Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

Họ và tên: Nguyễn Hữu Thực MSSV: 2010075

Lớp: L01 Tổ: 5B


BÀI TỔNG KẾT MÔN THÍ NGHIỆM VẬT LÝ
1. Tóm tắt nội dung các bài học thí nghiệm:
Bài 6: KHẢO SÁT MẠCH DAO ĐỘNG TÍCH PHÓNG DÙNG ĐÈN
NEON ĐO ĐIỆN TRỞ VÀ ĐIỆN DUNG
a. Mục đính thí nghiệm:
Làm quen với mạch dao động tích phóng dùng đèn Neon để hiểu về nạp xả
của tụ điện,dao động tích phóng.
Làm quen và sử dụng máy đo điện vôn kế để đo hiệu điện thế .
Sử dụng máy đo thời gian đa năng để đếm chu kì dao động ,cảm biến thu-
phát quang điện hồng ngoại để xác định điện trở và điện dung.
b. Cơ sở lý thuyết:
- Mạch dao động tích phóng dùng đèn Neon là mạch dao động điện đơn
giản gồm: đèn Neon (𝑁𝑐 ), điện trở bảo vệ R, tụ điện C, nguồn 𝑈𝑛 .
- Khi U = 𝑈𝑠 → Đèn Neon sáng, tụ điện C tích điện sau đó phóng.
- KhiU = 𝑈𝑇 → Đèn Neon tắt , trở thành vật cách điện.
- t = 𝑡1 + 𝑡2 : thời gian sáng 2 lần liên tiếp.

c. Phương pháp đo:


- Đo hiệu điện thế sáng US và hiệu điện thế tắt UR của đèn neon.
- Nghiệm công thức xác định chu kì T của mạch dao động tích phóng.
- Xác định điện trở Rx.
- Xác định điện dung Cx.
Bài 7: LÀM QUEN SỬ DỤNG DỤNG CỤ ĐO ĐIỆN, KHẢO SÁT CÁC
MẠCH ĐIỆN MỘT CHIỀU VÀ XOAY CHIỀU
a. Mục đính thí nghiệm:
Làm quen và sử dụng đồng hồ hiện số đa năng đo hiệu điện thế và cường
độ dòng điện trong các mạch điện một chiều và xoay chiều.
Khảo sát sự phụ thuộc nhiệt độ của điện trở kim loại bằng cách vẽ đường
đặc trưng vôn-ampe của bòng đèn dây tóc từ đó xác định nhiệt độ của dây tóc.
Khảo sát các mạch điện RC và RL có dòng xoay chiều để kiểm chứng
phương pháp giản đồ vector Fresnel, đồng thời dựa vào định luật Ohm đối với
dòng điện xoay chiều xác định điện trở, cảm kháng và dung kháng của các mạch
điện. Từ đó xác định điện dung của tụ và hệ số tự cảm của cuộn dây.
b. Cơ sở lý thuyết:
𝑈
-Khảo sát mạch 1 chiều: theo định luật Ôm đối với mạch điện 1 chiều: I=
𝑅
1 𝑅𝑡
và hiệu ứng Jun-Lenxơ Q = R𝐼 2 t → T= 273 + [√𝛼 2 + 4 (𝑅 − 1) − 𝛼]
2𝛽 0

𝑈
- Khảo sát mạch xoay chiều RC: Định luan Ohm I =
𝑍

𝑈
- Khảo sát mạch xoay chiều RL: Định luật Ohm I =
𝑅
c. Phương pháp đo:
- Xác định nhiệt độ nóng sáng cảu dây tóc bóng đèn.
- Kiểm tra hoạt động của bộ nguồn điện 12V – 3A.
- Vẽ đặc tuyến volt-ampr của bóng đèn dây tóc.
- Xác định điện dung của tụ điện trong mạch RC.
- Xác định hệ số tự cảm L của cuộn dây trong mạch RL.
Bài 8: XÁC ĐỊNH CHIẾT SUẤT CỦA BẢN THỦY TINH BẰNG KÍNH
HIỂN VI
a. Mục đính thí nghiệm:
Sử dụng kính Panme để đo độ dày thực d của bàn thuỷ tinh. Sử dụng kính
hiển vi để đo độ dày biểu kiến d1
b. Cơ sở lý thuyết:
- Xét một chùm sáng hẹp HAS xuất phát từ điểm S nằm dưới bản thủy tinh phẳng.
+ Tia SH truyền ra ngoài theo phương HI vuông góc với mặt trên bản.
+ Tia SA ló ra ngoài theo phương AB.
* S’ bằng giao của AB với HI : ảnh ảo của S.
* Khi đó: d : SH độ dày thực và d’ : độ dày biểu kiến.
c. Phương pháp đo:
- Đo độ dày thực d của bản thủy tinh bằng thước panme. Thực hiện 5 lần.
- Đo độ dày biểu kiến d1 cảu bản thủy tinh bằng kính hiển vi. Thực hiện 5
lần.
Bài 9: ĐO TIÊU CỰ CỦA THẤU KÍNH HỘI TỤ VÀ THẤU KÍNH PHÂN

a. Mục đính thí nghiệm:
Khảo sát sự tạo ảnh của vật qua thấu kính hội tụ.Đo tiêu cự của thấu kính
hội tụ.
Khảo sát sự tạo ảnh của vật qua hệ thấu kính gồm một thấu kính phân kì
và một thấu kính hội tụ.
Đo tiêu cự của thấu kính phân kì.
b. Cơ sở lý thuyết:
- Tiêu cự f của thấu kính liên hệ với khoản cách d và d’, tính từ quang tâm
đến vật AB và đến ảnh A’B’.
1 1 1 𝑑. 𝑑′
= + => 𝑓 =
𝑓 𝑑 𝑑′ 𝑑 + 𝑑′
c. Phương pháp đo:
- Đo tiêu cự của thấu kính hội tụ
* Phương pháp Silberman: Dịch chuyển thấu kính và màn sao cho
thấu kính là trung điểm khi xuất hiện ảnh rõ nét trên màn và lớn bằng vật. Đo
khoảng cách bằng thước mm. Thực hiện 3 lần.
* Phương pháp Bessel: Dịch chuyển thấu kính ra xa dần đến khi xuất
hiện ảnh rõ nét, ảnh lớn hơn vật, xác định x1. Tiếp tục dịch chuyển thấu kính ra
xa dần đến khi xuất hiện ảnh rõ nét, ảnh nhỏ hơn vật, xác định x2. Ta có a=x2-x1.
Thực hiện 3 lần.
- Đo tiêu cự thấu kính phân kì
* Phương pháp điểm liên kết: Giữ nguyên vị trí thấu kính hội tụ và
vật. Đặt thấu kính phân kì ở giữa. Dịch màn sao cho xuất hiện ảnh rõ nét. Ta xác
định được d2’. Thực hiện 3 lần.
2. Sinh viên học và hiểu được những gì?
Qua môn học này, em đã làm quen được với các dụng cụ thí nghiệm vật lý,
biết một số thí nghiệm cơ bản. Tuy nhiên, thời gian thực hành trên lab còn ít một
phần vì dịch covid nên em chưa thể thực hành được hết chương trình học. Em xin
cảm ơn các thầy cô đã rất nhiệt tình giảng dạy để chúng em có được những kiến
thức bổ ích.

You might also like