Ăn khế trả vàng

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 10

An khe tra vang

;
Ngày xưa có hai anh e trai nhà kia, mẹ mất sớm
cùng sống với cha già rất hòa thuân , ít lâu sau khi
hai anh em lập gia đình , người cha bị bệnh nặng rồi
qua đời , bị vợ suối dục người anh diện cớ là con cả
chiếm hết tài sản , chỉ chia cho người em một mảnh
đất nhỏ với cây khế trong đó .

Cảm nghĩ về truyện “Cây khế”


Trong những câu chuyện cổ tích mà em đã đọc đã
nghe truyện cổ tích Cây khế là câu chuyện để lại
trong lòng em những ấn tượng vô cùng sâu sắc
trong lòng em, bởi nó thể hiện cuộc đấu tranh
giữa những cái thiện và cái ác.
Truyện cổ tích “Cây khế” là một câu chuyện có
nhiều tình tiết vô cùng hấp dẫn, được tạo bởi trí
tưởng tượng của con người khiến cho người đọc
vô cùng yêu mến thích thú.
Câu chuyện xoay quanh hai nhân vật anh và em
cha mẹ qua đời để lại một khối tài sản cho hai
anh em cùng nhau mưu sinh. Nhưng khi cả hai
trưởng thành người anh quyết định phân chia tài
sản cho người em ra ngoài ở riêng. Những người
anh tham lam chiếm hết tài sản của cải có giá trị,
chỉ phân chia cho người em một cây khế và cái
lều mà thôi.
Theo như lý giải của người anh trai thì
anh ta là cả có trách nhiệm to lớn phải
cúng giỗ cha mẹ, rồi trách nhiệm với
người quá cố nên những tài sản như
nhà cửa, trâu bò, lợn, gà ruộng vườn
anh ta có quyền thừa hưởng.
Người em thấy anh phân chia cho mình
như vậy cũng không ý kiến gì mà chỉ âm
thầm đồng ý. Anh liên dọn ra ở riêng,
trông chờ cây khế của mình chín để bán
kiếm tiền sống qua ngày. Còn ngày ngày
người em phải đi làm thuê cho người ta
kiếm tiền mưu sinh. Công việc nặng
nhọc nhưng ông vô cùng nhưng người
em vẫn vui vẻ yêu đời.
Một ngày nọ, người em ngủ say thì nghe
có tiếng chim thần tới ăn khế của mình..
Người em hốt hoảng chạy cầu xin chim
thần “Chim ơi đừng ăn khế của ta nữa ta
chỉ có cây khế này làm tài sản mà thôi,
chim ăn hết rồi ta lấy gì ta sống”
Chim thần nghe vậy liền nói với người
em “Ta ăn một quả trả một cục vàng may túi
ba gang mang đi mà đựng”. Nói rồi chim
thần bay đi, để lại người em với những
suy nghĩ vô cùng hoang mang không
biết chim thần nói hư hay thực.
Nhưng tối hôm đó người em vẫn may
một chiếc túi ba gang như lời chim thần
nói. Sáng hôm sau, đúng như lời hẹn
chim thần đã tới như lời hẹn rồi cõng
người em bay qua biển tới một đảo
ngoài biển chứa toàn vàng là vàng.
Người em thấy nhiều vàng trong lòng
vui mừng khôn xiết vội vàng nhặt đầy túi
rồi lên lưng chim thần cõng về nhà.
Người em giàu lên trông thấy, khiến cho
người anh vô cùng ngạc nhiên không biết
nguyên nhân nào khiến người em giàu
nhanh như vậy. Người anh sang nhà em
chơi hỏi chuyện người em, người em thật
thà kể lại câu chuyện chim thần ăn khế trả
vàng.
Người anh nghe xong vội vàng xin đổi nhà
cửa ruộng vườn cho người em chỉ lấy cây
khế và túp lều của người em mà thôi.
Người em đồng ý ngay, thế là tối đó người
anh sang túp lều của người em để trông
nom cây khế.
Ngày hôm sau, chim thần lại tới ăn khế. Người anh làm giống như người em hôm trước
khóc lóc cầu xin chim thần đừng ăn khế của mình vì nó là tài sản duy nhất của mình.
Chim thần liền đáp  “Ăn một quả trả một cục vàng, may túi ba gang đem đi mà đựng”. Người
anh tham lam tính toán nên đã may hẳn chiếc túi to gấp bốn lần mười hai gang tay để
đi lấy vàng như lời chim thần nói.
Ngày hôm sau đúng như lời nói hứa, chim thần đã tới và đưa người anh đi lấy vàng.
Người anh tới đảo vàng hai mắt sáng rực vô cùng mừng rỡ vội vàng nhét đầy túi tham
của mình. Nhưng trên đường về gặp mưa bão người anh vốn đã to béo, lại mang quá
nhiều vàng khiến chim thần đuối sức nên đã hất người anh ngã xuống biển chết mất
mạng.
Người anh phải gánh hậu quả thiệt mạng vì lòng tham vô đáy của mình, anh ta không
nghe lời dặn của người dặn dò của chim thần nên đã thiệt mạng.Chú chim thần trong
câu chuyện “Cây khế” là một người vô cùng trọng chữ tín, luôn thực hiện đúng lời hứa
của mình, khi ăn khế chim thần đã hứa trả vàng nên lần nào cũng thực hiện vô cùng
nghiêm túc lời hứa của mình.
Thông qua câu chuyện cổ tích “Cây khế” người xưa muốn khuyên nhủ nhắc nhở
con người ta không nên để lòng tham của mình làm mờ mắt, hãy bình tĩnh tỉnh
táo để phân tích biết trước biết sau, đúng sai trong cuộc sống này, để không biến
mình thành kẻ tham lam.
Tình cảm gia đình, tình cảm anh em luôn được người xưa coi như chân tay, vô
cùng thiêng liêng cao quý không nên vì vật chất làm mất đi tình cảm anh em gắn
bó tình cảm máu mủ, cùng cha cùng mẹ.
Những người ở hiền ắt sẽ gặp lành còn những kẻ gian ngoan, tham lam thì sẽ ác
giả ác báo, con người đều có luật nhân quả của mình nên nếu gieo gió ắt gặp
bão. Người anh tham lam nên đã biến mình thành nô lệ cho đồng tiền, chim thần
đã giữ lời hứa nhưng người anh lại không giữ lời may một chiếc túi quá to khiến
chim phải vất vả mang anh ta qua biển, nhưng gặp bão nên việc chim thần hất
anh ta rơi xuống biển chính là hậu quả mà anh ta phải gánh chịu.

Ăn khế trả vàng Một nhà kia có hai anh em, cha mẹ đều chết cả. Hai anh em chăm lo
làm lụng, nên trong nhà cũng đủ ăn. Muốn cho vui cửa vui nhà, hai người cùng lấy vợ.
Nhưng từ khi có vợ, người anh sinh ra lười biếng, bao nhiêu công việc khó nhọc đều
trút cả cho hai vợ chồng người em. Hai vợ chồng người em thức khuya dậy sớm, lại cố
gắng cày cấy, làm cỏ, bỏ phân, lúa tốt hơn trước nên đến mùa đươc bội thu. Thấy thế,
người anh sợ em kể công chiếm lấy phần hơn, vội bàn với vợ cho hai vợ chồng người
em ra ở riêng. Ra ở riêng với vợ, người em được người anh chia cho có một căn nhà
tranh lụp xụp, trước nhà có một cây khế ngọt. Hai vợ chồng người em không phàn nàn
một lời, hết vào rừng đốn củi đem ra chợ bán, lại đi gánh mướn, làm thuê. Còn người
anh có bao nhiêu ruộng nương đều cho làm rẽ, để ngồi không hưởng sung sướng với
vợ. Thấy em không ca thán, người anh cho là em ngu si, lại càng lên mặt, không lui tới
nhà em và cũng không để ý gì đến em nữa. Những ngày sung sướng nhất của hai vợ
chồng người em là những ngày khế chín. Quanh năm hai vợ chồng đã chăm bón và bắt
sâu, đuổi kiến cho cây khế nên cây khế xanh mơn mởn, bóng rợp khắp mảnh vườn nhỏ
bé, quả lúc lỉu cả ở những cành lá sát mặt đất, trẻ lên ba cũng với tay được. Một buổi
sáng hai vợ chồng mang quang gánh và thúng bị ra gốc khế, định trèo lên hái quả
đem ra chợ bán thì thấy trên ngọn cây rung động rất mạnh, như có người đang trèo.
Hai vợ chồng nhìn lên thì thấy một con chim rất lớn đang ăn những quả khế chín vàng.
Hai vợ chồng đứng dưới gốc cây xem chim ăn, đợi chim bay đi rồi mới trèo lên cây hái
quả. Từ đấy cứ mỗi buổi sáng tinh mơ, hai vợ chồng ra hái khế thì đã lại thấy chim ở
trên cây rồi. Thấy có người, chim vẫn cứ ăn, ung dung một lúc lâu rồi mới vỗ cánh bay
đi. Chim ăn ròng rã như thế ngót một tháng trời, cây khế vơi hẳn quả. Một hôm, đứng
đợi cho chim ăn xong, người vợ nói nửa bỡn nửa thật với chim : “Chim ơi, chim ăn như
thế thì còn gì là khế của nhà tôi nữa ! Cây khế nhà tôi cũng sắp hết quả rồi đấy, chim
ạ !”. Chim bỗng nghển cổ, nheo mắt như cười, đáp lại : “Ăn một quả trả một cục vàng !
May túi ba gang đem đi mà đựng”. Chim nhắc đi nhắc lại câu ấy ba lần, rồi mới vỗ cánh
bay đi. Hai vợ chồng thấy chim biết nói đã lấy làm lạ, lại thấy chim bảo mình như thế,
nhắc cho mình đến ba lần, nghe rõ mồn một nên lại càng suy nghĩ, phân vân. Nhưng
rồi hai vợ chồng cũng làm theo lời chim. Người vợ lấy vài vuông vải nâu may cho chồng
một cái túi, ngang dọc đúng ba gang. Sáng hôm sau, hai vợ chồng vừa ăn xong thì thấy
một luồng gió mạnh cuốn cả cát bụi trước sân nhà, rồi trong chớp mắt một con chim
cực kỳ lớn hạ xuống giữa sân, quay đầu vào nhà kêu lên mấy tiếng chào hỏi. Người
chồng xách cái túi ba gang ra sân, chim nằm rạp xuống, quay cổ ra hiệu cho anh ngồi
lên lưng mình. Anh ngồi lên lưng chim bám vào cổ chim thật chặt. Chim đứng dậy vươn
cổ, vỗ cánh bay bổng lên trời xanh. Chim lúc bay cao, lẩn vào mây bạc, lúc bay
thấp, là là trên rừng xanh, đồi núi trập trùng. Rồi chim bay ra biển cả mênh mông,
sóng biếc cao ngất vật vào sườn những hòn đảo nhỏ, làm tung lên những bọt
trắng xóa. Anh ngồi trên lưng chim thấy biển mịt mù, không biết đâu là bờ … Thốt
nhiên chim bay vào một hòn đảo toàn đá trắng, đá xanh, đá đỏ, đá ngũ sắc, phản chiếu
ánh sáng rực rỡ, anh chưa từng thấy bao giờ. Chim bay một vòng thật rộng xung
quanh đảo như muốn tìm một nơi hạ cánh, rồi bay những vòng hẹp hơn, là là trên các
ngọn đá, lắm lúc anh tưởng như mình sắp bị va vào những tảng đá khổng lồ. Bay đến
một cái hang rộng và sâu, chim từ từ hạ xuống. Đặt chân xuống đảo, anh nhìn ngó
khắp nơi, tuyệt nhiên không thấy một sinh vật nào, không có đến một ngọn cỏ hay một
móng chim sâu.
Truyện cổ tích Cây khế muốn gửi gắm đến độc giả thông điệp gì? Truyện cổ tích Cây
khế là truyện đầy ý nghĩa nhân văn, dạy bạn đọc những đạo đức trong cuộc sống.

Truyện này, chúng ta có thể rút ra được một số bài học như sau:

Sự đền ơn đáp nghĩa


Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây là những truyền thống tốt đẹp của
người dân Việt Nam. Chú chim ăn khế của gia đình người em nên trả ơn bằng những
cục vàng.

Ở hiền gặp lành


Người em hiền lành, không tham lam (may đúng số gang, mang vừa đủ lượng vàng)
nên về đến nhà an toàn và có cuộc sống vui vẻ, đầy đủ

Tham thì thâm


Người anh quá tham lam, may cái túi to lại còn nhét đầy số vàng vào túi áo và gấu
quần. Kết quả nặng quá chim không bay nổi khiến người anh bị rơi xuống biển.

Tình nghĩa anh em


Anh em ruột thị phải biết yêu thương nhau theo lời dạy của người xưa: Anh em như thể
tay chân/ Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần. Nhưng người anh trong câu chuyện lại
không thương em mình, muốn tranh giành hết những điều tốt đẹp

Siêng năng, chăm chỉ vun trồng thì sẽ có ngày hái được quả ngọt
Bằng chứng thực tiễn đó chính là cây khế của người em. Do người em để tâm chăm
sóc nên cây mới ra quả ngọt. Nếu lúc trước người em chặt bỏ cây khế hoặc không
quan tâm để nó còi cọc thì sẽ không có câu chuyện sau này.

Vì vậy, sống ở đời, muốn gặt hái điều tốt đẹp thì phải không ngừng cố gắng và để tâm
vào mục tiêu mà mình đã đặt ra. Trời không phụ lòng người, cứ chăm chỉ thật tâm ắt sẽ
gặt hái trái ngọt là những gì bạn đọc cần nhớ.

Trong nguy luôn có cơ


Khi chim ăn khế, vợ chồng người em đã rất lo lắng vì quả khế là một nguồn thu nhập
của gia đình. Họ nghĩ rằng mình đã gặp phải hoàn cảnh nguy khốn giữa lúc khó khăn.
Tuy nhiên, chim lại mở lời bảo ăn khế trả vàng, đấy chính là cơ hội trong hiểm nguy.

Bài học rút ra là khi chúng ta gặp chuyện khó khăn, thách thức thì phải bình tĩnh, xem
xét thấu đáo, chờ đợi để nhìn thấy được cơ hội trong đó. Bạn đừng vội vàng buông
xuôi cũng đừng nản chí bỏ cuộc vì biết đầu điều tốt đẹp đang chờ phía trước.

Cây khế vàng


Ngày xưa, có hai anh em chia tài sản thừa kế khi cha mẹ họ qua đời. Người anh cả tham lam, keo kiệt,
lấy hết của cải để lại cho vợ chồng người em chỉ một túp lều tranh dột nát và một cây khế trĩu quả
nhưng còi cọc. Nhưng hai vợ chồng trẻ hầu như không phàn nàn và bằng lòng với sự chia sẻ ít ỏi này. Họ
chăm sóc cây khế và tưới nước sao cho cây lấy lại sức sống và ra nhiều trái. Khi những quả khế bắt đầu
chín, sáng nào cũng có một con quạ to lớn đến ăn chúng. Dù có làm gì đi chăng nữa thì vợ chồng ông
cũng không thể đuổi con chim đi được. Người vợ than thở: »Tội nghiệp cho chúng tôi. Cũng nghèo như
chúng tôi, điều duy nhất chúng tôi tin tưởng nhất là cây khế đó mang lại gì cho chúng tôi; Bây giờ hãy
nhìn xem, con chim này đã tàn phá tất cả. Chúng ta có thể sẽ biết đến nạn đói ». Phép màu! Con quạ
nghe những lời than thở đó, liền đậu xuống và đáp lại bằng tiếng người: »Quả khế ta ăn, vàng ta trả, hãy
chuẩn bị sẵn túi ba tấc mà theo ta lấy».

Sợ hãi người phụ nữ chạy vào chòi tìm chồng. Họ bàn bạc và quyết định may túi theo kích thước đã chỉ
định, chờ đón chim về. Mấy hôm sau, con chim về, ăn hết khế rồi từ trên cây xuống mời người chồng
ngồi dựa lưng vào bao. Rồi họ cùng nhau biến mất ở chân trời. Sợ hãi, người em nhắm mắt lại. Con chim
đã đưa anh ta đi rất xa trước khi đáp xuống một hòn đảo hoang, đầy đá quý. Anh ta có thể tự do lấy bất
cứ thứ gì anh ta có thể.

Anh ta đổ đầy túi và con quạ đưa anh ta trở về nhà của mình. Từ đó hai vợ chồng biết sang chảnh, sống
xa hoa. Họ thường giúp đỡ người nghèo. Nhân ngày giỗ bố mẹ, vợ chồng anh chị mời anh cả sang. Chán
ghét người em, người anh kiếm cớ thoái thác và bảo người em trải thảm lên đường và trang trí cổng
bằng vàng nếu muốn nhận anh. Kính trọng người anh trai của mình, người em đã làm theo nguyện vọng
của người anh em. Anh trai và vợ rất ngạc nhiên khi thấy sự sang trọng và giàu có của cặp vợ chồng trẻ.
Tò mò, anh cả đã khéo léo tìm cách thâm nhập vào bí ẩn. Người em trai trung thực, thẳng thắn của ông
đã không ngần ngại kể cho ông nghe câu chuyện về con quạ khổng lồ đưa ông đi tìm vàng.

Đôi vợ chồng già đề nghị đổi cả gia tài chỉ lấy túp lều và cây khế. Người trẻ tuổi đồng ý. Một hôm, quạ về
ăn khế và đưa ra lời khuyên: ba chân bốn cẳng đi tìm vàng. Anh cả tham lam và tò mò, mang theo hai cái
túi lớn dài khoảng 6 mét và khi ở tại chỗ, chúng chứa đầy vàng. Trên đường trở về, vì quá nặng của hai
chiếc túi, con quạ không thể cầm cự được nữa, lắc lư và tiễn anh cả xuống biển chết đuối. Anh cả là đối
tượng bị khinh thường khi mọi người biết về sự tham lam và keo kiệt của anh. Thần luôn giúp đỡ những
người tốt và luôn trừng phạt những kẻ hư đốn.

Ăn khế trả vàng


Ngày xửa, ngày xưa, có hai anh em nhà kia cha mẹ mất sớm. Khi người anh lấy vợ, người anh
không muốn ở chung với em nữa, nên quyết định chia gia tài. Người anh tham lam chiếm hết
cả nhà cửa, ruộng vườn, trâu bò của cha mẹ để lại, chỉ cho người em một túp lều nhỏ và mảnh
vườn, trong đó có cây khế ngọt. Người em không chút phàn nàn, ngày ngày chăm bón cho cây
khế và cày thuê, cuốc mướn nuôi thân.

Năm ấy, cây khế trong vườn nhà người em bỗng sai quả lạ thường, cành nào cũng trĩu quả
ngọt, vàng ruộm. Người em nhìn cây khế mà lòng khấp khởi mừng thầm tính chuyện bán khế
lấy tiền đong gạo.

Một hôm, có con chim Phượng Hoàng từ đâu bay đến mổ khế ăn lia lịa. Thấy thế, người em
vác gậy đuổi chim và nói. “Này chim! Ta chỉ có duy nhất một cây khế này, và ta đã khó nhọc
chăm sóc đến ngày hái quả. Nay nếu chim ăn hết ta chẳng có gì để bán đi mua gạo. Vậy nếu
chim muốn ăn hãy mang trả ta vật gì có giá trị”.
Chim vừa ăn vừa đáp: “Ăn một quả, trả cục vàng may túi ba gang, mang theo mà đựng“.
Người em nghe chim nói vậy, cũng đành để chim ăn. Mấy hôm sau, chim lại đến ăn khế. Ăn
xong chim bảo người em lấy túi ba gang đi lấy vàng. Người em chạy vào nhà lấy chiếc túi ba
gang đã may sẵn rồi leo lên lưng chim.
Chim bay mãi, bay mãi qua núi cao, qua biển rộng bao la và đỗ xuống một hòn đảo đầy vàng
bạc, châu báu. Người em đi khắp đảo nhìn ngắm thỏa thích rồi lấy vàng bỏ đầy túi ba gang.
Chim Phượng Hoàng bảo lấy thêm, người em cũng không lấy. Xong xuôi, người em leo lên
mình chim trở về nhà.

Từ đó, người em trở nên giàu có, người em mang thóc, gạo, vàng bạc… giúp đỡ những người
nghèo khổ. Người anh nghe tin em giàu có liền sang chơi và đòi đổi nhà, ruộng vườn của mình
lấy cây khế ngọt, người em cũng đồng ý đổi cho anh. Thế là người anh chuyển sang nhà người
em. Mùa năm sau, cây khế lại sai trĩu quả, chim Phượng Hoàng lại tới ăn. Người anh giả vờ
khóc lóc, chim bèn nói: “Ăn một qủa, trả cục vàng May túi ba gang, mang theo mà đựng”.

Người anh mừng quá, giục vợ may túi không phải 3 gang mà là 12 gang để đựng được nhiều
vàng. Hôm sau chim Phượng Hoàng đưa người anh đi lấy vàng. Vừa đến nơi, người anh đã vội
vàng vơ lấy vàng bỏ vào túi, lại còn giắt thêm đầy vàng bỏ vào người. Chim cố sức bay nhưng
đường thì xa mà vàng thì nhiều nên nặng quá. Mấy lần chim bảo người anh vứt bớt vàng đi cho
nhẹ nhưng người anh vẫn khăng khăng ôm lấy túi. Chim Phượng Hoàng bực tức, nó nghiêng
cánh hất người anh tham lam xuống biển.

You might also like