Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Họ và tên: Lê Thị Thu Trang

Lớp: K28A04 – Ngày sinh: 01/12/2003


Chủ đề thảo luận 1
****
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam vừa
bao hàm những đặc trưng có tính phổ biến của kinh tế thị trường trên
thế giới, vừa có đặc trưng mang tính phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ
thể của Việt Nam.
Cụ thể, Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt
Nam mang tính phổ biến của kinh tế thị trường trên thế giới:
Thứ nhất, có sự đa dạng các chủ thể kinh tế, nhiều hình thức sở
hữu. Các chủ thể kinh tế bình đẳng trước pháp luật.
Thứ hai, thị trường đóng vai trò quyết định trong việc phân bổ
các nguồn lực xã hội thông qua hoạt động của các thị trường bộ phận.
Thứ ba, giá cả được hình thành theo nguyên tắc thị trường; cạnh
tranh vừa là môi trường vừa là động lực thúc đấy hoạt động sản xuất
kinh doanh; động lực trực tiếp là lợi nhuận và lợi ích kinh tế - xã hội
khác; nhà nước là chủ thể thực hiện chức năng quản lý, chức năng
kinh tế; thực hiện khắc phục những thiếu sót của thị trường, thúc đẩy
những yếu tố tích cực, đảm bảo sự bình đẳng xã hội và sự ổn định của
toàn bộ nền kinh tế.
Thứ tư, thị trường trong nước quan hệ mật thiết với thị trường
quốc tế.
Trên đây là các đặc trưng mang tính phổ biến của mọi nền kinh
tế thị trường. Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có điều kiện lịch sử, chế độ
chính trị - xã hội khác nhau tạo nên tính đặc thù và các mô hình kinh
tế thị trường khác nhau. Nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở
Việt Nam ngoài một số rất ít đặc trưng phản ánh điều kiện lịch sử
khách quan của Việt Nam thì về cơ bản nó bao hàm những đặc điểm
chung của nền kinh tế thị trường trên thế giới.
Số rất ít đặc trưng ấy thể hiện ở:
1. Về mục tiêu
Hướng tới phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật
chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, nâng cao đời sống nhân dân,
thực hiện “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” đi
đôi với xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ, phù hợp nhằm ngày
càng hoàn thiện cơ sở kinh tế - xã hội của CNXH.
2. Về quan hệ sở hữu và thành phần kinh tế
Nền kinh tế có nhiều thành phần, với nhiều hình thức sở hữu.
Các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển
lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh với nhau trên cơ sở pháp
luật của nhà nước, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo và
kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền
tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân; chế độ công hữu về tư
liệu sản xuất chủ yếu, từng bước được xác lập và sẽ chiếm ưu thế
tuyệt đối khi chủ nghĩa xã hội về cơ bản được xây dựng xong.
3. Về quan hệ quản lý nền kinh tế
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, sự
quản lý và điều tiết nền kinh tế của nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
4. Về quan hệ phân phối
Trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta, thực hiện phân phối theo kết quả lao động và hiệu quả
kinh tế là chủ yếu; đồng thời có các hình thức phân phối khác nữa
(phân phối theo vốn, theo tài năng cùng các nguồn lực khác đóng
góp vào sản xuất kinh doanh), vừa khuyến khích lao động, vừa bảo
đảm phúc lợi xã hội cơ bản, bảo đảm sự phân phối công bằng, hợp
lý và hạn chế sự bất bình đẳng trong xã hội.
5. Về quan hệ gắn giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội
Phát triển kinh tế đi đoi với phát triển văn hóa – xã hội; thực
hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng chính sách, chiến
lược, quy hoạch, kế hoạch và từng giai đoạn phát triển của kinh tế
thị trường.
6. Về tính cộng đồng và tính dân tộc
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta mang
tính cộng đồng cao theo truyền thống của xã hội Việt Nam, phát
triển kinh tế thị trường có sự tham gia của cộng đồng và vì lợi ích
của cộng đồng, hướng tới xây dựng một cộng đồng xã hội Việt
Nam giàu có, đầy đủ về vật chất, phong phú về tinh thần, dân chủ,
công bằng, văn minh, đảm bảo cuộc sống ấm no và hạnh phúc cho
nhân dân.
7. Về quan hệ quốc tế:
Kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta dựa vào sự
phát huy tối đa nguồn lực trong nước và triệt để tranh thủ nguồn
lực nước ngoài

Như vậy, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở
nước ta vừa mang tính phổ biến (đặc trưng chung) của mọi nền kinh tế
thị trường; vừa có đặc trưng riêng của tính định hướng xã hội chủ
nghĩa. Hai nhóm nhân tố này cùng tồn tại, kết hợp và bổ sung cho
nhau. Trong đó, nhóm đặc trưng chung đóng vai trò là động lực thúc
đẩy nền kinh tế phát triển, nhóm đặc trưng riêng đóng vai trò hướng
dẫn nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Liên hệ ngành Ngôn ngữ Anh
Tiếng Anh đang là một ngôn ngữ phổ biến ở trên thế giới và cả ở
Việt Nam. Việc học ngôn ngữ hiện nay như là một cầu nối để giao lưu,
trao đổi với bạn bè quốc tế. Nhưng cũng vì sự quá phổ biến của Tiếng
Anh nên thị trường đối với sinh viên tốt nghiệp ngành ngôn ngữ Anh
cũng đã trở nên bão hòa, dẫn tới cơ hội việc làm tuy nhiều nhưng tính
cạnh tranh cao. Vì vậy, sinh viên ngành ngôn ngữ Anh hiện nay ngoài
việc học thật tốt chuyên ngành còn cần trau dồi, củng cố them các kỹ
năng khác như: kỹ năng tin học, ngôn ngữ 2, các kỹ năng mềm ( kỹ năng
giao tiếp, kỹ năng lãnh đạo, …), Marketing ….để mở rộng cơ hội việc
làm trong tương lai.

You might also like