Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Bài 77 Số hóa tín hiệu

1. Khái niệm:
Để chuẩn bị cho môn học truyền tin số, phần này ta học kỹ thuật số hóa tín hiệu. Có 2 kỹ
thuật cơ bản là PCM và Delta
2. PCM (Pulse Code Modulation)
Là kỹ thuật giống PAM về yêu cầu lấy mẫu (fs>2fmax) song không phải nhằm mục đích
truyền tin (ở đó xung hẹp làm carrier) mà để biến giá trị mẫu thành tổ hợp bit nhị
phân được gọi là code.
Để thực hiện code dải giá trị mẫu được chia thành một số dải (mà số các dải này bằng
số các tổ hợp bit có thể, ví dụ nếu có 8 bit để mã thì số dải được chia là 2 8). Việc chia
có thể chia đều hay chia không đều phụ thuộc tính chất tín hiệu.
Bước chia nói trên gọi là lượng tử (chuyển từ liên tục sang các biểu diễn gián đoạn).
lượng tử dẫn đến sai số biểu diễn gọi là sai số lượng tử (vì các mẫu trong cùng 1 dải
được biểu diễn cùng một tổ hợp bit dù giá trị chính xác của nó có thể khác nhau).
Sai số lượng tử còn gọi là tạp âm lượng tử (quantization noise) làm méo tín hiệu khi
khôi phục lại song khác với tạp âm nhiệt là phương sai của tạp âm lượng tử có thể
điều khiển nhỏ tùy ý. Điều này thể hiện ở một số tính toán sau:

Ở đây R là số bit của tổ hợp mã biểu diễn giá trị mẫu.


Và nếu lượng tử đều đối với tín hiệu sin ta có công thức

Lượng tử phi tuyến theo luật A (châu Âu), luật μ (Mỹ):


Xuất phát từ phân bố biên độ tín hiệu tiếng nói là phân bố không đều (theo hàm exp),
nên để cực tiểu phương sai tạp âm lượng tử, độ lớn các dải lượng tử được phân chia
không đều. Để thực hiện phân chia không đều người ta kết hợp bộ khuếch đại phi
tuyến và bộ phan chia đều kế tiếp. Các công thức khuêch đại phi tuyến theo luật A và
luật μ về hình thức khác nhau sông về cơ bản có định lượng khác tương đồng đảm bảo
chất lượng số hóa tiếng nói có phương sai méo cực tiểu (xem đồ thị ở slide).
3. Delta
Kỹ thuật Delta không mã hóa giá trị tuyệt đối của mẫu khi sampling (theo PAM) mà
mã hóa sai khác tương đối giữ mẫu sau và mẫu trước dùng 1bit. Nếu giá trị mẫu sau
lớn hơn gía trị mẫu trước sẽ được mã là 1, nếu nhỏ hơn giá trị mẫu trước được mã là
0. Khi khôi phục lại, 1 sẽ ứng với việc tăng thêm một bước nhảy ∆, 0 sẽ ứng với việc
giảm đi một bước nhảy ∆. Kết quả ta sẽ có tín hiệu bậc thang bám theo tín hiệu thực.
Giá trị tại một thời điểm khi khôi phục lại sẽ là tổng các bước nhảy trước đó.
Phương pháp Delta ngoài sai số lượng tử (còn gọi là tạp âm hạt, granular noise) còn
có một vấn đề là quá tải độ dốc (mà ở kỹ thuật PCM không có vấn đề này). Đó là khi
độ dốc của tín hiệu tại một thời điểm lớn hơn độ nghiêng của tín hiệu bậc thang

Khắc phục vấn đề này có 2 phương pháp:


- Thay đổi độ lớn bước nhảy thích nghị: Khi phát hiện nhiều bit 1 hoặc 0 đi liền
nhau điều đó đã xảy ra quá tải, thiết bị tự động tăng thêm dộ lớn bước nhảy. Khi
chỉ có 1, 0 xem kẽ thiết bị tự đông giảm độ lớn bước nhảy
- Phương pháp thứ 2 là đặt thêm bộ tích phân trước bộ DM nhằm làm giảm độ dốc
tín hiệu trước khi thực hiện mã vi phân. Ngoải ra do kết hợp cả tích phân và vi
phân ở bên phát nên bên thu chỉ cần một bộ lọ thông thấp (LPF) đơn giản là khôi
phục được tín hiệu (Khác với khi bên phát chỉ có DM thì bên thu phải có bộ tích
phân + LPF)

You might also like