Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA KHÁCH SẠN - DU LỊCH


----------------

BÀI THẢO LUẬN

HỌC PHẦN THANH TOÁN QUỐC TẾ VÀ TÀI TRỢ XUẤT


NHẬP KHẨU

ĐỀ TÀI: So sánh Incoterm 2010 và Inconterm 2020

Nhóm thực hiện: Nhóm


Mã học phần: 2156BKSC2411
GVHD: Phạm Thu Trang

Hà Nội, 2021
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU............................................................................................................................ 3
I. Tổng quan......................................................................................................................4
1.1 Phòng thương mại quốc tế ICC..............................................................................4
1.1.1 Giới thiệu phòng thương mại quốc tế ICC......................................................4
1.1.2 Sứ mệnh của ICC..............................................................................................4
1.2 Incoterms..................................................................................................................5
1.2.1 Giới thiệu incoterms..........................................................................................5
1.2.2 Lịch sử hình thành............................................................................................5
1.2.3. Vai trò của Incoterms đối với hoạt động thương mại quốc tế.......................8
1.2.4. Các doanh nghiệp sử dụng Incoterms............................................................8
II. Sơ lược về Incoterm 2010 và Incoterm 2020..............................................................9
2.1. Incoterm 2010.........................................................................................................9
2.2. Incoterm 2020.......................................................................................................10
III. Phân biệt Incoterms 2010 và Incoterms 2020.........................................................11
3.1. Điểm giống nhau...................................................................................................11
3.2. Điểm khác nhau....................................................................................................12
3.2.1. Những thay đổi về hình thức.........................................................................12
3.2.2. Những thay đổi về nội dung...........................................................................13
3.3. Nguyên nhân của sự thay đổi...............................................................................17
IV. Khuyến nghị cho các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu..........................................18
V. Kết luận....................................................................................................................... 18

Trang 2
MỞ ĐẦU

Hoạt động thương mại quốc tế với sự tham gia của các quốc gia trên thế giới làm nảy sinh
nhiều mâu thuẫn trong ngôn ngữ, luật pháp, tập quán, thương mại,… dẫn đến không thể
tránh khỏi các tranh chấp. Khi tranh chấp xảy ra, nhiều tranh chấp không thể giải quyết
thấu đáo do không có cơ sở để đưa ra phán quyết đúng đắn, hợp lý. Trước những vấn đề
đặt ra đó, Phòng Thương mại quốc tế (ICC- International Chamber of Commerce) đã xây
dựng và cho ra đời Bộ tập quán Thương mại quốc tế (International Commercial Terms,
viết tắt là Incoterms).
Kể từ khi ra đời đến nay, Incoterms đã không ngừng hoàn thiện và đổi mới các quy tắc
mười năm một lần, nhằm bắt kịp với sự thay đổi và phát triển của nền kinh tế thế giới
trong các lĩnh vực: giao thông vận tải, bốc dỡ hàng hóa, công nghệ thông tin, an ninh, bảo
hiểm, hải quan… liên quan đến hoạt động giao nhận hàng hóa.  Hiện tại, bản Incoterms
mới nhất mà ICC hoàn thiện là Incoterms 2020,  có hiệu lực từ ngày 01/01/2020, được
gửi đến Phòng Thương mại các nước thành viên để dịch sang ngôn ngữ nội địa nhằm đưa
bản Incoterms 2020 đến với cộng đồng doanh nghiệp khắp thế giới.
Vậy Incoterms 2020 có gì mới so với bản Incoterms cũ 2010?
Qua nghiên cứu và tìm hiểu, Nhóm 4 quyết định tìm hiểu đề tài: “ So sánh sự thay đổi của
Incoterms 2020 và Incoterms 2010”

Trang 3
I. Tổng quan
1.1 Phòng thương mại quốc tế ICC
1.1.1 Giới thiệu phòng thương mại quốc tế ICC
Thương mại Quốc tế (International Champer of Commerce) gọi tắt ICC Là tổ chức
kinh doanh thế giới, cho phép doanh nghiệp bảo đảm hòa bình, thịnh vượng cơ hội cho tất
cả mọi người.

ICC có ba hoạt động chính: Thiết lập quy tắc, giải tranh chấp, vận động sách. Bởi vì
công ty thành viên hiệp hội tham gia vào hoạt động kinh doanh quốc tế, ICC có quyền lực
vô song việc đưa quy tắc chi phối hoạt động kinh doanh xuyên biên giới. Mặc dù quy tắc
tự nguyện, chúng quan sát vô số hàng ngàn giao dịch hàng ngày trở thành phần thương
mại quốc tế.

Mạng lưới toàn cầu của các ủy ban quốc gia trên 90 nước chủ trương ưu tiên kinh
doanh ở cấp quốc gia và khu vực. Hơn 3.000 chuyên gia từ các công ty thành viên của
ICC cung cấp những kiến thức và kinh nghiệm của họ để xây dựng quan điểm của ICC về
các vấn đề kinh doanh cụ thể.

ICC hỗ trợ công việc của Liên Hợp Quốc, Tổ chức Thương mại Thế giới, và nhiều tổ
chức liên chính phủ khác, cả quốc tế và khu vực, như G20 - nhân danh cho kinh doanh
quốc tế. ICC là tổ chức đầu tiên được địa vị tư vấn cho Hội đồng Kinh tế và Xã hội của
Liên Hợp Quốc và địa vị quan sát Liên Hợp Quốc.

1.1.2 Sứ mệnh của ICC


Tất cả mọi thứ tại ICC đều nhằm mục đích thúc đẩy thương mại và đầu tư quốc tế
như là phương tiện cho sự phát triển toàn diện và thịnh vượng. Từ việc giải quyết tranh
chấp phát sinh trong thương mại quốc tế đến hỗ trợ các nỗ lực toàn cầu để hợp lí hóa các
thủ tục hải quan và biên giới. Tổ chức ủng hộ chủ nghĩa đa phương, coi đó là cách tốt
nhất để giải quyết các thách thức toàn cầu và đạt được các mục tiêu toàn cầu.

Chứng kiến sức mạnh của thương mại quốc tế giúp hàng triệu người thoát khỏi đói
nghèo, ICC có tầm nhìn về tương lai toàn cầu hóa, hoạt động để thúc đẩy tăng trưởng toàn
diện và bền vững vì lợi ích của xã hội. Mặt khác, ICC thúc đẩy thương mại quốc tế, hành

Trang 4
vi kinh doanh bằng cách kết hợp sức ảnh hưởng trên phạm vi toàn cầu của ICC cùng với
chuyên môn độc đáo của họ trong việc vận động, thiết lập tiêu chuẩn và dịch vụ toàn cầu.

ICC còn hỗ trợ giải quyết tranh chấp thương mại, thông qua việc vận động chính
sách, xây dựng các qui tắc và hướng dẫn và cung cấp các công cụ và dịch vụ thực tế khác,
giúp đỡ các doanh nghiệp thích nghi với những thách thức trong nền kinh tế toàn cầu phát
triển một cách nhanh chóng hiện nay.

1.2 Incoterms
1.2.1 Giới thiệu incoterms
Incoterms (International Commercial Terms) là quy tắc chính thức của Phòng Thương
mại quốc tế (ICC) nhằm giải thích thống nhất các điều kiện thương mại, thông qua đó tạo
điều kiện cho các giao dịch thương mại quốc tế diễn ra thuận lợi, trôi chảy.

Incoterms là một bộ quy tắc giải thích các điều kiện thương mại phản ánh thực tiễn
nghĩa vụ giao nhận hàng hóa giữa các bên mua và bán trong hợp đồng mua bán hàng hóa.

Incoterms là các điều khoản thương mại quốc tế được chuẩn hóa, được nhiều quốc
gia, vùng lãnh thổ trên thế giới công nhận và sử dụng rộng rãi.

Incoterms giải quyết 03 vấn đề:

+ Trách nhiệm: Chỉ ra sự phân chia trách nhiệm trong giao nhận, nghĩa là trả lời câu
hỏi Ai làm gì? Ví dụ: Ai thu xếp vận chuyển hoặc bảo hiểm hàng hóa? Hoặc ai lấy chứng
từ gửi hàng, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu?

+ Rủi ro: Xác định địa điểm di chuyển rủi ro và tổn thất về hàng hóa.

+ Chi phí: Chỉ ra sự phân chia chi phí giao nhận: Bên nào trả các loại chi phí gì, ví dụ
chi phí vận chuyển, bảo hiểm, đóng gói bao bì, bốc hàng, dỡ hàng…

1.2.2 Lịch sử hình thành


Từ cuối thế kỷ 19, để làm rõ sự phân chia trách nhiệm, chi phí và rủi ro liên quan đến
việc giao nhận hàng hóa, các thương nhân đã sử dụng các điều kiện thương mại bằng
những ký hiệu viết tắt để đưa vào hợp đồng mua bán như FOB và CIF.

Trang 5
Tuy nhiên, ở các khu vực thị trường khác nhau và trong những ngành hàng buôn bán
khác nhau, các điều kiện thương mại quốc tế được gọi là Incoterms được giải thích theo
những cách khác nhau. Thông thường, các bên đều không hiểu hết được những sự khác
nhau trong tập quán buôn bán ở mỗi khu vực hay trong ngành buôn bán. Điều này rất dễ
dẫn đến những hiểu lầm và xảy ra tranh chấp. Vì lý do này, rất cần thiết phải phát triển
những quy tắc để giải thích những điều kiện thương mại mà các bên tham gia hợp đồng
mua bán có thể thỏa thuận áp dụng.

Năm 1919, Phòng thương mại quốc tế (ICC) được thành lập với nhiệm vụ quan trọng
là tạo thuận lợi cho thương mại quốc tế. Ngày đầu năm 1920, ICC đã tiến hành tập hợp
những thuật ngữ thương mại được các thương nhân sử dụng trên toàn cầu. Kết quả cho
thấy có khoảng 6 thuật ngữ chuyên dùng tại 13 quốc gia. Kết quả nghiên cứu này được
công bố vào năm 1923 và giải thích chi tiết đặc điểm của từng thuật ngữ.

Năm 1923: Hình thành ý tưởng về thống nhất quy tắc thương mại.

Năm 1928: ICC thực hiện cuộc khảo sát toàn cầu lần thứ hai, sau đó đã mở cộng công
tác diễn giải và thống nhất các thuật ngữ được sử dụng phổ biến tại 30 quốc gia.

Năm 1936: ICC xây dựng Bộ quy tắc Incoterms thành cẩm nang hướng dẫn sử dụng
cho thương nhân trên phạm vi toàn cầu. Căn cứ vào kết quả khảo sát, ICC ban hành Bộ
quy tắc thương mại quốc tế đầu tiên bao gồm các quy tắc FAS, FOB, C&F, CIF, Ex Ship
và Ex Quay.

Năm 1953: Nhằm đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường sắt, phiên bản
Incoterms 1953 ra đời gồm 9 quy tắc: FAS, FOB, FOR, FOT, C&F, CIF, Ex Ship, Ex
Quay và DCP, bổ sung thêm ba quy tắc so với Incoterms 1936 để áp dụng cho phương
thức vận tải không phải bằng đường biển, đó là DCP, FOR và FOT.

Năm 1967: Incoterms bổ sung hai điều kiện giao hàng tại nơi đến là DAF và DDP, có
thể sử dụng cho mọi phương thức vận tải, kể cả vận tải đa phương thức. Phiên bản
Incoterms 1967 gồm 11 quy tắc.

Năm 1976: Bổ sung điều kiện FOA (Free on Board Airport) dành riêng cho vận tải
hàng không. Phiên bản Incoterms 1976 gồm 12 quy tắc.

Trang 6
Năm 1980: ICC cập nhật Incoterms nhằm đáp ứng sự tăng trưởng mạnh mẽ của vận
tải hàng hóa đóng trong container. Phiên bản Incoterms 1980 bổ sung thêm một quy tắc
mới là FRC (Giao cho người chuyên chở tại điểm giao hàng quy định). Phiên bản
Incoterms 1980 gồm 13 quy tắc.

Năm 1990: Ban hành phiên bản đầy đủ, toàn diện bao gồm 13 quy tắc: EXW, FCA,
FOB, FAS, CFR, CIF, CPT, CIP, DAF, DES, DEQ, DDU, DDP. Phiên bản này cũng bổ
sung các quy định về chứng từ điện tử.

Năm 2000: ICC thông qua việc thống nhất nghĩa vụ thông quan xuất nhập khẩu cho
hàng hóa đối với người bán và người mua. Phiên bản này vẫn giữ nguyên 13 quy tắc như
Incoterms 1990 đó là EXW, FCA, FOB, FAS, CFR, CIF, CPT, CIP, DAF, DES, DEQ,
DDU, DDP.

Năm 2010: Phiên bản Incoterms 2010 tiếp cận đầy đủ các xu hướng mới trong thương
mại hàng hóa với 11 quy tắc: EXW, FCA, FOB, FAS, CFR, CIF, CPT, CIP, DAT, DAP,
DDP. Để các thương nhân tập trung vào phương thức vận tải khi lựa chọn quy tắc
Incoterms phù hợp, Incoterms 2010 bỏ qua cách trình bày theo bốn nhóm E, F, C, D mà
chỉ trình bày hai nhóm theo phương thức vận tải.

Năm 2020: Phiên bản Incoterms mới nhất.

Bộ quy tắc Incoterms 2010 có hiệu lực từ 01/01/2010 được xem là một phiên bản với
nhiều thay đổi có giá trị thực tiễn so với các phiên bản trước đây, tuy nhiên, trong quá
trình áp dụng Incoterms 2010, cũng với những biến động của môi trường kinh doanh toàn
cầu, một số nội dung thể hiện sự bất cập, ví dụ tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ cung
cấp bằng chứng giao hàng của Người bán trong các quy tắc thuộc nhóm F (FAS, FOB,
FCA); gia tăng rủi ro trong chuỗi hành trình vận chuyển với sự tham gia của nhiều
phương thức vận tải; những trường hợp khi hành trình vận chuyển bắt đầu trước điểm
giao hàng hoặc kết thúc sau điểm giao hàng và sự cần thiết mở rộng những nghĩa vụ cơ
bản để các bên lựa chọn cho phù hợp với các phương thức giao dịch thương mại quốc tế
mới và hiện đại.

Trang 7
Phiên bản Incoterms 2020 ra đời đáp ứng các đòi hòi hỏi phù hợp với thực tiễn
thương mại và có hiệu lực từ 01/01/2020. Incoterms 2020 có 11 quy tắc: EXW, FCA,
FAS, FOB, CPT, CFR, CIP, CIF, DAP, DPU, DDP.

1.2.3. Vai trò của Incoterms đối với hoạt động thương mại quốc tế
Vai trò của Incoterms được khẳng định không chỉ trong thương mại quốc tế mà cho
mọi giao dịch thương mại trên toàn cầu. Vai trò Incoterm được thể hiện qua các điểm sau:

- Là một ngôn ngữ quốc tế trong giao nhận và vận tải hàng hóa ngoại thương; 

- Là phương tiện quan trọng để đẩy nhanh tốc độ đàm phán, xây dựng hợp đồng ngoại
thương, tổ chức thực hiện các hợp đồng ngoại thương;

- Là cơ sở quan trọng để xác định giá cả mua bán hàng hóa; 

- Là căn cứ pháp lý quan trọng để thực hiện khiếu nại và giải quyết tranh chấp (nếu
có) giữa người bán và người mua trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương.

Incoterms chỉ áp dụng cho những hàng hóa hữu hình còn những hàng hóa vô hình
như công nghệ, phần mềm, chương trình phần mềm, bảo hiểm… thì không áp dụng.

Nắm rõ về Incoterms là điều kiện rất quan trọng cho các doanh nghiệp xuất khẩu
hàng hóa một cách an toàn. Các doanh nghiệp cần phải thuộc Incoterms như thuộc bảng
"cửu chương" để có thể dễ dàng đàm phán với các đối tác cũng như hiểu rõ những nhiệm
vụ doanh nghiệp cần làm khi xuất khẩu hàng hóa ra các nước.

1.2.4. Các doanh nghiệp sử dụng Incoterms


Tính chất pháp lí của Incoterm được thể hiện qua việc Incoterms chính là văn bản do
ICC ban hành, mà ICC là một tổ chức mang tính chất hiệp hội nghề nghiệp (phi chính
phủ, phi quyền lực) chứ không phải tổ chức liên chính phủ (có quyền lực) nên Incoterms
chỉ có tính chất pháp lí tùy biến đối với các hội viên cũng như các bên liên quan. Do đó
Incoterm được nhiều khu vực sử dụng, đặc biệt Liên minh Thuế quan Ả Rập, Hiệp hội
quốc gia Đông Nam Á, Cộng đồng Andes Cộng đồng Caribe, Liên minh Kinh tế Á Âu,
Cộng đồng Đông Phi, Cộng đồng Kinh tế Á Âu, Liên minh Thuế quan Liên minh châu
Âu, Hội đồng Hợp tác vùng Vịnh Mercosur, Liên minh Thuế quan Nam Phi, Cộng đồng

Trang 8
Kinh tế Tây Phi Một số tập đoàn lớn giới thường sử dụng Incoterms Samsung, LG,
Apple,...

II. Sơ lược về Incoterm 2010 và Incoterm 2020


2.1. Incoterm 2010
Incoterm 2010 viết ngắn gọn của International Commercial Terms (Các điều khoản
thương mại quốc tế) do International Chamber of Commerce (ICC) phát hành. Incoterm
2010 được hiểu và áp dụng trên toàn cầu, có hiệu lực đối với mọi quốc gia, với mọi người
bán, người mua và cơ quan hải quan.

Incoterm 2010 quy định và phân chia trách nhiệm, nghĩa vụ và chi phí giữa bên mua
và bên bán cho lô hàng mua bán quốc tế giữa hai bên, làm giảm nguy cơ rắc rối về mặt
pháp lý. Việc lựa chọn một trong 11 điều kiện mua bán của Incoterm 2010 phụ thuộc vào
sự thương lượng và quyết định giữa người bán và người mua.

Trị giá hàng hóa được dùng để tính thuế đối với bên nhập khẩu cũng phụ thuộc vào
điều kiện Incoterm của hợp đồng mua bán.

Nếu có tranh chấp giữa bên mua và bên bán, tòa án thương mại dựa vào Incoterm ghi
trên hợp đồng để phân xử các quyền và nghĩa vụ của mỗi bên đối với lô hàng.

Phòng thương mại quốc tế International Chamber of Commerce đã công bố nội dung
incoterm 2010 bắt đầu được áp dụng từ ngày 01 tháng 01 năm 2011 Incoterms 2010 đã
giảm từ 13 xuống 11 điều khoản chia thành 2 nhóm:

Nhóm I: Có 7 điều kiện thương mại áp dụng với mọi loại phương tiện vận tải:

EXW – Ex Works - Giao tại xưởng

FCA – Free Carrier - Giao cho nhà chuyên chở

CPT – Carriage Paid To – Cước phí trả tới

CIP – Carriage and Insurance Paid – Cước phí và bảo hiểm trả tới

DAT – Delivered At Terminal (new) - Giao hàng tại bãi (điều khoản mới)

DAP – Delivered At Place (new) - Giao tại nơi đến (điều khoản mới)

DDP – Delivered Duty Paid – Giao hàng đã trả thuế


Trang 9
Nhóm II: Nhóm chỉ áp dụng cho phương tiện vận tải thủy (đường biển và đường sông)
quốc tế và nội địa Nhóm này có 4 điều kiện thương mại:

FAS – Free Alongside Ship – Giao tại mạn tàu

FOB – Free On Board - Giao lên tàu

CFR – Cost and Freight – Trả cước đến bến

CIF – Cost, Insurance and Freight – Trả cước, bảo hiểm tới bến

Incoterm 2010 giảm từ 13 xuống còn 11 điều khoản bổ sung 2 điều khoản mới là
DAT (Delivered at Terminal) và DAP (Delivered at Place) - bỏ các điều khoản DAT
(Delivered at Frontier) - giao tại biên giới, DES (Delivered Exship), DEQ (Delivered Ex-
Quay) và DDU (Delivered Duty Unpaid).

Incoterm 2010 chỉ rõ nghĩa vụ phải cung cấp thông tin liên quan đến các vấn đề an
ninh trong khai báo ví dụ như việc khai báo thông tin an ninh và chuỗi các thông tin khác.

Điều khoản FAS vẫn được giữ lại ở Incoterms 2010 vì vẫn còn dùng cho các trường
hợp giao hàng BULK và Break Bulk (hàng rời nguyên tàu và hàng rời lẻ)

2.2. Incoterm 2020


Điều kiện Thương mại Quốc tế 2020 – gọi tắt là Incoterms 2020 do phòng Thương
mại Quốc tế (International Chamber of Commerce – ICC) soạn thảo và sửa đổi.

Incoterms 2020 là phiên bản mới nhất của Incoterm, được Phòng Thương mại Quốc
tế (ICC) ở Paris, Pháp ban hành và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2020.

Các định nghĩa mới cập nhật được chia thành 2 nhóm riêng biệt bởi vì bộ quy tắc
Incoterms xác định trách nhiệm của bên mua và bên bán tại các thời điểm khác nhau trong
quá trình vận chuyển và tùy vào sự thích hợp của từng điều khoản đối với các phương
thức vận tải khác nhau.

Mỗi điều khoản trong 11 điều khoản của bộ quy tắc Incoterms đều dựa trên phương
thức vận tải, với 7 điều khoản được áp dụng cho mọi phương thức vận tải và 4 điều khoản
chỉ áp dụng cho phương thức vận tải đường biển và đường thủy nội địa.

Nhóm I: Có 7 điều kiện thương mại áp dụng với mọi loại phương tiện vận tải:
Trang 10
EXW – Ex Works (Giao tại xưởng)

FCA – Free Carrier (Giao cho người chuyên chở)

CPT – Carriage Paid to (Cước phí trả tới)

CIP – Carriage and Insurance Paid (Cước phí và phí bảo hiểm trả tới)

DPU – Delivered at Place Unloaded (Giao tại địa điểm đã dỡ xuống)

DAP – Delivered at Place (Giao tại nơi đến)

DDP – Delivered Duty Paid (Giao hàng đã nộp thuế)

Nhóm II: Nhóm gồm 4 điều kiện áp dụng cho phương tiện vận tải đường biển và đường
thuỷ nội địa.

FAS – Free Alongside Ship (Giao dọc mạn tàu)

FOB – Free on Board (Giao trên tàu)

CFR – Cost and Freight (Tiền hàng và cước phí)

CIF – Cost, Insurance & Freight (Tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí)

Ở Incoterms 2020, điều khoản DAT (giao tại bến) được đổi tên thành DPU (giao tại
nơi dỡ hàng) để làm rõ người bán phải giao hàng tại một điểm đã ấn định trước để giao
hàng.

Bộ quy tắc Incoterms 2020 được cập nhật chú trọng hơn vào an ninh thông qua việc
liệt kê những yêu cầu về an ninh xuất - nhập khẩu và chỉ rõ rằng bên nào có trách nhiệm
đáp ứng từng yêu cầu.

III. Phân biệt Incoterms 2010 và Incoterms 2020


3.1. Điểm giống nhau
Việc Incoterms 2020 ra đời không có nghĩa là thay thế Incoterms 2010 hay các phiên
bản Incoterms trước đó; mà khi phiên bản mới được ra đời, doanh nghiệp vẫn có thể vận
dụng những phiên bản Incoterms cũ để áp dụng sao cho phù hợp với hợp đồng mua bán
của bên xuất khẩu và nhập khẩu. Do vậy, Incoterms 2010 và Incoterms 2020 vẫn có
những điểm giống nhau nhất định như:

Trang 11
- Đều có 11 điều kiện thương mại chia thành nhóm dựa vào phương thức vận tải

- Đều có 7 điều kiện thương mại: EXW, FAS, FOB, CFR, CIF, CPT, CIP

- Đều khuyến cáo áp dụng phương tiện đường thủy đối với 4 điều kiện: FAS, FOB,
CFR, CIF

- Áp dụng với các loại phương tiện vận tải và vận tải đa phương thức đối với các điều
kiện: CPT, CIP, DDP

- Cả Incoterms 2010 Incoterms 2020 không phải luật. Các bên có thể áp dụng hoàn
toàn, hoặc có thể áp dụng một phần, nhưng khi áp dụng ghi rõ trong hợp đồng, những
điều áp dụng khác đi nhất thiết phải mô tả kỹ trong hợp đồng ngoại thương.

3.2. Điểm khác nhau


3.2.1. Những thay đổi về hình thức
Thứ nhất, phiên bản Incoterms mới sẽ có những thay đổi về hình thức trình bày theo
hướng thân thiện hơn và dễ hiểu hơn với người sử dụng. Cụ thể, phần thứ nhất của
Incoterms 2020 sẽ trình bày nội dung điều khoản theo cấu trúc cũ trong đó, các điều
khoản được trình bày lần lượt và chia thành 2 cột gồm nghĩa vụ người bán và nghĩa vụ
người mua như phiên bản Incoterms 2010. Trong đó, ghi chú giải thích cho từng Incoterm
đã được thực hiện chi tiết hơn với hình ảnh minh họa hữu ích. Tuy nhiên, phần thứ 2 của
Incoterms 2020 sẽ tóm tắt lại các quy tắc Incoterms theo chiều ngang với 10 khoản mục
về 10 cặp nghĩa vụ của người bán và người mua ở phía trên và tên điều khoản Incoterms
tương ứng ở phía dưới. Theo đó, người đọc có thể tổng kết và so sánh các quy tắc
Incoterms cùng một lúc. Hình thức trình bày mới này được kỳ vọng sẽ hỗ trợ người đọc
trong việc hiểu và nhớ các quy tắc Incoterms nhanh hơn.

Thứ hai, thứ tự các cặp nghĩa vụ của người bán và người mua được sắp xếp lại cho dễ
đọc và logic hơn. Theo đó, những cặp nghĩa vụ quan trọng nhất sẽ được đẩy lên ở những
vị trí đầu tiên. Đáng chú ý, các cặp nghĩa vụ về giao hàng/nhận hàng và chuyển giao rủi
ro trong phiên bản Incoterms 2010 lần lượt nằm ở vị trí số 4 và số 5 (A4-B4 và A5-B5)
thì trong phiên bản Incoterms 2020, hai cặp nghĩa vụ này được đẩy lên vị trí số 2 và số 3
(A2-B2 và A3-B3). Sự thay đổi này rất hợp lý bởi nội dung cốt lõi của Incoterms là chỉ ra
điểm phân chia chi phí và rủi ro liên quan đến hàng hóa trong quá trình vận chuyển. Căn
Trang 12
cứ vào 2 địa điểm quan trọng này, người sử dụng hoàn toàn có thể suy luận một cách
logic các nghĩa vụ cơ bản khác (nghĩa vụ đi kèm) của người bán và người mua trong giao
nhận hàng hóa.

3.2.2. Những thay đổi về nội dung


Thứ nhất, quy tắc giao hàng tại điểm dỡ (Delivered at Place Unloading- DPU) ra đời thay
thế cho quy tắc giao hàng tại bến, bãi (Delivered at Terminal- DAT).

Trong Incoterms 2010, DAT có nghĩa là hàng hóa được chuyển giao rủi ro và chi phí
từ người bán sang người mua khi hàng hóa đã nằm tại bến bãi ở cảng biển, nhà ga, bến
xe… được chỉ định (hàng đã dỡ khỏi phương tiện vận tải). Tuy nhiên, trong những năm
qua, nhiều người sử dụng.

Incoterms mong muốn có một quy tắc Incoterms cho phép giao hàng ở địa điểm bất
kỳ tại nước nhập khẩu và hàng đã được dỡ khỏi phương tiện vận tải. Ví dụ, một nhà cung
cấp máy móc thiết bị giao hàng tại kho hàng của nhà nhập khẩu và họ có đủ điều kiện về
nhân lực và vật lực để tiến hành dỡ hàng khỏi phương tiện vận tải tại địa điểm giao hàng,
nhưng không có quy tắc nào của Incoterms 2010 đáp ứng được thực tế này. Và Incoterms
2020 đã đưa ra hướng giải quyết bằng việc cho ra đời quy tắc DPU theo đó, người bán sẽ
chịu trách nhiệm giao hàng đến bất kỳ địa điểm nào có thể diễn ra việc dỡ hàng như: bến,
bãi, kho nội địa hay thậm chí là kho hàng của bên mua tùy theo thỏa thuận của hai bên.
Hàng hóa được chuyển giao rủi ro sau khi đã dỡ khỏi phương tiện vận tải tại điểm giao
hàng quy định. Như vậy, việc thay thế DAT bằng DPU giúp mở rộng hơn phạm vi sử
dụng của DAT về địa điểm chuyển giao rủi ro và chuyển giao hàng hóa. Về mặt bản chất,
nghĩa vụ của người bán và người mua trong giao nhận hàng hóa theo điều kiện DPU
không có gì thay đổi so với DAT, chỉ khác địa điểm giao hàng và chuyển giao rủi ro từ
người bán sang người mua không chỉ giới hạn tại bến bãi, nhà ga như DAT mà còn mở
rộng tới các địa điểm bất kỳ tại nước nhập khẩu.

Thứ hai, quy định về bảo hiểm trong quy tắc Tiền hàng, Bảo hiểm và Cước phí (Cost,
Insurance and Freight- CIF) và quy tắc Cước phí và Bảo hiểm trả tới (Cost Insurance Paid
To- CIP):

Trang 13
CIF và CIP là 2 quy tắc duy nhất quy định về nghĩa vụ mua bảo hiểm được thực hiện
bởi người bán (người bán có nghĩa vụ mua bảo hiểm vì quyền lợi đối với người mua), tuy
nhiên có một chút khác biệt giữa 2 quy tắc này. Quy tắc CIF chỉ áp dụng cho vận tải
đường thủy, quy tắc CIP áp dụng cho mọi phương thức vận tải bao gồm cả vận tải đa
phương thức. Ngày nay, để đưa được hàng hóa từ kho đến kho thì vận tải đa phương thức
là phương án hiệu quả nhất, chặng chính (chặng quốc tế) vận tải bằng đường biển, chặng
phụ (chặng nội địa) vận tải bằng đường bộ, đường sắt, vì vậy phạm vi rủi ro, mức độ rủi
ro, các loại rủi ro trong vận tải đa phương thức cao hơn rất nhiều so với vận tải thuần túy
là đường biển. Theo đó, việc quy định người bán chỉ có trách nhiệm mua bảo hiểm theo
điều kiện bảo hiểm C- ICC 1982, ICC 2009 (điều kiện bảo hiểm tối thiểu) đối với hàng
hóa vận chuyển theo cả quy tắc CIF Bảng 1. So sánh cấu trúc Incoterms 2010 và
Incoterms 2020 Cặp nghĩa vụ của người bán- người mua Phiên bản Incoterms 2010 Phiên
bản Incoterms 2020 A1-B1 Các nghĩa vụ chung Các nghĩa vụ chung A2-B2 Thủ tục xuất
khẩu/ nhập khẩu Giao hàng/ Nhận hàng A3-B3 Vận tải & bảo hiểm Chuyển giao rủi ro
A4-B4 Giao hàng/ Nhận hàng Vận tải A5-B5 Chuyển giao rủi ro Bảo hiểm A6-B6 Phân
chia các chi phí Chuyển giao bằng chứng giao hàng/ chứng từ vận tải A7-B7 Thông báo
cho người mua/ người bán Thông quan xuất khẩu/nhập khẩu A8-B8 Chuyển giao bằng
chứng giao hàng/ chứng từ vận tải Kiểm tra- Đóng gói- Kẻ ký mã hiệu A9-B9 Kiểm tra-
Đóng gói- Kẻ kí mã hiệu Phân chia chi phí A10-B10 Hỗ trợ thông tin và các chi phí liên
quan Thông báo cho người mua/ người bán được cho là không phù hợp. Chính vì vậy,
Incoterms 2020 đã quy định mức bảo hiểm mà người bán phải mua trong trường hợp áp
dụng quy tắc CIP lên mức tối đa (điều kiện bảo hiểm A) và mức bảo hiểm người bán phải
mua trong trường hợp áp dụng quy tắc CIF vẫn giữ nguyên ở mức tối thiểu (điều kiện bảo
hiểm C) như Incoterms 2010 quy định.

Thứ ba, làm rõ hơn việc phân chia chi phí:

Việc phân bổ chính xác về chi phí trong giao nhận hàng hóa giữa người bán và người
mua đã được cải thiện rõ rệt trong phiên bản mới Incoterms 2020. Trong những năm qua,
việc phân bổ chi phí giao nhận được qui định khá chung chung bằng cách chỉ ra địa điểm
phân chia chi phí trong Incoterms 2010 (A6/B6), khiến phát sinh nhiều tranh chấp về việc
phân bổ chi phí, đặc biệt là những chi phí khi hàng nằm tại cảng hay các chi phí tại địa
Trang 14
điểm giao hàng. Cả hai phiên bản Incoterms 2010 và Incoterms 2020 đều giữ nguyên tắc
chung là người bán chịu trách nhiệm chi trả các chi phí phát sinh cho đến địa điểm chuyển
giao chi phí và người mua chịu trách nhiệm về các chi phí vượt quá địa điểm đó. Tuy
nhiên, phiên bản Incoterm 2020 đã trình bày cụ thể và chi tiết hơn về các cặp nghĩa vụ
liên quan đến phân bổ chi phí (A9/B9) so với phiên bản cũ nhằm tránh những tranh chấp
có thể xảy ra.

Thứ tư, yêu cầu an ninh:

Ngày nay, các yêu cầu về an ninh vận tải đã trở nên phổ biến hơn và phức tạp hơn với
nhiều quy định mới (ví dụ, quy định sàng lọc an ninh bắt buộc đối với container hàng
hóa). Những yêu cầu này không chỉ làm phát sinh chi phí mà còn đem lại rủi ro liên quan
đến chậm trễ trong giao nhận hàng nếu người xuất khẩu và người nhập khẩu không biết
trước và lường trước khi ký kết hợp đồng và thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Mặc dù,
Incoterms 2010 có nhắc tới trách nhiệm cung cấp thông tin về các yêu cầu an ninh và chi
phí kèm theo, nhưng đến Incoterms 2020 đã chi tiết hóa và nhấn mạnh hơn nữa nghĩa vụ
này trong điều khoản A4 (cung cấp thông tin về yêu cầu an ninh trong vận tải hàng hóa)
và điều khoản A7 (cung cấp thông tin về yêu cầu an ninh trong thực hiện thông quan hàng
hóa).

Thứ năm, người bán/ người mua sử dụng phương tiện vận chuyển riêng:

Trong phiên bản Incoterms 2020, nội dung nghĩa vụ vận tải cũng được mở rộng hơn
nhằm đáp ứng thực tiễn về khả năng vận chuyển hàng hóa của người bán/ người mua. Cụ
thể, có nhiều trường hợp người bán/ người mua có riêng phương tiện vận tải quốc tế của
họ và họ hoàn toàn có thể vận chuyển hàng từ nước xuất khẩu tới nước nhập khẩu thay vì
phải ký kết hợp đồng vận tải. Tuy nhiên, Incoterms 2010 cho rằng việc vận chuyển hàng
hóa giữa người bán và người mua sẽ được thực hiện bởi một hãng vận chuyển- bên thứ ba
mà không giải quyết việc vận chuyển được tự thực hiện bởi người bán hoặc người mua (ví
dụ, xe tải riêng của người bán). Incoterms 2020 quy định rõ hơn về khả năng tự vận
chuyển hàng hóa của người bán và người mua trong các quy tắc FCA, DAP, DPU và
DDP. Ví dụ, người mua trong FCA Incoterms 2020 được yêu cầu “ký hợp đồng hoặc tự
sắp xếp bằng chi phí của mình để vận chuyển hàng hóa từ địa điểm giao hàng đã nêu”.

Trang 15
Thứ sáu, quy tắc Giao hàng cho người chuyên chở (Free Carrier- FCA), quy tắc Giao
hàng lên tàu (Free on board- FOB) và vận đơn đường biển (Bill of lading):

Ngày nay, container là công cụ vận tải hữu Những điểm mới của Incoterms 2020 18
Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 216- Tháng 5. 2020 hiệu đối với hầu hết các
loại hàng hóa, là giải pháp vận tải an toàn, giảm chi phí. Tuy nhiên khi sử dụng container
để vận chuyển hàng hóa mà áp dụng quy tắc FOB thì không phù hợp dẫn đến rủi ro, tăng
chi phí cho người bán. Cụ thể, hàng hóa vận chuyển bằng container thì địa điểm giao
hàng ở cảng biển là CY- Container Yard (đối với hàng nguyên FCL/FCL) và
CFSContainer Freight Station (đối với hàng lẻ LCL/LCL), như vậy người bán sẽ giao
hàng cho người chuyên chở do người mua thuê tại CY hoặc CFS. Tuy nhiên với quy tắc
FOB, trách nhiệm của người bán kết thúc khi hàng được xếp lên tàu tại cảng bốc hàng,
như vậy dù đã giao hàng cho người chuyên chở tại CY/CFS thì người bán vẫn phải chịu
trách nhiệm đối với hàng hóa cho đến khi container chứa hàng xếp xong an toàn trên tàu
trong khi hàng hóa ngoài tầm kiểm soát của người bán.

Chính vì lý do đó Incoterms 2010 đã đưa ra lời khuyên với các nhà xuất nhập khẩu là
khi sử dụng cotainer trong chuyên chở hàng hóa thì lựa chọn áp dụng quy tắc FCA thay
cho quy tắc FOB. Nhưng ngay cả khi sử dụng quy tắc FCA thì người bán vẫn có thể gặp
rủi ro trong thanh toán nếu thanh toán bằng L/C. Một L/C được phát hành tuân thủ UCP
600 không có thỏa thuận khác thì vận đơn đường biển xuất trình tuân thủ điều 20 UCP
600 phải là vận đơn xếp hàng lên tàu (Shipped on board B/L), áp dụng quy tắc FCA người
bán giao hàng tại CY/CFS sẽ nhận được vận đơn nhận hàng để xếp (Received for
shipment B/L) từ người chuyên chở và dù đã chuyển giao rủi ro thì người bán vẫn phải
đợi đến khi container chứa hàng xếp xong lên tàu mới được người chuyên chở ghi chú
“Shipped on board” trên vận đơn, và lúc đó mới có thể xuất trình chứng từ yêu cầu thanh
toán. Vấn đề này có thể được giải quyết bằng cách nếu như người bán gặp khó khăn trong
việc lấy vận đơn đã xếp hàng lên tàu, đặc biệt trong trường hợp vận tải container đường
biển, thì người mua khi mở L/C chỉ yêu cầu ngân hàng quy định người bán xuất trình B/L
đã nhận hàng để xếp là đã có thể được thanh toán và điều này cần có sự thỏa thuận ngay
từ đầu. Tuy nhiên, phạm vi quy định của Incoterms không bao gồm những vấn đề thuộc
về thanh toán quốc tế, tài trợ thương mại. Do đó, ICC đã đưa ra một giải pháp phù hợp
Trang 16
trong Incoterms 2020, đó là quy tắc FCA cho phép các bên thỏa thuận để người mua chỉ
dẫn người chuyên chở phát hành vận đơn đã xếp hàng lên tàu cho người bán.

3.3. Nguyên nhân của sự thay đổi


Incoterms có rất nhiều phiên bản mỗi phiên bản ứng với một thời điểm nhất định của
sự phát triển nền kinh tế thế giới và có tính kế thừa của các phiên bản trước. Do đó ICC
đã có những sự thay đổi ở Incoterms 2020 vì những nguyên nhân sau:

Thứ nhất, việc thay đổi Incoterms 2020 là để phù hợp với sự phát triển và mở rộng
thương mại toàn cầu, tăng cường sự quan tâm đến an ninh vận tải, bảo hiểm hàng hóa.
Đồng thời, đơn giản hóa các quy tắc, loại bỏ những từ ngữ và cụm từ khó hiểu để những
người với tiếng Anh không phải là ngôn ngữ chính có thể dễ dàng hiểu đúng các điều kiện
Incoterms.

Thứ hai, vì các điều kiện EXW và FAS không được áp dụng rộng rãi đối với vận
chuyển quốc tế, chủ yếu được sử dụng trong thương mại nội địa bởi các công ty có ít kinh
nghiệm. Ngoài ra, một vài cách sử dụng các điều kiện trên lại mâu thuẫn với Bộ luật Hải
quan mới của EU. Đối với điều kiện FAS (giao dọc mạn tàu) có thể hoàn toàn được thay
thế bởi điều kiện FCA vì bến tàu là một phần của bến cảng hàng hải. Mặt khác, điều kiện
FAS trước nay luôn tồn tại các hạn chế như: Trong trường hợp tàu đến trễ, hàng hóa phải
nằm chờ trên bến tàu đến vài ngày hoặc trong trường hợp tàu đến sớm mà người bán vẫn
chưa chuẩn bị xong hàng hóa lại gây bất cập cho cả 2 phía nên Incoterms 2020 đã loại bỏ
các điều kiện EXW, FAS và DDP.

Thứ ba, FOB (Free On Board) và CIF (Cost, Insurance and Freight) là 2 điều kiện
thường được sử dụng trong giao dịch thương mại quốc tế. Trong bản Incoterms 2010 có
quy định với 2 điều kiện này là không sử dụng cho hàng hóa được vận chuyển bằng
container, nếu như hàng hóa vận chuyển bằng container thì chuyển sang các điều kiện
thay thế tương ứng là FCA và CIP. Tuy nhiên, hiện các doanh nghiệp thực hiện mua bán
quốc tế vẫn chưa nắm rõ quy định và vẫn còn sử dụng FOB và CIF cho hàng hóa được
vận chuyển bằng container thay vì sử dụng điều kiện phù hợp là FCA và CIP. Vì lý do
trên mà trong Incoterms 2020, ICC dự định sẽ sửa đổi điều kiện FOB và CIF trở thành

Trang 17
điều kiện có thể sử dụng cho hàng hóa vận chuyển bằng container như các phiên bản
trước đó.

IV. Khuyến nghị cho các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu
Các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu nên dẫn chiếu Incoterms vào hợp đồng vì khi đó
mua bán xác định một cách rõ ràng nghĩa vụ của các bên để làm giảm tối đa và giải quyết
thuận tiện các tranh chấp xảy ra phát sinh từ hợp đồng mua bán, đặc biệt là hợp đồng giữa
các bên ở những nước khác nhau.
Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất – nhập khẩu nên lựa chọn quy tắc phù hợp nhất với
khả năng và mong muốn của mình trong một giao dịch cụ thể vì Incoterms có nhiều quy
tắc thích hợp cho nhiều phương thức vận tải khác nhau, nhiều cách phân chia khác nhau
về rủi ro, chi phí giữa người bán và người mua. Khi doanh nghiệp muốn đọc và áp dụng
Incoterms thì nên tìm hiểu thêm về cuốn “Hướng dẫn sử dụng Incoterms” để hiểu và dễ
dàng sử dụng hơn.
Với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu (đặc biệt là các doanh nghiệp mới, các thương
nhân, người đứng đầu mới tham gia và chưa am hiểu về thương mại quốc tế thù Incoterms
giúp ích rất nhiều. Bằng việc sử dụng Incoterms cho hợp đồng, có thể đạt được mức độ
chắc chắn liên quan đến trách nhiệm của người bán và người mua để giảm đi sự bất lợi.
Ngoài ra, Incoterms đảm bảo sự cân bằng hợp lý giữa quyền lợi và nghĩa vụ của các bên
để ngăn ngừa được tranh chấp xảy ra. Ngay cả khi tranh chấp xảy ra, Incoterms cũng giúp
cho các bên cũng như người hòa giải, người xét xử giảm đáng kể thời gian và nỗ lực để
làm rõ một số vấn đề. Do đó, việc tiêu chuẩn hóa các điều kiện thương mại có thể tạo
thuận lợi cho doanh nghiệp bằng cách giảm thiểu chi phí giao dịch và giảm rủi ro thương
mại. Chính vì vậy, doanh nghiệp nên áp dụng Incoterms vào trong kinh doanh xuất nhập
khẩu.

V. Kết luận
Nhìn chung, mặc dù phiên bản Incoterms 2020 không có nhiều sự thay đổi lớn so với
phiên bản Incoterms 2010 trước đó, nhưng những thay đổi này dù nhỏ, vẫn đóng vai trò

Trang 18
quan trọng trong việc nâng cao tính ứng dụng rộng rãi và hợp lý của Incoterms. Các thay
đổi chính như chuyển từ quy tắc DAT thành DPU, nâng mức bảo hiểm theo quy tắc CIP
lên mức tối đa hay mở rộng, chi tiết hóa các điều khoản về vận tải… đều xuất phát từ thực
tiễn giao nhận hàng hóa, từ đó giúp Incoterms trở nên phù hợp, thân thiện hơn với người
sử dụng. Phiên bản Incoterms 2020 thể hiện sự ưu việt hơn hẳn so với Incoterms 2010 và
các phiên bản trước đó, đem đến sự thuận tiện, rõ ràng, bảo vệ lợi ích của người bán và
người mua trong quá trình đàm phán, soạn thảo và thực hiện hợp đồng.

Mặc dù phiên bản Incoterms 2020 đã chính thức được phổ biến rộng rãi từ
01/01/2020, phiên bản này sẽ cần nhiều thời gian để các doanh nghiệp biết đến và nhận
thức rõ ràng về nó. Chính vì vậy, Incoterms 2010 vẫn đang và sẽ tiếp tục được sử dụng
phổ biến trong một vài năm tới. Do mọi phiên bản của Incoterms đều có giá trị pháp lý
tương đương, nên việc áp dụng phiên bản nào là tùy thuộc vào thỏa thuận của nhà xuất
khẩu và nhà nhập khẩu và dẫn chiếu rõ ràng trong hợp đồng. Thực tế, bản thân phiên bản
mới nhất Incoterms 2020, dù đã cải tiến hơn các phiên bản trước đó, cũng không thể đáp
ứng 100% nhu cầu quy định về nghĩa vụ trong giao nhận hàng hóa của mọi doanh nghiệp.
Việc linh động quy định thêm hay bớt các nghĩa vụ so với Incoterms, vì thế, vẫn sẽ là một
thực tế trong quá trình sử dụng Incoterms trong đàm phán và soạn thảo hợp đồng. Tuy
nhiên, điều quan trọng là khi sử dụng biến thể của Incoterms, các bên cần thỏa thuận,
thống nhất cách hiểu và quy định rõ ràng trong hợp đồng để tránh những tranh chấp
không đáng có.

Trang 19

You might also like