BTHS k44cc

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

Câu 1 Nhận định đúng, sai?

Giải thích

1.Người tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội luôn được miễn trách nhiệm hình sự.

Câu khẳng định trên là sai. Căn cứ điều 16 BLHS 2015 quy định người tự ý nửa chừng
chấm dứt việc phạm tội chỉ được miễn trách nhiệm hình sự về tội đinh phạm, còn trong
trường hợp hành vi thực tế đã thực hiện có đủ yếu tố cấu thành của một tội khác thì
người đó phải chiu trách nhiệm hình sự về tội này.

2.Thời điểm tội phạm hoàn thành là thời điểm người phạm tội đã được mục đích phạm tội
của mình.

Câu khẳng định trên là sai. Việc xác định thời điểm tội phạm hoàn thành là không phụ
thuộc vào việc người phạm tội đã đạt được mục đích hay chưa. Khi tội phạm hoàn thành
thì cũng có thể người phạm tội đã đạt được mục đích của mình nhưng cũng có thể chưa
đạt được mục đích đó. Như vậy, thời điểm tội phạm hoàn thành là thời điểm khi hành vi
phạm tội đã thỏa mãn đầy đủ các dấu hiệu được mô tả trong cấu thành tội phạm.

3.Bàn bạc thỏa thuận trước về việc cùng thực hiện tội phạm là dấu hiệu bắt buộc của
đồng phạm.

Câu khẳng định trên là sai. Vì những người đồng phạm có thể bàn bạc trước hoặc trong
khi thực hiện tội phạm, không nhất thiết phải là bàn bạc thỏa thuận trước.

4.Cùng mục đích là dấu hiệu bắt buộc của đồng phạm.

Câu khẳng định trên là sai. Trong quá trình cố ý cùng thực hiện một tội phạm, mục đích
phạm tội của mỗi người đồng phạm có thể khác nhau. Đối với những tội phạm không yêu
cầu mục đích là dấu hiệu định tội thì các đồng phạm không buộc phải có chung dấu hiệu
“cùng mục đích”.

5.Đối với những tội phạm có chủ thể đặc biệt, thì đòi hỏi những người đồng phạm phải
có dấu hiệu chủ thể đặc biệt đó.

Câu khẳng định trên là sai. Vì người có dấu hiệu đặc biệt thực hiện tội phạm, nhưng
người đồng phạm của họ có thể có hoặc không có dấu hiệu chủ thể đặc biệt. Ví dụ các
dấu hiệu liên quan đến quyền hạn, chức vụ như tội tham ô tài sản : Nguyễn Văn B( chủ
tịch huyện) và Nguyễn Văn C (không có chức vụ, là người họ hàng với B) đã lên kế
hoạch và chính B là người thực hành trong vụ tham ô tài sản, còn C là người giúp sức.

Câu 2: Luyện làm quen với Luyến trên mạng. Sau vài lần nói chuyện, Luyện ngõ lời yêu
Luyến và hẹn Luyến đi chơi, Luyến nhận lời. Được Luyến nhận lời mời đi chơi, Luyện
có ý định hiếp dâm Luyến nên gọi Nam, Tiến, Quân và rủ ba tên cùng thực hiện tội
phạm. Sau khi đưa nạn nhân đến chỗ vắng, cả bốn tên thay nhau thực hiện hành vi hiếp
dâm nạn nhân nhiều lần.

a. Xác định khách thể và đối tượng tác động của tội phạm trong vụ án trên?
- Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội bị tội phạm xâm phạm. Trong trường
hợp trên, khách thể của tội phạm hiếp dâm là quan hệ nhân thân. (Hành vi hiếp
dâm ở mức độ nào đó đã xâm hại đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự thậm chí có
thể xâm hại đến tính mạng của con người mà khách thể này đã được luật hình sự
bảo vệ).
-Đối tượng tác động của tội phạm trong vụ án trên: Đối với tội hiếp dâm. Luyện,
Nam, Tiến, Quân đưa Luyến đến chỗ vắng, cả bốn tên thay nhau thực hiện hành vi
hiếp dâm Luyến nhiều lần. Trong trường hợp phạm tội này, bốn tội phạm xâm hại
quan hệ nhân thân của Luyến và chỉ có thể thông qua sự tác động lên cơ thể của
Luyến mới có thể gây thiệt hại đến nhân thân của Luyến. Do đó, đối tượng tác
động là của tội hiếp dâm là con người- Luyến là chủ thể của quan hệ nhân thân

a. Luyện, Nam, Tiến, Quân có phải là đồng phạm không? Hãy xác định vai trò của
từng người trong vụ án trên.
Khoản 1 Điều 17 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định: “Đồng
phạm là trường hợp có hai người trở lên cố ý cùng thực hiện một tội phạm”.

Những dấu hiệu của đồng phạm bao gồm: dấu hiệu về mặt khách quan và dấu hiệu
về mặt chủ quan, thiếu một trong hai dấu hiệu này thì không có đồng phạm xảy ra.

-Luyện, Nam, Tiến, Quân là đồng phạm với nhau. Vì đã thoả mãn:

+Điều kiện khách quan của đồng phạm:

Theo tình huống đưa ra, Luyện, Nam, Tiến, Quân đều đã thỏa mãn điều kiện chủ thể
của tội phạm, tức là cả bốn tên đều có năng lực trách nhiệm hình sự và đã đủ tuổi chịu
trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự.

Luyện, Nam, Tiến, Quân đã cùng thực hiện việc hiếp dâm Luyến, tất cả những hành
vi của Luyện, Nam, Tiến, Quân được thực hiện trong sự thống nhất chung với nhau từ
trước. Như vậy, các dấu hiệu về mặt khách quan của đồng phạm trong vụ án này đã đầy
đủ.

+Điều kiện chủ quan của đồng phạm:


Cùng lý trí:Luyện, Nam, Tiến, Quân đều biết hành vi hiếp dâm Luyến là gây nguy
hiểm cho xã hội, xâm hại tới quan hệ xã hội được Luật hình sự bảo vệ. Cả Luyện,
Nam, Tiến, Quân phải thấy trước hậu quả của hành vi hiếp dâm của mình cũng như
hậu quả chung của tội phạm mà họ tham gia thực hiện.

Cùng ý chí: Giữa Luyện, Nam, Tiến, Quân đã có hành vi rủ rê, lập kế hoạch tức là đã
có sự liên kết trong việc thực hiện tội phạm, cả bốn tên đều mong muốn thực hiện
hành vi hiếp dâm Luyến xảy ra. Tất cả các hành vi của Luyện, Nam, Tiến, Quân đều
xuất phát từ ý chí của từng người. Đây là các biểu hiện của lỗi cố ý trực tiếp.Giữa 4
người đồng phạm cùng mong muốn hoặc cùng có ý thức bỏ mặc cho hậu quả chung
phát sinh.

- Vai trò của từng người trong vụ án trên:

+ Luyện với vai trò là người thực hành (tự chính bản thân mình thực hiện hành vi hiếp
dâm đối với Luyến) và cũng là người tổ chức (gợi ra âm mưu của vụ hiếp dâm Luyến
cho đồng bọn)

+Nam, Tiến, Quân là người thực hành (thực hiện hành vi hiếp dâm đối với Luyến).

b. Giả thiết Quân chỉ có hành vi giữ tay chân Luyến để ba tên Luyện, Nam, Tiến giao
cấu với nạn nhân. Có ý kiến cho rằng Luyện, Nam, Tiến là người thực hành, còn
Quân là người giúp sức. Vậy ý kiến của bạn thế nào? Giải thích rõ tại sao?

Tình huống trong đề bài, Luyện, Nam, Tiến đã thực hiện hành giao cấu với nạn nhân, như
vậy hành vi của Luyện, Nam, Tiến đã thỏa mãn các cấu thành tội phạm trong vụ án đồng
phạm với tư cách là những người thực hành, đồng thời riêng bản thân Luyện lại giữ thêm
vai trò là người tổ chức chính Luyện là người đã gợi ra âm mưu của vụ hiếp dâm Luyến
cho đồng bọn. Đề cho biết Quân chỉ giữ chân tay của Luyến mà không thực hiện hành vi
giao cấu với nạn nhân nên đã có ý kiến cho rằng Quân chỉ là người giúp sức. Tuy nhiên,
theo quan điểm của em, Quân không phải là người giúp sức, mà chính là người thực hành
trong vụ án

Qua các khái niệm về người thực hành(là người trực tiếp thực hiện tôị phạm) và người
giúp sức (tạo điều kiện về vật chất hoặc tinh thần cho việc thực hiện tội phạm). Ta thấy,
Quân hoàn toàn không có dấu hiệu hành vi của người giúp sức. Hành vi giữ chân tay
Luyến của Quân là hành vi dùng vũ lực trực tiếp thực hiện tội phạm mà ở người giúp sức
thì không có điều này. Quân đã trực tiếp tham gia vào việc hiếp dâm Luyến, nhiệm vụ
của Quân là chỉ giữ chân tay để Luyến không thể chống cự, còn ba tên kia thì thực hiện
giao cấu trái ý muốn nạn nhân. Quân đã trực tiếp tác động đến cơ thể của nạn nhân, tức là
Quân cũng là người trực tiếp tham gia việc thực hiện tội phạm. Do vậy hành vi của Quân
đã thỏa mãn tất cả các dấu hiệu của người thực hành trong vụ án.

You might also like