Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

NGUYỄN HOÀNG YẾN NHƯ – K214020139

1. Tìm hiểu về cuộc đời, sự nghiệp của Adam Smith.


- Adam Smith (1723 – 1790) – nhà Triết học, Đạo đức học người Scotland – ông tổ của
nền Kinh tế học và đồng thời cũng được mọi người cho là “Thiên tài của loài người”.
- Ông là người đầu tiên không thuộc Hoàng gia Anh được in hình lên đồng bảng Anh.
- Adam Smith là một trong những đại biểu tiên phong trong việc xây dựng nền tảng
khoa học của kinh tế thị trường ngày nay vào thế kỷ 18.
- Năm 1737, Ông học triết học tại Đại học Glasgow – một trung tâm danh tiếng của
thời kỳ Khai Sáng. Sau 3 năm, Smith vào Oxford College và tốt nghiệp năm 1746.
- Năm 1748, trở lại Glasgow, Ông được nhận làm Giảng viên tại Đại học Edinburg với
nhiệm vụ phụ trách các buổi thuyết trình công.
- Năm 1751, Adam Smith được mời làm Giáo sư Lý luận tại Đại học Glasgow và một
năm sau Ông chính thức trở thành Giáo sư môn Triết học Luân Lý. Về sau, Ông đã tự
mô tả rằng thời kỳ đảm nhận chức vụ Giáo sư tại Đại học Glasgow là “thời kỳ sung
sướng nhất và danh dự nhất cuộc đời”.
- Tác phẩm đầu tiên của Adam Smith là cuốn “Lý thuyết về các Tình cảm Luân lý”
xuất bản năm 1759. Tác phẩm và các vấn đề trong sách đã thu hút sự quan tâm ngay
lập tức và mang lại danh tiếng cho tác giả.
- Năm 1764, Smith đến Pháp. Ông đã bỏ công việc của mình ở Glasgow, cống hiến hết
mình để viết một cuốn sách mới.
- Năm 1776, ở London ông đã hoàn thành cuốn sách "Nguồn gốc thịnh vượng của các
quốc gia" – là quyển sách đầu tiên và được coi là căn bản nhất về nền tảng của Kinh
tế học.
- Năm 1778, Adam Smith chuyển đến Edinburgh và trở thành một ủy viên hải quan.
Ông rất nghiêm túc trong công việc nên thực tế không có thời gian cho hoạt động
khoa học. Smith bắt đầu phác thảo cho cuốn sách thứ ba của mình, nhưng Ông không
có đủ thời gian để hoàn thành. Nhà khoa học ra lệnh đốt tất cả các bản thảo của mình
vì cảm thấy rằng cái chết đang ở rất gần.
- Nhà kinh tế vĩ đại đã chết ngày 17 tháng 7 năm 1790 vì bệnh đường ruột ở Edinburgh.

2. Hãy giải thích về sự thần kỳ của “Bàn tay vô hình”.


Trong cuốn “Nguồn gốc thịnh vượng của các quốc gia”, Adam Smith đã từng nêu ra
nhận định nổi tiếng hơn bất cứ nhận định nào khác trong kinh tế học: Khi tác động qua
lại với nhau trên thị trường, các hộ gia đình và doanh nghiệp hành động như thể họ được
dẫn dắt bởi một “bàn tay vô hình”, biến lợi ích cá nhân thành lợi ích tổng thể. Qua đó,
chúng ta có thể thấy được cơ chế thị trường cũng chính là cơ chế “bàn tay vô hình”. Bởi
vì sự tương tác của mỗi một cá nhân trong nền kinh tế thị trường đều hành động vì lợi
ích cá nhân, lại xuất hiện một bàn tay liên kết các cá nhân lại với nhau để biến thành lợi
ích chung của mọi người, xã hội và cộng đồng. Thuật ngữ “bàn tay vô hình” đã trở
thành biểu tượng cho cách vận hành kinh tế thị trường cũng như cách hoạt động của
khoa học tự nhiên. Khái niệm “bàn tay vô hình” đã nhận được sự ca tụng từ các nhà
kinh tế học, được sử dụng với ý nghĩa tích cực mô tả bàn tay thị trường là thông thái,
giúp cải thiện đời sống cho mọi người. Đồng thời, đã giúp xóa bỏ cái nhìn hạn hẹp của
chủ nghĩa trọng thương và thay vào đó là cái nhìn đa dạng và tự do hơn, giúp nâng cao
điều kiện sống của toàn thế giới nhiều hơn bất kỳ lý thuyết nào trong lịch sử. Thuyết
“bàn tay vô hình” tôn trọng tư tưởng tự do kinh tế (tự do kinh doanh, sản xuất, cạnh
tranh, thị trường…), thích hợp với chủ nghĩa tư bản trong một thời kỳ dài. Tuy nhiên,
sau này, khi nền kinh tế của các nước trở nên phức tạp, lý thuyết “bàn tay vô hình” càng
bộc lộ sự lạc hậu và bất hợp lý của nó, đặc biệt là các cuộc khủng hoảng kinh tế lớn ở
Hoa Kỳ và Tây Âu (1929-1933) cho thấy cơ chế thị trường tự do đôi khi phản tác dụng
dẫn đến khủng hoảng kinh tế theo chu kỳ. Hiện nay, mọi người vẫn cần dùng “nhà
nước” như một “bàn tay hữu hình”, thông qua luật pháp, thuế khóa và các chính sách
kinh tế, kết hợp với cơ chế kỷ luật tự giác, điều chỉnh nền kinh tế xã hội dựa trên lý
thuyết “bàn tay vô hình”, góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển.

You might also like