Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 101

1.

Nguyên tắc
a) Phải làm chết động vật bằng điện hoặc
phương pháp khác (nếu có).
b) Địa điểm tiêu hủy: phải theo hướng dẫn
của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, ưu
tiên chọn địa điểm tiêu hủy tại khu vực
chăn nuôi có động vật mắc bệnh hoặc địa
điểm thích hợp khác gần khu vực có ổ
dịch.
2. Biê ̣n pháp tiêu hủy
a) Biện pháp chôn lấp;
b) Biện pháp đốt: Đốt bằng lò chuyên dụng
hoặc đốt thủ công bằng cách đào hố, cho
bao chứa xác động vật, sản phẩm ĐV vào
hố và đốt bằng củi, than, rơm, rạ, xăng,
dầu,..; sau đó lấp đất và nện chặt.
Riêng với bê ̣nh Nhiê ̣t thán
1. Không được phép mổ xác chết hoặc giết
mổ đối với động vật mắc bệnh, có dấu
hiệu mắc bệnh Nhiệt thán
2. Động vật mẫn cảm với bệnh Nhiệt thán
trong cùng đàn với động vật mắc bệnh
phải được nuôi cách ly để theo dõi
3. Tiêu hủy bắt buộc gia súc bị chết, bị mắc
bệnh, có dấu hiệu mắc bệnh Nhiệt thán
theo các bước như sau:
a) Trước khi đưa xác gia súc đi tiêu hủy phải
đốt và nút kỹ các lỗ tự nhiên; bọc kín xác gia
súc để ngăn không cho dịch tiết thoát ra
ngoài môi trường; rắc vôi bột để khử trùng;
b) Chọn hố chôn ở nơi cao ráo, cách xa bãi
chăn, nguồn nước, đường giao thông, khu
dân cư;
c) Đổ một lớp vôi, tốt nhất là vôi cục chưa tôi
xuống đáy hố chôn trước khi cho xác gia súc
vào hố;
d) Đốt xác gia súc trong hố chôn; sử dụng
nguyên liệu chất đốt đảm bảo xác gia xúc
chết được đốt cháy hết; đổ một lớp vôi, tốt
nhất là vôi cục chưa tôi lên trên xác gia
súc đã bị đốt;
đ) Xây mả gia súc mắc bệnh Nhiệt thán:
Sau khi đốt xác gia súc, phải đổ bê tông
vào hố chôn, đánh dấu cảnh báo “Mả gia
súc mắc bê ̣nh Nhiê ̣t thán! Cấm chăn
thả gia súc", ngăn chặn gia súc cẩn thận
bằng rào chắn xung quanh mả
3. Vâ ̣n chuyển xác động vâ ̣t, sản phẩm
ĐV đến địa điểm tiêu hủy:
a) Trường hợp địa điểm tiêu hủy ở ngoài khu
vực có ổ dịch, xác động vật, sản phẩm ĐV
phải được cho vào bao, buộc chặt miệng bao
và tập trung bao chứa vào một chỗ để phun
khử trùng trước khi vận chuyển; trường hợp
động vật lớn không vừa bao chứa phải sử
dụng tấm nilon hoặc vật liệu chống thấm khác
để lót bên trong (đáy và xung quanh) thùng
của phương tiện vận chuyển;
b) Phương tiện vận chuyển xác động vật, sản
phẩm ĐV phải có sàn kín để không làm rơi
vãi các chất thải trên đường đi;
c) Phương tiện vận chuyển xác động vật, sản
phẩm ĐV phải được vệ sinh, khử trùng tiêu
độc theo hướng dẫn của cơ quan quản lý
chuyên ngành thú y ngay trước khi vận
chuyển và sau khi bỏ bao chứa xuống địa
điểm tiêu hủy hoặc dời khỏi khu vực tiêu
hủy.
4. Quy cách hố chôn
a) Địa điểm: Hố chôn phải cách nhà dân, giếng
nước, khu chuồng nuôi động vật tối thiểu 30m
và có đủ diện tích; nên chọn nơi chôn trong
vườn (tốt nhất là vườn cây ăn quả hoặc lấy gỗ).
b) Kích cỡ: Hố chôn phải đủ rộng phù hợp với
khối lượng động vật, sản phẩm ĐV và chất
thải cần chôn. Ví dụ nếu cần chôn 01 tấn
động vật thì hố chôn cần có kích thước là sâu
1,5 - 2m x rộng 1,5 - 2m x dài 1,5 - 2m.
5. Các bước chôn lấp
Sau khi đào hố, rải một lớp vôi bột xuống đáy
hố theo tỷ lệ khoảng 01 kg vôi /m2, cho bao
chứa xuống hố, phun thuốc sát trùng hoặc
rắc vôi bột lên trên bề mặt, lấp đất và nện
chặt; yêu cầu khoảng cách từ bề mặt bao
chứa đến mặt đất tối thiểu là 0,5m, lớp đất
phủ bên trên bao chứa phải dày ít nhất là 1m
và phải cao hơn mặt đất để tránh nước chảy
vào bên trong gây sụt, lún hố chôn.
Phun sát trùng khu vực chôn lấp để hoàn tất
quá trình tiêu hủy
6. Quản lý hố chôn
a) Hố chôn xác động vật phải có biển cảnh báo
người ra vào khu vực;
b) Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm
quản lý, tổ chức kiểm tra định kỳ và xử lý kịp
thời các sự cố sụt, lún, xói mòn, rò rỉ, bốc mùi
của hố chôn;
c) Địa điểm chôn lấp phải được đánh dấu trên
bản đồ của xã, ghi chép và lưu giữ thông tin
tại Ủy ban nhân dân cấp xã.
7. Trường hợp thuê các tổ chức, cá
nhân khác thực hiê ̣n tiêu hủy
Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa
phương tổ chức giám sát việc thực hiện,
bảo đảm tuân thủ kỹ thuật theo các quy
định
GIẾT MỔ BẮT BUỘC
Việc giết mổ bắt buộc ĐV theo quy định tại
khoản 4 Điều 30 của Luật thú y được thực
hiện như sau:
1. Đối với phương tiê ̣n vận chuyển ĐV
đến cơ sở giết mổ
a) Phương tiện phải có sàn kín hoặc phải có
lót sàn bằng vật liệu chống thấm bảo đảm
không làm thoát lọt chất thải trong quá trình
vận chuyển;
phải được vệ sinh, khử trùng tiêu độc trước
khi vận chuyển động vật ra khỏi khu vực
có dịch bệnh và sau khi cho động vật
xuống cơ sở giết mổ;
b) Chất thải, chất độn phải được thu gom để
đốt hoặc xử lý bằng hóa chất khử trùng
trước khi chôn; lót sàn, vật dụng cố định,
chứa đựng động vật nếu không đốt hoặc
chôn thì phải được vệ sinh, khử trùng tiêu
độc.
2. Đối với cơ sở giết mổ động vật
a) Cơ sở giết mổ phải bảo đảm không còn
động vật lưu giữ chờ giết mổ;
b) Phải giết mổ toàn bộ số động vật được
đưa đến để giết mổ bắt buộc và theo
nguyên tắc động vật khỏe mạnh thì giết
mổ trước, sau đó đến động vật có dấu
hiệu mắc bệnh và động vật mắc bệnh;
c) Sau khi hoàn tất việc giết mổ động vật,
xử lý thân thịt, phụ phẩm và sản phẩm
khác của động vật, cơ sở giết mổ phải
thực hiện thu gom toàn bộ chất thải để tiêu
hủy và thực hiện vệ sinh, khử trùng tiêu
độc; nước thải trong quá trình giết mổ phải
được thu gom và xử lý bằng hóa chất khử
trùng; dụng cụ giết mổ, chứa đựng sản
phẩm động vật phải được vệ sinh, khử
trùng tiêu độc.
3. Đối với thân thịt của động vật phải được
xử lý nhiệt bằng cách làm giò chả hoặc luộc
chín hoặc áp dụng các biện pháp khác bảo
đảm không còn khả năng lây lan dịch bệnh
4. Đối với phụ phẩm và sản phẩm khác
của động vật phải được thu gom, phun hóa
chất khử trùng trước khi cho vào bao kín
hoặc dụng cụ chứa đựng, phun hóa chất
khử
trùng trước khi đưa đến địa điểm tiêu hủy.
Phương tiện vận chuyển phụ phẩm và sản
phẩm khác đến địa điểm tiêu hủy phải có
sàn kín; phải được vệ sinh, khử trùng tiêu
độc trước và sau khi vận chuyển đến địa
điểm tiêu hủy
Điều 31. Công bố hết dịch bê ̣nh ĐV
trên cạn
1. Điều kiê ̣n để công bố hết dịch bê ̣nh
ĐV bao gồm:
a) Trong thời gian 21 ngày kể từ ngày con
vật mắc bệnh cuối cùng bị chết, bị tiêu huỷ,
giết mổ bắt buộc hoặc lành bệnh mà
không có con vật nào bị mắc bệnh hoặc
chết vì dịch bệnh ĐV đã công bố.
b) Đã phòng bệnh bằng vắc-xin cho ĐV
mẫn cảm với bệnh dịch được công bố đạt
tỷ lệ trên 90% số động vật trong diện tiêm
trong vùng có dịch và trên 80% số động
vật trong diện tiêm trong vùng bị dịch uy
hiếp hoặc đã áp dụng biện pháp phòng
bệnh bắt buộc khác cho ĐV mẫn cảm với
bệnh trong vùng có dịch, vùng bị dịch uy
hiếp theo hướng dẫn của cơ quan quản lý
chuyên ngành thú y.
c. Thực hiện tổng vệ sinh, khử trùng tiêu độc
trong khoảng thời gian quy định
d. Có văn bản đề nghị công bố hết dịch
bệnh ĐV của cơ quan quản lý chuyên
ngành thú y địa phương và văn bản chấp
thuận công bố hết dịch gửi kèm theo biên
bản thẩm định điều kiện công bố hết dịch
của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y
cấp trên
2. Người có thẩm quyền công bố hết
dịch bê ̣nh động vật
a) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện căn
cứ đề nghị của cơ quan quản lý chuyên
ngành thú y cấp huyện quyết định công bố
dịch bệnh ĐV khi có đủ điều kiện quy định
tại khoản 1 Điều này (có trong Danh mục
và Kết luận..) và dịch bệnh xảy ra trong
phạm vi huyện;
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn
cứ đề nghị của cơ quan quản lý chuyên
ngành thú y cấp tỉnh quyết định công bố
dịch bệnh ĐV khi có đủ điều kiện quy định
tại khoản 1 Điều này và dịch bệnh xảy ra
từ hai huyện trở lên trong phạm vi tỉnh.
c. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn căn cứ đề nghị của Cục Thú y
quyết định công bố dịch bệnh ĐV khi có
đủ điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này
và dịch bệnh xảy ra từ hai tỉnh trở lên;
kiểm tra, đôn đốc, giám sát việc công bố
dịch của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp
huyện, cấp tỉnh.
CHƯƠNG III.
KIỂM DỊCH ĐỘNG
VẬT, SẢN PHẨM
ĐỘNG VẬT
Điều 38. yêu cầu đối với động vâ ̣t, sản
phẩm ĐV trên cạn vâ ̣n chuyển ra khỏi địa
bàn cấp tỉnh
Động vật, sản phẩm ĐV có trong Danh mục
động vật, sản phẩm ĐV trên cạn thuộc
diện phải kiểm dịch (Phụ lục TT25/2016)
khi vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh
phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật,
sản phẩm ĐV do cơ quan quản lý
chuyên ngành thú y nơi xuất phát cấp;
b) ĐV phải khỏe mạnh, sản phẩm ĐV bảo
đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
c) Không làm lây lan dịch bệnh động vật,
không gây hại đến sức khỏe con người.
PHỤ LỤC I
DANH MỤC ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐV
TRÊN CẠN THUỘC DIỆN PHẢI KIỂM
DỊCH
(Ban hành kèm theo Thông tư số
25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6
năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn
I. ĐỘNG VẬT
1. Gia súc: Trâu, bò, lừa, ngựa, la, dê, cừu,
lợn, thỏ, chó, mèo và các loài gia súc nuôi
khác.
2. Gia cầm: Gà, vịt, ngan, ngỗng, gà tây,
đà điểu, bồ câu, chim cút, các loài chim
làm cảnh và các loài chim khác.
3. ĐV thí nghiệm: Chuột lang, chuột nhắt
trắng, thỏ và các loài ĐV thí nghiệm khác.
4. ĐV hoang dã: Voi, hổ, báo, gấu, hươu,
nai, vượn, đười ươi, khỉ, tê tê, cu li, sóc,
chồn, kỳ đà, tắc kè, trăn, rắn, gà rừng, trĩ,
gà lôi, công và các loài ĐV hoang dã
khác.
5. Các loại ĐV khác: Ong, tằm, các loại
côn trùng khác.
PHỤ LỤC III
DANH MỤC ĐỐI TƯỢNG KIỂM DỊCH
ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐV TRÊN
CẠN
(Ban hành kèm theo Thông tư số
25/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6
năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp
và PTNT).

I. BỆNH CHUNG CHO NHIỀU LOÀI ĐỘNG VẬT


Tên tiếng Viê ̣t Tên tiếng Anh
1 Bệnh Lở mồm LM Foot and mouth disease
2 Bệnh Nhiệt thán Anthrax
3 Bệnh Dại Rabies
4 Bệnh Giả dại Aujeszky’s disease
5 Bệnh Sẩy thai TN Brucellosis
6 Bệnh Phó lao Johne’s disease
(Paratuberculosis)
7 Bệnh Lưỡi xanh Bluetongue
8 Bệnh Sốt thung lũng Rift valley fever
9 Bệnh Xoắn khuẩn Leptospirosis
Tên tiếng Viê ̣t Tên tiếng Anh
10 Bệnh Viêm miệng có Vesicular stomatitis
mụn nước
11 Bệnh Tích nước Heartwater
xoang bao tim truyền
nhiễm
12 Bệnh Viêm da Dermatophilosis
13 Bệnh Toxoplasma Toxoplasmosis
14 Bệnh Giun xoắn Trichinellosis
15 Bệnh Nhục bào tử Saccasporidiosis
trùng
16 Bệnh Cầu ấu trùng Enchinococcosis/hydati
dosis
17 Bệnh xuất huyết Epizootic hemorrhagic
Tên tiếng Tên tiếng Anh
Viê ̣t
18 Bệnh viêm Japanese encephalitis
não Nhật Bản
19 Ấu trùng ruồi New world screwworm
ăn thịt (Cochliomyia
hominivorax) and Old
world screwworm
(Chrysomya bezziana)
20 Bệnh nhiễm Tularemia
khuẩn
21 Bệnh sốt Tây West Nile fever
sông Nin
22 Bệnh Dịch tả Rinderpest
trâu bò
II. BỆNH Ở LOÀI NHAI LẠI
Tên tiếng Viê ̣t Tên tiếng Anh
1 Bệnh Viêm đường Bovine genital
sinh dục truyền campylobacteriosis
nhiễm
2 Bệnh Viêm phổi Bovine contagious
màng phổi truyền pleuropneumonia
nhiễm bò
3 Bệnh Viêm não thể Bovine Spongiform
xốp bò Encephalopathy
4 Bệnh Sốt Q Q fever
Tên tiếng Viê ̣t Tên tiếng Anh
5 Bệnh Cúm bò Bovine ephemeral fever
6 Bệnh Bạch huyết bò Enzootic bovine
leukosis
7 Bệnh Viêm mũi khí quản Infectious bovine
truyền nhiễm ở bò rhinotracheitis
8 Bệnh Tiêu chảy có Bovine viral
màng nhày do virut ở diarrhoea/mucosal
bò disease
9 Bệnh Xạ khuẩn Actinomycosis
10 Bệnh Ung khí thán Gangraena
emphysematosa
11 Bệnh Loét da quăn tai Coryza gangreanosa
Tên tiếng Viê ̣t Tên tiếng Anh
12 Bệnh Tụ huyết trùng Pasteurellosis
13 Bệnh Dịch tả loài nhai Peste des petits
lại nhỏ ruminants
14 Bệnh Viêm phổi màng Caprine contagious
phổi truyền nhiễm dê pleuropneumonia
15 Bệnh Đậu dê và cừu Sheep pox and
goat pox
16 Bệnh Lở mép truyền Contagious
nhiễm dê ecthyma of goat
17 Bệnh Cạn sữa truyền Caprine contagious
nhiễm dê agalactia
18 Bệnh Viêm khớp dê Caprine arthritis
Tên tiếng Viê ̣t Tên tiếng Anh
19 Bệnh Sẩy thai truyền Enzootic abortion
nhiễm cừu of ewes
20 Bệnh Tiên mao trùng Trypanosomiasis
21 Bệnh do Trichomonas Trichomonosis
22 Bệnh Lê dạng trùng Babesiosis
23 Bệnh Biên trùng Anaplasmosis
24 Bệnh do Theileria Theileriosis
25 Bệnh Gạo bò Bovine
cysticercosis
26 Bệnh Viêm da nổi cục Lumpy skin disease
truyền nhiễm
27 Bệnh Lao bò Bovine Tuberculosis
IV. BỆNH Ở LỢN
Tên tiếng Viê ̣t Tên tiếng Anh
1 Bệnh Dịch tả lợn African swine fever
châu Phi
2 Bệnh Dịch tả lợn cổ Classical swine fever
điển
3 Bệnh Mụn nước ở Swine vesicular
lợn disease
4 Bệnh do virus NipahNipah virus infection
ở lợn
5 Bệnh Suyễn lợn Mycoplasma pneumonia
of swine /Swine enzootic
pneumonia (SEP)
Tên tiếng Viê ̣t Tên tiếng Anh
6 Bệnh Viêm teo Atrophic rhinitis
mũi truyền nhiễm of swine
7 Bệnh viêm màng Pleuroncumonia
phổi truyền nhiễm
8 Bệnh Viêm não tủy Enterovirus
lợn encephalomyelitis/
Teschen disease
9 Bệnh Viêm dạ dày Transmissble
ruột truyền nhiễm gastroenteritis of swine
10 Bệnh Ỉa chảy Porcine
truyền nhiễm ở lợn epizootic
diarrhoea
Tên tiếng Viê ̣t Tên tiếng Anh
11 Hội chứng Rối loạn Porcine respiratory and
đường hô hấp và reproductive syndrome
sinh sản (PRRS)
12 Bệnh Cúm lợn Swine influenza
13 Bệnh Viêm ruột ỉa Porcine parvovirus
chảy do vi rút infection
14 Bệnh Hồng lỵ do Swine dysentery
Treponema
15 Bệnh Đóng dấu lợn Erysipelas
Tên tiếng Viê ̣t Tên tiếng Anh
16 Bệnh Phó thương hàn Paratyphoid suum
lợn
17 Bệnh Tụ huyết trùng Pasteurellosis
lợn suum
18 Bệnh Phù đầu do Ecoli Head edema
19 Hội chứng Gầy còm Porcine circovirus
lợn con sau cai - PCV
sữa
20 Bệnh Đậu lợn Variola suum
21 Bệnh Gạo lợn Swine
cysticercosis
V. BỆNH Ở GIA CẦM
Tên tiếng Viê ̣t Tên tiếng Anh
1 Bệnh Cúm gia cầm Highly pathogenic
thể độc lực cao avian influenza
(HPAI)
2 Bệnh Niu-cát-xơn Newcastle disease
3 Bệnh Viêm thanh khí Avian infections
quản truyền nhiễm laryngotracheitis
4 Bệnh Viêm phế quản Avian
truyền nhiễm gà infections
bronchitis
Tên tiếng Viê ̣t Tên tiếng Anh
5 Bệnh Gumboro Infections bursal
disease/Gumboro disease
6 Bệnh Tụ huyết Avian pasteurellosis
trùng gia cầm
7 Bệnh Bạch lỵ gà Avian typhoid and
pullorum disease
8 Bệnh Viêm màng Avian encephalomyelitis
não gà
9 Hội chứng Giảm đẻ Egg drop syndrome 76
(EDS' 76)
10 Bệnh Đậu gà Fowl pox
11 Bệnh Marek Avian marek’s disease
Tên tiếng Viê ̣t Tên tiếng Anh
12 Bệnh Leuco gà Avian Leucosis
13 Bệnh do Avian mycoplasmosis
Mycoplasma
15 Hội chứng phù đầu Swollen head syndrome

16 Chứng sổ mũi Infectious coryza


truyền nhiễm
17 Bệnh Dịch tả vịt Pestis anatum
18 Bệnh Viêm gan do Duck virus hepatitis
vi rút ở vịt
19 Bệnh Viêm ruột do Duck virus enteritis
vi rút ở vịt
Tên tiếng Viê ̣t Tên tiếng Anh
20 Bệnh Dịch tả ngỗng Pestis anserum
21 Bệnh Cầu trùng Coccidiosis
22 Bệnh Sốt vẹt Psittacosis and
ornithosis
Điều 39. Trình tự kiểm dịch động vâ ̣t,
sản phẩm ĐV trên cạn vâ ̣n chuyển ra
khỏi địa bàn cấp tỉnh
a) Khi vận chuyển động vật, sản phẩm ĐV
đăng ký kiểm dịch với cơ quan quản lý
chuyên ngành thú y địa phương;
b) Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận được đăng ký kiểm dịch, cơ quan
quản lý chuyên ngành thú y địa phương quyết
định và thông báo cho tổ chức, cá nhân đăng
ký kiểm dịch về địa điểm, thời gian kiểm dịch;
c) Nội dung thực hiện kiểm dịch bao gồm kiểm
tra lâm sàng, chẩn đoán, xét nghiệm động vật,
sản phẩm ĐV để phát hiện đối tượng kiểm
dịch, đối tượng kiểm tra vệ sinh thú y;
d) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày
bắt đầu kiểm dịch, nếu đáp ứng yêu cầu kiểm
dịch thì cơ quan quản lý chuyên ngành thú y
địa phương cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch;
trường hợp kéo dài hơn 05 ngày làm việc hoặc
không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thì cơ
quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương
thông báo, trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 40. Trạm kiểm dịch ĐV tại đầu
mối giao thông
1. Trạm kiểm dịch ĐV tại đầu mối giao thông
phải có đại diện các ngành công an, quản lý
thị trường, thú y.
2. Nội dung kiểm dịch động vật, sản phẩm ĐV
tại đầu mối giao thông bao gồm:
a) Kiểm tra số lượng, chủng loại động vật, sản
phẩm ĐV theo Giấy chứng nhận kiểm dịch;
mã số, dấu, tem vệ sinh thú y; dấu niêm
phong, kẹp chì phương tiện vận chuyển;
b) Kiểm tra tình trạng sức khỏe của động
vật; thực trạng vệ sinh thú y của sản phẩm
động vật, phương tiện vận chuyển; vệ
sinh, khử trùng, tiêu độc phương tiện vận
chuyển
c) Xác nhận đã kiểm tra động vật, sản phẩm
động vật nếu đạt yêu cầu; trường hợp
không đạt yêu cầu thì tạm đình chỉ việc
vận chuyển động vật, sản phẩm ĐV và xử
lý - của pháp luật.
Giấy ủy quyền
cho trạm chăn
nuôi TY
Một
loài,
nhiều
điểm
đến.
Bản
gốc
Một
loài,
nhiều
điểm
đến.
Bản
gốc
Một
loài,
nhiều
điểm
đến.
Bản
gốc
Nhiều
loài,
một
điểm
đến.
Bản
sao
Một
loài,
một
điểm
đến.
Bản
gốc
Điều 44. Yêu cầu đối với động vâ ̣t,
sản phẩm động vâ ̣t trên cạn nhâ ̣p
khẩu

(tham khảo)
Điều 47. Nội dung kiểm dịch động vâ ̣t, sản
phẩm động vâ ̣t trên cạn nhâ ̣p khẩu

(thao khảo)
CHƯƠNG V
QUẢN LÝ THUỐC THÚ Y
- TT 13/2016 + TT 8/2018/TT-BNNPTNT,
ngày 15 tháng 11 năm 2018 về Sửa đổi, bổ
sung, bãi bỏ một số điều của TT 13/2016 
06/VBHN-BNNPTNT, ngày 23/7/2019
- 89/2006/NĐ-CP ngày 30/82006 về
NHÃN HÀNG HÓA
CHƯƠNG VI
HÀNH NGHỀ THÚ Y
Điều 107. Các loại hình hành nghề thú y
1. Tiêm phòng, chữa bệnh, phẫu thuật động
vật; tư vấn các hoạt động liên quan đến
lĩnh vực thú y.
2. Khám bệnh, chẩn đoán bệnh, xét nghiệm
bệnh động vật.
3. Buôn bán thuốc thú y.
4. Sản xuất, kiểm nghiệm, khảo nghiệm,
xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thú y.
Điều 108. Điều kiê ̣n hành nghề thú y
1. Đối với cá nhân hành nghề thú y:
a) Có Chứng chỉ hành nghề thú y phù hợp
với từng loại hình hành nghề thú y;
b) Có đạo đức nghề nghiệp;
c) Có đủ sức khỏe hành nghề.
2. Đối với tổ chức hành nghề thú y:
a) Có cá nhân đáp ứng các yêu cầu quy
định tại khoản 1 Điều này;
b) Có cơ sở vật chất, kỹ thuật phù hợp với
từng loại hình hành nghề thú y - của pháp
luật.
Quy định chi tiết: (đọc kỹ)
1. Người hành nghề chẩn đoán, chữa bệnh,
phẫu thuật động vật, tư vấn các hoạt động liên
quan đến lĩnh vực thú y tối thiểu phải có bằng
trung cấp chuyên ngành thú y, chăn nuôi thú y
hoặc trung cấp nuôi trồng thủy sản, bệnh học
thủy sản đối với hành nghề thú y thủy sản.
Người hành nghề tiêm phòng cho ĐV phải có
chứng chỉ tốt nghiệp lớp đào tạo về kỹ thuật
do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
cấp tỉnh cấp
2. Người phụ trách kỹ thuật của cơ sở phẫu
thuật động vật, khám bệnh, chẩn đoán
bệnh, xét nghiệm bệnh ĐV phải có bằng
đại học trở lên chuyên ngành thú y, chăn
nuôi thú y hoặc nuôi trồng thủy sản, bệnh
học thủy sản đối với hành nghề thú y thủy
sản.
3. Người buôn bán thuốc thú y phải có bằng
trung cấp trở lên chuyên ngành thú y,
chăn nuôi thú y hoặc trung cấp nuôi trồng
thủy sản, bệnh học thủy sản đối với hành
nghề thú y thủy sản.
4. Người phụ trách kỹ thuật của cơ sở khảo
nghiệm, xuất khẩu, nhập khẩu thuốc thú y
được quy định như sau:
a) Cơ sở khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập
khẩu thuốc dùng trong thú y cho ĐV trên
cạn phải có bằng đại học trở lên chuyên
ngành thú y, chăn nuôi thú y, dược sỹ, cử
nhân hóa dược, hóa học, sinh học;
b) Cơ sở khảo nghiệm, xuất khẩu, nhập
khẩu thuốc dùng trong thú y cho ĐV thủy
sản phải có bằng Đại học trở lên chuyên
ngành nuôi trồng thủy sản, bệnh học thủy
sản, dược sỹ, cử nhân hóa dược, hóa học,
sinh học.
5. Người phụ trách kỹ thuật của cơ sở sản
xuất, kiểm nghiệm thuốc thú y được quy
định như sau:
a) Cơ sở sản xuất, kiểm nghiệm thuốc là
dược phẩm dùng trong thú y cho ĐV trên
cạn phải có bằng đại học trở lên chuyên
ngành thú y, dược sỹ, hóa dược; dùng
trong thú y cho ĐV thủy sản phải có bằng
đại học trở lên chuyên ngành nuôi trồng
thủy sản, bệnh học thủy sản, dược sỹ, hóa
dược;
b) Cơ sở sản xuất, kiểm nghiệm thuốc là vắc
xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hóa chất
dùng trong thú y cho ĐV trên cạn phải có
bằng đại học trở lên chuyên ngành thú y,
chăn nuôi thú y, dược sỹ, cử nhân hóa
dược, hóa học, sinh học; dùng trong thú y
cho ĐV thủy sản phải có bằng đại học trở
lên chuyên ngành nuôi trồng thủy sản, bệnh
học thủy sản, sinh học, dược sỹ, cử nhân
hóa dược, hóa học.
Điều 109. Cấp, gia hạn Chứng chỉ
hành nghề thú y
1. Thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề
thú y như sau:
a) Cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp
tỉnh cấp Chứng chỉ hành nghề thú y quy
định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 107 của
Luật này.
b) Cục Thú y cấp Chứng chỉ hành nghề thú
y quy định tại khoản 4 Điều 107 của Luật
này.
2. Hồ sơ đăng ký cấp Chứng chỉ hành nghề
thú y bao gồm:
a) Đơn đăng ký;
b) Văn bằng, chứng chỉ chuyên môn phù
hợp với từng loại hình hành nghề thú y;
c) Giấy chứng nhận sức khỏe;
d) Giấy chứng minh nhân dân hoặc Thẻ căn
cước công dân. Đối với người nước ngoài,
ngoài những quy định tại các điểm a, b và
c còn phải có lý lịch tư pháp được cơ quan
có thẩm quyền xác nhận.
3. Trình tự, thủ tục cấp Chứng chỉ hành
nghề thú y:
a) Cá nhân có nhu cầu được cấp Chứng chỉ
hành nghề thú y nộp hồ sơ cho cơ quan
quản lý chuyên ngành thú y - tại khoản 1
Điều này;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan tiếp
nhận hồ sơ quyết định việc cấp Chứng chỉ
hành nghề thú y; trường hợp không cấp
phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
4. Chứng chỉ hành nghề thú y có giá trị 05
năm.
5. Hồ sơ, trình tự, thủ tục gia hạn Chứng
chỉ hành nghề thú y:
a) Cá nhân có nhu cầu gia hạn Chứng chỉ
hành nghề thú y gửi hồ sơ cho cơ quan
quản lý chuyên ngành thú y trước khi hết
hạn 30 ngày - tại khoản 1 Điều này. Hồ sơ
bao gồm đơn đăng ký gia hạn, Chứng chỉ
hành nghề thú y đã được cấp, Giấy chứng
nhận sức khỏe;
b) Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ
ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan
tiếp nhận hồ sơ quyết định việc gia hạn
Chứng chỉ hành nghề thú y; trường hợp
không gia hạn phải trả lời bằng văn bản và
nêu rõ lý do.
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
HỌC PHẦN: LUẬT THÚ Y
HỌC KỲ 2, NĂM HỌC 2020-2021
1. Mục đích, Yêu cầu và Nội dung cơ bản
của Pháp luật thú y. Quan hệ Pháp luật về
thú y và Phương pháp điều chỉnh.
2. Quy phạm Pháp luật thú y, ví dụ (trừ
Khoản 1 Điều 19 và 20)?
3. Phương pháp quản lý Nhà nước trong
công tác thú y và Vi phạm Pháp luật thú y ?
4. Hãy giải thích các mối quan hệ giữa các
cơ quan có liên quan trong hệ thống tổ chức
bộ máy thú y Việt Nam?
5. Chức năng nhiệm vụ của các cơ quan
thú y chuyên ngành, các Chi cục thú y
vùng, các chi cục kiểm dịch vùng và Trạm
kiểm dịch ĐV cửa khẩu.
6. Thế nào là dịch bệnh động vật. Hãy
trình bày 4 dạng dịch bệnh cơ bản ở động
vật.
7. Hãy giải thích thế nào là ổ dịch, vùng có
dịch, vùng bị dịch uy hiếp và vùng đệm.
8. Các bệnh thuộc Danh mục phải công bố
dịch, Bệnh truyền lây từ ĐV sang người,
Bệnh cấm giết mổ
9. Trình bày nội dung về chẩn đoán và ra
quyết định công bố dịch. Quy trình khai báo
và chẩn đoán, kết luận bệnh dịch
10. Trình bày nguyên tắc cơ bản của hoạt
động thú y (tóm tắt Điều 4 – LTY).
12: Trình bày nội dung Xử lý ổ dịch bệnh
động vật trên cạn (Điều 25).
13: Trình bày nội dung Công bố dịch bệnh
động vật trên cạn (Điều 26).
14: Điều kiện động vật, sản phẩm động vật
được vận chuyển ra khỏi vùng có dịch
15. Trình bày các nội dung Tổ chức chống
dịch bệnh động vật trên cạn trong vùng có
dịch; Phòng, chống dịch bệnh động vật trên
cạn trong vùng bị dịch uy hiếp và vùng đệm
16. Trình bày các Điều kiện công bố hết
dịch, thẩm quyền công bố hết dịch.
17. Trình bày nội dung và trình tự Kiểm dịch
động vật, sản phẩm ĐV vận chuyển ra khỏi
địa bàn cấp tỉnh.
18. Các điều kiện cần và đủ để cấp chứng
chỉ hành nghề thú y.
19. Giải thích tại sao phải Lựa chọn địa
điểm thích hợp để chôn gia súc gia cầm bị
bệnh khi có dịch.
20. Nguyên tắc tiêu hủy động vật? Riêng
tiêu hủy ĐV bị bệnh Nhiệt thán có điểm gì
khác với việc tiêu hủy ĐV bị các bệnh khác
21. Quy trình giết mổ bắt buộc
22. Thành phần; Chức năng và quyền hạn
của các ban chống dịch các cấp
23. Giải thích (trên cơ sở sơ đồ hóa) các
công việc chủ yếu khi xác định vùng có
dịch?
24. Quy trình phòng bệnh bắt buộc bằng
vaccine và tiêm phòng khẩn cấp khi có ổ
dịch xẩy ra (nếu có):
1. Cúm gia cầm; 2. Lở mồm long móng;
3. Tai xanh; 4. Nhiệt thán;
5. Dịch tả lợn; 6. Dại động vật;
7. Newcastle; 8. Tụ huyết trùng;
9. Dịch tả vịt (theo TT07/2016)
25. Trình bày Danh mục ĐV trên cạn thuộc
diện phải kiểm dịch

You might also like