TT-THS 10588

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Phát triển thủy sản nói chung và phát triển thủy sản theo hướng hội nhập nói riêng
là một trong những vấn đề có vai trò hết sức quan trọng trong việc phát triển kinh tế nông
nghiệp, nông thôn, nhất là kinh tế khu vực ven biển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, giải quyết việc làm và xóa đói giảm nghèo cho một bộ phận lớn người dân ở nước ta.
Trong những năm qua, thủy sản nước ta đã đạt được những thành tựu quan trọng, có
sự phát triển nhanh, vững chắc và sớm trở thành một trong những ngành mũi nhọn trong
xuất khẩu, đem lại kim ngạch đáng kể cho đất nước. Hiện nay, hàng thủy sản Việt Nam
hiện nay đã có mặt trên 164 nước trên thế giới, đem lại kim ngạch trên 6,11 tỷ USD.
Thanh Hóa là tỉnh lớn thứ 2 trên cả nước cả về dân số và diện tích, đây cũng là tỉnh
có điều kiện thuận lợi trong phát triển kinh tế biển nói chung và phát triển thủy sản nói
riêng. Số liệu thống kê cho thấy, Thanh Hóa có bờ biển dài 102 km, với 6 huyện, thị xã
ven biển được hình thành bởi 5 cửa sông lớn đổ ra biển. Đây chính là điều kiện thuận lợi
mang lại nguồn thủy sản đa dạng và phong phú. Những năm qua, Thanh Hóa đã chú
trọng phát triển ngành thủy sản và đạt được những kết quả đáng chú ý. Tổng sản lượng
nuôi thủy sản năm 2014 đạt 42.514 tấn, trong đó: nuôi nước mặn 13.168 tấn, nuôi nước
lợ 6.810 tấn, nuôi nước ngọt 24.811 tấn.
Trong giai đoạn hiện nay, tỉnh Thanh Hóa xác định, tiếp tục đẩy mạnh phát triển
kinh tế biển trong đó có kinh tế thủy sản, xác định phát triển kinh tế biển là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, tỉnh cũng xác
định tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế, đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu là một trong
những nhiệm vụ quan trọng. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của tỉnh đến năm 2020 ghi
rõ: “Phấn đấu kim ngạch xuất khẩu năm 2015 đạt 800 - 850 triệu USD và năm 2020 đạt
trên 2 tỷ USD; tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đạt 19 - 20%/năm”
Mặc dù trong những năm qua, thủy sản của tỉnh Thanh Hóa đã được quan tâm đầu
tư và phát triển. Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển mới trong giai đoạn hiện nay, nhất là
yêu cầu hội nhập thị trường quốc tế với sản phẩm có năng lực cạnh tranh, sản phẩm tiêu
chuẩn chất lượng và có thương hiệu, đang thực sự đặt ra những vấn đề cấp bách đối với
địa phương. Để tham gia sân chơi chung, hội nhập thị trường quốc tế và tiêu thụ được sản
phẩm, thủy sản Thanh Hóa không chỉ đầu tư về cơ sở hạ tầng để đánh bắt, chế biến, mà
còn cần có chiến lược lâu dài trong việc xây dựng thương hiệu sản phẩm, sản xuất đạt các
yêu cầu tiêu chuẩn hàng rào kỹ thuật cũng như thỏa mãn người tiêu dùng trên nhiều nước
khác nhau.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu các giải pháp mang tính chiến lược để phát triển thủy
sản tỉnh Thanh Hóa theo hướng hội nhập đã và đang đặt ra những vấn đề cấp thiết cần giải
quyết. Xuất phát từ thực tiễn trên, chúng tôi chọn: “Giải pháp thúc đẩy phát triển thủy sản
tỉnh Thanh Hóa theo hướng hội nhập” làm đề tài nghiên cứu của luận văn thạc sĩ kinh tế,
với hy vọng góp phần giải quyết những vấn đề kinh tế trong phát triển thủy sản Thanh Hóa
theo hướng hội nhập của thực tiễn đặt ra.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng thủy sản tỉnh Thanh Hóa theo
hướng hội nhập, đề tài đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển thủy sản tỉnh Thanh
Hóa theo hướng hội nhập trong giai đoạn từ 2015 đến 2020 và tầm nhìn đến 2025.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa và phân tích cơ lý luận và thực tiễn về phát triển thủy sản nói chung
và phát triển thủy sản theo hướng hội nhập nói riêng.
- Đánh giá thực trạng, rút ra các thành tựu, các hạn chế và nguyên nhân của phát
triển thủy sản theo hướng hội nhập trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn 2005-
2014, tập trung vào giai đoạn 2010-2014.
- Đề xuất các giải pháp đẩy mạnh phát triển thủy sản Thanh Hóa theo hướng hội
nhập giai đoạn 2015 - 2025.
3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trực tiếp của đề tài là phát triển thủy sản ở tỉnh Thanh Hóa
trên các khía cạnh kinh tế, tổ chức của nuôi trồng chế, biến và tiêu thụ. Tuy nhiên, đề tài
không nghiên cứu các vấn đề trên một cách biệt lập mà nghiên cứu trong sự tác động của
sự hội nhập kinh tế quốc tế. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu của luận văn còn bao hàm các
nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thủy sản theo yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu thực trạng phát triển thủy sản cho giai đoạn 2005 - 2014, trong
đó tập trung vào giai đoạn 2010 - 2014. Các định hướng và giải pháp đề xuất cho giai
đoạn 2015 - 2025. Nghiên cứu sự phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, trong
đó chú trọng đến các vùng có tiềm năng và quy mô phát triển thủy sản lớn. Nghiên cứu
các vấn đề kinh tế, tổ chức của sản xuất thủy sản ngọt, lợ và mặn đến chế biến và tiêu thụ
Thủy sản Thanh Hóa theo hướng hội nhập
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài tiếp cận nghiên cứu theo 2 nhóm đối tượng: (1) Những vấn đề trực tiếp của
phát triển thủy sản và (2) Những nhân tố tác động đến phát triển thủy sản Thanh Hóa theo
hướng hội nhập. Với cách tiếp cận đó, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Hệ thống hoá, khảo cứu các tài liệu trong và ngoài nước hình thành cơ sở lý luận
và thực tiễn về phát triển thủy sản Thanh Hóa theo hướng hội nhập kinh tế.
- Sử dụng các phương pháp phân tích thống kê để đánh giá hiệu quả sử dụng các
nguồn lực cho phát triển thủy sản tính Thanh Hóa những năm 2005 - 2015.
- Sử dụng các công cụ tin học và toán học phân tích định lượng bằng các chương
trình phân tích chuyên dụng trên máy vi tính như Excel,... để có những luận cứ cho các
kết luận về kết quả đạt được và các vấn đề đặt ra cần giải quyết để đẩy mạnh phát triển
thủy sản Thanh Hóa theo các yêu cầu phát triển mới của thực tiễn.
5. Kết cấu luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn kết cấu thành 3
chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển thủy sản theo hướng hội nhập.
Chương 2: Thực trạng phát triển thủy sản Thanh Hóa theo hướng hội nhập trong
giai đoạn hiện nay.
Chương 3: Giải pháp phát triển thủy sản Thanh Hóa theo hướng đẩy mạnh hội nhập
giai đoạn 2015 - 2020
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN THỦY
SẢN THEO HƢỚNG HỘI NHẬP
1.1. Cơ sở lý luận về phát triển ngành thủy sản theo hƣớng hội nhập
Trong phần này, luận văn đã trình bày khái niệm, những đặc trưng cơ bản của phát
triển thủy sản hội nhập kinh tế quốc tế, xu hướng phát triển, các nhân tố ảnh hưởng và
những nội dung chủ yếu của phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh theo hướng hội nhập
kinh tế quốc tế.
1.2 Cơ sở thực tiễn về phát triển thủy sản theo hƣớng hội nhập
Trong phần này, luận văn đã đánh giá sự phát triển của thủy sản trong hội nhập
kinh tế quốc tế từ đó rút ra những thuận lợi và khó khăn. Đưa ra những kinh nghiệm phát
triển thủy sản của một số nước, vùng lãnh thổ trên thế giới và một số địa phương trong
nước từ đó rút ra bài học kinh nghiệm.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN THỦY SẢN THANH HÓA


THEO HƢỚNG HỘI NHẬP TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1. Đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội tỉnh thanh hóa ảnh hƣởng đến phát triển
thủy sản theo hƣớng hội nhập
Trong phần này, tác giả giới thiệu khái quát về đặc điểm tự nhiên kinh tế - xã hội
của tỉnh Thanh Hóa và đánh giá ảnh hưởng của các đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội đến
sự phát triển thủy sản trên địa bàn tỉnh theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế.
2.2. Thực trạng phát triển thủy sản thanh hóa theo hƣớng hội nhập
Trong phần này, luận văn đã phân tích thực trạng phát triển thủy sản Thanh Hóa
giai đoạn 2010 - 2014 và đánh giá những kết quả đạt được, những hạn chế, những vấn đề
đặt ra cần giải quyết.

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH PHÁT


TRIỂN THỦY SẢN THANH HÓA THEO HƢỚNG HỘI NHẬP
Trong chương này, bên cạnh việc đưa ra mục tiêu phát triển thủy sản Thanh Hóa
giai đoạn 2015 - 2020, tác giả còn đưa ra các giải pháp chủ yếu phát triển thủy sản Thanh
Hóa theo hướng hội nhập:
Thứ nhất, giải pháp về quy hoạch: Trên cơ sở quy hoạch tổng thể ngành nông
nghiệp, các huyện lập quy hoạch cho nuôi trồng thủy sản, ngành Nông nghiệp và PTNT
có trách nhiệm lập quy hoạch một số loại sản phẩm nuôi trồng thủy sản làm cơ sở phát
triển các đối tượng nuôi còn nhiều tiềm năng, tạo sản phẩm hàng hóa lớn như xây dựng
quy hoạch vùng nuôi tôm chân trắng, ngao, cá rô phi đơn tính, các loài cá có giá trị kinh tế;
Hoàn chỉnh quy hoạch và đầu tư đồng bộ để 3 trung tâm nghề cá trong tỉnh là Lạch Bạng,
Lạch Hới, Hoà Lộc có điều kiện phát triển nhanh và ổn định; Hoàn chỉnh quy hoạch và
đầu tư xây dựng; Trên cơ sở quy hoạch, lập danh mục các dự án ưu tiên về đầu tư xây
dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển thuỷ sản, đầu tư phát triển các vùng nuôi trồng
thủy sản tập trung, các khu bảo tồn; chú trọng đầu tư đảm bảo gắn kết thủy sản với các
lĩnh vực khác đảm bảo phòng chống thiên tai, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu.
Thứ hai, giải pháp thị trường
Đối với thị trường trong nước, trong tỉnh: Đây là thị trường còn nhiều tiềm năng với
sản phẩm thủy sản, hải sản tươi sống, sản phẩm sơ chế và sản phẩm chế biến với các
nguyên liệu tổng hợp, trong đó các nguyên liệu có giá trị kinh tế thấp. Với thị trường
trong nước, trong tỉnh cần phân loại theo nhu cầu, theo khả năng có thể thanh toán để tiêu
thụ các sản phẩm với giá trị kinh tế khác nhau.
Đối với thị trường ngoài nước: Cần giữ chữ tín đối với các thị trường xác lập như
Đài Loan, Nhật Bản, Hàm Quốc, Trung Quốc, … về quan hệ thương mại, nắm chắc đặc
điểm quan hệ của từng nước để có đối sách phù hợp, nhất là với Trung Quốc, Đài Loan
về tính chất không ổn định của nó, của Nhật Bản và Hàn Quốc về chất lượng và thời
điểm cung cấp. Xúc tiến, tiếp cận thị trường giàu tiềm năng và khó tính như EU và Hoa
Kỳ.
Thứ ba, giải pháp về nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm: Đầu tư nâng cao
năng lực dự báo thị trường, đặc biệt là dự báo trung và dài hạn về: số lượng, chất lượng,
chủng loại hàng hoá mà thị trường cần; tình hình cung - cầu, giá cả của mỗi chủng loại
hàng hoá. Trên cơ sở thông tin thị trường, xây dựng quy hoạch, kế hoạch đầu tư sản xuất,
lựa chọn hình thức và thời điểm tham gia thị trường hiệu quả nhất; Đẩy mạnh công tác
xúc tiến thương mại, dự báo thị trường, khuyến khích, tạo thuận lợi cho các doanh
nghiệp, các nhà khoa học trong và ngoài tỉnh ký kết hợp đồng sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
để phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ thủy sản trong nước và từng bước xuất khẩu.
Thực hiện tốt chương trình “Liên kết 4 nhà” để đẩy mạnh tiêu thụ thủy sản thông qua hợp
đồng; Đầu tư xây dựng các cơ sở chế biến thủy sản để tạo thị trường đầu ra ổn định, gia
tăng giá trị cho sản phẩm thủy sản; Đầu tư phát triển hệ thống chợ, nhanh chóng hình
thành những trục, những tụ điểm giao lưu hàng hoá trên địa bàn nông thôn, tiêu thụ thủy
sản; Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, HTX, cơ sở, làng nghề xây dựng
thương hiệu sản phẩm, xây dựng chỉ dẫn địa lý, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu công
nghiệp...; Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho nông dân về việc xây dựng
và phát triển nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa nông sản; quảng bá vai trò, tác dụng của sở
hữu trí tuệ với việc phát triển đặc sản của nông dân; tăng cường công tác quản lý nhà
nước về sở hữu trí tuệ, nhãn mác, thương hiệu; Phát triển, mở rộng thị trường nội địa,
nhất là các khu du lịch, các đô thị, khu dân cư lớn.
Thứ tư, giải pháp về thu hút vốn đầu tư cho chế biến, đánh bắt: Tập trung nguồn
vốn ngân sách dành cho phát triển thủy sản để đầu tư các công trình thuộc kết cấu hạ tầng
thủy sản; Thu hút vốn vay dài hạn của các ngân hàng trong nước và ngân hàng nước
ngoài; Lồng ghép, kết hợp để huy động nhiều nguồn vốn khác nhau trong cùng một dự án
đầu; Thu hút vốn liên doanh song phương hoặc vay để phát triển nghề khơi, chế biến thủy
sản xuất khẩu, phát triển nghề nuôi trồng thủy sản với các đối tượng có giá trị kinh tế cao
theo các hình thức thâm canh, bán thâm canh; Kêu gọi vốn giúp đỡ của các chính phủ,
các tổ chức phi chính phủ; Huy động tối đa nguồn vốn trong nhân dân trên cơ sở tín dụng
khích lệ, giảm dần lãi suất theo thứ tự bỏ vốn để phát triển sản xuất.
Thứ năm, giải pháp về tăng cường liên kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu
thụ thủy sản: Phát triển các hình thức quản lý vùng nuôi có sự tham gia của cộng đồng
trong nuôi trồng thủy sản; Củng cố và phát triển các tổ chức hợp tác đã có; Tổ chức lại sản

xuất theo chuỗi giá trị sản phẩm; Xây dựng mô hình quản lý nguồn lợi ven biển; Đẩy
nhanh tiến độ thành lập tổ đoàn kết trên biển.
Thứ sáu, giải pháp về đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng theo yêu cầu thị trường
quốc tế: Việc tìm cách nâng cao chất lượng hàng thủy sản để đảm bảo theo yêu cầu của
thị trường quóc tế cần phải tiến hành ngay từ khâu chọn giống, chăm sóc, khai thác, bảo
quản và chế biến, … Cần đẩy mạnh hoạt động của chương trình khuyến ngư, đầu tư của
tỉnh cho công tác nghiên cứu con giống và quy trình tiên tiến để đảm bảo an toàn vệ sinh
thực phẩm. Đồng thời, cần ưu tiên hỗ trợ khuyến khích các doanh nghiệp xây dựng và
quản lý chất lượng sản phẩm theo ISO, HACCP, …; Tổ chức thường xuyên các hoạt
động cung cấp thông tin, tuyên truyền tới các hộ ngư dân, trang trại, các doanh nghiệp và
tổ chức kinh tế tham gia vào nuôi trồng, khai thác và chế biến thủy sản của tỉnh bằng
nhiều kênh khác nhau như truyền thanh, hội thảo, tập huấn, … về các yêu cầu của nuôi
trồng, khai thác và chế biến thủy sản đảm bảo chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm
theo yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế, các kiến thức kinh doanh trong sản xuất, chế
biến, tiêu thụ,..
Thứ bảy, giải pháp thương hiệu: Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, cạnh tranh
không chỉ dừng lại ở những chỉ tiêu định lượng như giá cả, chất lượng mà còn ở những
giá trị vô hình như uy tín, hình ảnh, … của sản phẩm. Trong thời gian qua, hàng thủy sản
của Thanh Hóa chưa tạo ra được vị trí xứng đáng với mình trên thị trường trong và ngoài
nước do chưa xây dựng được thương hiệu riêng cho mình. Vì vậy, xây dựng và phát triển
thương hiệu cho hàng thủy sản Thanh Hóa là việc rất cần thiết và yêu cần đồng bộ từ phía
doanh nghiệp và Nhà nước.
Thứ tám, giải pháp về cơ sở hạ tầng: Tăng đầu tư cơ sở hạ tầng cho nuôi trồng
thủy sản tập trung (tôm he chân trắng quy mô công nghiệp, cá rô phi xuất khẩu), phát
triển giống thủy sản, hệ thống cảnh báo và giám sát môi trường, hệ thống quản lý dịch
bệnh và thú y thủy sản; tiếp tục đầu tư sắp xếp quy hoạch các dự án cảng cá, bến cá, khu
neo đậu tránh trú bão, trong đó ưu tiên nâng cấp Cảng cá Lạch Hới lên cảng cá loại 1 để
tranh thủ vốn đầu tư của Trung ương; hỗ trợ thực hiện phương thức phối hợp quản lý
nguồn lợi với nuôi trồng và đánh bắt thủy sản gần bờ; hỗ trợ đầu tư bảo quản, chế biến
giảm tổn thất sau thu hoạch, an toàn thực phẩm và cải thiện đời sống ngư dân bãi ngang,
hộ sản xuất nhỏ; Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống đài trạm thông tin ven biển phục vụ tàu
thuyền đánh bắt hải sản, chủ động cảnh báo kịp thời ứng phó với các cơn bão, sóng thần
và các tai nạn, rủi ro trên biển, cứu hộ cứu nạn, tăng cường bảo vệ, hỗ trợ đảm bảo an
toàn cho ngư dân hoạt động trên biển, nhất là ở các khu vực xa bờ, khu vực khai thác
chung.
Thứ chín, giải pháp về phát triển nguồn nhân lực: Hiện tại phương thức nuôi
trồng thủy sản chủ yếu ở dạng quảng canh và quảng canh cải tiến. Phương hướng về sự
chuyển từ quảng canh sang bán thâm canh, thâm canh và nuôi theo mô hình công nghiệp
đã đạt ra nhu cầu đào tạo nâng cao trình độ hộ nuôi trồng thủy sản về kiến thức kinh tế thị
trường, đặc biệt kiến thức về khoa học và công nghệ nuôi trồng thủy sản.
Thứ mười, giải pháp về khoa học công nghệ: Tập trung nghiên cứu ứng dụng và
làm chủ công nghệ sản xuất giống thủy sản các loại; Đầu tư xây dựng Trung tâm nghiên
cứu và sản xuất giống thủy sản tỉnh gồm: Trại nghiên cứu và sản xuất giống nước mặn, lợ
và Trại nghiên cứu và sản xuất giống nước ngọt ; Phát triển hệ thống sản xuất và cung
ứng giống thủy sản nuôi trồng chủ lực ở những vùng có lợi thế tự nhiên và vùng nuôi
trọng điểm để đảm bảo sản xuất đủ giống, giá thành hạ, chủ động cung cấp tại chỗ cho
nuôi trồng; Trong nuôi thương phẩm: Trọng tâm là áp dụng quy phạm thực hành nuôi
trồng thuỷ sản tốt VietGAP, trước hết đối với nuôi tôm chân trắng, tôm sú nhằm phát
triển bền vững, tạo sản phẩm nuôi đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm và không ảnh
hưởng đến môi trường chung.
Thứ mười một, giải pháp về tăng cường công tác quản lý nhà nước về thủy sản:
Triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật phục vụ công tác quản lý nhà nước
trong lĩnh vực thủy sản; Thực hiện tốt công tác kiểm soát chất lượng các vật tư trong nuôi
trồng thủy sản. Tăng cường năng lực cho hệ thống quản lý, kiểm tra giám sát điều kiện
vùng nuôi trồng, môi trường dịch bệnh, chất lượng thức ăn, chất bổ sung thức ăn, chế
phẩm sinh học, sản phẩm xử lý và cải tạo môi trường, hóa chất và thuốc thú thủy sản ở tất
cả các khâu, từ sản xuất đến sử dụng; từng bước thực hiện truy xuất nguồn gốc, đáp ứng
các yêu cầu bảo đảm chất lượng; Thực hiện tốt công tác thống kê và dự báo về tình hình
sản xuất, thị trường tiêu thụ nhằm đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý nhà nước. Đào
tạo và bổ sung kịp thời nguồn cán bộ chuyên môn về thủy sản cho các huyện, thị.

KẾT LUẬN
Việc phân tích đánh giá đúng thực trạng, tìm ra nguyên nhân để từ đó đưa ra những
giải pháp nhằm phát triển ngành thủy sản Thanh Hóa là vấn đề quan trọng không chỉ về
mặt nhận thức, lý luận mà còn ý nghĩa về mặt thực tiễn trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế, đặc biệt khi Việt Nam là thành viên chính thức của WTO. Xuất phát từ quan
điểm này, luận văn đã tập trung giải quyết những vấn đề sau:
Hệ thống hóa và làm sáng tỏ thêm một số lý luận về thủy sản thời kỳ hội nhập, đưa
ra những nhân tố ảnh hưởng như thị trường, chính sách, công nghệ, … Luận văn cũng đã
khẳng định sự cần thiết khách quan phải phát triển thủy sản Thanh Hóa trong điều kiện
hội nhập kinh tế quốc tế do vai trò to lớn của thủy sản trong phát triển kinh tế của tỉnh,
nhằm khai thác những lợi thế và tạo sự thích ứng với những tác động của hội nhập.
Thông qua việc nghiên cứu kinh nghiệm phát triển thủy sản của một số nước như
Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan và các vùng, địa phương trong nước, luận văn đã rút ra những
bài học kinh nghiệm bổ ích cho phát triển thủy sản Thanh Hóa. Đó là những bài học kinh
nghiệm về việc xác định đúng vị trí của ngành thủy sản, thực hiện chính sách phát triển
hàng thủy sản hướng vào sản xuất và xuất khẩu những sản phẩm có lợi thế so sánh trong
điều kiện hội nhập, tăng cường đầu tư khoa học và công nghệ sản xuất và chế biến, đẩy
mạnh công tác xúc tiến thương mại, chú trọng chính sách phát triển sản phẩm và phát
triển bền vững, …
Dựa trên trên phương hướng và mục tiêu phát triển thủy sản Thanh Hóa trong thời
gian tới, luận văn đưa ra một hệ thống các giải pháp nhằm phát triển thủy sản Thanh Hóa
trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp này vì
chúng có mối quan hệ chặt chẽ và tạo tiền đề cho nhau.

You might also like