Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Bài 3 Điều chế AM (Amplitude Modulation)

1. Theo định nghĩa truyền thống, kỹ thuật AM là kỹ thuật mà đường bao (biên độ)
sóng mang có dạng giống như tín hiệu thông tin. Để thỏa mãn yêu cầu này cần 2
điều kiện:
a) Tần số sóng mang lớn hơn nhiều phổ tín hiệu thông tin: fc>>W
b) Độ lớn tín hiệu thông tin nhỏ hơn biên độ sóng mang: |m(t)|<Ac
Kỹ thuật AM có ưu điểm là dễ điều chế và giải điều chế, song phân tích trong
miền tần số sẽ thấy lãng phí cả công suất và băng tần trong việc truyền thông tin.
2. Những kỹ thuật phát triển tiếp theo để khắc phục những nhược điểm của AM là:
- Kỹ thuật DSB-SC
- Kỹ thuật SSB
- Kỹ thuật VSB
Ưu điểm những kỹ thuật này là tiết kiệm công suất, băng tần song phải trả giá với
sơ đồ phức tạp hơn
3. Kỹ thuật DSB-SC
Trong kỹ thuật này, không có công suất sóng mang riêng rẽ (nén sóng mang), chỉ
có công suất mang tín hiệu. Đường bao tín hiệu không còn giống tín hiệu thông tin
(song vẫn phân loại là thuộc kỹ thuật điều chế biên độ).
Kỹ thuật này không thể thu đơn giản như kỹ thuật AM (tức là dùng diode và tụ
điện) mà phải dùng bộ dao động tại chỗ có tần số đúng như tần số sóng mang,
ngoài ra phải đồng bộ pha của nó đúng như pha sóng tới bộ thu (phải dùng vòng
bám pha đắt tiền). Sai lêch về tần số và pha giữa sóng tới và bộ dao động tại chỗ
gây nên lỗi tách tín hiệu.
4. Kỹ thuật SSB
Đây là kỹ thuật tiết kiệm cả công suất và băng tần trong truyền tin thuộc loại AM
(AM ở đây là danh từ nói chung mà không theo định nghĩa truyền thông), song có
độ phức tạp cao nhât. Có 3 phương pháp tạo tín hiệu SSB như sau:
- Dùng bộ lọc thông cao BPF: nhược điểm khó tạo sường bộ lọc lý tưởng
- Dùng bộ dịch pha: Không cần dùng BPF song phải dùng bộ dịch pha. Cơ sở lý
thuyết là phép biến đổi Hilber
- Dùng phương pháp Weaver: Không dùng BPF và bộ dịch pha mà chỉ cần bộ
LPF với các phép toán cộng nhân (áp dụng cho tín hiệu thông tin không có tàn
số gần zero)
5. Kỹ thuật VSB:
Dùng bộ lọc, song tránh bộ lọc lý tưởng BPF) có sườn thẳng đứng mà dùng bộ lọc
có sường dốc tuyến tính để chấp nhận có một phần (dấu vết) của tín hiệu side band
phía bên kia. Song phần sideband phí bên kia sẽ bù lại phần bị khuyết của
sideband phía bên này.
Kỹ thuật VSB hay áp dung trong truyền hình khi truyền cả tín hiệu tiếng và tín
hiệu hình cùng một lúc.
6. Vòng bám pha (PLL):
Đây là bộ phận then chốt trong kỹ thuật thu đồng bộ. Phân tích toán học khá phức
tạp, tuy nhiên phân tích sơ đồ khối đơn giản gồm:
- Bộ so pha: tách được sai lệch pha giữa tín hiệu sóng đến và tín hiệu dao động
tại chỗ
- Bộ lọc vòng thông thấp: Biến sai lệc pha nói trên thành độ lớn điện áp 1 chiều
- Bộ dao động có tần số thay đổi theo điện áp điều khiển (Voltage Control
Oscillator, viết tắt là VCO): điện áp tách được ở bộ lọc nói trên đưa về
(feedback) điều khiển bộ VCO là tần số dao động tại chỗ tăng thêm hay giảm
đi cho đến khi sai lệch pha nói trên còn rất nhỏ. (bộ thu đạt dược cân bằng)

You might also like