Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

TRƯỜNG THCS LÊ HỒNG PHONG

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP ĐỊA LÍ 8- KIỂM TRA GIỮA KÌ I


Năm học 2021-2022

I.Trắc nghiêm: ̣
1. Vị trí địa lí, giới hạn, kích thước của châu Á.
2. Đă ̣c điểm về địa hình, khoáng sản châu Á.
3. Những chủng tô ̣c của dân cư châu Á. Sự phân bố các chủng tô ̣c đó.
4. Giải thích tại sao châu Á là châu lục đông dân nhất thế giới?
5. Vì sao dân cư châu Á:
+ Tâ ̣p trung nhiều ở Đông Á, Nam Á và Đông Nam Á?
+ Ít tâ ̣p trung ở Bắc Á và phía Tây của Trung Quốc?
6. Các thành phố lớn của châu Á thường tâ ̣p trung tại khu vực nào, vì sao lại có sự phân bố đó?
II. Tự luâ ̣n:
1. Trình bày:
+ Đă ̣c điểm khí hâ ̣u và cảnh quan châu Á.
* Khí hậu Châu Á:
- Từ bắc xuống nam, châu Á có các dới khí hậu sau:
+ Đới khí hậu cực và cận cực.
+ Đới khí hậu ôn đới.
+ Đới khí hậu cận nhiệt.
+ Đới khí hậu nhiệt đới.
+ Đới khí hậu Xích đạo.
- Khí hậu châu Á chia thành nhiều đới vì lãnh thổ châu Á trải dài từ vùng cực Bắc đến vùng
Xích đạo nên lượng bức xạ mặt trời phân bố không đều từ cực về Xích đạo.
* Các đới cảnh quan:
- do sự phân hóa đa dạng về các đới, các kiểu khí hậu nên Châu Á có cảnh quan rất đa dạng:
+ Rừng lá kim ở Bắc Á nơi có khí hậu ôn đới
+ Rừng cận nhiệt ở Đông Á và rừng nhiệt đới ẩm ở Đông Nam Á
+ Thảo nguyên, hoang mạc và cảnh quan núi cao
+ Đă ̣c điểm sông ngòi châu Á.
- Châu Á có mạng lưới sông ngòi khá phát triển và có nhiều hệ thống sông lớn.
- Các sông châu Á phân bố không đều và chế độ nước khá phức tạp:
+ Bắc Á: Nhiều sông, các sông lớn đều chảy theo hướng từ nam lên bắc
+ Đông Á, Đông Nam Á: Sông dày đặc, nhiều sông lớn, thời kì nước lớn vào cuối mùa hạ
đầu mùa thu, thời kì cạn nhất vào cuối đông đầu xuân.
+ Tây Nam Á và Trung Á: Do khí hậu lục địa khô hạn nên sông kém phát triển. Nguồn cung
cấp nước là tuyết và băng tan từ các đỉnh núi cao nên vẫn có nhiều sông lớn.
- Giá trị kinh tế: giao thông, thủy điện cung cấp nước cho sản xuất sinh hoạt, đánh bắt và
nuôi trồng thủy sản.
2. Vị trí địa lí và kích thước lãnh thổ có ảnh hưởng gì đến khí hâ ̣u châu Á?

+ Vị trí kéo dài từ vùng cực Bắc xuống vùng xích đạo làm cho lượng bức xạ mặt trời phân bố
không đều, hình thành các đới khí hậu thay đổi từ bắc xuống nam.
+ Kích thước lãnh thổ rộng lớn làm cho khí hậu phân hóa thành các kiểu khác nhau: Khí hậu
ẩm ở gần biển và khí hậu khô hạn ở vùng lục địa.
3. Phân biêṭ sự khác nhau giữa khí hâ ̣u gió mùa và khí hâ ̣u lục địa. Giải thích sự
khác nhau đó.

Các kiểu khí hậu gió mùa


+ Phân bố
- Kiểu khí hậu gió mùa nhiệt đới phân bố ở Nam á, Đông Nam Á.
- Kiểu khí hậu gió mùa cận nhiệt và ôn đới phân bố ở Đông Á.
+ Đặc điểm
- Mùa đông gió từ nội địa thổi ra lạnh, khô và mưa không đáng kể
- Mùa hạ gió từ đại dương thổi vào lục địa, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều.

Các kiểu khí hậu lục địa


+ Phân bố
- Kiểu khí hậu Ôn Đới lục địa, Cận nhiệt lục địa phân bố ở vùng nội địa.
- Kiểu nhiệt đới khô phân bố ở khu vực Đông Nam Á.
+ Đặc điểm
- Mùa đông khô và lạnh.
- Mùa hạ khô và nóng.

* Sự khác nhau giữa kiểu khí hậu gió mùa và kiểu khí hậu lục địa là do châu Á có kích
thước lục địa rộng lớn, địa hình chia cắt phức tạp, núi và cao nguyên cao đồ sộ ngăn ảnh
hưởng của biển xâm nhập vào sâu trong lục địa.

4. Dựa vào bảng số liêụ dưới đây, em hãy nhâ ̣n xét sự gia tăng dân số của châu Á
qua từng giai đoạn và rút ra kết luâ ̣n.

Năm 1800 1900 1950 1970 1990 2002


Số dân (Triê ̣u 600 880 1402 2100 3110 3766
người)
- Nhận xét: Từ năm 1800 đến năm 2002, số dân châu Á liên tục tăng và tăng không đều
qua các giai đoạn:
+ Giai đoạn từ năm 1800-1950 : Tăng chậm (802 triệu người).
+ Giai đoạn từ năm 1950-2002 : Tăng nhanh (2364 triệu người).

5. Liên hê ̣ sự phân bố dân cư tại Ninh Thuâ ̣n. Nêu rõ nguyên nhân của sự phân bố đó.

------------Hết-------------

You might also like