Nguyễn Thị Thảo Nhi - 05060618078 - QTCCU

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 14

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
—o0o—

MÔN: QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG

BÀI THI CUỐI KỲ: PHÂN TÍCH KHÂU HOẠCH ĐỊNH


TRONG CHUỖI CUNG ỨNG CỦA SAMSUNG

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Thảo Nhi


MSSV: 050606180278
Lớp học phần: MAG307_2111_6_L07
GVHD: Nguyễn Phúc Quý Thạnh

Thành Phố Hồ Chí Minh, Tháng 11 Năm 2021


Mục Lục
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG.......................1
1. Thành phần trong chuỗi cung ứng của Samsung..................................................1
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÀNH CHUỖI CUNG ỨNG: HOẠCH ĐỊNH
....................................................................................................................................... 3
2.1 Mô tả hoạt động chuỗi cung ứng của này theo SCOR........................................3
2.1.1 Hoạch định..........................................................................................................4
2.1.2 Thu mua............................................................................................................... 4
2.1.3 Sản xuất...............................................................................................................5
2.1.4 Phân phối.............................................................................................................5
2.2 Phân tích khâu HOẠCH ĐỊNH trong chuỗi cung ứng của công ty...................6
2.2.1 Samsung ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực.........................................6
2.2.2 Dự báo nhu cầu...................................................................................................6
2.2.3 Định giá sản phẩm..............................................................................................7
2.2.4 Quản lý tồn kho...................................................................................................8
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN...........................................................................................9
3.1 Ưu điểm trong cách thực hiện khâu hoạch định trong chuỗi cung ứng của
Samsung........................................................................................................................ 9
3.2 Nhược điểm điểm trong cách thực hiện khâu hoạch định trong chuỗi cung
ứng của Samsung.......................................................................................................10
3.3 Kết luận................................................................................................................10
Tài liệu tham khảo.....................................................................................................11
LỜI MỞ ĐẦU
Tập đoàn Samsung là một trong những tập đoàn thương mại lớn nhất Hàn Quốc bao
gồm nhiều ngành kinh doanh từ điện tử, bảo hiểm và dịch vụ. Hiện tại Samsung là một
trong những nhà cung cấp nhiều lĩnh vực như màn hình TV, điện thoại di động, linh
kiện điện tử và nhiều sản phẩm công nghệ cao cấp. Tầm nhìn của Samsung là “Khơi
nguồn cảm hứng sáng tạo tương lai”. Dựa trên ba thế mạnh chính của mình là “Công
nghệ mới”, “Sản phẩm mới”, và “Giải pháp sáng tạo mới” và trong việc quảng bá
những giá trị này của Samsung chính mà mối quan hệ cối lõi của Samsung – Ngành
công nghiệp – Đối tác và nhân viên. Samsung luôn hướng đến sự phát triển của chuỗi
cung ứng bền vững, xây dựng quan hệ đối tác chiến lược với các nhà cung cấp hoạt
động tốt nhất dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng
của hoạch định trong chuỗi cung ứng đối với doanh nghiệp, bài viết đã nghiên cứu về
khâu hoạch định của Samsung trên cả hai mặt lý thuyết và thực tế. Đề tài tiến hành hệ
thống hóa, làm rõ những vấn đề trong công tác thực hiện chuỗi cung ứng của
Samsung.
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
1. Thành phần trong chuỗi cung ứng của Samsung
a.Công ty Samsung
Công ty Samsung có nhiệm vụ khá quan trọng trong chuỗi cung ứng, sau khi nhập các
linh kiện, phụ kiện tiến hành sản xuất ra các sản phẩm của công ty để đưa thị trường.
Các sản phẩm của công ty như: tivi, thiết bị nghe nhìn, điện thoại, máy tính bảng, máy
ảnh, máy quay phim, thiết bị gia dụng. Sau những nỗ lực nhằm tìm kiếm và kết nối với
các nhà cung ứng Việt, con số các doanh nghiệp Việt Nam là nhà cung cứng cấp 1 của
Samsung đã tăng lên mạnh mẽ: từ 4 doanh nghiệp năm 2014 lên tới 29 doanh nghiệp
tại thời điểm hiện tại. Các doanh nghiệp này hiện đang tham gia chuỗi cung ứng cho
các nhà máy của Samsung tại Việt Nam là:
+ Samsung Electronics Việt Nam (SEV) tại Bắc Ninh
+ Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT)
+ Tổ hợp SEHC (Tp. Hồ Chí Minh)
+ Samsung Display Vietnam (Bắc Ninh)
1
+ Samsung SDI Việt Nam (Bắc Ninh)
+ Samsung Điện cơ Electro-Mechanics Việt Nam (Thái Nguyên).
b.Nhà cung cấp đầu vào
Nhà cung cấp nguyên vật liệu giữ vai trò đảm bảo nguồn hàng cung ứng cho quy
trình sản xuất của Samsung. Nếu doanh nghiệp không có sự gắn kết bền chặt với
nhà cung cấp thì không thể đảm bảo đủ nguyên vật liệu sản xuất hàng hóa cho khách
hàng. Điều này làm cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp bị trì hoãn,
hoặc tệ hơn nữa là làm mất khách hàng. Nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào: Tại Việt
Nam, chỉ có 4 doanh nghiệp cung cấp nguyên liệu cho Samsung là:
+ Công ty CP In và Bao bì Goldsun
+ Công ty CP Sản xuất và Xuất nhập khẩu bao bì Thăng Long
+ Công ty TNHH Bao bì Việt Hưng
+ Công ty TNHH Nam Á.
Hầu hết các nhà cung cấp linh kiện, phụ kiện cho Samsung Việt Nam đều là ở nước
ngoài hoặc là các doanh nghiệp nước ngoài đi theo Samsung vào Việt Nam.
Nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào: Các nhà cung cấp linh kiện, phụ kiện của Việt
Nam còn yếu chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn của Samsung vì quá trình sản xuất ra
sản phẩm điện thoại khá khắt khe 1 chi tiết nhỏ bị lỗi là cả sản phẩm bị hỏng nên đòi
hỏi yêu cầu khá cao. Samsung Vina còn sử dụng rất nhiều nhà cung cấp bên ngoài mà
nổi trội trong đó phải kể đến các nhà cung cấp như:
Chuyên cung cấp các vi mạch điện tử: Cabot Microelectronics.
Cung cấp các con chip điện tử: cho một vài dòng điện thoại của Samsung như SGH-
J750 và SGH-A401.
Nhà cung cấp các thiết bị: GSi Lumonics INC như Hệ thống Wafer Repair M430, các
chất bán dẫn và thiết bị sản xuất thiết bị điện tử bao gồm cả đánh dấu các hệ thống và
mạch trang trí hệ thống. Bên cạnh đó gần đây Gsi Lumonics còn cung cấp các thành
phần chính xác điều khiển chuyển động, và laser dựa vào hệ thống sản xuất chất bán
dẫn toàn cầu điện tử.
c.Khách hàng

2
Khách hàng là đối tượng doanh nghiệp hướng đến cũng là người trực tiếp đem lại
doanh thu và lợi nhuận cho doanh nghiệp. Khách hàng của Samsung bao gồm khách
hàng cá nhân và khách hàng tổ chức.
d.Nhà bán buôn/ Nhà phân phối
Nhà phân phối đóng vai trò rất quan trọng, là trung gian kết nối các sản phẩm của
Samsung đến với đại lý và người tiêu dùng, giúp Samsung tiếp cận được thêm nhiều
khách hàng một cách nhanh chóng, tiện lợi. Samsung sử dụng phân phối:
- Phân phối trung gian: Trên thị trường Việt Nam hiện tại có các nhà phân phối chính
thức đó là PSD (công ty con của Petrosetco), TIE, Digiworld Corporation (DGW).
- Phân phối trực tiếp đến khách hàng cuối cùng.
+ Brand Shop - Samsung Plaza
+ Samsung Plaza Cầu Giấy
+ Samsung Plaza (Bitexco Financial Tower, TPHCM)
+ SES - Samsung Experience Store tại TPHCM, Bình Dương và Hải Phòng
e. Nhà bán lẻ
Hệ thống bán lẻ giúp Samsung kịp thời cung cấp sản phẩm đến tay khách hàng
đúng thời gian, đúng thời điểm và ở một mức giá hợp lý. Nhà bán lẻ giúp Samsung thu
thập những thông tin cần thiết hơn về nhu cầu và thị hiếu của khách hàng. Về hệ thống
bán lẻ điện thoại di động ở thành phố HCM: Thế Giới Di Động Viễn Thông A, Phước
Lập Mobile, Nguyễn Kim...Tại thị trường Hà Nội thì mạng lưới các siêu thị điện máy
phân bố khắp các quận, một số siêu thị như topcare, Trần Anh, Pico... Ở các địa
phương, các tỉnh thì mạng lưới các cửa hàng bán lẻ điện thoại dày đặc, khách hàng
cũng dễ dàng để mua được sản phẩm của Samsung. Đặc biệt ngày này hệ thống cửa
hàng của Thế Giới Di Động có mặt hầu hết ở các tỉnh.
f.Các đơn vị cung ứng khác:
Các đơn vị cung ứng về Dịch vụ tài chính, Dịch vụ Logistic, Nghiên cứu thị trường,
Nghiên cứu sản phẩm… cũng góp phần trong hoạt động trong chuỗi cung ứng của
Samsung

3
CHƯƠNG 2: HOẠT ĐỘNG ĐIỀU HÀNH CHUỖI CUNG ỨNG: HOẠCH ĐỊNH
2.1 Mô tả hoạt động chuỗi cung ứng của này theo SCOR
SCOR (Supply Chain Operation Reference) là mô hình tham chiếu hoạt động của
chuỗi cung ứng (CCU). Mô hình này định ra các ứng dụng tốt nhất, thước đo hiệu quả
và yêu cầu chức năng của các phần mềm cho từng quy trình cốt lõi, quy trình con và
các hoạt động của CCU. Mô hình SCOR gồm 4 quy trình: Hoạch định; Tìm kiếm
nguồn hàng (thu mua); Sản xuất và Phân phối.
2.1.1 Hoạch định
Với mức tăng trưởng 5700% doanh thu trong 20 năm, Samsung Electronics đã trở
thành là một trong những nhà cung cấp lớn nhất cho các công ty công nghệ cao tầm
quốc tế như Apple, Sony, IBM… thông qua sản xuất chip, pin và bộ nhớ. Sau một vài
năm kinh nghiệm Samsung Electronics đã trở thành một trong những nhà sản xuất
điện thoại di động lớn nhất cho thị trường điện thoại thông minh và đây vẫn là đơn vị
có lợi nhuận cao nhất trong tập đoàn Samsung. Với kế hoạch phát triển thêm các nhà
máy, Samsung sẽ bắt đầu dự án mở rộng nhà máy ở Bắc Ninh, Việt Nam, trong nửa
cuối năm nay, đặt mục tiêu đi vào hoạt động vào cuối năm hoặc muộn nhất đầu năm
sau 2022. Bên cạnh đó, Samsung Display (SDV), đơn vị sản xuất màn hình của
Samsung, sẽ tăng công suất sản xuất màn hình có thể gập thêm 47%, từ 17 triệu sản
phẩm/năm hiện tại lên 25 triệu sản phẩm/năm. Quyết định mở rộng nhà máy của
Samsung chủ yếu do nhu cầu thị trường tăng cao. Smartphone mẫu gập lại thế hệ thứ
ba của hãng ghi nhận 920.000 đơn hàng đặt trước tại Hàn Quốc, gấp 1,8 lần so với
mẫu trước đó Galaxy S21. Số lượng đặt trước cho bộ đôi Z Fold và Z Flip ở Trung
Quốc thậm chí còn cao hơn với trên 1 triệu đơn. Các nguồn tin cho biết số lượng đơn
hàng đặt trước ở Mỹ cũng vượt qua mẫu "đàn anh" trước đó.
2.1.2 Thu mua
Hiện nay, những máy móc, thiết bị sử dụng liên quan trong lĩnh vực điện tử Samsung
nhập khẩu ở nhiều quốc gia khác. Một phần nhập khẩu từ Hàn Quốc và từ nhiều quốc
gia tiên tiến trên thế giới. Theo đó, những sản phẩm Samsung thu mua phải đảm bảo
về yếu tố công nghệ, chất lượng, khả năng đáp ứng giao nhận hàng, đảm bảo môi
trường, tài chính và tuyệt đối tuân thủ pháp luật. Điều lưu ý, trong quá trình cung ứng,
nếu phát hiện đối tác nội có bất cứ dấu hiệu vi phạm pháp luật nào tại Việt Nam
4
(chẳng hạn luật lao động, luật môi trường) thì sẽ lập tức cắt giảm số lượng đơn hàng
hoặc cắt luôn các giao dịch. Mỗi nguyên vật liệu mua ngoài đều được một nhân viên
phát triển mua hàng tiến hành kiểm định, đàm phán với các nhà cung cấp. Khi đã chọn
được nhà cung cấp hợp lý nhất, nguyên vật liệu sẽ được đăng ký trên hệ thống và có
đầy đủ các thông tin như: mua từ nhà cung cấp nào, người phụ trách mua của SEV, giá
cả, Incoterm, thời gian nhà cung cấp chuẩn bị nguyên vật liệu, thời gian vận chuyển và
nhập kho.
2.1.3 Sản xuất
Samsung sử dụng công nghệ sản xuất và đóng gói hiện đại tại tất cả các nhà máy. Quy
mô cực kỳ rộng lớn, với hơn 62000 công nhân viên, hàng nghìn các thiết bị hiện đại,
robot,... Tại nhà máy công nghệ tối tân của Samsung, chiếc điện thoại của tương lai ra
đời nhờ hệ thống máy móc hiện đại lẫn phương pháp thủ công tinh tế.
Ví dụ về quá trình tạo ra điện thoại Galaxy S II ở Việt Nam diễn ra với 3 giai đoạn
chính là SMT, TBA và kiểm tra đóng gói.
- Quá trình đầu tiên: Sử dụng SMT (hàn linh kiện bề mặt) là công nghệ gắn các linh
kiện điện tử trực tiếp lên trên bề mặt của bo mạch.
- Quá trình thứ 2: TBA là công đoạn gắn các linh kiện đặc biệt lên main mà máy móc
ở SMT không làm được. Khi đó, các nhân công ở nhà máy Samsung sẽ dùng mỏ hàn
gắn loa, mô-tơ... lên bo mạch. Sau đó, bo mạch sẽ tiếp chuyển đến máy Function Test
để kiểm tra chất lượng.
- Quá trình thứ 3: Lắp ráp, kiểm tra và đóng gói. Các công nhân ở nhà máy Samsung
sẽ kiểm tra những tính năng cuối cùng như màu sắc màn hình, nghe gọi, rung rồi cho
vào hộp, in tem niêm phong để xuất xưởng ra thị trường.
2.1.4 Phân phối
Samsung Electronics phân phối các sản phẩm điện tử chủ yếu qua hai kênh chính là
gián tiếp (qua bán buôn hoặc bán lẻ) và trực tiếp (khách hàng đặt hàng qua Internet
hay các lực lượng bán hàng trực tiếp). Theo báo cáo tài chính toàn cầu của Samsung
vào 3 quý đầu năm 2014 thì tỷ lệ các kênh phân phối của Samsung Electronics như
sau:

Kênh Trực tiếp Gián tiếp Khác

5
Tỷ lệ 34% 61% 5%
Bảng 1 Tỷ lệ các kênh phân phối của Samsung
- Phân phối trực tiếp
Samsung luôn cố gắng giảm lượng khí thải gây ô nhiễm bằng cách giảm tối đa khoảng
cách vận chuyển nhờ hệ thống phân phối hết sức tiên tiến. Cụ thể, thời gian giao hàng
được giảm đi đáng kể bằng việc giới thiệu những bản đồ điện tử và các phần mềm tối
ưu hóa tuyến đường vận chuyển như DTPS (Hệ thống giao hàng báo trước). Do vậy,
khách hàng có thể biết và đặt hàng tại các đại lý gần nhất hoặc ngược lại công ty có thể
xác định được quãng đường ngắn nhất để phân phối sản phẩm cho khách hàng.
- Phân phối gián tiếp:
Phân phối gián tiếp hay phân phối qua trung gian (các nhà bán buôn và bán lẻ) là hình
thức phân phối chủ yếu của Samsung Electronics với hơn 60%. Theo Báo cáo tài chính
toàn cầu Samsung Electronics 3 quý đầu năm 2019, kênh bán buôn chiếm tỷ lệ 36% và
kênh bán lẻ là 25%. Các trung gian phân phối như cửa hàng điện tử, các trung tâm
thương mại, trung tâm mua sắm, siêu thị điện máy và các nhà cung cấp dịch vụ viễn
thông... Các trung gian này sẽ lấy sản phẩm trực tiếp từ nhà sản xuất hay qua mạng
lưới các văn phòng và đại lý bán hàng của Samsung Electronics tại địa phương để bán
cho khách hàng.
2.2 Phân tích khâu HOẠCH ĐỊNH trong chuỗi cung ứng của công ty.
2.2.1 Samsung ứng dụng hệ thống hoạch định nguồn lực
Samsung Electronics, Samsung SDS và các chi nhánh khác của Samsung đã sử dụng
các giải pháp SAP để xây dựng hệ thống Hoạch định Nguồn lực Doanh nghiệp (ERP).
ERP là một hệ thống giúp chia sẻ thông tin quản lý của Samsung và cho phép vận
hành công việc hiệu quả bằng cách quản lý toàn diện các nguồn lực vật chất và tài
chính của Samsung. Hiện tại, G-ERP hay Global ERP của Samsung quản lý hoạt động
toàn cầu của công ty trên khắp các địa điểm sản xuất và văn phòng kinh doanh trên
toàn thế giới. Giờ đây, với việc giới thiệu hệ thống ERP thế hệ tiếp theo tại các văn
phòng khu vực và địa phương ở Đông Nam Á, Tây Nam Á và Trung Quốc, công ty đặt
mục tiêu hỗ trợ hiệu quả các đổi mới như mở rộng hoạt động kinh doanh D2C (Trực
tiếp đến Người tiêu dùng). Hệ thống N-ERP mới cung cấp hiệu suất được cải thiện cần
thiết để xử lý lượng lớn dữ liệu; kiến trúc và quy trình linh hoạt để thích ứng với các
6
doanh nghiệp mới như D2C và giúp tối đa hóa năng suất bằng cách giới thiệu các công
nghệ tự động mới như Nhận dạng ký tự quang học (OCR), máy học và Trí tuệ nhân
tạo (AI).
2.2.2 Dự báo nhu cầu
Công tác dự báo đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp và với tất cả các quyết
định quản trị. Dự báo cũng là nền tảng cho công tác hoạch định và kiểm soát. Theo
Samsung, nhu cầu mạnh mẽ đối với chất bán dẫn của họ sẽ tiếp tục tăng cao trong suốt
thời gian còn lại của năm khi các khách hàng toàn cầu tích trữ hàng tồn kho trước khi
giá tăng hơn nữa. "Mảng kinh doanh bộ nhớ đối với các sản phẩm máy chủ và di động
dự kiến sẽ tiếp tục tăng", Samsung cho biết trong một tuyên bố khi thông báo kết quả
thu nhập cho quý thứ hai. Công ty Hàn Quốc đã điều chỉnh kết quả lợi nhuận hoạt
động quý II lên mức tăng 54,3% so với cùng kỳ năm ngoái, do nhu cầu chip tăng mạnh
trong bối cảnh đại dịch Covid-19, nhiều hơn cả doanh số bán điện thoại thông minh
vốn đang giảm. Điểm sáng trong hoạt động kinh doanh của Samsung vào năm tới có
thể là mảng sản xuất gia công chip. Hôm 7-10, Samsung thông báo hãng bắt đầu sản
xuất các mẫu thiết kế chip 3 nm (nanometer) cao cấp trong nửa đầu năm 2022 trong
một nỗ lực chạy đua giành khách hàng với hãng sản xuất chip gia công lớn nhất thế
giới TSMC (Đài Loan). Hãng cũng đang lên kế hoạch đầu tư 17 tỷ đô để xây dựng một
nhà máy sản xuất gia công chip tại Mỹ.

2.2.3 Định giá sản phẩm


Samsung là công ty dẫn đầu thị trường về điện thoại thông minh và là công ty thống trị
trên thị trường thiết bị gia dụng. Do sự hiện diện của mình trong các danh mục sản
phẩm khác nhau, Samsung sử dụng các chiến lược giá khác nhau. Có thể phân chia các
chiến lược giá và phù hợp với các sản phẩm mà Samsung sử dụng cho. Chủ yếu
Samsung sử dụng hai phương án định giá là:
 Skimming Price - Chính sách giá hớt váng
Ví dụ: Khi Samsung ra mắt các sản phẩm mới với các biến thể sở hữu dung lượng bộ
nhớ khác nhau, hãng sẽ định giá sản phẩm cao hơn. Nhưng khi các đối thủ khác tung
ra điện thoại thông minh có tính năng giống hệt, Samsung sẽ giảm giá - từ đó dễ dàng
ngăn chặn việc giảm thị phần do sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh.

7
Điện thoại thông minh của Samsung là một trong những điện thoại tốt nhất trên thị
trường. Chúng dẫn đầu thị trường về các tính năng và USP mà họ cung cấp. Samsung
Note 3 + Gear gần đây ngay khi ra mắt thị trường đã thu hút sự chú ý của đông đảo
mọi người. Vì vậy, Samsung sử dụng giá skimming cho các sản phẩm này. Hãng cố
gắng đạt được giá trị cao ngay từ đầu trước khi các đối thủ cạnh tranh bắt kịp. Một khi
mẫu cũ hoặc bất kỳ đối thủ nào đã tung ra sản phẩm tương tự, Samsung giảm giá ngay
lập tức.
 Định giá cạnh tranh là đặt giá của một sản phẩm hoặc dịch vụ dựa trên giá mà
đối thủ đang tính. Sự ra mắt gần đây của Samsung 8+ là ví dụ điển hình nhất,
tạo ra sự cạnh tranh cho iPhone X ở mức giá tương đối rẻ hơn. Trước đó, giá
Galaxy S6 và Galaxy S6 Edge cũng cạnh tranh với iPhone và iPhone 6+.

Do đó, Samsung đã cung cấp các


tính năng tốt hơn và cạnh tranh
về chi phí để giành lấy thị trường
của mình. Giá cả là rất quan
trọng đối với một công ty vì nó
đảm bảo rằng công ty truyền đạt
cho người tiêu dùng giá trị mà họ
gắn liền với sản phẩm. Điều này đặc biệt xảy ra trong trường hợp người tiêu dùng sử
dụng bộ giá để đánh giá và đưa ra quyết định về giá trị của một sản phẩm cụ thể. Do
đó, giá cả là một yếu tố tiếp thị quan trọng vì nó truyền đạt thị trường và giá trị sản
phẩm của sản phẩm đang được giới thiệu trong công ty.
2.2.4 Quản lý tồn kho
Samsung là một trong những nhà sản xuất lớn nhất thế giới, có nghĩa là quản lý hàng
tồn kho của họ là một nhiệm vụ to lớn và phức tạp. Hệ thống kho tàng ở SEV được
tách biệt với các loại kho theo quá trình sản xuất, bao gồm kho nguyên liệu, kho bán
thành phẩm, kho thành phẩm. Mục tiêu thấp nhất chi phí sử dụng mà vẫn đảm bảo
được các yêu cầu kỹ thuật tài chính
● Quản lý hàng tồn kho về mặt hiện vật:

8
- Thiết kế và xây dựng hệ thống kho tàng: Hệ thống kho tàng ở SEV được tách biệt ra
các loại kho theo quá trình sản xuất, bao gồm kho nguyên vật liệu thô, kho bán thành
phẩm, kho thành phẩm. Về Cơ bản Công ty đã xây dựng bố trí được các nhà kho đảm
bảo điều kiện tiêu chuẩn để bảo quản nguyên vật liệu tồn kho.
-Mã hóa và sắp xếp hàng hóa: Tên các nguyên vật liệu đã được mã hóa thành các code
có 9 - 14 ký tự tùy theo loại vật tư hàng hóa. Trong công tác sắp xếp hàng tồn kho,
Công ty đã tuân thủ các quy tắc như xuất kho theo phương pháp FIFO, sắp xếp nguyên
vật liệu dựa theo khối lượng cũng như kích cỡ.
● Quản lý hàng tồn kho về mặt kế toán:
- Kế toán số lượng hàng tồn kho trên hệ thống sổ sách: SEV sử dụng hệ thống WMS là
hệ thống chính để quản lý việc xuất nhập tồn của hàng tồn kho. Hệ thống quản lý kho
WMS được đồng bộ với các hệ thống khác của sản xuất như GMES, phần mềm SAP.
Tất cả các giao dịch phát sinh đều được kế toán định nghĩa các tài khoản hạch toán đi
kèm.
- Kiểm kê hàng tồn kho: Công tác kiểm kê hàng tồn kho được thực hiện định kỳ một
năm 2 lần. Ngoài ra, công ty có thể tiến hành kiểm kê bất thường đối với một, một số
hoặc tất cả các công đoạn sản xuất.
● Quản lý hàng tồn kho về mặt kinh tế
Tại Samsung Electronics Việt Nam, công ty đang triển khai áp dụng mô hình JIT bởi
công ty có những đang có những đặc điểm phù hợp. Mô hình JIT được thể hiện rõ nhất
đối với nguyên vật liệu mua từ các nhà cung cấp nội địa. Đối với các nguyên vật liệu
mua từ nhà cung cấp nước ngoài, bộ phận mĐối với bán thành phẩm, khi phòng kế
hoạch sản xuất tạo một lệnh sản xuất(PO) cho thành phẩm được, một loạt các PO cấp
dưới của PO mẹ được hệ thống tự động sinh ra dựa trên tiêu chuẩn sử dụng nguyên vật
liệu (BOM). Các PO con được setup sản xuất trước 1- 3 giờ là chuyển hàng sang công
đoạn tiếp theo để sản xuất PO mẹ. Vì vậy, lượng hàng bán thành phẩm tồn kho ít hơn
rất nhiều so với hàng nguyên vật liệu thô mua hàng dựa vào hệ thống MRP để ra quyết
định.hoặc tất cả các công đoạn sản xuất.

9
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN
3.1 Ưu điểm trong cách thực hiện khâu hoạch định trong chuỗi cung ứng
của Samsung
Nắm vững thời cơ khi công nghiệp sản xuất vật liệu bán dẫn, các linh kiện điện tử và
đặc biệt là sản xuất chip đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong sự phát triển của các
hãng công nghệ. Samsung quyết định đầu tư mạnh tay như vậy nhằm khai thác nhu
cầu cao của khách hàng để lưu trữ thông tin dữ liệu của các thiết bị trong bối cảnh
“work from home” khi đại dịch Covid-19 vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Nhờ vào việc
dự đoán nhu cầu như vậy, lợi nhuận của Samsung đã tăng 29% lên 35.95 nghìn tỷ won
(32.8 tỷ USD) và doanh số bán hàng tăng 3% bất chấp nền kinh tế toàn cầu chậm chạp.
Hơn nữa định giá sản phẩm rõ ràng ở nhắm tới mọi tầng lớp trong xã hội cũng như
khâu quản lý hàng tồn kho theo công nghệ AI đã giúp Samsung có được dòng tiền
mạnh. Điều này cho phép chiến lược đầu tư của Samsung nhanh chóng thành công hơn
đối thủ, cho phép hãng kiếm tiền trong khi thị trường đang bùng nổ. Nhận đơn đặt
hàng càng nhanh càng tốt giúp công ty có nhiều thời gian hơn khi đàm phán giá và
thời gian giao hàng với nhà cung cấp.
3.2 Nhược điểm điểm trong cách thực hiện khâu hoạch định trong chuỗi
cung ứng của Samsung
Ngoài những ưu điểm mà Samsung đã làm được trong khâu hoạch định chuỗi cung
ứng thì vẫn còn một số tồn đọng khi các công cụ điện tử trạng thái ở Samsung electrics
vẫn diễn biến hết sức phức tạp. Những kho hàng cũ vẫn còn tồn đọng nguyên liệu ở
mức cao, làm tăng chi phí quản lý hàng tồn tại và lãng phí nguồn lực của doanh
nghiệp. Bên cạnh đó, hệ thống ERP và liên quan hệ thống vẫn có những sai sót trong
quá trình bảo dưỡng, nâng cấp. Tình hình đại dịch Covid – 19 khiến cho nguồn cung
hàng hóa gặp nhiều cản trở và các lô hàng không thể đến nhà máy sản xuất sớm khiến
cho tình trạng sản xuất chip vẫn còn chậm trễ, không theo kịp tiếng độ.
3.3 Kết luận
Một chuỗi cung ứng hiệu quả thực sự là lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp,
quyết định đến sự thành bại trong kinh doanh. Chất lượng của chuỗi cung ứng ảnh
hưởng lớn đến kết quả tài chính cũng như đến các lợi thế cạnh tranh khác của doanh
nghiệp như chi phí, chất lượng, thời gian thực hiện đơn hàng, tính linh hoạt. Tại
10
Samsung, tuy rằng đã có khoảng thời gian khủng hoảng trong chuỗi cung ứng nhưng
Samsung đã nhanh chóng lấy lại phong độ. Để có được thành công đó, Samsung luôn
tỉ mỉ trong từng khâu, đặc biệt là hoạch định tại Samsung luôn được giới chuyên gia
đánh giá cao. Sự nhạy bén trong vấn đề dự đoán nhu cầu và chiến lược định giá sản
phẩm đúng cách cùng với việc áp dụng công nghệ thông tin trong quản lý kho hàng
một lần nữa cho thấy sự thành công của Samsung xứng đáng trở thành một trong
những gã khổng lồ trong việc quản lý chuỗi cung ứng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1.Asmita, G. (2017). PRICING STRATEGY OF SAMSUNG. From Linkedin:
https://www.linkedin.com/pulse/pricing-strategy-samsung-asmita-gupta/
2.Hùng, N. P. (2015). Hoàn thiện quản lý tồn kho tại công ty TNHH Samsung
electronic Việt Nam. Hà Nội.
3.Joyce Lee, Heekyong Yang. (2021). Samsung warns supply chain upsets may hit
chip demand, profit at 3-year high. From Reuters:
https://www.reuters.com/business/samsung-elec-q3-profit-rises-3-year-high-
chip-sales-2021-10-28/
4.Kang , M. G., & Cho, J. (2019). Samsung SDS taps market beyond Samsung empire
with next-gen ERP system. From Pulsenews: https://pulsenews.co.kr/view.php?
year=2019&no=36298
5.Lê, H. N. (2015). Mô hình chuỗi cung ứng của Samsung và bài học kinh nghiệm cho
các doanh nghiệp điện tử Việt Nam. Hà Nội.
6.TL. (2021). Samsung dự báo nhu cầu chip tiếp tục tăng mạnh trong nửa cuối năm
nay. From Doanh Nghiệp Hội Nhập: https://doanhnghiephoinhap.vn/samsung-
du-bao-nhu-cau-chip-tiep-tuc-tang-manh-trong-nua-cuoi-nam-nay.html

11
12

You might also like