Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Vương Duy được biết đến với biệt danh Thi Phật.

Ông là một nhà thơ nổi tiếng, nhà thư


pháp, họa sĩ với nét họa tài hoa. Có cái tài xuất chúng cùng với tín tâm tròn đầy nơi đất
Phật, ông là nhà thơ duy nhất phác họa được cảnh giới tư tưởng Phật gia trong họa, và
thổi hồn thiện trong từng ý thơ.
Cả cuộc đời được đắm mình trong Phật Pháp, hồn thơ mang cảnh giới siêu phàm
Ý vị hồn thơ của ông vượt khỏi tư duy thông thường nhờ cảnh giới tư tưởng thoát tục
Cảnh giới thơ ông là là tĩnh, đượm chất của tu tập thiền định

Trong tác phẩm nổi bật có tên Thanh khê, ông viết:

“Ngôn nhập hoàng hoa xuyên


Mai trục thanh khê thủy…
Ngã tâm tố dĩ nhàn,
Thanh xuyên đạm như thử”

Dịch:

‘‘Lời nói chui vào suối Hoàng hoa


Hòa theo dòng Thanh Khê cùng chảy…
Lòng ta vốn đã an nhàn sẵn,
Suối trong kia lại rất êm đềm’’.

Suối Thanh Khê dưới ngòi bút của thi nhân, vừa yên tĩnh, vừa sống động, vừa sâu lắng, vừa
thanh tịnh, từ giai điệu không ngừng chảy của nó, hiện ra bức tranh có các cảnh trí thiên nhiên
khác nhau, thể hiện ra đặc tính rõ nét và sức sống tràn trề của nó. Ngòi bút của ông một lần nữa
lại thể hiện cái tài, thanh dật thoát tục, trong vắt thanh tịnh.

Một kì thú không thể nghĩ bàn đó là sự khéo léo gửi gắm tâm hồn chí hướng của mình vào núi
rừng sông suối, không hòa vào thế tục. Thanh Khê ở đây chính là miêu tả nội tâm của nhà thơ,
thanh tịnh, an nhiên giống như nước suối trong vắt, tâm cảnh và vật cảnh ở đây đã hòa nhập vào
nhau.

Trong bài thơ “Tích vũ Võng Xuyên trang tác” (Sáng tác ở Võng Xuyên trang lúc mưa nhiều) tác
giả viết:

“Mạc mạc thủy điền phi bạch lộ,


Âm âm hạ mộc chuyển hoàng ly.
Sơn trung tập tĩnh quan triêu cẩn,
Tùng hạ thanh trai chiết lộ quỳ”

Dịch thơ:

‘‘Ruộng nước mịt mù cò thẳng cánh,


Cây hè rợp bóng tiếng oanh ca.
Dưới tùng trai tĩnh sương quỳ ngắt,
Trong núi tập thiền ngắm sớm hoa’’.

Ông miêu tả về cõi tiên ở trốn trần tục, sự thanh tịnh trong dòng đời ô uế, tiên cảnh đó chỉ hiển
hiện khi con người đạt được cảnh giới vô vi, tĩnh lặng trong việc thiền định và trai tịnh. Thanh tẩy
tâm thân, lập tức thấy cò trắng bay, hoàng oanh hót, thi nhân ở sơn trang Võng Xuyên, ẩn cư tu
luyện mà thấy đời là cõi tiên, đó là một sự vui thú lớn hơn thảy mọi sự đời.

Thơ Vương Duy ngoài vẻ đẹp thanh bình, còn có cả sự tinh tế phong nhã. Ý thơ luôn hàm chứa
những triết lí nhân sinh cao cả. Cảnh giới tư tưởng của ông thoát tục siêu phàm, nên hồn thơ của
ông phóng khoáng mà không chịu sự ràng buộc bởi những danh lợi tình thế nhân.

Người ta nói thơ của ông trong vắt thanh tịnh như gương, bởi tâm ông chẳng hề vẩn đục. Những
điều mà trong thiền định và chú trọng tu dưỡng tâm thanh có được đã là chiếc chìa khóa giúp ông
khai mở năng lực siêu phàm của tự thân. 

Thuyết vô vi và tinh thần tự do, hòa hợp tự nhiên trong quan niệm của Lão
Trang
Phong cách sống thuận tự nhiên theo thuyết vô vi của Lão Trang đã đem đến
cho thơ Lý Bạch những tứ thơ đẹp lạ lùng về thiên nhiên và tâm hồn con người. Tinh
túy của Đạo gia đã được ông chắt lọc, kế thừa để làm nên một  ngập tràn cảm hứng
tiêu dao với những mảng thiên nhiên thanh nhã, tươi tắn. Có được điều đó là nhờ đã
thực sự thấu đạt cái “phi thường đạo”- cái Đạo bắt chước tự nhiên mà Lão Tử nói đến
trong “Đạo đức kinh” để sống tương hợp thuận hòa với tạo vật.

bài phú Đại bàng, ông đã đối lập tư thế hùng dũng hiên ngang của đại bàng với vẻ
dung tục tầm thường của chim hộc để nói lên cái chí tự do cùng tạo vật của mình.
Hình ảnh chim đại bàng bay cao chín vạn dặm rõ ràng là thoát thai từ Tiêu dao du của
Trang Tử: đầy khát vọng tự do và lãng mạn:
                                                Đại bàng một lúc theo gió
                                                           Chín vạn dặm cao vút tận trời
                                                           Dẩu khi gió ngừng, sa xuống đất
                                                           Chân còn lê tới tận biển khơi

You might also like