Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 39

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

CƠ SỞ II TẠI TP. HỒ CHÍ MINH

---------***--------

TIỂU LUẬN:

PHÂN TÍCH RỦI RO TRONG CÁC

ĐIỀU KHOẢN HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG

Môn học: QUẢN LÝ RỦI RO

Nhóm thực hiện: nhóm 07

Lớp: DC57KTDN
Giảng viên: Huỳnh Đăng Khoa
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 7

STT Họ và Tên MSSV Phân công Đánh giá


(%)
1 Phạm Trần Bảo Ngọc 1801015565 Hoàn thành phần trọng tài và tổng hợp 100
word
2 Nguyễn Văn Ngọc 1801015563 Hoàn thành phần vận tải, thuyết trình, 100
nhóm trưởng
3 Nguyễn Hoàng My 1801015511 Hoàn thành phần vận tải 100
4 Lê Thị Hoa Lan 1801015405 Hoàn thành phần thanh toán 100
5 Lưu Đức Duy 1801015225 Hoàn thành phần thanh toán 100
6 Ngô Nguyễn Quỳnh 1801015505 Hoàn thành phần vận tải 100

7 Vũ Như Ngọc 1801015572 Hoàn thành phần thanh toán, làm slide 100
thuyết trình
8 Võ Thái Thông 1801015849 Hoàn thành phần trọng tài 100
9 Lê Tuyết Hằng 1801015279 Hoàn thành phần thanh toán 100
10 Lê Phước Minh 1801015495 Hoàn thành phần vận tải, kịch bản kịch 100
ngắn
11 Cao Nguyễn Hoài Ân 1801015087 Hoàn thành phần thanh toán, thuyết 100
trình
12 Nguyễn Thị Thu Hà 1801015257 Hoàn thành phần thanh toán, thuyết 100
trình
13 Lê Gia Thục Uyên 1801016006 Hoàn thành phần trọng tài 100
14 Vũ Thị Sương 1801015759 Hoàn thành phần trọng tài, thuyết trình 100
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: RỦI RO TRONG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA ........................................... 5

1.1 Nhận định rủi ro ......................................................................................................... 5

1.1.1 Rủi ro về bộ chứng từ .......................................................................................... 5

1.1.2 Rủi ro trong quá trình thuê tàu: ............................................................................ 8

1.1.3 Rủi ro cảng ùn tắc:............................................................................................... 8

1.1.4 Rủi ro ấn định ngày giao hàng và cảng đến cố định:.............................................. 9

1.2 Phân tích rủi ro (sử dụng mô hình xương cá) ..............................................................10

1.2.1 Rủi ro chứng từ: .................................................................................................10

1.2.2 Rủi ro không thuê được tàu tương đương: ...........................................................10

1.2.3 Rủi ro cảng ùn tắc:..............................................................................................11

1.2.4 Rủi ro ấn định ngày giao hàng và cảng đến cố định:.............................................12

1.3 Đo lường rủi ro..........................................................................................................13

1.4 Đánh giá rủi ro ..........................................................................................................13

1.4.1 Rủi ro chứng từ: .................................................................................................13

1.4.2 Rủi ro không thuê được tàu tương đương: ...........................................................14

1.4.3 Rủi ro cảng ùn tắc:..............................................................................................15

1.4.4 Rủi ro ấn định ngày giao hàng và cảng đến cố định:.............................................15

1.5 Ứng phó (kiểm soát) rủi ro:........................................................................................16

1.5.1 Rủi ro chứng từ: .................................................................................................16

1.5.2 Rủi ro không thuê được tàu tương đương: ...........................................................16

1.5.3 Rủi ro cảng ùn tắc:..............................................................................................17

1.5.4 Rủi ro ấn định ngày giao hàng và cảng đến cố định..............................................18

CHƯƠNG 2: RỦI RO TRONG THANH TOÁN ...............................................................20

2.1 Nhận dạng rủi ro: ......................................................................................................20

2.1.1 Rủi ro đạo đức: ...................................................................................................20


2.1.2 Rủi ro phương thức thanh toán: ...........................................................................21

2.2 Phân tích rủi ro ..........................................................................................................21

2.2.1 Rủi ro đạo đức ....................................................................................................21

2.2.2 Các phương thức thanh toán:...............................................................................22

2.3 Đo lường và đánh giá rủi ro .......................................................................................26

2.4 Các cách quản trị rủi ro trong các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến là:............27

2.4.1 Phương thức ghi sổ .............................................................................................27

2.4.2 Phương thức tín dụng chứng từ ...........................................................................27

2.4.3 Phương thức nhờ thu ..........................................................................................28

2.4.4 Phương thức chuyển tiền.....................................................................................28

2.5 Cách quản trị rủi ro đạo đức các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến là: .............29

CHƯƠNG 3: RỦI RO THỎA THUẬN TRỌNG TÀI BỊ VÔ HIỆU HOẶC KHÔNG THỰC
HIỆN ĐƯỢC 31

3.1 Nhận diện rủi ro ........................................................................................................31

3.2 Phân tích rủi ro ..........................................................................................................32

3.2.1 Thỏa thuận trọng tài vô hiệu: ..............................................................................32

3.2.2 Thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được ....................................................33

3.3 Đo lường rủi ro:.........................................................................................................35

3.4 Đánh giá rủi ro ..........................................................................................................37

3.5 Ứng phó (kiểm soát) rủi ro .........................................................................................37

3.5.1 Né tránh rủi ro ....................................................................................................37

3.5.2 Ngăn ngừa tổn thất .............................................................................................38

3.5.3 Giảm thiểu tổn thất .............................................................................................38

3.5.4 Tài trợ rủi ro .......................................................................................................38

CHƯƠNG 4: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................39


BÀI LÀM

CHƯƠNG 1: RỦI RO TRONG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA


1.1 Nhận định rủi ro
1.1.1 Rủi ro về bộ chứng từ

Hình 1: Hợp đồng minh họa


Hình 2: Hợp đồng minh họa

Ta có thể dễ dàng nhận thấy rằng trong hợp đồng này, người mua và người bán đã ký kết
với nhau điều kiện giao hàng là CIF HCMC port Incoterms 2010. Khi xét điều khoản về
giao hàng (Delivery), có một số rủi ro xuất hiện như sau:
- Quy cách đóng gói (packing) được để là theo tiêu chuẩn xuất khẩu (export standard)
nhưng không nói cụ thể là tiêu chuẩn xuất khẩu của nước nào, do cơ quan nào ban
hành. Điều này sẽ dẫn đến việc người bán có thể đóng gói bằng quy cách xuất khẩu
nào đó tùy theo ý họ (vì hợp đồng không nêu rõ) và điều này có thể dẫn đến tranh
chấp giữa người mua và người bán.
- Kế đến, khi xét đến cảng dỡ hàng (Port of Discharge) thì cả hai bên có thỏa thuận là
cảng dỡ có thể là cảng tại TP.HCM hoặc là cảng hàng không Tân Sơn Nhất. Qua
điều khoản này ta có thể hiểu rằng người mua cho phép người bán có hai sự lựa chọn:
Nếu chuẩn bị hàng kịp và tiết kiệm chi phí thì có thể vận chuyển bằng đường biển
còn nếu chuẩn bị hàng không kịp thì có thể vận chuyển đến gấp cho người mua thông
qua đường hàng không. Tuy vậy, cũng chính vì điều này mà khiến cho bên người
bán Trung Quốc gặp khó khăn trong các khâu phía sau và tạo ra rủi ro lớn cho họ.
- Cụ thể, trong các điều khoản về chứng từ giao hàng bao gồm: Hóa đơn, phiếu đóng
gói, vận đơn, CO thì người bán sẽ không thể nhận được tiền hàng nếu như vận
chuyển lô hàng này bằng đường hàng không (Trong trường hợp người bán cảm thấy
có thể sẽ giao trễ lô hàng này và hợp đồng cũng đã cho phép cảng đích là cảng hàng
không Tân Sơn Nhất). Tại sao không thể lấy được tiền hàng vì khi xét điều khoản
về thanh toán trong hợp đồng này, ta có thể thấy phương thức thanh toán là L/C. Mà
L/C sẽ được mở theo đúng như các chứng từ yêu cầu phải xuất trình trong hợp đồng
bao gồm: ⅔ bản vận đơn đường biển gốc, 3/3 phiếu đóng gói đã ký, mộc và chính
xác, 3/3 bản hóa đơn thương mại và 1 bản giấy chứng nhận xuất xứ. Theo nguyên
tắc của L/C, chỉ cần có bất kỳ một sự xuất trình nào không đúng với yêu cầu của L/C
thì sẽ không được thanh toán. Vậy trong trường hợp người bán gửi hàng bằng đường
hàng không thì chắc chắn sẽ không thể có được bất kỳ bản vận đơn đường biển gốc
nào (Bill of Lading) mà chỉ nhận được phiếu gửi hàng hàng không (Airway Bill).
Như vậy, khi xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng mở L/C, người bán xuất trình
Airway Bill thì chắc chắn không bao giờ được thanh toán mà lúc này hàng đã được
gửi đến người mua rồi. Và theo nguyên tắc của Airway Bill, chỉ cần người nhận có
đủ giấy tờ chứng minh mình chính xác là người nhận của lô hàng này (AWB gốc
thường được gửi kèm hàng hóa và chức năng không giống vận đơn) thì chắc chắn
sẽ lấy được hàng.
- Một điểm nữa có thể tạo ra rủi ro trên điều khoản giao hàng của hợp đồng này chính
là không chỉ rõ CO do đơn vị nào cấp, như vậy người mua nếu muốn dùng CO để
xin ưu đãi thuế sẽ gặp khó khăn nếu như đơn vị cấp CO của bên phía Trung Quốc
không đủ thẩm quyền hay không phù hợp. Bên cạnh đó, B/L được yêu cầu cũng
không chỉ rõ là vận đơn sạch, hàng đã trên tàu (Clean, shipped on board B/L), điều
này còn có thể dẫn đến rủi ro hàng hóa bị hư hỏng ngay từ lúc hàng chưa nằm an
toàn trên tàu (Điểm chuyển giao rủi ro khi chọn điều kiện CIF Incoterms 2010).
Tất cả những “dấu hiệu” trên đều quy chung lại một rủi ro vô cùng nghiêm trọng cho cả
phía người mua và người bán đó là rủi ro về bộ chứng từ.
1.1.2 Rủi ro trong quá trình thuê tàu:

Trong một hợp đồng khác, giữa người mua và người bán có một điều khoản thỏa thuận như
sau:

“Tàu được thuê vận chuyển là tàu KỲ VÂN ; năm đóng: 1998; nơi đóng : Anh, cơ quan
phân cấp : Vietnam/Vires; DWT: 23000 MT; GRT: 18400MT; NRT : 3.710 MT, dài tàu:
110m; rộng tàu: 17,5m: số hầm: 3; tầng boong: 1; Công suất máy chính 3745 kW. Nếu con
được chỉ định không đến được thì người chuyên chở phải cung cấp một con tàu thay thế có
các đặc điểm tương tự )”

Như vậy sẽ tồn tại một rủi ro cho bên đi thuê tàu chuyến đó là cụ thể con tàu với “Đặc điểm
tương tự” là như thế nào? Liệu con tàu đó phải có thông số chính xác 100% với những tiêu
chuẩn của các bên đã thống nhất đưa ra hay có một khoảng dung sai nhất định cho các
thông số kỹ thuật này. Đặc biệt, việc tìm ra và book được con tàu có thông số chính xác
như bên trên là vô cùng khó khăn và còn chưa kể đến trường hợp dù cho có con tàu giống
chính xác như vậy thì cũng chưa chắc nó đang trong trạng thái sẵn sàng được thuê để chở.
Điều này khiến cho rủi ro không thuê được tàu là vô cùng lớn.

1.1.3 Rủi ro cảng ùn tắc:


Trong một hợp đồng thuê tàu, điều khoản giao hàng có quy định như sau:
“Cảng dỡ : Cảng Cát Lái Việt Nam, mức xếp dỡ: 1.500MT/ngày.”
Trường hợp nếu tàu đến cảng Cát Lái nhưng tình trạng ùn tắc ở cảng khiến tàu không thể
cập bến hoặc tàu vào cảng phải chờ đợi để làm hàng có thể dẫn đến việc ảnh hưởng đến
chất lượng hàng hóa, tăng phí demurrage, làm chậm trễ quá trình sản xuất vì thiếu nguyên
vật liệu,... Trường hợp tệ hơn là không thể tiến hành việc giao hàng, người bán không nhận
được hàng và người mua không được thanh toán. Người xuất khẩu không hoàn thành được
nghĩa vụ thực hiện hợp đồng ngoại thương đúng thời điểm, nên dẫn đến hậu quả là phải bồi
thường hợp đồng hoặc giảm giá bắt buộc cho khách hàng. Điều này cũng góp phần làm
giảm uy tín của các doanh nghiệp. Rủi ro này gây bất lợi cho cả hai bên trong hợp đồng và
sẽ có những khả năng việc kiện tụng vi phạm hợp đồng xảy xa.
1.1.4 Rủi ro ấn định ngày giao hàng và cảng đến cố định:

Nhận diện trong hợp Hậu quả


đồng

Rủi ro ấn định Time of delivery: On • Khả năng chuẩn bị hàng của người bán có thể
ngày giao hàng May 13th, 2021 không kịp ngày giao hàng đã cam kết;
cố định • Người bán tự tin làm hàng đúng ngày giao
nhưng phải phụ thuộc vào tàu và lịch tàu. Nếu
tàu delay thì khả năng người bán không đáp ứng
được yêu cầu ngày giao hàng rất cao;
• Trong trường hợp thanh toán bằng L/C, nếu
người bán không đáp ứng được ngày giao hàng
chính xác (do chủ quan hay khách quan như nêu
trên), dẫn tới thông tin ngày giao hàng trên
chứng từ (Vận Đơn đường biển) thể hiện bị sai
so với yêu cầu của L/C, ngân hàng sẽ charge
phí bất hợp lệ chứng từ hoặc tệ hơn là ngân
hàng từ chối thanh toán.

Rủi ro ấn định Port of unloading: ● Cảng được ghi trong hợp đồng gặp trục trặc (về
cảng đến cố định Prince Rupert Port tắc nghẽn mùa cao điểm, bất ổn chính trị) và
nếu không có cảng dự phòng đề cập trong hợp
đồng, việc giao hàng sẽ trì hoãn, dẫn đến người
bán vi phạm hợp đồng.
1.2 Phân tích rủi ro (sử dụng mô hình xương cá)
1.2.1 Rủi ro chứng từ:
Mô hình xương cá kết hợp 5whys để phân tích rủi ro chứng từ:

1.2.2 Rủi ro không thuê được tàu tương đương:


Mô hình xương cá kết hợp 5whys để phân tích rủi ro không thuê được tàu tương
đương
1.2.3 Rủi ro cảng ùn tắc:
Mô hình xương cá kết hợp 5 Whys của rủi ro cảng ùn tắc
1.2.4 Rủi ro ấn định ngày giao hàng và cảng đến cố định:
a. Mô hình xương cá:

b. Mô hình 5 WHYS vấn đề Bộ phận soạn thảo hợp đồng chưa được đào tạo bài
bản:
1.3 Đo lường rủi ro
Dựa trên thang đo (mức độ; tần suất) của từng rủi ro, nhóm chia 4 rủi ro này vào bảng ma
trận sau để tìm ra thứ tự ưu tiên trong việc ứng phó (kiểm soát) rủi ro:

Tần suất cao Tần suất thấp


Mức độ nghiêm trọng cao RR chứng từ RR không thuê được tàu
tương đương
Mức độ nghiêm trọng thấp RR cảng ùn tắc RR ấn định ngày giao hàng
và cảng đến cố định

1.4 Đánh giá rủi ro


1.4.1 Rủi ro chứng từ:
Rủi ro chứng từ là một trong các rủi ro lớn nhất đối với doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh
vực kinh doanh hàng hóa, dịch vụ quốc tế. Đặc biệt trong phương thức thanh toán qua thư
tín dụng (Letter of Credit), chỉ cần một sai sót nhỏ trong bộ chứng từ có thể dẫn đến việc
bị từ chối thanh toán bởi ngân hàng phát hành thư tín dụng. Điều này sẽ dẫn đến người bán
có thể mất hàng 100% vào tay người mua và rất khó khăn trong vấn đề thu hồi được công
nợ. Hơn thế nữa, đối với các chứng từ mang tính sở hữu hàng hóa như vận đơn đường biển
(Bill of Lading) thì việc sai sót còn có thể khiến cho việc chuyển giao quyền sở hữu hàng
hóa giữa người bán và người mua gặp rất nhiều khó khăn.

Các chứng từ liên quan khác như: Giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm, giấy chứng nhận
xuất xứ hàng hóa trong trường hợp gặp phải rủi ro về chứng từ còn có thể khiến người mua
không thể được hưởng mức thuế suất ưu đãi từ các FTAs hay vượt qua các rào cản về mặt
kỹ thuật trong thương mại quốc tế.

Bên cạnh đó, nhóm đánh giá rằng rủi ro về mặt chứng từ dù rất nghiêm trọng nhưng vì các
chứng từ cũng là một bộ phận cốt lõi trong thương mại quốc tế nên các doanh nghiệp cũng
đã đầu tư rất nhiều nguồn lực để giảm thiểu rủi ro này.

❖ Kết luận: Rủi ro chứng từ được đo lường với (mức độ; tần suất): (5;3)
1.4.2 Rủi ro không thuê được tàu tương đương:
Rủi ro không thuê được tàu tương đương là một rủi ro khá cụ thể và mức độ nghiêm trọng
là tương đối lớn. Vì việc thuê tàu sẽ ảnh hưởng đến các yếu tố khác như: vận chuyển hàng
kịp thời, chi phí vận chuyển, thời gian làm hàng, thời gian làm bộ chứng từ,... và rất nhiều
các khoản chi phí, khoản phạt khác liên quan đến việc làm hàng trễ, giao hàng trễ.

Tuy nhiên, các lô hàng liên quan đến việc trực tiếp thuê tàu thường là các lô hàng có số
lượng lớn, giá trị tương đối cao nên bên đi thuê tàu thường rất kỹ lưỡng trong vấn đề soạn
thảo hợp đồng. Mặt khác, đội tàu buôn của các hãng tàu trên thế giới ngày nay lên đến
55.000 chiếc (Theo thống kê của Statista) và hoạt động sôi động quanh năm nên việc thuê
được con tàu ưng ý cho mình là điều hoàn toàn thực hiện được.

❖ Kết luận: Rủi ro không thuê được tàu tương đương được đo lường với (mức độ; tần
suất): (4;1)
1.4.3 Rủi ro cảng ùn tắc:
Tình trạng cảng ùn tắc không phải là một vấn đề xa lạ hiện nay khi thương mại toàn cầu
phát triển dẫn đến nhu cầu phân phối hàng hóa tăng cao. Thời gian tàu chờ đợi ở cảng ngày
càng tăng lên. Lấy ví dụ với cảng Bremerhaven của Đức, thời gian chờ đã tăng từ 45 lên 55
giờ. Phần lớn các cảng điều có tình trạng này nên tần suất xảy ra rủi ro này khá cao. Ở Việt
Nam, hệ thống cảng không có bến cảng cho tàu cập cảng, kết quả là thời gian trung bình bị
trễ của tàu là 1-2 ngày. Cá biệt một số tàu có thời gian khởi hành trễ đến 7-10 ngày theo
lịch; năng suất xếp dỡ trung bình mỗi ngày chỉ còn 20 container/cần cẩu/giờ vì các bãi
container không có khả năng nhận thêm container.

Vì một phần các doanh nghiệp xuất nhập khẩu cũng nhận thấy khả năng xuất hiện rủi ro
này, nên khi có tình trạng cảng ùn tắc ảnh hưởng đến việc giao nhận hàng hóa, các bên
thường thương lượng tìm ra giải pháp thích hợp vì suy cho cùng thì việc tắc nghẽn ở cảng
là thực tiễn hiện nay và các doanh nghiệp cũng gần như không có khả năng kiểm soát.

❖ Kết luận: Rủi ro không thuê được tàu tương đương được đo lường với (mức độ; tần
suất): (2;4)

1.4.4 Rủi ro ấn định ngày giao hàng và cảng đến cố định:


Mức độ rủi ro của việc sử dụng ngày giao hàng cụ thể trong hợp đồng là tương đối cao, dễ
gây ra những tranh chấp, mâu thuẫn giữa các bên liên quan hợp đồng, dẫn đến những tổn
thất lớn. Vì vậy, trong thực tế dường như không có hợp đồng ngoại thương nào sử dụng
ngày giao hàng cố định.
Tần suất rủi ro của việc ấn định cảng giao cố định là rất thấp, nên gần như tất cả hợp đồng
ngoại thương đều ấn định cảng giao hàng cố định. Nhưng trong trường hợp xảy ra rủi ro
này, thì tổn thất có thể hứng chịu là rất lớn, ví dụ như giao hàng chậm trễ, trường hợp tệ
nhất là hỏng cả lô hàng.
❖ Kết luận rủi ro ấn định ngày giao hàng và cảng đến cố định này được đo lường với
(mức độ; tần suất) là (3;1)

1.5 Ứng phó (kiểm soát) rủi ro:


1.5.1 Rủi ro chứng từ:
a) Né tránh rủi ro:
- Không ký hợp đồng với đối tác có nguy cơ lừa đảo, cài điều khoản về chứng
từ trong hợp đồng.
- Loại bỏ nguyên nhân rủi ro: thêm các điều khoản bổ sung hợp lý về mặt chứng
từ trong các trường hợp giao hàng khác nhau bằng đường biển hay hàng
không.
b) Ngăn ngừa tổn thất:
- Thêm nhân sự/phòng ban kiểm tra hai lần hợp đồng.
- Thuê người quản lý cấp cao có chuyên môn tốt trong khâu huấn luyện về hợp
đồng, chứng từ.
- Đầu tư vào máy móc, thiết bị: kiểm tra, bảo trì định kỳ, cập nhập các phần
mềm như Word,...
- Bổ sung quy trình kiểm tra. Ví dụ: In trước, trình ký, kiểm tra qua hai lớp
quản lý.
- Giữ mối quan hệ tốt đẹp với đối tác để có thể chỉnh sửa nếu phát hiện có sai
sót trong khâu chứng từ
c) Giảm thiểu tổn thất:
- Thương lượng với đối tác:
+ Giảm giá bán để đối tác chấp nhận mua lô hàng.
+ Bổ sung điều khoản tự bảo vệ mình.
- Liên hệ người mua khác ở nước nhập khẩu nếu đối tác không chấp nhận sai
sót về mặt chứng từ và không thể sửa chữa chứng từ được nữa.
VD: Bill tàu đã xuất chính thức, hàng đã đi đến cảng đích.
- Cân nhắc lợi ích chi phí để đưa ra quyết định nên bỏ hàng hay mang hàng về.
d) Tài trợ rủi ro:
- Tự khắc phục: Quỹ tự có nhằm chi cho các khoản rủi ro liên quan đến chứng
từ.
- Mua tín dụng bảo hiểm xuất khẩu (Export Credit Insurance) nhằm phòng
ngừa trường hợp người mua không thanh toán tiền hàng.
1.5.2 Rủi ro không thuê được tàu tương đương:
a) Né tránh rủi ro:
- Không ký kết hợp đồng với các bên đòi hỏi quá khắt khe và có nguy cơ không
đáp ứng được tiêu chuẩn thuê tàu (dựa trên nguồn lực hữu hạn của công ty).
- Chỉnh sửa các điều khoản cho phép có một khoản dung sai nhất định trong
tiêu chuẩn kỹ thuật của tàu.
b) Ngăn ngừa tổn thất:
- Thêm nhân sự/phòng ban kiểm tra hai lần hợp đồng để tránh trường hợp bị
cài các điều khoản quá chặt về tàu.
- Thuê người quản lý cấp cao có chuyên môn tốt trong khâu huấn luyện về các
hợp đồng có liên quan đến việc thuê tàu chuyến
- Đầu tư vào máy móc, thiết bị: kiểm tra, bảo trì định kỳ, cập nhập các phần
mềm như Word,...
- Bổ sung quy trình kiểm tra. Ví dụ: In trước, trình ký, kiểm tra qua hai lớp
quản lý.
- Giữ mối quan hệ tốt đẹp với đối tác để có thể thương thuyết được các điều
kiện thuê tàu phù hợp cho cả hai bên.
- Chủ động đi thuê tàu sớm để tăng khả năng tìm được tàu phù hợp.
c) Giảm thiểu tổn thất:
- Thương thuyết với khách hàng để thuyết phục họ chấp nhận các tiêu chuẩn
của con tàu mình đã thuê.
d) Tài trợ rủi ro:
- Mua bảo hiểm cho lô hàng đi trên các con tàu không phù hợp để tránh trường
hợp tổn thất đối với hàng hóa do tàu không phù hợp.
- Có quỹ dự phòng khi làm việc với các hãng tàu nhằm giành được sự “ưu tiên”
khi lựa chọn tàu.
1.5.3 Rủi ro cảng ùn tắc:
a) Né tránh rủi ro:
- Không hợp tác với các đối tác ở các quốc gia có cảng biển rủi ro tắc nghẽn
khiến tàu không vào được cảng hay ùn tắc trong cảng khiến không làm hàng
được.
- Lựa chọn cảng đến ít ùn tắc hơn hoặc thêm điều khoản cảng đến thay thế, để
thực hiện việc này cần nghiên cứu kỹ điều kiện ở nước nhập khẩu và khả năng
thương lượng tốt với đối tác
b) Ngăn ngừa tổn thất:
- Thương lượng về điều khoản thời gian giao hàng, phí demurrage (nắm rõ các
quy định của cảng vì các quốc gia khác nhau có thể áp dụng phí theo các cách
khác nhau và khả năng thương lượng phí cũng khác nhau)
- Đầu tư nhân lực có chuyên môn kiểm tra kỹ hợp đồng
- Thuê một công ty Forwarder uy tín để giảm bớt thời gian tiêu tốn cho khâu
làm việc với cảng và hải quan
- Giữ mối quan hệ tốt đẹp với đối tác
c) Giảm thiểu tổn thất:
- Thương lượng với đối tác để lựa chọn cách giải quyết phù hợp như neo đậu
để chờ, đánh giá mức phí và tình hình lưu thông ở các cảng lân cận để thay
đổi tuyến vận chuyển, thuê sà lan chở hàng vào cảng,..
- Đẩy nhanh tiến độ làm hàng để hạn chế phí demurrage phải chịu.
- Trong trường hợp không nhận được hàng từ người bán, tìm kiếm nhà cung
cấp khác để đảm bảo hoạt động kinh doanh sản xuất ít chịu ảnh hưởng
- Trong trường hợp người mua từ bỏ việc nhận hàng, tìm kiếm khách hàng mới
để tránh bỏ phí hàng hoặc vận chuyển hàng về lại (đánh giá chi phí và lợi ích
để đưa ra biện pháp thích hợp)
d) Tài trợ:
- Tự khắc phục bằng quỹ tự có của doanh nghiệp
1.5.4 Rủi ro ấn định ngày giao hàng và cảng đến cố định
a) Né tránh rủi ro:
- Không ký kết các hợp đồng quy định về thời điểm giao hàng và cảng giao
hàng cố định.
- Thêm một số điều kiện khác vào điều khoản:
+ Biến ngày giao hàng cụ thể thành khoảng thời gian giao hàng trong
tương lai. Ví dụ: Nếu hợp đồng quy định Time of delivery: May 20th,
2021, có thể sửa thành May, 2021 hoặc By the third week of May, 2021.
+ Bổ sung tên cảng dự phòng bên cạnh cảng giao hàng chính thức. Ví
dụ: Port of unloading: Prince Rupert Port, alternative port: Port of
Vancouver
b) Ngăn ngừa tổn thất:
- Thuê người quản lý chuyên môn cấp cao để vận hành bộ máy tốt hơn và trách
nhiệm hơn.
- Đầu tư vào tài sản cố định: bảo trì, kiểm tra thường xuyên. Ví dụ: kiểm tra
các tính năng của máy móc, kịp thời sửa chữa hỏng hóc, đảm bảo máy in luôn
đầy mực. Ngoài ra, nếu máy móc đã cũ, không còn giá trị khấu hao thì thay
mới và nâng cấp bằng một thiết bị khác là điều cần thiết.
- Khắt khe hơn trong quy trình trước khi ký kết hợp đồng: không chủ quan,
thêm nhân sự cùng tiền kiểm hợp đồng.
c) Giảm thiểu tổn thất:
- Thương lượng với đối tác của hợp đồng:
+ Bổ sung thêm điều khoản trong hợp đồng bằng một văn bản riêng đính
kèm.
+ Bán bằng giá khuyến mãi để lô hàng được chấp nhận.
- Liên hệ người mua khác ở nước đối tác, thuyết phục với giá tương đương hoặc
giá khuyến mãi: Nếu đối tác của hợp đồng không đồng ý với hai điều kiện thương
lượng trên, người bán cần phải nhanh chóng liên hệ chào bán với người mua khác
tại nước nhập khẩu với giá tương đương hoặc chiết khấu thêm để hàng hóa có
thể được bán.
- Cân nhắc lợi ích về chi phí vận chuyển hàng để quyết định mang hàng về lại
nước người bán hay không: Khi không tìm được người mua khác ở nước nhập
khẩu, nếu chi phí vận chuyển về nước người bán thấp hơn giá trị lô hàng rất nhiều
vì hàng có giá trị cao thì mang hàng về. Nếu chi phí vận chuyển cao mà giá trị lô
hàng là rất nhỏ, người bán nên chấp nhận từ bỏ hàng.
d) Tài trợ rủi ro:
- Tự khắc phục bằng quỹ tự có của doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2: RỦI RO TRONG THANH TOÁN
2.1 Nhận dạng rủi ro:
Có rất nhiều rủi ro trong thanh toán quốc tế mang lại hậu quả nghiêm trọng bao gồm:
Rủi ro đạo đức, Rủi ro phương thức thanh toán, Rủi ro tỷ giá hối đoái, Rủi ro chính trị,...
Tuy nhiên nhóm quyết định chọn phân tích hai rủi ro thường xuyên xảy ra nhất đó là rủi ro
đạo đức và rủi ro chọn lựa phương thức thanh toán.

2.1.1 Rủi ro đạo đức:


Mặc dù trong phương thức Tín dụng chứng từ đã có sự cam kết thanh toán của ngân hàng
phát hành nhưng thiện chí của người mua vẫn là yếu tố quan trọng đảm bảo cho việc thanh
toán được diễn ra thuận lợi. Nếu người mua không có thiện chí thanh toán (có thể do giá cả
trên thị trường biến động bất lợi hay cơ hội kinh doanh đã mất) thì họ có thể bắt lỗi với
những sai sót rất nhỏ của bộ chứng từ để đòi giảm giá, kéo dài thời gian thanh toán, ép giá
người bán để thu lợi cho mình hay thậm chí là từ chối thanh toán. Điều này sẽ gây rủi ro
cho người xuất khẩu, và trong nhiều trường hợp người xuất khẩu phải chấp nhận bán hàng
giảm giá.
Người nhập khẩu cũng có thể vì sợ thua lỗ mà không nhận bộ chứng từ để lấy hàng, cố tình
trì hoãn thanh toán gây khó khăn cho ngân hàng phát hành trong việc xử lý vốn.
Trong hợp đồng xuất khẩu trên, người bán và người mua đã thỏa thuận với nhau thanh toán
bằng phương thức dùng L/C. Sau khi giao hàng, người bán hoàn thành các nghĩa vụ về
chứng từ, người mua lại trì hoãn và muốn từ chối thanh toán.
2.1.2 Rủi ro phương thức thanh toán:
Trong hợp đồng xuất nhập khẩu này, hai bên đã lựa chọn phương thức thanh toán là L/C at
sight (L/C trả ngay). Trong điều khoản này không quy định rõ L/C có được hủy ngang hay
không (irrevocable/ revocable nếu có thể hủy ngang thì việc sửa đổi bổ sung L/C có thể xảy
ra đơn phương gây rủi ro cho bên kia bởi tùy theo luật pháp của các bên, ví dụ ở Nga không
quy định irrevocable/revocable thì hiểu là revocable (có thể hủy ngang)), có được chuyển
nhượng hay không (transferable / nontransferable để có thể chuyển nhượng một phần hay
toàn bộ giá trị L/C cho bên thứ ba trong trường hợp cần thiết)

2.2 Phân tích rủi ro


2.2.1 Rủi ro đạo đức
2.2.2 Các phương thức thanh toán:

• Phương thức chuyển tiền:


- Rủi ro đối với người mua: Sẽ rất bất lợi cho người mua nếu sau khi chuyển tiền xong,
người bán bị phá sản hoặc giao hàng không đúng số lượng, chủng loại, chất lượng kém hay
không bảo đảm thời gian giao hàng theo đúng thỏa thuận làm ảnh hưởng đến hoạt động
kinh doanh của mình.
- Rủi ro đối với người bán: Rủi ro xảy đến với người bán trong trường hợp nếu người mua
thanh toán sau khi xuất hàng thì việc thanh toán phụ thuộc vào thiện chí của người mua, do
đó bên bán dễ bị bên mua chiếm dụng vốn trong thanh toán.
• Phương thức nhờ thu
o Nhờ thu trơn
- Rủi ro đối với nhà xuất khẩu: Rủi ro đến hạn thanh toán hối phiếu kỳ hạn, mà nhà nhập
khẩu không thể thanh toán hoặc không muốn thanh toán (do tình hình tài chính, kinh doanh
nhà nhập khẩu trở nên xấu đi, hay nhà nhập khẩu phát sinh chủ tâm lừa đảo)
+ Nếu nhà nhập khẩu vỡ nợ, thì nhà xuất khẩu chẳng bao giờ nhận được tiền thanh
toán.
+ Nếu năng lực tài chính của nhà nhập khẩu kém, thì việc thanh toán sẽ dây dưa, chậm
trễ và tốn kém.
+ Nếu nhà nhập khẩu chủ tâm lừa đảo, vẫn nhận hàng nhưng từ chối thanh toán hay từ
chối ký chấp nhận thanh toán hối phiếu kỳ hạn.
- Rủi ro đối với nhà nhập khẩu: Rủi ro có thể phát sinh khi hối phiếu đòi tiền đến trước và
phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán, trong khi hàng hóa không được gửi đi, hoặc đã được
gửi đi nhưng chưa tới, hoặc khi nhận hàng hoá có thể không đảm bảo đúng chất lượng,
chủng loại và số lượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng ngoại thương.
o Phương thức nhờ thu kèm chứng từ
- Rủi ro đối với nhà xuất khẩu:
Làm trái với lệnh nhờ thu, ngân hàng xuất trình đã trao bộ chứng từ hàng hóa cho
nhà nhập khẩu trước khi người này thanh toán hay chấp nhận thanh toán. Chữ ký
chấp nhận thanh toán có tên bị giả mạo, hoặc người ký chấp nhận không đủ thẩm
quyền hay chưa được đăng ký mẫu dấu, chữ ký.
Ngân hàng chuyển chứng từ (NH nhà xuất khẩu) luôn giữ lập trường rằng, nếu ngân
hàng xuất trình có sai sót trong việc thực hiện lệnh nhờ thu, thì mọi hậu quả đều do
nhà xuất khẩu phải tự gánh chịu, thậm chí ngay cả trong trường hợp nhà xuất khẩu
không hề liên quan đến việc chỉ định ngân hàng xuất trình.
Toàn bộ hay một phần chứng từ bị thất lạc. Số hàng hóa (mà bộ chứng từ là đại diện)
chỉ có thể được chuyển cho (hay theo lệnh của) ngân hàng xuất trình với sự đồng ý
của ngân hàng này từ trước.
Nhà nhập khẩu đã thanh toán để nhận bộ chứng từ, nhưng ngân hàng xuất trình
không chuyển cho ngân hàng chuyển chứng từ để trả cho nhà xuất khẩu. Điều này
có thể xảy ra, ví dụ khi ngân hàng xuất trình không thể hoặc phải chậm thanh toán
do các giải pháp kiểm soát ngoại hối cấm chuyển ngoại tệ ra ngoài lãnh thổ quốc gia.
Ngân hàng xuất trình chuyển tiền cho ngân hàng chuyển chứng từ, nhưng ngân hàng
này lại chậm trễ hay bị mất khả năng thanh toán, do đó nhà xuất khẩu nhận được
tiền chậm hoặc không nhận được tiền. Nhà nhập khẩu khước từ thanh toán hay chấp
nhận thanh toán, trong khi hàng hóa đã được gửi từ trước. Dù nhà xuất khẩu có thể
kiện nhà nhập khẩu theo hợp đồng đã ký, nhưng điều này mất nhiều thời gian, trong
khi, hàng hóa có thể đã bốc dỡ và lưu kho hoặc nhà xuất khẩu đã ra lệnh chuyên chở
hàng về nước.
- Rủi ro đối với nhà nhập khẩu
Ngân hàng chỉ giao dịch trên cơ sở chứng từ nên nhà nhập khẩu buộc phải thanh toán bất
kể hàng hóa tốt hay xấu. rủi ro thuộc về phía người mua nếu người bán cố ý lập các chứng
từ hàng hóa giả mạo, người mua sẽ phải gánh chịu những thiệt hại do lừa đảo từ phía người
bán.
• Phương thức ghi sổ (open account)
Đối với nhà nhập khẩu:
- Nhà xuất khẩu có thể không giao hàng (lừa đảo,...)
- Nhận hàng không đúng chủng loại và chất lượng (do người bán muốn tiêu thụ hàng
hóa, thiếu uy tín, bất cẩn,…)
Đối với nhà xuất khẩu:
• Nhà nhập khẩu không thanh toán hoặc chậm trễ thanh toán hoặc thanh toán không
đầy đủ ← Có khả năng các sự kiện kinh tế chính trị sẽ đặt ra các quy định làm chậm
trễ hoặc tạm ngừng việc chuyển tiền cho người bán; vốn của người bán bị đọng cho
đến khi người mua nhận hàng, đôi khi gặp sự chây ỳ không thanh toán của người
mua thì việc theo đuổi con nợ gặp phải khó khăn vì ngay từ đầu người mua đã không
cần phải phát hành bất cứ chứng từ nhận nợ nào để cam kết thanh toán mang tính
phi lý của mình.
• Phương thức tín dụng chứng từ

- Rủi ro đối với nhà nhập khẩu

Rủi ro do người xuất khẩu không cung cấp hàng hóa, hoặc cung cấp hàng hóa không
đúng như yêu cầu của nhà xuất khẩu (không gửi đủ hàng hoặc khi nhận hàng không
giống như hình ảnh sản phẩm mẫu, đàm phán trên hợp đồng thương mại.)
Chậm giao hàng do không thu gom và chuẩn bị kịp (Trường hợp nhà xuất khẩu chưa
chuẩn bị kịp hàng)
Rủi ro thanh toán do chứng từ giả, chứng từ không trung thực, mâu thuẫn giữa hàng
hoá và chứng từ.

Do việc thanh toán của ngân hàng (NH) cho nhà xuất khẩu chỉ căn cứ vào bộ chứng
từ xuất trình mà không căn cứ vào việc kiểm tra thực tế hàng hoá. NH chỉ kiểm tra
tính hợp lệ bề ngoài của chứng từ. Chính vì thế doanh nghiệp thường gặp phải một
số rủi ro khi nhập khẩu:

Nhà xuất khẩu chủ tâm gian lận, có thể làm các giấy tờ giả để được thanh toán tiền
từ ngân hàng. Như vậy, sẽ không có sự bảo đảm nào cho nhà nhập khẩu rằng hàng
hoá sẽ đúng như hợp đồng về số lượng, chủng loại và không bị hư hỏng gì. Trong
trường hợp này nhà nhập khẩu vẫn phải hoàn trả đầy đủ tiền đã thanh toán cho NH
phát hành.
Mâu thuẫn giữa hàng hóa và chứng từ, bởi rất có thể hàng hoá khi nhập khẩu sẽ bị
hải quan tịch thu do không có sự trùng khớp với giấy tờ.

- Rủi ro đối với nhà xuất khẩu

Nguyên nhân do Ngân hàng (NH) không đảm bảo khả năng thanh toán, tín nhiệm kém. Nếu
NH phát hành hoặc NH xác nhận mất khả năng thanh toán thì mặc dù bộ chứng từ xuất
trình có hoàn hảo cũng không được thanh toán. Cũng tương tự như vậy, nếu NH chấp nhận
hối phiếu kỳ hạn bị phá sản trước khi hối phiếu đến hạn thì hối phiếu cũng không được trả
tiền. Trừ khi L/C được xác nhận bởi một NH hạng nhất trong nước, còn lại nhà xuất khẩu
sẽ phải chịu rủi ro về hệ số tín nhiệm của NH phát hành cũng như rủi ro chính trị hay rủi ro
do cơ chế chính sách của nhà nước thay đổi.

● Nguyên nhân dẫn đến chứng từ có sai sót:

- Thiếu hiểu biết về UCP.

- Quy trình nghiệp vụ L/C tại các doanh nghiệp tùy tiện.
- Thỏa thuận giữa người mua và người bán không rõ ràng về các chi tiết giao hang hoặc
L/C.

- Thiếu kinh nghiệm và thiếu sự phối hợp giữa các phòng ban trong doanh nghiệp.

- L/C không được phát hành chuẩn xác, có chủ ý xấu, hoặc L/C không hoàn chỉnh, không
khả thi.

- Một số nhà nhập khẩu tinh quái đã cài một số điều khoản không khả thi để bắt lỗi chứng
từ làm cơ sở từ chối nhận hàng (do hợp đồng thương mại bị hớ), hoặc làm cơ sở mặc cả để
giảm giá.

2.3 Đo lường và đánh giá rủi ro

Rủi ro trong lựa chọn phương thức rất lớn (tần suất xuất hiện nhiều và đem đến nhiều hậu
quả nghiêm trọng). Nếu xảy ra rủi ro này người bán có thể mất cả lô hàng mà không nhận
được tiền, hoặc đối với người mua đã thanh toán xong theo hợp đồng mà lại không nhận
được hàng hoặc nhận được hàng kém chất lượng, tuy nhiên hiện nay các nhà xuất nhập
khẩu có rất nhiều biện pháp hạn chế rủi ro nên hậu quả đã được giảm bớt. Do vậy rủi ro
trong lựa chọn phương thức thanh toán được đo lường (tần suất; mức độ nghiêm trọng) là
(5:3). Còn đối với rủi ro đạo đức thì rất lớn và nó thường xuyên xảy ra nên (tần suất; mức
độ nghiêm trọng) là (5:5).
2.4 Các cách quản trị rủi ro trong các phương thức thanh toán quốc tế phổ
biến là:
2.4.1 Phương thức ghi sổ

- Chủ động né tránh: chỉ áp dụng phương thức này khi cả hai bên là các bạn
hàng có mối quan hệ làm ăn lâu dài, thực sự tin tưởng lẫn nhau, không ký kết
hợp đồng với đối tác đang gặp tình trạng tài chính khó khăn

- Loại bỏ nguyên nhân (mối nguy hiểm): áp dụng biện pháp bảo đảm như
thư bảo lãnh ngân hàng, thư tín dụng dự phòng, đặt cọc,…

2.4.2 Phương thức tín dụng chứng từ

- Giảm thiểu rủi ro từ phía ngân hàng phát hành L/C: Bên bán có thể yêu cầu bên mua
mở L/C tại các ngân hàng uy tín, có tên tuổi; Một số trường hợp có thể chỉ định ngân
hàng phát hành L/C là đại lý của ngân hàng tại nước xuất khẩu hoặc ngược lại có
quan hệ đảm bảo.
- Trường hợp nhà xuất khẩu Không xuất trình được bộ chứng từ theo đúng quy định
L/C:

+ Chuẩn bị chứng từ đầy đủ, khi làm thanh toán L/C cần nhân sự giỏi để tránh trường
hợp sửa L/C nhiều lần

+ Cần đàm phán trong hợp đồng tất cả những chứng từ cần chuẩn bị trong bộ chứng
từ hạn chế việc phát sinh thêm sau khi đã ký hợp đồng

+ Kiểm soát chặt chẽ những rủi ro có thể phát sinh khi sử dụng L/C

+ Nhận tham vấn từ ngân hàng thụ hưởng hỗ trợ nhà xuất khẩu

+ Tìm hiểu kỹ về quy định thanh toán L/C và quy định với bộ chứng từ

+ Căn thời gian chuẩn bị chứng từ hợp lý để đàm phán trong ngày mở L/C hạn chế
mơ trước quá sớm hoặc mở trong ngày hàng lên tàu nếu nhà xuất khẩu chưa kịp
chuẩn bị L/C
+ Ngoài những yêu cầu chính trong L/C còn cần chuẩn bị thêm những công cụ của
ngân hàng như : Thư tín dụng dự phòng, Performance bond, Bank guarantee…

- Trường hợp Nhà xuất khẩu gửi chứng từ không hợp lệ, chứng từ giả:

+ Chứng từ liên quan tới hàng hóa như: C/O, I/P, C/Q, Test Report… phải do đơn
vị có thẩm quyền cấp cần xem xét kỹ đơn vị cấp

+ Về vận đơn hãng tàu lập ra sau khi xếp hàng phải được đại diện bên nhập khẩu
kiểm tra giám sát (thông tin ngày tàu chạy, ngày phát hành, tên tàu số chuyến, lịch
tàu…)

+ Nhà nhập khẩu phải được nhận vận đơn gốc để kiểm tra và đối chiếu với bộ chứng
từ trên L/C

+ Chứng từ cần có chữ ký đại diện của bên nhập khẩu kiểm tra, các cơ quan có thẩm
quyền ký phát.

+ Quy định rõ ràng điều khoản phạt trong hợp đồng nếu không thực hiện hợp đồng

2.4.3 Phương thức nhờ thu

- Tìm hiểu thật kỹ đối tác: Xem đối tác có đáng để tin tưởng hay không
- Nên lựa chọn những đối tác đã từng hợp tác làm ăn lâu năm và đáng tin tưởng
- Kết hợp việc thanh toán có bảo lãnh với ngân hàng

2.4.4 Phương thức chuyển tiền

- Tìm hiểu rõ đối tác làm ăn của mình:

+ Xem đó có phải là công ty thực tế hay là công ty ma lừa đảo bằng việc kiểm tra
giấy tờ có tính pháp lý

+ Tham khảo thông tin từ những đối tác đã từng hợp tác làm ăn với công ty đó

- Xây dựng lộ trình thanh toán hợp lý:


+ Trước khi thanh toán phải lựa chọn xem chúng ta nên thanh toán ở thời điểm như
thế nào trước, sau hoặc ngay khi kí hợp đồng hoặc giao hàng. Hoặc cũng có thể lựa
chọn thanh toán bao nhiêu % giá trị hợp đồng và thanh toán nốt phần còn lại ngay
khi nhận hàng. Cũng có thể kết hợp cả 2 phương thức thanh toán với nhau.

+ Ví dụ: Có thể kết hợp 2 phương thức thanh toán là điện chuyển tiền và PTTT L/C,
tức là có thể đặt cọc trước 30% bằng hình thức điện chuyển tiền và 70% còn lại thanh
toán bằng L/C trả ngay không hủy ngang

2.5 Cách quản trị rủi ro đạo đức các phương thức thanh toán quốc tế phổ biến
là:

a) Né tránh rủi ro:


- Không ký hợp đồng với đối tác có nguy cơ lừa đảo, cài điều khoản về chứng
từ trong hợp đồng.
- Loại bỏ nguyên nhân rủi ro: Khảo sát nhà nhập khẩu trước khi quyết định hợp
tác để né tránh những nhà nhập khẩu không có uy tín bằng cách

+ Công ty này thực tế hay là công ty ma lừa đảo bằng việc kiểm tra giấy tờ
có tính pháp lý

+ Tham khảo thông tin từ những đối tác đã từng hợp tác làm ăn với công ty
đó

b) Ngăn ngừa tổn thất:


- Thêm nhân sự/phòng ban kiểm tra hai lần hợp đồng.
- Thuê người quản lý cấp cao có chuyên môn tốt trong khâu huấn luyện về
kiểm tra hợp đồng, chứng từ.
- Đầu tư vào máy móc, thiết bị: kiểm tra, bảo trì định kỳ, cập nhật phần mềm
thường xuyên
c) Giảm thiểu tổn thất:
- Cân nhắc lợi ích chi phí để đưa ra quyết định nên bỏ hàng hay mang hàng về
khi nhà nhập khẩu từ chối nhận hàng, không thanh toán tiền hàng.
d) Tài trợ rủi ro:
- Tự khắc phục: Quỹ tự có nhằm chi cho các khoản rủi ro liên quan đến việc
nhà Nhập khẩu không thanh toán tiền hàng.
- Mua tín dụng bảo hiểm xuất khẩu (Export Credit Insurance) nhằm phòng
ngừa trường hợp người mua không thanh toán tiền hàng.
CHƯƠNG 3: RỦI RO THỎA THUẬN TRỌNG TÀI BỊ VÔ HIỆU HOẶC
KHÔNG THỰC HIỆN ĐƯỢC

3.1 Nhận diện rủi ro

Trong nhiều trường hợp các bên chọn trọng tài thương mại là cơ quan giải quyết khi xảy ra
tranh chấp với ưu điểm là sự chủ động về thời gian, địa điểm, tính bảo mật thông tin cao
cũng như sự linh hoạt, mềm dẻo trong việc chọn ngôn ngữ và nguồn luật áp dụng. Tuy
nhiên khi xảy ra tranh chấp thì cơ quan trọng tài được chọn không có thẩm quyền giải quyết
vụ việc khiến thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu hoặc không thể thực hiện được, nguyên nhân
liên quan đến các yếu tố đề cập trong điều khoản hợp đồng như:
- Cơ quan trọng tài: xét về chuyên môn, số lượng trọng tài viên
- Nguồn luật áp dụng
- Ngôn ngữ áp dụng
- Tính ràng buộc của kết quả xét xử
- Chi phí trọng tài
Từ đó, các bên đưa ra những bằng chứng, lập luận chống lại phán quyết của trọng tài, sau
đó thỏa thuận kết quả của trọng tài bị vô hiệu hóa và một trong hai bên sẽ tiếp tục nộp đơn
lên tòa án để yêu cầu giải quyết tranh chấp → gây mất thời gian cho các bên, hoặc đôi khi
khiến tranh chấp không giải quyết được.
Có hai loại rủi ro cơ bản:
- Rủi ro thỏa thuận trọng tài vô hiệu: nghĩa là điều khoản trọng tài quy định không
phù hợp với quy định của pháp luật, khiến thỏa thuận căn bản đã bị vô hiệu ngay từ
ban đầu
- Rủi ro thỏa thuận trọng tài không thể được thực hiện: nghĩa là quy định của điều
khoản là đúng và phù hợp với luật pháp tuy nhiên lúc xảy ra tranh chấp lại xuất
hiện những thay đổi về các nhân tố trong điều khoản, khiến nó không thể được
thực hiện
3.2 Phân tích rủi ro
3.2.1 Thỏa thuận trọng tài vô hiệu:

Thỏa thuận trọng tài vô hiệu trong các trường hợp:


- Thỏa thuận trọng tài được xác lập để giải quyết tranh chấp không thuộc lĩnh vực
thuộc thẩm quyền của Trọng tài
+ Chuyên môn của các trọng tài không đủ, hoặc không cân xứng
- Người xác lập thoả thuận trọng tài không có thẩm quyền theo quy định của pháp
luật:
+ không phải là người đại diện theo pháp luật của công ty
không phải là người được ủy quyền hợp pháp
+ người được ủy quyền hợp pháp nhưng vượt quá phạm vi được ủy quyền.
- Người xác lập thoả thuận trọng tài không có năng lực hành vi dân sự theo quy định
của Bộ luật dân sự:
+ người chưa thành niên
+ người mất năng lực hành vi dân sự
+ người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự
- Một trong các bên bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép trong quá trình xác lập thoả thuận
trọng tài và có yêu cầu tuyên bố thỏa thuận trọng tài đó là vô hiệu:
+ Do tâm lý và sức khỏe người xác lập thỏa thuận không ổn định, dễ bị lung lay
❖ Bị bệnh đột xuất
❖ Áp lực, gánh nặng tâm lý từ phi vụ tranh chấp
+ Do quyền lực, sức mạnh đàm phán giữa hai bên không cân xứng, dẫn đến việc một
bên mất đi tiếng nói riêng
❖ Vị thế, sức mạnh thị trường không cân xứng
❖ Một bên nắm được điểm yếu của bên còn lại và dùng nó để đe dọa, uy hiếp
- Thỏa thuận trọng tài vi phạm điều cấm của pháp luật:
+ Thành phần Hội đồng trọng tài không phù hợp với thỏa thuận của các bên hoặc trái
với các quy định của Luật này
❖ Số lượng trọng tài nhiều hoặc ít hơn quy định
❖ Trọng tài có mối quan hệ thân thiết với một trong hai bên: Trọng tài viên nhận
tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng
đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài
+ Thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp;
❖ Không thực hiện đầy đủ các bước của quy trình tố tụng bằng trọng tài
❖ Một trong hai bên vắng mặt tại các buổi đàm phán
❖ Việc công nhận và cho thi hành bản án, quyết định dân sự của Tòa án nước
ngoài tại Việt Nam trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

3.2.2 Thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được
Các trường hợp thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được được quy định cụ thể như
sau:
“Thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được” quy định tại Điều 6 Luật TTTM là thỏa
thuận trọng tài thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Các bên đã có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài cụ thể nhưng
Trung tâm trọng tài này đã chấm dứt hoạt động mà không có tổ chức trọng tài kế thừa, và
các bên không thỏa thuận được việc lựa chọn Trung tâm trọng tài khác để giải quyết tranh
chấp.
+ Trung tâm trọng tài bị thu hồi giấy phép, giấy đăng kí hoạt động
- Các bên đã có thỏa thuận cụ thể về việc lựa chọn Trọng tài viên trọng tài vụ việc, nhưng
tại thời điểm xảy ra tranh chấp, vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan mà Trọng
tài viên không thể tham gia giải quyết tranh chấp, hoặc Trung tâm trọng tài, Tòa án không
thể tìm được Trọng tài viên như các bên thỏa thuận và các bên không thỏa thuận được việc
lựa chọn Trọng tài viên khác để thay thế.
+ Dịch covid: cấm người dân đi lại giữa các quốc gia đang là tâm dịch, hoặc cần thời
gian cách ly dẫn đến không thể kịp thời tham gia giải quyết tranh chấp
- Các bên đã có thỏa thuận cụ thể về việc lựa chọn Trọng tài viên trọng tài vụ việc, nhưng
tại thời điểm xảy ra tranh chấp, Trọng tài viên từ chối việc được chỉ định hoặc Trung tâm
trọng tài từ chối việc chỉ định Trọng tài viên và các bên không thỏa thuận được việc lựa
chọn Trọng tài viên khác để thay thế.
+ Trọng tài viên có định kiến với vụ tranh chấp hoặc với một trong hai bên tham gia
tranh chấp
+ Trọng tài viên có sức khỏe kém, không đủ sức để tham gia xét xử
- Các bên có thỏa thuận giải quyết tranh chấp tại một Trung tâm trọng tài nhưng lại thỏa
thuận áp dụng Quy tắc tố tụng của Trung tâm trọng tài khác và điều lệ của Trung tâm trọng
tài do các bên lựa chọn để giải quyết tranh chấp không cho phép điều đó, đồng thời các bên
không thỏa thuận được về việc lựa chọn Quy tắc tố tụng trọng tài thay thế.
+ Không tìm hiểu kỹ càng về quy định của trung tâm trọng tài được chọn
+ Thiếu trọng tài viên có chuyên môn phù hợp
- Nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ và người tiêu dùng có điều khoản về thỏa thuận trọng tài
được ghi nhận trong các điều kiện chung về cung cấp hàng hoá, dịch vụ do nhà cung cấp
soạn sẵn quy định tại Điều 17 Luật TTTM nhưng khi phát sinh tranh chấp, người tiêu dùng
không đồng ý lựa chọn Trọng tài giải quyết tranh chấp.
+ Vì người tiêu dùng không có nhiều thông tin trong việc chọn trọng tài, có thể dẫn
đến việc trọng tài là người quen của nhà cung cấp
+ Người tiêu dùng không có nhiều kiến thức trong việc tranh chấp bằng luật pháp
3.3 Đo lường rủi ro:

Tần suất Rất cao Cao Trung bình Thấp Rất thấp
Mức độ
Rất nghiêm Tranh chấp
trọng Một trong Thỏa thuận
không thuộc
các bên bị trọng tài vi
lừa dối, đe lĩnh vực phạm điều
dọa, cưỡng thuộc thẩm cấm của
ép pháp luật
quyền của
Trọng tài

Nghiêm Áp dụng
trọng Người xác
Quy tắc tố
lập thoả
thuận trọng tụng của
tài không có Trung tâm
thẩm quyền,
trọng tài
không có
năng lực khác
hành vi dân
sự

Trung bình Trọng tài Trung tâm Trọng tài


viên không trọng tài này viên từ chối
thể tham gia đã chấm dứt việc được
giải quyết hoạt động chỉ định
tranh chấp
do bất khả
kháng

Ít nghiêm Người tiêu


trọng dùng không
đồng ý lựa
chọn Trọng
tài
Không
nghiêm
trọng
3.4 Đánh giá rủi ro
- Mức độ nghiêm trọng của rủi ro trong việc thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu hóa hoặc
không được thực hiện là rất lớn, làm cho những tranh chấp không được giải quyết
rõ ràng, khiến cho hợp đồng bị hủy gây thiệt hại về hàng hóa và tiền bạc hoặc các
bên của hợp đồng nảy sinh những bất hòa không mong muốn trong mối quan hệ hợp
tác làm ăn lâu dài.
- Tần suất rủi ro của việc thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu hóa hoặc không được thực
hiện là tương đối thấp. Theo quy định của Luật Trọng Tài Thương Mại “Tranh chấp
được giải quyết bằng Trọng tài nếu các bên có thỏa thuận trọng tài. Thỏa thuận trọng
tài có thể được lập trước hoặc sau khi xảy ra tranh chấp”. Do đó, việc hình thành
một thỏa thuận trọng tài là điều kiện tiên quyết và bắt buộc làm căn cứ phát sinh
tham quyền giải quyết của Trọng tài. Thỏa thuận trọng tài sẽ vẫn có hiệu lực kể cả
khi hợp đồng có thay đổi, gia hạn, hủy bỏ, bị vô hiệu toàn phần hoặc không thể thực
hiện được.
- Kết luận rủi ro thỏa thuận trọng tài bị vô hiệu hoặc không được thực hiện được đo
lường với (mức độ, tần suất) là (3,1)
- Dựa trên thang đo (mức độ; tần suất) của từng rủi ro, nhóm chia 2 rủi ro này vào
bảng ma trận sau để tìm ra thứ tự ưu tiên trong việc ứng phó (kiểm soát) rủi ro:

Tần suất cao Tần suất thấp


Mức độ nghiêm trọng cao RR Thỏa thuận trọng tài bị
vô hiệu hóa
RR Thỏa thuận trọng tài
không thực hiện được

Mức độ nghiêm trọng thấp

3.5 Ứng phó (kiểm soát) rủi ro


3.5.1 Né tránh rủi ro
- Không ký hợp đồng hợp tác với các bên không rõ ràng về pháp lý, dễ nảy
sinh mâu thuẫn
- Loại bỏ các nguyên nhân dẫn đến rủi ro: thêm các điều khoản về tính chất
pháp lý và chủ thể trong điều kiện thực hiện của điều khoản Trọng tài.
3.5.2 Ngăn ngừa tổn thất
- Không chấp nhận thỏa thuận trọng tài nếu chưa tìm hiểu rõ về đặc điểm
thỏa thuận hay về lĩnh vực thẩm quyền của trọng tài.
- Xác định và ghi rõ trong hợp đồng về việc sử dụng trọng tài giải quyết tranh
chấp để tránh dẫn đến việc cưỡng ép thi hành ngoài ý muốn
- Thiết lập các phòng ban có chuyên môn, trình độ về Trọng tài, thường
xuyên mời chuyên gia về để trau dồi kiến thức, kỹ năng
- Bổ sung quy trình rà soát vào trong khâu kiểm tra thông thường để kiểm tra,
kiểm định nghiêm ngặt các quy định và yêu cầu pháp lý thuộc điều khoản
trọng tài trong hợp đồng.
3.5.3 Giảm thiểu tổn thất
- Chủ động tìm cách thương lượng với bên đối tác trong hợp đồng về các
phương án giảm thiểu những thiệt hại về hàng hóa và tài sản nếu không thể
giải quyết theo trọng tài
+ Hạ giá thành sản phẩm hoặc chiết khấu giảm giá đối với phần bị thiệt
hại
+ Bổ sung thêm điều khoản về thiệt hại đó vào trong hợp đồng
- Cân nhắc về chi phí trọng tài nếu thua kiện với phần hàng hóa bị tổn thất
nhằm tối thiểu hóa chi phí.
3.5.4 Tài trợ rủi ro
1. Dùng quỹ tự có của công ty bù đắp vào rủi ro
2. Liên hệ với bên trọng tài khác để làm việc thỏa thuận lại.
3. Khởi kiện lên Tòa án để giải quyết khi thẩm quyền giải quyết đổi từ trọng
tài sang tòa án
4. Mua bảo hiểm cho hợp đồng, trong đó bổ sung điều khoản thỏa thuận trọng
tài vô hiệu hóa.
CHƯƠNG 4: DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

- Nghị quyết 01/2014/NQ-HĐTP hướng dẫn thi hành Quy định Luật Trọng tài thương mại
do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- Luật trọng tài thương mại 2010
- Thư Ký Luật (2018), Các trường hợp thỏa thuận trọng tài không thể thực hiện được,
nganhangphapluat.thukyluat.vn
- Apolatlegal (2020), Các vấn đề cần lưu ý đối với thỏa thuận trọng tài trong các hợp đồng
thương mại, apolatlegal.com
- Lê Sài Gòn, Điều khoản giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế,
simex.edu.vn
- Các phương thức thanh toán quốc tế trong xuất nhập khẩu (2020), melodylogistics.com
- Những rủi ro và giải pháp trong thanh toán quốc tế, dathangtrungquoc.com.vn
- Giáo trình thanh toán quốc tế (TS Trần Hoàng Ngân)

You might also like