Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 13

“KHUÔN MẪU NAM GIỚI TRONG ĐIỆN ẢNH

VIỆT NAM HIỆN ĐẠI"


BY LÊ HỒNG LÂM
KHUÔN MẪU GIỚI & “HÓA THẠCH VĂN
HÓA”
- Điện ảnh VN đã tạo ra nhiều khuôn mẫu về nam giới
và dù có sự thay đổi đáng kể, nhìn chung, hình
tượng nam giới trong điện ảnh Việt vẫn đóng khung
với hình mẫu gia trưởng/nam tính độc hại mang
nặng tư tưởng Nho giáo và truyền thống “trọng
nam khinh nữ ở VN”.

- Những khuôn mẫu đó được đưa vào phim một


cách vô thức, do các biên kịch và đạo diễn đôi khi
cũng có cái nhìn mặc định về khuôn mẫu giới, từ
trải nghiệm cá nhân hay góc nhìn chủ quan của họ.
.

- Một số bộ phim của các đạo diễn Việt kiều như Mùi
đu đủ xanh của Trần Anh Hùng thì xây dựng hình
tượng nam giới qua cái nhìn hồi cố hơn là trải
nghiệm cá nhân. TS Phạm Quỳnh Phương gọi đây
là một dạng “hóa thạch văn hóa”. Hình tượng nam
giới trong phim Trần Anh Hùng ảnh hưởng lớn đến
các đạo diễn độc lập sau này như Phan Đăng Di,
Nguyễn Hoàng Điệp…
ĐIỆN ẢNH CÁCH MẠNG & HẬU CHIẾN: HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH

- Trước đây, đặc biệt là dòng phim cách mạng từ cuối thập niên
50 đến những năm 80, hình tượng nam giới trong điện ảnh Việt
thường được xây dựng qua những bộ phim đậm chất sử thi,
anh hùng ca. Đây có lẽ là giai đoạn mà hình tượng nam giới
đẹp nhất trong điện ảnh Việt, tạo dựng nên nhiều ngôi sao như
Thế Anh, Lâm Tới, Chánh Tín, Thương Tín…
- nhưng vô hình trung chúng cũng tạo ra những khuôn mẫu bị
đóng khung.

- Đạo diễn Đặng Nhật Minh có lẽ là nhà làm phim đầu tiên dám
phá bỏ những hình tượng nam tính “đẹp” của điện ảnh Việt và
đưa ra một cái nhìn có tính phê phán và phản biện về những
người đàn ông “xấu xí” qua hai bộ phim tiêu biểu thời đầu của
ông là “Thị xã trong tầm tay” và “Cô gái trên sông”.

- Dòng phim hậu chiến có sự thay đổi đáng kể về hình tượng


nam giới, đưa họ trở về với đời thường, đối mặt với những vết
thương hậu chiến: Cỏ lau của Vương Đức, Đời cát của
Nguyễn Thanh Vân, Sống trong sợ hãi của Bùi Thạc Chuyên…
ÂM THỊNH DƯƠNG SUY
- Nhìn chung, điện ảnh Việt đã tạo ra nhiều khuôn mẫu nam giới bị đóng khung theo từng thời kỳ. Điều này
khiến điện ảnh Việt luôn ở tình trạng “âm thịnh dương suy” trong suốt chiều dài phát triển của mình. Nhiều
nhận định trên báo chí cho rằng “đàn ông trong điện ảnh Việt quá yếu và quá thiếu”

- Trong khoảng 20 năm trở lại đây, hình mẫu nam giới được các nhà làm phim xây dựng ngày càng thiên lệch
và cực đoan: Với các nhà làm phim độc lập, nam giới hiện lên với những khuôn mẫu như thất bại, vô dụng,
gia trưởng (Trăng nơi đáy giếng, Bi đừng sợ, Cha và con và, Đập cánh giữa không trung, Chơi vơi…)…;
trong khi ở dòng phim giải trí, họ thường làm nền cho phụ nữ trong xu hướng phát triển tôn vinh hình tượng
nữ quyền thái quá: (Hai Phượng, Hương Ga, Em chưa 18, Chị chị em em, Chàng vợ của em)

- Một số bộ phim xây dựng hình tượng nam giới gần gũi với đời thường, phá bỏ những khuôn mẫu và được
chấp nhận hơn: Song lang, Thưa mẹ con đi, Bố già…
TÓM LẠI

Tóm lại, việc xây dựng các khuôn mẫu nam giới trong điện ảnh Việt do chúng ta thiếu một nền tảng
lý thuyết về giới trong điện ảnh. Các nhà làm phim xây dựng các khuôn mẫu giới một cách vô thức,
hoặc do những cái nhìn mặc định, định kiến hoặc tư tưởng Nho giáo lâu đời khiến họ dễ dàng tạo
nên những hình mẫu bị đóng khung, lâu dần tạo ra các khuôn mẫu giới.

- Vận dụng một vài lý thuyết của phương Tây về khuôn mẫu giới như “The Male Gaze theory” của
Laura Mulvey hay một vài quan điểmvề toxic masculinity (nam tính độc hại) hay masculine crisis
(khủng hoảng nam tính), sẽ giúp các nhà làm phim nhìn thấy được các khuôn mẫu về nam giới
trong điện ảnh và từ đó phá bỏ chúng .

- Sự điều tiết của thị trường dẫn đến những thay đổi về khuôn mẫu giới trong các tác phẩm điện
ảnh đương đại. Trong khi đó, việc thiếu vắng hình tượng nam giới một phần do thiếu các biên kịch
nam cũng như diễn viên nam đủ sức để thể hiện những vai diễn mang tính biểu tượng như Lâm Tới,
Thế Anh, Chánh Tín, Thương Tín, Đơn Dương, Lê Công Tuấn Anh… như điện ảnh trước đây.
-

You might also like