ARN pôlimeraza bám vào vùng điều hoà làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch gốc có chiều 3' → 5'.
(3) ARN pôlimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 3' → 5'.
(4) Khi ARN pôlimeraza di chuyển tới cuối gen, gặp tín hiệu kết thúc thì nó dừng phiên mã.
Trong quá trình phiên mã, các sự kiện trên diễn ra theo trình tự đúng là
A. (1) → (4) → (3) → (2). B. (1) → (2) → (3) → (4).
C. (2) → (1) → (3) → (4). D. (2) → (3) → (1) → (4).
Câu 11: Cho các sự kiện diễn ra trong quá trình dịch mã ở tế bào nhân thực như sau:
(1) Bộ ba đối mã của phức hợp Met – tARN (UAX) gắn bổ sung với côđon mở đầu (AUG) trên mARN.
(2) Tiểu đơn vị lớn của ribôxôm kết hợp với tiểu đơn vị bé tạo thành ribôxôm hoàn chỉnh.
(3) Tiểu đơn vị bé của ribôxôm gắn với mARN ở vị trí nhận biết đặc hiệu.
(4) Côđon thứ hai trên mARN gắn bổ sung với anticôđon của phức hệ aa 1 – tARN (aa1: axit amin đứng liền sau
axit amin mở đầu).
(5) Ribôxôm dịch đi một côđon trên mARN theo chiều 5’ → 3’.
(6) Hình thành liên kết peptit giữa axit amin mở đầu và aa1.
Thứ tự đúng của các sự kiện diễn ra trong giai đoạn mở đầu và giai đoạn kéo dài chuỗi pôlipeptit là:
A. (3) → (1) → (2) → (4) → (6) → (5). B. (1) → (3) → (2) → (4) → (6) → (5).
C. (2) → (1) → (3) → (4) → (6) → (5). D. (5) → (2) → (1) → (4) → (6) → (3).

4
Bài 3: ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN

I. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN:


− Khái niệm: là điều hòa lượng sản phẩm của gen.
− Xảy ra ở nhiều cấp độ: phiên mã, sau phiên mã, dịch mã, sau dịch mã.
− Ở sinh vật nhân sơ, chủ yếu điều hòa cấp độ phiên mã.
II. ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG CỦA GEN Ở SINH VẬT NHÂN SƠ:
➢ Khái niệm Opêron: là cụm gen cấu trúc có chung 1 cơ chế điều hòa.
Vd: Opêron Lac ở vi khuẩn E.Coli điều hòa tổng hợp Enzim phân giải đường lactôzơ.
1. Cấu tạo của Opêron Lac: gồm các thành phần:
− Vùng khởi động P (Promoter): là nơi ARN polimeraza bám vào để khởi động phiên mã.
− Vùng vận hành O (Operator): liên kết với protein ức chế → ngăn cản phiên mã.
− Nhóm gen cấu trúc (Z, Y, A): tổng hợp enzim phân giải đường lactôzơ.
Gen điều hòa R không nằm trong Operon Lac, có vai trò tổng hợp protein ức chế.

Gen điều hòa Opêron Lac


P R P O Z Y A

2. Cơ chế hoạt động của Opêron Lac:


− Khi không có lactôzơ: protein ức chế gắn vào vùng O
→ ARN polimeraza không liên kết với vùng P
→ làm các gen cấu trúc Z, Y, A không phiên mã.
− Khi có lactôzơ: lactôzơ sẽ liên kết với protein ức chế
→ protein ức chế bị biến đổi không gắn được vào vùng O
→ ARN polimeraza liên kết với vùng P
→ các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã và dịch mã tổng hợp ezim phân giải đường lactôzơ.

Câu 1: Ở sinh vật nhân sơ, điều hòa hoạt động của gen diễn ra chủ yếu ở giai đoạn
A. trước phiên mã. B. sau dịch mã. C. dịch mã. D. phiên mã.
Câu 2: Trong mô hình cấu trúc opêron Lac ở vi khuẩn E.coli , vùng khởi động
A. mang thông tin quy định cấu trúc enzim ADN pôlimeraza.
B. mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế.
C. là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết để ngăn cản sự phiên mã.
D. là nơi ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
Câu 3: Trong mô hình cấu trúc của opêron Lac, vùng vận hành là nơi
A. chứa thông tin mã hoá các axit amin trong phân tử prôtêin cấu trúc.
B. ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
C. prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.

5
D. mang thông tin quy định cấu trúc prôtêin ức chế.
Câu 4: Thành phần nào sau đây không thuộc thành phần cấu trúc của opêron Lac ở vi khuẩn E.
Coli?
A. Vùng vận hành (O) là nơi prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã.
B. Gen điều hoà (R) quy định tổng hợp prôtêin ức chế.
C. Vùng khởi động (P) là nơi ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
D. Các gen cấu trúc (Z, Y, A) quy định tổng hợp các enzim phân giải đường lactôzơ.
Câu 5: Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac ở vi khuẩn E. coli, vùng khởi động
(promoter) là
A. nơi mà chất cảm ứng có thể liên kết để khởi đầu phiên mã.
B. những trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó prôtêin ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên
mã.
C. những trình tự nuclêôtit mang thông tin mã hoá cho phân tử prôtêin ức chế.
D. nơi mà ARN pôlimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
Câu 6: Trong cơ chế điều hòa hoạt động gen của opêron Lac ở vi khuẩn E.coli, gen điều hòa có vai
trò
A. khởi đầu quá trình phiên mã của các gen cấu trúc
B. quy định tổng hợp prôtêin ức chế
C. kết thúc quá trình phiên mã của các gen cấu trúc
D. quy định tổng hợp enzim phân giải lactôzơ
Câu 7: Trong cơ chế điều hoà hoạt động của opêron Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi
trường có lactôzơ và khi môi trường không có lactôzơ?
A. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.
B. Gen điều hoà R tổng hợp prôtêin ức chế.
C. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.
D. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã.

Bài 4: ĐỘT BIẾN GEN


1. Thế nào là Đột biến gen, Đột biến điểm, Thể đột biến?
− Đột biến gen: là biến đổi trong cấu trúc của gen.
− Đột biến điểm: là liên quan đến 1 cặp nu trong gen.
− Thể đột biến: là cá thể mang gen đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình.
Ví dụ: gen a là đột biến thì thể đột biến có kiểu gen aa.
2. Các tác nhân nào gây ra đột biến?
− Các chất hóa học: 5BU (5-Brôm Uraxin), EMS (Ethyl methanesulfonate), …
− Các tác nhân vật lí: như tia phóng xạ, tia tử ngoại…
− Các tác nhân sinh học:
+ virut.
+ những rối loạn sinh lí, sinh hóa của tế bào.

6
3. Hậu quả của đột biến thay thế 1 cặp nu?
− Thay thế 1 cặp nu trong gen → có thể thay đổi 1 aa trong prôtêin → có thể thay đổi chức
năng prôtêin.
− Có thể không làm thay đổi hoặc làm thay đổi 1 liên kết hidro trong gen
4. Hậu quả của đột biến thêm hoặc mất 1 cặp nu?
− Thêm hoặc mất 1 cặp nu trong gen → thay đổi trình tự aa từ vị trí đọc sai trong chuỗi
polipeptit → thay đổi chức năng prôtêin.
− Làm thay đổi 2 liên kết hidro là liên quan cặp A – T; 3 liên kết hidro là liên quan cặp G – X.
5. Cơ chế phát sinh: thường do rối loạn nhân đôi ADN
− Sự kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN:
Guanin dạng hiếm (G*) làm thay G – X bằng A – T.
− Tác động của các tác nhân gây đột biến:
+ Hóa học: 5 BU thay A – T bằng G – X và ngược lại.
+ Vật lý: tia tử ngoại (UV) làm cho 2 timin trên cùng 1 mạch ADN liên kết
→ mất cặp A – T.
6. Hậu quả của đột biến gen?
− Đột biến gen có thể có hại, có lợi hoặc trung tính.
− Mức độ gây hại của alen đột biến phụ thuộc vào điều kiện môi trường và tổ hợp gen.
− Đột biến điểm ở mức độ phân tử thường trung tính.
7. Vai trò và ý nghĩa của đột biến gen?
Tạo các alen mới → tạo nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cho tiến hóa và chọn giống.

Câu 1: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đột biến gen là những biến đổi trong cấu trúc của gen.
B. Đột biến gen làm thay đổi vị trí của gen trên nhiễm sắc thể.
C. Đột biến gen làm xuất hiện các alen khác nhau trong quần thể.
D. Đột biến gen có thể gây hại nhưng cũng có thể vô hại hoặc có lợi cho thể đột biến.
Câu 2: Ở một gen xảy ra đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác
nhưng số lượng và trình tự axit amin trong chuỗi pôlipeptit vẫn không thay đổi. Giải thích nào sau
đây là đúng?
A. Mã di truyền là mã bộ ba.
B. Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin.
C. Một bộ ba mã hoá cho nhiều loại axit amin.
D. Tất cả các loài sinh vật đều có chung một bộ mã di truyền, trừ một vài ngoại lệ.
Câu 3: Khi nói về đột biến gen, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đột biến gen có thể có lợi, có hại hoặc trung tính đối với thể đột biến.
B. Phần lớn đột biến điểm là dạng đột biến mất một cặp nuclêôtit.
C. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu của quá trình tiến hóa.
D. Phần lớn đột biến gen xảy ra trong quá trình nhân đôi ADN.

7
Bài 5: NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ

I. HÌNH THÁI VÀ CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ


1. Cấu trúc siêu hiển vi của NST = 1 phân tử ADN mạch kép + protein histon
− 1 đoạn phân tử ADN (146 cặp nu) quấn 1¾ vòng quanh 8 histôn → tạo nucleoxom.
− Các nucleoxom nối với nhau → tạo sợi cơ bản (đường kính 11nm, mức xoắn 1).
− Sợi cơ bản xoắn lại → tạo sợi nhiễm sắc (đường kính 30nm, mức xoắn 2).
− Sợi nhiễm sắc xoắn lại → tạo sợi siêu xoắn (đường kính 300nm, mức xoắn 3).
− Sợi siêu xoắn sắp xếp → tạo cromatit (đường kính 700nm, mức xoắn 4).
2. Vai trò của đầu mút NST
Bảo vệ NST, giúp các NST không dính vào nhau
3. Vai trò của tâm động NST
− Liên kết với thoi phân bào
− Để nhìn thấy NST có hình dạng & kích thước đặc trưng, phải quan sát dưới kính hiển vi, vào
kì giữa của nguyên phân, khi NST co xoắn cực đại.
4. Đặc điểm của bộ NST ở phần lớn các loài sinh vật lưỡng bội (2n):
Trong nhân tế bào 2n, NST thường tồn tại thành từng cặp tương đồng giống nhau về hình
thái, kích thước và trình tự các gen.
Nhóm gen liên kết 1 loài bằng số NST trong bộ đơn bội (n). VD: con người có 2n = 46 NST,
thì có số nhóm gen liên kết là 23 nhóm.
5. Ở sinh vật nhân sơ, vật chất di truyền là 1 phân tử ADN trần, mạch kép, dạng vòng.

II. ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST


6. Là những biến đổi cấu trúc NST, tức là sắp xếp lại những khối gen trên 1 NST hoặc giữa
các NST.
 Làm thay đổi hình dạng & cấu trúc NST, thường gây mất cân bằng gen.
7. Các dạng đột biến cấu trúc NST:
− Mất đoạn: làm ngắn NST, thường gây chết.
Ví dụ : mất đoạn ngắn NST số 5 ở người gây hội chứng tiếng mèo kêu.
ABCDE•FGH ⎯mat
⎯doan
⎯⎯
⎯CD
→ ABE•FGH
− Lặp đoạn: làm dài NST, có thể tạo alen mới; tăng hoặc giảm biểu hiện tính trạng.
ABCDE•FGH ⎯lap
⎯doan
⎯⎯CD
→ ABCDCDE•FGH
− Đảo đoạn: góp phần tạo loài mới.
ABCDE•FGH ⎯dao
⎯doan
⎯⎯ ⎯→ ADCBE•FGH
BCD

8
− Chuyển đoạn: thường làm giảm sinh sản.
+ Chuyển đoạn trên 1 NST: ABCDE•FGH ⎯chuyen
⎯ ⎯doan⎯⎯
CD
→ ABE•FGCDH
+ Chuyển đoạn giữa 2 NST không tương đồng:
• Chuyển đoạn tương hỗ: ABCDE•FGH ABNOE•FGH
MNOPQ•RS MCDPQ•RS

• Chuyển đoạn không tương hỗ: ABCDE•FGH ABE•FGH


MNOPQ•RS MNOCDPQ•RS
8. Ý nghĩa : Đột biến cấu trúc NST là nguyên liệu sơ cấp, góp phần tạo loài mới.

Câu 1: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản có
đường kính
A. 11 nm. B. 2 nm. C. 30 nm. D. 300 nm.
Câu 2: Giả sử một nhiễm sắc thể có trình tự các gen là EFGHIK bị đột biến thành nhiễm sắc thể có
trình tự các gen là EFGHIKIK. Đây là đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể thuộc dạng
A. đảo đoạn. B. chuyển đoạn. C. lặp đoạn. D. mất đoạn.
Câu 3: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây làm tăng số lượng gen trên một nhiễm sắc
thể?
A. Lặp đoạn. B. Mất đoạn. C. Chuyển đoạn trên một nhiễm sắc thể. D. Đảo đoạn.
Câu 4: Để loại khỏi nhiễm sắc thể những gen không mong muốn ở một số giống cây trồng, người
ta có thể gây đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể dạng
A. chuyển đoạn. B. lặp đoạn. C. mất đoạn nhỏ. D. đảo đoạn.
Câu 5: Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây làm tăng hoạt tính của enzim amilaza ở
đại mạch, có ý nghĩa trong công nghiệp sản xuất bia?
A. Chuyển đoạn. B. Lặp đoạn. C. Mất đoạn. D. Đảo đoạn.
Câu 6: Khi nói về đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Sự sắp xếp lại các gen do đảo đoạn góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến
hoá.
B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể, vì vậy
hoạt động của gen có thể bị thay đổi.
C. Một số thể đột biến mang nhiễm sắc thể bị đảo đoạn có thể giảm khả năng sinh sản.
D. Đoạn nhiễm sắc thể bị đảo luôn nằm ở đầu mút hay giữa nhiễm sắc thể và không mang tâm
động.
Câu 7: Ở sinh vật nhân thực, vùng đầu mút của nhiễm sắc thể
A. là những điểm mà tại đó phân tử ADN bắt đầu được nhân đôi.
B. là vị trí liên kết với thoi phân bào giúp nhiễm sắc thể di chuyển về các cực của tế bào.
C. là vị trí duy nhất có thể xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân.
D. có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau.
Câu 8: Thành phần chủ yếu của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực gồm
A. ARN mạch đơn và prôtêin loại histôn. B. ADN mạch đơn và prôtêin loại histôn.
C. ARN mạch kép và prôtêin loại histôn. D. ADN mạch kép và prôtêin loại histôn.
Câu 9: Ở một loài thực vật, trên nhiễm sắc thể số 1 có trình tự các gen như sau: ABCDEGHIK. Do
đột biến nên trình tự các gen trên nhiễm sắc thể này là ABHGEDCIK. Đột biến này thuộc dạng
A. đảo đoạn nhiễm sắc thể. B. chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể.
C. lặp đoạn nhiễm sắc thể. D. mất đoạn nhiễm sắc thể.

9
Câu 10: Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây có thể làm cho một gen từ nhóm liên kết
này chuyển sang nhóm liên kết khác?
A. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể B. Lặp đoạn nhiễm sắc thể
C. Chuyển đoạn giữa hai nhiễm sắc thể không tương đồng D. Đảo đoạn nhiễm sắc thể
Câu 11: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, sợi
cơ bản và sợi nhiễm sắc thể có đường kính lần lượt là
A.30 nm và 300 nm B. 11nm và 300 nm C. 11 nm và 30 nm D.30 nm và 11 nm
Câu 12: Sự trao đổi chéo không cân giữa hai crômatit khác nguồn trong cặp nhiễm sắc thể kép
tương đồng xảy ra ở kì đầu của giảm phân I có thể làm phát sinh các loại đột biến nào sau đây?
A. Lặp đoạn và chuyển đoạn nhiễm sắc thể. B. Mất đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể.
C. Mất đoạn và lặp đoạn nhiễm sắc thể. D. Lặp đoạn và đảo đoạn nhiễm sắc thể.
Câu 13: Những dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm thay đổi số lượng và thành phần
gen trên một nhiễm sắc thể là
A. đảo đoạn và chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể B. mất đoạn và đảo đoạn
C. lặp đoạn và chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể D. mất đoạn và lặp đoạn
Câu 14: Những thành phần nào sau đây tham gia cấu tạo nên nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực?
A. mARN và prôtêin. B. tARN và prôtêin. C. rARN và prôtêin. D. ADN và prôtêin.

Bài 6: ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST


I. ĐỘT BIẾN LỆCH BỘI
1. Đột biến lệch bội là gì?
− Là đột biến làm thay đổi số lượng NST ở 1 hay 1 số cặp NST tương đồng.
2. Cơ chế phát sinh đột biến lệch bội: Xảy ra trong phân bào
− Trong giảm phân, ở tế bào sinh dục, 1 cặp NST tương đồng không phân li → tạo các giao tử đột
biến (n – 1) & (n+1).
➔ giao tử (n – 1) kết hợp giao tử (n) → thể một (2n – 1)
➔ giao tử (n+1) kết hợp giao tử (n) → thể ba (2n+1)
− Trong nguyên phân, ở tế bào sinh dưỡng, 1 phần cơ thể bị đột biến (thể khảm).

3. Hậu quả đột biến lệch bội:


− Mất cân bằng gen → cơ thể phát triển không bình thường, gây chết hoặc giảm sức sống hoặc
giảm khả năng sinh sản.
− Hậu quả của đột lệch bội biến ở người:
+ Hội chứng Đao: Do thừa 1 NST thường số 21 (3 NST số 21): 2n + 1 = 47
+ Hội chứng Claiphenter: ở nam (XXY): 2n + 1 = 47
+ Hội chứng 3X: ở nữ (XXX): 2n + 1 = 47
+ Hội chứng Tớcnơ: ở nữ (OX): 2n – 1 = 45
+ Hội chứng hợp tử chết: (OY)

10
4. Ý nghĩa của đột biến lệch bội:
− Tạo nguyên liệu sơ cấp cho quá trình tiến hóa.
− Giúp xác định vị trí của gen trên NST.
II. ĐỘT BIẾN ĐA BỘI: Gồm tự đa bội và dị đa bội.
5. Đột biến tự đa bội:
Gồm: + đa bội chẵn (4n, 6n, 8n…)
+ đa bội lẻ (3n, 5n, 7n…)
6. Cơ chế phát sinh: Do rối loạn phân bào
− Trong giảm phân, ở tế bào sinh dục, tất cả các cặp NST tương đồng không phân li → tạo giao tử
đột biến 2n.
→ giao tử đột biến (2n) kết hợp với các giao tử bình thường (n) → thể tam bội (3n)
giao tử đột biến (2n) kết hợp với các giao tử đột biến (2n) → thể tứ bội (4n)
− Trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử, tất cả các cặp NST tương đồng không phân li → tạo
thể tứ bội (4n).
− Trong nguyên phân, ở tế bào sinh dưỡng, tất cả các cặp NST tương đồng không phân li
→ thể khảm.
7. Đặc điểm thể tự đa bội:
− Hàm lượng ADN tăng gấp bội → sinh tổng hợp protêin mạnh → tế bào to, cơ quan lớn.
− Chống chịu tốt, sinh trưởng phát triển nhanh.
− Thể đa bội chẵn có thể sinh sản hữu tính.
− Thể đa bội lẻ thường không sinh sản hữu tính, có thể sinh sản sinh dưỡng (quả không hạt).
− Thể tự đa bội thường gặp ở thực vật.
8. Thể dị đa bội: phương pháp lai xa + đa bội hóa
Ví dụ: Công trình Karpentrenco:
cải củ x cải bắp ⎯lai
⎯ ⎯ xa
→ con lai: bất thụ ⎯da
⎯boi⎯hoa
⎯→ loài cải mới: hữu thụ
(2n = 18) (2n’= 18) (n + n’) (2n + 2n’) (thể song nhị bội)
Ý nghĩa thể dị đa bội: Tạo loài mới, giống mới.
Câu 1: Giả sử ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 6, các cặp nhiễm sắc thể tương đồng
được kí hiệu là Aa, Bb và Dd. Trong các dạng đột biến lệch bội sau đây, dạng nào là thể một?
A. AaBbDdd. B. AaBbd. C. AaBb. D. AaaBb.
Câu 2: Bằng phương pháp tế bào học, người ta xác định được trong các tế bào sinh dưỡng của một
cây đều có 40 nhiễm sắc thể và khẳng định cây này là thể tứ bội (4n). Cơ sở khoa học của khẳng
định trên là
A. khi so sánh về hình dạng và kích thước của các nhiễm sắc thể trong tế bào, người ta thấy
chúng tồn tại thành từng nhóm, mỗi nhóm gồm 4 nhiễm sắc thể giống nhau về hình dạng và kích
thước.
B. số nhiễm sắc thể trong tế bào là bội số của 4 nên bộ nhiễm sắc thể 1n = 10 và 4n = 40.

11
C. các nhiễm sắc thể tồn tại thành cặp tương đồng gồm 2 chiếc có hình dạng, kích thước giống
nhau.
D. cây này sinh trưởng nhanh, phát triển mạnh và có khả năng chống chịu tốt.
Câu 3: Cho lai giữa cây cải củ có kiểu gen aaBB với cây cải bắp có kiểu gen MMnn thu được F1.
Đa bội hóa F1 thu được thể song nhị bội. Biết rằng không có đột biến gen và đột biến cấu trúc
nhiễm sắc thể, thể song nhị bội này có kiểu gen là
A. aBMMnn. B. aBMn. C. aaBBMn. D. aaBBMMnn.
Câu 4: Hợp tử được hình thành trong trường hợp nào sau đây có thể phát triển thành thể đa bội lẻ?
A. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (n + 1). B. Giao tử (n – 1) kết hợp với giao tử (n + 1).
C. Giao tử (2n) kết hợp với giao tử (2n). D. Giao tử (n) kết hợp với giao tử (2n).
Câu 5: Khi nói về hội chứng Đao ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Tuổi mẹ càng cao thì tần số sinh con mắc hội chứng Đao càng thấp.
B. Người mắc hội chứng Đao vẫn sinh con bình thường.
C. Hội chứng Đao thường gặp ở nam, ít gặp ở nữ.
D. Người mắc hội chứng Đao có ba nhiễm sắc thể số 21.
Câu 6: Một loài thực vật lưỡng bội có 6 nhóm gen liên kết. Do đột biến, ở một quần thể thuộc
loài này đã xuất hiện hai thể đột biến khác nhau là thể một và thể tam bội. Số lượng nhiễm sắc thể
có trong một tế bào sinh dưỡng của thể một và thể tam bội này lần lượt là
A. 6 và 12. B. 11 và 18. C. 12 và 36. D. 6 và 13.
Câu 7: Một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể 2n. Trong quá trình giảm phân, bộ nhiễm sắc thể của
tế bào không phân li, tạo thành giao tử chứa 2n. Khi thụ tinh, sự kết hợp của giao tử 2n này với giao
tử bình thường (1n) sẽ tạo ra hợp tử có thể phát triển thành
A. thể tam bội. B. thể lưỡng bội. C. thể đơn bội. D. thể tứ bội.
Câu 8: Trong tế bào sinh dưỡng của người mắc hội chứng Đao có số lượng nhiễm sắc thể là:
A. 47. B. 45. C. 44. D. 46.
Câu 9: Trong công tác giống, hướng tạo ra những giống cây trồng tự đa bội lẻ thường được áp
dụng đối với những loại cây nào sau đây?
A. Điều, đậu tương. B. Cà phê, ngô. C. Nho, dưa hấu. D. Lúa, lạc.
Câu 10: Người mắc bệnh hoặc hội chứng bệnh nào sau đây là một dạng thể ba?
A. Hội chứng Đao. B. Bệnh ung thư vú.
C. Hội chứng Tơcnơ. D. Bệnh phêninkêto niệu.

12
SƠ ĐỒ PHÂN LOẠI BIẾN DỊ

BIẾN DỊ

BIẾN DỊ KHÔNG DI TRUYỀN


BIẾN DỊ DI TRUYỀN
(THƯỜNG BIẾN)

Biến dị tổ hợp Đột biến

Đột biến gen Đột biến NST

Mất nuclêôtit Đột biến Đột biến


số lượng NST cấu trúc NST

Thêm nuclêôit Lệch bội Mất đoạn

Thay thế nuclêôtit Đa bội Đảo đoạn

Lặp đoạn

Chuyển đoạn

U SƠ ĐỒ PHÂN LOẠI ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NST

ĐỘT BIẾN
SỐ LƯỢNG NST

Lệch Bội Đa bội

Tự đa bội

Thể một 2n – 1 Đa bội lẻ 3n,5n,7n...

Đa bội chẵn 4n,6n…

Thể ba 2n + 1 Dị đa bội

Song nhị bội 2nA+ 2nB

13
Chương II: TÍNH QUY LUẬT CỦA HIỆN TƯỢNG
Bài 8: QUY LUẬT MENDEN: QUY LUẬT PHÂN LI

1. Đối tượng nghiên cứu của Menden là Đậu Hà lan


2. Phương pháp nghiên cứu và phân tích cơ thể lai của Menden?
B1: Cho các cây tự thụ phấn qua nhiều thế hệ tạo dòng thuần chủng.
B2: Lai các dòng thuần chủng khác nhau về 1 hoặc nhiều cặp tính trạng tương phản.
B3: Dùng toán xác suất để phân tích kết quả lai F1, F2, F3, đưa ra giả thuyết.
B4: Tiến hành thí nghiệm chứng minh giả thuyết của mình.

3. Trình bày thí nghiệm và sơ đồ lai 1 cặp tính trạng của Menden

➢ Thí nghiệm: ➢ Sơ đồ lai:

PTC: đậu hoa đỏ x đậu hoa trắng .................................................................

F1: 100% hoa đỏ .................................................................

F2: 705 cây hoa đỏ: 224 cây hoa trắng .................................................................

➢ Quy ước gen: ……………………… .................................................................

……………………… .................................................................

.................................................................

.................................................................

4. Theo Menden, tính trạng do cặp nhân tố di truyền quy định.

5. Theo khoa học hiện đại, tính trạng do cặp alen quy định.

6. Nội dung chủ yếu (thực chất) của định luật phân ly nói về:

Sự phân ly đồng đều của mỗi alen trong cặp alen về các giao tử.

7. Thế nào là hiện tượng trội hoàn toàn? Hiện tượng trội không hoàn toàn?

(Lưu ý: Menden không phát hiện được Hiện tượng trội không hoàn toàn)

− Trội hoàn toàn: là hiện tượng alen trội quy định tính trội lấn át alen lặn cùng cặp để biểu
hiện kiểu hình trội. (PTC khác nhau → F1 100% tính trạng trội).

− Trội không hoàn toàn: là hiện tượng alen quy định tính trội không lấn át alen lặn cùng cặp vì
vậy biểu hiện kiểu hình trung gian. (PTC khác nhau → F1 100% tính trạng trung gian giữa bố
mẹ).

14
8. Để kiểm tra kiểu gen của cơ thể trội, Menden dùng phép lai nào? Ví dụ?

Lai phân tích: Lai giữa cơ thể mang tính trội với cơ thể lặn tương phản

....................................................................... ...........................................................

....................................................................... ...........................................................

....................................................................... ...........................................................

....................................................................... ...........................................................

....................................................................... ...........................................................

9. Điều kiện cần thiết nhất để có quy luật phân ly là gì?

Quá trình giảm phân phải bình thường

Câu 1: Trong thí nghiệm thực hành lai giống để nghiên cứu sự di truyền của một tính trạng ở một
số loài cá cảnh, công thức lai nào sau đây đã được một nhóm học sinh bố trí sai?
A. Cá mún mắt xanh × cá mún mắt đỏ.
B. Cá mún mắt đỏ × cá kiếm mắt đen.
C. Cá kiếm mắt đen × cá kiếm mắt đỏ.
D.Cá khổng tước có chấm màu × cá khổng tước không có chấm màu.
Câu 2: Cơ thể có kiểu gen nào sau đây được gọi là thể đồng hợp tử về cả hai cặp gen đang xét?
A. AABb. B. AaBB. C. AAbb. D. AaBb.
Câu 3: Trong thí nghiệm của Menđen về lai một cặp tính trạng trên đối tượng đậu Hà Lan, khi
cho các cá thể F2 có kiểu hình giống F1 tự thụ phấn bắt buộc ông đã thu được các cá thể F3 có sự
phân li kiểu hình như thế nào?
A. 100% đồng tính.
B. 100% phân tính.
C. 2/3 cho F3 đồng tính giống F1; 1/3 cho F3 phân tính tỉ lệ 3 : 1.
D. 1/3 cho F3 đồng tính giống F1; 2/3 cho F3 phân tính tỉ lệ 3 : 1.
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
Câu 4: Bản chất quy luật phân li của Menđen là
A. sự phân li đồng đều của các alen về các giao tử trong quá trình giảm phân.
B. sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 3 : 1.
C. sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 :1.
D. sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.

15
Câu 5: Điều kiện nào sau đây cần thiết nhất cho quy luật phân ly của Menden:
A. Quá trình giảm phân phải xảy ra bình thường.
B. Alen trội phải trội hoàn toàn so với alen lặn.
C. Số lượng cá thể con phải lớn.
D. Bố mẹ phải thuần chủng
Câu 6: Trội hoàn toàn là trường hợp:
A. Thế hệ lai chỉ xuất hiện 1 tính trạng trội.
B. Tính trạng trội được biểu hiện ở kiểu gen dị hợp.
C. Gen quy định tính trạng trội, hoàn toàn lấn át alen lặn cùng cặp,biểu hiện tính trạng trội ở
thể dị hợp.
D. Tính trạng trội được biểu hiện ở kiểu gen đồng hợp.
Câu 7: Nếu thân cao là tính trội hoàn toàn so với thân thấp. Cho phép lai bố mẹ thuần chủng thân
cao lai với thân thấp. Cho F1 tự thụ. Kết quả biểu hiện ở F2 là:
A. 75% thân cao : 25% thân thấp.
B. 100% thân cao.
C. 75% thân thấp : 25% thân cao.
D. 50% thân cao : 50% thân thấp.
Câu 8: Ở một loài thực vật, A_: màu đỏ, aa: hoa trắng. Phép lai nào sau đây tạo ra con lai đồng
tính (100%) hoa đỏ?
A. Aa x AA.
B. Aa x Aa.
C. aa x aa.
D. Aa x aa.
Câu 9: Di truyền học đã dự đoán được khi bố mẹ có kiểu gen Aa x aa, trong đó gen a gây bệnh ở
người, xác suất đời con bị bệnh sẽ là
A. 100%.
B. 75%.
C. 50%.
D. 25%.
Câu 10: Di truyền học đã dự đoán được khi bố mẹ có kiểu gen Aa x Aa, trong đó gen a gây bệnh ở
người, xác suất đời con bị bệnh sẽ là
A. 12,5%.
B. 75%.
C. 50%.
D. 25%.

Bài 9: QUY LUẬT MENDEN: QUY LUẬT PHÂN LI ĐỘC LẬP


1. Trình bày thí nghiệm của Menden?
Cho lai 2 cặp tính trạng tương phản ở đậu Hà Lan:
PTC Hạt vàng, vỏ trơn x Hạt xanh, vỏ nhăn
F1 100% hạt vàng, vỏ trơn
F2 9 vàng, trơn : 3 vàng, nhăn : 3 xanh, trơn : 1 xanh , nhăn
2. Viết sơ đồ lai:
➢ Quy ước gen: A: vàng; a: xanh – B: trơn, b: nhăn

16
➢ Viết sơ đồ lai:
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
3. Cơ sở tế bào học của quy luật phân ly độc lập:
Các cặp gen quy định các tính trạng khác nhau nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau
phân li độc lập về các giao tử trong quá trình giảm phân.
4. Ý nghĩa của quy luật phân ly độc lập đối với chọn giống và tiến hóa?
− Tạo vô số biến dị tổ hợp → sinh vật đa dạng phong phú là nguyên liệu cho tiến hóa và chọn
giống
− Ứng dụng thực tế: dự đoán kết quả phân li kiểu hình ở đời sau

17
Câu 1: Định luật phân ly độc lập góp phần giải thích hiện tượng:
A. Biến dị tổ hợp vô cùng phong phú ở loài giao phối.
B. Các gen phân ly ngẫu nhiên trong giảm phân và tổ hợp tự do trong thụ tinh.
C. Hoán vị gen.
D. Liên kết gen hoàn toàn.
Câu 2: Nội dung chủ yếu của quy luật phân li độc lập là:
A. Ở F2 , mỗi cặp tính trạng xét riêng rẽ đều phân li theo tỉ lệ 3 : 1.
B. Sự phân li của cặp gen alen này phụ thuộc vào cặp gen alen khác dẫn đến sự di truyền của
các tính trạng phụ thuộc vào nhau.
C. Sự phân li của cặp gen alen này không phụ thuộc vào cặp gen alen khác dẫn đến sự di truyền
riêng rẽ của mỗi cặp tính trạng.
D. Nếu P khác nhau về n cặp tính trạng tương phản thì phân li kiểu hình ở F2 là (3+1)n.
Câu 3: Không thể tìm thấy được 2 người có cùng kiểu gen giống hệt nhau trên trái đất, ngoại trừ
trường hợp sinh đôi cùng trứng vì trong quá trình sinh sản hữu tính
A. các gen có điều kiện tương tác với nhau. B. tạo ra một số lượng lớn biến dị tổ hợp.
C. ảnh hưởng của môi trường. D. dễ tạo ra các biến dị di truyền.
Câu 4: Quy luật phân li độc lập thực chất nói về điều gì?
A. Sự phân li độc lập của các tính trạng qua nhiều thế hệ
B. Sự phân li độc lập của các alen trong quá trình giảm phân
C. Sự phân li của các alen trong cặp alen về các giao tử
D. Tạo nhiều biến dị tổ hợp, làm sinh vật đa dạng phong phú
Câu 5: Kiểu gen nào sau đây là thể đồng hợp:
A. AaBBDdd B. AABBDd C. aaBbDd D. aabbDD
Câu 6: Điều kiện quan trọng nhất của quy luật phân li độc lập là:
A. Bố mẹ phải thuần chủng về tính trạng đem lai
B. Số lượng cá thể phải đủ lớn C. Tính trạng trội phải trội hoàn toàn
D. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau
Câu 7: kiểu gen AABb giảm phân bình thường có thể cho tỉ lệ các loại giao tử là:
A. 2AB:1Bb B. 1AA:1Bb C. 2A:1B:1b D. 1AB:1Ab
Câu 8: kiểu gen AaBb giảm phân bình thường có thể cho tỉ lệ các loại giao tử là:
A. 1AB:1ab B. 1Aa:1Bb: 1AA: 1bb C. 1AB:1Ab:1aB:1ab D. 1Ab:1aB
Câu 9: cá thể có kiểu gen AaBb giảm phân bình thường có thể cho số loại giao tử là:
A. 16 B. 4
C. 8 D. 9
Câu 10: Biết gen trội là trội hoàn toàn, phép lai AaBb x AaBb cho tỉ lệ kiểu hình A-bb là
A. 1/16. B. 3/16.
C. 1/4. D. 3/8.
Câu 11: Biết gen trội là trội hoàn toàn, phép lai AaBb x AaBb cho tỉ lệ kiểu hình aabb là
A. 1/16. B. 3/16.
C. 1/4. D. 3/8.
Câu 12: Biết gen trội là trội hoàn toàn, phép lai AaBb x AaBb cho tỉ lệ kiểu gen đồng hợp về tất cả
các gen là
A. 1/16. B. 3/16.
C. 1/4. D. 3/8.
Câu 13: Biết gen trội là trội hoàn toàn, phép lai AaBb x AaBb cho tỉ lệ kiểu hình mang hai tính trội
thuần chủng là
A. 1/16. B. 3/16. C. 1/4. D. 3/8.

18
Bài 10: TƯƠNG TÁC GEN VÀ TÁC ĐỘNG ĐA HIỆU CỦA GEN
1. Tương tác gen là gì?
Là sự tác động qua lại giữa các gen trong quá trình hình thành một kiểu hình
2. Thí nghiệm lai một cặp tính trạng (phát hiện quy luật tương tác bổ sung)

PTC : gà mào hoa hồng x mào hạt PTC : bí quả tròn x bí quả tròn Ở đậu thơm
đậu F1 : 100% bí quả dẹt PTC : hoa trắng x hoa
F1 : 100% gà mào hồ đào trắng
F1 x F1 :
F1 x F1 : F1 : 100% hoa đỏ
F2 : 9 bí quả dẹt
F2 : 9 gà có mào hồ đào F1 x F1 :
6 bí quả tròn
3 gà có mào hoa hồng F2 : 9 hoa đỏ
1 bí quả dài
3 gà có mào hạt đậu 7 hoa trắng
1 gà có mào đơn

3. Thế nào là tương tác bổ sung?


Sự có mặt của hai hay nhiều gen trội khác locut cùng biểu hiện một tính trạng.
4. Nếu 2 gen phân ly độc lập, tương tác với nhau thì số tổ hợp thu được ở F2 là bao
nhiêu? Tỉ lệ F2 là bao nhiêu thì thuộc quy luật tương tác bổ sung?
16 tổ hợp, với tỉ lệ 9 : 3 : 3 : 1 hoặc 9 : 6 : 1 hoặc 9 :7
5. Thế nào là tương tác cộng gộp? Ví dụ?
Các alen trội thuộc 2 hay nhiều locut tương tác theo kiểu mỗi alen trội làm tăng kiểu hình
lên một chút
6. Tương tác cộng gộp thường gặp ở loại tính trạng nào?
Tính trạng số lượng, ví dụ:
7. Thế nào là tác động đa hiệu của gen? Cho vd?
Một gen tác động lên sự biểu hiện của nhiều tính trạng

Câu 1: Khi lai hai thứ bí ngô quả tròn thuần chủng với nhau thu được F1 gồm toàn bí ngô quả dẹt. Cho F1 tự
thụ phấn thu được F2 có tỉ lệ kiểu hình là 9 quả dẹt : 6 quả tròn : 1 quả dài. Tính trạng hình dạng quả bí ngô
A. do một cặp gen quy định. B. di truyền theo quy luật tương tác cộng gộp.
C. di truyền theo quy luật tương tác bổ sung. D. di truyền theo quy luật liên kết gen.
Câu 2: Khi cho giao phấn các cây hoa đỏ thuần chủng và các cây hoa trắng với nhau, đời lai F2 thu được
9/16 hoa màu đỏ; 7/16 hoa màu trắng. Biết rằng các gen qui định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường.
Tính trạng trên chịu sự chi phối của quy luật
A. tương tác át chế. B. tương tác bổ sung.
C. tương tác cộng gộp. D. phân tính.
Câu 3: Một loài thực vật nếu có cả 2 gen A và B trong cùng một kiểu gen cho màu hoa đỏ, các kiểu gen
khác cho màu hoa trắng. Lai phân tích cá thể có 2 cặp gen dị hợp thì kết quả phân tính là
A. 1 hoa đỏ : 3 hoa trắng B. 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng
C. 1 hoa đỏ : 1 hoa trắng D. 100% hoa đỏ
Câu 4: Ở một giống lúa, chiều cao của cây do 3 cặp gen (A,a; B,b; D,d) cùng quy định, các gen phân li độc
lập. Cứ mỗi gen trội có mặt trong kiểu gen làm cho cây thấp đi 5 cm. Cây cao nhất có chiều cao là 100 cm.
Cây lai được tạo ra từ phép lai giữa cây thấp nhất với cây cao nhất có chiều cao là
A. 70 cm. B. 85 cm. C. 75 cm. D. 80 cm.

19
Bài 11: LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN
I. LIÊN KẾT GEN:
1. Moocgan phát hiện ra quy luật liên kết gen và hoán vị gen.
➢ Đối tượng nghiên cứu: ruồi giấm
2. Thí nghiệm của Moocgan:
➢ Thí nghiệm:
PTC: thân xám, cánh dài x thân đen, cánh ngắn
F1: 100% thân xám, cánh dài
Dùng phép lai phân tích để kiểm tra KG của ruồi ♂F1
Pa: ♂ F1 thân xám, cánh dài x ♀ thân đen, cánh ngắn
Fa: 1 thân xám, cánh dài : 1 thân đen, cánh ngắn
➢ Quy ước gen: .....................................................................................
...................................................................................
...................................................................................
...................................................................................
➢ Sơ đồ lai:

3. Liên kết gen:


Là các gen cùng nằm trên 1 NST và di truyền cùng nhau.
4. Vì sao có hiện tượng liên kết gen?
Vì số lượng gen trong nhân nhiều hơn số lượng NST.
II. HOÁN VỊ GEN:
5. Thí nghiệm của Moocgan và nhận xét:
Dùng phép lai phân tích để kiểm tra kiểu gen của ruồi ♀F1.
Pa: ♀ F1 thân xám, cánh dài x ♂ thân đen, cánh ngắn
Fa: 965 thân xám, cánh dài : 944 thân đen, cánh ngắn :
206 thân xám, cánh ngắn: 185 thân đen, cánh dài

20
6. Sơ đồ lai chứng minh:

7. Thế nào là hiện tượng hoán vị gen?


Hai alen cùng locut trên cặp NST tương đồng đổi chỗ cho nhau
8. Vì sao có hiện tượng hoán vị gen?
Vì có sự trao đổi chéo giữa 2 cromatit trong cặp NST tương đồng ở kì đầu 1 của giảm phân
I.
9. Tần số hoán vị gen:
Là tổng tỉ lệ % các giao tử hoán vị.

III. Ý NGHĨA CỦA HIỆN TƯỢNG LIÊN KẾT GEN VÀ HOÁN VỊ GEN:
10. Ý nghĩa của quy luật liên kết gen:
− Các gen tốt được di truyền cùng nhau → duy trì sự ổn định của loài
11. Ý nghĩa của quy luật hoán vị gen:
− Tạo vô số biến dị tổ hợp → sinh vật đa dạng phong phú
− Các gen tốt có cơ hội gặp gỡ nhau
− Tính tần số hoán vị gen → khoảng cách giữa các gen → lập bản đồ di truyền

Câu 1: Các gen cùng nằm trên một NST, di truyền cùng nhau, hiện tượng này gọi là:
A. Phân li độc lập B. Liên kết gen C. Hoán vị gen D. Tương tác gen
Câu 2: Thế nào là nhóm gen liên kết?
A. Các gen alen cùng nằm trên một NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào
B. Các gen alen nằm trong bộ NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào
C. Các gen không alen nằm trong bộ NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào
D. Các gen không alen cùng nằm trên cùng một NST phân li cùng nhau trong quá trình phân bào
Câu 3: Số nhóm liên kết ở mỗi loài trong tự nhiên thường ứng với:
A. số NST thường trong bộ NST lưỡng bội. B. số NST trong bộ NST lưỡng bội.
C. số NST thường trong bộ NST đơn bội. D. số NST trong bộ NST đơn bội.

21
Câu 4: Trường hợp di truyền liên kết xảy ra khi:
A. Không có hiện tượng tương tác gen và di truyền liên kết với giới tính
B. Các gen nằm trên các cặp NST đồng dạng khác nhau
C. Bố mẹ thuần chủng và khác nhau bởi 2 cặp tính trạng tương phản
D. Các cặp gen quy định tính trạng nằm trên cùng 1 cặp NST tương đồng
Ab
Câu 5: Kiểu gen (hoán vị gen với tần số f= 20%) cho tỉ lệ giao tử ab là
aB
A. 10%. B. 20%.
C. 40%. D. 50%.
AB
Câu 6: Kiểu gen (hoán vị gen với tần số f= 20%) cho tỉ lệ giao tử ab là
ab
A. 10%. B. 20%.
C. 40%. D. 50%.
AB
Câu 7: Kiểu gen có hoán vị gen với tần số 20%, tỉ lệ mỗi loại giao tử là:
ab

A. 20% Ab, 20% aB, 30% AB, 30% ab


B. 30% Ab, 30% aB, 20% AB, 20% ab
C. 10% AB, 10% ab, 40% Ab, 40% aB
D. 10% Ab, 10% aB, 40% AB, 40% ab
Ab
Câu 8: Kiểu gen có hoán vị gen với tần số 20%, tỉ lệ mỗi loại giao tử là:
aB

A. 20% Ab, 20% aB, 30% AB, 30% ab


B. 30% Ab, 30% aB, 20% AB, 20% ab
C. 10% AB, 10% ab, 40% Ab, 40% aB
D. 10% Ab, 10% aB, 40% AB, 40% ab
De
Câu 9: Trong quá trình giảm phân ở một cơ thể có kiểu gen AaBb đã xảy ra hoán vị gen giữa
dE
các alen D và d với tần số 20%. Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử
abde được tạo ra từ cơ thể này là
A. 5,0%.
B. 7,5%.
C. 2,5%.
D. 10,0%.
De
Câu 10: Trong quá trình giảm phân ở một cơ thể có kiểu gen AaBb đã xảy ra hoán vị gen giữa
dE
các alen D và d với tần số 20%. Cho biết không xảy ra đột biến, tính theo lí thuyết, tỉ lệ loại giao tử
abdE được tạo ra từ cơ thể này là
A. 5,0%.
B. 7,5%.
C. 2,5%.
D. 10,0%.
AB CD
Câu 11: Cơ thể chỉ có hoán vị gen ở B và b với tần số 20% thì tỉ lệ giao tử Ab CD là
ab cd
A. 20%.
B. 10%.
C. 15%.
D. 5%.

22
AB AB
Câu 12: Biết gen trội là trội hoàn toàn, các gen liên kết hoàn toàn, phép lai x cho tỉ lệ kiểu
ab ab
hình là
A. 1 A-B- : 2 A-bb : 1 aabb.
B. 1 A-B- : 2 A-bb : 1 aaB-.
C. 1 aaB- : 2 A-B- : 1 A-bb.
D. 3 A-B- : 1 aabb.
Ab Ab
Câu 13: Biết gen trội là trội hoàn toàn, các gen liên kết hoàn toàn, phép lai x cho tỉ lệ kiểu
aB aB
hình là
A. 1 A-B- : 2 A-bb : 1 aabb.
B. 1 A-B- : 2 A-bb : 1 aaB-.
C. 1 aaB- : 2 A-B- : 1 A-bb.
D. 3 A-B- : 1 aabb.
Ab AB
Câu 14: Biết gen trội là trội hoàn toàn, các gen liên kết hoàn toàn, phép lai x cho tỉ lệ kiểu
aB ab
hình là
A. 1 A-B- : 2 A-bb : 1 aabb.
B. 1 A-B- : 2 A-bb : 1 aaB-.
C. 1 aaB- : 2 A-B- : 1 A-bb.
D. 3 A-B- : 1 aabb.
Câu 15: Ở sinh vật nhân thực, các gen trong cùng một tế bào
A. luôn phân li độc lập, tổ hợp tự do trong quá trình giảm phân hình thành giao tử.
B. luôn giống nhau về số lượng, thành phần và trật tự sắp xếp các nuclêôtit.
C. thường có cơ chế biểu hiện khác nhau ở các giai đoạn phát triển của cơ thể.
D. tạo thành một nhóm gen liên kết và luôn di truyền cùng nhau.
AB
Câu 16: Trong quá trình giảm phân của một tế bào sinh tinh ở cơ thể có kiểu gen đã xảy ra
ab
hoán vị giữa alen A và a. Cho biết không có đột biến xảy ra, tính theo lí thuyết, số loại giao tử và tỉ lệ
từng loại giao tử được tạo ra từ quá trình giảm phân của tế bào trên là
A. 4 loại với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen.
B. 4 loại với tỉ lệ 1 : 1 : 1 : 1.
C. 2 loại với tỉ lệ phụ thuộc vào tần số hoán vị gen.
D. 2 loại với tỉ lệ 1 : 1.

23
Bài 12: DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH VÀ
DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN

I. DI TRUYỀN LIÊN KẾT VỚI GIỚI TÍNH:


1. NST giới tính là gì?
Là NST chứa: + gen quy định giới tính,
+ một số gen khác.
2. Phân biệt NST giới tính ở các loài sinh vật?
− Con cái XX, con đực XY : động vật có vú, ruồi giấm
− Con cái XY, con đực XX : Chim, bướm
− Con cái XX, con đực XO : châu chấu
3. Sự khác nhau giữa cặp NST XX và XY
− Cặp XX : tương đồng
− Cặp XY : có những vùng tương đồng và vùng không tương đồng
4. Morgan đã dùng phép lai nào để phát hiện quy luật di truyền liên kết với giới tính?
Trình bày thí nghiệm của Moocgan trên ruồi giấm. Viết sơ đồ lai.
Lai thuận:  Lai nghịch:

PTC: ♀ mắt đỏ x ♂ mắt trắng PTC: ♀ mắt trắng x ♂ mắt đỏ


F1 : 100% mắt đỏ F1 : 100% ♀ mắt đỏ : 100% ♂ mắt trắng
F2 : 100% ruồi cái mắt đỏ : F2 : 50% ruồi cái mắt đỏ :
50% ruồi đực mắt đỏ : 50% ruồi cái mắt trắng :
50% ruồi đực mắt trắng 50% ruồi đực mắt đỏ :
50% ruồi đực mắt trắng

5. Các gen lặn trên NST X : Di truyền chéo


Vd : Máu khó đông, mù màu đỏ lục.
6. Các gen trên NST Y : Di truyền thẳng
Vd : Túm lông ở tai của người, tật dính ngón tay số 2 và 3
7. Ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính:
Phân biệt giới tính của vật nuôi ở giai đoạn sớm để điều chỉnh tăng năng suất
Vd : người ta dựa vào màu sắc trứng tằm để xác định giới tính và chọn nuôi tằm đực lấy tơ
II. DI TRUYỀN NGOÀI NHÂN:
8. Coren phát hiện quy luật di truyền ngoài nhân bằng phép lai thuận nghịch.
Thí nghiệm của Coren trên cây hoa phấn
Lai thuận Lai nghịch
P : ♀ lá xanh x ♂ lá đốm P : ♀ lá đốm x ♂ lá xanh
F1 : 100% lá xanh F1 : 100% lá đốm

24
9. Cơ sở khoa học của hiện tượng di truyền ngoài nhân?
− Trong tế bào chất, ti thể và lục lạp có chứa ADN vòng mang một số gen.
− Tế bào chất của giao tử cái rất nhiều so với tế bào chất của giao tử đực.
− Khi thụ tinh, giao tử đực chỉ truyền nhân mà hầu như không truyền tế bào chất cho hợp tử
→ gen trong tế bào chất do mẹ truyền → con giống mẹ.

Câu 1: Trong một thí nghiệm, lai giữa chuột cái và đực toàn lông cứng với nhau, người ta thu được
F1 có 75% chuột lông cứng : 25% chuột lông mềm (trong đó chuột lông mềm toàn con đực). Biết
không có xảy ra đột biến, tính trạng màu lông di truyền theo quy luật
A. ngoài nhiễm sắc thể (di truyền ngoài nhân). B. tương tác bổ sung.
C. phân ly. D. liên kết với giới tính.
Câu 2: Ở nhóm động vật nào sau đây, giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX và giới cái
mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY?
A. Thỏ, ruồi giấm, chim sáo B. Trâu, bò, hươu
C. Hổ, báo, mèo rừng D. Gà, chim, bồ câu, bướm
Câu 3: Cặp nhiễm sắc thể giới tính quy định giới tính nào dưới đây là không đúng?
A. ở gà : XY- trống, XX- mái B. ở ruồi giấm : XY- đực, XX- cái.
C. ở người : XX- nữ, XY- nam. D. ở lợn : XX- cái, XY- đực.
Câu 4: Để phát hiện một gen nào đó nằm trên NST giới tính, người ta thường dùng phép lai:
A. Thuận nghịch, kết quả hai phép lai khác nhau ở hai giới
B. Phân tích, kết quả phép lai khác nhau ở hai giới
C. Thuận nghịch, kết quả hai phép lai con giống mẹ
D. Thuận nghịch, kết quả hai phép lai giống nhau ở hai giới
Câu 5: Ý nghĩa trong sản xuất của hiện tượng di truyền liên kết với giới tính là:
A. Giúp phân biệt giới tính ở giai đoạn sớm, nhất là ở gia cầm
B. Tăng cường hiệu quả của phép lai thuận nghịch trong việc tạo ưu thế lai
C. Loại bỏ những đặc tính không mong muốn
D. Chọn đôi giao phối thích hợp để tạo ra các biến dị tổ hợp mong muốn
Câu 6: Cho phép lai: XAXa x XAY có tỉ lệ kiểu gen ở đời con là:
A. 1XAXA: 1 XAY B. 1XAXA: 1 XAXa: 1 XAY: 1 XaY
C. 1XAXa: 1 XaXa: 1 XAY: 1 XaY D. 1 XAXa: 1 XAY
Câu 7: Năm 1909, Coren (Correns) đã tiến hành phép lai thuận nghịch trên cây hoa phấn (Mirabilis
jalapa) và thu được kết quả như sau:
Phép lai thuận Phép lai nghịch
P: ♀ Cây lá đốm × ♂ Cây lá xanh P: ♀ Cây lá xanh × ♂ Cây lá đốm
F1: 100% số cây lá đốm F1: 100% số cây lá xanh
Nếu lấy hạt phấn của cây F1 ở phép lai thuận thụ phấn cho cây F1 ở phép lai nghịch thì theo lí
thuyết, thu được F2 gồm:
A. 100% số cây lá xanh. B. 75% số cây lá đốm : 25% số cây lá xanh.
C. 50% số cây lá đốm : 50% số cây lá xanh. D. 100% số cây lá đốm.

25
Bài 13: ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG LÊN SỰ BIỂU HIỆN CỦA GEN
1. Mức phản ứng của kiểu gen là gì?
Là tập hợp các kiểu hình của cùng 1 kiểu gen tương ứng các môi trường khác nhau.
2. Có những loại mức phản ứng nào?vd
− Mức phản ứng rộng: tính trạng số lượng, vd: lượng sữa, số lượng – khối lượng trứng gà.
− Mức phản ứng hẹp: tính trạng chất lượng, vd: tỉ lệ bơ trong sữa, độ ngọt của quả.
3. Vì sao mức phản ứng di truyền được?
Do kiểu gen quy định.
4. Cho vd về mức phản ứng?
Con tắc kè: + ở trên lá cây có da màu xanh.
+ ở trên thân cây có da màu nâu.
+ ở trên tảng đá có da màu xám.
5. Sự mềm dẻo kiểu hình (thường biến) là gì?
Là hiện tượng kiểu gen có thể thay đổi kiểu hình trước những điều kiện môi trường khác
nhau.
6. Vì sao thường biến không di truyền?
Vì không phụ thuộc vào kiểu gen.
7. Ý nghĩa của thường biến đối với sinh vật và đối với tiến hóa?
− Giúp sinh vật thích nghi linh hoạt.
− Có ý nghĩa gián tiếp cho tiến hóa.

Câu 1: Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau
được gọi là
A. mức phản ứng của kiểu gen. B. biến dị tổ hợp.
C. sự mềm dẻo của kiểu hình (thường biến). D. thể đột biến.
Câu 2: Ở động vật, để nghiên cứu mức phản ứng của một kiểu gen nào đó cần tạo ra các cá thể
A. có cùng kiểu gen. B. có kiểu hình khác nhau.
C. có kiểu hình giống nhau. D. có kiểu gen khác nhau.
Câu 3: Khi nói về mức phản ứng, nhận định nào sau đây không đúng?
A. Các giống khác nhau có mức phản ứng khác nhau.
B. Tính trạng số lượng thường có mức phản ứng rộng.
C. Tính trạng chất lượng thường có mức phản ứng hẹp.
D. Mức phản ứng không do kiểu gen quy định.
Câu 4: Trong các ví dụ sau, có bao nhiêu ví dụ về thường biến?
(1) Cây bàng rụng lá về mùa đông, sang xuân lại đâm chồi nảy lộc.
(2) Một số loài thú ở xứ lạnh, mùa đông có bộ lông dày màu trắng, mùa hè có bộ lông thưa màu
vàng hoặc xám
(3) Người mắc hội chứng Đao thường thấp bé, má phệ, khe mắt xếch, lưỡi dày.
(4) Các cây hoa cẩm tú cầu có cùng kiểu gen nhưng sự biểu hiện màu hoa lại phụ thuộc vào độ
pH của môi trường đất
A. 4 B. 3 C. 2 D. 1
26
Chương III: DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ
Bài 16: CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ
I. CÁC ĐẶC TRƯNG DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ
1. Quần thể sinh vật là gì?
− Là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng chung sống trong khoảng không gian và thời gian xác
định, có khả năng sinh ra con hữu thụ.
− Vd: đàn thỏ rừng, những cây đước rừng ngập mặn
2. Vốn gen là gì? Các đặc điểm của vốn gen?
− Vốn gen : là tập hợp tất cả các alen có trong quần thể ở một thời điểm xác định.
− Đặc điểm: vốn gen thể hiện thông qua tần số alen và tần số kiểu gen
+ Tần số alen : là tỉ lệ số lượng alen đó trên tổng số các alen của cùng gen đó trong quần thể
ở một thời điểm xác định.
+ Tần số kiểu gen : là tỉ lệ giữa số cá thể có kiểu gen đó trên tổng số cá thể trong quần thể.
II. CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ TỰ THỤ PHẤN VÀ QUẦN THỂ GIAO
PHỐI GẦN
3. Thế nào là hiện tượng tự thụ phấn? giao phối gần?
− Tự thụ phấn : thụ phấn trên cùng 1 cây hoặc cùng 1 hoa.
− Giao phối gần ở động vật : các cá thể cùng huyết thống giao phối với nhau.
4. Đặc điểm di truyền của quần thể tự thụ phấn và quần thể giao phối gần?
− Tần số kiểu gen thay đổi theo hướng tăng tỉ lệ thể đồng hợp, giảm tỉ lệ thể dị hợp
− Tần số alen không đổi
5. Thế nào là hiện tượng thoái hóa?
Hiện tượng con cháu có sức sống, năng suất giảm dần qua các thế hệ
6. Ý nghĩa của giao phối gần và tự thụ phấn đối với chọn giống?
Tạo dòng thuần chủng → củng cố tính trạng mong muốn,
→ loại bỏ dần gen lặn có hại ra khỏi quần thể.
7. Tại sao Luật Hôn nhân và gia đình lại cấm không cho người có họ hàng gần (trong
vòng 3 đời) kết hôn với nhau?
Vì gen lặn đột biến có cơ hội biểu hiện → thoái hóa
8. Công thức :
Gọi x, y, z lần lượt là tần số của các kiểu gen AA, Aa, aa của quần thể ban đầu (P)
Ta có P: xAA + yAa + zaa = 1
Khi cho tự thụ phấn, cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ Fn , ta tính tỉ lệ từng kiểu gen như
sau:
n
1
- Kiểu gen Aa =   y
2
y − Aa
- Kiểu gen AA = x + (Aa vừa tính xong)
2
y − Aa
- Kiểu gen aa = z +
2

27
Câu 1: Quần thể là một:
A. tập hợp những cá thể cùng loài, giống nhau về hình thái, cấu tạo, có thể giao phối tự do với nhau.
B. tập hợp các cá thể khác loài, nhưng có cùng khu phân bố.
C. tập hợp những cá thể cùng loài, có mật độ, thành phần kiểu gen đặc trưng.
D. tập hợp những cá thể cùng loài, sống trong 1 ổ sinh thái, vào 1 thời điểm nhất định, có khả năng sinh
sản tạo thế hệ mới.
Câu 2: Tập hợp tất cả các alen của các gen trong quần thể tạo nên
A. vốn gen của quần thể. B. kiểu gen của quần thể.
C. kiểu hình của quần thể. D. thành phần kiểu gen của quần thể
Câu 3: Vốn gen của quần thể là
A. tổng số các kiểu gen của quần thể ở một thời điểm nhất định
B. tập hợp tất cả các alen của tất cả các gen có trong quần thể ở một thời điểm nhất định
C. tần số kiểu gen của quần thể ở một thời điểm nhất định
D. tần số các alen của quần thể ở một thời điểm nhất định
Câu 4: Với 2 alen A và a, ở P có 100% kiểu gen Aa. Thế hệ tự thụ phấn thứ n, kết quả sẽ là:
n
1
1−   2
B. AA = aa = 1 −  1  ; Aa =  1  .
n 2
A. AA = aa =  2  ; Aa =  1  .
 
2 2 2 2
n 2 n n
C. AA = Aa =  1  ; aa = 1 −  1  . D. AA = Aa = 1 −  1  ; aa =  1  .
2 2 2 2
Câu 5: Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng
A. giảm dần kiểu gen đồng hợp tử trội, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn.
B. giảm dần tỉ lệ dị hợp tử, tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử.
C. tăng dần tỉ lệ dị hợp tử, giảm dần tỉ lệ đồng hợp tử.
D. giảm dần kiểu gen đồng hợp tử lặn, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử trội.
Câu 6 : Quần thể tự phối có đặc điểm di truyền gì?
A. tần số tương đối các alen và tần số các kiểu gen luôn thay đổi qua các thế hệ
B. tần số tương đối các alen duy trì không đổi nhưng tần số các kiểu gen luôn thay đổi qua các thế hệ
C. tần số tương đối các alen luôn thay đổi nhưng tần số các kiểu gen duy trì không đổi qua các thế hệ
D. tần số tương đối các alen và tần số các kiểu gen luôn duy trì không đổi qua các thế hệ
Câu 7: Một quần thể thực vật ở thế hệ xuất phát (P) có 100% số cá thể mang kiểu gen Aa. Qua tự thụ phấn
bắt buộc, tính theo lí thuyết, tỉ lệ kiểu gen AA ở thế hệ F3 là
A. . B. .

C. . D. .

Câu 8: Một quần thể có TPKG: 0,6AA + 0,4Aa = 1. Tỉ lệ cá thể có kiểu gen aa của quần thể ở thế hệ sau khi
tự phối là
A. 0,7AA: 0,2Aa: 0,1aa
B. 0,25AA: 0,5Aa: 0,25aa
C. 0,64AA: 0,32Aa: 0,04aa
D. 0,6AA: 0,4Aa
Câu 9: Một quần thể ở thế hệ F1 có cấu trúc di truyền 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa. Khi cho tự phối bắt buộc,
cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ F3 được dự đoán là:
A. 0,57AA: 0,06Aa: 0,37aa.
B. 0,36AA: 0,48Aa: 0,16aa.
C. 0,48AA: 0,24Aa: 0,28aa.
D. 0,54AA: 0,12Aa: 0,34aa.

28
Bài 17 : CẤU TRÚC DI TRUYỀN CỦA QUẦN THỂ
1. Thế nào là hiện tượng ngẫu phối?
Các cá thể trong quần thể giao phối tự do ngẫu nhiên
2. Đặc điểm di truyền của quần thể ngẫu phối?
Tần số kiểu gen và tần số alen không đổi
3. Công thức cho quần thể cân bằng Hacdi – Vanbec
(p+q)2 = 1 ↔ p2AA + 2pq Aa + q2aa = 1
4. Nội dung chính của định luật Hacdi – Vanbec nói về điều gì?
Trong những điều kiện nhất định, thành phần kiểu gen của quần thể ngẫu phối không đổi qua nhiều
thế hệ
5. Những điều kiện nghiệm đúng định luật Hacdi – Vanbec?
− Số lượng cá thể trong quần thể lớn, ngẫu phối.
− Các cá thể hoặc giao tử có sức sống ngang nhau.
− Không có đột biến (nếu có thì tần số đột biến thuận bằng nghịch).
− Không có chọn lọc tự nhiên, không có di nhập gen.

Câu 1: Định luật Hacđi -Vanbec:


A. chỉ có ý nghĩa lí luận không có ý nghĩa thực tiễn
B. chỉ sử dụng trong chọn giống không có giá trị lí thuyết
C. có giá trị ứng dụng lớn và là định luật cơ bản trong nghiên cứu di truyền học quần thể
D. chỉ có ý nghĩa lớn trong nghiên cứu lí luận và ít có giá trị ứng dụng
Câu 2: Định luật Hacđi –Vanbec chỉ đúng trong trường hợp:
(1) Quần thể có số lượng cá thể lớn, giao phối ngẫu nhiên.
(2) Quần thể có nhiều kiểu gen, mỗi gen có nhiều alen.
(3) Các kiểu gen có sức sống và độ hữu thụ như nhau.
(4) Không phát sinh đột biến mới
(5) Không có sự di cư và nhập cư giữa các quần thể
Phương án đúng là:
A. 1,2,3,4 B. 1,2,3,5 C. 2,3,4,5 D. 1,3,4,5
Câu 4: Tần số tương đối các alen của một quần thể có tỉ lệ phân bố kiểu gen 0,81 AA + 0,18 Aa +
0,01 aa :
A. 0,9A; 0,1a. B. 0,7A; 0,3a. C. 0,4A; 0,6a. D. 0,3 A; 0,7a.
Câu 5: Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,04 AA + 0,32 Aa + 0,64 aa = 1. Tần số tương đối của
alen A, a lần lượt là:
A. 0,3 ; 0,7 B. 0,8 ; 0,2 C. 0,7 ; 0,3 D. 0,2 ; 0,8
Câu 6: Trong quần thể Hacđi- vanbec, có 2 alen A và a trong đó có 4% kiểu gen aa. Tần số tương
đối của alen A và alen a trong quần thể đó là:
A. 0,6A : 0,4 a. B. 0,8A : 0,2 a. C. 0,84A : 0,16 a. D. 0,64A : 0,36
a.
Câu 7: Ở người, bệnh bạch tạng do gen d nằm trên nhiễm sắc thể thường gây ra. Những người bạch
tạng trong quần thể cân bằng được gặp với tần số 0,04%. Cấu trúc di truyền của quần thể người nói
trên sẽ là:
29
A. 0,9604DD + 0,0392Dd + 0,0004dd =1
B. 0,0392DD + 0,9604Dd + 0,0004dd =1
C. 0,0004DD + 0,0392Dd + 0,9604dd =1
D. 0,64DD + 0,34Dd + 0,02dd =1
Câu 8: Một quần thể có cấu trúc di truyền 0,4Aa: 0,6aa. Nếu biết alen A là trội không hoàn toàn so
với alen a thì tỉ lệ cá thể mang kiểu hình trội của quần thể nói trên khi đạt trạng thái cân bằng là
A. 40%
B. 36%
C. 4%
D. 16%
Câu 9: Một quần thể có 60 cá thể AA; 40 cá thể Aa; 100 cá thể aa. Cấu trúc di truyền của quần thể
sau một lần ngẫu phối là:
A. 0,36 AA: 0,48 Aa: 0,16 aa
B. 0,16 AA: 0,36 Aa: 0,48 aa
C. 0,16 AA: 0,48 Aa: 0,36 aa
D. 0,48 AA: 0,16 Aa: 0,36 aa
Câu 10: Nhóm máu ở người (hệ máu ABO) do 1 gen có 3 alen quy định. Trong đó, alen I A, IB đồng
trội so với alen IO, người có kiểu gen IAIB mang nhóm máu AB. Giả sử quần thể người thành phố
Hồ Chí Minh đang cân bằng về gen kể trên. Trong đó alen IA chiếm 20%, alen IB chiếm 30%, còn
lại là alen IO. Hãy cho biết tỉ lệ các nhóm máu (A, B, O, AB) của quần thể trên theo lý thuyết là bao
nhiêu?
A, 20% máu A; 30% máu B; 50% máu O
B, 24% máu A; 39% máu B; 25% máu O ; 12% máu AB
C, 20% máu A; 30% máu B; 25% máu O ; 25% máu AB
D, 25% máu A; 25% máu B; 25% máu O ; 25% máu AB

CHƯƠNG IV: ỨNG DỤNG DI TRUYỀN HỌC


Bài 18: CHỌN GIỐNG VẬT NUÔI CÂY TRỒNG
DỰA TRÊN NGUỒN BIẾN DỊ TỔ HỢP (phương pháp lai)
1. Nêu phương pháp tạo dòng thuần chủng?
Tạo các dòng thuần chủng khác nhau → Lai giống và chọn lọc những tổ hợp gen mong muốn
→ Tự thụ phấn hoặc giao phối gần tạo dòng thuần chủng theo ý muốn.
2. Thế nào là ưu thế lai? Cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai?
− Ưu thế lai: hiện tượng con lai có năng suất, sức chống chịu, sinh trưởng, phát triển vượt trội bố
mẹ
− Cơ sở di truyền: giả thuyết siêu trội : con lai ở thể dị hợp có kiểu hình vượt trội so bố mẹ.
AA < Aa >aa

30
3. Phương pháp tạo ưu thế lai?
− Đầu tiên là tạo dòng TC khác nhau →cho lai khác dòng đơn hoặc kép, lai thuận nghịch
→ chọn tổ hợp gen mong muốn.
− Ngoài ra còn lai khác thứ, khác loài.
4. Vì sao ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ?
Vì thế hệ sau có sự phân tính, tỉ lệ thể đồng hợp tăng, tỉ lệ thể dị hợp giảm → ưu thế lai giảm

Câu 1: Phương pháp tạo giống thuần chủng có kiểu gen mong muốn dựa trên nguồn biến dị tổ hợp gồm các
bước sau:
(1) Cho các cá thể có tổ hợp gen mong muốn tự thụ phấn hoặc giao phối cận huyết qua một số thế hệ để
tạo ra các giống thuần chủng có kiểu gen mong muốn.
(2) Lai các dòng thuần chủng khác nhau để chọn ra các tổ hợp gen mong muốn.
(3) Tạo ra các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau.
Trình tự đúng của các bước là:
A. (1) → (2) → (3). B. (2) → (3) → (1). C. (3) → (1) → (2). D. (3) → (2) → (1).
Câu 2: Khi lai giữa hai dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau thu được con lai có năng suất, sức chống
chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển cao vượt trội so với các dạng bố mẹ. Hiện tượng trên được gọi là
A. ưu thế lai. B. di truyền ngoài nhân. C. thoái hoá giống. D. đột biến.
Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng về ưu thế lai?
A. Ưu thế lai cao hay thấp ở con lai phụ thuộc vào trạng thái đồng hợp tử về nhiều cặp gen khác
nhau.
B. Ưu thế lai cao hay thấp ở con lai không phụ thuộc vào trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác
nhau.
C. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ.
D. Ưu thế lai biểu hiện ở đời F1, sau đó tăng dần qua các thế hệ.
Câu 4: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về ưu thế lai?
A. Ưu thế lai được biểu hiện ở đời F1 và sau đó tăng dần ở các đời tiếp theo.
B. Ưu thế lai luôn biểu hiện ở con lai của phép lai giữa hai dòng thuần chủng.
C. Các con lai F1 có ưu thế lai cao thường được sử dụng làm giống vì chúng có kiểu hình giống
nhau.
D. Trong cùng một tổ hợp lai, phép lai thuận có thể không cho ưu thế lai nhưng phép lai nghịch lại
có thể cho ưu thế lai và ngược lại.

Bài 19: TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN
VÀ CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
I. TẠO GIỐNG BẰNG PHƯƠNG PHÁP GÂY ĐỘT BIẾN
1. Quy trình tạo giống bằng phương pháp gây đột biến?
Xử lý mẫu vật bằng tác nhân gây đột biến → Chọn lọc → Tạo dòng thuần chủng
2. Phương pháp gây đột biến thường áp dụng cho những đối tượng nào?
Thực vật, vi sinh vật
3. Phương pháp gây đột biến hiệu quả nhất đối với đối tượng nào?
Vi sinh vật

31
II. TẠO GIỐNG BẰNG CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
A. Công nghệ tế bào thực vật:
4. Đặc điểm di truyền của quần thể cây trồng được tạo ra bằng phương pháp nuôi cấy
mẩu mô? → Đồng nhất về kiểu gen
5. Đặc điểm di truyền của quần thể cây trồng (2n) được nuôi cấy từ hạt phấn?
Thuần chủng về tất cả các gen
6. Đặc điểm di truyền của cây lai tạo ra do phương pháp lai tế bào xôma (tb sinh
dưỡng)
Mang 2 bộ NST lưỡng bội của hai loài (2nA + 2nB)
B. Công nghệ tế bào động vật:
7. Phương pháp nhân bản vô tính động vật? Mục đích của phương pháp nhân bản vô
tính động vật? động vật được nhân bản vô tính thành công đầu tiên?
− Nhân bản vô tính: cấy nhân của tế bào sinh dưỡng vào tế bào trứng đã loại bỏ nhân, cho
trứng phát triển thành phôi rồi cấy vào tử cung của cá thể cái
− Mục đích: lưu giữ những nguồn gen quý hiếm
− Cừu Dolly
8. Thế nào là cấy truyền phôi?
Chia cắt phôi động vật thành nhiều phôi rồi cấy vào tử cung của các con cái khác nhau

Câu 1: Để giúp nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm từ một cây ban đầu có kiểu gen quý tạo
nên một quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen, người ta sử dụng
A. phương pháp gây đột biến. B. công nghệ gen.
C. phương pháp lai xa và đa bội hóa. D. công nghệ tế bào.
Câu 2: Trong tạo giống cây trồng, phương pháp nào dưới đây cho phép tạo ra cây lưỡng bội đồng
hợp tử về tất cả các gen?
A. Lai hai dòng thuần có kiểu gen khác nhau.
B. Lai tế bào xôma khác loài.
C. Nuôi cấy hạt phấn trong ống nghiệm tạo các mô đơn bội, sau đó xử lí bằng cônsixin.
D. Tự thụ phấn bắt buộc ở cây giao phấn.
Câu 3: Trong chọn giống cây trồng, phương pháp gây đột biến nhân tạo nhằm mục đích
A. tạo nguồn biến dị cung cấp cho quá trình tiến hoá.
B. tạo dòng thuần chủng về các tính trạng mong muốn.
C. tạo ra những biến đổi về kiểu hình mà không có sự thay đổi về kiểu gen.
D. tạo nguồn biến dị cung cấp cho quá trình chọn giống.
Câu 4: Một trong những ưu điểm của phương pháp nuôi cấy mô ở thực vật là
A. nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm, tạo ra các cây đồng nhất về kiểu gen
B. tạo ra các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau
C. tạo ra giống cây trồng mới có kiểu gen hoàn toàn khác với cây ban đầu
D. tạo ra các cây con có ưu thế lai cao hơn hẳn so với cây ban đầu
Câu 5: Để tạo giống cây trồng có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các cặp gen, người ta sử dụng
phương pháp nào sau đây?
A. Lai khác dòng B. Công nghệ gen
C. lai tế bào xôma khác loài D. Nuôi cây hạt phấn sau đó lưỡng bội hóa
Câu 6: Cho các phương pháp sau:
(1) Tự thụ phấn bắt buộc qua nhiều thế hệ. (2) Dung hợp tế bào trần khác loài.
(3) Lai giữa các dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau để tạo ra F1.
(4) Nuôi cấy hạt phấn rồi tiến hành lưỡng bội hoá các dòng đơn bội.
Các phương pháp có thể sử dụng để tạo ra dòng thuần chủng ở thực vật là:
32
A. (1), (3). B. (2), (3). C. (1), (4). D. (1), (2).
Câu 7: Bằng công nghệ tế bào thực vật, người ta có thể nuôi cấy các mẩu mô của một cơ thể
thực vật rồi sau đó cho chúng tái sinh thành các cây. Bằng kĩ thuật chia cắt một phôi động vật
thành nhiều phôi rồi cấy các phôi này vào tử cung của các con vật khác nhau cũng có thể tạo ra
nhiều con vật quý hiếm. Đặc điểm chung của hai phương pháp này là
A. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen thuần chủng.
B. đều tạo ra các cá thể có kiểu gen đồng nhất.
C. đều thao tác trên vật liệu di truyền là ADN và nhiễm sắc thể.
D. các cá thể tạo ra rất đa dạng về kiểu gen và kiểu hình.

Bài 20: TẠO GIỐNG NHỜ CÔNG NGHỆ GEN


1. Công nghệ gen là gì?
Là quy trình tạo ra những tế bào hoặc sinh vật biến đổi gen.
2. Thế nào là kỹ thuật chuyển gen?
Là kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp để chuyển gen từ tế bào này sang tế bào khác
3. Thể truyền (vectơ) thường dùng là gì?
− Plasmit (ADN vòng của vi khuẩn)
− Thể thực khuẩn (virut)
4. Nêu các bước cần tiến hành trong kỹ thuật chuyển gen?
➢ B1: Tạo ADN tái tổ hợp
− Tách (phân lập) ADN của tế bào cho, tách ADN thể truyền (plasmit)
− Cắt và nối đoạn ADN vào plasmit tại những điểm xác định nhờ enzim cắt restrictaza và
enzim nối ligaza tạo thành ADN tái tổ hợp
➢ B2 : Đưa ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
➢ B3 : Phân lập dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp (sử dụng gen đánh dấu)
5. Thế nào là sinh vật biến đổi gen?
− Là những sinh vật mà hệ gen được làm biến đổi phù hợp mục tiêu của con người.
− Có 3 cách tạo sinh vật biến đổi gen:
+ Thêm gen lạ vào.
+ Làm bất hoạt một gen nào đó.
+ Làm biến đổi một gen sẵn có.
6. Nêu những ưu điểm của phương pháp tạo giống bằng công nghệ gen?
Nhanh chóng, hiệu quả, chính xác, có thể chuyển gen giữa nhiều loài
7. Sinh vật nào thường được dùng làm “nhà máy” sản xuất các sản phẩm sinh học?
Vi khuẩn E.coli

33
Câu 1: Kĩ thuật chuyển gen gồm các bước:
(1) Phân lập dòng tế bào có chứa ADN tái tổ hợp
(2) Sử dụng enzim nổi đế gắn gen của tế bào cho vào thể truyền tạo ADN tái tổ hợp
(3) Cắt ADN của tế bào cho và ADN của thể truyền bằng cùng một loại enzim cắt
(4) Tách thể truyền và gen cần chuyển ra khỏi tế bào
(5) Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận
Thứ tự đúng của các bước trên là
A. (4) → (3) → (2) → (5) → (1) B. (3) → (2) → (4) → (5) → (1)
C. (1) → (4) → (3) → (5) → (2) D. (3) → (2) → (4) → (1) → (5)
Câu 2: Giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp β - carôten (tiền chất tạo ra vitamin A) trong hạt
được tạo ra nhờ ứng dụng
A. phương pháp lai xa và đa bội hoá. B. phương pháp cấy truyền phôi.
C. phương pháp nhân bản vô tính. D. công nghệ gen.
Câu 3: Trong kĩ thuật chuyển gen, các nhà khoa học thường chọn thể truyền có gen đánh dấu để
A. giúp enzim giới hạn nhận biết vị trí cần cắt trên thể truyền.
B. dễ dàng chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
C. tạo điều kiện cho enzim nối hoạt động tốt hơn.
D. nhận biết các tế bào đã nhận được ADN tái tổ hợp.
Câu 4: Trong kĩ thuật tạo ADN tái tổ hợp, enzim được sử dụng để gắn gen cần chuyển với thể
truyền là
A. restrictaza. B. ARN pôlimeraza. C. ADN pôlimeraza. D. ligaza.
Câu 5: Trong công nghệ gen, để đưa gen tổng hợp insulin của người vào vi khuẩn E. coli, người ta
đã sử dụng thể truyền là
A. tế bào thực vật. B. plasmit. C. tế bào động vật. D. nấm.
Câu 6: Giống cây trồng nào sau đây đã được tạo ra nhờ thành tựu của công nghệ gen?
A. Giống dưa hấu tam bội. B. Giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β-carôten.
C. Giống lúa IR22. D. Giống dâu tằm tam bội.
Câu 7: Người ta dùng kĩ thuật chuyển gen để chuyển gen kháng thuốc kháng sinh tetraxiclin
vào vi khuẩn E. coli không mang gen kháng thuốc kháng sinh. Để xác định đúng dòng vi khuẩn
mang ADN tái tổ hợp mong muốn, người ta đem nuôi các dòng vi khuẩn này trong một môi
trường có nồng độ tetraxiclin thích hợp. Dòng vi khuẩn mang ADN tái tổ hợp mong muốn sẽ
A. sinh trưởng và phát triển bình thường.
B. tồn tại một thời gian nhưng không sinh trưởng và phát triển.
C. sinh trưởng và phát triển bình thường khi thêm vào môi trường một loại thuốc kháng sinh
khác.
D. bị tiêu diệt hoàn toàn.
Câu 8: Cho các biện pháp sau:
(1) Đưa thêm một gen lạ vào hệ gen. (3) Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ
gen.
(2) Gây đột biến đa bội ở cây trồng. (4) Cấy truyền phôi ở động vật.
Người ta có thể tạo ra sinh vật biến đổi gen bằng các biện pháp
A. (1) và (2). B. (2) và (4). C. (3) và (4). D. (1) và (3).

34
CHƯƠNG IV: DI TRUYỀN HỌC NGƯỜI
Bài 21: DI TRUYỀN Y HỌC
1. Thế nào là bệnh di truyền phân tử ở người? cho một số vd?
− Bệnh di truyền phân tử liên quan đến đột biến gen.
− Vd: mù màu, bạch tạng, máu khó đông, teo cơ, phenilketo niệu, hồng cầu hình liềm
2. Cho vd bệnh do đột biến cấu trúc NST, bệnh do đột biến số lượng NST ở người
− Bệnh do đột biến cấu trúc NST: ung thư máu, hội chứng tiếng mèo kêu (mất đoạn NST số 5)
− Bệnh do đột biến số lượng NST: Hội chứng Đao, Hội chứng Claiphentơ, Hội chứng Tơcnơ,
Hội chứng 3X
3. Vì sao hội chứng Down phổ biến nhất ở người so với các hội chứng do đột biến NST đã
gặp ở người?
Vì NST số 21 rất nhỏ, chứa ít gen hơn nên sự mất cân bằng gen ít nghiêm trọng hơn
4. Thế nào là bệnh ung thư?
Là loại bệnh do sự tăng sinh quá mức của một số tế bào tạo thành khối u chèn ép các cơ
quan
5. Thế nào là khối u lành tính? Khối u ác tính?
− U lành tính: tế bào ung thư không di chuyển
− U ác tính: tế bào ung thư tách ra vào máu di chuyển (di căn) đến các cơ quan khác
6. Vì sao bệnh ung thư không di truyền?
Gen tiền ung thư nằm trong tế bào sinh dưỡng
7. Trình bày 2 nhóm gen kiểm soát chu kỳ tế bào mà sự biến đổi của chúng sẽ dẫn đến ung
thư?
− Các gen quy định các yếu tố sinh trưởng (gen tiền ung thư): khi bị đột biến, gen hoạt động
mạnh tạo nhiều sản phẩm làm tăng tốc phân chia tế bào không kiểm soát (đột biến trội)
− Gen ức chế khối u: khi bị đột biến, gen không kiểm soát được các khối u (đột biến lặn)
8. Nguyên nhân gây bệnh ung thư?
Do tác nhân gây đột biến gen hoặc đột biến NST

Câu 1: Bệnh nào sau đây ở người là do đột biến gen gây ra?
A. Ung thư máu. B. Đao. C. Claiphentơ. D. Thiếu máu hình
liềm.
Câu 2: Bệnh phênikitô niệu là bệnh di truyền do:
A. đột biến gen trội nằm ở NST thường. B. đột biến gen lặn nằm ở NST thường.
C. đột biến gen trội nằm ở NST giới tính X. D. đột biến gen trội nằm ở NST giới tính Y
Câu 3: Cơ chế làm xuất hiện các khối u trên cơ thể người là do
A. các đột biến gen. B. đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể.
C. tế bào bị đột biến xôma. D. tế bào bị đột biến mất khả năng kiểm soát phân bào.
35
Câu 4: Bệnh nào sau đây được xác định bằng phương pháp di truyền học phân tử?
A. Bệnh hồng cầu hình liềm. B. Bệnh bạch tạng.
C. Bệnh máu khó đông. D. Bệnh mù màu đỏ-lục.
Câu 5: Ở người, ung thư di căn là hiện tượng
A. di chuyển của các tế bào độc lập trong cơ thể.
B. tế bào ung thư di chuyển theo máu đến nơi khác trong cơ thể.
C. một tế bào người phân chia vô tổ chức và hình thành khối u.
D. tế bào ung thư mất khả năng kiểm soát phân bào và liên kết tế bào.
Câu 6: Những rối loạn trong phân li của cặp nhiễm sắc thể giới tính khi giảm phân hình thành giao
tử ở người mẹ, theo dự đoán ở đời con có thể xuất hiện hội chứng
A. 3X, Claiphentơ. B. Tơcnơ, 3X. C. Claiphentơ. D. Claiphentơ, Tơcnơ, 3X.
Câu 7: Người mắc hội chứng Đao tế bào có
A. NST số 21 bị mất đoạn. B. 3 NST số 21. C. 3 NST số 13. D. 3 NST số 18.
Câu 8: Khoa học ngày nay có thể điều trị để hạn chế biểu hiện của bệnh di truyền nào dưới đây?
A. Hội chứng Đao. B. Hội chứng Tơcnơ.
C. Hội chứng Claiphentơ. D. Bệnh phêninkêtô niệu.
Câu 9: Ở người, hội chứng Claiphentơ có kiểu nhiễm sắc thể giới tính là:
A. XXY. B. XYY. C. XXX. D. XO.
Câu 10: Nguyên nhân của bệnh phêninkêtô niệu là do
A. thiếu enzim xúc tác chuyển hóa phenylalanin thành tirôzin.
B. đột biến nhiễm sắc thể.
C. đột biến thay thế cặp nuclêôtit khác loại trong chuỗi -hêmôglôbin.
D. bị dư thừa tirôzin trong nước tiểu.
Câu 12: Các bệnh di truyền do đột biến gen lặn nằm ở NST giới tính X thường gặp ở nam giới, vì
nam giới
A. dễ mẫm cảm với bệnh. B. chỉ mang 1 NST giới tính X.
C.chỉ mang 1 NST giới tính Y. D. dễ xảy ra đột biến.
Câu 13: Trong chẩn đoán trước sinh, kỹ thuật chọc dò dịch nước ối nhằm kiểm tra
A. tính chất của nước ối. B. tế bào tử cung của ngưới mẹ.
C. tế bào phôi bong ra trong nước ối. D. nhóm máu của thai nhi.
Câu 14: Ngành khoa học vận dụng những hiểu biết về di truyền học người vào y học, giúp giải
thích, chẩn đoán, phòng ngừa, hạn chế các bệnh, tật di truyền và điều trị trong một số trường hợp
bệnh lí gọi là
A. Di truyền học. B. Di truyền học Người.
C. Di truyền Y học. D. Di truyền Y học tư vấn.
Câu 15: Bệnh di truyền ở người mà có cơ chế gây bệnh do rối loạn ở mức phân tử gọi là
A. bệnh di truyền phân tử. B. bệnh di truyền tế bào.
C. bệnh di truyền miễn dịch. D. hội chứng.
Câu 16: Phát biểu nào không đúng khi nói về bệnh di truyền phân tử?
A. Bệnh di truyền phân tử là bệnh di truyền được nghiên cứu cơ chế gây bệnh ở mức phân tử.
B. Thiếu máu hồng cầu hình liềm do đột biến gen, thuộc về bệnh di truyền phân tử.
C. Tất cả các bệnh lí do đột biến, đều được gọi là bệnh di truyền phân tử.
D. Phần lớn các bệnh di truyền phân tử đều do các đột biến gen gây nên.
Câu 17: Phần lớn các bệnh di truyền phân tử có nguyên nhân là do các
A. đột biến NST. B. đột biến gen. C. biến dị tổ hợp. D. biến dị di truyền.
Câu 18: Hiện tượng tế bào phân chia vô tổ chức thành khối u và sau đó di căn được gọi là
A. ung thư. B. bướu độc. C. tế bào độc. D. tế bào hoại tử.
36
Câu 19: Khi nói về các bệnh và hội chứng bệnh di truyền ở người, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Bệnh mù màu do alen lặn nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy
định.
B. Hội chứng Tơcnơ do đột biến lệch bội ở nhiễm sắc thể số 21.
C. Bệnh hồng cầu hình liềm do đột biến gen làm cho chuỗi β-hemôglôbin mất một axit amin.
D. Hội chứng Đao do đột biến lệch bội ở nhiễm sắc thể giới tính.

Bài 22: BẢO VỆ VỐN GEN CỦA LOÀI NGƯỜI


VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA DI TRUYỀN HỌC
I. BẢO VỆ VỐN GEN CỦA LOÀI NGƯỜI:
Để góp phần giảm bớt các bệnh tật di truyền ở người, có thể tiến hành một số biện pháp sau :
− Tạo môi trường sạch nhằm hạn chế các tác nhân gây đột biến.
− Tư vấn di truyền và việc sàng lọc trước sinh.
− Liệu pháp gen – kỹ thuật của tương lai: thay thế các gen đột biến gây bệnh bằng các gen
lành.
II. MỘT SỐ VẤN ĐỀ XÃ HỘI CỦA DI TRUYỀN HỌC:
− Tác động xã hội của việc giải mã bộ gen người.
− Vấn đề phát sinh do công nghệ gen và công nghệ tế bào.
− Vấn đề di truyền khả năng trí tuệ (IQ).
− Di truyền học với bệnh AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch tập nhiễm).

Câu 1: Ở người, bệnh, tật hoặc hội chứng di truyền nào sau đây là do đột biến nhiễm sắc thể?
A. Bệnh bạch tạng và hội chứng Đao.
B. Bệnh phêninkêto niệu và hội chứng Claiphentơ.
C. Bệnh ung thư máu và hội chứng Đao.
D. Tật có túm lông ở vành tai và bệnh ung thư máu.
Câu 2: Nhiều loại bệnh ung thư xuất hiện là do gen tiền ung thư bị đột biến chuyển thành gen
ung thư. Khi bị đột biến, gen này hoạt động mạnh hơn và tạo ra quá nhiều sản phẩm làm tăng
tốc độ phân bào dẫn đến khối u tăng sinh quá mức mà cơ thể không kiểm soát được. Những gen
ung thư loại này thường là
A. gen trội và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.
B. gen trội và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.
C. gen lặn và di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dục.
D. gen lặn và không di truyền được vì chúng xuất hiện ở tế bào sinh dưỡng.
Câu 3: Khi nói về bệnh ung thư ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Trong hệ gen của người, các gen tiền ung thư đều là những gen có hại.
B. Bệnh ung thư thường liên quan đến các đột biến gen và đột biến nhiễm sắc thể.
C. Những gen ung thư xuất hiện trong tế bào sinh dưỡng di truyền được qua sinh sản hữu
tính.
37
D. Sự tăng sinh của các tế bào sinh dưỡng luôn dẫn đến hình thành các khối u ác tính.
Câu 4: Hiện nay, liệu pháp gen đang được các nhà khoa học nghiên cứu để ứng dụng trong việc
chữa trị các bệnh di truyền ở người, đó là
A. loại bỏ ra khỏi cơ thể người bệnh các sản phẩm dịch mã của gen gây bệnh.
B. gây đột biến để biến đổi các gen gây bệnh trong cơ thể người thành các gen lành.
C. thay thế các gen đột biến gây bệnh trong cơ thể người bằng các gen lành.
D. đưa các prôtêin ức chế vào trong cơ thể người để các prôtêin này ức chế hoạt động của
gen gây bệnh.
Câu 5: Bằng phương pháp nghiên cứu tế bào, người ta có thể phát hiện được nguyên nhân của
những bệnh và hội chứng nào sau đây ở người?
(1) Hội chứng Etuôt. (2) Hội chứng Patau.
(3) Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).
(4) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm. (5) Bệnh máu khó đông.
(6) Bệnh ung thư máu. (7) Bệnh tâm thần phân liệt.
Phương án đúng là:
A. (1), (3), (5). B. (1), (2), (6). C. (2), (6), (7). D. (3), (4),
(7).
Câu 6: Cho một số bệnh và hội chứng di truyền ở người:
(1) Bệnh phêninkêto niệu. (2) Hội chứng Đao.
(3) Hội chứng Tơcnơ. (4) Bệnh máu khó đông.
Những bệnh hoặc hội chứng do đột biến gen là
A. (3) và (4). B. (2) và (3). C. (1) và (2). D. (1) và (4).

38
PHẦN VI: TIẾN HÓA
CHƯƠNG I – BẰNG CHỨNG VÀ CƠ CHẾ TIẾN HÓA
Bài 24: CÁC BẰNG CHỨNG TIẾN HÓA
1. Bằng chứng giải phẫu so sánh:
a. Cơ quan tương đồng (cơ quan cùng nguồn):
− Là những cơ quan có cùng nguồn gốc, có cấu tạo tương tự nhau, chức năng khác nhau.
− VD: + Xương tay của người và cánh chim hoặc vây ngực của cá voi.
+ Tuyến nọc độc của rắn và tuyến nước bọt của ĐV khác
+ Tua cuốn của đậu Hà Lan và gai xương rồng…
− Ý nghĩa: Phản ánh nguồn gốc chung của sinh vật, phản ánh sự tiến hoá phân li.
b. Cơ quan thoái hóa:
− Cũng là cơ quan tương đồng nhưng nay chức năng không còn hoặc bị tiêu giảm.
− VD: Ruột thừa ở người; di tích nhuỵ ở hoa đực cây đu đủ; vết tích xương đai hông của cá
voi.
− Ý nghĩa: Phản ánh cấu tạo cơ quan phù hợp với chức năng.
c. Cơ quan tương tự (cơ quan cùng chức): (không phải là bằng chứng tiến hóa)
− Là những cơ quan khác nguồn gốc nhưng giống chức năng.
− VD: Cánh sâu bọ và cánh dơi, mang cá và mang tôm, gai xương rồng và gai hoa hồng…
− Ý nghĩa: Phản ánh sự tiến hoá đồng qui.
2. Bằng chứng tế bào học và sinh học phân tử:
− Bằng chứng tế bào học: các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
− Bằng chứng sinh học phân tử:
+ Các loài sinh vật hiện nay đều dùng chung 1 bộ mã di truyền, đều có 20 loại axit amin để
cấu tạo nên prôtêin...chứng tỏ chúng tiến hoá từ 1 tổ tiên chung.
+ Các loài có họ hàng càng gần thì trình tự các axit amin của cùng 1 loại prôtêin hay trình tự
các Nu của cùng 1 gen càng giống nhau và ngược lại.

Câu 1: Cơ quan nào sau đây là cơ quan thoái hóa?


A. Gai cây hoàng liên và gai hoa hồng. B. Cánh dơi và cánh sâu bọ.
C. Nhụy hoa của hoa đu đủ đực. D. Cánh dơi và chi trước của mèo.
Câu 2: Một trong những bằng chứng về sinh học phân tử chứng minh rằng tất cả các loài sinh vật
đều có chung nguồn gốc là
A. các loài sinh vật hiện nay đều chung một bộ mã di truyền.
B. sự tương đồng về quá trình phát triển phôi ở một số loài động vật có xương sống.
C. sự giống nhau về một số đặc điểm giải phẫu giữa các loài.
D. sự giống nhau về một số đặc điểm hình thái giữa các loài phân bố ở các vùng địa lý khác
nhau.

39
Câu 3: Các tế bào của tất cả các loài sinh vật hiện nay đều sử dụng chung một loại mã di truyền,
đều dùng cùng 20 loại axit amin để cấu tạo nên prôtêin, chứng tỏ chúng tiến hóa từ một tổ tiên
chung. Đây là một trong những bằng chứng tiến hóa về
A. giải phẫu so sánh. B. địa lí sinh vật học. C. sinh học phân tử. D. phôi sinh học.
Câu 4: Hiện nay, tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào. Đây là
một trong những bằng chứng chứng tỏ:
A. sự tiến hoá không ngừng của sinh giới.
B. quá trình tiến hoá đồng quy của sinh giới (tiến hoá hội tụ).
C. nguồn gốc thống nhất của các loài.
D. vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên đối với quá trình tiến hoá.
Câu 5: Bằng chứng nào sau đây không được xem là bằng chứng sinh học phân tử?
A. Các cơ thể sống đều được cấu tạo bởi tế bào.
B. ADN của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ 4 loại nuclêôtit.
C. Mã di truyền của các loài sinh vật đều có đặc điểm giống nhau.
D. Prôtêin của các loài sinh vật đều được cấu tạo từ khoảng 20 loại axit amin.
Câu 6: Cặp cơ quan nào sau đây là cơ quan tương đồng?
A. Mang cá và mang tôm. B. Cánh dơi và tay người.
C. Gai xương rồng và gai hoa hồng. D. Cánh chim và cánh côn trùng.
Câu 7: Cánh chim tương đồng với cơ quan nào sau đây?
A. Cánh dơi B. Vây cá chép C. Cánh bướm D. Cánh ong
Câu 8: Bằng chứng tiến hóa nào sau đây là bằng chứng sinh học phân tử?
A. Prôtêin của các loài sinh vật đều cấu tạo từ 20 loại axit amin.
B. Xương tay của người tương đồng với cấu trúc chi trước của mèo.
C. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
D. Xác sinh vật sống trong các thời đại trước được bảo quản trong các lớp băng.
Câu 9: Bằng chứng nào sau đây phản ánh sự tiến hoá hội tụ (đồng quy)?
A. Gai cây hoàng liên là biến dạng của lá, gai cây hoa hồng là do sự phát triển cửa biểu bì thân.
B. Chi trước của các loài động vật có xương sống có các xương phân bố theo thứ tự tương tự
nhau.
C. Trong hoa đực của cây đu đủ có 10 nhị, ở giữa hoa vẫn còn di tích của nhụy.
D. Gai xương rồng, tua cuốn của đậu Hà Lan đều là biến dạng của lá.
Câu 10: Cho những ví dụ sau:
(1) Cánh dơi và cánh côn trùng. (2) Vây ngực của cá voi và cánh dơi.
(3) Mang cá và mang tôm. (4) Chi trước của thú và tay người.
Những ví dụ về cơ quan tương đồng là :
A. (1) và (4). B. (1) và (3). C. (2) và (4). D. (1) và (2).

40
Bài 25: HỌC THUYẾT ĐACUYN
− Đơn vị tiến hóa: Cá thể
− Đacuyn là người đầu tiên đưa ra Biến dị cá thể
Chọn lọc tự nhiên
Biến dị cá thể Loài sinh vật thích nghi với môi trường
(Động lực: đấu tranh sinh tồn)
Chọn lọc nhân tạo
Biến dị cá thể Giống vật nuôi cây trồng phù hợp con người
(Động lực: Nhu cầu của con người)
− Tại sao nói thế giới sinh vật thống nhất trong đa dạng?
+ Thống nhất: vì chúng được bắt nguồn từ tổ tiên chung
+ Đa dạng: Do môi trường sống đa dạng nên CLTN tích lũy các biến dị cá thể theo những
hướng khác nhau.
Câu 1: Người đầu tiên đưa ra khái niệm biến dị cá thể là
A. Đacuyn. B. Menđen. C. Moocgan. D. Lamac.
Câu 2: Các loài sâu ăn lá thường có màu xanh lục lẫn với màu xanh của lá, nhờ đó mà khó bị chim
ăn sâu phát hiện và tiêu diệt. Theo Đacuyn, đặc điểm thích nghi này hình thành do
A. ảnh hưởng trực tiếp của thức ăn là lá cây có màu xanh làm biến đổi màu sắc cơ thể sâu.
B. khi chuyển sang ăn lá, sâu tự biến đổi màu cơ thể để thích nghi với môi trường.
C. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các biến dị cá thể màu xanh lục qua nhiều thế hệ.
D. chọn lọc tự nhiên tích luỹ các đột biến màu xanh lục xuất hiện ngẫu nhiên trong quần thể sâu.
Câu 3: Theo quan niệm của Đacuyn, nguyên liệu chủ yếu cho chọn lọc tự nhiên là
A. thường biến. B. đột biến. C. biến dị cá thể. D. biến dị tổ hợp.
Câu 4: Theo quan niệm của Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là
A. quần thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên loài sinh vật có kiểu gen quy định
các đặc điểm thích nghi với môi trường.
B. các cá thể nhưng kết quả của chọn lọc tự nhiên lại tạo nên các quần thể sinh vật có kiểu gen
quy định kiểu hình thích nghi với môi trường.
C. quần thể nhưng kết quả của CLTN lại tạo nên các loài sinh vật có sự phân hoá về mức độ
thành đạt sinh sản.
D. các cá thể nhưng kết quả của CLTN lại tạo nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với
môi trường.
Câu 5: Theo quan niệm của Đacuyn về chọn lọc tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chọn lọc tự nhiên dẫn đến hình thành các quần thể có nhiều cá thể mang các kiểu gen quy
định các đặc điểm thích nghi với môi trường.
B. Chọn lọc tự nhiên là sự phân hóa về khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể
trong quần thể.
C. Đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là các cá thể trong quần thể.
D. Kết quả của chọn lọc tự nhiên là hình thành nên loài sinh vật có các đặc điểm thích nghi với
môi trường.
Câu 6: Theo quan niệm Đacuyn, đối tượng tác động của chọn lọc tự nhiên là
A. tế bào B. cá thể sinh vật C. loài sinh học D. quần thể sinh vật

41
Bài 26: HỌC THUYẾT TIẾN HÓA TỔNG HỢP HIỆN ĐẠI
I. QUAN NIỆM TIẾN HÓA VÀ NGUỒN NGUYÊN LIỆU TIẾN HÓA
1. Tiến hóa nhỏ và tiến hóa lớn:
Chỉ tiêu so sánh Tiến hóa nhỏ Tiến hóa lớn
Nội dung Là quá trình biến đổi thành phần kiểu Là quá trình hình thành các đơn vị
gen của quần thể, dẫn đến sự hình phân loại trên loài như chi, họ, bộ,
thành loài mới. lớp, ngành.
Qui mô, Phạm vi phân bố tương đối hẹp, thời Qui mô rộng lớn, thời gian địa chất
gian lịch sử tương đối ngắn. dài.
thời gian
Phương thức Có thể nghiên cứu bằng thực nghiệm Không thể nghiên cứu bằng thực
nghiên cứu nghiệm mà gián tiếp qua các bằng
chứng
2. Nguồn biến dị di truyền của QT bao gồm:
− Đột biến gen, ĐB NST gọi là nguyên liệu sơ cấp
− Biến dị tổ hợp gọi là nguyên liệu thứ cấp
II. CÁC NHÂN TỐ TIẾN HÓA
Là các nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, gồm có đột biến,
chọn lọc tự nhiên, di nhập gen, yếu tố ngẫu nhiên, giao phối không ngẫu nhiên.
1. Đột biến : làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể.
− Tạo alen mới là nguồn nguyên liệu sơ cấp của tiến hóa, trong đó ĐB gen là chủ yếu.
− Xảy ra chậm, vô hướng.
2. Di – nhập gen:
− Là hiện tượng trao đổi các cá thể hoặc giao tử giữa các quần thể.
− Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể vô hướng.
→ có thể làm phong phú vốn gen của quần thể.
3. Chọn lọc tự nhiên:
− CLTN qui định chiều hướng tiến hóa (có hướng).
− Thực chất là phân hóa khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể có kiểu gen khác nhau
trong quần thể.
− CLTN trực tiếp tác động lên KH, gián tiếp làm biến đổi tần số KG.
− CLTN tác động đến mọi cấp độ (alen, kiểu gen, cơ thể, quần thể)
− CLTN làm biến đổi tần số alen nhanh hay chậm phụ thuộc vào:
+ CL chống lại alen trội : nhanh, loại bỏ alen trội khỏi quần thể chỉ sau 1 thế hệ.
+ CL chống lại alen lặn : chậm, không thể loại bỏ hết alen lặn ra khỏi quần thể (vì còn tồn
tại trong thể dị hợp).
− CLTN làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn nhanh hơn so với quần thể nhân thực.
− CLTN chỉ sàng lọc và giữ lại những kiểu gen thích nghi.

42
4. Các yếu tố ngẫu nhiên:
− Các yếu tố ngẫu nhiên (thiên tai , dịch bệnh …).
− Quần thể có kích thước nhỏ rất dễ bị biến đổi.
− 1 alen có lợi cũng có thể bị loại bỏ, 1 alen có hại cũng có thể phổ biến.
→ có thể làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền.
5. Giao phối không ngẫu nhiên: Bao gồm tự thụ phấn, giao phối cận huyết.
− Không làm thay đổi tần số alen, chỉ làm biến đổi thành phần KG của quần thể theo hướng
KG đồng hợp tăng, KG dị hợp giảm.
→ làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm đa dạng di truyền.
Lưu ý: Ngẫu phối (giao phối ngẫu nhiên) không là nhân tố tiến hóa vì không làm thay đổi
tần số alen và thành phần KG.

Câu 1: Theo thuyết tiến hoá tổng hợp, đơn vị tiến hoá cơ sở là
A. tế bào. B. quần thể. C. cá thể. D. bào quan.
Câu 2: Theo quan niệm tiến hoá hiện đại, nguồn nguyên liệu sơ cấp chủ yếu cung cấp cho chọn lọc tự nhiên

A. đột biến gen. B. biến dị tổ hợp. C. thường biến. D. đột biến nhiễm sắc thể.
Câu 3: Theo quan điểm hiện đại, chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên:
A. kiểu gen. B. kiểu hình. C. nhiễm sắc thể . D. alen.
Câu 4: Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, nhân tố đột biến (quá trình đột biến) có vai trò cung cấp:
A. các alen mới, làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách chậm chạp.
B. các biến dị tổ hợp, làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể .
C. nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên.
D. các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định.
Câu 5: Nhân tố nào dưới đây không làm thay đổi tần số alen trong quần thể?
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Giao phối ngẫu nhiên. C. Đột biến. D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 6: Cho các nhân tố sau:
(1) Đột biến. (2) Chọn lọc tự nhiên. (3) Các yếu tố ngẫu nhiên. (4) Giao phối ngẫu nhiên.
Cặp nhân tố đóng vai trò cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá là
A. (2) và (4). B. (3) và (4). C. (1) và (4). D. (1) và (2).
Câu 7: Một alen nào đó dù có lợi cũng có thể bị loại bỏ hoàn toàn khỏi quần thể, do tác động của nhân tố
nào sau đây?
A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Giao phối ngẫu nhiên.
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Các yếu tố ngẫu nhiên.
Câu 8: Nhân tố tiến hóa nào sau đây có khả năng làm phong phú thêm vốn gen của quần thể?
A. Giao phối không ngẫu nhiên. B. Di – nhập gen.
C. Chọn lọc tự nhiên. D. Các yếu tố ngẫu nhiên.

43
Câu 9: Theo quan niệm hiện đại, nhân tố nào sau đây không phải là nhân tố tiến hoá?
A. Các yếu tố ngẫu nhiên. B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Giao phối ngẫu nhiên. D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 10: Nhân tố nào sau đây làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể sinh vật theo
một hướng xác định?
A. Chọn lọc tự nhiên. B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Di - nhập gen. D. Đột biến.
Câu 11: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về chọn lọc tự nhiên?
A. Chọn lọc tự nhiên chống alen lặn sẽ loại bỏ hoàn toàn các alen lặn ra khỏi quần thể ngay cả khi ở
trạng thái dị hợp.
B. Chọn lọc tự nhiên chống alen trội có thể nhanh chóng loại alen trội ra khỏi quần thể.
C. Chọn lọc tự nhiên chống alen lặn sẽ loại bỏ hoàn toàn các alen lặn ra khỏi quần thể ngay sau một thế
hệ.
D. Chọn lọc tự nhiên đào thải alen lặn làm thay đổi tần số alen nhanh hơn so với trường hợp chọn lọc
chống lại alen trội.
Câu 12: Theo thuyết tiến hóa hiện đại, chọn lọc tự nhiên sẽ đào thải hoàn toàn một alen có hại ra khỏi quần
thể khi
A. chọn lọc chống lại alen lặn. B. chọn lọc chống lại alen trội.
C. chọn lọc chống lại thể dị hợp. D. chọn lọc chống lại thể đồng hợp lặn.
Câu 13. Trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi, thì vai trò cung cấp nguyên liệu là
A. đột biến. B. chọn lọc tự nhiên C. yếu tố ngẫu nhiên. D. cách li.

Bài 28: LOÀI


I. Loài:
− Là 1 quần thể hay 1 nhóm quần thể cùng loài gồm các cá thể có khả năng giao phối với nhau,
sinh ra đời con có sức sống, có khả năng sinh sản và cách li sinh sản với các nhóm quần thể
khác.
− 2 quần thể thuộc cùng 1 loài có thể trở thành 2 loài mới nếu chúng cách li sinh sản với nhau.
II. Các tiêu chuẩn phân biệt hai loài thân thuộc:
1. Tiêu chuẩn hình thái: dùng cho đa số các loài.
2. Tiêu chuẩn địa lý, sinh thái.
3. Tiêu chuẩn hóa sinh: thường dùng cho vi khuẩn.
4. Tiêu chuẩn cách ly sinh sản:
Là tiêu chuẩn cơ bản, chính xác nhất để phân biệt 2 loài giao phối có quan hệ thân thuộc.
Nhược điểm: không dùng được cho loài sinh sản vô tính.

44
III. Các cơ chế cách ly sinh sản giữa các loài:
1. Khái niệm: Cách li sinh sản là các trở ngại sinh học (trên cơ thể sinh vật) ngăn cản các cá thể
giao phối với nhau hoặc ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ.
2.Các hình thức cách li sinh sản
Cách li trước hợp tử Cách li sau hợp tử
Khái Những trở ngại ngăn cản sinh vật giao phối với nhau, Những trở ngại ngăn cản việc
niệm thực chất là ngăn cản thụ tinh tạo hợp tử. tạo ra con lai hoặc ngăn cản
tạo ra con lai hữu thụ
− Cách li nơi ở: cùng một khu vực địa lí nhưng khác sinh Có 3 mức độ:
cảnh không giao phối với nhau. − Hợp tử chết.
Đặc − Cách li tập tính: tập tính sinh sản riêng biệt không giao − Con lai chết non.
điểm phối với nhau − Con lai sống nhưng bất thụ.
− Cách li mùa vụ: sinh sản vào các mùa vụ khác nhau
nên chúng không có điều kiện giao phối với nhau.
− Cách li cơ học: cấu tạo cơ quan sinh sản của các loài
khác nhau nên chúng không giao phối được với nhau
Vai trò − Đóng vai trò quan trọng trong hình thành loài mới.
− Duy trì sự toàn vẹn của loài.

Câu 1: Lừa đực giao phối với ngựa cái đẻ ra con la không có khả năng sinh sản. Đây là ví dụ về
A. cách li sinh thái. B. cách li cơ học. C. cách li tập tính. D. cách li sau hợp tử.
Câu 2: Trong các cơ chế cách li sinh sản, cách li trước hợp tử thực chất là
A. ngăn cản hợp tử phát triển thành con lai hữu thụ. B. ngăn cản sự thụ tinh tạo thành hợp tử.
C. ngăn cản con lai hình thành giao tử. D. ngăn cản hợp tử phát triển thành con
lai.
Câu 3: Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên chúng thường không thụ phấn được cho
nhau.
Đây là ví dụ về dạng cách li
A. thời gian (mùa vụ). B. sinh thái. C. tập tính. D. cơ học.

Bài 29- 30: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH LOÀI


I. Hình thành loài khác khu vực địa lý:
Cách li địa lí là những chướng ngại về địa lí như: sông, núi, biển…làm cho các quần thể cùng
loài không giao phối với nhau được.
− Cách li địa lí không trực tiếp tạo biến đổi ở sinh sinh vật.
− Thường gặp ở TV và ĐV phát tán mạnh.
− Xảy ra chậm chạp qua nhiều giai đoạn trung gian chuyển tiếp.
Cách li sinh sản
Quần thể thích nghi Loài

45
II. Hình thành loài cùng khu vực địa lý:
1. Hình thành loài bằng cách li tập tính:
− Hai quần thể thuộc cùng 1 loài nhưng có tập tính sinh sản khác nhau → Không giao phối với
nhau kéo dài → CLSS → hình thành 2 loài mới.
VD: 2 loài cá trong hồ ở Châu Phi
2. Hình thành loài bằng cách li sinh thái:
− Hai quần thể thuộc cùng 1 loài nhưng thuộc 2 ổ sinh thái khác nhau → Không giao phối với
nhau kéo dài → CLSS → hình thành 2 loài mới.
VD: Hai quần thể sâu ở hai loài cây khác nhau
− Thường gặp ở thực vật và động vật ít di chuyển
3. Hình thành loài bằng lai xa và đa bội hóa.
− Gặp phổ biến ở thực vật (lúa mì,
dương xỉ, chuối, khoai tây…), ít gặp ở
động vật, xảy ra nhanh.
− Cây 4n có thể được xem là loài mới vì
lai với loài cây 2n tạo cây lai 3n bất
thụ.

Câu 1: Hình thành loài mới


A. khác khu vực địa lí (bằng con đường địa lí) diễn ra nhanh trong một thời gian ngắn.
B. bằng con đường lai xa và đa bội hoá diễn ra nhanh và gặp phổ biến ở thực vật.
C. bằng con đường lai xa và đa bội hoá diễn ra chậm và hiếm gặp trong tự nhiên.
D. ở động vật chủ yếu diễn ra bằng con đường lai xa và đa bội hoá.
Câu 2: Trong phương thức hình thành loài bằng con đường địa lí (hình thành loài khác khu vực địa
lí), nhân tố trực tiếp gây ra sự phân hoá vốn gen của quần thể gốc là:
A. cách li địa lí. B. cách li sinh thái. C. tập quán hoạt động. D. chọn lọc tự nhiên.
Câu 4: Nhân tố nào sau đây góp phần duy trì sự khác biệt về tần số alen và thành phần kiểu gen
giữa các quần thể?
A. Đột biến. B. Cách li địa lí. C. Giao phối không ngẫu nhiên. D. Chọn lọc tự nhiên.

46
CHƯƠNG II
SỰ PHÁT SINH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA SỰ SỐNG TRÊN TRÁI ĐẤT
Bài 32: NGUỒN GỐC CỦA SỰ SỐNG

Các chất vô cơ Các hợp chất Các TB Các loài


(CH4, NH3, H 2, hữu cơ (protein, sơ khai hiện nay
H2O) axit nucleic…) (coaxecva)

Tiến hoá Tiến hoá Tiến hoá


hoá học tiền sinh học sinh học

I. Tiến hóa hóa học:


− Trong khí quyển nguyên thủy chứa: CO, NH3, hơi nước, ít N2, hầu như không có O2.
II. Tiến hóa tiền sinh học:
− Đại phân tử hữu cơ (protein, axit nucleic) hòa tan trong nước → các giọt nhỏ.
− Dưới tác động của CLTN → Tế bào sơ khai (coaxecva).
III. Tiến hóa sinh học:
− Dưới tác dụng của CLTN, từ tế bào sơ khai (coaxecva) → tế bào nhân sơ → cơ thể đơn bào
nhân thực → cơ thể đa bào nhân thực → sinh giới đa dạng hiện nay.

Câu 1: Quá trình phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất gồm các giai đoạn sau:
(1) Tiến hoá tiền sinh học. (2) Tiến hoá hoá học. (3) Tiến hoá sinh học.
Các giai đoạn trên diễn ra theo trình tự đúng là:
A. (2) → (1) → (3). B. (1) → (2) → (3). C. (2) → (3) → (1). D. (3) → (2) → (1).
Câu 2: Mầm mống của những cơ thể sống đầu tiên trên Trái Đất được hình thành ở:
A. trên mặt đất. B. trong không khí. C. trong nước đại dương. D. trong lòng đất.
Câu 3: Theo quan niệm hiện đại về sự phát sinh sự sống, chất nào sau đây chưa có hoặc có rất ít
trong khí quyển nguyên thuỷ của Quả Đất?
A. Hơi nước (H2O). B. Mêtan (CH4). C. Ôxi (O2). D. Xianôgen (C2N2).
Câu 4: Năm 1953, S. Milơ (S. Miller) thực hiện thí nghiệm tạo ra môi trường có thành phần hoá
học giống khí quyển nguyên thuỷ và đặt trong điều kiện phóng điện liên tục một tuần, thu được các
axit amin cùng các phân tử hữu cơ khác nhau. Kết quả thí nghiệm chứng minh:
A. ngày nay các chất hữu cơ vẫn được hình thành phổ biến bằng con đường tổng hợp hoá
học trong tự nhiên.
B. các chất hữu cơ được hình thành trong khí quyển nguyên thủy nhờ nguồn năng lượng sinh
học.
C. các chất hữu cơ đầu tiên được hình thành trong khí quyển nguyên thủy của Trái Đất bằng
con đường tổng hợp sinh học.
D. các chất hữu cơ được hình thành từ chất vô cơ trong điều kiện khí quyển nguyên thuỷ của
Trái Đất.
Câu 5: Để kiểm tra giả thuyết của Oparin và Handan, năm 1953 Milơ đã tạo ra môi trường nhân tạo
có thành phần hóa học giống khí quyển nguyên thủy của Trái Đất. Môi trường nhân tạo đó gồm:
A. CH4, NH3, H2 và hơi nước. B. N2, NH3, H2 và hơi nước.
C. CH4, CO2, H2 và hơi nước. D. CH4, CO, H2 và hơi nước.
47
Bài 33: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA SINH GIỚI QUA CÁC ĐẠI ĐỊA CHẤT
❖ Có 5 đại địa chất:Thái cổ, Nguyên sinh, Cổ sinh, Trung sinh, Tân sinh.
− Đại Thái cổ: dưới nước, hóa thạch sinh vật nhân sơ cổ nhất
− Đại Nguyên sinh: dưới nước, hóa thạch sinh vật nhân thực cổ nhất
− Đại Cổ sinh: di cư lên cạn hàng loạt, gồm:
• Kỷ Cambri: tôm ba lá.
• Kỷ Silua: thực vật, động vật lên cạn.
• Kỷ Đêvôn: lưỡng cư xuất hiện.
• Kỷ Than đá: bò sát và thực vật có hạt xuất hiện, dương xỉ phát triển.
• Kỷ Pecmi: Tuyệt diệt nhiều động vật biển.
− Đại Trung sinh: bò sát và cây hạt trần ngự trị, gồm:
• Kỷ Tam điệp: Phát sinh chim, thú.
• Kỷ Jura: bò sát cổ ngự trị.
• Kỷ Phấn trắng: thực vật có hoa xuất hiện, cuối kỷ tuyệt diệt nhiều sinh vật và bò sát
cổ.
− Đại Tân sinh: chim thú phát triển, cây hạt kín ngự trị.
• Kỷ Đệ tam: xuất hiện linh trưởng.
• Kỷ Đệ tứ: xuất hiện loài người.

Câu 1: Trong lịch sử phát sinh và phát triển của sự sống trên Trái Đất, loài người xuất hiện ở
A. đại Cổ sinh. B. đại Nguyên sinh. C. đại Tân sinh. D. đại Trung sinh.
Câu 2: Bằng chứng nào sau đây được xem là bằng chứng tiến hóa trực tiếp?
A. Di tích của thực vật sống ở các thời đại trước đã được tìm thấy trong các lớp than đá ở
Quảng Ninh.
B. Tất cả sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào.
C. Chi trước của mèo và cánh của dơi có các xương phân bố theo thứ tự tương tự nhau.
D. Các axit amin trong chuỗi β-hemôglôbin của người và tinh tinh giống nhau.
Câu 3: Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, dương xỉ phát triển mạnh ở
A. kỉ Silua thuộc đại Cổ sinh. B. kỉ Krêta (Phấn trắng) thuộc đại Trung sinh.
C. kỉ Cacbon (Than đá) thuộc đại Cổ sinh. D. kỉ Jura thuộc đại Trung sinh.
Câu 4: Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, ở kỉ Tam Điệp (Triat) có lục địa
chiếm ưu thế, khí hậu khô. Đặc điểm sinh vật điển hình ở kỉ này là:
A. Dương xỉ phát triển mạnh. Thực vật có hạt xuất hiện. Lưỡng cư ngự trị. Phát sinh bò sát.
B. Cây hạt trần ngự trị. Phân hóa bò sát cổ. Cá xương phát triển. Phát sinh thú và chim.
C. Cây hạt trần ngự trị. Bò sát cổ ngự trị. Phân hóa chim.
D. Phân hóa cá xương. Phát sinh lưỡng cư và côn trùng.
Câu 5: Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, bò sát cổ ngự trị ở
A. kỉ Jura. B. kỉ Pecmi. C. kỉ Đêvôn. D. kỉ Cambri.

48
Bài 34: SỰ PHÁT SINH LOÀI NGƯỜI

Quá trình tiến hóa của loài người bao gồm 2 giai đoạn:
− Giai đoạn 1: tiến hóa hình thành người hiện đại
− Giai đoạn 2: tiến hóa của loài người từ khi hình thành cho đến ngày nay
I. Quá trình phát sinh loài người hiện đại:
Trong chi Homo có 8 loài, đã có nhiều loài bị tuyệt chủng.
Homo habilis → Homo erectus → Homo sapiens
(Người khéo léo) (Người đứng thẳng) (Người thông minh)
➢ Địa điểm phát sinh loài người:
− Thuyết đơn nguồn: (ra đi từ Châu Phi) Loài người H.Sapiens được hình thành từ loài
H.erectus ở châu Phi sau đó phát tán sang các châu lục khác.
− Thuyết đa vùng: Loài H.erectus di cư từ châu Phi sang các châu lục khác rồi từ nhiều nơi
khác nhau từ loài H.erectus tiến hóa thành H.Sapiens.
II. Các nhân tố chi phối:
− Các nhân tố tiến hóa: chi phối giai đoạn 1.
− Các nhân tố văn hóa xã hội: chi phối giai đoạn 2.

Câu 1: Thuyết mang tên “ra đi từ Châu phi” cho rằng:


A. người H.sapiens được hình thành từ loài H.erecctus ở châu phi rồi di cư sang châu lục khác.
B. người H.sapiens được hình thành từ loài H.habilis ở châu phi rồi di cư sang châu lục khác.
C. loài H.erectus di cư từ châu phi sang châu lục khác mới hình thành loài H.sapiens.
D. loài H.habilis di cư từ châu phi sang châu lục khác mới hình thành loài H.sapiens.
Câu 2: Trong nhóm vượn người ngày nay, loài có quan hệ gần gũi nhất với người là:
A. Tinh tinh B. Đười ươi C. Gôrila D. Vượn
Câu 3: Trong quá trình phát sinh loài người, đặc điểm nào sau đây ở người chứng tỏ tiếng nói đã phát
triển?
A. Xương hàm bé. B. Răng nanh ít phát triển.
C. Góc quai hàm nhỏ. D. Có lồi cằm rõ.
Câu 4: Theo quan niệm hiện đại về quá trình phát sinh loài người, phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Người và vượn người ngày nay có nguồn gốc khác nhau nhưng tiến hoá theo cùng một hướng.
B. Người có nhiều đặc điểm giống với động vật có xương sống và đặc biệt giống lớp Thú (thể thức
cấu tạo cơ thể, sự phân hoá của răng, ...).
C. Trong lớp Thú thì người có nhiều đặc điểm giống với vượn người (cấu tạo bộ xương, phát triển
phôi, ... ).
D. Người có nhiều đặc điểm khác với vượn người (cấu tạo cột sống, xương chậu, tư thế đứng,
não bộ, ...).
Câu 5: Bằng chứng quan trọng có sức thuyết phục nhất cho thấy trong nhóm vượn người ngày nay, tinh
tinh có quan hệ gần gũi nhất với người là:
A. sự giống nhau về ADN của tinh tinh và ADN của người.
B. thời gian mang thai 270 - 275 ngày, đẻ con và nuôi con bằng sữa.
C. khả năng sử dụng các công cụ sẵn có trong tự nhiên.
D. khả năng biểu lộ tình cảm vui, buồn hay giận dữ.

49
CHƯƠNG I: CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT
Bài 35: MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI

I. MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI


1. Môi trường sống
− Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp tới sinh vật, ảnh hưởng đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển của sinh vật.
− Có 4 loại môi trường sống phổ biến:
+ Môi trường trên cạn : bao gồm mặt đất và lớp khí quyển.
+ Môi trường nước : bao gồm các vùng nước ngọt, nước lợ và nước mặn.
+ Môi trường đất : bao gồm các lớp đất có độ sâu khác nhau.
+ Môi trường sinh vật : bao gồm thực vật, động vật và con người (nơi kí sinh, cộng sinh)
2. Nhân tố sinh thái
− Nhân tố sinh thái là tất cả các yếu tố có trong môi trường có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp
tới đời sống của sinh vật.
− Có 2 nhóm nhân tố sinh thái:
+ Nhân tố sinh thái vô sinh : gồm các yếu tố lý, hóa (ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, pH...)
+ Nhân tố sinh thái hữu sinh: gồm thế giới hữu cơ của môi trường và mối quan hệ giữa các
sinh vật (hỗ trợ, cạnh tranh, ...)
II. GIỚI HẠN SINH THÁI VÀ Ổ SINH THÁI
1. Giới hạn sinh thái
− Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà sinh vật có thể tồn
tại và phát triển ổn định theo thời gian.
− Giới hạn sinh thái bao gồm:
+ Khoảng thuận lợi: là khoảng giá trị của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo
cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
+ Khoảng chống chịu: là khoảng giá trị của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động
sinh lý của sinh vật.
− VD: + Giới hạn sinh thái về nhiệt độ ở cá rô phi Việt Nam là 5,6 – 42oC, trong đó khoảng
thuận lợi là 20 – 350C, khoảng chống chịu là 5,6 – 20oC hoặc 35 – 42oC; 5,6oC là điểm gây
chết dưới và 420C là điểm gây chết trên.
+ Cây trồng nhiệt đới quang hợp tốt nhất ở 20 – 30oC , khi nhiệt độ < 00C và > 40oC
cây ngừng quang hợp.
2. Ổ sinh thái
− Ổ sinh thái của một loài là một “không gian sinh thái” mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái
của môi trường nằm trong giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển.

50
− Ổ sinh thái của một loài không phải nơi ở. Nơi ở là nơi cư trú còn ổ sinh thái biểu hiện cách
sinh sống của loài đó.
VD: Chim ăn sâu và chim ăn hạt có cùng 1 nơi ở (trên cùng 1 cây) nhưng thuộc 2 ổ sinh thái
khác nhau (thức ăn của chim ăn sâu là sâu bọ, thức ăn của chim ăn hạt là hạt cây).
− Ổ sinh thái trùng nhau càng nhiều thì càng cạnh tranh → xu hướng thu hẹp ổ sinh thái.

Câu 1: Một "không gian sinh thái" mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái của môi trường nằm trong
giới hạn sinh thái cho phép loài đó tồn tại và phát triển gọi là
A. ổ sinh thái. B. sinh cảnh. C. nơi ở. D. giới hạn sinh thái.
Câu 2: Nhân tố sinh thái nào sau đây chi phối trực tiếp hoặc gián tiếp đến hầu hết các nhân tố
khác?
A. Nhiệt độ. B. Độ ẩm. C. Ánh sáng. D. Không khí.
Câu 3: Môi trường sống của các loài giun kí sinh là
A. môi trường trên cạn B. môi trường đất
C. môi trường sinh vật D. môi trường nước
Câu 4: Nhân tố sinh thái nào sau đây là nhân tố vô sinh?
A. Nhiệt độ môi trường B. Quan hệ cộng sinh
C. Sinh vật này ăn sinh vật khác D. Sinh vật kí sinh - sinh vật chủ
Câu 5: Trong một khu rừng có diện tích rất lớn, sau khi tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của nhiệt độ và
độ ẩm đến sự sinh trưởng và phát triển của 3 loài A, B, C, ta có bảng số liệu sau:
Nhiệt độ Độ ẩm
Loài Giới hạn trên Giới hạn dưới Giới hạn trên Giới hạn dưới
A 42 26 60 80
B 28 10 30 50
C 32 15 45 75
Kết luận nào sau đây không đúng?
A. Loài A và C có cạnh tranh với nhau. B. Loài A và B không cạnh tranh với nhau.
C. Loài B và C có cạnh tranh với nhau. D. Giữa 3 loài đều có sự cạnh tranh qua lại với nhau.
Câu 6: Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?
A. Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho các hoạt động sinh lí của
sinh vật.
B. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ không thể tồn tại được.
C. Trong khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
D. Giới hạn sinh thái về nhiệt độ của các loài đều giống nhau.
Câu 7: Con người đã ứng dụng những hiểu biết về ổ sinh thái vào bao nhiêu hoạt động sau đây?
(1) Trồng xen các loại cây ưa bóng và cây ưa sáng trong cùng một khu vườn.
(2) Khai thác vật nuôi ở độ tuổi càng cao để thu được năng suất càng cao.
(3) Trồng các loại cây đúng thời vụ.
(4) Nuôi ghép các loài cá ở các tầng nước khác nhau trong một ao nuôi.
A. 1. B. 3. C. 4. D. 2.

51
Bài 36: QUẦN THỂ SINH VẬT
VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ
I. QUẦN THỂ SINH VẬT VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH QUẦN THỂ
1. Khái niệm quần thể sinh vật
− Quần thể sinh vật là tập hợp các cá thể trong cùng 1 loài, cùng sinh sống trong một khoảng
không gian xác định, vào một thời gian nhất định, có khả năng sinh sản và tạo thành những
thế hệ mới.
− VD : Tập hợp chim cánh cụt ở Nam cực; đàn trâu rừng, các cây Tràm ở U Minh, …
2. Quá trình hình thành quần thể
Một số cá thể cùng loài phát tán tới môi trường sống mới → thích nghi → tạo mối quan hệ
mới → quần thể mới.
II. QUAN HỆ GIỮA CÁC CÁ THỂ TRONG QUẦN THỂ
Gồm quan hệ hỗ trợ và cạnh tranh.
− Hỗ trợ: để bảo vệ nhau, tìm thức ăn, sinh sản
→ hỗ trợ giúp quần thể ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống, tăng sinh sản.
Ví dụ: Hiện tượng liền rễ ở cây thông, đàn trâu rừng chống lại chó rừng, ...
− Cạnh tranh: do mật độ cá thể tăng cao → thiếu thức ăn, nơi ở, ...
→ cạnh tranh làm giảm số lượng xuống tới mức cân bằng với sức chứa của môi trường
Ví dụ: Có trường hợp cá mẹ ăn cá con (cá lóc), hoặc cá đực kí sinh lên cá cái.

Câu 1: Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể sinh vật?
A. Tập hợp cá trong Hồ Tây. B. Tập hợp cây tràm ở rừng U Minh Thượng.
C. Tập hợp chim hải âu trên đảo Trường Sa. D. Tập hợp cây cọ trên một quả đồi ở Phú Thọ.
Câu 2: Ví dụ nào sau đây không thể hiện mối quan hệ hỗ trợ trong quần thể sinh vật?
A. Chó rừng hỗ trợ nhau trong đàn nhờ đó bắt được trâu rừng có kích thước lớn hơn.
B. Khi thiếu thức ăn, một số động vật cùng loài ăn thịt lẫn nhau.
C. Những cây sống theo nhóm chịu đựng gió bão và hạn chế sự thoát hơi nước tốt hơn những cây sống
riêng rẽ.
D. Bồ nông xếp thành hàng bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ.
Câu 3: Quan hệ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật
A. thường làm cho quần thể suy thoái dẫn đến diệt vong.
B. xuất hiện khi mật độ cá thể của quần thể xuống quá thấp.
C. chỉ xảy ra ở các quần thể động vật, không xảy ra ở các quần thể thực vật.
D. đảm bảo cho số lượng và sự phân bố các cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với sức
chứa của môi trường.
Câu 4: Những trường hợp nào sau đây biểu hiện mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể?
(1) Ở cá sụn Chondrichthyes, ấu thể nở ra trước ăn trứng chưa nở, ấu thể khỏe ăn ấu thể yếu.
(2) Loài cá Edriolychnus schmidti sống ở mức nước sâu, con đực thích nghi với lối sống kí sinh vào con
cái.
(3) Cá ép Echeneis bám vào cá mập để được vận chuyển đi xa.
(4) Nấm cộng sinh với rễ cây thông giúp cây hấp thụ nước và muối khoáng tốt hơn.
(5) Cá vược Perca fluviatilis, khi điều kiện dinh dưỡng xấu, cá bố mẹ bắt cá con làm mồi.
A. (1), (2), (4), (5). B. (1), (2), (3). C. (1), (2), (5). D. (2), (3), (5).
Câu 5: Ví dụ nào sau đây minh họa mối quan hệ hỗ trợ cùng loài?
A. Bồ nông xếp thành hàng đi kiếm ăn bắt được nhiều cá hơn bồ nông đi kiếm ăn riêng rẽ.
B. Các con hươu đực tranh giành con cái trong mùa sinh sản.
C. Cá ép sống bám trên cá lớn.
D. Cây phong lan bám trên thân cây gỗ trong rừng.

52
Bài 37 – 38: CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT
Các quần thể đặc trưng về:
− Tỉ lệ giới tính − Nhóm tuổi
Mật độ là đặc trưng cơ bản nhất
− Phân bố − Mật độ vì nó ảnh hưởng đến tất cả đặc
trưng còn lại.
− Kích thước − Tăng trưởng.
I. TỈ LỆ GIỚI TÍNH
− Tỉ lệ đực/cái, thường xấp xỉ 1: 1
− Có thể thay đổi tùy thuộc vào từng loài, từng thời gian, điều kiện sống (nhiệt độ, độ ẩm, mùa,
chất dinh dưỡng).
VD: Ngỗng, vịt có tỉ lệ giới tính là 40 : 60; Ở kiến nâu: to < 200 → trứng nở toàn con cái,
to > 200C → trứng nở toàn con đực.
II.NHÓM TUỔI
− Tuổi được tính bằng thời gian. Có 3 khái niệm về tuổi:
+ Tuổi sinh lý: là thời gian sống có thể đạt tới của một cá thể trong quần thể.
+ Tuổi sinh thái: là thời gian sống thực tế của một cá thể.
+ Tuổi quần thể: là tuổi bình quân của các cá thể trong quần thể.
− Có 3 dạng tháp tuổi:
+ Tháp phát triển: đáy rộng, đỉnh hẹp, tỉ lệ sinh cao
+ Tháp ổn định: đáy bằng, tỉ lệ sinh tương đương tử
+ Tháp suy giảm: đáy thu hẹp, tỉ lệ sinh thấp
Nhóm tuổi trước sinh sản
Nhóm tuổi đang sinh sản
Nhóm tuổi sau sinh sản

III. SỰ PHÂN BỐ CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ


Đặc điểm Ý nghĩa sinh thái Ví dụ
Phân bố − Thường gặp khi điều kiện sống phân Các cá thể hỗ trợ − Nhóm cây bụi mọc
bố không đồng đều trong môi trường. nhau chống lại điều hoang dại.
theo nhóm
kiện bất lợi của môi
(phổ biến − Các cá thể của quần thể tập trung trường − Đàn trâu rừng.
nhất) theo từng nhóm ở những nơi có điều kiện
sống tốt nhất
Phân bố − Thường gặp khi điều kiện sống phân Làm giảm mức độ − Cây thông trong rừng
bố đồng đều trong môi trường. cạnh tranh giữa các
đồng đều
cá thể trong quần thể − Chim hải âu làm tổ
− Khi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các
cá thể trong quần thể
− Thường gặp khi điều kiện sống phân Sinh vật tận dụng − Các loài sâu sống trên
bố đồng đều trong môi trường. được nguồn sống tán lá cây
Phân bố
tiềm tàng trong môi
ngẫu nhiên − Khi không có sự cạnh tranh gay gắt trường. − Các loài cây gỗ sống
giữa các cá thể trong quần thể trong rừng mưa nhiệt đới

53
IV. MẬT ĐỘ CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ
− Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích.
− Ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường, khả năng sinh sản và tử vong.
− Thay đổi theo mùa, năm hoặc theo điều kiện của môi trường sống.
V. KÍCH THƯỚC CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT
1. Khái niệm kích thước của quần thể:
− Kích thước của quần thể là số lượng cá thể (hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích lũy trong
các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quẩn thể.
VD: Voi trong rừng mưa nhiệt đới có kích thước khoảng 25 con/quần thể, Gà rừng 200
con/quần thể, Hoa đỗ quyên 150 cây/quần thể
− Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa:
+ Kích thước tối thiểu: là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.
+ Kích thước tối đa: là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp
với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
2. Những nhân tố ảnh hưởng tới kích thước của quần thể sinh vật
Gồm mức độ sinh sản, tử vong, xuất cư và nhập cư.
VI. TĂNG TRƯỞNG CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT
− Tăng trưởng của quần thể là sự gia tăng số lượng cá thể của quần thể.
− Có 2 kiểu tăng trưởng:
+ Tăng trưởng theo tiềm năng sinh học (trong điều kiện môi trường không bị giới hạn): hình chữ J.
VD: tăng trưởng của vi khuẩn lam trong hồ.
+ Tăng trưởng thực tế (trong điều kiện môi trường bị giới hạn): hình chữ S.
VD: tăng trưởng của rái cá trong hồ.

Câu 1: Trong các kiểu phân bố cá thể trong tự nhiên, kiểu phân bố nào sau đây là kiểu phân bố phổ
biến nhất của quần thể sinh vật?
A. Phân bố ngẫu nhiên. B. Phân bố theo nhóm.
C. Phân bố nhiều tầng theo chiều thẳng đứng. D. Phân bố đều (đồng đều).
Câu 2: Những quần thể có kiểu tăng trưởng theo tiềm năng sinh học có các đặc điểm
A. cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản nhiều, đòi hỏi điều kiện chăm sóc ít.
B. cá thể có kích thước lớn, sử dụng nhiều thức ăn, tuổi thọ lớn.
C. cá thể có kích thước nhỏ, sinh sản ít, đòi hỏi điều kiện chăm sóc nhiều.
D. cá thể có kích thước lớn, sinh sản ít, sử dụng nhiều thức ăn.
Câu 3: Kiểu phân bố theo nhóm của các cá thể trong quần thể động vật thường gặp khi
A. điều kiện sống phân bố đồng đều, không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần
thể.
B. điều kiện sống phân bố không đồng đều, có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần
thể.
C. điều kiện sống phân bố đồng đều, các cá thể có tính lãnh thổ cao.
54
D. điều kiện sống phân bố không đồng đều, các cá thể có xu hướng sống tụ họp với nhau
(bầy đàn).
Câu 4: Để xác định mật độ của một quần thể, người ta cần biết số lượng cá thể trong quần thể và
A. tỉ lệ sinh sản và tỉ lệ tử vong của quần thể.
B. kiểu phân bố của các cá thể trong quần thể.
C. diện tích hoặc thể tích khu vực phân bố của chúng.
D. các yếu tố giới hạn sự tăng trưởng của quần thể.
Câu 5: Nghiên cứu một quần thể động vật cho thấy ở thời điểm ban đầu có 11000 cá thể. Quần
thể này có tỉ lệ sinh là 12%/năm, tỉ lệ tử vong là 8%/năm và tỉ lệ xuất cư là 2%/năm. Sau một
năm, số lượng cá thể trong quần thể đó được dự đoán là
A. 11020. B. 11180. C. 11260. D. 11220.
Câu 6: Tháp tuổi của 3 quần thể sinh vật với trạng thái phát triển khác nhau như sau:
Quy ước:
A: Tháp tuổi của quần thể 1 Nhóm tuổi trước sinh sản
B: Tháp tuổi của quần thể 2 Nhóm tuổi đang sinh sản
C: Tháp tuổi của quần thể 3 Nhóm tuổi sau sinh sản

(A) (B) (C)


Quan sát 3 tháp tuổi trên có thể biết được
A. quần thể 1 đang phát triển, quần thể 2 ổn định, quần thể 3 suy giảm (suy thoái).
B. quần thể 3 đang phát triển, quần thể 2 ổn định, quần thể 1 suy giảm (suy thoái).
C. quần thể 2 đang phát triển, quần thể 1 ổn định, quần thể 3 suy giảm (suy thoái).
D. quần thể 1 đang phát triển, quần thể 3 ổn định, quần thể 2 suy giảm (suy thoái).
Câu 7: Khi kích thước của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu thì
A. trong quần thể có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể.
B. khả năng sinh sản của quần thể tăng do cơ hội gặp nhau giữa các cá thể đực với cá thể cái
nhiều hơn.
C. sự hỗ trợ giữa các cá thể tăng, quần thể có khả năng chống chọi tốt với những thay đổi của
môi trường.
D. quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn đến diệt vong.
Câu 8: Trong cấu trúc tuổi của quần thể sinh vật, tuổi quần thể là
A.thời gian sống của một cá thể có tuổi thọ cao nhất trong quần thể
B. tuổi bình quân (tuổi thọ trung bình) của các cá thể trong quần thể.
C.thời gian để quần thể tăng trưởng và phát triển
D.thời gian tồn tại thực của quần thể trong tự nhiên
Câu 9: Trong điều kiện môi trường bị giới hạn, sự tăng trưởng kích thước của quần thể theo đường
cong tăng trưởng thực tế có hình chữ S, ở giai đoạn ban đầu, số lượng cá thể tăng chậm. Nguyên
nhân chủ yếu của sự tăng chậm số lượng cá thể là do
A. số lượng cá thể của quần thể đang cân bằng với sức chịu đựng (sức chứa) của môi trường.
B. sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể diễn ra gay gắt.
C. nguồn sống của môi trường cạn kiệt.
D. kích thước của quần thể còn nhỏ.
Câu 10: Khi nói về mật độ cá thể của quần thể, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Mật độ cá thể có ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường.
55
B. Khi mật độ cá thể của quần thể giảm, thức ăn dồi dào thì sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài
giảm.
C. Khi mật độ cá thể của quần thể tăng quá cao, các cá thể cạnh tranh nhau gay gắt.
D. Mật độ cá thể của quần thể luôn cố định, không thay đổi theo thời gian và điều kiện sống của
môi trường.
Câu 11: Kích thước tối thiểu của quần thể sinh vật là
A. số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, cân bằng với sức chứa của môi
trường.
B. số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển.
C. số lượng cá thể ít nhất phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
D. khoảng không gian nhỏ nhất mà quần thể cần có để tồn tại và phát triển.
Câu 12: Khi nói về sự phân bố cá thể trong quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Phân bố đồng đều có ý nghĩa làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể.
B. Phân bố theo nhóm thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường, có
sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.
C. Phân bố theo nhóm là kiểu phân bố phổ biến nhất, giúp các cá thể hỗ trợ nhau chống lại
điều kiện bất lợi của môi trường.
D. Phân bố ngẫu nhiên thường gặp khi điều kiện sống phân bố đồng đều trong môi trường và
không có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể.

Bài 39: BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT
I. BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG CÁ THỂ
1. Khái niệm:
Biến động số lượng cá thể của quần thể là sự tăng hay giảm số cá thể của quần thể.
2. Phân loại:
a. Biến động theo chu kì
− Xảy ra do những thay đổi có chu kỳ của điều kiện môi trường. (mùa, trăng, năm, ngày đêm)
− Ví dụ:
+ Đồng rêu phương Bắc, số lượng cáo và chuột Lemmut biến động theo chu kì 3-4 năm
+ Số lượng cá thể thỏ và mèo rừng Canada biến động theo chu kỳ 9-10 năm
+ Cá cơm ở vùng biển Pêru có chu kì biến động là 10 năm
b. Biến động không theo chu kì
− Là tăng hoặc giảm một cách đột ngột do điều kiện bất thường của thời tiết (lũ lụt, bão, cháy
rừng, dịch bệnh) hay do hoạt động khai thác tài nguyên quá mức của con người gây nên.
− Ví dụ: Cháy rừng tràm U Minh Thượng (2002) giết chết rất nhiều sinh vật rừng.

56
3. Nguyên nhân
− Do thay đổi của các nhân tố sinh thái vô sinh, không phụ thuộc mật độ. VD: Nhiệt độ không
khí xuống quá thấp gây chết nhiều động vật biến nhiệt
− Do thay đổi của các nhân tố sinh thái hữu sinh, phụ thuộc mật độ. VD: Ở cá, hươu, nai, khả
năng sống sót của con non phụ thuộc rất nhiều vào số lượng kẻ thù ăn thịt
II. SỰ ĐIỀU CHỈNH SỐ LƯỢNG CÁ THỂ CỦA QUẦN THỂ VÀ TRẠNG THÁI CÂN
BẰNG CỦA QUẦN THỂ
− Khi điều kiện môi trường thuận lợi: sinh tăng, nhập cư tăng → số lượng tăng.
− Khi điều kiện môi trường bất lợi: tử tăng, xuất cư tăng → số lượng giảm.
→ Cân bằng. Quần thể điều chỉnh bằng sinh – tử là chủ yếu.

Câu 1: Vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại thường xuất hiện nhiều. Đây là dạng
biến động số lượng cá thể
A. không theo chu kì. B. theo chu kì ngày đêm.
C. theo chu kì nhiều năm. D. theo chu kì mùa.
Câu 2: Trong các nhân tố sinh thái chi phối sự biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật,
nhân tố nào sau đây là nhân tố phụ thuộc mật độ quần thể?
A. Mức độ sinh sản. B. Độ ẩm. C. Ánh sáng. D. Nhiệt độ.
Câu 3: Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau:
(1) Ở miền Bắc Việt Nam, số lượng bò sát giảm mạnh vào những năm có mùa đông giá rét,
nhiệt độ xuống dưới 8oC.
(2) Ở Việt Nam, vào mùa xuân và mùa hè có khí hậu ấm áp, sâu hại xuất hiện nhiều.
(3) Số lượng cây tràm ở rừng U Minh Thượng giảm mạnh sau sự cố cháy rừng tháng 3 năm
2002.
(4) Hàng năm, chim cu gáy thường xuất hiện nhiều vào mùa thu hoạch lúa, ngô.
Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là
A. (2) và (4). B. (2) và (3). C. (1) và (4). D. (1) và (3).
Câu 4: Cho biết No là số lượng cá thể của quần thể sinh vật ở thời điểm khảo sát ban đầu (to), Nt là
số lượng cá thể của quần thể sinh vật ở thời điểm khảo sát tiếp theo (t); B là mức sinh sản; D là
mức tử vong; I là mức nhập cư và E là mức xuất cư. Kích thước của quần thể sinh vật ở thời điểm
t có thể được mô tả bằng công thức tổng quát nào sau đây?
A. Nt = No + B - D + I - E. B. Nt = No + B - D - I + E.
C. Nt = No - B + D + I - E. D. Nt = No + B - D - I - E.

57
CHƯƠNG II: QUẦN XÃ SINH VẬT
Bài 40: QUẦN XÃ SINH VẬT VÀ MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA QUẦN XÃ

I. KHÁI NIỆM QUẦN XÃ


− Quần xã sinh vật là một tập hợp các quần thể sinh vật khác loài, cùng sống trong một không
gian và thời gian nhất định.
− Quần xã có cấu trúc tương đối ổn định.
II. MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN XÃ
Có 2 đặc trưng:
1. Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã
− Thành phần loài được thể hiện qua số lượng loài trong quần xã, số lượng cá thể của mỗi
loài, loài ưu thế và loài đặc trưng.
− Số lượng loài và số lượng cá thể của mỗi loài là độ đa dạng.
→ biểu thị sự biến động, ổn định hay suy thoái của quần xã.
− Loài ưu thế: là những loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã do số lượng cá thể
nhiều, sinh khối lớn hoặc do hoạt động của chúng mạnh → quyết định chiều hướng phát
triển của quần xã.
− Loài đặc trưng: là loài chỉ có ở một quần xã nào đó hoặc là loài có số lượng nhiều hơn hẳn
các loài khác và có vai trò quan trọng trong quần xã so với các loài khác.
2. Đặc trưng về phân bố cá thể trong không gian của quần xã: tùy thuộc nhu cầu sống của
từng loài, nhằm giảm cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống.
− Có 2 kiểu phân bố: + Phân bố theo chiều thẳng đứng.
+ Phân bố theo chiều ngang.
III. QUAN HỆ GIỮA CÁC LOÀI TRONG QUẦN XÃ SINH VẬT
1. Các mối quan hệ sinh thái: Gồm quan hệ hỗ trợ và đối kháng.
− Quan hệ hỗ trợ gồm: cộng sinh, hợp tác, hội sinh.
+ Cộng sinh: cùng có lợi, bắt buộc phải có.
VD: địa y, hải quỳ và tôm kí cư, vi khuẩn trong rễ cây đậu, vi khuẩn trong dạ dày bò,
trùng roi trong ruột mối, …
+ Hợp tác: cùng có lợi, không bắt buộc phải có.
VD: ong và hoa, chim sáo và trâu rừng, cá nhỏ và rùa, chim nhỏ và cá sấu, …
+ Hội sinh: 1 bên có lợi, 1 bên không có lợi cũng không có hại.
VD: cá ép với cá lớn, cây phong lan trên thân cây,
− Quan hệ đối kháng gồm: cạnh tranh, kí sinh, SV này ăn SV khác, ức chế cảm nhiễm.
Ví dụ: Kí sinh: cây tầm gửi, dây tơ hồng.
Ức chế cảm nhiễm: tảo giáp tiết chất độc
2. Hiện tượng khống chế sinh học:
− Số lượng cá thể của loài này bị số lượng cá thể loài khác kìm hãm.
− Ứng dụng: sử dụng thiên địch để phòng trừ các sinh vật gây hại thay cho việc sử dụng
thuốc trừ sâu. VD: Sử dụng ong mắt đỏ diệt bọ dừa, chim sâu bắt sâu ...

58
Câu 1: Đặc điểm của các mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã là
A. ít nhất có một loài bị hại. B. không có loài nào có lợi.
C. các loài đều có lợi hoặc ít nhất không bị hại. D. tất cả các loài đều bị hại.
Câu 2: Quan hệ chặt chẽ giữa hai hay nhiều loài mà tất cả các loài tham gia đều có lợi là mối quan
hệ
A. cộng sinh. B. hội sinh. C. ức chế - cảm nhiễm. D. kí
sinh.
Câu 3: Loài rận sống trên da chó và hút máu chó để nuôi sống cơ thể là biểu hiện của mối quan hệ
A. cộng sinh. B. hội sinh. C. kí sinh - vật chủ. D. hợp tác.
Câu 4: Mối quan hệ quan trọng nhất đảm bảo tính gắn bó giữa các loài trong quần xã sinh vật là
quan hệ:
A. hợp tác. B. cạnh tranh. C. dinh dưỡng. D. sinh sản.
Câu 5: Hiện tượng khống chế sinh học trong quần xã dẫn đến
A. sự tiêu diệt của một loài nào đó trong quần xã.
B. sự phát triển của một loài nào đó trong quần xã.
C. trạng thái cân bằng sinh học trong quần xã.
D. làm giảm độ đa dạng sinh học của quần xã.
Câu 6: Ở biển, có các loài động vật nhỏ như cá bống, giun nhiều tơ, cua… sống trong tổ giun
Erechis để có nơi ẩn nấp và tìm kiếm thức ăn thừa, phân của giun Erechis. Mối quan hệ giữa các
loài động vật nhỏ và giun Erechis là
A. quan hệ hội sinh. B. quan hệ cộng sinh.
C. quan hệ hợp tác. D. quan hệ ức chế - cảm nhiễm.
Câu 7: Khi nói về sự phân bố cá thể trong không gian của quần xã, phát biểu nào sau đây sai?
A. Sinh vật phân bố theo chiều ngang thường tập trung nhiều ở vùng có điều kiện sống thuận
lợi như vùng đất màu mỡ, độ ẩm thích hợp, thức ăn dồi dào.
B. Phân bố cá thể trong không gian của quần xã tùy thuộc vào nhu cầu sống của từng loài.
C. Sự phân bố cá thể trong tự nhiên có xu hướng làm giảm bớt mức độ cạnh tranh giữa các loài
và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn sống của môi trường.
D. Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới, chỉ có sự phân tầng của các loài thực vật, không có
sự phân tầng của các loài động vật.
Câu 8: Trong quần xã sinh vật, loài ưu thế là loài
A. chỉ có ở một quần xã nào đó mà không có ở các quần xã khác, sự có mặt của nó làm tăng
mức đa dạng cho quần xã.
B. có tần suất xuất hiện và độ phong phú rất thấp nhưng sự có mặt của nó làm tăng mức đa
dạng cho quần xã.
C. đóng vai trò thay thế cho các nhóm loài khác khi chúng suy vong vì nguyên nhân nào đó.
D. có tần suất xuất hiện và độ phong phú cao, sinh khối lớn, quyết định chiều hướng phát triển
của quần xã.
Câu 9: Cho các ví dụ sau:
(1) Sán lá gan sống trong gan bò. (2) Ong hút mật hoa.
(3) Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá, tôm. (4) Trùng roi sống trong ruột mối.
Những ví dụ phản ánh mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài trong quần xã là:
A. (2), (3). B. (1), (4). C. (2), (4). D. (1), (3).
Câu 10: Mối quan hệ vật kí sinh - vật chủ và mối quan hệ vật dữ - con mồi giống nhau ở đặc điểm
nào sau đây?
A. Đều là mối quan hệ đối kháng giữa hai loài.
B. Loài bị hại luôn có số lượng cá thể nhiều hơn loài có lợi.
59
C. Loài bị hại luôn có kích thước cá thể nhỏ hơn loài có lợi.
D. Đều làm chết các cá thể của loài bị hại.
Câu 11. Tính đa dạng về loài của quần xã là:
A.mức độ phong phú về số lượng loài trong quần xã và số lượng cá thể của mỗi loài
B.mật độ cá thể của từng loài trong quần xã
C.tỉ lệ % số địa điểm bắt gặp một loài trong tổng số địa điểm quan sát
D.số loài đóng vai trò quan trọng trong quần xã
Câu 12. Quần xã sinh vật là
A.tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc cùng loài, cùng sống trong một không gian xác định và
chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau
B. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian
xác định và chúng ít quan hệ với nhau
C. tập hợp nhiều quần thể sinh vật thuộc hai loài khác nhau, cùng sống trong một không gian
xác định và chúng có mối quan hệ mật thiết, gắn bó với nhau
D. một tập hợp các quần thể sinh vật thuộc các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian
và thời gian nhất định, có mối quan hệ gắn bó với nhau như một thể thống nhất.

Bài 41: DIỄN THẾ SINH THÁI


I. KHÁI NIỆM VỀ DIỄN THẾ SINH THÁI
− Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự
biến đổi của môi trường.
− Diễn thế sinh thái gồm 3 giai đoạn chính:
Giai đoạn khởi đầu → Giai đoạn giữa → Giai đoạn cuối
(Giai đoạn tiên phong) (Giai đoạn hỗn hợp) (Giai đoạn đỉnh cực)
II. CÁC LOẠI DIỄN THẾ SINH THÁI VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA DIỄN THẾ SINH THÁI
➢ Gồm diễn thế nguyên sinh và thứ sinh.
− Diễn thế nguyên sinh: bắt đầu từ môi trường trống trơn, gồm 3 giai đoạn.
VD: diễn thế ở đầm nước nông; vùng đất mới hình thành; vùng nham thạch mới chảy qua.
− Diễn thế thứ sinh: bắt đầu từ môi trường có sẵn quần xã sinh vật, kết thúc có thể là quần xã
đỉnh cực hoặc quần xã suy giảm hơn.
VD: ao thành đồng cỏ, đô thị hóa, rừng Lim ở Hữu Lũng.
➢ Nguyên nhân:
− Bên trong: do hoạt động quá mạnh của nhóm loài ưu thế.
− Bên ngoài: do thay đổi nhân tố vô sinh hoặc tác động của con người.

Câu 1: Diễn thế nguyên sinh


A. thường dẫn tới một quần xã bị suy thoái.
B. xảy ra do hoạt động chặt cây, đốt rừng,... của con người.
C. khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã tương đối ổn định.
60
D. khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây là đúng về diễn thế sinh thái?
A. Diễn thế sinh thái xảy ra do sự thay đổi các điều kiện tự nhiên, khí hậu,... hoặc do sự cạnh
tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã, hoặc do hoạt động khai thác tài nguyên của con người.
B. Diễn thế thứ sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
C. Diễn thế nguyên sinh là diễn thế khởi đầu từ môi trường đã có một quần xã sinh vật từng sống.
D. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, không tương ứng
với sự biến đổi của môi trường.
Câu 3: Cho các quần xã sinh vật sau:
(1) Rừng thưa cây gỗ nhỏ ưa sáng. (2) Cây bụi và cây cỏ chiếm ưu thế.
(3) Cây gỗ nhỏ và cây bụi. (4) Rừng lim nguyên sinh. (5) Trảng cỏ.
Sơ đồ đúng về quá trình diễn thế thứ sinh dẫn đến quần xã bị suy thoái tại rừng lim Hữu Lũng, tỉnh
Lạng Sơn là
A. (5) → (3) → (1) → (2) → (4). B. (2) → (3) → (1) → (5) → (4).
C. (4) → (1) → (3) → (2) → (5). D. (4) → (5) → (1) → (3) → (2).
Câu 4: Trong diễn thế thứ sinh trên đất canh tác đã bỏ hoang để trở thành rừng thứ sinh, sự phát
triển của các thảm thực vật trải qua các giai đoạn:
(1) Quần xã đỉnh cực. (2) Quần xã cây gỗ lá rộng. (3) Quần xã cây thân
thảo.
(4) Quần xã cây bụi. (5) Quần xã khởi đầu, chủ yếu cây một năm.
Trình tự đúng của các giai đoạn là
A. (5) → (3) → (2) → (4) → (1). B. (5) → (3) → (4) → (2) → (1).
C. (5) → (2) → (3) → (4) → (1). D. (1) → (2) → (3) → (4) → (5).
Câu 5: Khi nói về những xu hướng biến đổi chính trong quá trình diễn thế nguyên sinh, xu hướng
nào sau đây không đúng?
A. Ổ sinh thái của mỗi loài ngày càng được mở rộng. B. Tổng sản lượng sinh vật được tăng
lên.
C. Tính đa dạng về loài tăng. D. Lưới thức ăn trở nên phức tạp hơn.
Câu 6: Khi nói về diễn thế sinh thái, phát biểu nào sau đây sai?
A. Diễn thế sinh thái thứ sinh luôn khởi đầu từ môi trường chưa có sinh vật.
B. Trong diễn thế sinh thái, song song với quá trình biến đổi của quần xã là quá trình biến đổi
về các điều kiện tự nhiên của môi trường.
C. Sự cạnh tranh giữa các loài trong quần xã là một trong những nguyên nhân gây ra diễn thế
sinh thái.
D. Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với
sự biến đổi của môi trường.

61
Bài 42: HỆ SINH THÁI
❖ Hệ sinh thái = quần xã sinh vật + sinh cảnh (môi trường vô sinh) của quần xã.
❖ Cấu trúc:

Thành phần vô sinh: Sinh cảnh (môi trường vật lý / môi


trường vô sinh)

HST SV sản xuất: thực vật, tảo, vi


hoàn khuẩn tự dưỡng
chỉnh .

Thành phần hữu sinh: SV tiêu thụ: ĐV ăn TV, ĐV ăn ĐV


QXSV

SV phân giải: một số nấm, một số


vi khuẩn, giun đất, dòi

Câu 1: Hệ sinh thái nào sau đây có đặc điểm: được cung cấp thêm một phần vật chất và có số lượng
loài hạn chế?
A. Hệ sinh thái biển B. Hệ sinh thái đồng ruộng
C. Rừng nguyên sinh D. Rừng lá rộng ôn đới
Câu 2: Điểm khác nhau cơ bản của hệ sinh thái nhân tạo so với hệ sinh thái tự nhiên là ở chỗ:
A. Để duy trì trạng thái ổn định của hệ sinh thái nhân tạo, con người thường bổ sung năng lượng
cho chúng.
B. Hệ sinh thái nhân tạo là một hệ mở còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ khép kín.
C. Do có sự can thiệp của con người nên hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao
hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
D. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên.
Câu 3: Khi nói về hệ sinh thái tự nhiên, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trong các hệ sinh thái trên cạn, sinh vật sản xuất gồm thực vật và vi sinh vật tự dưỡng.
B. Các hệ sinh thái tự nhiên trên Trái Đất rất đa dạng, được chia thành các nhóm hệ sinh thái
trên cạn và các nhóm hệ sinh thái dưới nước.
C. Các hệ sinh thái tự nhiên được hình thành bằng các quy luật tự nhiên và có thể bị biến đổi
dưới tác động của con người.
D. Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước chỉ có một loại chuỗi thức ăn được mở đầu bằng sinh
vật sản xuất.
Câu 4: Hệ sinh thái nào sau đây có độ đa dạng sinh học cao nhất?
A. Đồng rêu hàn đới. B. Rừng rụng lá ôn đới.
C. Rừng lá kim phương Bắc (rừng Taiga). D. Rừng mưa nhiệt đới.
Câu 5: Một trong những điểm khác nhau giữa hệ sinh thái nhân tạo và hệ sinh thái tự nhiên là:
A. Hệ sinh thái nhân tạo có khả năng tự điều chỉnh cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên do có
sự can thiệp của con người.
B. Hệ sinh thái nhân tạo thường có chuỗi thức ăn ngắn và lưới thức ăn đơn giản hơn so với hệ
sinh thái tự nhiên.

62
C. Hệ sinh thái nhân tạo có độ đa dạng sinh học cao hơn so với hệ sinh thái tự nhiên do được
con người bổ sung thêm các loài sinh vật.
D. Hệ sinh thái nhân tạo luôn là một hệ thống kín, còn hệ sinh thái tự nhiên là một hệ thống
mở.
Câu 6: Khi nói về thành phần cấu trúc của hệ sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng?
A. Sinh vật phân giải có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ.
B. Tất cả các loài vi sinh vật đều được xếp vào nhóm sinh vật phân giải.
C. Các loài động vật ăn thực vật được xếp vào nhóm sinh vật tiêu thụ.
D. Các loài thực vật quang hợp được xếp vào nhóm sinh vật sản xuất.

Bài 43: TRAO ĐỔI VẬT CHẤT TRONG HỆ SINH THÁI.


1. Chuỗi thức ăn:
− Là một dãy gồm nhiều loài có quan hệ dinh dưỡng với nhau và mỗi loài là một mắt xích.
VD: Lá ngô → Sâu ăn lá → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu
− Có 2 loại chuỗi thức ăn:
+ Loại 1: Chuỗi TA bắt đầu bằng SV tự dưỡng. VD: Tảo lục đơn bào → Tôm → Cá rô.
+ Loại 2: Chuỗi TA bắt đầu bằng SV phân giải mùn bã hữu cơ. VD: Mùn bã → Giun đất → Gà
2. Lưới thức ăn
− gồm nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.
− Quần xã đỉnh cực, độ đa dạng cao thì lưới thức ăn càng phức tạp.
Thỏ
VD: Cỏ → Cào cào → Chim sâu → Cáo
Sâu

3. Bậc dinh dưỡng


− Trong một lưới thức ăn, các loài có cùng mức dinh dưỡng hợp thành 1 bậc dinh dưỡng.
− Các bậc dinh dưỡng:
+ Bậc dinh dưỡng cấp 1: là sinh vật sản xuất (SV tự dưỡng)
+ Bậc dinh dưỡng cấp 2: là SV tiêu thụ bậc 1 = động vật ăn SVSX
+ Bậc dinh dưỡng cấp 3: là SV tiêu thụ bậc 2 = động vật ăn SVTT bậc 1.
+ Bậc dinh dưỡng cấp 4, 5, …
4. Tháp sinh thái
− Tháp sinh thái gồm nhiều hình chữ nhật xếp chồng lên nhau. Các hình chữ nhật có chiều cao
bằng nhau nhưng chiều dài khác nhau biểu thị độ lớn của mỗi bậc dinh dưỡng.
− Có 3 loại tháp sinh thái:
+ Tháp số lượng: được xây dựng dựa trên số lượng cá thể sinh vật ở mỗi bậc dinh dưỡng.

63
+ Tháp sinh khối: được xây dựng dựa trên khối lượng tổng số của tất cả các sinh vật trên một
đơn vị diện tích hay thể tích ở mỗi bậc dinh dưỡng.
+ Tháp năng lượng (hoàn thiện nhất): được xây dựng dựa trên số năng lượng được tích lũy trên
một đơn vị diện tích hay thể tích trong một đơn vị thời gian ở mỗi bậc dinh dưỡng.

Câu 1: Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào → Tôm → Cá rô → Chim bói cá. Trong chuỗi thức ăn
này, cá rô thuộc bậc dinh dưỡng
A. cấp 4. B. cấp 2. C. cấp 1. D. cấp 3.
Câu 2: Cho chuỗi thức ăn: Cỏ → Sâu → Ngóe sọc → Chuột đồng → Rắn hổ mang → Đại bàng.
Trong chuỗi thức ăn này, rắn hổ mang là sinh vật tiêu thụ
A. bậc 4. B. bậc 6. C. bậc 5. D. bậc 3.
Câu 3: Khi xây dựng chuỗi và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật, người ta căn cứ vào
A. mối quan hệ sinh sản giữa các loài sinh vật trong quần xã.
B. mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài sinh vật trong quần xã.
C. vai trò của các loài sinh vật trong quần xã.
D. mối quan hệ về nơi ở của các loài sinh vật trong quần xã.
Câu 4: Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về một chuỗi thức ăn?
A. Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu.
B. Cây ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Sâu ăn lá ngô → Diều hâu.
C. Cây ngô → Rắn hổ mang → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Diều hâu.
D. Cây ngô → Nhái → Sâu ăn lá ngô → Rắn hổ mang → Diều hâu.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng đối với tháp sinh thái?
A. Tháp năng lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ.
B. Tháp số lượng bao giờ cũng có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ.
C. Tháp sinh khối luôn có dạng đáy lớn, đỉnh nhỏ.
D. Tháp số lượng được xây dựng dựa trên sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng.
Câu 6: Cơ sở để xây dựng tháp sinh khối là
A. tổng sinh khối của mỗi bậc dinh dưỡng tính trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích.
B. tổng sinh khối bị tiêu hao do hoạt động hô hấp và bài tiết.
C. tổng sinh khối mà mỗi bậc dinh dưỡng đồng hoá được.
D. tổng sinh khối của hệ sinh thái trên một đơn vị diện tích.
Câu 7: Khi nói về tháp sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tháp năng lượng luôn có dạng chuẩn, đáy lớn, đỉnh nhỏ.
B. Tháp số lượng và tháp sinh khối có thể bị biến dạng, tháp trở nên mất cân đối
C. Trong tháp năng lượng, năng lượng vật làm mồi bao giờ cũng đủ đến dư thừa để nuôi vật tiêu
thụ mình.
D. Tháp sinh khối của quần xã sinh vật nổi trong nước thường mất cân đối do sinh khối của sinh
vật tiêu thụ nhỏ hơn sinh khối của sinh vật sản xuất.
Câu 8: Cho chuỗi thức ăn: Cây ngô → Sâu ăn lá ngô → Nhái → Rắn hổ mang → Diều hâu. Trong
chuỗi thức ăn này, nhái là động vật tiêu thụ
A. bậc 3. B. bậc 1. C. bậc 2. D. bậc 4.
Câu 9: Cho lưới thức ăn của một ao nuôi như sau
Thực vật nổi Động vật nổi Cá mè hoa

Cá mương Cá măng
64
Nếu trong ao nuôi trên, cá mè hoa là đối tượng chính tạo nên sản phẩm kinh tế, cá mương và cá
măng là các loài tự nhiên thì kết luận nào sau đây đúng?
A. Cá mè hoa thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2
B. Để tăng hiệu quả kinh tế, cần giảm sự phát triển của các loài thực vật nổi
C. Tăng số lượng cá mương sẽ làm tăng hiệu quả kinh tế trong ao
D. Mối quan hệ giữa cá mè hoa và cá mương là quan hệ cạnh tranh
Câu 10: Cho chuỗi thức ăn: Tảo lục đơn bào → Tôm → Cá rô → Chim bói cá. Trong chuỗi thức
ăn này, cá rô là
A. sinh vật tiêu thụ bậc 3 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.
B. sinh vật tiêu thụ bậc 1 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.
C. sinh vật tiêu thụ bậc 2 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 3.
D. sinh vật tiêu thụ bậc 3 và thuộc bậc dinh dưỡng cấp 2.
Câu 11: Trong hệ sinh thái, tất cả các dạng năng lượng sau khi đi qua chuỗi thức ăn đều được
A. tái sử dụng cho các hoạt động sống của sinh vật.
B. giải phóng vào không gian dưới dạng nhiệt.
C. trở lại môi trường ở dạng ban đầu.
D. tích tụ ở sinh vật phân giải.
Câu 12: Trong lưới thức ăn của một quần xã sinh vật trên cạn, bậc dinh dưỡng nào sau đây có sinh
khối lớn nhất?
A. Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất. B. Bậc dinh dưỡng cấp 3.
C. Bậc dinh dưỡng cấp 2. D. Bậc dinh dưỡng cấp 1.
Câu 13: Khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Thực vật là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ.
B. Tất cả các loài vi khuẩn đều là sinh vật phân giải, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ
thành các chất vô cơ.
C. Nấm là một nhóm sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ.
D. Sinh vật tiêu thụ gồm các động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật và các vi khuẩn.
Câu 14: Khi nói về chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn không kéo dài quá 6 mắt xích
B. Tất cả các chuỗi thức ăn của hệ sinh thái trên cạn đều khởi đầu bằng sinh vật tự dưỡng
C. Trong một chuỗi thức ăn, mỗi mắt xích chỉ có một loài sinh vật.
D. Chuỗi thức ăn thể hiện mối quan hệ dinh dưỡng giữa các loài trong quần xã.

Bài 44: CHU TRÌNH SINH ĐỊA HÓA VÀ SINH QUYỂN


❖ Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi các chất trong tự nhiên, theo đường từ môi trường
ngoài truyền vào cơ thể sinh vật, qua các bậc dinh dưỡng rồi từ cơ thể sinh vật truyền trở lại môi
trường.
− Chu trình cacbon: Cacbon đi vào chu trình dưới dạng CO2, nhờ quá trình quang hợp.
+ Sinh vật trả lại CO2 cho môi trường thông qua hô hấp, phân hủy.
+ Hiện nay lượng khí CO2 ngày càng tăng → hiệu ứng nhà kính, nhiệt độ trái đất tăng gây
biến đổi khí hậu toàn cầu.
+ Một phần Cacbon lắng đọng trong các lớp trầm tích.

65
− Chu trình nitơ: Nitơ đi vào chu trình dưới dạng muối amôni (NH 4+) và nitrat (NO3-), nhờ thực
vật hấp thụ.
− Chu trình nước:
+ Nước → cây xanh quang hợp → SV tiêu thụ → phân giải → nước ra môi trường.
+ Nước còn được SV tiêu thụ trả lại môi trường bằng bài tiết, hô hấp.
❖ Sinh quyển:
− Sinh quyển bao gồm toàn bộ sinh vật sống trong các lớp đất, nước và không khí của Trái
Đất.
− Sinh quyển dày khoảng 20 km.
+ Địa quyển: khoảng vài chục mét.
+ + Khí quyển: khoảng 6 – 7 km.
+ Thủy quyển: khoảng 10 -11 km.
− Sinh quyển bao gồm nhiều khu sinh học (biôm) khác nhau tùy theo đặc điểm địa lý, khí
hậu và sinh vật sống trong mỗi khu.
− Các khu sinh học chủ yếu: Khu sinh học trên cạn, Khu sinh học dưới nước.

Câu 1: Khi nói về chu trình sinh địa hóa cacbon, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Sự vận chuyển cacbon qua mỗi bậc dinh dưỡng không phụ thuộc vào hiệu suất sinh thái của bậc dinh
dưỡng đó.
B. Cacbon đi vào chu trình dưới dạng cacbon monooxit (CO).
C. Một phần nhỏ cacbon tách ra từ chu trình dinh dưỡng để đi vào các lớp trầm tích.
D. Toàn bộ lượng cacbon sau khi đi qua chu trình dinh dưỡng được trở lại môi trường không khí.
Câu 2: Trong hệ sinh thái trên cạn, thực vật hấp thụ nitơ qua hệ rễ dưới dạng
A. NO3− và NH+4 . B. NO và NH+4 . C. NO3− và N2. D. N2O và NO3− .
Câu 3: Trong chu trình sinh địa hóa, nitơ từ trong cơ thể sinh vật truyền trở lại môi trường không khí dưới
dạng nitơ phân tử (N2) thông qua hoạt động của nhóm sinh vật nào trong các nhóm sau đây?
A. Vi khuẩn phản nitrat hóa. B. Động vật đa bào.
C. Vi khuẩn cố định nitơ. D. Cây họ đậu.
Câu 4: Khi nói về chu trình sinh địa hoá nitơ, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Vi khuẩn phản nitrat hoá có thể phân hủy nitrat (NO3−) thành nitơ phân tử (N2).
B. Một số loài vi khuẩn, vi khuẩn lam có khả năng cố định nitơ từ không khí.
C. Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng muối, như muối amôn ( NH+4 ), nitrat (NO3−).
D. Động vật có xương sống có thể hấp thu nhiều nguồn nitơ như muối amôn ( NH+4 ), nitrat (NO3−).
Câu 5: Khi nói về chu trình cacbon, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Không phải tất cả lượng cacbon của quần xã sinh vật được trao đổi liên tục theo vòng tuần hoàn kín.
B. Trong quần xã, hợp chất cacbon được trao đổi thông qua chuỗi và lưới thức ăn.
C. Khí CO2 trở lại môi trường hoàn toàn do hoạt động hô hấp của động vật.
D. Cacbon từ môi trường ngoài vào quần xã sinh vật chủ yếu thông qua quá trình quang hợp.
Câu 6: Dựa vào mức độ phức tạp dần của lưới thức ăn, có thể sắp xếp các khu sinh học sau đây theo trình tự
đúng là
A. Đồng rêu → rừng lá rụng ôn đới → rừng lá kim phương Bắc → rừng mưa nhiệt đới
B. Rừng lá kim phương Bắc → đồng rêu → rừng lá rụng ôn đới → rừng mưa nhiệt đới
C. Đồng rêu → rừng lá kim phương Bắc → rừng lá rụng ôn đới → rừng mưa nhiệt đới
D. Đồng rêu → rừng lá kim phương Bắc → rừng mưa nhiệt đới → rừng lá rụng ôn đới

66
Bài 45: DÒNG NĂNG LƯỢNG TRONG HỆ SINH THÁI
VÀ HIỆU SUẤT SINH THÁI
I. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái
− Mặt trời cung cấp năng lượng chủ yếu cho sự sống trên Trái Đất. Ánh sáng mặt trời phân bố
không đồng đều trên bề mặt Trái Đất.
− Năng lượng truyền từ bậc dinh dưỡng thấp lên bậc dinh dưỡng cao và mất đi.
− Phần lớn năng lượng được sinh vật hấp thụ để hoạt động sống.
− Càng lên bậc dinh dưỡng cao hơn thì năng lượng càng giảm do:
Tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt (70%)
+ Năng lượng bị thất thoát dần qua nhiều cách

Bị mất qua các chất thải và các bộ phận rơi rụng (20%)
+ Chỉ còn khoảng (10%) được tích lũy.
→ Vì vậy chuỗi thức ăn trên cạn thường không quá 6 mắt xích.
II. Hiệu suất sinh thái
Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ % chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng.
VD: Lúa → cào cào → tắc kè → diều hâu → VSV phân giải.
2,1.106 kcal 1,2.104 kcal 1,1. 102 kcal 0,5. 102 kcal
Hiệu suất sinh thái (H) của tắc kè: 1,1 .102 : 1,2 .104 x 100% = 0,92%

Câu 1: Trong hệ sinh thái, nhóm sinh vật nào sau đây có vai trò truyền năng lượng từ môi trường vô sinh
vào quần xã sinh vật?
A. Sinh vật tiêu thụ bậc 1. B. Sinh vật phân giải. C. Sinh vật sản xuất. D. Sinh vật tiêu thụ bậc 2.
Câu 2: Trong hệ sinh thái, quá trình sử dụng năng lượng mặt trời để tổng hợp các chất hữu cơ được thực
hiện bởi nhóm
A. sinh vật tiêu thụ bậc 2 B. sinh vật tiêu thụ bậc 1
C. sinh vật sản xuất D. sinh vật phân giải
Câu 3: Ở mỗi bậc dinh dưỡng của chuỗi thức ăn, năng lượng bị tiêu hao nhiều nhất qua
A. quá trình bài tiết các chất thải. B. hoạt động quang hợp.
C. hoạt động hô hấp. D. quá trình sinh tổng hợp các chất.
Câu 4: Khi nói về sự trao đổi chất và dòng năng lượng trong hệ sinh thái, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Năng lượng chủ yếu mất đi qua bài tiết, một phần nhỏ mất đi do hô hấp.
B. Năng lượng được truyền một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dịnh dưỡng tới môi trường.
C. Hiệu suất sinh thái ở mỗi bậc dinh dưỡng thường rất lớn.
D. Sinh vật ở mắt xích càng xa sinh vật sản xuất thì sinh khối trung bình càng lớn.
Câu 5: Giả sử năng lượng đồng hoá của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau:
Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1 500 000 Kcal. Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 180 000 Kcal.
Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 Kcal. Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1 620 Kcal.
Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với
bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên lần lượt là:
A. 10% và 9%. B. 12% và 10%. C. 9% và 10%. D. 10% và 12%.
Câu 6: Cho các nhóm sinh vật trong một hệ sinh thái:
(1) Động vật ăn động vật. (2). Động vật ăn thực vật. (3) Sinh vật sản xuất.
Sơ đồ thể hiện đúng thứ tự truyền của dòng năng lượng qua các bậc dinh dưỡng trong hệ sinh thái là
A. (1) → (3) → (2). B. (2) → (3) → (1). C. (1) → (2) → (3). D. (3) → (2) → (1).
67
B – CÔNG THỨC
 Sơ đồ mối quan hệ giữa gen – ARN – prôtêin:
Chiều phiên mã

Gen 5’ A T G A A A G A T X T G G X X A A A T A A T T T 3’
3’ T A X T T T X T A G A X X G G T T T A T T A A A 5’ (mạch gốc)
Phiên mã

mARN 5’ A U G A A A G A U X U G G X X A A A U A A U U U 3’
Dịch mã

Chuỗi polipeptit Meti - Lys - Asp - Leu - Ala - Lys


Cắt bỏ Metionin mở đầu

Prôtêin Lys - Asp - Leu - Ala - Lys

 Đơn vị tính: - Có 64 bộ ba (codon):


• 1 μm (micrômet) = 10 Ǻ (angstron)
4 + 61 bộ ba mã hoá (có bộ ba mở đầu: AUG)
+ 3 bộ ba kết thúc: UAA, UAG, UGA.
• 1 μm = 103 nm (nanômet)
• 1 mm = 103 μm = 106 nm = 107 Ǻ

1. Gen và quá trình tự nhân đôi ADN:


- Tổng số nu của gen: N = A + T + G + X = 2A + 2G = 2A + 2X
N
- Chiều dài của gen: lgen = x 3,4Å
2
- Tổng số liên kết hiđrô: H = 2A + 3G
- Gọi a: số gen mẹ ban đầu
k : số lần nhân đôi
+ Số gen con: a  2 k
+ Số gen con có 2 mạch đều mới: a  (2 k − 2)
+ Tổng số nu tự do môi trường nội bào cung cấp: Ntd = N . a (2k – 1)
+ Số nu tự do mỗi loại môi trường nội bào cung cấp: Atd = Ttd = T . a (2k – 1)
Gtd = Xtd = G . a (2k – 1)

2. Phiên mã và dịch mã:


- Số phân tử mARN = số lần phiên mã.
N
- Tổng số nu của mARN: NARN =
2
- Chiều dài của mARN:
N
lARN = lgen = x 3,4Å
2

68
N N
- Số bộ ba = =
2 3 6
N
- Số axit amin tham gia giải mã = -1
6
N
- Số axit amin trong chuỗi polipeptit hoàn chỉnh (prôtêin) = - 2
6

3. Đột biến gen:


Chiều dài gen (lgen) Tổng số nu (N) Số liên kết hiđrô Dạng đột biến gen
(H)
Không thay đổi Không thay đổi Tăng 1 Thay cặp A-T bằng cặp G-X
Không thay đổi Không thay đổi Giảm 1 Thay cặp G-X bằng cặp A-T
Tăng 3,4Å Tăng 1 cặp nu = tăng 2 nu Tăng 2 Thêm cặp A-T
Tăng 3,4Å Tăng 1 cặp nu = tăng 2 nu Tăng 3 Thêm cặp G-X
Giảm 3,4Å Giảm 1 cặp nu = giảm 2 nu Giảm 2 Mất cặp A-T
Giảm 3,4Å Giảm 1 cặp nu = giảm 2 nu Giảm 3 Mất cặp G-X

4. Cách tính tỉ lệ giao tử, TLKG, TLKH, số KG, số KH của những KG và phép lai 2 hay nhiều
cặp tính trạng theo định luật phân li độc lập:
 Xét kiểu gen AaBBddEe:
GIẢI: Aa → 2 loại giao tử ½ A : ½ a
BB → 1 loại giao tử 1B
dd → 1 loại giao tử 1d
Ee → 2 loại giao tử ½ E : ½ e
 AaBBddEe cho: + Số loại giao tử = 2 x 1 x 1 x 2 = 4
+ Giao tử ABde chiếm tỉ lệ: ½ x 1 x 1 x ½ = ¼
 Xét phép lai P : AaBbdd x aaBbDd
- P : Aa x aa → F1: ½ Aa : ½ aa ½ trội : ½ lặn 2 KG 2 KH
- P : Bb x Bb → F1: ¼ BB : ½ Bb : ¼ bb ¾ trội : ¼ lặn 3 KG 2 KH
- P : dd x Dd → F1: ½ Dd : ½ dd ½ trội : ½ lặn 2 KG 2 KH
 F1 có: + Số kiểu gen = 2 x 3 x 2 = 12
+ Số kiểu hình = 2 x 2 x2 = 8
+ Kiểu gen AaBbDd chiếm tỉ lệ: ½ Aa x ½ Bb x ½ Dd = 1/8
+ Kiểu hình trội cả 3 cặp tính trạng có tỉ lệ: ½ trội x ¾ trội x ½ trội = 3/16
+ Kiểu hình lặn cả 3 cặp tính trạng có tỉ lệ: ½ lặn x ¼ lặn x ½ lặn = 1/16
+ Kiểu hình trội 2 cặp tính trạng có tỉ lệ:
• TH1: trội cặp tính trạng thứ 1 và thứ 2, lặn cặp thứ 3: ½ x ¾ x ½ = 3/16
• TH2: trội cặp tính trạng thứ 1 và thứ 3, lặn cặp thứ 2: ½ x ½ x ¼ = 1/16
• TH3: trội cặp tính trạng thứ 2 và thứ 3, lặn cặp thứ 1: ¾ x ½ x ½ = 3/16
 3/16 + 1/16 + 3/16 = 7/16

69
5. Tỉ lệ giao tử của những kiểu gen tứ bội:
Kiểu hình Kiểu gen (4n) Tỉ lệ giao tử
Hạt vàng (TC) AAAA 1AA
Hạt vàng AAAa ½ AA : ½ Aa
Hạt vàng AAaa 1/6 AA : 4/6 Aa : 1/6 aa
Hạt vàng Aaaa ½ Aa : ½ aa
Hạt xanh (TC) aaaa 1aa

6. Các tỉ lệ kiểu hình do tương tác gen không alen (tương tác gen):
- Tương tác bổ sung: 9:7 hoặc 9:6:1 hoặc 9:3:3:1.
- Tương tác át chế: 13:3 hoặc 12:3:1 hoặc 9:3:4
- Tương tác cộng gộp: 15:1

7. Liên kết gen hoàn toàn (liên kết gen):


Ad
• cho 2 loại giao tử: ½ Ad ; ½ aD
aD
Ad Ad
• Bbee: + → cho 2 loại giao tử: ½ Ad ; ½ aD
aD aD
+ Bb → cho 2 loại giao tử ½ B : ½ b
+ ee → 1 loại giao tử 1e
Ad
 Bbee cho: + 2 x 2 x 1 = 4 loại giao tử.
aD
+ Giao tử aDBe chiếm tỉ lệ: ½ x ½ x 1 = ¼

8. Liên kết gen không hoàn toàn (hoán vị gen):


Giả sử: tần số hoán vị f = 20%.
Ad
• cho 4 loại giao tử: + 2 loại giao tử do liên kết gen: 40% Ad ; 40% aD
aD
+ 2 loại giao tử do hoán vị gen: 10% AD; 10% ad
Ad Ad
• Bbee: + cho 4 loại giao tử: • 2 loại giao tử do liên kết gen: 40% Ad ; 40% aD
aD aD
• 2 loại giao tử do hoán vị gen: 10% AD; 10% ad
+ Bb → cho 2 loại giao tử ½ B : ½ b
+ ee → 1 loại giao tử 1e
Ad
 Bbee cho: + 4 x 2 x 1 = 8 loại giao tử.
aD
+ Giao tử aDBe chiếm tỉ lệ: 40% x ½ x 1 = 20%
+ Giao tử ADbe chiếm tỉ lệ: 10% x ½ x 1 = 5%

70
D – ÔN TẬP SINH HỌC PHÂN TỬ VÀ TẾ BÀO

❖ Cấu trúc phân tử ADN:


- Gồm 2 mạch song song, ngược chiều, xoắn đều quanh 1 trục “ảo” theo chiều từ trái sang phải.
- Các nu trên cùng 1 mạch liên kết với nhau bằng liên kết hoá trị.
- Các bazơ nitơ trên 2 mạch liên kết với nhau bằng liên kết H theo nguyên tắc bổ sung: A liên
kết với T bằng 2 lk; G liên kết với X bằng 3 lk.

❖ Cấu trúc của NST:


- Cấu trúc siêu hiển vi:
+ 1 phân tử ADN (146 cặp nu) quấn 1¾ vòng quanh 8 histôn → tạo nucleoxom.
+ Các nucleoxom nối với nhau → tạo sợi cơ bản (đường kính 11nm, mức xoắn 1).
+ Sợi cơ bản xoắn lại → tạo sợi nhiễm sắc (đường kính 30nm, mức xoắn 2).
+ Sợi nhiễm sắc xoắn lại → tạo sợi siêu xoắn (đường kính 300nm, mức xoắn 3).
+ Sợi siêu xoắn sắp xếp → tạo cromatit (đường kính 700nm, mức xoắn 4).

❖ Quá trình nguyên phân:


- Xảy ra ở hầu hết các tế bào, ngoại trừ tế bào sinh giao tử.
Nguyên phân
1 tế bào (2n) 2 tế bào (2n)
- Gồm kì trung gian và nguyên phân (4 kì):
+ Kì trung gian: ADN nhân đôi làm cơ sở cho NST đơn nhân đôi thành NST kép → 2n
NST dạng kép.
+ Kì đầu: 2n NST dạng kép, bắt đầu co xoắn.
+ Kì giữa: 2n NST dạng kép, co xoắn cực đại (NST có hình dạng đặc trưng). NST xếp
thành 1 hàng ngang trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
+ Kì sau: mỗi NST kép tách ra thành 2 NST đơn và phân li về 2 cực tế bào.
+ Kì cuối: Mỗi tế bào chứa 2n NST dạng đơn, dãn xoắn.

❖ Quá trình giảm phân:


- Chỉ xảy ra tế bào sinh giao tử.
Giảm phân
1 tế bào (2n) 4 tế bào (n)
- Gồm 2 lần phân bào:
+ Lần phân bào 1:
 Kì trung gian 1: ADN nhân đôi làm cơ sở cho NST đơn nhân đôi thành NST kép → 2n
NST dạng kép.
 Kì đầu 1: 2n NST dạng kép, bắt đầu co xoắn. Xảy ra hiện tượng tiếp hợp → trao đổi
chéo → hoán vị gen giữa 2 NST kép trong cặp NST tương đồng.
 Kì giữa 1: 2n NST dạng kép, co xoắn cực đại (NST có hình dạng đặc trưng). NST xếp
thành 2 hàng ngang trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào.
 Kì sau 1: 2 NST kép trong cặp NST tương đồng tách ra và phân li về 2 cực tế bào.
 Kì cuối: Mỗi tế bào chứa n NST dạng kép, dãn xoắn.
Giảm phân 1
1 tế bào (2n) 2 tế bào (n NST kép)

+ Lần phân bào 2: giống quá trình nguyên phân:


Giảm phân 2
2 tế bào (n NST kép) 4 tế bào (n NST đơn)

 Sự hình thành giao tử:


+ 4 tế con tạo ra từ tế bào sinh dục đực → 4 tinh trùng.
+ 4 tế con tạo ra từ tế bào sinh dục cái → 1 trứng + 3 thể cực (thể định hướng).
 Thụ tinh: Giao tử đực (n) x Giao tử cái (n) → hợp tử (2n) → phôi → thai → cơ thể mới.

71
E – ÔN TẬP CHƯƠNG I _ SINH 11

A. CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở THỰC VẬT

Bài 1: SỰ HẤP THỤ NƯỚC VÀ MUỐI KHOÁNG Ở RỄ


I. Rễ là cơ quan hấp thụ nước:
1. Hình thái của hệ rễ:
− Hình thái của rễ cây trên cạn thích nghi với chức năng hướng tới nguồn nước, hấp thụ nước
và ion khoáng.
2. Rễ cây phát triển nhanh bề mặt hấp thụ:
− Rễ đâm sâu, lan rộng, số lượng lông hút khổng lồ.
− Tế bào lông hút có thành tế bào mỏng.
II. Cơ chế hấp thụ nước và muối khoáng ở rễ cây.
1. Hấp thụ nước và các ion khoáng từ đất vào tế bào lông hút.
a. Hấp thụ nước:
Nước được hấp thụ liên tục từ đất vào tế bào lông hút theo cơ chế thẩm thấu: đi từ môi
trường nhược trương của đất vào môi trường ưu trương của tế bào rễ cây nhờ sự chênh lệch áp suất
thẩm thấu.
b. Hấp thụ muối khoáng.
Các ion khoáng xâm nhập vào tế bào rễ cây một cách chọn lọc theo 2 cơ chế:
+ Thụ động: Cơ chế khuếch tán từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp.
+ Chủ động: Di chuyển từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao và cần năng
lượng.
2. Dòng đi từ lông hút vào mạch gỗ của rễ.
Theo 2 con đường:
+ Con đường gian bào.
+ Con đường tế bào chất.
III. Ảnh hưởng của môi trường đối với quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng ở rễ.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ nước và các ion khoáng là: Nhiệt độ, ánh sáng, oxy,
pH, đặc điểm lí hóa của đất…

72
Bài 2: QUÁ TRÌNH VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT TRONG CÂY
I. Dòng mạch gỗ (dòng đi lên)
1. Cấu tạo của mạch gỗ:
Mạch gỗ gồm các tế bào chết vận chuyển nước và các ion khoáng từ rễ lên lá và những phần
khác của cây.
2. Thành phần của dịch mạch gỗ:
Chủ yếu là nước, các ion khoáng, các chất hữu cơ được tổng hợp ở rễ.
3. Động lực đẩy dòng mạch gỗ
− Lực đẩy (áp suất rễ).
− Lực hút do thoát hơi nước ở lá (động lực đầu trên).
− Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ.
II. Dòng mạch rây (dòng đi xuống)
1. Cấu tạo của mạch rây.
Gồm các tế bào sống vận chuyển các chất hữu cơ từ lá đến nơi cần sử dụng hoặc dự trữ (rễ,
hạt, củ, quả…).
2. Thành phần của dịch mạch rây.
Chủ yếu là chất hữu cơ như: saccarôzơ, các axitamin, vitamin...
3. Động lực của dòng mạch rây.
Là sự chênh lệch áp suất thẩm thấu giữa cơ quan nguồn (lá) và các cơ quan chứa (rễ, củ,
quả…)

Bài 3: THOÁT HƠI NƯỚC Ở LÁ


I. Vai trò của quá trình thoát hơi nước:
− Tạo động lực đầu trên cho dòng mạch gỗ.
− Làm giảm nhiệt độ bề mặt lá.
− Nhờ thoát hơi nước, khí khổng mở ra cho CO2 khuếch tán vào lá cung cấp cho quá trình quang hợp.
II. Thoát hơi nước qua lá.
1. Lá là cơ quan thoát hơi nước.
− Bề mặt lá chứa nhiều khí khổng (mặt dưới nhiều hơn mặt trên), các tế bào biểu bì của lá tiết ra
cutin…
2. Hai con đường thoát hơi nước: + Qua tầng cutin (không đáng kể).
+ Qua khí khổng (chủ yếu).
III. Các tác nhân ảnh hưởng đến quá trình thoát hơi nước:
− Độ mở của khí khổng càng rộng, thoát hơi nước càng nhanh.
− Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng: nước, ánh sáng, nhiệt độ, gió và một số ion khoáng.
IV. Cân bằng nước và tưới tiêu hợp lí cho cây trồng.
− Cân bằng nước được tính bằng sự so sánh lượng nước do rễ hút vào và lượng nước thoát ra.
− Tưới nước hợp lí cho cây trồng cần dựa vào các đặc điểm:
+ Đặc đểm di truyền.
+ Pha sinh trưởng, phát triển của giống và loài cây.
+ Đặc điểm đất và thời tiết.

73
Bài 4: CÁC NGUYÊN TỐ KHOÁNG DINH DƯỠNG THIẾT YẾU
I. Nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây:
− Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu gồm :
+ Nguyên tố đại lượng : C, H, O, N, P, K, S, Ca, Mg.
+ Nguyên tố vi lượng : Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni.
II. Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu trong cây.
− Tham gia cấu tạo chất sống.
− Điều tiết quá trình trao đổi chất.
III. Nguồn cung cấp các nguyên tố dinh dưỡng khoáng cho cây:
1. Đất là nguồn cung cấp chủ yếu các chất khoáng cho cây.
− Trong đất các nguyên tố khoáng tồn tại ở 2 dạng: + Không tan.
+ Hòa tan.
− Cây chỉ hấp thụ các muối khoáng ở dạng hòa tan → cần có các biện pháp phù hợp để biến
dạng không tan thành dạng hòa tan.
2. Phân bón cho cây trồng.
− Phân bón là nguồn quan trọng cung cấp các nguyên tố khoáng dinh dưỡng thiết yếu cho cây
trồng.
− Bón không hợp lí với liều lượng cao quá mức cần thiết sẽ:
+ Gây độc cho cây.
+ Ô nhiễm nông sản.
+ Ô nhiễm môi trường đất, nước…
− Tùy thuộc vào loại phân, giống cây trồng để bón liều lượng cho phù hợp.

Bài 5 và 6: DINH DƯỠNG NITƠ Ở THỰC VẬT


I. Vai trò sinh lí của nguyên tố nitơ:
− Nitơ là nguyên tố dinh dưỡng thiết yếu.
− Nitơ là thành phần không thể thay thế của nhiều hợp chất sinh học quan trọng trong cơ thể thực
vật.
− Nitơ tham gia điều tiết các quá trình trao đổi chất trong cơ thể TV.
II. Quá trình đồng hóa nitơ trong mô thực vật.
− Cây hấp thụ N2 vào rễ ở dạng hòa tan: NH4+, NO3- . Nhưng chỉ có dạng NH4+ cây mới sử dụng
được → phải có quá trình khử NO3- thành NH4+.

74
III. Nguồn cung cấp nitơ tự nhiên cho cây:
1. Nitơ trong không khí:
− Cây không thể hấp thụ được Nitơ phân tử (N2) trong không khí → Phải có quá trình chuyển N2
thành NH4+ (dạng cây hấp thụ).
− Có hai con đường chuyển hóa:
+ con đường hóa học (sấm sét).
+ con đường sinh học (cố định nitơ bằng VSV).
− NO và NO2 gây độc cho cây → không khí ô nhiễm gây hại cho cây trồng.
2. Nitơ trong đất:
− Là nguồn cung cấp Nitơ cho cây chủ yếu.
− Nitơ trong đất gồm:
+ Nitơ khoáng: NO3- và NH4+. Cây hấp thụ trực tiếp.
+ Nitơ hữu cơ: Xác sinh vật. Cây không hấp thụ trực tiếp được phải có quá trình chuyển hóa
thành dạng hấp thụ.
IV. Quá trình chuyển hóa nitơ trong đất và cố định nitơ. (giảm tải)
V. Phân bón với năng suất cây trồng và môi trường:
1. Bón phân hợp lí và năng suất cây trồng:
− Để cây trồng có năng suất cao, phải bón phân hợp lí, vừa làm tăng năng suất cây trồng và
không gây ô nhiễm môi trường.
2. Các phương pháp bón phân: − Bón qua rễ.
− Bón qua lá.
3. Phân bón và môi trường:
− Bón phân hợp lí sẽ không gây ô nhiễm môi trường.

Bài 8: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT


I. Khái quát về quang hợp ở thực vật.
1. Quang hợp là gì ?
− Quang hợp là quá trình sử dụng năng lượng ánh sáng mặt trời được diệp lục hấp thụ để tạo ra
cacbohidrat và oxy từ khí CO2 và H2O.
− Phương trình tổng quát : 6CO2 + 6H2O ⎯⎯ ⎯⎯→ C6H12O6 +6O2
ASMT, DL

2. Vai trò của quang hợp.


− Cung cấp thức ăn, năng lượng cho mọi hoạt động sống của sinh giới.
− Cung cấp nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp và thuốc chữa bệnh cho con người.
− Điều hòa không khí.
II. Lá là cơ quan quang hợp.
1. Hình thái, giải phẫu của lá thích nghi với chức năng quang hợp:
− Phiến lá mỏng, rộng, xếp xen kẽ trên cây.
− Mặt dưới lá có nhiều khí khổng.
− Hệ gân lá chằng chịt giúp vận chuyển nước,
ion khoáng.
− Có nhiều lục lạp chứa nhiều sắc tố quang
hợp.
2. Lục lạp là bào quan quang hợp:

75
3. Hệ sắc tố quang hợp :
− Hệ sắc tố quang hợp gồm:
+ Diệp lục: tạo nên màu xanh cho lá, gồm diệp lục a và diệp lục b.
+ Carotenoit: là nhóm sắc tố phụ, gồm caroten và xantophyl, tạo nên màu vàng, đỏ, da
cam... cho hoa, lá, quả, củ…
− Sơ đồ truyền năng lượng :
Carotenoit hấp thụ năng lượng ASMT → Diệp lục b → Diệp lục a → Diệp lục a ở trung tâm.
Diệp lục a ở trung tâm phản ứng mới tham gia trực tiếp vào quá trình chuyển hóa năng lượng ánh
sáng thành năng lượng hóa học trong ATP, NADPH.

Bài 9: QUANG HỢP Ở THỰC VẬT C3, C4 và CAM


I. Pha sáng QH : (giống nhau ở các nhóm TV)
− Khái niệm: là pha chuyển hóa năng lượng của ánh sáng (đã được diệp lục hấp thu) thành năng
lượng của các liên kết hóa học trong ATP và NADPH.
− Nơi diễn ra pha sáng là tilacôit.
− Điều kiện phải có năng lượng ánh sáng.
− Sản phẩm: ATP, NADPH, O2 ( oxy được tạo ra nhờ quá trình quang phân li nước).
II. Pha tối (pha cố định CO2)
− Nơi diễn ra: trong chất nền (strôma) của lục lạp.
Thực vật C3 Thực vật C4 Thực vật CAM
Đại diện Hầu hết các loại thực Thực vật sống vùng nhiệt Thực vật sống ở vùng
vật trên trái đất đới: mía, rau dền, ngô… hoang mạc và khô hạn:
xương rồng, thanh long…
Hiệu suất Cao Cao nhất Thấp
quang hợp

Bài 10: ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ NGOẠI CẢNH ĐẾN QUANG HỢP

I. Ánh sáng: − Cường độ và quang phổ của ánh sáng ảnh hưởng đến quang hợp.
− QH diễn ra mạnh ở vùng tia đỏ và tia xanh tím.
II. Nồng độ CO2 : Quang hợp tăng tỷ lệ thuận với nồng độ CO2 cho đến trị số bão hòa CO2 , trên
ngưỡng đó quang hợp giảm.
III. Nước: Là yếu tố rất quan trọng đối với quang hợp (nguyên liệu cho QH, môi trường, điều tiết
khí khổng, và nhiệt độ của lá).

76
IV. Nhiệt độ: Đối với đa số loài cây, QH tăng theo nhiệt độ đến giá trị tối ưu, trên ngưỡng đó QH
giảm.
V. Nguyên tố khoáng: có ảnh hưởng nhiều mặt đến QH
VI. Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo :
− Sử dụng ánh sáng của các loại đèn thay cho ánh sáng mặt trời để trồng cây trong nhà có mái che,
trong phòng
− Trồng cây dưới ánh sáng nhân tạo giúp con người khắc phục được điều kiện bất lợi của môi
trường.

Bài 11: QUANG HỢP VÀ NĂNG SUẤT CÂY TRỒNG


I. Quang hợp quyết định năng suất cây trồng:
− Quang hợp quyết định 90 - 95% năng suất cây trồng, phần còn lại 5 - 10% là các chất dinh
dưỡng khoáng.
− Năng suất sinh học là tổng lượng chất khô tích lũy được mỗi ngày trên một ha gieo trồng.
− Năng suất kinh tế là một phần của năng suất sinh học được tích lũy trong các cơ quan như hạt,
củ, quả…chứa các sản phẩm có giá trị kinh tế đối với con người.
II. Tăng năng suất cây trồng thông qua điều khiển quang hợp.
− Năng suất cây trồng phụ thuộc vào quá trình quang hợp, có thể nâng cao năng suất cây trồng
bằng cách:
+ Tăng diện tích lá.
+ Tăng cường độ quang hợp.
+ Tăng hệ số kinh tế.
− Biện pháp: kỹ thuật chăm sóc, bón phân, cung cấp nước hợp lí, tuyển chọn và tạo mới các giống,
loài cây trồng có cường độ và hiệu suất quang hợp cao.

Bài 12: HÔ HẤP Ở THỰC VẬT


I. Khái quát về hô hấp ở thực vật :
1. Hô hấp ở thực vật là gì?
Là quá trình chuyển đổi năng lượng của tế bào sống. Trong đó, các phân tử cacbohidrat bị phân
giải đến CO2 và H2O, đồng thời năng lượng được giải phóng và một phần năng lượng đó được tích
lũy trong ATP.

77
2. Phương trình tổng quát :
C6H12O6 +6O2 → 6 CO2 + 6 H2O + NL (nhiệt và ATP)
3. Vai trò của hô hấp đối với cơ thể thực vật.
Cung cấp năng lượng dưới dạng ATP và duy trì nhiệt độ thuận lợi cho các hoạt động sống của
cây.
II. Con đường hô hấp ở thực vật:
Phân giải kị khí Phân giải hiếu khí
Điều kiện Thiếu oxi Có oxi
Các giai đoạn − Xảy ra trong tế bào chất. Gồm:
và nơi xảy ra − Gồm: + Đường phân (trong tế bào chất).
+ Đường phân. + Chu trình Crep (trong chất nền ti thể).
+ Lên men. + Chuỗi chuyền electron (ở màng trong ti
thể).
Kết quả 1 phân tử Glucozo chỉ cho ra 2 1 glucozo giải phóng ra 38 ATP
ATP

III. Hô hấp sáng :


− Là quá trình hấp thụ O2 và giải phóng CO2 khi cường độ ánh sáng mạnh.
− Gặp ở thực vật C3.
− Gây lãng phí sản phẩm của quang hợp.
III. Quan hệ giữa hô hấp với quang hợp và môi trường :
1. Mối quan hệ giữa hô hấp và quang hợp:
− Hô hấp và quang hợp là 2 quá trình phụ thuộc lẫn nhau.
2. Mối quan hệ giữa hô hấp và môi trường:
− Nước: cần cho hô hấp, mất nước làm giảm cường độ hô hấp.
− Nhiệt độ: Khi nhiệt độ tăng, cường độ hô hấp tăng theo đến giới hạn
− Oxy: cường độ hô hấp tăng tỷ lệ thuận với hàm lượng O2
− Hàm lượng CO2: CO2 ức chế hô hấp
→ Điều chỉnh các yếu tố môi trường là biện pháp bảo quản nông phẩm.

78
B. CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG Ở ĐỘNG VẬT

Bài 15, 16: TIÊU HOÁ Ở ĐỘNG VẬT


I. Khái niệm tiêu hóa
− Tiêu hoá là quá trình biến đổi các chất dinh dưỡng có trong thức ăn thành những chất đơn
giản mà cơ thể hấp thụ được.
− Có hai hình thức: + Tiêu hoá nội bào.
+ Tiêu hoá ngoại bào.
II. Tiêu hóa ở các nhóm động vật (theo cấp độ tiến hóa dần)
Động vật chưa Động vật có túi tiêu Động vật có ống tiêu hóa
có cơ quan tiêu hóa
hóa
Đại diện Gặp ở động vật Gặp ở ruột khoang và Gặp ở động vật có xương sống, và
đơn bào. giun dẹp. một số động vật không xương sống.

Cơ quan tiêu Không có. Túi tiêu hóa. Ống tiêu hóa được phân thành các bộ
hóa phận cơ bản: Miệng, thực quản, dạ
dày, ruột, hậu môn.
- Có sự hỗ trợ của tuyến tiêu hóa.
Cách thức tiêu Thức ăn được Thức ăn được tiêu hóa Thức ăn được tiêu hóa ngoại bào.
hóa tiêu hóa nội bào. ngoại bào trước rồi
đến tiêu hóa nội bào.
Hiệu quả tiêu Tiêu hóa được Tiêu hóa được thức ăn Tiêu hóa được thức ăn có kích thước
hóa thức ăn thức ăn có kích có kích thước lớn hơn. lớn, tính chuyên hóa cao, thức ăn
thước nhỏ. được đi theo một chiều.

III. Đặc điểm tiêu hóa của động vật ăn thịt và ăn thực vật.
Tên bộ phận Động vật ăn thịt Động vật ăn thực vật
Răng nanh, răng trước hàm và Răng dùng nhai và răng nghiền thức ăn
Răng răng ăn thịt phát triển. Răng hàm phát triển
không phát triển
Có 2 loại:
Dạ dày đơn to − Dạ dày đơn: thỏ, ngựa…
Dạ dày − Dạ dày 4 ngăn (dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ
múi khế, dạ lá sách): trâu, bò, cừu,
dê.
Ruột non Ruột ngắn Ruột dài
Manh tràng không phát triển (vết Manh tràng phát triển , có nhiều VSV
Manh tràng tích), không có chức năng tiêu sống cộng sinh tiêu hoá Xenlulôzơ
hoá
➢ Chiều hướng tiến hóa của hệ tiêu hóa Động vật:
− Cấu tạo ngày càng phức tạp.
− Sự chuyên hóa về chức năng ngày càng rõ rệt.
− Từ tiêu hóa nội bào đến tiêu hóa ngoại bào.

79
Bài 17: HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT

I. KHÁI NIỆM HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT


− Là tập hợp các quá trình, trong đó cơ thể lấy oxi từ môi trường để oxi hóa các chất trong tế
bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài.

II. BỀ MẶT TRAO ĐỔI KHÍ

Bề mặt trao đổi khí quyết định hiệu quả trao đổi khí, có 4 đặc điểm:
− Bề mặt trao đổi khí rộng.
− Bề mặt trao đổi khí mỏng và ẩm ướt.
− Bề mặt trao đổi khí có nhiều mao mạch hoặc sắc tố hô hấp.
− Có sự chênh lệch nồng độ khí hai bên màng.

III. CÁC HÌNH THỨC HÔ HẤP


1. Hô hấp qua bề mặt cơ thể
− Ở ĐV đơn bào, đa bào bậc thấp. Sống ở dưới nước hoặc trên cạn.
2. Hô hấp bằng hệ thống ống khí
− Ở côn trùng sống trên cạn.
3. Hô hấp bằng mang
− Ở cá, thân mềm (trai, ốc…), chân khớp (tôm, cua…) sống trong nước.
4. Hô hấp bằng phổi
− Ở lưỡng cư, bò sát, chim, thú.

Bài 18, 19: HỆ TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT

I. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HỆ TUẦN HOÀN.


1. Cấu tạo chung
− Dịch tuần hoàn: máu hoặc hỗn hợp máu - dịch mô.
− Tim: hút và đẩy máu chảy trong mạch máu.
− Hệ thống mạch máu: gồm hệ thống động mạch, mao mạch và tĩnh mạch.
2. Chức năng chủ yếu của hệ tuần hoàn

Vận chuyển các chất từ bộ phận này đến bộ phận khác để đáp ứng cho các hoạt động sống của cơ
thể.

80
II. CÁC HỆ TUẦN HOÀN Ở ĐỘNG VẬT

− Hệ tuần hoàn hở
− Hệ tuần hoàn kín: + Hệ tuần hoàn đơn
+ Hệ tuần hoàn kép
Bảng so sánh HTH hở và HTH kín:
Hệ tuần hoàn hở Hệ tuần hoàn kín
− Có ở đa số động vật thân mềm, chân khớp. − Đa số động vật đa bào kích thước lớn (Bạch
tuộc, mực ống, giun đốt, động vật có xương
sống).
− Không có mao mạch. − Có mao mạch.
− Máu từ tim → động mạch → Khoang cơ − Máu từ tim → động mạch → mao mạch →
thể, trộn lẫn máu - dịch mô → tĩnh mạch → tĩnh mạch → Tim.
Tim. − Tế bào trao đổi chất gián tiếp với máu qua
− Tế bào trao đổi chất trực tiếp với máu. thành mao mạch.
− Máu chảy dưới áp lực cao hoặc trung bình ,
− Máu chảy dưới áp lực thấp, tốc độ chậm. tốc độ nhanh.

Bảng so sánh HTH đơn và HTH kép:


Hệ tuần hoàn đơn Hệ tuần hoàn kép
− Gặp ở cá. − Gặp ởlưỡng cư, bò sát, chim, thú.
− Chỉ có 1 vòng tuần hoàn. − Có 2 vòng tuần hoàn (vòng tuần hoàn lớn đi khắp cơ thể,
vòng tuần hoàn nhỏ đi qua phổi).
− Máu chảy với áp lực trung bình. − Máu chảy với áp lực cao và nhanh.

Chiều hướng tiến hoá HTH:


− Từ chưa có hệ tuần hoàn đến có hệ tuần hoàn
− Từ hệ tuần hoàn hở đến hệ tuần hoàn kín
− Từ hệ tuần hoàn đơn đến hệ tuần hoàn kép, tim 2 ngăn đến 3 ngăn, 4 ngăn
III. Hoạt động của tim.
1. Tính tự động của tim.
− Là khả năng co dãn tự động theo chu kì của tim.
− Nguyên nhân: do hệ dẫn truyền tim.
− Hệ dẫn truyền tim bao gồm : Nút xoang nhĩ, nút nhĩ thất, bó His và mạng Puôckin.
− Cơ chế: nút xoang nhĩ tự phát xung điện truyền khắp cơ tâm nhĩ → tâm nhĩ co → lan đến nút
nhĩ thất → bó His → mạng puôckin → cơ tâm thất → tâm thất co.
2. Chu kì hoạt động của tim.
− Tim co dãn nhịp nhàng theo chu kì.
− Mỗi chu kì gồm 3 pha, ở người trưởng thành là 0.8 giây: + Tâm nhĩ co: 0,1giây
+ Tâm thất co: 0,3giây
+ Pha dãn chung: 0,4giây.
− Nhịp tim: là số lần tim đập (chu kỳ) trên 1 phút.
Ví dụ: Ở người trưởng thành nhịp tim khoảng 75 lần/phút.
− Nhịp tim tỷ lệ nghịch khối lượng cơ thể.

81
IV. Hoạt động của hệ mạch.
1. Cấu trúc của hệ mạch.
Hệ mạch bắt đầu từ động mạch chủ → Các động mạch có tiết diện nhỏ dần → Tiểu động mạch
→ Mao mạch → Tiểu tĩnh mạch → Các tĩnh mạch có kích thước lớn dần → tĩnh mạch chủ.
2. Huyết áp.
− Huyết áp là áp lực máu tác dụng lên thành mạch.

− Có 2 trị số huyết áp:


+ Huyết áp cực đại (huyết áp tâm thu): ứng với lúc tim co. Ở người là 110 – 120 mmHg.
+ Huyết áp cực tiểu (huyết áp tâm trương): lúc tim dãn. Ở người là 70 – 80 mmHg.
− Huyết áp giảm dần trong hệ mạch: từ động mạch → mao mạch → tĩnh mạch.
3. Vận tốc máu.
− Là tốc độ máu chảy trong 1 giây.
− Tốc độ máu giảm dần từ động mạch chủ đến tiểu động mạch. Tốc độ máu thấp nhất trong
mao mạch và tăng dần từ tiểu tĩnh mạch đến tĩnh mạch chủ.

Bài 20: CÂN BẰNG NỘI MÔI


I. Khái niệm và ý nghĩa cân bằng nội môi
− Khái niệm: Là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.
− Ví dụ: duy trì nồng độ glucozo trong máu ở người là 0,1%
− Ý nghĩa: Sự ổn định về các điều kiện lí hóa của môi trường trong đảm bảo cho động vật tồn
tại và phát phiển.
II. SƠ ĐỒ KHÁI QUÁT CƠ CHẾ DUY TRÌ CÂN
BẰNG NỘI MÔI
− Cơ chế duy trì cân bằng nội môi có sự tham gia
của ba bộ phận:
+ Bộ phận tiếp nhận kích thích.
+ Bộ phận điều khiển.
+ Bộ phận thực hiện.
− Sơ đồ:
III. VAI TRÒ CỦA THẬN VÀ GAN TRONG CÂN BẰNG ÁP SUẤT THẨM THẤU.
1. Vai trò của thận.
Thận có vai trò trong duy trì áp suất thẩm thấu là vì thận tham gia vào điều hòa nước và các chất
hòa tan trong máu.
2. Vai trò của gan
Gan có vai trò trong duy trì áp suất thẩm thấu là do gan có chức năng chuyển hóa các chất, điều
hòa nồng độ glucôzơ trong máu.
III. VAI TRÒ CỦA HỆ ĐỆM TRONG CÂN BẰNG pH NỘI MÔI.
pH nội môi được duy trì ổn định là nhờ: hệ đệm, phổi, thận.

82
H – PHẦN GHI CHÉP
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................

83
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................

84
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................

85
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................

86
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................

87
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................

88
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................................

89

You might also like