Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 17

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH


ĐỀ TÀI
PHÂN TÍCH VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
CÔNG TY CỔ PHẦN KINH ĐÔ

GVHD:Đỗ Mạnh Cường


Môn: Hành Vi Tổ Chức
Nhóm: 4P
TP.HCM, Ngày 28 Tháng 10 Năm 2020
1
HỌ VÀ TÊN MSSV
Nguyễn Tấn Đạt 2013181047
Nguyễn Hà Vĩnh Cường 2013181037
Nguyễn Thị Kiều Oanh 2013180769
Trần Thị Cẩm Phương 2013180706
DANH SÁCH THÀNH VIÊN

2
MỤC LỤC
A-LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................................................4
B. NỘI DUNG...............................................................................................................................................5
I. KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP..............................................................................5
1. Khái niệm.........................................................................................................................................5
2. Các dạng văn hóa doanh nghiệp.....................................................................................................5
3. Các yếu tố tạo nên văn hóa doanh nghiệp......................................................................................5
3.1 Tầm nhìn....................................................................................................................................5
3.2 Giá trị.........................................................................................................................................6
3.3 Thực tiễn....................................................................................................................................6
3.4 Con người..................................................................................................................................6
3.5 Sức mạnh của câu chuyện........................................................................................................6
3.6 Môi trường làm việc “mở”........................................................................................................7
II. VAI TRÒ CỦA VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP................................................................................7
Văn hoá doanh nghiệp là tài sản của doanh nghiệp, là nguồn lực để doanh nghiệp phát
...............................................................................................................................................................7
1. Văn hoá doanh nghiệp điều chỉnh hành vi của nhân viên trong doanh nghiệp..........................8
2. Văn hoá doanh nghiệp là một bộ phận của văn hoá dân tộc.........................................................8
3. Văn hóa của Kinh Đô thể hiện ở 3 cấp độ:.....................................................................................9
3.1 Cấp độ thứ nhất: Những quá trình và cấu trúc hình ảnh của doanh nghiệp........................9
3.2 Cấp độ thứ 2:Những giá trị được công bố.............................................................................10
3.3 Cấp độ thứ 3: Những nhận thức chung.................................................................................11
4. Những ảnh hưởng tích cực do nền văn hóa công ty đem lại đối với sự phát triển của
công ty.................................................................................................................................................11
III. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH KINH ĐÔ............................................................................................12
1. Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh............................................................................13
2. Giải pháp từ nhà nước đến doanh nghiệp....................................................................................14
IV. KẾT LUẬN:.....................................................................................................................................16

3
A-LỜI MỞ ĐẦU
Khi nhắc đến đất nước nào đó, điều đầu tiên ta nhớ đến đó là nền văn hóa của đất nước
đó. Đối với doanh nghiệp cũng vậy, văn hóa doanh nghiệp tạo nên bản sắc riêng biệt của
doanh nghiệp đó. Giúp phân biệt các doanh nghiệp với nhau. Văn hóa doanh nghiệp có
vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của mỗi doanh nghiệp. Bất kì một doanh nghiệp
nào nếu thiếu đi yếu tố văn hóa thì doanh nghiệp đó khó có thể đứng vững và tồn tại
được, đặc biệt trong giai đoạn hội nhập hiện nay. Điển hình là các thương hiệu thành
công trên thế giới đều là những doanh nghiệp có nền văn hóa mạnh như Google, Zappos,
Facebook,…
Nói đến thương hiệu nổi tiếng hàng đầu Việt Nam là không thể không nói đến kinh đô.
Là một công ty sản xuất bánh kẹo, kinh đô đã trở nên quá quen thuộc với người tiêu
dùng, kể từ khi thành lập công ty đến nay, kinh đô đã gặt hái được rất nhiều thành công
và ngày càng vững mạnh.
Sau đây là một số phân tích nền văn hóa doanh nghiệp của công ty cổ phần Kinh Đô.

4
B. NỘI DUNG
I. KHÁI QUÁT VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1. Khái niệm
“Văn hóa là những giá trị, thái độ và hành vi giao tiếp được đa số thành viên của một
nhóm người cùng chia sẽ và phân định nhóm này với nhóm khác”_Hotstede.
2. Các dạng văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp phải thể hiện được hai nội dung lớn của văn hóa:
+ văn hóa là mục tiêu, động lực phát triển nền kinh tế
+ văn hóa là những giá trị tinh thần được kết tinh trong những thành viên doanh nghiệp
thể hiện qua những hoạt động sản xuất kinh doanh qua quan hệ ứng xử
Văn hóa doanh nghiệp là hệ thống những giá trị, những niềm tin, những quy phạm được
chia sẻ bởi các thành viên trong tổ chức và hướng dẫn hành vi của những người lao động
trong tổ chức.
Hệ thống thiết bị VHDN bao gồm:
Các thực thể hữu hình như: kiến trúc đặc trưng, diện mạo của doanh nghiệp, ngôn ngữ
khẩu hiệu, lễ kỉ niệm, nghi thức, sinh hoạt văn hóa, chuẩn mực hành vi, biểu tượng.
Những giá trị được tuyên bố: tầm nhìn, sứ mệnh, triết lí hoạt động. Các ngầm định nền
tảng: quan hệ giữa con người, bản chất con người và bản chất hành vi con người.
Văn hóa doanh nghiệp = môi trường văn hóa của doanh nghiệp + hệ thống các giá trị của
doanh nghiệp + các nhân tố văn hóa trong sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
3. Các yếu tố tạo nên văn hóa doanh nghiệp
3.1 Tầm nhìn
Theo Peter Senge, “tầm nhìn là bức tranh trong tương lai mà bạn muốn tạo ra”. Khởi
nguồn của một doanh nghiệp vĩ đại không thể không tồn tại một tầm nhìn lớn. Tầm nhìn
giống như bản phác thảo những mục tiêu dài hạn trong tương lai của doanh nghiệp, từ đó
vạch ra những hành động cần thực hiện hóa, định hướng rõ ràng từng bước đi trong
tương lai.
 Chính những điều đó góp phần tạo nên nền văn hóa doanh nghiệp tồn tại lâu đời từ thế
hệ này qua thế hệ khác
Ở các tổ chức phi lợi nhuận, tầm nhìn mang tính nhân văn, khác với các doanh nghiệp
kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận. Hiệp hội Alzheimer có tầm nhìn “vì một thế giới không

5
có bệnh Alzheimer” hay như Oxfam lại có tầm nhìn “vì một thế giới không có đói
nghèo”.
3.2 Giá trị
Giá trị văn hoá doanh nghiệp là gì? Là tập hợp những điều hình thành nên văn hóa doanh
nghiệp. Những giá trị vô hình và hữu hình ngày ngày tích lũy và tự lúc nào trở thành cốt
lõi cho mọi hoạt động của doanh nghiệp, thành quy ước chung cho doanh nghiệp. Đó là
phong cách làm việc, sự chuyên nghiệp, sáng tạo, tự do, tôn trọng,.... mọi thứ đơn thuần
trở thành quy tắc hoạt động dẫn dắt đội ngũ nhân viên.
3.3 Thực tiễn
Thực tiễn chính là hành động để nêu cao các giá trị mà doanh nghiệp đã nêu cao, những
giá trị cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp. Nếu không đi vào thực tiễn, tất cả chỉ là trên
khẩu hiệu, không được truyền bá tới nhân viên.
Hành động thực tiễn để từng bước hiện thực hóa văn hóa doanh nghiệp
Tổ chức cũng cần khuyến khích nhân viên cho tới nhà quản lý thảo luận, đề xuất những
giá trị chung, mỗi giá trị đều phải được cân nhắc phù hợp với văn hóa hiện tại cũng như
chính sách phát triển của công ty, từ đó mới có thể chuyển hóa những “giá trị tinh thần”
thành thực tiễn.
3.4 Con người
Con người trong văn hoá doanh nghiệp là gì? Là trung tâm của mọi hoạt động, giá trị con
người là giá trị mà có qua bao nhiêu giai đoạn vẫn không thể thay đổi. Nhân tố con người
quyết định tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi cũng như hiện thực hóa giá trị đó.
Trên thế giới, nhiều công ty nổi tiếng luôn đặt yếu tố con người lên hàng trung tâm, họ
tuyển dụng khắt khe những nhân tố xuất sắc và đồng thời phải phù hợp với văn hóa của
doanh nghiệp, có như thế mới có thể hòa nhập cũng như phát triển văn hóa đó.
 Theo Charles Ellis (tác giả cuốn What it Takes: Seven Secrets of Success from the
World's Greatest Professional Firms) chỉ ra rằng: “Một công ty tốt là luôn có những kế
hoạch tuyển dụng các nhân sự không chỉ giỏi mà còn phù hợp với công ty, vì chính họ sẽ
góp phần tạo dựng nên một văn hóa doanh nghiệp”.
3.5 Sức mạnh của câu chuyện
Mỗi một doanh nghiệp ra đời đều có một câu chuyện riêng. Câu chuyện khởi nguồn đó
nếu được chuyển hóa thành lịch sử, truyền bá tới đội ngũ nhân sự sẽ dần dần trở thành
nguồn cảm hứng bất tận cho mọi giai đoạn phát triển của công ty. Sức mạnh của câu

6
chuyện chính là ở đó. Nó tạo nên động lực, giúp từng cá thể trong doanh nghiệp hiểu và
giữ gìn, phát huy những thành tựu của thế hệ trước.
  Coca-Cola đã truyền lại cho thế hệ sau từ những bài học lịch sử đáng giá, để giờ đây nó
trở thành kỷ niệm di sản của chính doanh nghiệp. Hay đó là những câu chuyện đầy thú vị
của Steve Jobs, chính nó đã ngày ngày tạo dựng nên Apple trở thành thương hiệu thành
công nhất trên thế giới.
3.6 Môi trường làm việc “mở”
Môi trường làm việc “mở” là xu hướng mới của nhiều doanh nghiệp và nhất là những
startup hiện nay. Một môi trường linh hoạt, năng động, truyền cảm hứng sáng tạo, hăng
say làm việc cho nhân viên sẽ là văn hóa mới cho thế hệ doanh nghiệp sau này.

Thay vì làm việc trong môi trường công ty với bàn giấy phòng họp, nhiều doanh nghiệp
sẵn sàng cho phép nhân viên của mình có những buổi làm việc tự do tại nhà, tại quán cà
phê, hay bất kỳ địa điểm nào tạo cảm hứng làm việc cho họ. Hiệu quả là vô cùng bất ngờ.
Công việc không còn nhàm chán và bó buộc, nhân viên trở thành những “nghệ sĩ” trong
công việc tưởng như đơn thuần hằng ngày.
 Ở từng quốc gia hay từng doanh nghiệp sẽ có những nền văn hóa riêng mà ở đó mỗi
doanh nghiệp cũng cần điều tiết để thích ứng. Điều quan trọng là sự phù hợp và tạo cảm
giác thoải mái, hài lòng cho nhân viên của mình.
II. VAI TRÒ CỦA VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP.
Văn hoá doanh nghiệp là tài sản của doanh nghiệp, là nguồn lực để doanh nghiệp
phát triển bền vững.
Văn hoá doanh nghiệp tạo ra sự thống nhất, đồng tâm của mọi thành viên trong doanh
nghiệp bằng một hệ thống các giá trị - chuẩn mực chung, từ đó tạo nên một nguồn lực nội
sinh chung của doanh nghiệp. Doanh nghiệp là sự tập hợp của nhiều cá nhân với những
nhân cách khác nhau. Tính đồng nhất, thống nhất của doanh nghiệp chỉ có được khi mọi
thành viên của nó đều tự giác chấp nhận một bảng thang bậc của giá trị chung.
Nhờ vậy lãnh đạo doanh nghiệp có thể tạo ra một nội lực cộng hưởng và động lực chung
bằng cách hợp lực từ các cá nhân, bộ phận, đơn vị khác nhau. Đồng thời, với chức vụ
định hướng hoạt động một cách tự giác và rộng khắp, văn hoá doanh nghiệp có thể khiến
các thành viên đi chung hướng, hoạt động có hiệu quả mà không cần có quá nhiều quy
chế và mệnh lệnh chi tiết, thường nhật từ cấp trên ban xuống. Văn hoá doanh nghiệp
mạnh tương hợp với lối quản trị doanh nghiệp coi trọng khả năng của nhân viên (thuyết
Y, J, Z). Trái lại, những doanh nghiệp có một nền văn hoá nghèo nàn, dung túng cho
7
những phản giá trị tồn tại, sẽ tạo ra một môi trường phi văn hoá không khuyến khích
được tinh thần tự giác của nhân viên không tạo ra tính thống nhất trong hành động của
doanh nghiệp.
Văn hoá doanh nghiệp là bản sắc của doanh nghiệp là đặc tính để phân biệt doanh nghiệp
này với doanh nghiệp khác. Bản sắc văn hoá không chỉ là tấm căn cước để nhận diện
doanh nghiệp mà còn là phương thức sinh hoạt và hoạt động chung của một cộng đồng.
Văn hoá doanh nghiệp định hướng cho hoạt động của doanh nghiệp.
Văn hoá doanh nghiệp có tính ổn định và bền vững, bất chấp sự thay đổi thường xuyên
của cá nhân kể cả những người sáng lập và lãnh đạo của doanh nghiệp. Nó quan hệ sâu
sắc với động cơ hành động của doanh nghiệp, tạo thành định hướng có tính chất chiến
lược cho bản thân doanh nghiệp, nó luôn đóng vai trò như một lực lượng chung cần, một
lực lượng hướng tân chung là ý thức thống nhất của toàn thể nhân viên của doanh nghiệp.
Hãng Sony khi chế tạo thành công chiến Radio thu sóng ngắn tuy bán rất chạy, nhưng đã
không mở rộng sản xuất mặt hàng này vì hàng tuân thủ triết lý của công ty là " người tìm
kiếm những điều mới lạ chưa từng thấy để phục vụ toàn thế giới ". Việc sáng chế thành
công những sản phẩm mới sua đố như máy thu thanh bỏ túi, tivi bán dẫn, đèn hình màu
trinitron, máy Walkman đã chứng tỏ vai trò định hướng của văn hoá công ty.
1. Văn hoá doanh nghiệp điều chỉnh hành vi của nhân viên trong doanh nghiệp.
Các chuẩn mực, giá trị được phản ánh trong văn hoá doanh nghiệp bao hành cả những
nguyên tắc đạo đức chung, xác định rõ đâu là hành vi đạo đức đâu là hành vi phản ánh
đạo đức của thành viên doanh nghiệp; biểu dương những hành vi tốt, lên án hành vi xấu.
Những nguyên tắc ấy hướng dẫn cách cư xử của các thành viên, nêu ra hệ giá trị chuẩn để
mọi người có thể xét đoán hành vi của mình, mặt khác chúng còn bao hàm cả nghĩa vụ và
bổn phận của mỗi thành viên doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nói riêng và đối với xã
hội nói chung. Trong hệ thống giá trị của công ty mẫu mực bao giờ cũng nêu ra những
đức tính như trung thực, khoan dung, tôn trọng cá nhân, tôn trọng kỷ luật, tính đồng đội
và sẵn sàng hợp tác.
2. Văn hoá doanh nghiệp là một bộ phận của văn hoá dân tộc.
Các giá trị của văn hoá doanh nghiệp phải phù hợp, tương hợp văn hoá dân tộc. Nói như
vậy không có nghĩa là các doanh nghiệp kinh doanh trên một thị trường, ngành hàng,
thuộc một khu vực địa lý và cùng một dân tộc đều có văn hóa doanh nghiệp giống nhau.
Văn hóa doanh nghiệp bao giờ cũng in đậm dấu ấn cá nhân từ nhân cách của người lãnh
đạo. Văn hoá có tính " di truyền " bảo tồn được cái bản sắc của doanh nghiệp qua nhiều
thế hệ thành viên, tạo ra khả năng phát triển bền vững của doanh nghiệp.

8
Tuy nhiên: Văn hoá doanh nghiệp không phải là thứ ma thuật quản lý để có thể giải quyết
mọi vấn đề của doanh nghiệp, mà nó chỉ có thể phát huy vai trò trong quan hệ tương tác
với các phương tiện và nguồn lực khác của doanh nghiệp như các chiến lược và kế hoạch
kinh doanh, năng lực công nghệ, sự nghiệp đào tạo tay nghề và nâng cao nghiệp vụ.
3. Văn hóa của Kinh Đô thể hiện ở 3 cấp độ:
3.1 Cấp độ thứ nhất: Những quá trình và cấu trúc hình ảnh của doanh
nghiệp
Đến khoảng năm 1999, sau 4 năm đi vào hoạt động, hệ thống Kinh Đô bakery lần lượt ra
đời, học thiết kế và xây dựng theo mô hình cao cấp hiện đại của các nước phát triển. Kinh
Đô bakery là kênh bán hàng trực tiếp của Công ty Kinh Đô, với hàng trăm loại bánh kẹo
và các sản phẩm bánh tươi, với mẫu mã bao bì hợp vệ sinh, tiện lợi và đẹp mắt, trang trí
chủ yếu bằng 2 màu vàng và đỏ, vừa bắt mắt lại vừa thẩm mĩ. Thực sự đó là nơi khách
hàng có thể đến lựa chọn một cách tự do và thoải mái.Đồng thời, qua đó, công ty tiếp
nhận rất nhiều ý kiến đóng góp của người tiêu dùng, từ đó cải tiến và hoàn thiện sản
phẩm, cùng cách phục vụ của mình nhiều hơn nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
người tiêu dùng, ngày càng củng cố chỗ đứng trong lòng người tiêu dùng trong bối cảnh
thị trường cạnh tranh quyết liệt. Thực sự với chiến lược này, Kinh Đô đã thực sự đến gần
với người tiêu dùng, nắm đọc thị hiếu và trực tiếp quảng bá hình ảnh riêng của mình.
Không chỉ đến lợi nhuận, công ty cũng luôn chú trọng đến các hoạt động giải trí, lễ hội
cho công nhân viên và các hoạt động xã hội:
Hàng năm từ năm 2004, công ty Kinh Đô đều tổ chức “ giải bóng đá truyền thống Kinh
Đô”. Hoạt động này của công ty thực sự tạo ra một sân chơi bổ ích để rèn luyện sức khỏe
cho CBNV, đồng thời thắt chặt tình đoàn kết, gắn bó giữa các phòng ban, phân xưởng và
các công ty thành viên trong đại gia đình Kinh Đô. Chính sách này của công ty chắc chắn
sẽ thúc đẩy sự phấn khởi, hăng say làm việc hết mình của CBNV trong toàn công ty.
2006: Công ty Kinh Đô phối hợp với hội Goft Hồ Chí Minh tổ chức giải Goft “ Kinh Đô
Tournament 2006” nhằm kỉ niệm ngày giải phóng miền Nam 30/4 và Quốc tế lao động
1/5. Thông qua giải này, Kinh Đô muốn lập một sân chơi lành mạnh, tạo cơ hội để giao
lưu tăng cường hơn nữa các nhà ngoại giao, đầu tàu doanh nghiệp và phổ biến môn thể
thao rất thú vị này.
Kinh Đô cũng là một trong những doanh nghiệp tham gia tích cực các hoạt động từ thiện
xã hội.

9
Trung thu năm 2003, Kinh Đô trích 500 triệu đồng ủng hộ quĩ của hội bảo trợ bệnh nhân
nghèo thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời phối hợp với các cơ quan ban ngành thành phố
tổ chức “ Tuần Lễ Vì Hạnh Phúc Trẻ Thơ”
Hàng năm Kinh Đô đều tài trợ chính một số tiền lớn cho những chương trình từ thiện,
chương trình giai điệu tình thương lần 6, 7 ở Hồ Chí Minh. Và còn rất nhiều đóng góp
của Kinh Đô mà chúng ta không thể kể hết được.
Thực sự một doanh nghiệp không chỉ mạnh vì thu được lợi nhuận cao mà còn thể hiện ở
những đóng góp, cống hiến cho sự phát triển công bằng và bền vững của xã hội. Tất cả
đều góp phần đóng góp vào việc hình thành bản sắc văn hóa của doanh nghiệp.
Biểu tượng logo cảu công ty phần nào đó thể hiện rõ nét về hình tượng công ty, đơn giản
nhưng lại giàu ý nghĩa:
Màu đỏ tượng trưng cho sức mạnh nội tại với đầy đủ tâm huyết và lòng trung thành, tất
cả vì sự nghiệp và phát triển của công ty.
Tên Kinh Đô là mong muốn của doanh nghiệp có sự lớn mạnh vững vàng, nâng cao tầm
vóc và uy tún của mình trên thị trường.

Hình Elipse đại diện cho thị trường nội địa luôn tăng trưởng, sản phẩm Kinh Đô
luôn chiếm thị phần quan trọng và ổn định.

Vương miện đại diện cho thị trường xuất khẩu, sản phẩm Kinh Đô luôn hướng
đến năm châu. Với sức bật trong đầu tư, tạo nên bước đột phá mới, sản phẩm sẽ ngày một
vươn rộng có mặt khắp mọi nơi trên thế giới.
Mẫu mã sản phẩm: Kinh Đô luôn đầu tư cho sản phảm mẫu mã của mình sao cho nổi bật,
đặc biệt và dễ tiếp cận với khách hàng nhất. Điểm nhấn của Kinh Đô là dòng sản phẩm
bánh trung thu: dòng sản phảm đặc trưng phục vụ cho số đông. Qua các năm Kinh Đô lại
cho ra các mẫu hộp mới, năm nay là hình thang với tông màu hồng và đỏ thể hiện sự cá
tính, năng động, hiện đại và cả sự dịu dàng đằm thắm trên mỗi hộp quà.Dòng thứ 2 là
dòng bánh cao cấp cũng với màu chủ đạo là màu đỏ, thiết kế đẹp, chất liệu bao bì cao
cấp: hộp gỗ quí phái, hộp giấy sang trọng với những tên gọi đầy ý nghĩa: hồng phúc, vinh
hoa, thanh tú....
3.2 Cấp độ thứ 2:Những giá trị được công bố
Chiến lược : hai chiến lược chính là thực hiện chiến thuật sáp nhập, liên doanh, liên kết,
hợp tác và mở rộng, đa dạng hóa ngành nghề.
10
Mục tiêu: vị trí đứng đầu trong ngành sản xuất bánh kẹo, không chỉ chiếm lĩnh thị trường
trong nước mà còn vươn ra tầm thế giới.
Triết lí kinh doanh: “ Kinh Đô luôn đi tìm sự khác biệt cho mình, tạo một lối đi riêng
trong khinh doanh, trong cả phát triển sản phảm lẫn đầu tư”
Từ lúc thành lập Kinh Đô đã có một chiến lược đúng đắn cho việc phát triển thương hiệu.
Đó chính là cá tính và sự thiện cảm cảu thương hiệu. Cá tính của sản phẩm là sáng tạo
không ngừng, hầu hết sản phẩm đều là lần đầu tiên được sản xuất ở Việt Nam. Mỗi năm
Kinh Đô chi hàng chục tỷ đồng cho việc quảng bá thương hiệu, trong đó có phần không
nhỏ là tài trợ cho các hoạt động xã hội từ văn hóa, thể thao cho đến từ thiện,… Mục đích
là tạo ra sự cảm tình của thương hiệu.
Ông Trần Kim Thành- Chủ tịch HĐQT công ty cổ phần Kinh Đô đã phát biểu: “
Kinh Đô quản lý theo cung cách hội nhập. Tổng giám đốc nếu làm không tốt, không tăng
thêm lợi nhuận cho cổ đông cũng sẽ bị loại. Đó quá là thách thức lớn đối với tôi, sợ cũng
có, nhưng tôi tin rằng mình có thể vượt qua”. Mục tiêu mà công ty quan tâm, đó là tập
trung phát triển nguồn nhân lực để hướng tới phát triển bền vững. Lớp học có máy
lạnh, máy chiếu, đèn hình, bên ngoài có trà, bánh , cà phê, trái cây. Không khí lớp học sôi
nổi, học viên chia thành từng nhóm thảo luận, đặt câu hỏi, giảng vien phản biện, chia sẻ
kinh nghiệm… Đó là cảnh lớp học tại Trung tâm đào tạo Kinh Đô ( Kinh Đô Training
Center – KDT) một mô hình đào tạo trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Công
ty Kinh Đô. Ngoài ra công ty còn giữ nhân vien giỏi bằng cổ phàn tại Kinh Đô.
3.3 Cấp độ thứ 3: Những nhận thức chung
Kinh Đô vẫn duy trì không khí làm việc gia đình, anh em gắn bó với nhau người tài có
quyền hưởng cổ phàn của công ty, có điều kiện trải qua nhiều thử thách từ thực tiễn sinh
động để trưởng thành, điều đó kích thích lòng say mê và sáng tạo. Lãnh đạo luôn phải nỗ
lực để theo kịp hội nhập, muốn thế phải học từ đồng nghiệp, phải biết giao việc, giao
quyền, giao trách nhiệm, hiểu và đánh giá năng lực của mỗi người.
Toàn thể nhân viên, công nhân của Kinh Đô luôn làm việc hết mình vì sứ mệnh phục vụ
khách hàng với những sản phảm đầy tâm huyết, độc đáo và cá tính.
4. Những ảnh hưởng tích cực do nền văn hóa công ty đem lại đối với sự phát
triển của công ty
Thực sự, những thành công của Kinh Đô trong thời gian qua đã cho thấy sự đúng đắn
trong chiến lược phát triển của công ty: Bằng những nét văn hóa riêng có, Kinh Đô đã tạo
lập thương hiệu trong nước và bắt đầu vượt qua biên giới, đến với thế giới. Đó là thành

11
công mà có đóng góp một phần quan trọng của nền văn hóa doanh nghiệp. Có thể nói đó
là một nền văn hóa mạnh mà không dễ dàng tạo dựng.
Văn hóa của doanh nghiệp đã tạo ra phong cách và bản sắc riêng của Kinh Đô, di truyền,
bảo tồn và phát triển bản sắc cảu doanh nghiệp qua nhiều thế hệ thành viên, tạo ra khả
năng phát triển bền vững của Công ty. Đó là những giá trị cốt lõi được chắt lọc, hình
thành và phát huy giá trị ngày càng cao trong quá trình hoạt động.
Văn hóa của Kinh Đô đã tạo sự thiện cảm của khách hàng đối với sản phẩm cảu doanh
nghiệp, hài lòng với dịch vụ và quyết định gắn bó lâu dài với thương hiệu này. Đồng thời
nó cũng tạo ra môi trường làm việc thân thiện, hiệu quả, tạo sự gắn kết từ Tổng giám đốc
đến tận nhân viên, thống nhất ý chí và hành động, trong các thành viên vào mục tiêu
chung là phát triển doanh nghiệp bền vững, tăng sự ổn định của công ty.
Nhờ những chính sách Xã hội tích cực thì thương hiệu Kinh Đô được quảng bá sâu rộng
với hình ảnh tốt, thiện chí nếu ai chưa từng dùng sản phảm Kinh Đô thì cũng biết đến nó
qua những hoạt động từ thiện và tài trợ cùng những hoạt động xã hội khác.
Bên cạnh đó với chính sách nhân sự đúng đắn, Kinh Đô đã thu hút và giữ chân được
những tài năng thực sự, lòng trung thành của nhân viên được nâng cao hơn hẳn. Không
khí và tác phong làm việc đã chuyên nghiệp hơn hẳn, dần thích nghi với xu thế hội nhập
thế giới hiện nay.
Như vậy thực sự Kinh Đô đã tạo lập được một nền Văn hóa doanh nghiệp mạnh, có ảnh
hưởng tích cực và sâu sắc đến hoạt động của công ty. Tất nhiên vẫn còn những điểm hạn
chế và chưa hoàn thiện, vẫn chưa thể theo kịp với thế giới. Nhưng trong tương lai không
xa, nếu Kinh Đô tiếp tục trau dồi và phát triển văn hóa kinh doanh của mình thì đó là một
lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Chắc chắn nếu công ty muốn
phát triển bền vững thì xây dựng được một nền văn hóa mạnh là yếu tố không thể thiếu.
Đó là điều mà hầu hết doanh nghiệp Việt Nam còn thiếu để đủ sức vươn tầm ra khu vực
và thế giới.
III. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH KINH ĐÔ
Kinh Đô là một Công ty cổ phần chuyên sản xuất và kinh doanh đồ ăn nhẹ tại Việt Nam,
với các mặt hàng chính gồm bánh,kẹo và kem. Hiện nay Kinh Đô là một trong những
công ty tư nhân có lợi nhuận vào hàng cao nhất trong các công ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán tại Việt Nam
Năm 1993: Công ty TNHH xây dựng và chế biến thực phẩm Kinh Đô được thành lập
gồm 1 phân xưởng sản xuất bánh snack nhỏ tại Phú Lâm, Quận 6, Thành phố Hồ Chí
Minh với vốn đầu tư là 1,4 tỉ VNĐ và khoảng 70 công nhân viên.

12
Năm 1993 và 1994 công ty tăng vốn điều lệ lên 14 tỉ VNĐ, nhập dây chuyền sản xuất
bánh Snack với công nghệ của Nhật bản trị giá trên 750.000 USD.
Năm 1996, Công ty tiến hành đầu tư xây dựng nhà xưởng mới tại số 6/134 Quốc lộ 13,
phường Hiệp Bình Phước, Quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh với diện tích
14.000m². Đồng thời công ty cũng đầu tư dây chuyền sản xuất bánh Cookies với công
nghệ và thiết bị hiện đại của Đan Mạch trị giá 5 triệu USD.
Năm 1997-1998, Công ty tiếp tục đầu tư dây chuyền thiết bị sản xuất bánh mì, bánh bông
lan công nghiệp với tổng trị giá đầu tư trên 1,2 triệu USD.
Năm 2000, Công ty Kinh Đô tiếp tục tăng vốn đầu tư lên 51 tỉ VNĐ, mở rộng nhà xưởng
lên gần 60.000 m2,trong đó diện tích nhà xưởng là 40.000m². Để đa dạng hóa sản
phẩm,công ty đầu tư một dây chuyền sản xuất Bánh mặn Cracker từ châu Âu trị giá trên
2 triệu USD.
Bên cạnh đó, một nhà máy sản xuất bánh kẹo Kinh Đô cũng được xây dựng tại thị trấn
Bần Yên Nhân, tỉnh Hưng Yên trên diện tích 28.000m², tổng vốn đầu tư là 30 tỉ VNĐ.
Năm 2001 công ty đẩy mạnh việc xuất khẩu ra các thị trường Mỹ, Pháp, Canada, Đức,
Đài Loan, Singapore, Campuchia, Lào, Nhật, Malaysia, Thái Lan.
Năm 2002, sản phẩm và dây chuyền sản xuất của công ty được BVQI chứng nhận ISO
9002 và sau đó là ISO 9002:2000. Nâng vốn điều lệ lên 150 tỉ VNĐ, công ty bắt đầu gia
nhập thị trường bánh Trung Thu và đổi tên thành Công ty cổ phần Kinh Đô.
Ngày 01/10/2002, Công ty Kinh Đô chính thức chuyển thể từ Công ty TNHH Xây dựng
và Chế Biến Thực Phẩm Kinh Đô sang hình thức Công ty Cổ Phần Kinh Đô.
1. Văn hóa doanh nghiệp và đạo đức kinh doanh
Chúng ta đang sống trong thời kỳ toàn cầu hóa và hô ̣i nhâ ̣p quốc tế sâu rô ̣ng, trong đó các
nền kinh tế, doanh nghiêp trên ̣ thế giới đang đồng thời vừa hợp tác vừa cạnh tranh gay
gắt. Đă ̣c biê ̣t, doanh nghiêp̣ Viêṭ Nam đang đứng trước những cơ hô ̣i cũng như những
thách thức to lớn, đòi hỏi phải nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ bằng nguồn vốn,
chiến lược kinh doanh, công nghệ, năng suất, chất lượng, hiê ̣u quả, mẫu mã sản phẩm mà
còn bằng uy tín, thương hiê ̣u và đạo đức kinh doanh. Quan niê ̣m chung trên thế giới hiê ̣n
nay đều khẳng định rằng cạnh tranh giữa các doanh nghiê ̣p trong môi trường toàn cầu
hóa và hô ̣i nhâ ̣p quốc tế chính là cạnh tranh về văn hóa, trong đó đạo đức kinh doanh là
mô ̣t yếu tố có ý nghĩa quyết định
Thực tế cho thấy mức đô ̣ phát triển bền vững của Kinh Đô phụ thuô ̣c vào đạo đức kinh
doanh và sự tăng trưởng về lợi nhuâ ̣n thu được gắn liền với viê ̣c thực hành đạo đức kinh
doanh.
13
Đạo đức kinh doanh như mô ̣t bô ̣ phâ ̣n cấu thành quan trọng nhất của văn hóa kinh doanh,
là yếu tố nền tảng tạo nên sự tin câ ̣y của đối tác, khách hàng và người tiêu dùng đối với
doanh nghiê ̣p. Đạo đức kinh doanh chính là cơ sở để xây dựng lòng tin, sự gắn kết và
trung thành của đô ̣i ngũ cán bô ̣ công nhân viên trong Kinh đô, bảo đảm từ lãnh đạo đến
toàn thể cán bô ̣ công nhân viên trong doanh nghiê ̣p có những ứng xử đúng chuẩn mực
đạo đức, qua đó không ngừng nâng cao hình ảnh, uy tín và thương hiê ̣u của doanh
nghiê ̣p. Sự tồn vong, phát triển cũng như lợi nhuâ ̣n của Kinh Đô chính là do người tiêu
dùng quyết định, do đó Kinh Đô muốn đạt được tỷ suất lợi nhuâ ̣n cao và thành công bền
vững thì phải xây dựng được nền tảng đạo đức kinh doanh cho doanh nghiê ̣p mình.
Xây dựng và thực thi đạo đức kinh doanh là nhân tố đem lại lợi ích to lớn cho Kinh Đô .
đạo đức kinh doanh là yếu tố quan trọng hàng đầu, đã và đang trở thành mô ̣t yêu cầu bức
thiết đối với doanh nghiê ̣p, doanh nhân nhằm tạo lòng tin và sự ủng hô ̣ của người tiêu
dùng và toàn xã hô ̣i. Thực hiê ̣n tốt đạo đức kinh doanh sẽ giúp doanh nghiê ̣p thành công
và phát triển bền vững trên thương trường. Đă ̣c biê ̣t, trong thời kỳ toàn cầu hóa và hô ̣i
nhâ ̣p quốc tế, khi mà doanh nghiê ̣p Viê ̣t Nam, nền kinh tế Viê ̣t Nam trở thành mô ̣t mắt
xích trong chuỗi cung ứng toàn cầu, là mô ̣t bô ̣ phâ ̣n không tách rời của thị trường toàn
cầu và người tiêu dùng có quyền và khả năng rô ̣ng rãi lựa chọn sản phẩm hàng hóa và
dịch vụ phù hợp nhất cho mình thì văn hóa kinh doanh nói chung, trong đó có đạo đức
kinh doanh, trở thành mô ̣t yêu cầu quan trọng nhất.
Kinh Đô đã nâng cao nhâ ̣n thức của cô ̣ng đồng doanh nghiê ̣p, của người tiêu dùng và
toàn xã hô ̣i về vấn đề đạo đức kinh doanh, đă ̣c biê ̣t sự nhâ ̣n thức và trách nhiê ̣m của
doanh nghiê ̣p, doanh nhân là những chủ thể hoạt đô ̣ng kinh doanh; gắn chă ̣t và đề cao
tinh thần trách nhiê ̣m của doanh nghiê ̣p, doanh nhân đối với đối tác, khách hàng, người
tiêu dùng và toàn xã hô ̣i (về chất lượng sản phẩm, trách nhiê ̣m hâ ̣u mãi, trách nhiê ̣m bảo
vê ̣ môi trường tự nhiên và xã hô ̣i).
2. Giải pháp từ nhà nước đến doanh nghiệp
Cần có những biê ̣n pháp khuyến khích doanh nghiê ̣p, doanh nhân nâng cao đạo đức kinh
doanh. Nhà nước cần phổ biến Bô ̣ Tiêu chí về đạo đức kinh doanh để thực thi rô ̣ng rãi
trong cô ̣ng đồng doanh nghiê ̣p, doanh nhân và toàn xã hô ̣i; tiến hành mô ̣t cuô ̣c vâ ̣n đô ̣ng
thường xuyên về xây dựng và thực hiê ̣n đạo đức kinh doanh; áp dụng những hình thức
tôn vinh xứng đáng các doanh nghiê ̣p, doanh nhân thực hiê ̣n xuất sắc những chuẩn mực .
Hoàn thiê ̣n khung luâ ̣t pháp nhằm tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho đạo đức kinh doanh.
Hiê ̣n nay, có tình trạng chưa đủ quy định về pháp lý đối với những vi phạm trong đạo đức
kinh doanh, thủ tục pháp lý chưa được quy chuẩn rõ ràng nên khó xử lý khi phát hiê ̣n vi
phạm, chế tài chưa đủ mạnh để răn đe và ngăn chă ̣n các biểu hiê ̣n vi phạm đạo đức kinh

14
doanh, từ đó dẫn đến tình trạng “nhờn luâ ̣t”, cố tình vi phạm nhưng các cơ quan chức
năng gă ̣p nhiều khó khăn trong xử lý.
Tăng cường phổ biến và giáo dục về đạo đức kinh doanh cho các chủ thể kinh doanh,
từng cá nhân doanh nghiê ̣p, doanh nhân để họ có nhâ ̣n thức đúng và đầy đủ về các quy
định luâ ̣t pháp, trách nhiê ̣m cũng như đạo đức kinh doanh. Bên cạnh đó cũng cần giáo
dục nâng cao nhâ ̣n thức của người tiêu dùng và toàn xã hô ̣i về những quy định của pháp
luâ ̣t và vấn đề đạo đức kinh doanh để người tiêu dùng và khách hàng (thường được gọi là
“thượng đế”) có thể giám sát viê ̣c tuân thủ luâ ̣t pháp và những chuẩn mực về đạo đức
kinh doanh của doanh nghiê ̣p, doanh nhân.
Tăng cường công tác thông tin, truyền thông rô ̣ng rãi về vấn đề đạo đức kinh doanh,
khuyến khích báo chí vào cuô ̣c nhằm phát hiê ̣n và đưa ra công luâ ̣n những cá nhân và
hành vi vi phạm pháp luâ ̣t và đạo đức kinh doanh, đồng thời nêu những tấm gương điển
hình tốt về những cá nhân và tổ chức doanh nghiêp, doanh
̣ nhân có thành tích xuất sắc
trong viê ̣c xây dựng và thực hiê ̣n đạo đức kinh doanh.

15
IV. KẾT LUẬN
Những thành công của Kinh Đô trong thời gian qua đã cho thấy sự đúng đắn trong chiến
lước phát triển công ty. Bằng những nét văn hóa riêng có Kinh đô tạo lập được được
thương hiệu riêng trên thị trường trong và ngoài nước. Đó là thành công có đóng góp một
phần quan trọng của nên văn hóa daonh nghiệp. Có thể nói đó là nền văn hóa mạnh
không dễ dàng tạo dựng
Văn hóa daonh nghiệp đã tạo ra phong cách và bản sắc riêng của Kinh Đô, bảo tồn và
phát triển qua nhiều thế hệ. tạo khả năng phát triển bền vững là những giá trị cốt lõi hình
thành và phát huy ngày càng cao trong quá trình hoạt động.
Văn hóa kinh đô tạo được sự thiện cảm của khách hàng đối với sản phẩm. Hài lòng với
dịch vụ và quyết định gắn bó lâu dài với thương hiệu này. Đồng thời tạo ra một môi
trường lam việc thân thiện, hiệu quả. Tạo sự gắn kết giữa các nhân viên, thống nhất ý chí
và hành động. Tạo ra mục tiêu chung và tạo sự ốn định của công ty.
Nhờ vào chính sách xã hội tích cực thì thương hiệu Kinh Đô được quảng bá sâu rộng, với
những hình ảnh tốt. Nếu aic chưa dùng sản phẩm Kinh Đô thì cũng biết nó qua những
hoạt động từ thiện và tài trợ với những hoạt động xã hội khác
Bên cạnh đó chính sách nhân sự đúng đắn, Kinh Đô đã thu hút và giữ những nhân tài thật
sự, lòng trung thành của nhân viên được nâng cao lên. Không khí và tác phong làm việc
chuyên nghiệp thích nghi với xu hướng hội nhập quốc tế hiện nay.
Kinh Đô đã tạo lập một nền văn hóa doanh nghiệp mạnh, có ảnh hưỡng sâu sắc đến hoạt
động kinh doanh của công ty. Tất nhiên vẫn còn nhiều điểm hạn chế và chưa haoàn thiện
và chưa theo kịp thế giới. Nhưng trong tương lai không xa nếu tiếp tục trao đổi và phát
triển thêm thì đó là một lợi thế cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế. Chắc
chắn nếu công ty muốn phát triển bền vững thì xây dựng một nền văn hóa mạnh là yếu tố
không thể thiếu. Đó là điều mà hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn thiếu để đủ
sức lấn ra thế giới.

16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình khoa học quản lý trường đại học QL & KD Hà Nội.
2. Văn hóa và kinh doanh-GS Phạm Xuân Nam.
3. Văn hóa trong kinh doanh-KS Hà Trọng Dũng.
4. https://cafef.vn/doanh-nghiep/chan-dung-doanh-nghiep-nhung-quyet-dinh-de-
doi-cua-kinh-do-20150809090900505.chn
5. https://www.kdc.vn/bai-viet/20-nam-kinh-do

17

You might also like