Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 28

Khoa học vì một nền Dinh Dưỡng tốt hơn

Loạt kiến thức của Viện Dinh Dưỡng Nestlé


Bài đánh giá về Probiotic - Khoa học mới nổi
Số 01, 2013
Bài đánh giá về Probiotic - Khoa học mới nổi

©2013, Nestlé Nutrition Institute.

Mọi bản quyền đã được đăng ký. Toàn bộ nội dung của ấn phẩm này không được phép dịch sang bất kỳ ngôn ngữ khác,
không được sao chép hay sử dụng dưới bất kỳ hình thức nào hay bằng bất kỳ phương tiện nào, điện tử hay máy móc bao
gồm sao chụp, ghi chép lại, sao vi bảng, hay bằng bất kỳ hệ thống lưu giữ và phục hồi thông tin nào, nếu không có văn
bản cho phép của Viện Dinh Dưỡng Nestlé, Ấn Độ.

Quan điểm và ý tưởng trong tài liệu này chỉ là ý kiến riêng của người diễn thuyết. Việc thực hiện đã được tiến hành hết sức
cẩn thận để có thông tin chính xác trong cuốn sách nhỏ này. Tuy nhiên, Viện Dinh Dưỡng Nestlé, các tác giả và phụ tá hay
các cộng sự không chịu trách nhiệm đối với bất kỳ lỗi, thiếu sót hay sự không chính xác trong ấn phẩm này do sơ xuất hay
lý do nào khác, hoặc đối với bất kỳ hậu quả nào phát sinh do việc sử dụng thông tin trong tài liệu này.

Tài liệu chỉ dành cho cán bộ y tế.

©2013, Nestlé Nutrition Institute.

2
Bài đánh giá về Probiotic - Khoa học mới nổi

Lời nói đầu


Tiến sĩ Sanjeev Ganguly
Giám Đốc Y Khoa và Hợp Tác Khoa Học
Viện Dinh dưỡng Nestlé - Nam Á.

Một hệ thống miễn dịch khỏe mạnh là điều cần thiết cho sự sinh tồn và phục hồi bình thường từ bệnh tật. Ở trẻ sơ sinh,
năm đầu tiên sau sinh ra là một giai đoạn quan trọng cho sự phát triển của hệ thống miễn dịch. Hệ vi sinh đường ruột
đóng một vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh chức năng miễn dịch của trẻ sơ sinh và do đó ảnh hưởng đến sức khỏe
lâu dài ngay cả khi đã trưởng thành.

Probiotic có thể thay đổi các thành phần của hệ vi sinh đường ruột và do đó có thể điều chỉnh các khía cạnh của miễn dịch
bẩm sinh và thích ứng ở trẻ em. Điều này đã dẫn đến việc sử dụng các probiotic để phòng ngừa, quản lý hoặc điều trị các
tình trạng sức khỏe khác nhau như tiêu chảy, dị ứng, sâu răng và đái tháo đường thai kỳ trong số các bệnh khác. Tuy
nhiên, việc thiếu các tiêu chuẩn quy định thống nhất có thể dẫn đến các phương pháp tiếp thị sản phẩm không hiệu quả
với các tuyên bố sai. Luôn ghi nhớ rằng, điều cấp thiết là cần có một khung pháp lý thích hợp ở Ấn Độ để chuẩn hóa các
hướng dẫn và quy định về việc sử dụng probiotic với các tiêu chuẩn quốc tế nhằm đảm bảo việc sử dụng chúng một cách
an toàn và hiệu quả.

Viện Dinh dưỡng Nestlé vô cùng hài lòng khi mang đến cho bạn các bài viết đánh giá về probiotic. Bài viết “Probiotic
và miễn dịch” đánh giá sự phát triển của hệ thống miễn dịch ở trẻ sơ sinh và trẻ em, làm rõ về vai trò của các probiotic
trong sự phát triển của hệ vi sinh đường ruột và trên các khía cạnh của hệ thống miễn dịch và sau cùng, trình bày dữ liệu
lâm sàng về hiệu quả và lợi ích của việc bổ sung probiotic, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai và cho con bú. Bài
viết “Probiotic trong nhi khoa: Chức năng, An toàn và các khía cạnh Pháp lý” cung cấp một phác thảo về khía cạnh
an toàn của các probiotic trong các dân số khác nhau, đặc biệt là trẻ nhũ nhi và phụ nữ mang thai. Bài viết cũng nghiên
cứu về các khung pháp lý tồn tại ở Ấn Độ, Hoa Kỳ và các nước lân cận.

Chúng tôi hy vọng rằng bạn tìm thấy sự hữu ích và hiểu rõ hơn về probiotic trong những bài viết đánh giá này.

3
Bài đánh giá về Probiotic - Khoa học mới nổi

Nội dung

Các Probiotic và miễn dịch ........................................................................................................................................................................ 1


Giới thiệu ........................................................................................................................................................................................................... 1
Sự phát triển của hệ thống miễn dịch trong suốt thời thơ ấu 1
Hệ vi sinh đường ruột .................................................................................................................................................................................... 2
Hệ vi sinh niêm mạc .................................................................................................................................................................................... 2
Hệ vi vi sinh lòng ruột 2
Hệ vi sinh đường ruột và chức năng miễn dịch 4
Probiotic trong chức năng miễn dịch 5
Định nghĩa 5
Cơ chế hoạt động 5
Probiotic và chức năng miễn dịch 5
Ứng dụng Probiotic trong lâm sàng 6
Mang thai và cho con bú 7
Trẻ nhũ nhi và trẻ em 8
Người lớn và người cao tuổi 10

Kết luận ............................................................................................................................................................................................................ 11

Probiotic trong nhi khoa: Chức năng, An toàn và các khía cạnh Pháp lý 12
Probiotic là thực phẩm chức năng 12
Lợi ích chức năng của Probiotic 13
Các khía cạnh an toàn của Probiotic 14
Các khía cạnh an toàn của Probiotic 14
Trẻ nhũ nhi 14
Người lớn 15
Các khía cạnh pháp lý của Probiotic 15
Viễn cảnh toàn cầu 15
Các quy định tại Nhật Bản 18
Các quy định tại Ấn Độ 18
Kết luận ............................................................................................................................................................................................................ 19

4
Bài đánh giá về Probiotic - Khoa học mới nổi

Probiotic và miễn dịch


Tại thời điểm mới sinh, trẻ nhũ nhi có một đường tiêu hóa vô trùng; tuy nhiên, vi khuẩn
bắt đầu khu trú rất nhanh chóng. Bằng chứng từ các nghiên cứu đã cho thấy hệ vi sinh đường
ruột rất quan trọng và tham gia trong việc điều hòa các chức năng miễn dịch của một trẻ sơ
sinh và do đó ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài ngay cả khi đã trưởng thành.

Khả năng điều chỉnh các thành phần của hệ vi sinh bằng probiotic đã dẫn đến việc dùng
probiotic trong phòng ngừa, quản lý hoặc điều trị các tình trạng sức khỏe khác nhau như
tiêu chảy, dị ứng, sâu răng và đái tháo đường thai kỳ trong số các bệnh khác. Khoa học mới Tiến sĩ Ashish Mehta
nổi về probiotic đã giúp làm sáng tỏ cơ chế hoạt động của probiotic mà qua đó có thể điều Khoa Nhi Sơ Sinh,
chỉnh hệ vi sinh đường ruột và bảo vệ cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Trường Cao Đẳng
Nhi Khoa,
Úc
Bài viết về "Probiotic và miễn dịch" đánh giá sự phát triển của hệ thống miễn dịch ở trẻ nhũ
nhi và trẻ em, làm rõ về vai trò của probiotic trong sự phát triển của hệ vi sinh đường ruột
và trên các khía cạnh của hệ thống miễn dịch và cuối cùng, trình bày dữ liệu lâm sàng về
hiệu quả và lợi ích của việc bổ sung probiotic, đặc biệt là ở trẻ nhũ nhi, phụ nữ có thai và
cho con bú.

Giới thiệu

Hệ thống miễn dịch bao gồm nhiều loại tế bào và phân tử không những tương tác với nhau mà còn tương tác với các tác
nhân gây bệnh và giúp bảo vệ cơ thể chống lại các vi khuẩn, virus và ký sinh trùng. Nguồn chính kích thích vi khuẩn mà
vừa có tác dụng có hại và có lợi đối với sức khỏe con người là hệ vi sinh đường ruột. Hệ vi sinh đường ruột hoạt động như
một tác nhân chính trong sự phát triển của hệ thống miễn dịch sau khi sinh, dung nạp qua đường uống và miễn dịch.1
Mô bạch huyết liên quan đường ruột (GALT) là một phần quan trọng trong hệ thống miễn dịch niêm mạc ruột, vì nó đóng
một vai trò quan trọng trong việc giúp bảo vệ chống lạimôi trường bên ngoài.

Cơ thể con người được trang bị với hệ thống miễn dịch bẩm sinh và thích ứng. Hệ thống miễn dịch bẩm sinh là cơ chế
giúp bảo vệ cơ thể nhanh chóng chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật trong vòng vài giờ. Hệ thống miễn dịch thích ứng
là phản ứng kháng nguyên đặc biệt xuất hiện trong một vài ngày sau khi tiếp xúc với các vi sinh vật xâm nhập.

Sự phát triển của hệ thống miễn dịch trong suốt thời thơ ấu

Ở trẻ sơ sinh, hệ thống miễn dịch bẩm sinh và thích ứng cũng như chức năng của chúng không được phát triển đầy đủ, và
sự phát triển chỉ ở giai đoạn sau. Bảng 1 cho thấy sự phát triển của các thành phần của hệ thống miễn dịch đặc biệt trong
cuộc sống ban đầu.2 Động học của sự trưởng thành của hệ thống miễn dịch khác nhau cho các thành phần khác nhau. Ô
màu xanh dương chỉ ra hệ thống chưa trưởng thành; Ô màu xanh lá cây thể hiện hệ thống đang phát triển; và Ô màu
trắng chỉ ra mức độ trưởng thành.

1
Bài đánh giá về Probiotic - Khoa học mới nổi

Bảng 1: Sự phát triển của hệ thống miễn dịch 2

Chất nhầy
có tính axit

Hệ vi sinh Thay đổi lần


Changes again
nữa trong khi
cộng sinh lão hóa

>Mức độ >Mức độ >Mức độ >Mức độ >Mức độ


Tế bào NK trưởng thành trưởng thành trưởng thành trưởng thành trưởng thành

IgG

IgM

IgA

Miễn dịch qua Giảm lần nữa


Decreases again
trong khi
trung gian Th1 lão hóa

Đáp ứng kháng thể


phụ thuộc tế bào T

Chưa phát triển Đang phát triển Mức độ trưởng thành

Cơ thể con người được trang bị với hệ thống miễn dịch bẩm sinh và thích ứng. Hệ thống miễn dịch bẩm sinh là cơ chế
giúp bảo vệ cơ thể nhanh chóng chống lại sự xâm nhập của vi sinh vật trong vòng vài giờ. Hệ thống miễn dịch thích ứng
là phản ứng kháng nguyên đặc biệt xuất hiện trong một vài ngày sau khi tiếp xúc với các vi sinh vật xâm nhập.

Hệ vi sinh đường ruột

Ruột của người chứa khoảng 10 ⁴ vi khuẩn, với số lượng gấp 10 lần tổng số tế bào trong cơ thể con người. Tập đoàn hệ vi
sinh đường ruột này phức tạp trong một số hoạt động sinh lý quan trọng như chuyển hóa, dinh dưỡng, miễn dịch, và các
hoạt động tiêu hóa và do đó, có thể được coi như là một cơ quan chức năng. Hệ vi sinh đường ruột có thể được phân loại
thành hai hệ cộng sinh: hệ vi sinh niêm mạc và trong lòng ruột.

Hệ vi sinh niêm mạc ruột


Vi khuẩn trong lòng ruột là những vi khuẩn tự do trôi nổi trong lòng ruột. Những loại vi khuẩn này có liên quan đến quá
trình chuyển hóa.

Hệ vi sinh trong lòng ruột


Vi khuẩn trong lòng ruột là những vi khuẩn tự do trôi nổi trong lòng ruột. Những loại vi khuẩn này có liên quan đến quá
trình chuyển hóa.

Sự phát triển của hệ vi sinh đường ruột


Từ giai đoạn đầu của thời thơ ấu cho đến lúc trưởng thành, sự phát triển của hệ vi sinh đường ruột là một quá trình động

2
Bài đánh giá về Probiotic - Khoa học mới nổi

học.⁴ Việc thành lập hệ vi khuẩn sơ bộ bắt đầu trong vài giờ đầu sau sinh. Sự khu trú và tăng sinh bắt đầu với một nhóm
các vi khuẩn hiếu khí đơn giản. Vi khuẩn ban đầu này có nguồn gốc từ mẹ và từ môi trường gần nhất với trẻ sơ sinh. Sau
nền tảng ban đầu của vi khuẩn hiếu khí, phải có giai đoạn kế tiếp cho khu trú và tăng sinh của các mức độ vi khuẩn tiếp
theo, đó là các vi khuẩn kỵ khí bắt buộc. Giai đoạn này xảy ra với tiến trình giới thiệu các loại thức ăn khác nhau như sữa
mẹ, thức ăn bổ sung và thức ăn đặc.Trên một mức độ rộng hơn, tiếp xúc với các yếu tố xã hội như anh chị em và các bạn tại
nhà trẻ cũng ảnh hưởng đến sự khu trú và tăng sinh của hệ vi sinh. Các yếu tố môi trường như khi ăn vào hoặc sử dụng
kháng sinh cũng đóng một vai trò đáng kể trong việc đưa vào từ từ trong đường ruột các loài vi khuẩn khác nhau. Hình 1
mô tả các yếu tố ảnh hưởng đến hệ vi sinh ở người.

Các thành phần của hệ vi sinh đường


Hình 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thiết lập hệ vi sinh ở người. ⁴
ruột khác nhau dọc theo đường tiêu
hóa. Vi khuẩn hiếu khí thưa thớt và vi
khuẩn kỵ khí ngẫu nhiên như liên cầu Chế độ ăn
khuẩn (Streptococcus), Khuẩn sữa - Ăn chất xơ
(Lactobacillus) và các vi khuẩn đường - Béo phì

ruột (Enterobacteriaceae) được tìm


- Di truyền của vật chủ
thấy trong ruột non. Vi khuẩn kỵ khí
- Chuyển từ mẹ sang con và sự định cứ sớm
phong phú như các Bacteroide, - Kháng sinh và thuốc Thành phần hệ vi sinh vật
bi dobacteria và clostridia được tìm - Nhiễm trùng
- Viêm
thấy trong ruột già.
- Stress
- Vệ sinh Cộng sinh Rối loạn hệ vi khuẩn
Bảng 2: Liệt kê các hệ vi khuẩn chủ - Tuổi SCFA Yếu tố
yếu trong cơ thể con người .⁴ PSA độc lực
PTGN
Rối loạn điều hòa hệ miễn dịch
(và...)
Điều hòa hệ miễn dịch
Cân bằng nội môi Viêm

Bảng 2: Hệ vi khuẩn chiếm ưu thế trong cơ thể con người


Hệ Loại Đặc điểm Ví dụ

Firmicutes Bacilli; clostridia Gram dương; đa dạng về hình thái (que, dạng Lactobacillus; Ruminococcus;
cầu khuẩn, xoắn ốc), sinh lý (kỵ khí, ưa khí); Clostridium; Staphylococcus;
bao gồm vi khuẩn có lợi và cộng sinh Enterococcus; Faecalibacterium

Bacteroidetes Bacteroidetes Gram âm; gồm 3 loại lớn phân bố rộng rãi trong Bacteroides ; Prevotella
môi trường, bao gồm đất, nước biển, và ruột
động vật

Proteobacteria Gammaproteobacteria; Gram âm; bao gồm một loạt các tác nhân Escherichia; Pseudomonas
betaproteobacteria gây bệnh

Actinobacteria Actinobacteria Gram dương; hình thái đa dạng; sản xuất lượng Bi dobacterium; Streptomyces;
kháng sinh lớn trong ngành công nghiệp Nocardia
dược phẩm

3
Bài đánh giá về Probiotic - Khoa học mới nổi

Hệ vi sinh đường ruột và chức năng miễn dịch

Hệ vi sinh đường ruột và chức năng miễn dịch đang trở thành trọng tâm trong thời gian gần đây vì rằng hệ vi sinh đường
ruột đóng một vai trò quan trọng trong việc tinh chỉnh các thành phần của hệ thống miễn dịch (xem hình 2). Có giải
thuyết rằng sự cân bằng thành phần của vi sinh có thể dẫn đến sự cộng sinh giữa các vi khuẩn thường trú, sản xuất các
hợp chất điều hòa miễn dịch, và sau đó điều hòa các phản ứng miễn dịch. Tuy nhiên, sự gián đoạn hoặc thay đổi hệ vi
sinh bởi các yếu tố như chế độ ăn uống và thuốc kháng sinh có thể dẫn đến rối loạn hệ vi sinh và rối loạn điều hòa các
phản ứng miễn dịch (xem hình 1). ⁴ Mặt đáng khích lệ của độ mềm dẻo này là probiotic thường được sử dụng để điều
chỉnh các thành phần của các hệ vi sinh và thường được sử dụng trong các nghiên cứu can thiệp dinh dưỡng.

Hình. 2: Tương tác chặt chẽ giữa môi trường vi sinh vật đường ruột
và hệ thống miễn dịch

Probiotics Prebiotics

Tế bào
M

Vi khuẩn
Lu

cộng sinh DC
Mu

m
en
cu
sl
ay
Ep

IL-10
er
ith

TGF-
eli

IL-4
al

IL-12
lay

IL-5 TH 0
er

IL-13 Tolerance
Immunity Treg
DC IL-10
TH 2 TH 1 TGF-
La
mi
na

h
atc
pr

IFN- p
r’s
op

IL-2 e ye
ria

P
TH 1
TH 2
Hệ thống miễn dịch
X Treg

4
Bài đánh giá về Probiotic - Khoa học mới nổi

Probiotic trong chức năng miễn dịch

Định nghĩa

Tổ chức Lương Nông Thế Giới/ Tổ chức Y tế Thế giới đã định nghĩa Probiotic là "vi sinh vật sống mà khi dùng với số lượng
phù hợp, mang lại lợi ích sức khỏe trên con người."

Cơ chế tác động


Cơ chế mà các probiotic làm thay đổi hệ vi sinh đường ruột bao gồm.⁵

Làm giảm pH lòng ruột


Cạnh tranh chất dinh dưỡng
Tiết các bacteriocin - đó là những hợp chất chống vi khuẩn
Phòng ngừa vi khuẩn kết dính và xâm nhập vào các tế bào biểu mô
Kích thích sản xuất các defensin - đó là các hợp chất kháng khuẩn của con người

Probiotic và chức năng miễn dịch

Phát triển miễn dịch bẩm sinh


Khả năng thực bào của các đại thực bào, các tế bào diệt tự nhiên (NK) và sản xuất các cytokine bởi các tế bào ruột là
những yếu tố liên quan quan trọng có ảnh hưởng đến cơ chế của probiotic và miễn dịch bẩm sinh. Một số nghiên cứu đã
cho thấy các chủng probiotic khác nhau sẽ ảnh hưởng đến các khía cạnh khác nhau của miễn dịch bẩm sinh. Một số tác
dụng, được xem xét bởi Delcenserie và cộng sự, được liệt kê như sau:

Loài Chủng/Dòng Vai trò trong miễn dịch bẩm sinh

acidophilus La1
casei
Lactobacillus Tăng khả năng thực bào
rhamnosus HN001
rhamnosus GG

lactis HN019
Bi dobacterium Tăng khả năng thực bào
lactis Bb12

rhamnosus HN001
Lactobacillus Tăng hoạt động của tế bào giết tự nhiên
casei subspecies, casei+dextran

Bif dobacterium lactis HN019

rhamnosus GG
casei GG
Lactobacillus acidophilus Ức chế tế bào lympho tăng sinh và gây chết tế bào
delbrueckii subsp. bulgaricus
paracasei

Bif dobacterium lactis

Streptococcus thermophiles

Escherichia coli Nissle 1917

Lactobacillus casei Shirota Tăng khả năng miễn dịch qua trung gian tế bào

5
Bài đánh giá về Probiotic - Khoa học mới nổi

Sự phát triển của miễn dịch thích ứng

Người ta đã công bố rằng hầu hết các chủng probiotic có khả năng kích thích tế bào B sản xuất IgA và gắn với kháng
nguyên để duy trì khả năng miễn dịch dịch thể đường ruột, do đó hạn chế vi khuẩn tiếp cận biểu mô. Các tế bào đuôi
gai (Dcs), các tế bào điều khiển T (treg) và sản xuất IgA ảnh hưởng đến cơ chế của probiotic và miễn dịch thích ứng.1
Một số tác dụng của probiotic trong miễn dịch thích ứng đã được xem xét bởi Delcenserie và cộng sự (cs) được liệt kê
sau đây:

Loài Chủng Vai trò trong miễn dịch thích ứng

Lactobacillus rhamnosus Làm giảm sự tăng sinh và kích hoạt tế bào treg

Làm giảm IL-12, IL-6, TNF-α, ức chế sự biểu hiện của B7.2, gây biệt hóa tế bào T
Lactobacillus reuteri
điều hòa

Lactobacillus casei subsp. alactus Tăng IL-12, IL-6 và TNF-α

Lactobacillus casei Làm giảm biệt hóa tế bào T điều hòa

• gasseri
Lactobacillus • johnsonii Tăng IL-12 và IL-18, nhưng không tăng Il10
• reuteri
Lactobacillus casei Tăng IL-12 thông qua kích thích các đại thực bào

Ứng dụng lâm sàng của probiotic

Probiotic có lợi cho sức khỏe bằng tác động ở ba cấp độ. Ở cấp độ đầu tiên, probiotic có thể hoạt động trong đường
tiêu hóa. Ở cấp độ thứ hai, probiotic có thể ảnh hưởng đến chức năng bảo vệ và hệ thống miễn dịch niêm mạc
đường ruột bằng cách tương tác trực tiếp với lớp niêm mạc và biểu mô đường ruột. Cấp độ thứ ba là probiotic tác
động ngoài đường tiêu hóa, ví dụ, trên hệ thống miễn dịch cơ thể và các cơ quan khác.⁵ Bằng chứng hiện tại của
những ảnh hưởng của probiotic ngày càng tăng và một số ứng dụng lâm sàng của probiotic được liệt kê trong
Bảng 3.

Bảng 3: Kết quả của các nghiên cứu lâm sàng về lợi ích của probiotic
Các nghiên cứu lâm sàng Kết quả lâm sàng

Kullen và Bettler, 2005 Phòng ngừa các bệnh nhiễm trùng thông thường của trẻ, làm giảm dị ứng thức ăn, viêm da dị ứng

Dotan và Rachmilewitz, 2005 Vi sinh vật hội sinh điều chỉnh tính toàn vẹn của hàng rào biểu mô và định hình các phản ứng
miễn dịch liên quan biểu mô

Ko và cộng sự, 2007 Chứng minh tác dụng bảo vệ của vi khuẩn probiotic trên hàng rào biểu mô toàn vẹn

Ukena và cộng sự, 2007 Escherichia coli Nissle 1917 đã cho thấy khả năng bảo vệ chống lại viêm đại tràng

Karczewski và cộng sự, 2010 Khuẩn Lactobacillus plantarum cho thấy có vai trò thế TLR2 như một điều hòa tính toàn vẹn của biểu mô

Johannsen và Prescott, 2009 Phòng ngừa bệnh dị ứng từ đầu hơn là trong điều trị khi đã mắc bệnh

Kalliomaki và cộng sự , 2010; Probiotic trước khi sinh và sau khi sinh có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh chàm
Tang và cộng sự , 2010

6
Bài đánh giá về Probiotic - Khoa học mới nổi

Một số ứng dụng lâm sàng của probiotic trong các nhóm tuổi khác nhau của dân số được liệt kê dưới đây.

Mang thai và cho con bú


Các thành phần của hệ vi sinh người mẹ được cho là ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và trẻ nhũ nhi.

Lợi ích cho mẹ


Chuyển dạ sinh non và sinh non: người ta đã quan sát thấy trong trường hợp người mẹ bị nhiễm trùng, nguy cơ của
chuyển dạ sinh non và sinh non khoảng 30-50%. Do đó, đã có gợi ý rằng probiotic có thể giúp đỡ trong bối cảnh này
do probiotic có khả năng thay thế và ức chế tác nhân gây bệnh và phá vỡ dòng thác viêm dẫn đến chuyển dạ sinh non
và sinh non. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc uống sữa lên men và đặt hay tra vào âm đạo sữa chua thương mại có
sẵn có thể làm giảm tỷ lệ nhiễm trùng bộ phận sinh dục gần 81% ở phụ nữ mang thai.Tuy nhiên, nhiều dữ liệu được
yêu cầu phải đánh giá hiệu quả thực tế của probiotic trên chuyển dạ sinh non và sinh non.⁶

Chuyển hóa glucose: đái tháo đường thai kỳ ngày càng phổ biến và có tác động nghiêm trọng đối với sức khỏe của
cả người mẹ và thai nhi trong suốt quá trình mang thai và trong cuộc sống sau này. Người ta đã quan sát thấy rằng
dung nạp glucose tốt hơn trong toàn bộ quá trình mang thai và 12 tháng sau sinh ở phụ nữ mang thai mà nhận được
sự tư vấn dinh dưỡng và probiotic (L. rhamnosus GG và B. lactis BB12).

Táo bón: Probiotic có thể cải thiện sự rối loạn hệ vi sinh đường ruột - một trong những nguyên nhân của táo bón.
Một nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng khi cho phụ nữ mang thai bị táo bón một hỗn hợp probiotic (Bi dobacterium
bi dum W23, Bi dobacterium lactis W52, Bi dobacterium longum W108, Lactobacillus casei W79, Lactobacillus
plantarum W62 và Lactobacillus rhamnosus W71), thì có một sự cải thiện đáng kể các triệu chứng của táo bón.
Nghiên cứu báo cáo một sự giảm đáng kể cảm giác tắc nghẽn hậu môn trực tràng, cảm giác xổ không hoàn toàn,
gắng sức trong quá trình đại tiện và đau bụng co thắt. ⁷

Lợi ích đối với trẻ em


Bệnh dị ứng: Tỷ lệ mới mắc hàng năm các bệnh dị ứng như hen suyễn, viêm da dị ứng và viêm giác mạc dị ứng có xu
hướng tăng.⁸ Người ta tin rằng nguy cơ mắc bệnh dị ứng có thể là kết quả của sự thiếu hoặc chậm chuyển đổi sang
phản ứng loại Th2 nhiều hơn thay vì cân bằng phản ứng loại Th1- và Th2. Có giả thuyết cho rằng việc cung cấp
probiotic tại thời điểm khi các vi khuẩn tiết axit lactic phát triển trong môi trường đường ruột có thể gây ảnh hưởng
đến sự phát triển miễn dịch theo hướng cân bằng phản ứng loại Th1 và Th2. ⁹ Ngoài ra, người ta cũng đã quan sát
thấy rằng dân số hệ vi sinh của đứa trẻ bị bệnh dị ứng tạo ra Clostridia nhiều hơn và Bi dobacteria ít hơn.9 Điều trị
với probiotic L. rhamnosus GG ở phụ nữ mang thai và cho con bú và trẻ em có nguy cơ mắc bệnh dị ứng (chàm dị
ứng, viêm mũi dị ứng và hen suyễn) trong 6 tháng sau khi sinh làm giảm tỷ lệ mới mắc hàng năm chàm dị ứng ở trẻ
em trong 2 năm đầu đời. 10 Tương tự như vậy, phụ nữ mang thai từ 36 tuần đến 3 tháng sau sinh và trong suốt thời
gian cho con bú khi bổ sung sữa với L. rhamnosus GG, L. acidophilus La-5 và Bi dobacterium animalis subsp. Lactis
Bb-12 làm giảm lũy tích tỷ lệ mới mắc hàng năm của bệnh dị ứng. Người ta xác định rằng tỷ số chênh (OR) của tỷ lệ
mới mắc tích lũy viêm da dị ứng là 0.51 trong nhóm probiotic so với giả dược [ độ tin cậy 95% (CI) 0,30-0,87;p = 0,013]
(xem hình 3) ⁸

7
Bài đánh giá về Probiotic - Khoa học mới nổi

Hình.3: Phân tích trường hợp hoàn chỉnh. Đồ thị Kaplan-Meier cho thấy tỷ lệ mắc
mới tích lũy viêm da dị ứng ở nhóm dùng probiotic và nhóm dùng giả dược

0.4

Placebo group (n=137)

0.3
Viêm da dị ứng (tỷ lệ)

Probiotic group (n=137)


0.2

0.1

Log rank: p=0.022

0.0
0 6 12 18 24
Thời gian (ngày)

Béo phì: Các nghiên cứu ban đầu đã chỉ ra rằng bổ sung probiotic trong gia đoạn chu sinh có thể tác động đến mô
hình tăng trưởng ở trẻ em và tỷ lệ thừa cân/ béo phì. Người ta đã quan sát thấy rằng bổ sung probiotic trong gia đoạn
chu sinh trong 4 tuần trước khi dự kiến sinh và 6 tháng sau sinh, giúp ức chế giai đoạn tăng cân quá mức ban đầu (khởi
đầu từ giai đoạn phôi thai cho đến 24-48 tháng), đặc biệt là ở trẻ em, người sau này trở thành thừa cân. Tuy nhiên, cần
nhiều nghiên cứu hơn nữa để củng cố kết quả này.⁶

Trẻ nhũ nhi và trẻ em


Viêm ruột hoại tử (NEC): Trì hoãn cho ăn qua đường ruột, thường xuyên sử dụng thuốc kháng sinh và thay đổi mắc
phải của hệ vi khuẩn đường ruột được cho là góp phần quan trọng làm gia tăng nguy cơ NEC ở trẻ nhũ nhi sinh non.
Một tổng quan Cochrane dựa trên 9 nghiên cứu đối chứng ngẫu nhiên kết luận rằng bổ sung probiotic đường ruột ở
trẻ sinh non làm giảm đáng kể cả tỷ lệ mới mắc NEC (giai đoạn II hoặc hơn) và tử vong. ⁹

Tiêu chảy: Nhiều nghiên cứu đã đánh giá vai trò của probiotic trong phòng ngừa tiêu chảy nhiễm trùng cấp tính, tiêu
chảy mắc phải trong cộng đồng, tiêu chảy (do nhiễm trùng) bệnh viện và tiêu chảy do kháng sinh. 11

Phòng ngừa tiêu chảy cấp tính: Người ta tin rằng probiotic có hiệu quả trong điều trị tiêu chảy nhiễm trùng cấp tính vì
probiotic chống lại các tác nhân gây bệnh đường ruột bằng cách tổng hợp các chất kháng khuẩn, cạnh tranh ức chế
sự bám dính của các tác nhân gây bệnh, biến đổi các thụ thể độc tố và không độc tố và kích thích phản ứng miễn dịch
không đặc hiệu và đặc hiệu đối với các tác nhân gây bệnh. Một nghiên cứu đối chứng ngẫu nhiên được tiến hành
trong một khu ổ chuột đô thị ở Kolkata gồm 3758 trẻ em từ 1 đến 5 tuổi đã cho thấy rằng ăn thực phẩm chứa probiotic
hàng ngày có thể đóng vai trò trong việc phòng ngừa bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em. Trong 24 tuần nghiên cứu, 608 trẻ

8
Bài đánh giá về Probiotic - Khoa học mới nổi

em bị tiêu chảy (0,88 trường hợp/ trẻ/ năm) trong nhóm dùng probiotic và 674 trẻ em bị tiêu chảy (1,029 trường hợp /
trẻ / năm) trong nhóm dùng giả dược.

Phòng ngừa tiêu chảy bệnh viện: Lactobacillus GG đã cho thấy tính hiệu quả trong việc phòng ngừa tiêu chảy bệnh
viện mắc phải ở trẻ em trong khi nhập viện. Tác nhân gây bệnh thường gặp nhất là rotavirus và C.difficile. Trong một
nghiên cứu ngẫu nhiên, mù đôi, đối chứng giả dược, 742 trẻ em nhập viện nhận ngẫu nhiên Lactobacillus GG hoặc
giả dược trong suốt thời gian nằm viện. Người ta đã quan sát thấy nguy cơ viêm dạ dày ruột giảm đáng kể. Giai đoạn
nhiễm trùng đường tiêu hóa kéo dài hơn 2 ngày cũng giảm đáng kể trong nhóm dùng probiotic. Đường cong “sống
còn” đối với nhiễm trùng đường tiêu hóa cho thấy lợi thế rõ ràng của probiotic trên các trẻ em nhập viện (xem
hình 4)

Hình. 4: Mô hình hồi quy tỷ lệ nguy cơ Cox cho nhiễm trùng tiêu hóa. Khả năng sống còn mà
không bị nhiễm trùng tiêu hóa liên quan đến thời gian nằm viện (ngày) cho cả hai nhóm

100
Xác suất sống còn (không nhiễm trùng tiêu hóa) (%)

90

80

LGG
70

60

50

40 Placebo

30

0 10 20 30 40 50 60

Thời gian (ngày)

Các probiotic thường được chỉ định nhất trong phòng ngừa và điều trị các loại tiêu chảy khác nhau là Lactobacillus GG;
Bi dobacterium lactis Bb 12; và Streptococcus thermophilus và lactobacilli khác (Lactobacillus reuteri, Lactobacillus
rhamnosus và lactobacillus acidophilus) .

Các nhiễm trùng khác: Một nghiên cứu được tiến hành ở Delhi, trong đó trẻ em trong độ tuổi từ 1 đến 3 tuổi được
nhận giả dược hoặc sữa có bổ sung prebiotic oligosaccharide và Bi dobacterium lactis HN019. Tỷ lệ mới mắc tiêu
chảy, các bệnh đường hô hấp và các bệnh nặng đã được đánh giá. Phân tích phụ dựa theo độ tuổi đã chỉ ra rằng đối với
trẻ em trong độ tuổi > 24 tháng, tỷ lệ mới mắc tiêu chảy thấp hơn 10%, tỷ lệ mới mắc lỵ giảm 21%, tỷ lệ mới mắc viêm
phổi giảm 24% và nhiễm trùng đường hô hấp dưới cấp tính nặng giảm 35%. So với trẻ em trong nhóm dùng giả dược,
trẻ em trong nhóm được bổ sung lần lượt giảm 16% và 5% số ngày bị bệnh nặng và sốt cao. ⁴

9
Bài đánh giá về Probiotic - Khoa học mới nổi

Cúm và cảm lạnh: bổ sung probiotic hàng ngày ở trẻ em từ 6 tháng tuổi đã được chứng minh là làm giảm tỷ lệ mới
mắc các triệu chứng giống như cảm lạnh và cúm. Người ta đã báo cáo rằng bổ sung probiotic giúp giảm sốt, sổ mũi, tỷ
lệ mới mắc và thời gian ho ở trẻ em trong độ tuổi từ 3 đến 5 tuổi. Bổ sung probiotic cũng dẫn đến việc ít sử dụng kháng
sinh hơn và nghỉ học do bệnh. ⁵

Đau bụng co thắt ở trẻ nhũ nhi: Nguyên nhân gây đau bụng co thắt vẫn chưa rõ. Tuy nhiên, nghiên cứu mới đã chỉ
rằng sự mất cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột có thể là một trong những nguyên nhân gây ra đau bụng co thắt. Người
ta đã quan sát thấy rằng trẻ nhũ nhi bình thường có tỷ lệ loài bi dobacteria và lactobacilli trong ruột cao hơn so với trẻ
em bị đau bụng co thắt. ⁶ Bổ sung probiotic L. reuteri cho trẻ nhũ nhi đã được chứng minh là làm giảm các triệu chứng
của đau bụng co thắt (giảm số phút khóc vì đau) ở trẻ bú sữa mẹ. ⁹

Bệnh viêm ruột (IBD): Một trong những ứng dụng lâm sàng trong tương lai quan trọng của probiotic là điều trị và
phòng ngừa bệnh viêm ruột tái phát. Đã có báo cáo rằng từ 40 đến 70% trẻ em và người trưởng thành bị IBD thường
xuyên sử dụng thuốc thay thế, bao gồm probiotic, như là một thuốc hổ trợ hoặc thay thế thuốc thường sử dụng. 9 Lý
do sử dụng probiotic trong điều trị IBD bắt nguồn từ việc quan sát thấy rằng ở một số bệnh nhân mắc IBD, có tình
trạng viêm mạn tính để đáp ứng với hệ vi khuẩn cộng sinh trong đường tiêu hóa do một vài khiếm khuyết di truyền
của con đường phản ứng viêm bẩm sinh. Điều chỉnh hệ vi khuẩn cộng sinh đường ruột bằng probiotic được cho là
làm giảm phản ứng viêm trong IBD. ⁹

Sâu răng: Có một số dấu hiệu cho thấy sâu răng có thể được phòng ngừa bằng cách cho trẻ em dùng thường xuyên
probiotic. Lactobacillus rhamnosus GG đã được chứng minh về tác động kháng khuẩn chống lại các vi khuẩn gây sâu
răng, Streptococcus spp. Đã có báo cáo rằng trẻ em uống sữa có bổ sung probiotic Lactobacillus rhamnosus GG có tỷ
lệ mới mắc sâu răng thấp hơn so với trẻ uống sữa không có probiotic. ⁷

Người lớn và người cao tuổi


Các nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng probiotic có thể có ích trong các bệnh như nhiễm Helicobacter pylori, hội chứng
ruột kích thích, táo bón và viêm loét đại tràng mạn tính. Các lợi ích của probiotic cũng đang được nghiên cứu trong
điều trị và phòng ngừa ung thư. ⁹

Tính an toàn của Probiotic


Theo Ủy ban Nhi khoa của Hiệp hội Dinh dưỡng Hoa Kỳ đã tóm tắt các báo cáo lâm sàng của họ mà cho thấy rằng việc
bổ sung probiotic vào sữa công thức khởi đầu dạng bột là không có hại cho trẻ nhũ nhi sinh đủ tháng khỏe mạnh. Tuy
nhiên, họ cảnh báo về việc sử dụng probiotic cho trẻ em bị bệnh nặng hay bệnh mạn tính. ⁹

10
Bài đánh giá về Probiotic - Khoa học mới nổi

Kết luận

Năm đầu tiên sau sinh là một giai đoạn quan trọng để phát triển hệ thống miễn dịch ở trẻ sơ sinh. Người ta đã
xác định rằng hệ vi sinh đường ruột đóng một vai trò quan trọng trong việc tinh chỉnh các thành phần khác
nhau của hệ thống miễn dịch. Probiotic có thể làm thay đổi các thành phần của hệ vi sinh đường ruột và do đó
có thể điều chỉnh các khía cạnh của miễn dịch bẩm sinh và thích ứng ở trẻ em. Đã có một số nghiên cứu lâm
sàng chứng minh hiệu quả của probiotic trong việc hỗ trợ sự phát triển và chức năng của hệ thống miễn dịch ở
trẻ nhũ nhi và trẻ em. Bổ sung probiotic đã được chứng minh là mang lại lợi ích trong việc phòng ngừa một số
loại bệnh tiêu chảy, NEC, các triệu chứng giống cúm và cảm lạnh và sâu răng ở trẻ em. Probiotic cũng đã được
chứng minh là giúp làm giảm đau bụng co thắt ở trẻ nhũ nhi và trong quản lý IBD ở trẻ em.

Tài liệu tham khảo


1. Delcenserie V, Martel D, Lamoureux M, et al. Immunomodulatory Effects of Probiotics in the Intestinal Tract. Curr Issues Mol Biol. 2008;10:37–54.
2. Martin R, NautaA J, Ben Amor K, et al. Early life: Gut microbiota and immune development in infancy. Bene cial Microbes. 2010;1(4):367–382.
3. Ringel-Kulka T. Targeting the intestinal microbiota in the pediatric population: A clinical perspective. Nutr Clin Pract. 2012;27:226.
4. Johnson CL. The human microbiome and its potential importance to pediatrics. Pediatrics. 2012;129:1–11.
5. Gerritsen J, Smidt H, Rijkers GT, et al. Intestinal microbiota in human health and disease: The impact of probiotics. Genes Nutr. 2011;6(3):209–240.
6. Sanz Y. Gut microbiota and probiotics in maternal and infant health. Am J Clin Nutr. 2011;94(6 Suppl):2000S–2005S.
7. de Milliano I, Tabbers MM, van der Post JA, et al. Is a multispecies probiotic mixture effective in constipation during pregnancy? ‘A pilot study’. Nutr J. 2012 Oct 4;11:80.
8. DotterudCK, Storrø O, Johnsen R, et al. Probiotics in pregnant women to prevent allergic disease: A randomized, double-blind trial. Br J Dermatol. 2010;163(3):616–623.
9. Thomas DW, Greer FR; American Academy of Pediatrics Committee on Nutrition; American Academy of Pediatrics Section on Gastroenterology, Hepatology, and Nutrition.
Probiotics and prebiotics in pediatrics. Pediatrics. 2010;126(6):1217–1231.
10. Kalliomäki M, Salminen S, Poussa T, et al. Probiotics and prevention of atopic disease: 4-year follow-up of a randomised placebo-controlled trial. Lancet. 2003;361(9372):
1869–1871.
11. Guandalini S. Probiotics for prevention and treatment of diarrhoea. J Clin Gastroenterol. 2011;45(Suppl):S149–S153.
12. Hajela N, Nair GB, Ganguly NK. Are probiotics a feasible intervention for prevention of diarrhoea in the developing world? Gut Pathog. 2010;2(1):10.
13. Hojsak I, Abdovi S, Szajewska H, et al. Lactobacillus GG in the prevention of nosocomial gastrointestinal and respiratory tract infections. Pediatrics. 2010;125(5):
e1171–e1177.
14. Sazawal S, Dhingra U, Hiremath G, et al. Prebiotic and probiotic forti ed milk in prevention of morbidities among children: Community-based, randomized, double-blind,
controlled trial. PLoS One. 2010;5(8):e12164.
15. Leyer GJ, Li S, Mubasher ME, et al. Probiotic effects on cold and in uenza-like symptom incidence and duration in children. Pediatrics. 2009;124(2):e172–e179.
16. de Weerth C, Fuentes S, Puylaert P, et al. Intestinal microbiota of infants with colic: Development and speci c signatures. Pediatrics. 2013;131(2):e550–e558.
17. Goldin BR. Probiotics and Health: From History to Future; Probiotics and Health Claims, 1st edn. Blackwell Publishing Ltd, 2011.

11
Bài đánh giá về Probiotic - Khoa học mới nổi

Các probiotic trong nhi khoa:


Các khía cạnh chức năng, an toàn và pháp lý

Ngành khoa học mới nổi về các probiotic đã đưa đến việc áp dụng các probiotic
trong việc cải thiện sức khỏe và phòng ngừa và/hoặc giảm gánh nặng bệnh tật. Các
probiotic được sử dụng trong viễn cảnh lâm sàng nhằm phòng ngừa/điều trị một số loại
tiêu chảy, phòng ngừa dị ứng, sâu răng, bệnh lý đường ruột và hội chứng ruột kích thích.
Hứa hẹn cho rằng các probiotic có vai trò cải thiện sức khỏe đã dẫn đến sự bùng nổ các
sản phẩm, các loại sữa công thức và các thực phẩm chức năng được bổ sung các
probiotic. Tuy nhiên, việc thiếu sự đồng thuận trên phạm vi toàn cầu về các quy định và
tiêu chuẩn hóa việc sử dụng các probiotic đã gây ra sự bối rối đáng kể. Ngoài ra, vì các BS. B. Bhaskar Raju
probiotic chủ yếu là “các vi sinh vật sống” nên điều cũng quan trọng là phải kiểm tra tính Giáo sư và Trưởng khoa
an toàn của các probiotic. Tiêu Hóa Nhi, Viện Y Tế
Tuy nhiên, dù thị trường probiotic ở Ấn Độ đang trong giai đoạn mới bắt đầu nhưng nó Nhi Khoa và Bệnh viện
được kỳ vọng tăng trưởng từ mức ước tính hiện tại là 2 triệu đô la Mỹ lên đến khoảng 10 Nhi Đồng, Chennai
triệu đô la Mỹ trong 2-3 năm tiếp theo. Có một nhu cầu cấp thiết để có một bộ khung
pháp lý phù hợp ở Ấn Độ nhằm tiêu chuẩn hóa các hướng dẫn và quy định về việc sử
dụng các probiotic với tiêu chuẩn quốc tế để bảo đảm tính an toàn và sử dụng hiệu quả
của các probiotic.
Bài tổng quan này cung cấp cho các bác sĩ nhi khoa một nguyên tắc chung về tính an
toàn của các probiotic trong các dân số khác nhau, đặc biệt ở trẻ nhũ nhi và phụ nữ
mang thai. Bài này cũng khảo sát bộ khung pháp lý hiện đang có ở Ấn Độ, Mỹ và các
quốc gia láng giềng.

Các probiotic là thực phẩm chức năng

Thời gian gần đây đã chứng kiến sự tăng cường hiểu biết về tầm quan trọng việc tiêu thụ các thực phẩm có giá trị như
dược phẩm. Đây là một cách chuẩn bị để phát triển các thực phẩm chức năng mà được định nghĩa là “các thực phẩm
chứa một số thành phần tăng cường sức khỏe ngoài giá trị dinh dưỡng truyền thống”. Việc bổ sung các probiotic vào
thực phẩm đã được xem là một cách bổ sung thực phẩm để thành loại thực phẩm chức năng.

Các probiotic được Tổ Chức Lương Nông Liên Hiệp Quốc và Tổ Chức Y Tế Thế Giới định nghĩa tốt nhất là “các vi sinh vật
sống mà khi được bổ sung với số lượng vừa đủ sẽ đem lại lợi ích cho vật chủ”.

Các vi sinh thường được sử dụng nhất với vai trò là probiotic bao gồm các vi sinh vật thuộc họ Lactobacillus hay
Bi dobacterium. Nhiều loại vi khuẩn không gây bệnh khác như enterococci, streptococci và bacilli và các loại nấm

12
Bài đánh giá về Probiotic - Khoa học mới nổi

có probiotic, các vi sinh vật này hiện diện hoặc như là các chủng đơn độc hoặc là trong canh cấy hỗn hợp với các sinh
vật khác.

Lợi ích chức năng của các probiotic

Cho rằng các probiotic được sử dụng rộng rãi, điều này bắt buộc nhằm đạt đến một sự thấu hiểu những lợi ích và nguy
cơ liên quan đến việc sử dụng các probiotic ở tất cả các nhóm tuổi (xem Bảng 1).⁴

Bảng 1: Lợi ích dựa trên chứng cứ của các vi sinh vật probiotic ở các nhóm tuổi
Dân số Vi sinh vật probiotic được dùng Lợi ích chức năng

Phụ nữ Các dòng Lactobacillus, Streptococcus và Điều hòa vi khuẩn âm đạo và dịch tiết cytokine, có khả năng
mang thai Bi dobacterium trong ba tháng cuối thai kỳ phòng ngừa tình trạng sinh non⁵
và cho
con bú
Lactobacilli dùng đường uống hoặc đường đặt Giảm một cách an toàn và hiệu quả nguy cơ nhiễm trùng
âm đạo hoặc cả hai niệu dục⁶

LGG Tăng mức độ chuyển dạng yếu tố tăng trưởng β trong sữa mẹ
và vì thế tăng tiềm năng bào vệ miễn dịch của sữa mẹ⁷ ⁸

Trẻ nhũ nhi LGG dùng cho mẹ trong 4 tuần trước khi sinh và Cải thiện chức năng bảo vệ ruột và tăng cường sự trưởng thành
và trẻ em tiếp tục sau sinh (nguy cơ cao bị dị ứng) trong miễn dịch ở trẻ nhũ nhi bị viêm da dị ứng⁹
6 tháng đầu đời
Các cuộc nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng đã cho thấy rằng những
LGG, L. reuteri, L. casei, B. lactis hoặc probiotic này có một chút lợi ích trong việc phòng ngừa nhiễm trùng
S. thermophiles đường tiêu hóa cấp10

LGG, Lactobacillus reuteri, Bi dobacterium Giảm thời gian tiêu chảy do nhiễm rotavirus
animals và Lactobacillus casei

L.. acidophilus và B. infantis Giảm tần suất mới mắc viêm ruột hoại tử ở trẻ sơ sinh

Người lớn L. acidophilus NCFM và B. lactis Bi-07 Là tác nhân dự phòng hiệu quả chống lại cảm lạnh và các
và người già triệu chứng giống cúm

Phối hợp L casei, L. bulgaricus Phòng ngừa tần suất mới mắc tình trạng tiêu chảy có liên quan
và S. thermophiles kháng sinh và Clostridium difficile ở người già nhập viện ⁴

Phối hợp L. casei, L. acidophilus, L. plantarum, Phòng ngừa cơn khởi phát viêm hậu môn nhân tạo và sự tái
L. delbrueckii, B. longum, B. infantis, B. breve và phát bệnh sau khi ngừng kháng sinh ⁵
Streptococcus thermophiles
Tạo và duy trì tình trạng lui bệnh ở trẻ em và người lớn bị
viêm loét đại tràng mức độ nhẹ đến trung bình ⁵

E.faecium LAB Sf68 Điều trị tiêu chảy cấp ⁵

LGG Phòng ngừa tiêu chảy có liên quan đến kháng sinh ⁵

Sữa chua chứa khuẩn sống L. delbrueckii, subsp. Giảm các triệu chứng có liên quan đến tình trạng kém
Bulgaricus và S. thermophiles hấp thu lactose ⁵

B. infantis 35624 Giúp làm giảm một số triệu chứng của hội chứng ruột kích thích ⁵

L=Lactobacillus; B=Bi dobacterium; S=Streptococcus; E=Enterococcus; LGG=Lactobacillus rhamnosus GG

13
Bài đánh giá về Probiotic - Khoa học mới nổi

Khía cạnh an toàn của các probiotic

Một số chủng probiotic (như lactobacilli và bi dobacteria) được tìm thấy tự nhiên trong ruột người. Các probiotic
này cũng thường lan truyền qua đường tiêu hóa mà không có bất kỳ dấu hiệu gây độc hoặc gây nhiễm trùng nào. ⁵
Thật vậy, các probiotic có lịch sử lâu dài sử dụng an toàn trong các loại thực phẩm. Các probiotic như Lactobacilli
thường được tìm thấy trong các loại thực phẩm lên men.

Việc sử dụng nhiều dòng lactobacilli và bi dobacteria


đã được báo cáo là an toàn cho trẻ em và người lớn. ⁶ Vi Hộp 1: Dân số trong đó LGG được nghiên cứu
sinh vật probiotics Lactobacilli rhamnosus GG (LGG), và được chứng minh là an toàn
đã được nghiên cứu rộng rãi trong nhiều cuộc thử Phụ nữ mang thai
nghiệm và được mô tả là an toàn (xem Hộp 1). ⁷ Trẻ sơ sinh non tháng
Người lớn tuổi
Phụ nữ mang thai và cho con bú Trẻ em bị tiêu chảy do rotavirus
Trẻ em nằm viện
Các probiotic đã được báo cáo là an toàn và được dung Người lớn nằm viện
nạp tốt ở phụ nữ mang thai, không có báo cáo nào cho Người Phần Lan và các du khách khác
thấy chúng làm tăng kết quả xấu đến sự mang thai. Các Trẻ em Pêru suy dinh dưỡng
probiotic được dùng đường uống để điều trị nhiễm Bệnh nhân bị viêm khớp dạng thấp
trùng niệu dục không bị hấp thu vào hệ tuần hoàn. Các Người lớn bị bệnh Crohn
tác nhân này đi qua đường tiêu hóa và đi ngược vào âm Người lớn bị nhiễm khuẩn Helicobacter pylori

đạo. Nhiều cuộc nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng Người lớn bị tiêu chảy có liên quan đến Clostridium difficile

đã đánh giá việc sử dụng Lactobacilli spp. và


Bi dobacteria spp. như là một liệu pháp đơn trị hoặc khi điều trị phối hợp và được ghi nhận là không làm tăng các
kết quả xấu liên quan đến các probiotic. Các cuộc nghiên cứu quan sát đã báo cáo không có làm tăng nguy cơ bị dị
dạng thai nhi khi sử dụng lactobacilli trong ba tháng đầu thai kỳ. Không có nghiên cứu nào đã được công bố về kết
quả xấu của các probiotic đối với trẻ nhũ nhi bú mẹ. ⁸

Trẻ nhũ nhi

Sữa mẹ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng để tạo điều kiện cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhũ
nhi và vì vậy, sữa mẹ là thực phẩm tốt nhất cho các trẻ sơ sinh. ⁹ Sữa mẹ cũng cho thấy có chứa nhiều probiotic tiềm
năng là các vi khuẩn có acid lactic.20 Các probiotic đem lại lợi ích là do chúng thúc đẩy sự trưởng thành của hệ miễn
dịch, bào vệ chống lại sự nhiễm trùng và cũng có tác dụng kháng viêm. ⁹ Người ta cho là các probiotic đóng vai trò
quan trọng trong việc điều hòa miễn dịch, các tác nhân này được bổ sung vào trong thực phẩm của trẻ nhũ nhi
nhằm tạo nên hệ vi khuẩn đường ruột tương tự như ở trẻ nhũ nhi bú mẹ. ⁹ Một số cuộc thử nghiệm được thiết kế tốt
và đủ lớn đã mô tả các tác dụng có lợi của các probiotic đối với dân số trẻ em (xem Bảng 1). Các cuộc nghiên cứu
được thực hiện về việc sử dụng các công thức sữa dành cho trẻ nhũ nhi có chứa các probiotic (Lactobacillus,
Bi dobacterium và/hoặc Streptococcus thermophilus) ở trẻ nhũ nhi thiếu tháng khỏe mạnh và trẻ đủ tháng cho
thấy không có các tác dụng ngoại ý ngắn hạn xảy ra. Hiện nay, các chất có probiotic này được phép sử dụng trong
các công thức sữa dành cho trẻ nhũ nhi ở một phần Châu Á, Châu Âu, Mỹ.

14
Bài đánh giá về Probiotic - Khoa học mới nổi

Theo Ủy Ban Dinh dưỡng của Hiệp hội Tiêu hóa, Gan Học và Dinh dưỡng Nhi khoa Châu Âu (ESPGHAN -
European Society of Pediatric Gastroenterology, Hepatology and Nutrition) thì “đối với trẻ nhũ nhi khỏe
mạnh, dữ kiện khoa học sẵn có cho thấy rằng việc sử dụng các công thức sữa bổ sung các probiotic được đánh
giá hiện nay dành cho trẻ nhũ nhi khỏe mạnh không làm tăng mối quan tâm về tính an toàn đối với sự tăng
trưởng và các tác dụng phụ”. Ủy ban Dinh dưỡng và Bộ phận Tiêu hóa, Gan học và Dinh dưỡng của Viện Hàn Lâm
Nhi Khoa Hoa Kỳ, trong báo cáo lâm sàng đã tóm lược là việc bổ sung các probiotic vào các công thức sữa bột không
có ghi nhận gây ra bất cứ tác dụng có hại nào ở trẻ nhũ nhi đủ tháng. ⁰

Người lớn
Các nghiên cứu đã đánh giá việc sử dụng các probiotic ở những người tình nguyện khỏe mạnh và đã cho thấy rằng
có một số dòng probiotic có thể cải thiện đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu. Một cuộc nghiên cứu dịch tễ ở Phần
Lan đã báo cáo không có tăng tình trạng nhiễm khuẩn Lactobacillus trong số những người khỏe mạnh sau khi sử
dụng các sản phẩm chứa Lactobacillus. Các nghiên cứu đã báo cáo có nguy cơ ước tính rất thấp bị du khuẩn huyết
(<1 mỗi một triệu người dùng) và nhiễm nấm trong máu (1 mỗi 5,6 triệu người dùng) sau khi sử dụng Lactobacillus
và Saccharomyces boulardii tương ứng. ⁸ Không có báo cáo nào về sự nhiễm trùng xảy ra do sử dụng
Bi dobacterium ở những người khỏe mạnh. ⁸ Tuy nhiên, mối quan tâm ngày càng tăng liên quan đến việc sử dụng
các probiotic ở trẻ nhũ nhi và người lớn bị suy giảm miễn dịch, bệnh mạn tính, bệnh nặng, những người đặt catheter
trung tâm và các thiết bị y khoa khác. ⁰ Những bệnh nhân suy giảm miễn dịch có nguy cơ cao bị nhiễm khuẩn
probiotic do giảm khả năng thanh lọc vi sinh vật. Cần có thêm các cuộc nghiên cứu để đánh giá tính an toàn của các
probiotic ở bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch.

Khía cạnh pháp lý của các probiotic


Các quy định hợp lý về các sản phẩm probiotic và việc công bố các quy định này và trách nhiệm của ngành công
nghiệp probiotic này là quan trọng nhằm thiết lập và tiêu chuẩn hóa việc sử dụng và khuyến cáo đối với mỗi dòng
probiotic chuyên biệt. ⁴

Viễn cảnh toàn cầu


Các quy định hợp lý về các sản phẩm probiotic và việc công bố các quy định này và trách nhiệm của ngành công
nghiệp probiotic này là quan trọng nhằm thiết lập và tiêu chuẩn hóa việc sử dụng và khuyến cáo đối với mỗi dòng

Bảng 2: Các phân nhóm probiotic ở những quốc gia khác nhau ⁴
Số sê-ri Quốc gia Lĩnh vực

1 Đan mạch/Thụy Điển/Phần Lan Chất bổ sung thực phẩm

2 Canada Sản phẩm sức khỏe tự nhiên

3 Italy Thực phẩm trong chế độ ăn

4 Quốc gia châu Âu/Bỉ/Đức Chất điều trị sinh học

5 Nhật Bản/Trung Quốc/Malaysia Thực phẩm chức năng

6 Mỹ Chất bổ sung thực phẩm/thuốc/chất điều trị sinh học/thực phẩm y khoa

15
Bài đánh giá về Probiotic - Khoa học mới nổi

Bảng 3: So sánh các quy tắc khuyến cáo phải tuân theo đối với các probiotic ở Hoa Kỳ, Ấn Độ và Malaysia. ⁴

3:

Số TT Thông số Hoa Kỳ

1 Phạm vi quy định của các Các thuốc / các chất sinh học/ các thực phẩm bổ sung hoặc các thành phần
probiotic thức ăn / các sản phẩm trị liệu sinh học sống (SPTLSHS)

2 Phạm vi quyền hạn để Các thuốc/các chất sinh học/ các SPTLSHS cần FDA phê duyệt
phê duyệt Các thực phẩm bổ sung hoặc các thành phần thức ăn được phê duyệt
từ Ban Hành động về Giáo dục và Thực phẩm bổ sung lành mạnh (DSHEA)

3 Phê duyệt trước khi tiếp thị Được yêu cầu cho các thuốc, các chất sinh học và các SPTLSHS
Không yêu cầu cho các thực phẩm chức năng hoặc các thành phần thức ăn

4 Các hướng dẫn về những Các hướng dẫn đối với các thực phẩm bổ sung và các thuốc có khác nhau, dựa vào
quy định được khuyến cáo mục đích sử dụng của chúng. Đối với các SPTLSHS, tình trạng stress trầm trọng
xảy ra trong quá trình kiểm soát sản xuất và mở rộng quá trình kiểm soát sản xuất này

5 Các tuyên bố điều trị Đã cho phép nhưng không sử dụng đối với các dược chất chứ không phải chỉ dùng
cho thực phẩm bổ sung

6 Tuyên bố về cấu trúc/chức năng Chỉ cho phép đối với các thực phẩm chức năng nhưng không cho phép đối với
các dược phẩm

7 Đánh giá các thông số về an toàn Đánh giá các thông số về an toàn

8 Các yêu cầu phê duyệt Thuốc/Sản phẩm sinh học


Dữ liệu lâm sàng
Dữ liệu hỗ trợ nghiên cứu của các sản phẩm trên người:
CMC, tính ổn định, dược lý học/độc tính học

Thực phẩm bổ sung và các thành phần của thực phẩm


Các tuyên bố về sức khỏe
Tuyên bố về cấu trúc/chức năng

9 Các khuyến cáo Chấp nhận định nghĩa của các probiotic
Sử dụng và chấp nhận các hướng dẫn
Khung pháp lý cho phép các tuyên bố sức khỏe đặc biệt về thực phẩm probiotic
và các dược phẩm
Thúc đẩy các hướng dẫn này
Lượng giá, định danh, dán nhãn, các tuyên bố sức khỏe và các hướng dẫn
liên quan đến tính an toàn phải được áp dụng.

16
Bài đánh giá về Probiotic - Khoa học mới nổi

Ấn Độ Malays ia

Thuốc và các thực phẩm chức năng Các thực phẩm chức năng

Các thực phẩm chức năng được quy định bởi Ủy ban Hành Các thực phẩm chức năng được quy định bởi (i) Bộ phận Chất lượng
động Ngăn chặn các thực phẩm giả (PFA) theo Ủy ban Hành và An toàn Thực phẩm (FSQD-Food Safety and Quality Division), nếu
động về Chuẩn mực và An toàn thực phẩm (FSSA) thực phẩm chức năng chứa 80% thành phần thực phẩm và 20%
Thuốc được quy định bởi FDA thành phần có hoạt tính sinh học.(ii) Văn phòng Kiểm soát Dược phẩm
Quốc gia (NPCB) nếu thành phần hoạt chất sinh học > 20%

Yêu cầu cho cả thuốc và thực phẩm chức năng Yêu cầu đối với thực phẩm chức năng bởi FSQD

Các hướng dẫn được khuyến cáo cho các probiotic trong thực Không có định nghĩa chính thức và các hướng dẫn dành riêng cho
phẩm và đa số các kích ứng (stress) chủ yếu trong quá trình định thực phẩm chức năng.
danh và đánh giá chủng probiotic cùng với các tuyên bố về Chúng chỉ tuân theo các quy định về thực phẩm bao gồm các tuyên bố
sức khỏe và nhãn thuốc. trên nhãn dinh dưỡng và bao bì.

Được cho phép nhưng không được sử dụng cho dược chất chứ Các tuyên bố về dinh dưỡng được cho phép đối với thực phẩm và
không phải chỉ dùng cho các thành phần thức ăn. tuân thủ rất chặt chẽ theo Điều luật Quy chế về Thực phẩm

Không cho phép Tuyên bố về dinh dưỡng/ chức năng liên quan đến vai trò sinh lý có thể
được đề cập trên thực phẩm

FDA chịu trách nhiệm về an toàn của dược phẩm và tính an toàn FSQD chịu trách nhiệm về tính an toàn của các sản phẩm thực phẩm
của thực phẩm do FSSA chịu trách nhiệm. Các khuyến cáo của chức năng
Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ (ICMR) cũng có thể được sử
dụng để xác dịnh và đánh giá tính an toàn.

Drugs
Dữ liệu lâm sàng
Dữ liệu để hỗ trợ nghiên cứu của sản phẩm trên người:
CMC, tính ổn định, dược lý học/độc tính học

Các thực phẩm chức năng


Định danh chủng
Biểu thị đặc điểm chức năng
Đánh giá về tính an toàn
Yêu cầu về nhãn

Có được định nghĩa của các probiotic Đóng khung định nghĩa chính thức về thực phẩm chức năng và
Sử dụng và có hướng dẫn các probiotic một cách đặc hiệu
Khuếch trương các hướng dẫn này Các hướng dẫn nghiêm nhặt nên được duy trì đối với các thuốc
Thực hành sản xuất thuốc tốt (GMP) phải được áp dụng probiotic cũng như các phạm trù thực phẩm probiotic bao hàm
Bảo đảm chất lượng và độ ổn định của các probiotic nên tất cả các dạng gồm định danh, đánh giá, các tuyên bố về
được xác lập sức khỏe và nhãn, GMP và quy trình phê duyệt.
Phát triển hơn các phương pháp (in vitro và in vivo) để
đánh giá tính an toàn cùng với các hướng dẫn đã được
kê toa.

17
Bài đánh giá về Probiotic - Khoa học mới nổi

Những quy định ở Nhật Bản

Các probiotic có sẵn như thực phẩm và thuốc ở Nhật Bản. Trong những năm đầu thập niên 1990, Nhật đã thiết lập
phạm trù quy định “thực phẩm dùng cho sức khỏe đặc biệt” (FOSHU-foods for specialised health use), và hầu hết các
probiotic được bán như FOSHU. Bắt buộc phải có sự phê duyệt từ Bộ Y tế, Lao Động và Xã Hội Nhật Bản đối với các
probiotic để được phân loại như là FOSHU. Khởi đầu của phạm trù quy định này cho phép các sản phẩm thực phẩm
nào đạt những yêu cầu về hiệu quả và an toàn trình bày các tuyên bố về sức khỏe trên nhãn sản phẩm. Tuy nhiên,
nếu 1 probiotic được đưa ra thị trường như là 1 sản phẩm thực phẩm thì các tuyên bố về hiệu quả không bắt buộc
phải xuất hiện trên nhãn. Hơn thế nữa, không có những hạn chế đặc biệt đối với các probiotic khi được sử dụng như
thực phẩm, và chúng có thể được sử dụng không kèm theo các tuyên bố về khả năng chữa bệnh. ⁵

Những quy định ở Ấn Độ


Ngành công nghiệp probiotic đang tiến triển ổn định ở tiểu lục địa Ấn Độ. Mặc dù thị trường Ấn Độ chiếm khoảng
<1% tổng doanh thu toàn cầu, nhưng thị trường này được trông đợi tăng từ mức ước tính hiện nay là 2 triệu đô la Mỹ
lên khoảng 10 triệu đô la Mỹ trong 2-3 năm tới.
Ban Hành Động về Tiêu chuẩn và An toàn Thực Phẩm ở Ấn Độ tập trung vào các vấn đề hiệu quả, chất lượng và an
toàn liên quan đến các thực phẩm chức năng, chế phẩm hỗ trợ dinh dưỡng và thực phẩm bổ sung. ⁴ Tuy nhiên, hiện
không có các hướng dẫn quy định việc sử dụng các thực phẩm chứa probiotic ở Ấn Độ, làm gia tăng phạm vi tiếp thị
của các sản phẩm giả mạo với các tuyên bố sai sự thật. Từ điểm thiếu sót nói trên, Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Ấn Độ
(ICMR) thành lập Lực Lượng Đặc Nhiệm bao gồm các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực khác nhau để phát triển các
hướng dẫn đánh giá các probiotic trong các sản phẩm thực phẩm ở Ấn Độ. ⁶ Các Hướng dẫn được phát biểu bởi
ICMR cung cấp các yêu cầu để đánh giá hiệu quả và an toàn của chủng probiotic và các tuyên bố về sức khỏe và nhãn
của các sản phẩm chứa probiotic. Các Hướng dẫn được khuyến cáo bởi ICMR để đánh giá các probiotic trong thực
phẩm như sau: ⁴
Định danh giống, chủng và dòng:
Định danh kiểu hình
Định danh kiểu gen

Các thử nghiệm in vitro sàng lọc các chủng probiotic tiềm năng
Đề kháng với axit dạ dày
Đề kháng với axit mật
Hoạt tính kháng khuẩn chống lại vi khuẩn có tiềm năng gây bệnh và sản xuất kháng sinh làm bằng
vi khuẩn (bacteriocin)
Khả năng làm giảm tác nhân gây bệnh trên bề mặt
Hoạt tính thủy phân muối mật
Các nghiên cứu về tính an toàn in vivo trên các mô hình động vật

Các nghiên cứu về tính hiệu quả in vivo trên các mô hình động vật

Đánh giá tính an toàn của các probiotic dùng cho người
Xác định các kiểu mẫu đề kháng kháng sinh
Đánh giá các tác dụng phụ không mong muốn
Các thử nghiệm sản xuất độc tố và hoạt tính tán huyết, theo thứ tự, nếu chủng thuộc về phạm trù tương tự

18
Bài đánh giá về Probiotic - Khoa học mới nổi

Đánh giá các nghiên cứu hiệu quả trên người

Liều hiệu quả của các chủng probiotic

Các yêu cầu về nhãn


Gọi tên giống, chủng và dòng theo tiêu chuẩn danh pháp quốc tế
Số lượng tối thiểu từng dòng probiotic có khả năng sống được nên được đặc hiệu ở mức mà hiệu quả được công
bố và đến cuối độ ổn định.
Các tuyên bố dựa trên bằng chứng sức khỏe nên được nêu rõ
Kích cỡ khẩu phần gợi ý cung cấp lượng probiotic tối thiểu hiệu quả liên quan đến công bố có lợi cho sức khỏe
Các điều kiện bảo quản thích hợp được đề cập

Thực hành sản xuất tốt


Các phân tích ngẫu nhiên
Điểm kiểm tra chính yếu

Kết luận
Các probiotic ngày càng được gia tăng khuyến cáo bởi các nhân viên y tế để dự phòng và điều trị nhiều rối loạn và
bệnh do những lợi ích của chúng đã được chứng minh. Kết quả là, thị trường toàn cầu của các sản phẩm probiotic
cũng được chứng minh là gia tăng ổn định. Tuy nhiên, do thiếu đồng thuận thống nhất về quy định và sự chuẩn hóa
của việc sử dụng probiotic trên toàn cầu gây nên sự mơ hồ đáng kể và thách thức các chuyên gia dinh dưỡng, các
nhà sản xuất, các cơ quan quản lý, và ngay cả với người tiêu dùng. Trong khi một số quốc gia quy định các probiotic
nằm trong nhóm thực phẩm chức năng và phạm trù thuốc, các quốc gia khác thì xem chúng như là các thực phẩm
làm thuốc, sản phẩm sinh học, sản phẩm sức khỏe thiên nhiên hay thực phẩm bổ sung. Việc thiếu các tiêu chuẩn
quy định thống nhất có thể khiến cho các sản phẩm tiếp thị không hiệu quả với các tuyên bố không phù hợp. Hiện
nay, mỗi quốc gia đang trong quá trình tập trung vào các vấn đề này và sơ đồ quy định cấu trúc dành cho các thực
phẩm chức năng. Ở Ấn Độ cũng vậy, có một nhu cầu cấp bách về sơ đồ quy định thích hợp để làm hài hòa các hướng
dẫn và quy định về việc sử dụng của probiotic theo tiêu chuẩn quốc tế, theo đó, bảo đảm sử dụng chúng an toàn và
hiệu quả.

Tài liệu tham khảo


1. Soccol CR, de Souza Vandenberghe, LP, Spier, et al. The potential of probiotics: A review. Food Technol Biotechnol. 2011;48(4):413–434.
2. Szajewska H. Probiotics and prebiotics in pediatrics: Where are we now? Turk J Pediatr. 2007;49(3):231–244.
3. NASPGHAN Nutrition Report Committee, Michail S, Sylvester F, Fuchs G, et al. Clinical eff cacy of probiotics: Review of the evidence with focus on children. J Pediatr
Gastroenterol Nutr. 2006;43(4):550–557.
4. Boyle RJ, Robins-Browne RM, Tang MLK. Probiotic use in clinical practice: What are the risks? Am J Clin Nutr. 2006;83(6):1256–1264; quiz 1446–1447.
5. Vitali B, Cruciani F, Baldassarre ME, et al. Dietary supplementation with probiotics during late pregnancy: Outcome on vaginal microbiota and cytokine secretion. BMC
Microbiol. 2012;12:236.
6. Othman M, Neilson JP, Alf revic Z. Probiotics for preventing preterm labour. Cochrane Database Syst Rev. 2007;(1):CD005941.
7. Sanz Y. Gut microbiota and probiotics in maternal and infant health. Am J Clin Nutr. 2011;94(6 Suppl):2000S–2005S.
8. Dugoua J-J, Machado M, Zhu X, et al. Probiotic safety in pregnancy: A systematic review and meta-analysis of randomized controlled trials of Lactobacillus, Bif dobacterium,
and Saccharomyces spp. J Obstet Gynaecol Can. 2009;31(6):542–552.
9. Nermes M, Kantele JM, Atosuo TJ, et al. Interaction of orally administered Lactobacillus rhamnosus GG with skin and gut microbiota and humoral immunity in infants with
atopic dermatitis. Clin Exp Allergy. 2011;41(3):370–377.
10. Thomas DW, Greer FR. Clinical report—Probiotics and prebiotics in pediatrics. Pediatrics. 2010;126 (6):1217–1231.
11. Kechagia, M, Basoulis D, Konstantopoulou S, et al. Health benef ts of probiotics: A review. ISRN Nutr. 2013:1–7.
12. Ganguli K, Walker WA. Probiotics in the prevention of necrotizing enterocolitis. J Clin Gastroenterol. 2011;45 Suppl:S133–S138.
13. Leyer GJ, Li S, Mubasher ME, et al. Probiotic effects on cold and inf uenza-like symptom incidence and duration in children. Pediatrics. 2009;124(2):e172–e179.

19
Bài đánh giá về Probiotic - Khoa học mới nổi

14. Hickson M, D’Souza AL, Muthu N, et al. Use of probiotic Lactobacillus preparation to prevent diarrhoea associated with antibiotics: Randomised double blind placebo
controlled trial. BMJ. 2007:14;335(7610):80.
15. World Gastroenterology Organisation. World Gastroenterology Organisation Global Guidelines. Probiotics and probiotics [Internet] [cited 2013 Oct]. Available at:
http://www.worldgastroenterology.org/assets/export/userf les/Probiotics_FINAL_20110116.pdf.
16. Saavedra JM. Clinical applications of probiotic agents. Am J Clin Nutr. 2001;73(6):1147S–1151S.
17. Snydman DR. The safety of probiotics. Clin Infect Dis. 2008;46 (Suppl 2):S104-11; discussion S144–S151.
18. Elias J, Bozzo P, Einarson A. Are probiotics safe for use during pregnancy and lactation? Can Fam Physician. 2011;57(3):299–301.
19. Lara-Villoslada F, Olivares M, Sierra S, et al. Benef cial effects of probiotic bacteria isolated from breast milk. Br J Nutr. 2007;98(Suppl 1):S96–S100.
20. Mehanna NSH, Tawf k NF, Salem MME, et al. Assessment of potential probiotic bacteria isolated from breast milk. Middle-East J Sci Res. 2013;14(3):354–360.
21. Sanders ME, Akkermans LM, Haller D, et al. Safety assessment of probiotics for human use. Gut Microbes. 2010;1(3):164–185.
22. Braegger C, Chmielewska A, Decsi T, ESPGHAN Committee on Nutrition, et al. Supplementation of infant formula with probiotics and/or prebiotics: A systematic review and
comment by the ESPGHAN committee on nutrition. J Pediatr Gastroenterol Nutr. 2011;52(2):238–250.
23. Verna EC, Lucak S. Use of probiotics in gastrointestinal disorders: What to recommend? Therap Adv Gastroenterol. 2010;3(5):307–319.
24. Arora M, Sharma S, Baldi A. Comparative insight of regulatory guidelines for probiotics in USA, India and Malaysia: A critical review. Int J Biotechnol Wellness Industr.
2013;2:51–64.
25. Amagase H. Current marketplace for probiotics: A Japanese perspective. Clin Infect Dis. 2008;46 (Suppl 2):S73–S75; discussion S144–S151.
26. ICMR-DBT; Guidelines for Evaluation of Probiotics in Food; July 2011.

20
Bài đánh giá về Probiotic - Khoa học mới nổi

Ghi chú

.................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................
Bài đánh giá về Probiotic - Khoa học mới nổi

Ghi chú

.................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................

.................................................................................................................................................................................
Tài liệu chỉ dành cho cán bộ y tế
Xuất bản tại Ấn Độ

You might also like