Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 51

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ


KHOA CÔNG NGHỆ
BỘ MÔN KỸ THUẬT CƠ KHÍ
------------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

TÍNH TOÁN, THIẾT KẾ MÁY CÔ QUAY


DÙNG CHO PHÒNG THÍ NGHIỆM

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN NHÓM SV THỰC HIỆN:


Ths. Võ Mạnh Duy Dương Tuấn Khải; MSSV: B1803260
Ngô Như Ngoan; MSSV: B1803415
Ngành: Cơ Khí Chế Tạo Máy – Khóa: 44

Tháng 12/2021
LỜI CẢM ƠN

Quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp là giai đoạn quan trọng nhất trong
quãng đời mỗi sinh viên. Luận văn tốt nghiệp là tiền đề nhằm trang bị cho chúng em
những kỹ năng nghiên cứu, những kiến thức quý báu trước khi lập nghiệp.
Chúng em xin trân trọng cảm ơn thầy Võ Mạnh Duy đã tận tình giúp đỡ, định
hướng cách tư duy và cách làm việc khoa học. Đó là những góp ý hết sức quý báu
không chỉ trong quá trình thực hiện luận văn này mà còn là hành trang tiếp bước cho
em trong quá trình học tập và lập nghiệp sau này.
Và hơn hết, chúng em xin bày tỏ lòng biết ơn trân trọng đến quý thầy cô trường
Đại học Cần Thơ đã tận tình chỉ dạy, truyền đạt những kiến thức quý báo cho chúng
em trong thời gian vừa qua để chúng em có đủ kiến thức, điều kiện để thực hiện đề tài
này. Đồng thời chúng em cũng rất biết ơn các cán bộ trực ở thư viện khoa công nghệ,
trung tâm học liệu, phòng máy... đã hỗ trợ giúp đỡ chúng em trong thời gian qua.
Đồng cảm ơn đến các tác giả trong các quyển sách báo, internet, anh chị đi
trước đã tìm tòi, nghiên cứu đúc kết kinh nghiệm làm tài liệu để em có thể tham khảo
trong quá trình thực hiện đề tài.
Sau cùng tôi xin cảm ơn các bạn cùng lớp Cơ khí chế tạo máy, khoa Công nghệ,
trường Đại học Cần Thơ đã tận tình giúp đỡ, hỗ trợ cho tôi thực hiện tiểu luận này.

Cần Thơ, ngày tháng năm 2021


Sinh viên thực hiện Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Dương Tuấn Khải Ngô Như Ngoan

SVTH: Dương Tuấn Khải –2–


Ngô Như Ngoan
TÓM TẮT

Đề tài luận văn tốt nghiệp “Tính toán, thiết kế máy cô quay dùng cho phòng thí
nghiệm”. Gồm các nội dung bắt đầu từ việc tìm hiểu về nguyên lý máy cô quay chân
không, công nghệ chưng cất và chiết xuất. Dựa theo tài liệu của máy cô quay chân
không BUCHI R300 tiến hành tính toán, thiết kế các thiết bị để cấu thành máy cô
quay. Nêu quy trình sử dụng thiết bị và an toàn khi sử dụng. Mô hình hóa 3D trên phần
mềm Autodesk Inventor.

Cần Thơ, ngày tháng năm 2021


Sinh viên thực hiện Sinh viên thực hiện
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)

Dương Tuấn Khải Ngô Như Ngoan

SVTH: Dương Tuấn Khải –3–


Ngô Như Ngoan
MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................... i


TÓM TẮT...........................................................................................................................ii
MỤC LỤC......................................................................................................................... iii
DANH MỤC HÌNH............................................................................................................iv
DANH MỤC BẢNG............................................................................................................v

CHƯƠNG I....................................................................................................................... 1
TỔNG QUAN....................................................................................................................1
1.1. Giới thiệu sơ lược về máy cô quay......................................................................1
1.2. Tìm hiểu về công nghệ chưng cất và chiết xuất...................................................1
1.3. Phân loại công nghệ chưng cất...........................................................................3
1.5. Tính cấp thiết của đề tài....................................................................................11
1.6. Giới thiệu đề tài................................................................................................12
1.7. Yêu cầu thiết kế.................................................................................................12

CHƯƠNG II.................................................................................................................... 14
TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ MÁY CÔ QUAY...........................................................14
2.1. Tính toán và thiết kế bể gia nhiệt......................................................................14
2.2. Tính toán và thiết kế hệ thống lạnh...................................................................16
2.3. Tính toán và thiết kế chọn bơm chân không......................................................25
2.4. Thiết kế bộ ngưng tụ dạng ống lò xo.................................................................27
2.5. Tính toán và thiết kế motor điện để quay bình cô quay.....................................29
2.6. Thiết kế giá đỡ cho cụm chi tiết motor, bộ ngưng tụ, bình cô mẫu và bình hứng
mẫu.......................................................................................................................... 32
2.7. Thiết kế hệ thống điện điều khiển......................................................................34

CHƯƠNG III..................................................................................................................36
MÔ PHỎNG 3D MÁY CÔ QUAY................................................................................36
3.1. Giới thiệu phần mềm Inventor..........................................................................36
3.2. Các bước mô phỏng 3D máy cô quay trên phần mềm Inventor........................36
3.3. Kiểm tra và đánh giá kết quả thực tế................................................................37

CHƯƠNG IV................................................................................................................... 40
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................40
4.1. Kết luận............................................................................................................. 40
4.2. Kiến nghị........................................................................................................... 40

TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................41

SVTH: Dương Tuấn Khải –4–


Ngô Như Ngoan
DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Sơ đồ tháp chưng cất trong công nghiệp...................................................4


Hình 1.2: Sơ đồ cấu tạo tháp chưng – bốc hơi...........................................................5
Hình 1.3: Sơ đồ tháp ngưng tụ - bốc hơi....................................................................7
Hình 1.4: Sơ đồ tháp chưng có hai đường nguyên liệu vào......................................8
Hình 1.5: Sơ đồ cấu tạo máy Cô – quay...................................................................10
Hình 2.1: Bộ điều khiển nhiệt độ bể gia nhiệt..........................................................16
Hình 2.2: Chu trình biểu diễn trên đồ thị logp-i......................................................21
Hình 2.3: Sơ đồ chu trình lạnh một cấp...................................................................21
Hình 2.4: Bộ ngưng tụ dạng ống lò xo......................................................................28
Hình 2.5: Cụm giá đỡ cho motor, bộ ngưng tụ, bình cô mẫu và bình hứng mẫu..33
Hình 2.6: Sơ đồ mạch điện tử điều tốc.....................................................................35
Hình 3.1: Chi tiết ống thông hơi...............................................................................37
Hình 3.2: Kiểm tra ứng suất uốn..............................................................................37
Hình 3.4: Kiểm tra ứng suất kéo...............................................................................38
Hình 3.5: Kiểm tra chuyển vị....................................................................................38
Hình 3.6: Kiểm tra hệ số an toàn..............................................................................38

SVTH: Dương Tuấn Khải –5–


Ngô Như Ngoan
DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Áp suất tuyệt đối để đun sôi các chất ở nhiệt độ 50oC............................13
Bảng 2.1: Các thông số của chế độ làm việc hệ thống lạnh.....................................20
Bảng 2.2: Bảng thông số chu trình lạnh...................................................................22
Bảng 2.3: Thông số bơm............................................................................................27
Bảng 2.4: Bảng thông số dàn ngưng tụ dạng ống lò xo...........................................29
Bảng 2.5: Bảng các thông số động cơ.......................................................................29
Bảng 2.6: Bảng thông số ổ lăn...................................................................................32
Bảng 2.7: Bảng kê các chi tiết cho cụm giá đỡ.........................................................33
Bảng 2.8: Thông số bình cô và bình hứng mẫu.......................................................34
Bảng 3.1: Thông số kỹ thuật ống thông hơi.............................................................37

SVTH: Dương Tuấn Khải –6–


Ngô Như Ngoan
SVTH: Dương Tuấn Khải –7–
Ngô Như Ngoan
Chương I: Tổng quan

CHƯƠNG I

TỔNG QUAN

1.1. Giới thiệu sơ lược về máy cô quay


Thiết bị bay hơi dạng quay là một thiết bị được sử dụng trong các phòng thí
nghiệm hóa học để loại bỏ dung môi một cách hiệu quả và nhẹ nhàng khỏi các mẫu
bằng cách bay hơi.
Bay hơi chân không giữ vai trò chủ đạo bởi vì trong một hệ kín, áp suất giảm
dẫn tới làm giảm nhiệt độ sôi của các thành phần trong nó. Các thành phần trong mẫu
dung dịch được cô quay bay hơi để loại bỏ dung môi mong muốn từ mẫu dịch chiết, nó
được ứng dụng trong quá trình tách chiết một hợp chất tự nhiên hay đơn giản chỉ trong
một bước của tổng hợp hợp chất hữu cơ. Dung môi hòa tan có thể được loại bỏ nếu
nhiệt độ không vượt quá nhiệt độ cho phép. Nhiệt độ cho phép phụ thuộc vào độ sôi
của hợp chất, chất tan và dung môi.
Hiện nay có hai loại máy cô quay chính, một dòng máy loại nhỏ dùng cho các
phòng thí nghiệm có dung tích bình quay từ 0,5 (L) đến 4 (L). Một dòng máy dùng cho
công nghiệp với dung tích bình quay có thể lên tới 100 (L).
Các nhà sản xuất máy cô quay lớn hiện nay có thể kể đến như:
- BUCHI, Thụy Sĩ
- IKA, Đức
- Heildolph Intruments GmbH & Co. KG, Đức
- Yamato Scientific, Nhật
- BIBBY (Stuart), Anh
- KNF, Đức

1.2. Tìm hiểu về công nghệ chưng cất và chiết xuất

1.2.1. Công nghệ chưng cất


Chưng cất là quá trình tách các thành phần hoặc chất ra khỏi hỗn hợp lỏng bằng
cách sử dụng phương pháp đun sôi và ngưng tụ có chọn lọc. Quá trình chưng cất có
thể dẫn đến sự phân tách hoàn toàn về cơ bản (các thành phần gần như tinh khiết),

SVTH: Dương Tuấn Khải Trang – 1 –


Ngô Như Ngoan
Chương I: Tổng quan
hoặc nó có thể là sự phân tách một phần làm tăng nồng độ của các thành phần được
chọn trong hỗn hợp. Trong cả hai trường hợp, quy trình khai thác sự khác biệt về độ
bay hơi tương đối của các thành phần của hỗn hợp. Trong hóa học công nghiệp, chưng
cất là một hoạt động đơn vị có tầm quan trọng thực tế phổ biến, nhưng nó là một quá
trình phân tách vật lý, không phải là một phản ứng hóa học.
Các nguyên tắc của quá trình chưng cất. Có hằng loạt phương pháp tách để tách
một hỗn hợp. Tính đặc biệt của chưng cất là dùng năng lượng như là phương tiện trợ
giúp để tách. So với các phương tiện trợ giúp khác, ví dụ như là các chất hấp thụ
hay dung môi, năng lượng có một ưu thế lớn đó là có thể dễ dàng đưa vào và lấy ra
khỏi một hệ thống. Chưng cất dựa trên nhiệt độ sôi khác nhau của các chất lỏng tham
gia. Người ta cũng nói là các chất lỏng có áp suất hơi khác nhau tại cùng một nhiệt độ.
Nếu đưa năng lượng vào hệ thống, vì có áp suất hơi khác nhau, chất có áp suất hơi cao
hơn (nhiệt độ sôi thấp hơn) bốc hơi nhiều hơn các chất khác. Vì thế mà nồng độ của
chất có nhiệt độ sôi thấp hơn trong phần cất cao hơn là ở trong hỗn hợp ban đầu.
Phải phân biệt chưng cất ra thành quy trình một lần, như hay diễn ra trong
phòng thí nghiệm để tách một hóa chất tinh khiết ra khỏi một hỗn hợp, và chưng cất
liên tục, thường diễn ra trong các cột chưng cất của một nhà máy hóa học.
- Lặp lại bước tách hỗn hợp: nồng độ của chất cần phải tách có thể được tiếp tục
nâng cao bằng cách tiếp tục chưng cất lại phần cất. Nhiệt độ sôi khác nhau càng lớn thì
người ta cần càng ít lần chưng cất để đạt đến một nồng độ nhất định.
- Chưng cất phân đoạn là một trong những phương pháp kinh điển dùng để tách
các chất bay hơi ra khỏi một hỗn hợp dựa vào sự khác biệt nhiệt độ sôi của các chất
trong hỗn hợp.
- Chưng cất lôi cuốn: phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước dựa trên sự
khuếch tán và lôi cuốn theo hơi nước của những hợp chất hữu cơ trong tinh dầu khi
tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao. Sự khuếch tán sẽ dễ dàng khi tế bào chứa tinh
dầu trương phồng do nguyên liệu tiếp xúc với hơi nước bão hòa trong một thời gian
nhất định. 
- Rượu và các hỗn hợp đẳng phí: ứng dụng lâu đời nhất và đồng thời là được
biết đến nhiều nhất của chưng cất là sản xuất rượu mạnh. Đặc biệt, một tỷ lệ nhất định
của hỗn hợp hai chất lỏng mà không thể tiếp tục tách bằng phương pháp chưng cất

SVTH: Dương Tuấn Khải Trang – 2 –


Ngô Như Ngoan
Chương I: Tổng quan
được nữa. Các hỗn hợp này được gọi là hỗn hợp đẳng phí. Nếu muốn tăng nồng độ của
cồn phải dùng đến các phương pháp tinh cất đặc biệt khác.

1.2.2. Công nghệ chiết xuất


Trong công nghệ hóa học chiết xuất được định nghĩa trong trích ly. Trích ly là
quá trình tách một hoặc một số chất tan trong chất lỏng hay chất rắn bằng mốt chất
lỏng khác – gọi là dung môi. Nếu quá trình tách chất hòa tan trong chất lỏng bằng chất
lỏng thì gọi là trích ly lỏng – lỏng. Nếu quá trình tách chất hòa tan trong chất rắn bằng
chất lỏng thì gọi là trích ly rắn – lỏng.
Quá trình trích ly được sử dụng rộng rãi trong nhiều ngành công nghiệp hóa
chất và thực phẩm. Mục đích:
- Tách các cấu tử quý.
- Thu được dung dịch có nồng độ đậm đặc (đối với trích ly lỏng - lỏng)
- Cững như chưng luyện nó là mốt trong những phương pháp chủ yếu để phân
tách hỗn hợp đồng nhất thành các cấu tử thành phần.
Chất lượng và hiệu quả của một quá trình trích ly phụ thuốc chủ yếu vào dung
môi, nên yêu cầu chung của dung môi là:
- Có tính hòa tan chọn lọc, nghĩa là chỉ hòa tan cấu tử cần tách, không hoặc hòa
tan rất ít các cấu tử khác.
- Không độc, không ăn mòn thiết bị.
- Rẻ và dễ tìm.
Đối với trích ly lỏng – lỏng còn yêu cầu khối lượng riêng của dung môi phải
khác xa với khôi lượng riêng của dung dịch.
Sau khi trích ly để thu được cấu tử cần tách ở dạng nguyên chất, phải tách dung
môi ra, thường bằng phương pháp chưng luyện (nếu cấu tử hòa tan cũng bay hơi) hoặc
bằng phương pháp cô đặc (nếu cấu tử hòa tan không bay hơi). Vì vậy để tiết kiệm năng
lượng thì yêu cầu chung đối với dung môi là có nhiệt dung riêng bé hoặc kết tinh nếu
cấu tử cần tách ra có tính hòa tan hạn chế.

1.3. Phân loại công nghệ chưng cất

1.3.1. Mô hình chưng cất trong công nghiệp

SVTH: Dương Tuấn Khải Trang – 3 –


Ngô Như Ngoan
Chương I: Tổng quan
Trong ngành công nghiệp người ta chưng cất hóa chất bằng mô hình tháp chưng
cất hóa chất.

Hình 1.1: Sơ đồ tháp chưng cất trong công nghiệp

Quá trình hoạt động của tháp có thể tóm tắt như sau: Nguyên liệu trước khi đưa
vào tháp được nâng tới nhiệt độ thích hợp nhờ hệ thống thiết bị trao đổi nhiệt và lò đốt.
Tại đĩa tiếp liệu các cấu tử có nhiệt độ sôi thấp sẽ bay hơi và ngưng tụ ở các đĩa phía
trên tháp. Phần các cấu tử nặng hơn, có nhiệt độ sôi cao hơn sẽ chảy xuống phần trong
của tháp (stripping section). Để phân tách các cấu tử nhẹ còn chứa trong phần nặng, ở
đáy tháp thường lắp đặt một thiết bị gia nhiệt trực tiếp hay gián tiếp tùy thuộc vào ứng
dụng cụ thể.
Để điều khiển nhiệt độ của tháp, dọc theo thân tháp người ta bố trí các bơm
tuần hoàn để lấy pha lỏng từ trong tháp ra để làm nguội khi cần thiết, nhằm mục đích
tách các phân đoạn nằm trong các khoảng nhiệt độ sôi phù hợp với điểm cắt thiết kế.
Sản phẩm đỉnh sau khi ngưng tụ được hồi lưu một phần trở lại tháp nhằm điều chỉnh

SVTH: Dương Tuấn Khải Trang – 4 –


Ngô Như Ngoan
Chương I: Tổng quan
hoạt động của tháp phù hợp. Các sản phẩm lấy ra từ một tháp này có thể tiếp tục được
đưa sang tháp khác phân tách tiếp thành các phân đoạn nhỏ hơn hoặc tách triệt để các
tạp chất.
Để có thể thu được sản phẩm đỉnh tinh khiết sẽ tiến hành chưng nhiều lần
(chưng luyện). Khi tiến hành chưng hoặc chưng luyện cần phân biệt theo:
- p suất làm việc: chân không, áp suất thường, áp suất cao
- Số lượng cấu tử trong hỗn hợp: hệ 2 cấu từ, hệ có 3 hoặc ít hơn 10 cấu tử, hệ
có nhiều hơn 10 cấu tử.
- Phương thức làm việc liên tục hay gián đoạn.

1.3.1.1. Tháp chưng – bốc hơi


Tháp chưng - bốc hơi làm việc như tháp chưng liên tục, dòng khí nguyên liệu
đã được làm lạnh sơ bộ tại thiết bị trao đổi nhiệt thu hồi nhờ dòng khí đã được tách,
được đưa vào phần giữa của tháp. Trên đỉnh tháp được làm lạnh bằng chu trình làm
lạnh ngoài, hỗn hợp khí được ngưng tụ hồi lưu trở về đĩa trên cùng của tháp chưng.
Khí sản phẩm đã tách được dẫn theo đường II sau khi đã truyền lạnh cho khí nguyên
liệu tại thiết bị trao đổi nhiệt thu hồi.

Hình 1.2: Sơ đồ cấu tạo tháp chưng – bốc hơi

SVTH: Dương Tuấn Khải Trang – 5 –


Ngô Như Ngoan
Chương I: Tổng quan
Trong đó:
- 1: Thiết bị trao đổi nhiệt.
- 2: Tháp chưng – bốc hơi.
- 3: Thiết bị tách.
- 4: Chu trình làm lạnh ngoài.
- I: Khí nguyên liệu.
- II: Khí đã tách.
- III: Ống truyền nhiệt.
- IV: Hidrocacbon nặng.
- V: Hồi lưu.

1.3.1.2 Tháp ngưng tụ - bốc hơi


Tháp ngưng tụ - bốc hơi khác với tháp chưng – bốc hơi ở chỗ hỗn hợp khí
nguyên liệu đầu được trộn với sản phẩm đỉnh tháp, sau khi làm lạnh bằng chu trình
làm lạnh ngoài bằng propan được đưa vào đĩa trên cùng của tháp chưng. Trên hình 1.
là sơ đồ tháp ngưng tụ - bốc hơi. Trong sơ đồ này sản phẩm đỉnh tháp được trộn với
dòng khí nguyên liệu, qua chu trình làm lạnh ngoài có độ âm cần thiết, hỗn hợp đưa
qua thiết bị tách 2, phần khí sản phẩm đưa ra theo đường VI, còn phần lỏng được đưa
vào đĩa trên cùng của tháp ngưng tụ - bốc hơi. Trong quá trình làm việc của tháp
chưng, việc tăng áp suất sẽ làm giảm không đáng kể năng lượng cho công đoạn làm
lạnh, nhưng năng lượng tiêu tốn chung cho quá trình sẽ giảm đáng kể vì quá trình
được thực hiện ở nhiệt độ cao hơn. Chỉ số hồi lưu tính toán trong khoảng 1,55 - 1,78.
Thông thường trong công nghiệp tháp chưng có 13 đến 17 đĩa lý thuyết. Các
thông số của quá trình như sau: nhiệt độ đỉnh tháp (-23oC) – (-30oC), áp suất trong tháp
2,5 - 3,5 (MPa).

SVTH: Dương Tuấn Khải Trang – 6 –


Ngô Như Ngoan
Chương I: Tổng quan

Hình 1.3: Sơ đồ tháp ngưng tụ - bốc hơi

Trong đó:
- 1: Tháp tách.
- 2: Chu trình làm lạnh ngoài.
- 3: Tháp ngưng tụ bốc hơi.
- I: Khí nguyên liệu.
- II: Khí đã tách.
- III: Ống truyền nhiệt.
- IV: Hydrocacbon nặng.
- V: Hồi lưu.
- VI: Sản phẩm đỉnh tháp.
Sơ đồ tháp chưng - bốc hơi có ưu điểm là tận dụng được dòng sản phẩm ra để
làm lạnh ngưng tụ nguyên liệu đầu, hiệu suất tách cao do có hồi lưu sản phẩm đỉnh.
Còn sơ đồ tháp ngưng tụ - bốc hơi lại có ưu điểm là chỉ sử dụng một thiết bị làm lạnh
vừa hồi lưu sản phẩm đỉnh, vừa ngưng tụ khí nguyên liệu đầu, thiết bị đơn giản hơn so
với tháp chưng - bốc hơi. Để tận dụng được các ưu điểm của cả 2 sơ đồ này, người ta
đã nghiên cứu sơ đồ chưng cất nhiệt độ thấp với 2 đường nguyên liệu vào tháp.

1.3.1.3 Tháp chưng cất có hai đường đưa nguyên liệu vào tháp

SVTH: Dương Tuấn Khải Trang – 7 –


Ngô Như Ngoan
Chương I: Tổng quan

Hình 1.4: Sơ đồ tháp chưng có hai đường nguyên liệu vào

Trong đó:
- 1: Thiết bị trao đổi nhiệt.
- 2: Thiết bị tách 3 pha.
- 3: Làm lạnh bằng propan.
- 4: Thiết bị bơm.
- 5: Tháp chưng.
- 6: Đun nóng đáy tháp.
- I: Khí nguyên liệu.
- II: Khí khô.
- III: Phân đoạn hydrocacbon nặng.
- IV: DEG thu hồi.
- V: DEG 98%.
- VI: Chất tải nhiệt.
Trên hình 1. là sơ đồ chưng cất nhiệt độ thấp với hai đường đưa nguyên liệu
vào tháp. Sơ đồ này hợp lí hơn sơ đồ 1 đường nguyên liệu vào tháp về mặt động học,
tiết kiệm khoảng 10% năng lượng, và quá trình được thực hiện ở nhiệt độ cao hơn.
- Một dòng không làm lạnh đi vào phần giữa của tháp, chiếm 60% thể tích dòng
tổng.
- Dòng thứ 2 chiếm 40% dòng tổng, được làm lạnh trong thiết bị trao đổi nhiệt
1 bởi dòng khí đi ra từ đỉnh tháp 5, sau đó được trộn với sản phẩm đỉnh tháp trong
thiết bị bay hơi propan 2 đến nhiệt độ -250 oC, một phần bị ngưng tụ. Hỗn hợp 2 pha từ

SVTH: Dương Tuấn Khải Trang – 8 –


Ngô Như Ngoan
Chương I: Tổng quan
từ thiết bị bay hơi propan được dẫn vào tháp tách 3, tại đây, khí được tách khỏi
condensate. Khí sau khi truyền phần lạnh trong thiết bị trao đổi nhiệt 1 được đưa đi sử
dụng. Phần lỏng qua bơm 4 đi vào phần trên của tháp 5.
Nhiệt độ tháp tách 3 được duy trì ở -27 oC. Sản phầm đỉnh tháp chưng 5 được
hỗn hợp với dòng khí nguyên liệu đã qua làm lạnh 1. Nhiệt độ cung cấp cho đáy tháp 5
do dòng chảy tuần hoàn qua thiết bị đun nóng 6. Nhiệt độ đáy tháp là 100 oC. Từ đáy
tháp nhận được phân đoạn hydrocacbon nặng.

1.3.2. Thiết bị chưng cất dùng trong phòng thí nghiệm (Máy Cô – quay)
Máy cô quay chân không từ lâu đã là thiết bị cơ bản không thể thiếu trong
phòng thí nghiệm và ngành công nghiệp phân tích hóa học bao gồm: phòng thí nghiệm
hóa phân tích, môi trường, vật liệu, khoa học sự sống,… Máy cô quay còn được sử
dụng trong lĩnh vực khoa học ẩm thực (molecular cooking) trong các bước sơ chế để
làm chưng cất và tách chiết. Đặc biệt, được dùng rất nhiều trong các phòng thí nghiệm
hóa học của các cơ sở giáo dục để loại bỏ hiệu quả và dễ dàng dung môi khỏi mẫu
bằng cách bay hơi nhằm mục đích nghiên cứu.
Trên thế giới, ở các nước tiên tiến họ đã chế tạo thành công máy cô quay từ rất
lâu, một hệ thống cô quay bay hơi đơn giản được phát minh bởi Lyman C.Craig, lần
đầu tiên nó được thương mại hóa bởi công ty Thụy Sĩ Buchi vào năm 1957. Trong
nước ta, chỉ có những nhà cung cấp là đại lý của các hãng nước ngoài, chưa có một
doanh nghiệp ở nước ta chuyên sản xuất máy cô quay, vì thế nhu cầu thị trường rất
lớn. Ngày nay việc phát triển của khoa học kỹ thuật thì việc chế tạo máy hoàn toàn có
thể làm trong nước ta.

SVTH: Dương Tuấn Khải Trang – 9 –


Ngô Như Ngoan
Chương I: Tổng quan

Hình 1.5: Sơ đồ cấu tạo máy Cô – quay.

Trong đó:
- 1: Máy hút chân không.
- 2: Bình hứng mẫu.
- 3: Thiết bị cấp hóa chất.
- 4: Dàn ngưng tụ.
- 5: Hệ thống Cô – quay.
- 6: Bình Cô – quay.
- 7: Thiết bị gia nhiệt.
- 8: Hệ thống lạnh.
- 9: Đồng hồ báo nhiệt độ, áp suất.
Nguyên tắc cơ bản hoạt động của hệ thống cô quay chân không đó là giảm nhiệt
độ bay hơi của chất lỏng ở áp suất chân không giúp loại bỏ dung môi nhanh chóng và
giữ lại phần chất cần cô đặc. Cụ thể như sau:
- Khi hệ thống được khởi động, bình chứa mẫu được gia nhiệt cách thủy bởi bể
gia nhiệt, dung dịch mẫu khi đó có nhiệt độ tăng đến mức cần thiết và bơm hút chân
không sẽ hút áp không khí bên trong khiến bình chứa mẫu giảm áp suất.
- Khi áp suất trong mình chứa mẫu giảm sẽ làm giảm nhiệt độ sôi của dung môi
và dung dịch dễ sôi hơn. Để nhiệt độ được phân bổ đều và tránh trường hợp bị tập

SVTH: Dương Tuấn Khải Trang – 10 –


Ngô Như Ngoan
Chương I: Tổng quan
trung cục bộ tại một vị trí thì trong quá trình bay hơi, bình dung dịch mẫu được quay
tròn đều.
- Dung môi bay hơi gặp hệ thống sinh hàn có nhiệt độ thấp sẽ ngưng tụ lại
thành thể lỏng và chảy xuống bình chứa dung môi thu hồi.
Những lưu ý khi sử dụng máy cô quay chân không:
- Trong quá trình bay hơi, bình thủy tinh dùng cho cô quay có thể phát nổ nếu
ban đầu có những vết rạn nứt.
- Với những tạp chất không ổn định như ete chứa peroxit, azides hữu cơ,
acetylides, hợp chất nitro có chứa phân tử với năng lượng biến dạng,… vụ nổ cũng có
thể xảy ra.
- Không để quần áo, tóc,… mắc vào các bộ phận quay của máy.
- Với những vật liệu phản ứng không khí, cần thận trọng. Chỉ cần một rò rỉ nhỏ
cũng có thể rút không khí vào bộ máy và vụ nổ sẽ xảy ra.
- Hiện tượng dính chùm có thể xảy ra khiến một vài mẫu có thể bị mất đi ngoài
ý muốn như ethanol với nước, một phần dung môi muốn giữ lại nhưng vẫn bị mất đi.
Quy trình sử dụng máy cô quay chân không:
- Kiểm tra tổng thể hệ thống trước khi sử dụng bao gồm: Đường nước lạnh của
ống sinh hàng, dung dịch trong bể gia nhiệt, các kết nối, chân không, bình thu hồi,
đường điện,...
- Sử dụng điều chỉnh nâng hệ thống đến vị trí phù hợp.
- Lắp bình chứa dung dịch mẫu vào hệ thống
- Hạ bệ về vị trí sao cho bình ngập 1/3 thể tích của bể gia nhiệt.
- Điều chỉnh đường nước làm mát qua sinh ống sinh hàn.
- Bật hệ thống chân không, motor quay bình chứa mẫu và bể gia nhiệt.
- Quan sát quá trình máy vận hành cho đến khi kết thúc .
- Dừng hệ thống cô quay theo các bước ngược lại ban đầu.
- Làm sạch máy, cất đúng nơi quy định.

1.5. Tính cấp thiết của đề tài


Mô hình tháp chưng cất hiện nay được sử dụng rất phổ biến trong các nhà máy
hóa chất do mô hình có thể thay đổi linh hoạt tùy vào quy mô của nhà máy, dễ dàng
gia công lắp đặt. Tuy nhiên không thể ứng dụng vào phòng thí nghiệm để phục vụ các

SVTH: Dương Tuấn Khải Trang – 11 –


Ngô Như Ngoan
Chương I: Tổng quan
nghiên cứu, thực tập và giảng dạy do cần nhiều không gian để lắp đặt cũng như thiết bị
cồng kềnh. Chỉ thiết kế riêng dùng để tách một chất cụ thể nhất định không thể thay
đổi linh hoạt. Mô hình máy Cô – quay thì lại đáp ứng được những nhược điểm trên, rất
phù hợp cho phòng thí nghiệm.
Ngày nay nhu cầu sử dụng tại Việt Nam trong các phòng thí nghiệm các cơ sở
giáo dục và cơ sở nghiên cứu của các viện về các lĩnh vực công nghệ thực phẩm, dược
phẩm, mỹ phẩm, nghiên cứu khoa học và thực nghiệm khá cao. Nhưng giá thành từ
các nhà phân phối sản phẩm nhập khẩu trực tiếp từ nước ngoài khá cao (khoảng
50.000.000 – 180.000.000 VNĐ tùy thuộc nhà sản xuất và công suất của máy), do vậy
việc đầu tư thiết bị để đáp ứng đủ nhu cầu sinh viên và nghiên cứu sinh là hạn chế. Vì
thế, việc tính toán, thiết kế nhằm mục đích giảm giá thành (giảm 2 đến 3 lần giá thành
trên thị trường) và phù hợp với điều kiện môi trường và khí hậu của nước ta, từ đó tạo
điều kiện cho các cơ sở có thể trang bị đủ “Máy cô quay” cho sinh viên và nghiên cứu
sinh.

1.6. Giới thiệu đề tài


Đề tài nghiên cứu, tính toán máy cô quay chân không với công suất đủ dùng
cho phòng thí nghiệm. Giới thiệu về các ứng dụng của thiết bị. Giới thiệu sơ lượt về
công nghệ chưng cất và chiết xuất, các lý thuyết về công nghệ gia nhiệt và công nghệ
làm lạnh.
- Hệ thống làm lạnh: nghiên cứu, tính toán lưu lượng của chất tải lạnh, công
suất máy nén, năng suất làm lạnh nước cho giàn sinh hàn.
- Hệ thống gia nhiệt: nghiên cứu, tính toán nhiệt độ, phương pháp giữ nhiệt, hệ
thống điều khiển nhiệt độ yêu cầu.
- Máy hút chân không: nghiên cứu, tính toán công suất của bơm, hệ thống điều
khiển áp suất để đạt được yêu cầu.
- Giàn sinh hàn: nghiên cứu, tính toán ngưng tụ bằng ống lồng lò xo theo
phương pháp trao đổi nhiệt.
- Động cơ quay chính: công suất động cơ, số vòng quay tối đa.

1.7. Yêu cầu thiết kế

SVTH: Dương Tuấn Khải Trang – 12 –


Ngô Như Ngoan
Chương I: Tổng quan
Thiết kế máy cô quay chân không phù hợp với phòng thí nghiệm, đáp ứng được
các yêu cầu của người sử dụng. Thiết kế đơn giản, dễ dàng lắp đặt, vận hành, bảo trì và
sửa chữa nếu cần thiết.
- Yêu cầu về độ chân không máy dựa theo bảng 1.1 độ chân không của máy
phải đáp ứng được áp suất tuyệt đối thấp nhất để đun sôi các chất. Độ chân không
tuyệt đối cần thiết Pct = 5 (mbar).

Bảng 1.1: Áp suất tuyệt đối để đun sôi các chất ở nhiệt độ 50oC.
Công thức hóa
Tên chất Áp suất (mbar)
học
Acetic acid C2H4O2 26
Aceton C3H6O 370
Acetonitrile C2H3N 153
Benzene C6H6 162
n-Amylalcohol C5h12O 6
n-Butanol C4H10O 14
Chloroform CHCl3 332
Chlorobenzene C6H5Cl 22
Cyclohexane C6H12 154
Dichloromethane CH2Cl2 699
Diethylether C4H10O 836
Dioxane C4H8O2 68
Methanol CH4O 218
Nước H2 O 42
Xylene C8H10 15
Toluene C7H8 48

- Nhiệt độ bể gia nhiệt ở 50 ( C )vì những hóa chất cần sôi ở nhiệt độ này để
không mất đi một số tính chất đặc trưng, hoặc khi tách hỗn hợp ra ta có thể lấy chất
cần thiết mà nó không bị biến chất. Thời gian yêu cầu gia nhiệt trong 4 phút để có thể
sử dụng. Chênh lệch nhiệt độ khi sử dụng 1 ( C ).
- Công suất làm lạnh 300 (W) tại nhiệt độ nước là 10 ( C ) và cố định tại nhiệt
độ này.

SVTH: Dương Tuấn Khải Trang – 13 –


Ngô Như Ngoan
Chương I: Tổng quan

CHƯƠNG II

TÍNH TOÁN VÀ THIẾT KẾ MÁY CÔ QUAY

2.1. Tính toán và thiết kế bể gia nhiệt


Yêu cầu về thông số cần thiết cho bể gia nhiệt
- Nhiệt độ yêu cầu : 50°C.
- Thể tích bể chứa: 5 (lít), mực nước 3 (lít), m = 2,991 (kg)
- Bể chứa làm bằng Nhôm.
- Áp suất khí trời: 1 (atm).

Ta đun nước từ nhiệt độ phòng t1 = (25 + 273,15) (K) đến nhiệt độ yêu cầu là
t 2 = (50 + 273,15) (K) do đó t = 25 (K), để đạt được nhiệt độ yêu cầu ta cần nhiệt

lượng Q được tính theo định luật Joule-Lenz có công thức:


Q1  m.c. t
Q1  2,991.4200.25
 Q1  314055 (J) 301493

Nhiệt lượng để làm nóng được bể chứa bằng Nhôm là:


Q 2  m.c. t
Q 2  1,306.880.25
 Q 2  28732 (J) 27583

Trong đó ta có:
- m: khối lượng (kg)
- c: nhiệt dung riêng (J/kg.K), nhiệt dung riêng của nước c = 4 200 (J/kg.K),
nhiệt dung riêng của nhôm c = 880 (J/kg.K).
- t : độ chênh lệch nhiệt độ (K)
Tổng nhiệt lượng cần thiết để nhiệt độ đạt yêu cầu:
Q  Q1  Q 2
Q  314055  28732

SVTH: Dương Tuấn Khải Trang – 14 –


Ngô Như Ngoan
Chương I: Tổng quan
Q  342787 (J) 329076

- Thể tích bể chứa chiều dài 286 (mm). chiều rộng 183 (mm), chiều cao 82
(mm) có được thể tích V ≈ 5 (lít). Bể chứa được bọc xung quanh bằng bạc cách nhiệt
hai lớp. Do đó nhiệt bị mất đi là qua bề mặt thoáng (bao gồm phần tiếp xúc với bình
quay và phần bên ngoài), khi nhiệt độ cung cấp đủ cho bình quay sôi thì phần nhiệt bị
mất đi sau đó là như nhau do bề mặt thoáng trao đổi với môi trường.
- Nhiệt lượng Q tỏa ra trong một giây cũng chính là công suất P của điện trở,
khi sử dụng đúng hiệu điện thế định mức 220V. Vậy công suất cần thiết để cung cấp
nhiệt cho bể theo định luật bảo toàn năng lượng là:
A  Q  P.t
 342787  P.4.60
 P  1428 (W)
- Vậy điện trở cần thiết là khoảng 1500 (W) để đáp ứng yêu cầu gia nhiệt. Có
thể dùng dây mai so hoặc mâm nhiệt với công suất tương ứng.
Nhiệt lượng tổn thất qua bề mặt thoáng:
Q  .F.t

Q  24, 4.52338.106.25
Q  32 (W)

Trong đó:
2
-  : hệ số tỏa nhiệt của nước ở 50°C là 24,4 ( W / (m .K) )
2
- F: diện tích bề mặt, F = 52338 ( mm )
- t : nhiệt độ chênh lệch giữa nước và không khí, t  25 (K)
Năng lượng tổn thất qua bề mặt thoáng tính theo đơn vị Joule trên giây là 32
(J/s). Vậy trong 1 giây thì năng lượng tổn thất là 32 (J). Để đảm bảo yêu cầu kỉ thuật
thiết kế là chênh lệch nhiệt độ 1C . Theo như công thức tính nhiệt lượng cần thiết để
nung nóng nước lên 50 ( C ) được tính ở phần đầu, thì ta có thể tính được nhiệt lượng
cần thiết để nung nóng nước 49 ( C ) là 329076 (J), vậy chệnh lệch nhiệt lượng là
13711 (J).
Dùng cảm biến nhiệt độ Pt100 loại dây, chiều dài cảm biến 30 (mm), đường
kính cảm biến 3 (mm), dãy đo nhiệt độ từ 60 đến 70 ( C ), kiểu kết nối ren G3/4. Dùng
SVTH: Dương Tuấn Khải Trang – 15 –
Ngô Như Ngoan
Chương I: Tổng quan
bộ chuyển đổi tính hiệu HCRM01 để khi nhiệt độ đạt 50 ( C ) ( 1C ) thì tín hiệu đó
kích hoạt được relay và cản dòng điện trực tiếp vào điện trở đun nước. Sau 47 giây
(khi đó nhiệt lượng tổn thất xấp xỉ 1500 (J)) thì ta cho relay dừng hoạt động 1 giây để
điện trở có thể làm việc và cung cấp 1500 (J) cho nước. Và chu kỳ này sẽ lặp lại liên
tục.

Hình 2.1: Bộ điều khiển nhiệt độ bể gia nhiệt

2.2. Tính toán và thiết kế hệ thống lạnh

2.2.1. Giới thiệu về yêu cầu của hệ thống lạnh


Máy cô quay chân không dùng sinh hàn xoắn để chuyển hơi từ bình quay thành
chất lỏng được hứng tại bình hứng. Để có thể hóa hơi thành lỏng, nhiệt độ nước trong
o
sinh hàn xoắn là 10 ( C ). Để đáp ứng nhu cầu đó ta thiết kế hệ thống lạnh dùng máy
o
nén 1 cấp, nhiệt độ dàn bay hơi khoảng 0 ( C ).
Năng suất lạnh (nhiệt lượng trao đổi) của thiết bị được tính theo biểu thức:
Q0  k.F.t
Q0  939,5.0,013.25
Q 0  0,3 (kW)

Trong đó:

SVTH: Dương Tuấn Khải Trang – 16 –


Ngô Như Ngoan
Chương I: Tổng quan
- Q 0 : Năng suất lạnh của thiết bị (W).
2
- k: Hệ số truyền nhiệt ( W / m K ).
2
- F: Diện tích bề mặt trao đổi nhiệt, F = 0,013 ( m ).
- t : Hiệu nhiệt độ trung bình logarit, t = 25 (K).
Hệ số truyền nhiệt k xác định theo biểu thức:
1 1 1  v 1  2
    
k 1  2  v 1  2

 k  939,5 ( W / m 2 K )
Trong đó:

-
1 : Hệ số tỏa nhiệt môi chất lạnh ( W / m 2 K ), với 1 = 21000 ( W / m 2K )

-
 2 : Hệ số tỏa nhiệt phía chất tải lạnh ( W / m 2 K ), với  2 = 1000 ( W / m 2 K )

-
v ,  v : Chiều dày vách ngăn là 0,51. 103 (m); Hệ số dẫn nhiệt nhiệt của ống

đồng 380 ( W / mK ).

-
1 , 1 : chiều dày 0,001. 103 (m); Hệ số dẫn nhiệt của lớp cặn bẩn phía môi

chất lạnh (R134a) là 0,0832 ( W / mK ).

-
2 ,  2 : chiều dày 0,002. 103 (m); Hệ số dẫn nhiệt của lớp cặn phía chất tải lạnh

(nước) là 0,593 ( W / mK ).

2.2.2. Chọn môi chất lạnh


Môi chất lạnh có nhiệm vụ là mang nhiệt từ nơi có nhiệt độ thấp đưa ra môi
trường có nhiệt độ cao.
Môi chất lạnh có nhiều loại khác nhau, mỗi loại có một tính chất và đặc điểm
riêng. R134a là môi chất có độ hoàn thiện nhiệt động tương đối cao, thua R12 và R22,
là môi chất lạnh mới, được dùng rộng rãi cho máy lạnh 1 cấp trong điều hòa không
khí, là môi chất thân thiện với môi trường do trong thành phần hóa học không có Cl
nên không phá hủy tầng ozon khi rò rỉ. Ký tự “a” là ký hiệu môi chất R134a là một

đồng phân của C 2 H 2 F4 .


Những tính chất của R134a

SVTH: Dương Tuấn Khải Trang – 17 –


Ngô Như Ngoan
Chương I: Tổng quan
- Công thức hóa học: CH 2 F  CF3
- Tên gọi: Tetrafloetan
- Tính chất về nhiệt động:
o
+ Nhiệt độ sôi ở áp suất khí quyển thấp: p = 1,013 (bar); t = -26,2 ( C ).
o
+ Ở nhiệt độ môi trường áp suất ngưng tụ vừa phải: t = 40 ( C ); p = 10,1761
(bar).

+ Nhiệt độ tới hạn tương đối cao: t th = 101,15 ( C ); p th = 40,46 (bar).


o

+ Nhiệt độ đông đặc điểm 3 pha thấp.


o
+ Nhiệt ẩn hóa hơi tương đối lớn, ví dụ r = 269,2 (kJ/kg) tại -15 ( C ).
+ Nhiệt dung riêng đẳng áp vừa phải.
+ Độ nhớt rất nhỏ, nhỏ hơn không khí nên R134a có thể rò rỉ qua các khe hở mà
không khí không đi qua được, độ nhớt R134a lớn hơn nitơ một chút nên thử kín phải
dùng nitơ khô.
- Tính chất về hóa học:
+ Không gây cháy.
+ Không gây nổ; tuy nhiên ở nhiệt độ cao R134a phân hủy thành chất cực kỳ
độc hại như HF (độc hại bảng 1). Do đó nghiêm cấm các vật có nhiệt độ bề mặt cao
trong phòng máy.
+ Dầu bôi trơn chuyên dụng; khối lượng riêng  của dầu nhỏ hơn khối lượng
o
riêng của lỏng R134a (Ví dụ tại -15 ( C ) lỏng R134a có khối lượng riêng là 1428,57
3
( kg / m )), độ hòa tan dầu bôi trơn phụ thuộc vào loại dầu, thường dùng dầu
polyolester POE, polyalkylenglycol PAG hoặc polygycol PG để có thể hòa tan dầu.
+ Không ăn mòn kim loại; R134a là môi chất bền vững về mặt hóa học.
+ Không hòa tan được nước; do đó có thể tách nước ra khỏi R134a bằng các
chất hút ẩm thông dụng.
+ Khi rò rỉ khó phát hiện: R134a không màu, không mùi, không vị.
+ Khi rò rỉ không làm hỏng các sản phẩm cần bảo quản lạnh.

2.2.3. Chọn các thông số của chế độ làm việc


Chế độ làm việc của một hệ thống lạnh đặc trưng bằng 4 nhiệt độ sau:

SVTH: Dương Tuấn Khải Trang – 18 –


Ngô Như Ngoan
Chương I: Tổng quan
- Nhiệt độ sôi của môi chất lạnh t 0 .

- Nhiệt độ ngưng tụ của môi chất t k .


t ql
- Nhiệt độ quá lạnh của lỏng trước van tiết lưu .
t qn
- Nhiệt độ hơi hút về máy nén (nhiệt độ quá nhiệt) .

2.2.3.1. Nhiệt độ sôi của môi chất lạnh:


Nhiệt độ sôi của môi chất lạnh phụ thuộc nhiệt độ buồng lạnh. Có thể lấy như
sau:
t 0  t b  t 0
Trong đó:

- t b : là nhiệt độ cần sử dụng. t b = 10 ( C )


o

- t 0 : hiệu nhiệt độ yêu cầu

Hiệu nhiệt độ được coi là tối ưu t 0 = 8  13 ( C ), nên có thể chọn


o

t 0 = 10 ( o C ).

Vậy t 0 = 10 – 10 = 0 ( C )
o

2.2.3.2. Nhiệt độ ngưng tụ


Nhiệt độ ngưng tụ của hơi môi chất lạnh phụ thuộc vào môi trường làm mát và
nhiệt độ của chất tải nhiệt chạy qua thiết bị ngưng tụ. Đối với dàn ngưng tụ giải nhiệt
gió, hiệu nhiệt độ trung bình giữa môi chất lạnh ngưng tụ và không khí bằng

10  15 ( C ). Vậy nhiệt độ ngưng tụ t k = 40 ( C ).


o o

2.2.3.3. Nhiệt độ hơi hút


Nhiệt độ hơi hút là nhiệt độ của hơi trước khi vào máy nén. Nhiệt độ hơi hút
bao giờ cũng lớn hơn nhiệt độ sôi của môi chất. Mục đích của việc quá nhiệt hơi hút là
để bảo vệ máy nén tránh không hút phải lỏng. Tùy từng loại môi chất và máy nén mà
có nhiệt độ quá nhiệt khác nhau.
Đối với máy lạnh freôn, do nhiệt độ cuối tầm nén thấp nên độ quá nhiệt hơi hút

có thể chọn cao. Với môi chất freôn độ quá nhiệt khoảng 20  25 ( C ).
o

t qn o
Chọn = 20 ( C )
SVTH: Dương Tuấn Khải Trang – 19 –
Ngô Như Ngoan
Chương I: Tổng quan
t qn  t 0  20 o
Nên = 0 + 20 = 20 ( C )

2.2.3.4. Nhiệt độ quá lạnh


Nhiệt độ quá lạnh là nhiệt độ môi chất lỏng trước khi đi vào van tiết lưu. Nhiệt
độ quá lạnh càng thấp thì năng suất lạnh càng cao.
Do sự quá lạnh lỏng được thực hiện trong thiết bị hồi nhiệt, nên nhiệt thải ra
của môi chất lỏng cũng là nhiệt lượng mà hơi môi chất sau khi bay hơi nhận vào.
Từ nhiệt độ bay hơi và nhiệt độ quá nhiệt.
Tra đồ thị logp-i của môi chất R134a ta được:
t 0 = 0 ( o C )  i1 = 404 (kJ/kg)

t qn '
= 20 ( C )  i1 = 421 (kJ/kg)
o

Vậy i1  i1  i1 = 17 (kJ/kg)


'

Với nhiệt độ ngưng tụ là t k = 40 ( C ), tra đồ thị logp-i của môi chất R134a ta
o

được i3 = 256 (kJ/kg)


'
Gọi i3 là entanpi của điểm quá lạnh.

Thì i1'  i1  i 3'  i3 = 17 (kJ/kg)

i 3'  i3  i1 = 256  17 = 239 (kJ/kg)

Với i3  239 (kJ/kg) tra đồ thị logp-i của R134a ta được ql = 28 ( C )


'
t o

Các thông số của hệ thống được trình bày ở bảng sau:

Bảng 2.1: Các thông số của chế độ làm việc hệ thống lạnh.
Nhiệt độ sôi của Nhiệt độ ngưng Nhiệt độ quá nhiệt, Nhiệt độ quá lạnh,
môi chất lạnh, t 0 tụ, t k t qn t ql
o o o o
0 ( C) 40 ( C ) 20 ( C ) 28 ( C )
2.2.4. Chu trình lạnh
Chế độ làm lạnh của hệ thống lạnh:
t 0 = 0 ( o C )  p 0 = 2,9 (MPa)

t k = 40 ( o C )  p k = 10,1 (MPa)

t qn  o
20 ( C )
SVTH: Dương Tuấn Khải Trang – 20 –
Ngô Như Ngoan
Chương I: Tổng quan
t ql o
= 28 ( C )
p k 10,1
Ta có tỷ số nén  = p 0 = 2,9 = 3,48

2.2.4.1. Sơ đồ chu trình biểu diễn trên đồ thị (logp-i)

Hình 2.2: Chu trình biểu diễn trên đồ thị logp-i

Hình 2.3: Sơ đồ chu trình lạnh một cấp

Hệ thống lạnh hoạt động như sau: hơi môi chất sinh ra ở thiết bị bay hơi được
máy nén hút về và nén lên áp suất cao đẩy qua trạng thái 2. Khi môi chất đi qua thiết bị

SVTH: Dương Tuấn Khải Trang – 21 –


Ngô Như Ngoan
Chương I: Tổng quan
ngưng tụ có tác dụng ngưng tụ thành lỏng và giải nhiệt môi chất ở trạng thái 3 . Lỏng
có áp suất cao qua van tiết lưu làm giảm áp suất và nhiệt độ xuống trước khi qua trạng
thái 4. Lỏng môi chất khi ở nhiệt độ thấp và áp suất thấp được đưa vào thiết bị bay hơi,
tại đây môi chất lỏng bay hơi thu nhiệt của môi trường cần làm lạnh, sau đó hơi môi
chất về trạng thái 1. Máy nén tiếp tục hút hơi môi chất về để tiếp tục chu trình mới.
Sự thay đổi trạng thái của môi chất trong chu trình:
1’ – 1: Quá nhiệt hơi hút.

1 – 2: Quá trình nén đoạn nhiệt từ áp suất p 0 lên áp suất p k .


2 – 2’: Làm mát đẳng áp hơi môi chất từ trạng thái quá nhiệt xuống trạng thái
bão hòa khô.
2’ – 3: Quá trình ngưng tụ.
3 – 3’: Quá lạnh môi chất đẳng áp.
3’ – 4: Quá trình tiết lưu đẳng Entanpi.
4 – 1: Quá trình bay hơi đẳng áp.

12 : máy nén nén hơi môi chất có nhiệt độ thấp ( t 0 ), áp suất thấp ( p 0 ) lên nhiệt

độ cao ( t k ), áp suất cao ( p k ).

23: hơi môi chất có nhiệt độ cao (t k), áp suất cao ( p k ) ngưng tụ trên dàn ngưng
thành trạng thái lỏng sôi.

34: Môi chất tiết lưu đẳng entanpi xuống áp suất thấp p 0 .
41: Môi chất qua dàn bay hơi, nhận nhiệt từ nước hóa hơi đi vào máy nén.

Bảng 2.2: Bảng thông số chu trình lạnh


Thông số Nhiệt độ Áp suất Entanpi Thể tích riêng
3
( m / kg )
o
Điểm nút ( C) (Mpa) (kJ/kg)
1’ 0 2,9 404
1 20 2,9 421 0,036
2 20 10,1 432
2’ 40 10,1 419
3 40 10,1 256
3’ 28 10,1 239
4 0 2,9 200
2.2.5. Tính toán chu trình lạnh

SVTH: Dương Tuấn Khải Trang – 22 –


Ngô Như Ngoan
Chương I: Tổng quan

2.2.5.1. Năng suất lạnh riêng q 0


Là năng suất lạnh của 1 (kg) môi chất lạnh lỏng ở áp suất cao và nhiệt độ cao
tạo ra sau khi qua van tiết lưu và bay hơi hết trong thiết bị bay hơi, thành hơi bão hòa
khô ở nhiệt độ bay hơi và áp suất bay hơi.

Ta có: q 0  i1  i 4
'

Trong đó:
'
- i1 : là entanpi của hơi (bão hào) sau khi ra khỏi dàn lạnh.

- i 4 : là entanpi của môi chất sau khi qua van tiết lưu.

Nên: q 0  404  200 = 204 (kJ/kg)

2.2.5.2. Lưu lượng môi chất qua máy nén


Q0 0,3
G   1, 47.103
Ta có: q 0 204 (kg/s)

2.2.5.3. Năng suất thể tích thực tế của máy nén

Ta có: Vtt  G  v1  1, 47.10  0,036  5, 292.10 ( m / s )


3 5 3

2.2.5.4. Hệ số cấp của máy nén 


p k 10,1
Ta có tỷ số nén  = p 0 = 2,9 = 3,48
Tra đồ thị hình 7-4 [1] nên suy ra  = 0,85

2.2.5.5. Thể tích lý thuyết


Vtt 5, 292.105
Vlt    6, 23.105 3
Ta có:  0,85 (m / s )

2.2.5.6. Công nén đoạn nhiệt

Ta có: N s  G  l  G.(i 2  i1 )

Vậy: Ns  1, 47  10 .(432  421)  0,016 (kW)


3

2.2.5.7. Công nén chỉ thị


Là công nén thực do quá trình nén lệch khỏi quá trình nén đoạn nhiệt lý thuyết.

SVTH: Dương Tuấn Khải Trang – 23 –


Ngô Như Ngoan
Chương I: Tổng quan
Ns
Ni 
Ta có: i

i : Là hiệu suất chỉ thị

i   w  b.t 0
Trong đó:
- b: là hệ số thực nghiệm b = 0,001
T0
-  w : là hệ số tổn thất không thấy được Tk
273,15  0
i   0,001.(0)  0,87
Vậy 273,15  40

0,016
Ni   0,18
Suy ra 0,87 (kW)

2.2.5.8. Công suất ma sát


Công suất ma sát sinh ra do sự ma sát trong các chi tiết chuyển động của máy
nén, công suất này phụ thuộc vào kích thước và chế độ hoạt động của máy nén.

Ta có: N ms  Vtt .Pms


Trong đó:

- Pms : áo suất ma sát riêng, đối với máy nén freon ngược dòng
Pms = (0,019  0,034) (MPa)

Ta chọn Pms = 0,019 (MPa)

Vậy N ms  6, 23.10 .0,019.10  1,18 (W)


5 6

2.2.5.9. Công suất hữu ích


Là công nén có tính đến tổn thất ma sát của các chi tiết máy nén như pittong –
xi lanh, tay biên – trục khuỷu - ắc pittong. Đây chính là công đo được trên trục khuỷu
của máy nén.

Ta có: N e  N i  N ms  0,18.10  1,18  181, 2 (W)


3

2.2.5.10. Công suất điện

SVTH: Dương Tuấn Khải Trang – 24 –


Ngô Như Ngoan
Chương I: Tổng quan
Công suất điện N el là công suất đo được trên bảng đấu điện có kể đến tổn thất
truyền động, khớp, đai, ...Và hiệu suất chính của động cơ điện.
Ne
N el 
Ta có: td .el

Trong đó:

- td : là hiệu suất truyền động đai, td = 0,95

- el : là hiệu suất động cơ, el  0,8  0,95 , ta chọn el  0,95
181, 2
N el   200,8
Vậy: 0,95.0,95 (W)

2.2.5.11. Công suất động cơ lắp đặt


Để đảm bảo an toàn cho hệ thống lạnh, động cơ lắp đặt phải có công suất lớn

hơn N el . Tùy theo tình hình cụ thể có thể chọn động cơ lắp đặt lớn hơn công suất tính
toán từ 1,1 đến 2,1 lần. Đối với các máy lạnh nhỏ, chế độ làm việc dao động lớn, điện
lưới không ổn định, có thể chọn hệ số an toàn cao đến 2,1 hoặc lớn hơn. Vì thế ta chọn
hệ số an toàn là 1,5.
N dc  1,5.N el  200,8.1,5  301, 2 (W)

2.2.5.12. Phụ tải nhiệt dàn ngưng

Ta có: Q k  G.(i 2  i3 )  1, 47.10 .(432  256)  0, 258 (kW)


3

2.3. Tính toán và thiết kế chọn bơm chân không

2.3.1. Các thông số làm việc của máy bơm


Lưu lượng:
- Định nghĩa: Lưu lượng của bơm là lượng lưu chất mà máy cấp được trong một
đơn vị thời gian.
- Kí hiệu: Q
- Thứ nguyện: đơn vị thể tích/đơn vị thời gian (m3/s).
Cột áp:
- Định nghĩa: Cột áp của máy bơm là độ gia tăng năng lượng mà một đơn vị
trọng lượng chất lỏng nhận được từ khi vào đến khi ra khỏi máy bơm.

SVTH: Dương Tuấn Khải Trang – 25 –


Ngô Như Ngoan
Chương I: Tổng quan
- Kí hiệu: H
- Thứ nguyên: m (mét).
- Công thức xác định: H = Er - Ev
P r αr 2
Er = + v +Z
γ 2g r r
Pv αv 2
E v= + v +Z
γ 2g v v
- Trong đó:
αv, αr: Hệ số vận tốc dòng chảy khi vào và khi ra khỏi máy bơm.
Ev, Er: Năng lượng đơn vị dòng chảy khi vào và khi ra của máy bơm.
Pr, vr, Zr: Áp suất, vận tốc và cao độ dòng chảy khi ra khỏi máy bơm.
Pv, vv, Zv: Áp suất, vận tốc và cao độ dòng chảy khi vào máy bơm.
Γ: Trọng lượng riêng.
g – Gia tốc trọng trường.
Pr −Pv α r v 2r −α v v 2v
- Do đó: H= + +Z r −Z v
γ 2g
Công suất:
Công suất hữu ích
- Định nghĩa: Toàn bộ độ gia tăng năng lượng mà dòng chảy nhận được khi đi
qua bơm trong một đơn vị thời gian gọi là công hữu ích.
- Ký hiệu: Nh
Q.H .
N
1000 (kW)

Trong đó:
Q: Lưu lượng của bơm (m³/s).
H: Cột áp của bơm (m).
γ: Trọng lượng riêng của không khí (N/m3).
Công suất trên trục bơm
- Định nghĩa: Công suất trên trục là toàn bộ năng lượng mà phần đầu bơm tiêu
thụ để máy bơm bơm được lưu lượng là Q và đạt cột áp toàn phần là H.
- Ký hiệu: N

SVTH: Dương Tuấn Khải Trang – 26 –


Ngô Như Ngoan
Chương I: Tổng quan
k .Q.H .
Nh 
- Công thức xác định:  (W) với η hiệu suất của bơm, k hệ số an
toàn

2.3.2. Tính công suất cần thiết của bơm


Yêu cầu:
Áp suất hút cực đại Pmax = 5 (mbar).
Đường kính ống vào d = 30 (mm).
Đường kính ống ra d = 8 (mm).

SVTH: Dương Tuấn Khải Trang – 27 –


Ngô Như Ngoan
Chương I: Tổng quan
Lưu lượng Q = 40 l/phút = 6,67.10-4 (m3/s).
Hệ số an toàn k = 1,5
Pr −Pv α r v 2r −α v v 2v
Cột áp: H= + +Z r −Z v
γ 2g
Pr: áp suất ra bằng với áp suất khí trời Pr = 1 (bar).
Pv: áp suất vào bằng với áp suất hút cực đại Pv = Pmax = 5 (mbar).
γ: khối lượng riêng của không khí γ = 1,225.g = 1,225.9,8 = 12,005 (N/m3).
α = 1 (chảy rối).
4Q 4.6, 67.104
vv    0,95
d2   0, 03
2

(m/s)
4Q 4.6, 67.104
vr    13, 25
 d r2   8.103  2
(m/s)
Zr = Zv

105  500  13, 25  0,95 


2

H   8296
Vậy 12, 005 2.9,8 (mH2O)
Công suất bơm
k .Q.H . 1,5.6, 67.10 4.8296.12,005
Nh    125
 0,8 (W)

2.3.3. Lựa chọn bơm (model)

Bảng 2.3: Thông số bơm


Kiểu bơm Model Nhà Công Điện áp sử Độ chân Kích thước
sản suất dụng không WxHxD
xuất
Bơm chân V – 300 Buchi 180 W 110 – 240 V 5 mbar 200x321x291
không mm

2.4. Thiết kế bộ ngưng tụ dạng ống lò xo

2.4.1. Đặc điểm cấu tạo

SVTH: Dương Tuấn Khải Trang – 28 –


Ngô Như Ngoan
Chương I: Tổng quan

Hình 2.4: Bộ ngưng tụ dạng ống lò xo.

Trong đó:
- 1: Nắp bình
- 2: Bình ngưng tụ.
- 3: Ống dẫn dạng lò xo.
- 4: Đầu cấp hóa chất.

2.4.2. Nguyên lý ngưng tụ - hứng mẫu


Khi dung dịch được đun sôi sẽ bay hơi lên bình ngưng tụ. Trong bình ngưng tụ
có lắp một ống dẫn dạng lò xo dùng để dẫn nước có nhiệt độ thấp (10 oC). Hơi bay lên
gặp nhiệt độ thấp sẽ ngưng tụ lại trên ống lò xo sau đó rơi xuống bình hứng mẫu.
Đầu cấp hóa chất có chức năng cung cấp thêm hóa chất mà không cần tắt máy:
Do áp suất trong hệ thống đang thấp hơn áp suất ở ngoài môi trường nên khi ta mở đầu
cấp hóa chất, hóa chất được hút vào bình Cô – quay nhờ sự chênh lệch áp suất.

2.4.3. Ưu và nhược điểm


Ưu điểm:
- Hiệu quả trao đổi nhiệt khá lớn giúp ngưng tụ nhanh môi chất.
- Có kết cấu thẳng đứng nên khả năng bám bẩn ít hơn dễ vệ sinh hơn.
Nhược điểm:

SVTH: Dương Tuấn Khải Trang – 29 –


Ngô Như Ngoan
Chương I: Tổng quan
- Phương pháp chế tạo tương đối phức tạp.

Bảng 2.4: Bảng thông số dàn ngưng tụ dạng ống lò xo


Vật liệu Tiêu Đường Đường Diện tích làm
chuẩn kính ngoài kính trong lạnh
Dàn ngưng tụ Thủy tinh TCVN 12 mm 8 mm 660 cm2
dạng ống lò xo BORO 3.3 11559:2016
2.5. Tính toán và thiết kế motor điện để quay bình cô quay

2.5.1. Lựa chọn động cơ


Yêu cầu tải trọng bình cầu có đường kính 140mm và chứa dung dịch có khối
lượng 3 (kg) tốc độ quay tối đa trục bị dẫn 90 vòng/phút, tốc độ quay trục động cơ 180
(vòng/phút).
Momen quán tính của trục bị dẫn:
2 2
I  mr 2  .3.0,07 2  9,8.10 3 2
3 3 ( kg.m )
Momen xoắn trên trục bị dẫn:
M x  I.  9,8.103.10  98 (N.mm)

Công suất cần thiết cho động cơ:


M x .n
Pct 
9,55.106.
Trong đó:
- n: số vòng quay động cơ tính bằng vòng/phút
- η: hiệu suất của bộ truyền đai η = 0,95
98.250
Pct  6
 2,7.103 KW  2,7
9,55.10 .0,95 (W)
Chọn động cơ:

Bảng 2.5: Bảng các thông số động cơ.


Kiểu động model Lực kéo Công Điện áp Dòng Tốc độ sau
cơ moment suất sử dụng tải tối hộp giảm
tối đa đa tốc
Động cơ JGP37-520 5 Kg.cm 12 W 12VDC 1A 250
servo giảm vòng/phút
tốc
2.5.2. Thiết kế bộ truyền đai

SVTH: Dương Tuấn Khải Trang – 30 –


Ngô Như Ngoan
Chương I: Tổng quan
2.5.2.1. Chọn loại đai dẹt
Chọn đai vải cao su loại A

2.5.2.2. Xác định đường kính bánh đai


Đường kính bánh đai nhỏ
P1 0,012
D1  (1100  1300) 3  (1100  1300) 3  39, 9
n1 250
(mm)
Chọn D1 = 40 (mm)
Kiểm nghiệm vận tốc:
.D1.n1 .40.250
v   0,523 (20  30)
60.1000 60.1000 (m/s)
Đường kính bánh đai lớn
n1
D2  D1  2D1  80
n2 (mm)
Kiểm tra số vòng quay n2
D1 40
n 2  (1  ) n1  (1  0,01) 250  125,75
D2 80 (vòng/phút)
 : Hệ số trượt đai vải cao su  = 0,01

Trên lệch tương đối của số vòng quay n2 = 1%

2.5.2.3. Định khoảng cách trục A và chiều dài đai L


Khoảng cách trục A
A  2(D1  D 2 )  2(40  80)  240 (mm)

Chiều dài đai L


 (D  D1 ) 2
L  2A  (D 2  D1 )  2
2 4A
 (40)2
L  2.240  (120)   670
2 4.240 (mm)
Để nối đai cần tăng thêm chiều dài đai 100 ÷ 400 (mm)

2.5.2.4. Kiểm nghiệm góc ôm trên bánh nhỏ


Góc ôm đai α1 trên bánh nhỏ

SVTH: Dương Tuấn Khải Trang – 31 –


Ngô Như Ngoan
Chương I: Tổng quan
D 2  D1 0 80  40 0
1  1800  .57  1800  .57  170,50
A 240 thỏa điều kiện α1>1500

2.5.2.5. Xác định tiết diện đai


Chọn bề dày đai δ theo tiêu chuẩn: δ = 4,5 (mm)
Xác định bề rộng dây đai
P
b
  p  0 C t C C v Cb

Trong đó:
   
-  p  0 : Trị số ứng suất có ích cho phép của đai dẹt  p  0 = 2,1 (N/mm2)

- C t : Hệ số xét đến ảnh hưởng của chế độ tải trọng. Máy làm việc một ca
C t =1,0.

- C : Hệ số xét đến ảnh hưởng của góc ôm C = 0,97.

- C v : Hệ số xét đến ảnh hưởng của vận tốc C v = 1,03.

- C b : Hệ số xét đến sự bố trí bộ truyền C b = 1,0.


23
b  2, 43
4,5.2,1.1.0,97.1,03.1 (mm)
Chọn b = 20 theo tiêu chuẩn.

2.5.2.6. Xác định chiều rộng bánh đai


Chiều rộng bánh đai B xác định dựa trên chiều rộng dây đai b
B  1,1b  (10  15)  1,1.20  15  32 (mm)

2.5.2.7. Xác định lực căng và lực tác dụng lên trục
Lực căng S0
C  573.(125.2000)0,3  23825 (N)

Lực tác dụng lên trục


1 170,5
R  3.S0 sin  3.180.sin  538
2 2 (N)

2.5.3. Chọn ổ lăn

SVTH: Dương Tuấn Khải Trang – 32 –


Ngô Như Ngoan
Chương I: Tổng quan
Chọn ổ bi SKF đỡ chặn một dãy.

Bảng 2.6: Bảng thông số ổ lăn.


Ký hiệu d D B C C0 Vận tốc giới hạn Trọng
mm mm mm KN KN Vòng/phút lượng
7208 BECBP 40 80 18 36,5 26 11000 0,37Kg

Kiểm tra hệ số khả năng làm việc C của ổ lăn


C  Q.(nh)0,3
Trong đó:
- Q: tải trọng tương đương (N).
- n: Số vòng quay 125 (vòng/phút).
- h: Thời gian làm việc h = 2000 (giờ).
Lực dọc trục Si.
Si  1,3.R i tan   1,3.15.tan 400  16, 4 (N)

Tải trọng tương đương Q


Q  (K v R  mSi ).K n .K t
Trong đó:
- Kv: Hệ số xét đến vòng nào của ổ là vòng quay Kv = 1.
- R: Tải trọng hướng tâm R = 538 (N)
- m: hệ số chuyển tải trọng dọc trục về tải trọng hướng tâm m = 0,46.
- Kn: Hệ số nhiệt độ Kn = 1,05
- Kt: Hệ số tải trọng Kt = 1.
Q  (1.538  0, 46.16, 4).1,05.1  573 (N)

Hệ số làm việc C
C  573.(125.2000)0,3  23825 (N) < 36500 (N)

2.6. Thiết kế giá đỡ cho cụm chi tiết motor, bộ ngưng tụ, bình cô mẫu và bình
hứng mẫu

2.6.1. Đặc điểm cấu tạo

SVTH: Dương Tuấn Khải Trang – 33 –


Ngô Như Ngoan
Chương I: Tổng quan

Hình 2.5: Cụm giá đỡ cho motor, bộ ngưng tụ, bình cô mẫu và bình hứng mẫu

Bảng 2.7: Bảng kê các chi tiết cho cụm giá đỡ


Số thứ Tên chi tiết Vật liệu
tự
1 Đai xiết Nylon 66
2 Ống dẫn Thủy tinh BORO 3.3
3 Kẹp Nhựa PP
4 Nắp vỏ Nhựa PP
5 Chốt gài
6 Chốt đỡ cụm máy Thép C45
7 Vòng chắn silicon
8 Vòng đệm Cao su
9 Que đỡ Thủy tinh BORO 3.3

Bộ ngưng tụ được cố định chủ yếu nhờ vào nắp vỏ (4). Nhưng để giảm tải
trọng, tăng độ chắc chắn cũng như tránh bộ ngưng tụ bị nứt gãy do một số tác động
bên ngoài gây ra cần bố trí thêm que đỡ (9). Que đỡ (9) được liên kết với bình nhờ vào
đai xiết (1) gắn chặt vào bình và lắp vào khớp nối. Dàn ngưng tụ và ống dẫn hơi quay

SVTH: Dương Tuấn Khải Trang – 34 –


Ngô Như Ngoan
Chương I: Tổng quan
tương đối với nhau được nhờ vào vòng chắn (7). Trên vòng chắn có các khe hở có thể
tra dầu để giảm ma sát.

2.6.2. Chọn bình cô và bình hứng mẫu

Bảng 2.8: Thông số bình cô và bình hứng mẫu.


Vật liệu Tiêu chuẩn Đường kính Chiều cao
Bình cô Thủy tinh TCVN 126 mm 210 mm
BORO 3.3 8489:2010
Bình Thủy tinh TCVN 131 mm 200 mm
hứng mẫu BORO 3.3 11559:2016
2.7. Thiết kế hệ thống điện điều khiển

2.7.1. Bộ điều tốc động cơ điện 1 chiều

2.7.1.1. Cấu tạo


Mạch điều tốc sử dụng IC 555 gồm các linh kiện sau:
- 1 IC NE555
- Điện trở: 1 con 220 Ohm, 1 con 10000 Ohm, 1 con 1000 Ohm
- Biến trở: 1 con 50000 Ohm
- Tụ gốm: 2 con 1nF
- Diode: 2 con 1n4148
- Mosfet: 1 con IRF3205

2.7.1.2. Nguyên lý hoạt động

Hình 2.6: Sơ đồ mạch điện tử điều tốc

SVTH: Dương Tuấn Khải Trang – 35 –


Ngô Như Ngoan
Chương I: Tổng quan
Khi cấp nguồn cho động cơ: dòng điện sẽ đi từ nguồn qua động cơ, qua mosfet
Q1 về Mass. Khi mosfet Q1 dẫn thì động cơ hoạt động, khi mosfet Q1 ngắt thì động cơ
dừng.
- Nguồn 12V qua điện trở R1, qua diode D2, biến trở RV1, tụ C1 và về Mass.
Khi đó tụ C1 được nạp và tích điện trong 1 khoảng thời gian t1 như vậy tín hiệu ra của
IC 555 chân 3 sẽ ở áp mức cao đi qua R3 đưa vào mosfet để động cơ hoạt động.
- Sau khoảng thời gian nạp t1, tụ C1 bắt đầu xả qua biến trở RV1 qua diode D1
vào IC 555 xuống mass thì tín hiệu ra của IC 555 sẽ ở áp mức thấp.
- Quá trình nạp, xã liên tục như vậy sẽ tạo nên xung vuông. Khi thay đổi biến
trở thì xung vuông thay đổi, tốc độ động cơ cũng thay đổi. Biến trở càng nhỏ động cơ
quay càng chậm.
Mạch trên có thể giảm biến trở về 5% vậy tốc độ quay tối thiểu của động cơ là:
vmin  5%vmax  5%.250  12,5 (vòng/phút).

SVTH: Dương Tuấn Khải Trang – 36 –


Ngô Như Ngoan
Chương I: Tổng quan

CHƯƠNG III

MÔ PHỎNG 3D MÁY CÔ QUAY


3.1. Giới thiệu phần mềm Inventor

3.1.1. Phần mềm Inventor là gì


Autodesk Inventor là phần mềm xây dựng mô hình 3D, thiết kế, hình mẫu và
kiểm tra ý tưởng các sản phầm. Inventor tạo ra các nguyên mẫu mô phỏng chuẩn xác
khối lượng, áp lực, độ ma sát, tải trọng, …của các đối tượng sản phẩm trong môi
trường 3D. Các công cụ mô phỏng, phân tích được tích hợp trong Inventor cho phép
người dùng thiết kế từ khuôn đúc cơ bản đến nâng cao như thiết kế chi tiết máy, trực
quan hóa sản phẩm.

3.1.2. Ứng dụng của Inventor đối với đề tài


Đối với đề tài máy Cô – quay phần mềm Inventor giúp ích trong việc:
- Tối ưu hóa việc thiết kế, giúp việc thiết kế các chi tiết trở nên nhanh hơn, hạn
chế phát sinh lỗi cũng như kiểm tra được việc thiết kế không cần phải thiết kế lại.
- Mô phỏng được quá trình vận hành giúp người đọc, người xem có thể dễ dàng
hiểu về nguyên lý hoạt động của máy.
- Kiểm tra được độ bền của các chi tiết. Tối ưu thiết kế một cách nhanh chống.

3.2. Các bước mô phỏng 3D máy cô quay trên phần mềm Inventor
Bước 1: Vẽ các chi tiết dưới dạng 3D.
Bước 2: Ràng buộc các chi tiết.
- Vào môi trường Assemble.
- Sử dụng các ràng buộc trong hộp thoại Constrain.
Bước 3: Mô phỏng nguyên lý hoạt động.
- Vào môi trường Environments => Inventor Studio => điều chỉnh Animation
Timeline để mô phỏng chuyển động.
Bước 4: Mô phỏng lắp ráp.
- Vào môi trường Presentation.

SVTH: Dương Tuấn Khải Trang – 37 –


Ngô Như Ngoan
Chương I: Tổng quan
- Insert model => Tiến hành tháo lắp và mô phỏng.

3.3. Kiểm tra và đánh giá kết quả thực tế.

3.3.1. Kiểm tra độ bền ống thông hơi

Hình 3.1: Chi tiết ống thông hơi

Bảng 3.1: Thông số kỹ thuật ống thông hơi


Tên chi tiết Ống thông hơi
Vật liệu Thủy tinh BORO 3.3
Khối lượng riêng 2,18 g/cm3
Khối lượng 0,055 Kg
Thể tích 25459,6 mm2
Ứng suất uốn cho phép 33 MPa
Ứng suất kéo cho phép 33 MPa
Tiêu chuẩn TCVN 8489:2010,
TCVN 11559:2016

Kết quả kiểm tra độ bền khi tác dụng một lực 50 N (tương đương 5Kg cho ống).
- Ứng suất uốn

SVTH: Dương Tuấn Khải Trang – 38 –


Ngô Như Ngoan
Chương I: Tổng quan
Hình 3.2: Kiểm tra ứng suất uốn

- Ứng suất kéo

Hình 3.4: Kiểm tra ứng suất kéo

- Chuyển vị

Hình 3.5: Kiểm tra chuyển vị

- Hệ số an toàn

SVTH: Dương Tuấn Khải Trang – 39 –


Ngô Như Ngoan
Chương I: Tổng quan

Hình 3.6: Kiểm tra hệ số an toàn

3.3.2. Đánh giá kết quả thiết kế


Với các kết quả:
- Ứng suất uốn  = 0,147 MPa <  = 33 (MPa)
- Ứng suất kéo  = 0,022 MPa <  = 33 (MPa)
- Chuyển vị x = 2,842.10-5 (mm)
Hệ số an toàn: 15
Suy ra: Từ kết quả trên ống dẫn hơi thiết kế đủ bền để tải trọng khối lượng từ
bình cô.

SVTH: Dương Tuấn Khải Trang – 40 –


Ngô Như Ngoan
Chương I: Tổng quan

CHƯƠNG IV

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

4.1. Kết luận


Qua quá trình tìm hiểu hoạt động thực tế và catalog của nhà sản xuất, việc tính
toán các thiết bị cơ bản đã hoàn thành. Có sử dụng phần mềm hỗ trợ để tính bền cho
một chi tiết bằng thủy tinh.
Đề tài luận văn tốt nghiệp “Tính toán, thiết kế máy cô quay dùng cho phòng thí
nghiệm”. Là kết hợp nhiều mảng kiến thức cơ bản khác nhau, từ việc tính toán hệ
thống gia nhiệt, hệ thống lạnh, động cơ quay bình cô, máy bơm chân không. Từ đó
chúng em đã bao quát kiến thức nền về một thiết bị được tạo nên từ nhiều thứ. Kết quả
tính toán nằm trong giới hạn cho phép. Khi tính toán ra thông số cần thiết có thể chọn
thiết bị trên thì trường đảm bảo đủ công suất như tính toán.

4.2. Kiến nghị


Nghiên cứu tối ưu năng lượng sử dụng cho cả hệ thống, vì mỗi thiết bị đều sử
dụng điện, ở đây do hạn chế về thời gian và kiến thức nên chúng em không đề cập sâu
về năng lượng.
Cần xây dựng mô hình hóa về mặt thiết kế trên phần mềm mô phỏng 3D chi tiết
hơn. Tính toán bền và dự kiến thời gian cần bảo trì, bảo dưỡng thiết bị.
Tính toán chi tiết hơn từng thiết bị, từng bước làm chủ tất cả chi tiết cấu thành
thiết bị.
Mặc dù đã rất cố gắng tìm đọc tài liệu, kết hợp với quá trình tìm hiểu thực tế
nhưng do kiến thức thực tế còn hạn chế nên luận văn tốt nghiệp này không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Chúng em mong các thầy, cô chỉ bảo, giúp đỡ để chúng em có
thể bổ sung thêm để khắc phục những thiếu sót đó và học hỏi thêm được những kinh
nghiệm có ích cho công việc sau này.

SVTH: Dương Tuấn Khải Trang – 41 –


Ngô Như Ngoan
Chương I: Tổng quan

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Đức Lợi, 2005. Hướng dẫn thiết kế hệ thống lạnh. NXB Khoa Học và Kỹ
Thuật Hà Nội.
[2] Nguyễn Đức Lợi, Phạm Văn Tùy và Đinh Văn Thuận, 2009. Kỹ thuật lạnh ứng
dụng. NXB Giáo Dục.
[3] Hoàn Đức Liên, 2007. Giáo trình Kỹ thuật thủy khí. NXB Giáo dục.
[4] Trịnh Chất và Lê Văn Uyển, 2006. Tính toán thiết kế hệ dẫn động cơ khí. NXB
Giáo dục.
[5] Nguyễn Hữu Lộc, 2013. Cơ sở thiết kế máy. NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ
Chí Minh.
[6] Nguyễn Văn Hân, 2019. Ứng dụng bơm hút chân không trong chế tạo thiết bị hút
cá cơm. Tạp chí Khoa học – Công nghệ Thủy sản, Số 01/2019.
[7] BUCHI, 2021. Operation Manual Rotavapor R-300 en. BÜCHI Labortechnik AG,
118 pages.
[8] BUCHI, 2021. Technical Data Sheet Rotavapor R-300. BÜCHI Labortechnik
AG, 26 pages.
[9] TCVN 8489:2010 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 48 Dụng cụ thí
nghiệm bằng thủy tinh biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị,
Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.
[10] TCVN 11559:2016 do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN/TC 48 Dụng cụ
thí nghiệm bằng thủy tinh biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề
nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công bố.

SVTH: Dương Tuấn Khải Trang – 42 –


Ngô Như Ngoan
Chương I: Tổng quan

SVTH: Dương Tuấn Khải Trang – 43 –


Ngô Như Ngoan

You might also like