Cao Minh Tiến- 19dh480850- Tthcm Thứ 2 - Tiết 5,6 - b56

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 16

 

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI NGỮ - TIN HỌC


THÀNH PHỒ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
 
BÀI TIỂU LUẬN
KẾT THÚC HỌC PHẦN HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2020 - 2021
MÔN THI: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH
CHỦ ĐỀ: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ NHÀ NƯỚC CỦA NHÂN DÂN, DO NHÂN
DÂN, VÌ NHÂN DÂN. VẬN DỤNG VÀO CÔNG TÁC XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Phan Thị Lệ Hương
Sinh viên thực hiện:
1. Họ và tên: Cao Minh Tiến MSSV: 19DH480850
2. Họ và tên: Trần Thị Thùy Ngân MSSV: 19DH480594
3. Họ và tên: Nguyễn Cẩm Tiên MSSV: 19DH480823
4. Họ và tên: Võ Tú Nhi MSSV: 19DH480087
5. Họ và tên: Lê Huỳnh Mỹ Duyên MSSV: 19DH700463
Thứ học trong tuần; tiết học; phòng học:
  Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2021
Mục lục
1.MỞ ĐẦU...............................................................................................1

1.1. Tính cấp thiết, lý do chọn đề tài nghiên cứu...................................1

1.2. Nhiệm vụ nghiên cứu......................................................................2

1.3. Kết cấu của tiểu luận.......................................................................3

2. NỘI DUNG..........................................................................................3

2.1. Cơ sở lí luận....................................................................................3

2.2 Cơ Sở Thực Tiễn............................................................................11

3. KẾT LUẬN........................................................................................13

4. TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................14


BÀI TIỀU LUẬN MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

1. Họ và tên: Cao Minh Tiến MSSV: 19DH480850

2. Họ và tên: Trần Thị Thùy Ngân MSSV: 19DH480594

3. Họ và tên: Nguyễn Cẩm Tiên MSSV: 19DH480823

4. Họ và tên: Võ Tú Nhi MSSV: 19DH480087

5. Họ và tên: Lê Huỳnh Mỹ Duyên MSSV: 19DH700463

1.MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết, lý do chọn đề tài nghiên cứu

Tư tưởng Hồ Chí Minh là một tư tưởng triết học về chính trị, được xây dựng dựa
trên chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tư tưởng Hồ
Chí Minh được Đảng Cộng sản Việt Nam phát triển, tổng hợp và hệ thống hóa,
sau đó chính thức hóa vào năm 1991. Thuật ngữ này được dùng để chỉ các lý
thuyết liên quan tới chính trị, và được coi như là đại diện cho một hình thức của
chủ nghĩa Mác - Lênin đã được điều chỉnh để phù hợp với hoàn cảnh và lịch sử
Việt Nam. Hệ tư tưởng trong Tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm những quan điểm
về những vấn đề cơ bản của Cách mạng Việt Nam, cụ thể là sự phát triển và vận
dụng chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện vật chất của Việt Nam. Tuy hệ tư tưởng
này được đặt theo tên của nhà cách mạng Việt Nam là Chủ tịch nước Hồ Chí
Minh, nhưng Tư tưởng Hồ Chí Minh không nhất thiết chỉ là phản ánh tư tưởng cá
nhân của Chủ tịch, mà Tư tưởng Hồ Chí Minh còn vươn xa hơn thế, đó là hệ tư
tưởng chính thống của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Một trong những tư tưởng nổi bật trong hệ thống Tư tưởng Hồ Chí Minh, không
thể không kể đến Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của nhân dân, do nhân dân
và vì nhân dân. Tư tưởng này đề cao giá trị của nhân dân trong sự phát triển của xã
hội, của quốc gia, đặt nhân dân ở vị trí trọng yếu cần quan tâm hàng đầu. Theo đó,

1
hữu của nhân dân, do nhân dân tạo nên và vì những lợi ích của nhân dân, đặt lợi
ích và quyền lợi của người dân lên làm điều tôn chỉ trong mọi hoạt động, chính
sách phát triển kinh tế xã hội của quốc gia.

Trong suốt những giai đoạn của lịch sử nước nhà, Tư tưởng Hồ Chí Minh luôn là
tư tưởng dẫn đường cho các hoạt động của Nhà nước, các cơ quan hữu quan để
đem đến những chính sách hỗ trợ tốt nhất cho sự phát triển của nước nhà. Đặc
biệt, công tác xây dựng nhà nước ở Việt Nam ta, từ trước đến nay luôn tuân theo
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.
Công tác xây dựng nhà nước luôn đặt mục tiêu phát huy quyền của nhân dân, vì
lợi ích tối đa dành cho nhân dân và thiết kế các nội dung xây dựng nhà nước cũng
do nhân dân làm nên. Nhờ đó, nhà nước Việt Nam luôn là Nhà nước nhận được sự
yêu thương, tôn trọng đặc biệt từ nhân dân trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, bên cạnh đó, những hệ lụy của việc xây dựng nhà nước không tuân
theo Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân
dân cũng không tránh khỏi, đặc biệt là từ những thành phần có tư tưởng không tốt,
đi sai định hướng và đi sai Tư tưởng Hồ Chí Minh trong xây dựng và phát triển đất
nước. Theo đó, việc nắm rõ về Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của nhân dân,
do nhân dân và vì nhân dân đóng vai trò quan trọng trong bất cứ giai đoạn nào, nó
giúp xây dựng nhà nước đúng định hướng và đạt hiệu quả, đạt mục tiêu và đi đúng
định hướng của nhà nước ta.

Xuất phát từ nhận thức về vai trò, tầm quan trọng, nội dung cũng như đặc điểm
của Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân
dân, mong muốn nhìn nhận rõ hơn về công tác xây dựng nhà nước ta hiện nay dựa
trên Tư tưởng này, từ đó đề xuất những kiến nghị liên quan, báo cáo này đã được
xây dựng với mục tiêu nghiên cứu tập trung vào công tác xây dựng nhà nước Việt
Nam theo Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì
nhân dân.

2
Thứ nhất, trình bày khái quát, tổng hợp và hệ thống hóa các vấn đề cơ sở lý luận
liên quan đến Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của nhân dân, do nhân dân và
vì nhân dân.

Thứ hai, phân tích và nhận định về công tác xây dựng nhà nước Việt Nam hiện
nay theo Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì
nhân dân. Chỉ ra giá trị, sự vận dụng những tư tưởng đó vào công tác xây dựng
nhà nước Việt Nam hiện nay.

Thứ ba, đề xuất những kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả xây dựng nhà nước Việt
Nam trong giai đoạn tới, trên cơ sở áp dụng hiệu quả Tư tưởng Hồ Chí Minh về
nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân vào thực tiễn.

1.3. Kết cấu của tiểu luận

Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài bao gồm 2 nội dung chính:

 Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước thể hiện quyền của nhân dân.
 Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước làm chủ của nhân
dân trong công cuộc đổi mới hiện nay.

2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận

Quan điểm của Hồ Chí Minh về nhà nước của nhân dân, do nhân dân, về nhân dân

Dân là chủ: xác định vị thế của dân

Dân làm chủ: đề cập năng lực và trách nhiệm của dân

Quan niệm đó của Hồ Chí Minh phản ánh đứng nội dung về bản chất về dân chủ.
Quyền hành và lực lượng đều thuộc về nhân dân. Xã hội nào bảo đảm cho điều đó
được thực thi thì đó là một xã hội thực sự dân chủ

Dân chủ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội

Dân chủ thể hiện ở việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân

3
Dân chủ được thể hiện trên tất cả các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…
Trong đó, dân chủ thể hiện trên lĩnh vực chính trị là quan trọng nhất, được biểu
hiện tập trung trong các hoạt động của Nhà nước

Dân chủ, bình đẳng trong mọi tổ chức quốc tế, là nguyên tắc ứng xử trong các
quan hệ quốc tế.

Hồ Chí Minh khẳng định: Nhà nước ta là nhà nước dân chủ, nhà nước của dân do
dân vì dân, “Chính quyền của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là Nhà nước
dân chủ, nhà nước của dân, do dân, vì dân. Cơ sở xã hội của Nhà nước là toàn dân
tộc. Nền tảng của Nhà nước là liên minh công nhân, nông dân, lao động trí óc dưới
sự lãnh đạo của giai cấp công nhân”.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân thể hiện
trình độ kết hợp nhuần nhuyễn quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin với việc kế
thừa, tiếp thu có chọn lọc kho tàng tri thức, kinh nghiệm của nhân loại, vận dụng
sáng tạo vào điều kiện hoàn cảnh lịch sử cụ thể của Việt Nam.

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Bác Hồ với những nghiên
cứu, khảo sát cùng thực tiễn tổ chức, hoạt động đã có những cống hiến to lớn trong
việc đặt nền móng xây dựng một nhà nước kiểu mới trong lịch sử dân tộc ta: nhà
nước của dân, do dân, vì dân. Quan điểm nhất quán đó đã được Chủ tịch Hồ Chí
Minh khẳng định: "Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra.
Ðoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và
lực lượng đều ở nơi dân"

Nhà nước của nhân dân: Tất cả mọi quyền lực trong Nhà nước và trong xã hội đều
thuộc về nhân dân. HCM khẳng định: “Trong Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hoà của chúng ta, tất cả mọi quyền lực đều là của nhân dân "

Hiểu một cách tổng quát, quan điểm một nhà nước của dân, do dân, vì dân trong tư
tưởng Hồ Chí Minh bao gồm những nội dung sau:

4
- Nhà nước của dân tức là “dân là chủ " - “dân là chủ “: địa vị chủ thể tối cao của
mọi quyền lực là nhân dân

Nhà nước của nhân dân: Tất cả mọi quyền lực trong Nhà nước và trong xã hội đều
thuộc về nhân dân. Nhân dân thực thi quyền lực thông qua hai hình thức dân chủ
trực tiếp và dân chủ gián tiếp.

- Dân chủ trực tiếp: Nhân dân trực tiếp quyết định mọi vấn đề liên quan đến vận
mệnh quốc gia, dân tộc và quyền lợi của dân chủ

- Dân chủ gián tiếp hay dân chủ đại diện: Nhân dân thực thi quyền lực của mình
thông qua các đại diện mà họ lựa chọn, bầu ra và những thiết chế quyền lực mà họ
lập nên.

Trong dân chủ gián tiếp:

+ Quyền lực Nhà nước là " thừa ủy quyền” của nhân dân.

+ Nhân dân có quyền kiểm soát, phê bình Nhà nước, có quyền bãi miễn những đại
biểu mà họ đã lựa chọn, bầu ra và có quyền giải tán những thiết chế quyền lực mà
họ đã lập nên.

Trong nhà nước ta, dân là chủ thể của quyền lực nhà nước, do đó người cầm
quyền, cán bộ công chức nhà nước chỉ là người được dân ủy quyền có điều kiện và
có thời hạn để gánh vác, giải quyết những công việc chung của đất nước, do đó
theo Hồ Chí Minh cán bộ công chức nhà nước là công bộc, đầy tớ của dân. Và vì
vậy bất cứ việc gì đều phải bàn bạc với dân, hỏi ý kiến và kinh nghiệm của dân.

Làm công bộc, đầy tớ của dân là một trách nhiệm rất vẻ vang, nhưng cũng rất khó
khăn, nặng nề. Muốn vậy người cầm quyền cần phải gần dân, sát dân, hiểu dân, tin
dân và phải biết sử dụng sức mạnh to lớn của nhân dân, tác phong của người cầm
quyền phải: “óc nghĩ, mắt thấy, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm chứ không

5
Từ quan niệm về vị thế của người cầm quyền, Hồ Chí Minh tự ý thức vị trí của
mình trước nhân dân, người nói ở nước ta, từ Hồ Chủ tịch trở xuống là đầy tớ của
dân, dân đặt ở đâu thì làm ở đó, người làm Chủ tịch nước cũng là nhờ sự trao
quyền ủy thác của dân và khẳng định “khi nào đồng bào bảo tôi lui thì tôi vui lòng
lui”.

2.1.2 Nhà nước do nhân dân

Nhà nước do dân lập nên, do dân ủng hộ, dân làm chủ. Chính vì vậy Hồ Chí Minh thường
nhấn mạnh nhiệm vụ của những người cách mạng là phải làm cho dân hiểu, làm cho dân
giác ngộ để nâng cao được trách nhiệm làm chủ, nâng cao được ý thức trách nhiệm chăm
lo xây dựng Nhà nước của mình.

Nhà nước do dân lập nên, do dân ủng hộ, dân làm chủ. Chính vì vậy Hồ Chí Minh
thường nhấn mạnh nhiệm vụ của những người cách mạng là phải làm cho dân hiểu, làm
cho dân giác ngộ để nâng cao được trách nhiệm làm chủ, nâng cao được ý thức trách
nhiệm chăm lo xây dựng Nhà nước của mình. Hồ Chí Minh khẳng định: Việc nước là
việc chung, mỗi người đều phải có trách nhiệm "ghé vai gánh vác một phần". Quyền lợi,
quyền hạn bao giờ cũng đi đôi với trách nhiệm, nghĩa vụ.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước Việt Nam mới, nhân dân có
đủ điều kiện, cả về pháp luật và thực tế, để tham gia quản lý nhà nước. Người nêu
rõ quyền của dân, Nhà nước do dân tạo ra và nhân dân tham gia quản lý là ở chỗ:

- Toàn bộ công dân bầu ra Quốc hội. - cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước,
cơ quan duy nhất có quyền lập pháp.

- Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước, ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng Chính
phủ nay gọi là Chính phủ).

- Hội đồng Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước, thực hiện
các nghị quyết của Quốc hội và chấp hành pháp luật

- Mọi công việc của bộ máy nhà nước trong việc quản lý xã hội đều thực hiện ý
chí của dân (thông qua Quốc hội do dân bầu ra).
6
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước Việt Nam mới, nhân dân có
đủ điều kiện, cả về pháp luật và thực tế, để tham gia quản lý nhà nước. Người nêu
rõ quyền của dân, Nhà nước do dân tạo ra và nhân dân tham gia quản lý là ở chỗ:

- Toàn bộ công dân bầu ra Quốc hội. - cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước,
cơ quan duy nhất có quyền lập pháp.

- Quốc hội bầu ra Chủ tịch nước, ủy ban Thường vụ Quốc hội và Hội đồng Chính
phủ nay gọi là Chính phủ).

- Hội đồng Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của Nhà nước, thực hiện
các nghị quyết của Quốc hội và chấp hành pháp luật

- Mọi công việc của bộ máy nhà nước trong việc quản lý xã hội đều thực hiện ý
chí của dân (thông qua Quốc hội do dân bầu ra).

Xây dựng một nhà nước do nhân dân lao động làm chủ là tư tưởng nhất quán trong
cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh. Đây cũng là một kết luận mà
Người rút ra khi khảo sát các cuộc cách mạng Mỹ, Pháp, Nga. Nhà nước Việt Nam
kiểu mới thể hiện khối đại đoàn kết dân tộc trong đó công, nông là gốc và trí thức
ngày càng có vị trí quan trọng đặc biệt khi đất nước bước vào thời kỳ xây dựng.
Tất cả mọi người dân Việt Nam, không phân biệt gái trai, giàu nghèo, nòi giống,
dân tộc, tôn giáo... đều là người chủ của Nhà nước, có trách nhiệm xây dựng Nhà
nước. Ngay từ những ngày đầu mới thành lập, Hồ Chí Minh khẳng định: Tất cả
quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam. “Nước ta là nước dân
chủ. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân” (2).

Tính chất dân chủ nhân dân là đặc trưng nổi bật của chính quyền nhà nước kiểu
mới. Trong nước ta, nhân dân là người nắm giữ mọi quyền lực, còn các cơ quan
nhà nước do nhân dân tổ chức ra, nhân viên nhà nước là người được ủy quyền,
thực hiện ý chí nguyện vọng của nhân dân, trở thành công bộc của nhân dân. Thể
chế dân chủ cộng hòa đã làm thay đổi tận gốc quan hệ quyền lực chính trị và thực

7
Nhà nước dân chủ nhân dân do nhân dân trực tiếp tổ chức, xây dựng thông qua
tổng tuyển cử phổ thông đầu phiếu. Hồ Chí Minh nhận thức tổng tuyển cử là một
quyền chính trị mà

nhân dân giành được qua đấu tranh cách mạng, là hình thức dân chủ, thể hiện năng
lực thực hành dân chủ của nhân dân. “Tổng tuyển cử là một dịp cho toàn thể quốc
dân tự do lựa chọn những người có tài, có đức để gánh vác công việc nước nhà.
Trong cuộc Tổng tuyển cử, hễ là những người muốn lo việc nước thì đều có quyền
ra ứng cử; hễ là công dân thì đều có quyền đi bầu cử... Do tổng tuyển cử mà toàn
dân bầu ra Quốc hội. Quốc hội sẽ cử ra Chính phủ. Chính phủ đó thật là chính phủ
của toàn dân” (3). Thông qua việc bầu Quốc hội và Chính phủ, nhân dân thực hiện
quyền lực của mình bằng hình thức dân chủ trực tiếp và đại diện.

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, quyền lực tối cao của nhân dân không chỉ thể hiện ở
việc bầu cử Quốc hội, Hội đồng nhân dân các cấp, mà còn ở quyền bãi miễn, kiểm
soát, giám sát hoạt động của các đại biểu. Cơ chế dân chủ này nhằm làm cho Quốc
hội được trong sạch, giữ được phẩm chất, năng lực hoạt động. Hồ Chí Minh nêu
rõ: “Nhân dân có quyền bãi miễn đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân
nếu những đại biểu ấy tỏ ra không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân” (4).

Với vai trò làm chủ nhà nước, thực hiện sự ủy quyền của nhân dân, các đại biểu
được bầu ra phải có trách nhiệm gần gũi, sâu sát để hiểu dân, lắng nghe ý kiến của
nhân dân với tinh thần trách nhiệm bàn và giải quyết những vấn đề thiết thực cho
quốc kế dân sinh. Theo quan điểm Hồ Chí Minh, để thể hiện nhân dân lao động
làm chủ Nhà nước thì đại biểu do dân bầu ra phải có mối liên hệ thường xuyên với
nhân dân; thoát ly mối liên hệ này, Nhà nước rất dễ rơi vào quan liêu, trì trệ, đứng
trên đầu nhân dân, trái với bản chất dân chủ đích thực vốn có của Nhà nước kiểu
mới.

8
Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước của dân, do nhân dân làm chủ còn bao
hàm một nội dung quan trọng khác đó là nhân dân có quyền kiểm soát Nhà nước.
Hồ Chí Minh viết: “Chính phủ ta là chính phủ của nhân dân, chỉ có một mục đích
là phụng sự cho lợi ích của nhân dân. Chính phủ rất mong đồng bào giúp đỡ, đôn
đốc, kiểm soát và phê bình để làm tròn nhiệm vụ của mình là người đầy tớ trung
thành tận tụy của nhân dân” (5) .

Là người làm chủ Nhà nước, nhân dân có quyền, thông qua cơ chế dân chủ thực
thi quyền lực, nhưng đồng thời nhân dân phải có nghĩa vụ xây dựng và bảo vệ Nhà
nước, làm cho Nhà nước ngày càng hoàn thiện, trong sạch, vững mạnh. Hồ Chí
Minh luôn đòi hỏi với tư cách là chủ nhân của một nước độc lập, tự do, quyền và
nghĩa vụ công dân gắn bó chặt chẽ với nhau.

Theo tư tưởng Hồ Chí Minh, Nhà nước của dân, do dân là Nhà nước dân chủ, thể
hiện quyền lực của giai cấp công nhân, đồng thời cũng là bảo đảm thực thi quyền
lực của nhân dân lao động. Quan điểm này của Hồ Chí Minh là sợi chỉ đỏ xuyên
suốt tất cả các quá trình xây dựng Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam. Các bản Hiến
Pháp 1946, 1959, 1980 và 1992 đều thể hiện điều đó. Trong công cuộc đổi mới,
xây dựng Nhà nước do nhân dân lao động làm chủ là một nội dung trọng yếu của
việc kiện toàn, đổi mới tổ chức, hoạt động của Nhà nước ta.

2.1.3. Nhà nước vì dân

- Nhà nước vì dân là Nhà nước lấy lợi ích chính đáng, nguyện vọng của nhân dân
làm mục tiêu và nhiệm vụ để hoàn thành, không vì lợi ích nào khác, tất cả lợi ích
đều vì

nhân dân phục vụ. Đó là một Nhà nước trong sạch, không đặc quyền đặc lợi, cần
kiệm liêm chính.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhấn mạnh: mọi đường lối, chính sách của Đảng phải
nhắm vào quyền lợi cho dân, bất cứ việc gì cũng phải cố gắng làm vì dân cho dù

9
lợi ích của nhân dân phải đặt lên tiêu chí hàng đầu để có thể thấy được sư hiệu quả
trong công tác xây dựng bộ máy Nhà nước. Muốn đạt được mục tiêu này, Nhà
nước và cán bộ phải hoàn toàn trung thành và trong sạch với nhân dân, bảo đảm
quyền lợi của nhân dân.

+ Theo Hồ Chí Minh quan niệm rằng từ Chủ tịch đến các quan chức bình thường
đều do nhân dân ủy thác và bầu chọn. Do đó, Chủ tịch và các cán bộ phải làm
công bộc, làm đầy tớ cho nhân dân chứ không phải là làm quan đè đầu cưỡi cổ
nhân dân.

Các cán bộ cơ quan nhà nước là đầy tớ, là người lãnh đạo hướng dẫn cho nhân
dân. Người lãnh đạo phải có tầm nhìn sáng suốt, nhìn xa trông rộng, tận tụy, gần
gũi với nhân dân, biết sử dụng hiền tài đúng lúc...người vừa có tài vừa có đức.
Người viết: “Chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ. Đảng ta là
Đảng lãnh đạo, nghĩa là tất cả các cán bộ từ trung ương đến khu, đến tỉnh, đến
huyện, đến xã, bất kỳ ở cấp nào và ngành nào – đều phải là người đầy tớ trung
thành của nhân dân”. Quyền lực của Nhà nước đều xuất phát từ nhân dân, do nhân
dân quyết định và thành lập tạo nên bộ máy nhà nước ủy thác cho chính quyền
Nhà nước lãnh đạo thay mình. Vì vậy, Nhà nước có nhiệm vụ thực hiện tốt và
phục vụ quyền lợi cho nhân dân. Bác Hồ luôn đặc biệt quan tâm đến việc xây
dựng bộ máy trong sạch, hoạt động hiệu quả, công bằng, vững mạnh cố gắng khắc
phục cải thiện các vấn đề xưa củ cho tốt hơn.

+ Một nhà nước vì dân phải làm sao cho “Được lòng dân, dân tin, dân mến, dân
yêu”, người lãnh đạo phải đặt quyền lợi của nhân dân lên trên hết mọi thứ và thực
hiện bằng mọi cách cho nhân dân, phát huy quyền dân chủ cho nhân dân.

Trong việc thực thi pháp luật, các cán bộ Nhà nước phải tuân thủ, nghiêm minh
vững vàng thực hiện nhiệm vụ, không vì lợi ích cá nhân mà làm ảnh hưởng đến lợi
ích của nhân dân. Vì trên pháp luật, họ là những người đại diện cho công lý, cho
sự thật. Người nói:” Nếu không có nhân dân thì Chính phủ không đủ lực lượng.

10
đẳng, hiểu dân, giúp dân để mình trở nên trong sạch, chính trực, liêm khiết với
nhân dân hơn và vì lợi ích lâu dài của nhân dân. Đối với việc các cán bộ Nhà nước
lạm dụng chức vụ, thực hiện nhiệm vụ không nghiêm, không theo quy định pháp
luật Nhà nước làm ảnh hưởng đến vật chất và lợi ích, quyền lợi của nhân dân làm
cho nhân dân bất bình, oan ức sẽ bị xử lý nghiêm ngặt theo qui định của pháp luật.

Xây dựng một Nhà nước vì dân sẽ làm cho Đảng lãnh đạo với nhân dân thắt chặt
đoàn kết hơn trong việc xây dựng niềm tin vững chắc. Mọi người dân sẽ đóng góp
ý kiến nhiều hơn và thấy được quyền lợi của mình đối với Nhà nước. Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã cho thấy được sự nhận thức và cảnh báo về các nguy cơ phát sinh
trong bộ máy Nhà nước. Đồng thời, cũng thấy được cách khắc phục và phòng
tránh chống tham nhũng đạt hiệu quả cao. Nhà nước thật sự trở thành công bộc,
đầy tớ cho nhân dân và phục vụ quyền lợi cho nhân dân.

2.2 Cơ Sở Thực Tiễn

2.2.1. Đảng và nhà nước vận dụng Tư tưởng Hồ Chí Minh về việc xây dựng
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.

Chủ tịch Hồ Chí Minh xác định bản chất dân chủ của nước ta: “Nước ta là nước
dân chủ. Bao nhiêu quyền hàn đều là của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là
trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân.
Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung
ương đến xã do dân tổ chức nên. Tóm lại, mọi quyền hành và lực lượng đều ở nơi
dân”. Trong những năm của thời kỳ quá độ, với những lợi thế , hệ thống chính trị
thì nước ta đã đóng góp vào sự nghiệp bảo vệ đất nước và xây dựng để có thể
bước lên từ thời kỳ quá độ lên đến chủ nghĩa xã hôi, và từ câu nói của Bác Hồ , ta
có thể thấy rằng cơ chế, chính sách quản lý và việc điều hành đất nước: Đảng lãnh
đạo, Nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ. Nhờ vào việc điều hành đất nước mà
những năm qua, Đảng và Nhà nước ta đã đạt được nhiều thành tựu to lớn trong
việc xây dựng chủ nghĩa xã hội chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ Quốc thông qua

11
kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội. Để có thể xây dựng một Nhà nước pháp
quyền xã hội chủ nghĩa thì Đảng phải đề ra những đường lối, chủ trương đúng đắn
vì đó là tầm quan trọng của đường lối và sai một ly đi một dặm. Đường lối phải
tuân theo những lý luận Mác – Lenin sáng tạo và tư tưởng Hồ Chí Minh. Ngoài ra,
phải tổ chức thực hiện thật tốt đường lối, chủ trương của Đảng bằng cách biến lời
nói thành những hành động tích cực, nhất là thực thi, phát huy đầy đủ vai trò trách
nhiệm và làm gương tốt cho mọi người noi theo.

Những học sinh, sinh viên cần phải học tập và thực hiện thật tốt những đường lối,
quan điểm và chủ trương, điều lệ của Đảng để trở thành những công dân và sinh
viên gương mẫu trong tương lai.

2.2.2. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công cuộc đổi mới hiện nay.

Trong xã hội hiện nay, Đảng và Nhà nước đã vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về
nhà nước của dân, do dân và vì dân thông qua triển khai mọi hoạt động của nhà
nước đều phải có sự đồng thuận từ nhân dân như là việc bầu cử, nhân dân phải bầu
cử trực tiếp và thông qua đại biểu để bầu ra những người phù hợp để đứng đầu đất
nước và bãi miễn những người mà người dân cảm thấy không phù hợp. Ngoài ra,
Nhà nước rất thường hay tổ chức những hoạt động để giúp những người nghèo
như qua những chương trình “Mái ấm tình thương”, “Vượt lên chính mình” và
những hoạt động tình nguyện như “Hoa Phượng Đỏ” và “Mùa hè xanh”…Để có
thể tương tác với Chính phủ, Nhà nước đã phát triển và tạo nên Chính phủ điện tử
như những căn cước công dân thông mã điện tử, sổ hộ khẩu điện tử hoặc bảo hiểm
y tế điện tử v.v. Nhờ những việc này Nhà nước có thể quản lý và phục vụ Nhân
dân cả nước ngày một tốt hơn. Mọi người dân cũng có thể đỏng góp ý kiến để xây
dựng hoặc sửa đổi và bổ sung những Hiến pháp, pháp luật được phù hợp hơn. Đặc
biệt hơn là, trong mùa dịch Covid-19, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những chính
sách hợp lý để hỗ trợ mọi người dân khó khăn, không bị đói và luôn cố gắng hết
sức cung cấp đồ ăn thức uống để hỗ trợ người dân. Mặt khác, Đảng và Nhà nước

12
Từ đó, ta có thể thấy Đảng ta đã và đang khẳng định Nhà nước là đại diện quyền
làm chủ của dân, do dân, và vì dân, đồng thời thực hiện tốt đường lối chính trị của
Đảng trong xã hội hội nhập quốc tế, khoa học – kĩ thuật phát triển vượt bậc. Đảng
và Nhà nước Việt Nam luôn xây dựng một nhà nước lấy dân làm gốc, dựa vào
dân, tin dân, bảo vệ dân và chịu trách nhiệm trước dân.

3. KẾT LUẬN

Đảng Cộng sản Việt Nam, ở Đại hội XIII, Đảng và Nhà nước đã và đang tiếp tục
vận dụng và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác- Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Mục tiêu độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội và đường lối mới của
Đảng, hỗ trợ hết lòng, hết sức để có thể bảo vệ Tổ quốc và phục vụ nhân dân. Để
có thể hoàn thành được mục tiêu, Đảng và Nhà nước luôn nỗ lực cố gắng tăng
cường các công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng về chính trị, tư tưởng đạo đức, tổ
chức và cán bộ; nâng cao và chỉnh chu đổi mới mạnh mẽ các chính sách lãnh đạo
của Đảng.

Vì vậy Đảng và Nhà quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi những tư tưởng về chính
trị, đạo đức và lối sống bị sai lệch và những diễn biến không tốt trong nội bộ.
Luôn phát huy tính tiên phong, gương mẫu, trọng dân, gần dân, tin dân, hiểu dân,
học dân của cán bộ và đảng viên. Đến ngày nay, tư tưởng đó vẫn được áp dụng để
xây dựng và hoàn thiện nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

13
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và những nội dung mới về xây
dựng Đảng trong nhiệm kỳ.

https://www.tapchicongsan.org.vn/web/guest/chinh-tri-xay-dung-
dang/-/2018/821890/dai-hoi-dai-bieu-toan-quoc-lan-thu-xiii-cua-dang-va-nhung-noi-
dung-moi-ve-xay-dung-dang-trong-nhiem-ky.aspx

https://daihoi13.dangcongsan.vn/

2. Tư Tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội, 1990

https://vksquangnam.gov.vn/index.php?
option=com_content&view=article&id=1626%3At-tng-h-chi-minh-v-nha-nc-ca-dan-do-
dan-vi-dan&catid=72%3Ahc-tp-lam-theo-li-bac&Itemid=91&lang=vi

3. Giáo Trình học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh trang 69 đến trang 141.

14

You might also like