Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 7

ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA KỲ I

HÓA HỌC 9- NĂM HỌC: 2021-2022


Câu 1. Dãy chất nào sau đây chỉ gồm các oxide
A. MgO, Ba(OH)2, CaSO4, HCl
B. MgO, CaO, CuO, FeO
C. SO2, CO2, NaOH, CaSO4
D. D. CaO, Ba(OH)2, MgSO4, BaO
Câu 2. Kim loại nào sau đây có thể phản ứng với dung dịch FeSO4
A. Cu
B. Ag
C. Zn
D. Hg
Câu 3. Vôi sống có công thức hóa học là:
A. Ca B. Ca(OH)2 C. CaCO3 D. CaO
Câu 4. Oxide tác dụng với nước tạo ra dung dịch làm quỳ tím hóa xanh là:
A. CO2
B. P2O5
C. Na2O
D. MgO
Câu 5. CuO tác dụng với dung dịch H2SO4 tạo thành:
A. Dung dịch không màu.
B. Dung dịch có màu lục nhạt.
C. Dung dịch có màu xanh lam.
D. Dung dịch có màu vàng nâu.
Câu 6. Cho hỗn hợp gồm các chất sau: Al2O3, SO2, ZnO, CO2, CuO vào dung dịch H2SO4 loãng
dư. Số chất tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng dư là:
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Câu 7. Có các oxide sau: CaO, MgO, K2O, NO, SO3, CO2. Oxide nào có thể tác dụng được với
nước:
A. CaO, K2O, SO3, CO2.
B. CaO, MgO, K2O, SO3.
C. K2O, NO, SO3, CO2.
D. CaO, NO, SO3, CO2.
Câu 8. Hãy chọn chất điền vào dấu chấm hỏi của phương trình hóa học sau:
Na2O + H2SO4 ? + ?
A. NaOH và H2O
B. Na2SO4 và H2
C. Na2SO4 và H2O
D. NaOH và H2.
Câu 9. Trong tất cả oxide sau đây, những chất nào tác dụng được với dung dịch base ?
A. BaO, CO2, Fe2O3.
B. CO2, P2O5, SO2.
C. K2O, SiO2, CaO .
D. K2O, SO3, CaO .
Câu 10. Muốn pha loãng H2SO4 đặc ta phải:
A. Rót nước vào acid đặc. B. Rót từ từ nước vào acid đặc.
C. Rót nhanh acid đặc vào nước. D. Rót từ từ acid đặc vào nước.
Câu 11. Thuốc thử dùng để nhận biết dung dịch HCl và dung dịch H2SO4 là:
A. K2SO4
B. BaCl2
C. NaCl
D. NaNO3
Câu 12. Dung dịch HCl tác dụng với Fe tạo thành:
A. FeCl2 và H2
B. FeCl3 và H2
C. FeCl2 và H2O
D. FeCl3 và H2O
Câu 13. Khi nhỏ từ từ H2SO4 đậm đặc vào đường chứa trong cốc hiện tượng quan sát được là:
A. Sủi bọt khí, đường không tan.
B. Màu trắng của đường mất dần.
C. Khối màu đen xốp xuất hiện và có bọt khí sinh ra.
D. Khối màu đen xốp xuất hiện bị bọt khí đẩy lên.
Câu 14. Phản ứng giữa dung dịch Ba(OH)2 và dung dịch HNO3 (vừa đủ) thuộc loại:
A. Phản ứng trung hoà. B. Phản ứng thế.
C. Phản ứng hoá hợp. D. Phản ứng phân hủy.
Câu 15. Chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Acid H2SO4 đặc nóng chỉ phản ứng với kim loại Mg, Al, Fe.
B. Acid H2SO4 đặc nóng phản ứng với hầu hết các kim loại trừ Pt, Au.
C. Acid H2SO4 đặc, nóng phản ứng với tất cả các kim loại.
D. Acid H2SO4 đặc nóng phản ứng với kim loại giải phóng hydrogen
Câu 16. Dãy chất nào sau đây đều phản ứng với dd HCl tạo ra dung dịch màu xanh:
A. Cu, CuO, CuCl2
B. CuO, CuSO3, Cu(OH)2
C. CuO, Cu(OH)2, CuCl2
D. CuO, CuSO4, CuCl2
Câu 17. Trong tất cả các dãy chất sau đây, dãy chất nào tác dụng được với dung dịch acid?
A. CuO, Fe2O3, NaOH, K2CO3.
B. CaO, Fe, SO2, Ba(OH)2.
C. CaO, CO, HCl, Cu(OH)2
D. Cu, ZnO , NaOH, K2CO3.
Câu 18. Khi cho 200 mol NaOH 2M vào 200 ml HNO3 3M, nhúng quỳ tím vào dung dịch thu
được, quỳ tím chuyển màu: (Na=23, H=1, O=16, N=14)
A. Màu đỏ B. Màu xanh C. Màu vàng D. không đổi màu
Câu 19. Cho hỗn hợp gồm MgO và Cu tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Sau phản
ứng thu được dung dịch A và chất rắn B là:
A. MgSO4 và CuSO4.
B. MgSO4 và H2SO4 dư.
C. MgSO4, H2SO4 dư và Cu.
D. MgSO4, H2SO4 dư, H2O, và CuSO4.
Câu 20. Cho dãy các chất sau: K2O, H2O, Na2CO3, H2SO4, Mg lần lượt phản ứng với nhau từng
đôi một. Số cặp chất tác dụng được với nhau là:
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 21. Một bình hở miệng đựng dung dịch Ca(OH)2 để lâu ngày trong không khí (lượng nước
bay hơi có thể bỏ qua) thì khối lượng bình thay đổi thế nào?
A. Không thay đổi
B. Giảm đi
C. Tăng lên
D. Tăng lên rồi lại giảm đi
Câu 22. Trường hợp nào tạo ra chất kết tủa khi trộn 2 dung dịch của các cặp chất sau?
A. Dung dịch HCl và dung dịch NaOH
B. Dung dịch H2SO4 và dung dịch KCl
C. Dung dịch Na2SO4 và dung dịch Ba(NO3)2
D. Dung dịch HNO3 và dung dịch Na2SO4
Câu 23. Ứng dụng nào dưới đây không phải là ứng dụng của calcium hydroxide Ca(OH)2?
A. Khử độc các chất thải công nghiệp, diệt trùng chất thải sinh hoạt và xác chết động vật.
B. Khử chua đất trồng trọt.
C. Làm vật liệu trong xây dựng.
D. Sản xuất giấy, sản xuất tơ nhân tạo, sản xuất nhôm, chế biến dầu mỏ và nhiều ngành
công nghiệp hóa chất khác.
Câu 24. Nhỏ vài giọt dung dịch phenolphtalein không màu vào ống nghiệm có chứa sẵn 2 ml
dung dịch X, thấy dung dịch phenolphtalein chuyển sang màu hồng. Dung dịch X có thể là:
A. Dung dịch NaCl.
B. Dung dịch K2SO4
C. Dung dịch KOH.
D. Dung dịch H2SO4.
Câu 25. Chọn phương án sai?
A. Base được chia làm 2 loại chính là base tan và base không tan
B. Các base còn được gọi là kiềm
C. Chỉ những base tan mới gọi là kiềm
D. Base là hợp chất, phân tử gồm một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm
hyđroxide
Câu 26. Phản ứng hoá học nào sau đây tạo ra CuO ?
A. Cho dd CuSO4 phản ứng với NaOH
B. Cho CuO phản ứng với dd H2SO4
C. Cho dd Cu(OH)2 phản ứng với HCl
D. Nung nóng Cu(OH)2
Câu 27. Có 4 dung dịch: HCl, NaNO3 , NaOH , NaCl. Thuốc thử nào cho dưới đây nhận biết các
dung dịch trên.
A. Quỳ tím và dung dịch AgNO3
B. Quỳ tím và Phenolphtalein
C. Dung dịch NaOH
D. Quỳ tím và dung dịch H2SO4
Câu 28. Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch NaCl thấy:
A. Sủi bọt khí
B. Xuất hiện kết tủa trắng
C. Xuất hiện kết tủa xanh lam
D. Không có hiện tượng xảy ra.
Câu 29. Cặp chất nào trong số các cặp chất cho dưới đây có thể cùng tồn tại trong một dung dịch?
A. NaOH và HCl
B. H2SO4 và BaCl2
C. KCl và NaNO3
D. CaCl2 và Na2CO3
Câu 30. Cho phản ứng hóa học sau: NaCl + X  AgCl + NaNO3
Chất X là:
A. AgNO3
B. Ag2SO4
C. Ag2O
D. Ag
Câu 31. Cho sơ đồ biến hóa sau: CuO 
(1)
CuSO4 
( 2)
Cu(OH)2 
( 3)
? 
( 4)
Cu(NO3)2
Chất X là chất nào dưới đây có thể thực hiện được chuỗi biến hóa trên:
A. CuS
B. CuCO3
C. CuCl2
D. Cu3 (PO4)2
Câu 32. Trong tất cả dãy chất sau đây, dãy chất nào tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng:
A. Cu, CO2, MgO, ZnO.
B. Mg, SO2, CaO, Fe.
C. Mg, Na2O, Fe2O3, CuO.
D. Zn, HCl, CuO, Al2O3.
Câu 33. Ngâm một lá iron (Fe) sạch trong dung dịch copper (II) sulfate CuSO4. Hiện tượng nào
sau đây xảy ra:
A. Tạo ra kim loại mới là copper (đồng) và muối iron (III) sulfate Fe2(SO4)3 .
B. Copper (đồng) được giải phóng nhưng iron (sắt) không biến đổi.
C. Iron (sắt) bị hòa tan một phần và kim loại copper (đồng) bám ngoài lá iron (sắt) và màu
xanh lam của dung dịch nhạt dần.
D. Không có chất nào mới được sinh ra, chỉ iron (sắt) bị hòa tan.
Câu 34. Cho những phân bón có công thức: KNO3, NH4NO3, Ca(H2PO4)2, CO(NH2)2,
(NH4)HPO4, KCl, NH4Cl. Số phân bón đơn là:
A. 5 B. 4
C. 3 D. 2
Câu 35. Trong các loại phân bón hoá học sau loại nào là phân đạm ?
A. KCl B. Ca3(PO4)2 C. K2SO4 D. (NH4)2SO4
Câu 36. Cho phản ứng hóa học sau: FeCl2 + X  ZnCl2 + Y
Chất X, Y lần lượt là:
A. Zn và Fe
B. Zn(NO3)2 và H2O
C. Zn(OH)2 và Fe
D. HCl và Zn
Câu 37. Dùng một thuốc thử nào trong số các thuốc thử sau đây để nhận biết dung dịch Na2SO4
và dung dịch Na2CO3 ?
A. Dung dịch HCl
B. Dung dịch Pb(NO3)2
C. Dung dịch AgNO3
D. Dung dịch BaCl2
Câu 38. Cho phản ứng hóa học sau: FeCl3 + 3Z  Fe(OH)3 + 3NaCl
Chất Z là:
A. Na2O B. NaOH C. Na2SO4 D. Na2CO3
Câu 39. Cho phản ứng hóa học sau: BaCl2 + X  BaSO4 + 2NaCl
Chất X là:
A. Na2O B. NaOH C. Na2SO4 D. H2SO4
Câu 40. Cho các dãy base sau, dãy base nào làm phenolphtalein hoá hồng:
A. NaOH ; Zn(OH)2 ; Mg(OH)2 B. NaOH ; Ca(OH)2 ; KOH
C. Ba(OH)2 ; KOH ; Al(OH)3 D. Ba(OH)2 ; Ca(OH)2 ; Fe(OH)3
Câu 41. Cho phản ứng hóa học sau: 2NaOH + H2SO4  X + 2H2O
Chất X là:
A. Na2O B. NaCl C. Na2SO4 D. NaNO3
Câu 42. Dung dịch NaOH không có tính chất hoá học nào sau đây?
A. Làm quỳ tím hoá xanh
B. Tác dụng với acidic oxide tạo thành muối và nước
C. Tác dụng với acid tạo thành muối và nước
D. Bị nhiệt phân huỷ tạo ra basic oxide và nước
Câu 43. Cho dung dịch CuSO4 vào dung dịch NaOH thấy:
A. Sủi bọt khí B. Xuất hiện kết tủa trắng
C. Xuất hiện kết tủa xanh lam D. Không có hiện tượng xảy ra
Câu 44. Cho các dãy các base sau, dãy base nào bị nhiệt phân huỷ tạo thành basic oxide tương
ứng và nước:
A. Cu(OH)2 ; Zn(OH)2; Al(OH)3; Mg(OH)2 B. Cu(OH)2 ; Zn(OH)2; Al(OH)3; NaOH
C. Fe(OH)3; Cu(OH)2; KOH; Mg(OH)2 D. Fe(OH)3; Zn(OH)2; Ba(OH)2; Mg(OH)2
Câu 45. Có 4 dung dịch: HCl, H2SO4 , NaOH , NaCl. Thuốc thử nào cho dưới đây nhận biết các
dung dịch trên.
A. Quỳ tím và dung dịch Ba(OH)2.
B. Quỳ tím và Phenolphtalein.
C. Dung dịch NaOH.
D. Quỳ tím và dung dịch Ca(OH)2.

You might also like