Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Giải pháp cho việc xây dựng gia đình hạnh phúc:

Gia đình yên ấm hạnh phúc là điều kiện, tiền đề quan trọng cho sự hình thành, phát triển
nhân cách và bảo đảm cho lao động sáng tạo đạt hiệu quả cao nhất. Do đó, mà trước thực
trạng hạnh phúc gia đình vẫn còn nhiều mặc hạn chế, tiêu cực việc đề ra những chính
sách, giải pháp xử lí là việc rất cấp thiết.
- Trước sự tấn công của nhiều “tệ nạn xã hội” ảnh hưởng các mối quan hệ trong gia
đình như vậy, bản thân mỗi gia đình phải chủ động phòng chống sự xâm nhập của
các tệ nạn xã hội vào gia đình, kế thừa và phát huy những giá trị văn hoá truyền
thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu có chọn lọc những giá trị tiên tiến của gia
đình trong xã hội phát triển. Trong giáo dục con cái phải kết hợp chặt chẽ giữa môi
trường "Gia đình - nhà trường - xã hội " thì hiệu quả giáo dục sẽ cao hơn. Tuy
nhiên, chúng ta không nên "tuyệt đối hoá" giáo dục trong gia đình mà xem nhẹ
giáo dục ở nhà trường và xã hội, hoặc "phó mặc" sự giáo dục con cái cho nhà
trường và xã hội... Cần hạn chế sự tiếp xúc của trẻ em đối với các trang mạng xã
hội, nếu các bé chưa nhận thức được những mặt xấu của mạng xã hội thì bản thân
cha mẹ phải là người giáo dục, tuyên truyền cho bé ngay từ khi còn nhỏ, để các bé
được phát triển trong môi trường lành mạnh, từ đó mối quan hệ của các thành việ
trong gia đình sẽ thêm gắn kết hơn. Bên cạnh đó cũng phải tăng cường công tác
bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói chung, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc
biệt, phòng chống các tệ nạn xã hội, Đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục,
vận động nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, cộng đồng và các
thành viên gia đình về vị trí, vai trò của gia đình trong thời kỳ công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước; thực hiện chủ trương của Đảng và pháp luật của Nhà nước
về hôn nhân và gia đình, giúp các gia đình có kiến thức và kỹ năng sống.
- Bên cạnh đó, vai trò của Đảng và Nhà nước là rất quan trong trọng việc thực hiện
về chủ trương hôn nhân và gia đình. Để xây dựng một gia đình hành phúc, cần xoá
bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình, chẳng hạn như kết hôn
khi chưa đủ tuổi, có thể ở độ tuổi này các bạn trẻ vẫn chưa ý thức được hôn nhân
là gì, chưa có đủ tâm lí và kiến thức để sẵn sàng kết hôn, nên khi kết hôn không
tránh khỏi việc áp lực, ảnh hưởng đến tâm lí và dẫn đến việc hôn nhân không hạnh
phúc. Không những thế, cần đẩy mạnh tuyên truyền việc tình nguyện kết hôn, đặc
biệt là đến những thế hệ lâu đời, còn mang tư tưởng “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”.
Do đó giải pháp đề ra là cần phải xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng hệ
thống dịch vụ gia đình và cộng đồng, tạo điều kiện cho mọi gia đình tiếp cận được
kiến thức pháp luật, văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật và phúc lợi xã
hội… Nghiêm trọng hơn nữa là vấn đề xem nhẹ người phụ nữ, còn mang tư tưởng
trọng nam khinh nữ, chính thì thế mà người phụ nữ trong gia đình không có tiếng
nói, không được sống theo ý mình mà phải toàn tâm toàn ý chăm lo cho gia đình.
Do đó mà Đảng và Nhà nước ta cần quan tâm một cách thiết thực và toàn diện hơn
nữa đối với phụ nữ, nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần, thực
hiện bình đẳng giới, tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trò người công dân,
người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người để xây dựng gia
đình “No ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc bền vững”.
- Cùng với sự phát triển của xã hội, vật giá keo thang, mọi thứ dẫn trở nên đắt đỏ,
chính vì muốn cho con cái, gia đình một cuộc sống sung túc hơn mà nhiều người
lao đầu vào kiếm tiền, chính điều đó mà bỏ bê con cái, gia đình, quan hệ trong gia
đình lạnh nhạt. Chính vì thế mà cần phải có những chính sách quan tâm đến phát
triển kinh tế gia đình, xây dựng và hoàn thiện hệ thống dịch vụ có liên quan để góp
phần củng cố, ổn định và phát triển kinh tế gia đình, có chính sách ưu tiên hỗ trợ
phát triển kinh tế gia đình cho các gia đình chính sách, gia đình các dân tộc thiểu
số, gia đình nghèo, gia đình đang sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn
để giảm bớt gánh nặng cơm, áo, gạo tiền, phần nào giúp đỡ họ có thời gian nghỉ
ngơi, quan tâm, giao tiếp với những thành viên trong gia đình thường xuyên hơn.
Tuy nhiên, những chính sách này là chưa đủ, mà còn cần phải thường xuyên tuyên
truyền về tầm quan trọng của gia đình hạnh phúc hơn là tiền bạc, để thay đổi suy
nghĩ, tư duy của những người xem trọng của cái vật chất hơn là hạnh phúc gia
đình.
Dịch covid-19
- Dịch bệnh covid-19 làm đảo lộn cuộc sống của toàn xã hội. Ảnh hưởng nghiêm
trọng đến mọi mặt như kinh tế, chính trị, xã hội... mà thấy rõ nhất là vấn đề khủng
hoảng kinh tế. Hầu hết công việc của mọi người đều bị ảnh hưởng, nhiều gia đình
túng thiếu, dẫn đến tính tình thay đổi, hay việc nhiều người thân trong gia đình ra
đi vì Covid đã ảnh hưởng đến vấn đề hạnh phúc gia đình một cách nghiêm trọng.
Trước tình hình như thế, Đảng và Nhà nước ta cần có những gói hỗ trợ cho người
dân, đảm bảo những sự hỗ trợ đến đủ và đúng tay những người thực sự khó khăn,
luôn đảm bảo đầy đủ lương thực đến những khu vực bị phong tỏa. Kêu gọi sự
chung tay của các doanh nghiệp, cá nhân cùng nhau đồng lòng giúp đỡ những gia
đình khó khăn như thế. Và có những chiến lược để có thể vừa sản xuất, vừa chống
dịch để góp phần tạo việc làm cho người dân.
- Bên cạnh đó, cũng cần phải mạnh tay trừng trị những người gây bạo lực gia đình
để làm gương, ren đe cho những người khác.

You might also like