Soạn Giáo Án mẫu ppdh âm nhạc TH. 21.11.21. Trần Anh Đức

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 6

* Sau đây, chúng ta sẽ tham khảo một số giáo án dạy hát trước khi tập soạn

một giáo án:


II. GIỚI THIỆU MỘT GIÁO ÁN
* Soạn giáo án dạy bài hát:
- Quê hương tươi đẹp
- Dân ca: Nùng
- Lời mới: Hoàng Anh.
- Thời gian 03 tiết, dạy cho học sinh khối lớp 01.
A. Chuẩn bị
I. Xác định yêu cầu
1. Về kiến thức âm nhạc
- Khái niệm bài hát thể loại dân ca
- Phân tích đường nét giai điệu, tiết tấu, lời ca (lời mới tiếng Việt)
2. Về kỹ năng âm nhạc
- Hát thuộc bài với yêu cầu nghệ thuật: hát đồng đều, hát đúng, hát diễn cảm, hát
rõ lời.
- Tập gõ phách, vỗ tay phân biệt phách mạnh, nhẹ của nhịp 2 phách.
- Tập cách hát trình diễn.
3. Về khả năng bồi dưỡng kiến thức cuộc sống, giáo dục tình cảm, tư tưởng và
thị hiếu thẩm mĩ nghệ thuật
- Vẻ đẹp của bản chất hình tượng âm nhạc về khung cảnh núi rừng hùng vĩ trong
bài: tiết tấu mạch lạc, rõ ràng, toát lên sự giản dị, giai điệu uyển chuyển, mượt mà đằm
thắm tình yêu quê hương.
- Sự hoà quyện giữa mùa xuân thiên nhiên và tình yêu con người là nguồn cảm
hứng vô tận để quần chúng nhân dân sáng tạo tác phẩm.
II. Dự kiến các bước tiến hành
* Tiết 1: Trình diễn giới thiệu bài hát và tập bài hát
* Tiết 2: Củng cố, tập các bài tập kỹ năng theo bài hát
* Tiết 3: Tập hát trình diễn
B. LÊN LỚP:
GIÁO ÁN – 01 – Trình diễn giới thiệu bài hát (tiết 01 = 35,0 phút)
I. Ổn định tổ chức lớp
* Cả lớp hát ôn tập lại bài hát đã học tuần trước từ một đến hai lần (1,0 phút).
II. Nghe trình diễn giới thiệu bài hát
1. Nghe - xem hát: Giáo viên trình diễn giới thiệu bài hát (2,0 phút).
- Lần một: hát “biểu diễn”
- Lần hai: hát “giới thiệu”
Yêu cầu khi giáo viên hát: hát với tốc độ vừa phải, rõ ràng, mạch lạc, nếu giáo
viên biết đánh đàn thì rất tuyệt vời. Giáo viên đệm đàn và hát hoặc đánh giai điệu theo
lời hát đều được.
2. Trò chuyện giới thiệu bài hát (2,0 phút).
- Giáo viên giới thiệu sơ lược bài hát dân ca
- Giáo viên hát minh hoạ
3. Mạn đàm, trao đổi sau khi nghe giáo viên hát giới thiệu và nói chuyện giới
thiệu bài hát (2,0 phút).
1
- Giáo viên nêu các câu hỏi: - Các em nghe bài hát có thích không?
- Bài hát nói về nội dung gì?
- Các em có muốn học bài hát này không?
4. Giáo viên hát trình diễn lại một lần (30 giây).
5. Hướng dẫn hát (30 giây).
- Bài gồm 05 câu hát (02 câu nhạc)
Quê hương em biết bao tươi đẹp
Đồng lúa xanh núi rừng ngàn cây
Khi mùa xuân thắm tươi đang trở về
Ngàn lời ca vui mừng chào đón
Thiết tha tình quê hương;
* Dạy và học hát: (27,0 phút)
Thời
Stt Giáo viên thực hiện Học sinh thực hiện
gian
- Học sinh lắng nghe, cảm nhận và
tiếp
- Giáo viên lấy giọng, hát mẫu
thu.
câu hát 1 và ra hiệu lệnh để học
- Học sinh thực hiện hát câu 1, kết
1. sinh bắt vào hát: 1,0 phút
hợp
- Giáo viên nhắc học sinh hát
vỗ tay hoặc đập bàn nhẹ theo tiếng
rõ ràng từng phách.
hát.
- Học sinh lắng nghe và tiếp thu.
- Phách mạnh: vỗ trên bàn.
- Giáo viên nhắc học sinh chú ý - Phách nhẹ: vỗ tay (lần 1)
2. hát đồng đều hoà giọng. - Học sinh thực hiện hát lại câu 1 - lần
1,0 phút
- Giáo viên sửa chỗ hát sai. thứ 2.
- Học sinh lắng nghe và tiếp thu.
- Học sinh hát lại câu 1 – lần 3.
- Giáo viên hát mẫu câu hát thứ - Học sinh lắng nghe và tiếp thu.
2.
3. 1,0 phút
- Giáo viên hướng dẫn học sinh - Học sinh thực hiện hát câu hát 2 –
hát câu 2. lần 1.
- Giáo viên nhắc nhở học sinh - Học sinh lắng nghe và tiếp thu.
4. 30 giây
chú ý hát đều. - Học sinh thực hiện hát câu 2 – lần 2.
- Giáo viên sửa cho học sinh
chỗ hát sai. - Học sinh lắng nghe và tiếp thu.
5. 30 giây
- Giáo viên hướng dẫn học sinh - Học sinh thực hiện hát câu 2 – lần 3.
hát câu 2.

- Giáo viên thực hiện hát mẫu - Học sinh nghe, sau đó thực hiện hát
6. 1,0 phút
từ câu hát 1 đến hết câu hát 2. hai câu hát 1 – 2 (ba lần).

- Học sinh thực hiện hát câu hát 3 lần


- Giáo viên lấy giọng mẫu câu
7. - 1,0 phút
hát thứ 3.
1.
2
- Giáo viên nhắc nhở, lưu ý - Học sinh lắng nghe và tiếp thu.
8. học sinh ngân dài nốt đô đen - Học sinh thực hiện hát câu hát 3 – 30 giây
chấm dôi và dấu lặng đơn. lần 2.

- Giáo viên sửa chỗ hát sai cho - Học sinh lắng nghe và tiếp thu.
9. 30 giây
học sinh. - Học sinh thực hiện hát câu 3 – lần 3.
- Giáo viên lấy giọng hát mẫu
- Học sinh lắng nghe và tiếp thu.
10. cho học sinh hát ôn lại từ câu 2,0 phút
- Học sinh thực hiện hát 3 lần.
hát 1 đến câu hát 3.
- Giáo viên lấy giọng hát mẫu - Học sinh lắng nghe và tiếp thu.
11. 1,0 phút
câu hát 4. - Học sinh thực hiện hát câu 4 – lần 1.
- Giáo viên nhắc nhở học sinh - Học sinh lắng nghe và tiếp thu.
12. 1,0 phút
hát đều. - Học sinh thực hiện hát câu 4 – lần 2.

- Giáo viên sửa chỗ học sinh - Học sinh lắng nghe và tiếp thu.
13. 1,0 phút
hát sai. - Học sinh thực hiện hát câu 4 – lần 3.

- Giáo viên lấy giọng hát mẫu - Học sinh lắng nghe và tiếp thu.
14. 1,0 phút
câu 5. - Học sinh thực hiện hát câu 5 – lần 1.
- Giáo viên lấy giọng hát mẫu câu - Học sinh lắng nghe Và tiếp thu. 01 phút
15. 5. - Học sinh thực hiện hát câu 5 – lần 1.
- Giáo viên nhắc nhở học sinh - Học sinh lắng nghe và tiếp thu. 1,0 phút
16. hát ngân dài nốt Pha trắng (2 - Học sinh thực hiện hát câu 5 – lần 2.
phách) ở cuối câu.
- Giáo viên lấy giọng hát mẫu - Học sinh lắng nghe và tiếp thu. 2,0 phút
17. cho học sinh hát ôn lại từ câu - Học sinh thực hiện hát câu hát số 4
hát số 4 đến câu hát số 5. và câu hát số 5 (3 lần).
- Giáo viên hát mẫu toàn bài. - Học sinh lắng nghe giáo viên hát. 3,0 phút
18. - Giáo viên hướng dẫn học sinh - Học sinh thực hiện hát cả bài 2 lần –
hát. lần 1.
- Giáo viên nhắc nhở và sửa - Học sinh lắng nghe và nhận biết chỗ 5,0 phút
những chỗ hát sai cho học sinh. hát sai để sửa.
19.
- Học sinh thực hiện hát toàn bài 3 lần
– lần 2.
- Giáo viên nhận xét, dặn dò. - Học sinh lắng nghe và tiếp thu. 2,0 phút
20. - Kết thúc tiết 01. - Học sinh nghỉ ra chơi.

GIÁO ÁN – 02 – Củng cố, tập các bài tập kỹ năng (35 phút)
(Tiết 02 = 35,0 phút)
I. Ổn định tổ chức lớp (5,0 phút)
- Giáo viên lấy giọng - hát mẫu cho cả lớp hát ôn lại bài học ở tiết 1.
- Giáo viên chỉ định nửa lớp hát: 1-2 dãy bàn hát, 1 bàn hát, 1-2 em hát.
3
II. Ôn tập củng cố (30,0 phút)
* Bài hát:
- Quê hương tươi đẹp
- Dân ca: Nùng
- Lời mới: Hoàng Anh.
- Thời gian 03 tiết, dạy cho học sinh khối lớp 01.
Thời
STT Giáo viên thực hiện Học sinh thực hiện
gian

- Giáo viên lấy giọng hát mẫu - Học sinh lắng nghe và tiếp thu
4,0
1. câu hát 1- lưu ý học sinh những kiến thức âm nhạc.
phút
chỗ cần uốn nắn. - Học sinh thực hiện hát câu 1-
từ 1 đến 3 lần.
- Giáo viên tiếp tục cho học sinh - Học sinh thực hiện hát từ 1 đến
5,0
2. hát từ câu 2 cho đến hết bài 3 lần theo hướng dẫn của giáo
phút
(thực hiện như câu hát 1). viên.
- Học sinh thực hiện hát theo
- Giáo viên cho cả lớp hát trọn 5,0
3. hướng dẫn bắt nhịp (chỉ huy)
vẹn cả bài 2 lần. phút
của giáo viên.
- Giáo viên hát mẫu (trình diễn) - Học sinh lắng nghe và cảm 5,0
4.
từ 1 – 2 lần. nhận. phút
- Giáo viên chỉ định từng nhóm - Học sinh thực hiện hát theo chỉ 5,0
5.
học sinh hát cả bài từ 1 – 2 lần. dẫn và yêu cầu của giáo viên. phút
- Giáo viên chỉ định từng cá - Học sinh thực hiện hát theo chỉ 3,0
6.
nhân học sinh hát. dẫn và yêu cầu của giáo viên. phút
- Giáo viên nhận xét, đánh giá - Học sinh lắng nghe và tiếp thu
chất lượng bài hát qua các hình nội dung kiến thức âm nhạc 3,0
7.
thức trình diễn của học sinh từng phần nhận xét, đánh giá phút
trong lớp vừa thực hiện. của giáo viên.

GIÁO ÁN – 03 – Tập hát trình diễn bài hát: Quê hương tươi đẹp – Dân ca Nùng
(tiết 03 = 35,0 phút)
I. Ổn định tổ chức lớp (5,0 phút)
- Giáo viên trình diễn bài hát từ 1 đến 2 lần. Tiếp theo cho cả lớp hát bài hát đã
ôn tập, củng cố ở tiết 2 từ 1 đến 2 lần (yêu cầu đảm bảo chất lượng nghệ thuật).
II. Tập hát trình diễn bài hát: Quê hương tươi đẹp – Dân ca Nùng (28,0 phút)
1. Yêu cầu
- Hát đồng đều, hoà giọng
- Hát chuẩn xác (hát đúng cao độ, trường độ, tiết tấu âm nhạc).
- Hát rõ lời (hát rõ lời chuẩn ngôn ngữ phát âm tiếng Việt, tròn vành rõ chữ).
- Hát có diễn cảm (tiếng hát của tập thể ca hát (lớp) khi vang lên phải tạo được
xúc cảm, lôi cuốn, hấp dẫn, phải truyền tải được hình tượng âm nhạc và nội dung giáo
4
dục đến khán, thính giả.
2. Tập tổng hợp
Nếu lớp có từ 30 đến 50 học sinh, giáo viên cho các em xếp đội hình theo 3 hàng ngang
(hoặc hình vòng cung). Hàng nữ đứng trước, nam sau, đứng so le nhau. Khoảng cách
mỗi em từ 05cm đến 15cm (tuỳ theo lớp học nhỏ to), khoảng cách mỗi hàng từ 30cm
đến 50cm.
* Chia các hàng như sau:
- Hàng thứ nhất, từ 10 – 15 em học sinh.
- Hàng thứ hai, từ 10 – 16 em học sinh.
- Hàng thứ ba, từ 10 – 17 em học sinh.
- Giáo viên đứng ở chính giữa, quay mặt vào các em học sinh, cách hàng thứ
nhất từ 50cm đến 1,5m.
- Giáo viên giải thích cho các em học sinh hiểu hát trình diễn như thế nào? Hát
biểu diễn có tính chất khác hát trình diễn như thế nào? Tất nhiên sự khác biệt giữa 2
dạng hát vừa nêu cũng là ước lệ tương đối, nhằm nói đến chất lượng nghệ thuật khi hát
biểu diễn sẽ có những đòi hỏi cao hơn.
- Giáo viên lấy giọng, chuẩn bị động tác chỉ huy (bằng đũa hoặc bằng tay) bắt
giọng, bắt nhịp cho các em hát (học sinh hát trình diễn/ biểu diễn 2 lần. Lần 1 hát trình
diễn. Lần 2 hát biểu diễn).
* Giáo viên nhận xét, đánh giá chất lượng bài hát qua các hình thức trình diễn và biểu
diễn của học sinh trong lớp vừa thực hiện.
* Học sinh lắng nghe và tiếp thu nội dung kiến thức âm nhạc qua từng phần nhận xét,
đánh giá của giáo viên.
TIẾT 04 (tiếp theo bài 2 – Thực hành soạn giáo án)
III. THỰC HÀNH SOẠN GIÁO ÁN
* Theo chương trình dạy hát tiểu học từ năm 2020 trở về trước, dùng sách giáo khoa
duy nhất của Nhà xuất bản Giáo dục, toàn bộ chương trình dạy Hát nhạc từ lớp 1 đến
lớp 5 có tổng số bài hát = 40 bài. Mỗi cấp lớp sẽ có 8 bài hát phải học trong chương
trình.
* Hiện nay đã có 5 chương trình sách giáo khoa cùng xuất bản (Nxb) của 5 Nhà xuất
bản trong toàn quốc. Các Nxb sẽ chịu trách nhiệm xuất bản các sách giáo khoa (SGK)
dạy học âm nhạc từ lớp 1 cho đến lớp 12.
Trong phạm vi học phần: “Lý Luận và Phương Pháp Dạy Học Âm Nhạc” này,
chúng tôi chỉ giới hạn đề cập đến bộ SGK bậc tiểu học. Tuy nhiên, cho đến nay, tháng
9 năm 2021 các Nxb vẫn đang trong lộ trình xuất bản thay thế SGK cũ bằng SGK mới
ở từng cấp lớp chứ chưa đủ điều kiện xuất bản thay thế hoàn toàn mới.
Do vậy, sinh viên ngành Giáo dục Tiểu học hoàn toàn có thể chọn bất cứ một
bài hát nào trong chương trình SGK dạy hát cũ (2020 trở về trước) hoặc một bài trong
chương trình SGK mới của một Nxb mới xuất bản và được cấp phép giảng dạy cho học
sinh để tiến hành “tập soạn giáo án” thực hành bài tập soạn giáo án dạy hát cho học
sinh tiểu học theo dạng mẫu (mang tính chất động) của 03 mẫu giáo án dạy hát đã ví dụ
trong (Bài 2) nội dung ta vừa học tập và nghiên cứu ở các phần trên.
TIẾT 5, 6, 7
IV. THỰC HÀNH TẬP GIẢNG
* Có thể tiến hành theo các bước:
- Bước 1: Chia lớp ra thành nhiều nhóm để giáo viên tập giảng.
5
- Bước 2: Trên cơ sở bước 1, rút kinh nghiệm, chọn những giáo án mà giáo sinh
(sinh viên tập giảng) giảng dạy tốt để mời minh hoạ tập giảng mẫu trên lớp cho sinh
viên cùng lớp nghe, xem, học tập, tiếp thu, đóng góp ý kiến và rút kinh nghiệm tìm ra
bài học bổ ích tích luỹ kiến thức kỹ năng và nghiệp vụ sư phạm cho bản thân.
Thời gian thực hiện dành cho mỗi bước khoảng 02 tiết. Chia thành 02 nhóm tập
giảng.
- Giảng cho học sinh ở trường Tiểu học và giảng mẫu cho sinh viên chính lớp
của mình.
- Giáo viên và sinh viên cố gắng lựa chọn ít nhất (tối thiểu) phải có số lượng
50% giáo án phải được đưa vào giảng dạy ở cả 02 nội dung.
- Bước 3: Sau khi đã cho sinh viên tập giảng bước 1 và bước 2, đồng thời lựa
chọn, ghi chú, rút ra các bài học kinh nghiệm bổ ích về kỹ năng, nghiệp vụ sư phạm
thông qua việc soạn giáo án, tập giảng, thực hành dạy hát trực tiếp cho học sinh tiểu
học và giảng thể nghiệm cho tập thể lớp nghe, xem. Giảng viên sẽ cùng sinh viên cả
lớp đi đến thống nhất những luận cứ, luận điểm và đi đến kết luận chung về những bài
học đã được rút ra và được tập thể rút kinh nghiệm thông qua để đưa vào áp dụng sử
dụng trong dạy học âm nhạc thực tiễn trong trường cho học sinh các lớp tiểu học.

You might also like