hướng dẫn làm báo cáo chuẩn iso

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 63

Số hiệu: NNVHH-HD-04

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN Phiên bản số: 01


KHOA NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA HỌC
Biên soạn: Biện Thị Thanh Mai
Quy trình cấp khoa Phê duyệt: Đỗ Huệ Hương
HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO
K. NNVHH Ngày duyệt: 5/4/2016

HƯỚNG DẪN VIẾT BÁO CÁO

Soạn thảo Người kiểm tra nội dung Người phê duyệt

Chữ ký

Họ và Tên Biện Thị Thanh Mai Đỗ Huệ Hương

Chức danh Giảng viên Trưởng khoa


MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: LỜI MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1

CHƯƠNG 2: QUI ĐỊNH CHUNG ..................................................................................... 2

2.1. Kiểu chữ, cỡ chữ ...................................................................................................... 2

2.2. Canh lề ..................................................................................................................... 2

2.3. Đánh số trang ........................................................................................................... 2

2.4. Tiêu đề/đề mục ......................................................................................................... 3

2.5. Bảng số liệu/ hình ảnh minh họa.............................................................................. 3

CHƯƠNG 3: NHỮNG MỤC MỞ ĐẦU ............................................................................ 4

3.1. Trang bìa ngoài ........................................................................................................ 4

3.2. Trang bìa trong ......................................................................................................... 4

3.3. Lời cảm ơn ............................................................................................................... 4

3.4. Trích yếu .................................................................................................................. 5

3.5. Mục lục .................................................................................................................... 5

3.6. Danh mục bảng số liệu/ hình ảnh ............................................................................. 5

CHƯƠNG 4: NỘI DUNG CHÍNH ..................................................................................... 6

4.1. Báo cáo Nghiên cứu Khoa học ................................................................................ 6

4.1.1. Báo cáo Đề Án 1 (ngành Ngôn Ngữ Anh) ........................................................ 6

4.1.2. Báo cáo Đề Án 1 (ngành KSNH và ngành DL)/ Báo cáo Đề Án 2 (ngành
NNA)/ Khóa Luận Tốt Nghiệp ................................................................................... 8

4.2. Báo cáo Thực Tập Nhận Thức/ Thực Tập Tích Lũy ............................................. 11

4.3. Báo cáo Thực Tập Nhận Thức dưới hình thức Học Tập Phục Vụ Cộng Đồng ..... 14

4.4. Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp (TTTN) ................................................................ 17

PHỤ LỤC A: HƯỚNG DẪN LẬP DANH MỤC BẢNG/HÌNH ẢNH ........................... 20

PHỤ LỤC B: MỘT SỐ MẪU CÂU DÙNG KHI VIẾT LỜI CẢM ƠN.......................... 24

PHỤ LỤC C: HƯỚNG DẪN TRÁNH ĐẠO VĂN ......................................................... 25


PHỤ LỤC D: HƯỚNG DẪN TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................... 27

PHỤ LỤC E: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MICROSOFT WORD 2010 ĐỂ TRÍCH DẪN
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 51

PHỤ LỤC F: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MẪU TRÌNH BÀY (TEMPLATE) ............... 55

PHỤ LỤC G: CÁCH CHUYỂN ĐỔI FILE WORD SANG ĐỊNH DẠNG FILE PDF ... 60
CHƯƠNG 1: LỜI MỞ ĐẦU

Mục đích của tài liệu hướng dẫn này là cung cấp kiến thức và hướng dẫn sinh viên cách
trình bày một bài báo cáo trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, đề án nghiên
cứu hoặc thực tập. Khi tiến hành thực hiện một bài báo cáo sinh viên cần xác định rõ chủ
đề, thu thập các thông tin liên quan, thực hiện bài nghiên cứu, viết và gửi bản thảo, và
cuối cùng là bảo vệ đồ án. Đây là một quá trình làm việc đòi hỏi nhiều thời gian và công
sức. Ngoài ra, sinh viên phải đảm bảo rằng đây là công trình nghiên cứu do chính bản
thân thực hiện.

Để thống nhất cách trình bày một bài báo cáo, Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa học quy định
và hướng dẫn cách viết và trình bày văn bản như sau.

Hướng dẫn sử dụng

Hướng dẫn này được thiết kế nhằm hỗ trợ sinh viên trong quá trình viết báo cáo. Nó cung
cấp tham khảo nhanh và các hướng dẫn cần thiết khi chuẩn bị bản thảo. Đính kèm với
quyển hướng dẫn này là các mẫu trình bày theo qui định. Do đó sinh viên nên đọc toàn
bộ hướng dẫn trước khi bắt đầu viết báo cáo để nắm rõ các qui định về cách trình bày và
các yêu cầu về nội dung của từng loại báo cáo.

1
CHƯƠNG 2: QUI ĐỊNH CHUNG
Phần này trình bày các qui định chung về thể thức và kĩ thuật trình bày một văn bản báo
cáo.

2.1. Kiểu chữ, cỡ chữ


Để thống nhất, toàn bộ nội dung văn bản cần được trình bày như sau:

Kiểu chữ: Times New Roman

Cỡ chữ: 12

Khoảng cách hàng: 1.5

Khoảng cách đoạn: 2.0

Chữ in đậm có thể sử dụng cho: tiêu đề, tiêu đề chương, phân nhóm trong bảng hoặc số
liệu và ghi chú.

Chữ in nghiêng có thể sử dụng khi: muốn nhấn mạnh, sử dụng các từ nước ngoài, thuật
ngữ chuyên môn, từ khóa, biểu thức toán học, tựa đề sách và tạp chí.

2.2. Canh lề
Tất cả các trang trong văn bản phải thống nhất sử dụng một định dạng canh lề sau:

Trái 1.5 inches

Phải 1 inch

Trên 1 inch

Dưới 1 inch

2.3. Đánh số trang


Đánh số trang ở giữa, cách mép dưới cùng của mỗi trang 0.5 inch.

Các mục mở đầu (từ sau trang bìa trong đến trước chương mở đầu) dùng số La Mã (i, ii,
iii) để đánh số trang.

Nội dung chính (bắt đầu từ chương mở đầu) dùng số đếm (1, 2, 3…) để đánh số trang.

2
2.4. Tiêu đề/đề mục
Các tiêu đề chương phải được đánh số thứ tự (chương 1, chương 2, chương…)

Định dạng đề mục được liệt kê như sau:

CHƯƠNG 1: CANH GIỮA, IN HOA, IN ĐẬM

Đoạn văn bắt đầu tại đây

1.1. Canh Sát Lề Trái, Viết Hoa Từ Khóa, In Đậm

Đoạn văn bắt đầu tại đây

1.1.1. Cách lề trái 0.5 inch, viết hoa chữ cái đầu dòng, in đậm

Đoạn văn bắt đầu tại đây

1.1.1.1. Cách lề trái 0.5 inch, viết hoa chữ cái đầu dòng, in đậm, nghiêng. Đoạn
văn bắt đầu tại đây, cách đề mục bằng một dấu chấm.

1.1.1.1.1 Cách lề trái 0.5 inch, viết hoa chữ cái đầu dòng, in nghiêng. Đoạn văn
bắt đầu tại đây, cách đề mục bằng một dấu chấm.

2.5. Bảng số liệu/ hình ảnh minh họa


Bảng và hình ảnh minh họa như sơ đồ, biểu đồ, bản đồ, ảnh chứa các dữ liệu số dùng để
truyền đạt thông tin một cách ngắn gọn. Bảng và hình ảnh minh họa có chung định dạng,
được đánh số thứ tự nhất quán xuyên suốt bài báo cáo, và phải canh lề giống với các phần
còn lại của văn bản. Tham khảo hướng dẫn lập danh mục bảng/ hình ảnh ở phụ lục A.

3
CHƯƠNG 3: NHỮNG MỤC MỞ ĐẦU

Các mục mở đầu phải được trình bày theo thứ tự sau:

Lưu ý: Mỗi mục trình bày trên một trang riêng

- Trang bìa ngoài


- Trang bìa trong
- Lời cảm ơn
- Trích yếu
- Mục lục
- Danh mục bảng số liệu
- Danh mục hình ảnh

3.1. Trang bìa ngoài


Trang bìa ngoài được in trên giấy bìa cứng, có lớp giấy kiếng ngoài cùng.

Trang bìa ngoài chứa các thông tin cơ bản của bài báo cáo, bao gồm:

- Loại báo cáo


- Tên đề tài
- Thông tin về sinh viên/người viết báo cáo
- Nơi thực tập (đối với báo cáo thực tập)
- Người hướng dẫn
- Thời gian thực hiện đề tài

3.2. Trang bìa trong


Trang bìa trong có nội dung và hình thức trình bày như trang bìa ngoài, nhưng được in
trên giấy thường.

3.3. Lời cảm ơn


Trang này thể hiện sự biết ơn của sinh viên đối với những người đã hỗ trợ mình trong
suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện báo cáo. Lời cảm ơn có thể bao gồm phần thể hiện

4
sử dụng bản quyền các văn bản trước đó của các tác giả khác. Vì thế, lời cảm ơn cần
được viết với văn phong nghiêm túc và trang trọng.

Tham khảo một số mẫu câu được sử dụng để viết lời cảm ơn ở phụ lục B.

3.4. Trích yếu


Trích yếu (abstract) là bản tóm lược ngắn gọn về hoạt động nghiên cứu được đề cập đến
trong bài báo cáo. Phần tóm lược bao gồm các câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên
cứu và kết luận. Trích yếu cần ngắn gọn và súc tích để người đọc dễ dàng nắm bắt được
nội dung và kết quả nghiên cứu của bài báo cáo.

Trích yếu được viết trong khoảng 250 từ.

Trích yếu không bắt buộc đối vối các báo cáo thực tập.

3.5. Mục lục


Mục lục cung cấp cái nhìn tổng quát của bài báo cáo, giúp người đọc có thể tìm thấy từng
phần trong bài báo cáo một cách nhanh chóng.

Bảng mục lục liệt kê các tiêu đề bậc 1, bậc 2 và bậc 3 (Heading 1,2,3) của nội dung chính
bài báo cáo, bắt đầu từ chương mở đầu.

3.6. Danh mục bảng số liệu/ hình ảnh


Khi bài báo cáo có các bảng số liệu và hình ảnh, cần lập riêng một trang danh mục bảng
số liệu/hình ảnh. Đặt danh mục bảng số liệu trước danh mục hình ảnh.

5
CHƯƠNG 4: NỘI DUNG CHÍNH

Tùy vào từng loại báo cáo, thứ tự chương và nội dung từng chương được quy định như
sau:

4.1. Báo cáo Nghiên cứu Khoa học

4.1.1. Báo cáo Đề Án 1 (ngành Ngôn Ngữ Anh)

CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU

1.1. Bối cảnh Nghiên cứu (Research Background)

Nêu lên tầm quan trọng của chủ đề nghiên cứu và lí do cần làm nghiên cứu về đề tài này,
từ đó xác định mục tiêu nghiên cứu.

1.2. Mục tiêu/Câu hỏi Nghiên cứu (Research Objectives/Questions)

Mục tiêu có thể được viết dưới dạng câu hỏi hoặc câu khẳng định, trung bình từ 2 đến 4
câu, nêu lên cụ thể vấn đề cần tìm.

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

Mục đích của phần tổng quan là tóm tắt những kiến thức, khái niệm, ý tưởng khái quát về
chủ đề mà sinh viên đang nghiên cứu. Tổng quan được viết dựa trên những tài liệu thu
thập được từ nhiều nguồn khác nhau như tạp chí khoa học, báo cáo nghiên cứu, luận văn
thạc sĩ, luận án tiến sĩ, sách, báo,…

Tổng quan nhằm giúp người đọc hiểu được tại sao đề tài này là quan trọng, cần thiết và
có giá trị. Do đó tổng quan cần đề cập đến các vấn đề sau:

- Định nghĩa các khái niệm

- Các kết quả nghiên cứu đã được thực hiện cho đến hiện tại

- Mối tương quan giữa các kết quả nghiên cứu

6
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong một đề tài nghiên cứu, việc thiết kế nghiên cứu (Research Design) rất quan trọng
vì nó quyết định chất lượng kết quả nghiên cứu. Mục tiêu trình bày của nội dung chương
này là để thuyết phục người đọc tin rằng kết quả nghiên cứu thu thập được là đáng tin
cậy. Tùy vào nội dung nghiên cứu sinh viên cần trình bày những mục sau:

3.1. Mẫu nghiên cứu

Sinh viên phải nêu rõ số lượng tài liệu tham khảo và trình bày các tiêu chí chọn nguồn tài
liệu.

3.2. Công cụ nghiên cứu

Sinh viên nêu rõ công cụ thu thập thông tin được sử dụng và trình bày các phương pháp
sử dụng để tìm tài liệu.

3.3. Tiến trình nghiên cứu

Trình bày các mốc thời gian cụ thể trong quá trình nghiên cứu.

Nếu sinh viên làm đề tài theo nhóm, cần trình bày vắn tắt cách phân công công việc trong
nhóm, và nội dung công việc của từng thành viên.

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ

Kết quả nghiên cứu cần được trình bày và diễn giải dưới dạng tường thuật. Phần này tổng
hợp và phân tích thông tin đã trình bày trong phần tổng quan để trả lời các câu hỏi nghiên
cứu đã đề ra. Sinh viên cần trình bày đầy đủ thông tin một cách khách quan để người đọc
có thể đánh giá được độ chính xác của bài nghiên cứu. Lưu ý không đưa ý kiến cá nhân
vào chương này.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN

Tóm tắt ngắn gọn những điểm chính của đề tài: mục tiêu, quá trình thực hiện, kết quả tìm
được và ý kiến cá nhân. Phần này cũng nêu lên giá trị của kết quả trong thực tế (cho ai,
như thế nào…)

7
4.1.2. Báo cáo Đề Án 1 (ngành KSNH và ngành DL)/ Báo cáo Đề Án 2 (ngành
NNA)/ Khóa Luận Tốt Nghiệp

CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU

1.3. Bối cảnh Nghiên cứu (Research Background)

Nêu lên tầm quan trọng của chủ đề nghiên cứu và lí do cần làm nghiên cứu về đề tài này,
từ đó xác định mục tiêu nghiên cứu.

1.4. Mục tiêu/Câu hỏi Nghiên cứu (Research Objectives/Questions)

Nội dung nghiên cứu có thể được viết dưới dạng câu hỏi (research questions) hoặc câu
khẳng định (research objectives), trung bình từ 2 đến 4 câu, nêu lên cụ thể vấn đề cần
tìm.

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

Tổng quan là trình bày vắn tắt và phân tích những nghiên cứu đã làm trước đây về đề tài,
nhằm chỉ ra mối liên hệ giữa đề tài đang thực hiện với các nghiên cứu trước. Tổng quan
cũng nêu lên những nhận định đánh giá về phương pháp và kết quả nghiên cứu đã làm.
Nhằm giúp người đọc hiểu được tầm quan trọng, sự cần thiết và giá trị của đề tài, tổng
quan cần trả lời các câu hỏi sau:

- Những gì đã được nghiên cứu trong lĩnh vực này cho đến hiện tại?

- Các nhà nghiên cứu đã đưa ra các khám phá quan trọng, khái niệm, lý thuyết,
tranh luận gì?

- Các nghiên cứu nào là quan trọng?

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Trong một đề tài nghiên cứu, việc thiết kế nghiên cứu (Research Design) rất quan trọng
vì nó quyết định chất lượng kết quả nghiên cứu. Sinh viên phải trao đổi kỹ với giảng viên
hướng dẫn về kế hoạch nghiên cứu trước khi tiến hành thu thập dữ liệu. Mục tiêu trình

8
bày của nội dung chương này là để thuyết phục người đọc tin rằng kết quả nghiên cứu thu
thập được là đáng tin cậy. Tùy vào nội dung nghiên cứu sinh viên cần trình bày những
mục sau.

3.1. Phương pháp nghiên cứu

Nêu rõ đây là nghiên cứu định tính (qualitative) hay định lượng (quantitative) và lý do
chọn phương pháp này.

3.2. Mẫu nghiên cứu

Nêu rõ đối tượng nghiên cứu (người/đơn vị tham gia khảo sát), số lượng mẫu (số lượng
người/đơn vị tham gia khảo sát), cách chọn mẫu (việc chọn mẫu dựa trên những tiêu chí
nào; làm sao để chọn), và nêu lý do cho việc chọn lựa này.

3.3. Thiết kế bảng câu hỏi

Đối với nghiên cứu định tính, trình bày các chủ đề/câu hỏi mở được dùng để phỏng vấn.
Đối với nghiên cứu định lượng, trình bày khái quát nội dung câu hỏi (số lượng câu, bao
nhiêu phần, loại câu hỏi…); bảng câu hỏi chính thức nên đưa vào phần phụ lục ở cuối
quyển báo cáo.

3.4. Quá trình thu thập dữ liệu

Mô tả chi tiết toàn bộ quá trình thu thập dữ liệu trong thực tế (khi nào, ở đâu, như thế
nào…)

3.5. Cách phân tích dữ liệu

Nếu là nghiên cứu định lượng: nêu rõ sẽ sử dụng phần mềm nào để phân tích (Excel,
SPSS …) và lý do sử dụng phần mềm này.

Nếu là nghiên cứu định tính: nêu rõ sẽ sử dụng phương pháp hay cách thức nào để phân
tích dữ liệu.

9
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.1. Kết quả

Trình bày chi tiết kết quả thu được. Tùy vào dữ liệu có thể sử dụng bảng biểu để trình
bày một cách rõ ràng và dùng lời văn để nêu lên những kết quả đáng lưu ý liên quan tới
câu hỏi nghiên cứu.

Sử dụng thì quá khứ khi đề cập đến kết quả. Lưu ý sắp xếp thông tin theo thứ tự hợp lý.

4.2. Thảo luận kết quả

Dựa trên các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra ở chương 1, đưa ra câu trả lời và những nhận
định về từng vấn đề thông qua việc diễn giải các kết quả thu được. Có thể dùng dữ liệu
thứ cấp (secondary data) để củng cố cho nhận định.

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

5.1. Kết luận

Tóm tắt ngắn gọn những điểm chính của đề tài: mục tiêu, quá trình thực hiện, áp dụng kết
quả tìm được để giải quyết vấn đề và ý kiến cá nhân. Tránh nhắc lại kết quả nghiên cứu.
Phần này cũng nêu lên giá trị của kết quả trong thực tế (cho ai, như thế nào,…).

5.2. Đề xuất

Dựa trên kết quả đã trình bày, đưa ra một số đề xuất cụ thể (cho ai, ở đâu, khi nào, như
thế nào,…); đề xuất phải có tính khả thi cao. Có thể đề xuất nội dung nghiên cứu tiếp
theo.

10
4.2. Báo cáo Thực Tập Nhận Thức/ Thực Tập Tích Lũy

CHƯƠNG 1: LỜI GIỚI THIỆU

Giới thiệu các thông tin cơ bản về đợt thực tập bao gồm:

- Nơi thực tập, thời gian, thời lượng, vị trí thực tập;

- Mục đích của việc thực tập đối với sinh viên;

- Mục tiêu cá nhân tự đề ra cho đợt thực tập.

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU CÔNG TY

Giới thiệu đầy đủ và súc tích về công ty/nơi thực tập trong khoảng 1 – 1.5 trang bao
gồm :

- Thông tin chung: tên công ty, địa chỉ, trụ sở, các chi nhánh, lịch sử phát triển,…;

- Cơ cấu tổ chức công ty;

- Các lĩnh vực kinh doanh, và loại hình dịch vụ cung cấp;

- Đối tượng khách hàng;

- Thành tựu của công ty;

- Tình hình/kết quả hoạt động kinh doanh hiện tại (nếu có), như báo cáo tài chính
đã công bố, tin tức nổi trội)

Lưu ý: sinh viên viết nội dung giới thiệu công ty bằng ngôn ngữ của mình; tuyệt đối
KHÔNG sao chép lại thông tin từ trang web hoặc các văn bản của công ty.

CHƯƠNG 3 : NỘI DUNG THỰC TẬP

3.1. Nội dung chính:

Mô tả chi tiết các công việc được giao trong quá trình thực tập, bao gồm

11
- Chức năng, nhiệm vụ chính, thành phần cơ cấu tổ chức của phòng/ban/đơn vị
mình thực tập;

- Nhiệm vụ cụ thể, ở bộ phận nào, do ai phân công;

- Cách thức phân công công việc, nhận lệnh của ai, báo cáo cho ai;

- Cách thức thực hiện công việc: các phương tiện, công cụ, phần mềm hỗ trợ để
thực hiện công việc;

- Kết quả thực hiện công việc: sản phẩm, dịch vụ cụ thể

- Các vấn đề gặp phải, bao gồm những thuận lợi, khó khăn, và cách giải quyết
trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;

- Kinh nghiệm, bài học đạt được và kiến thức đã học ứng dụng được trong từng
nhiệm vụ cụ thể.

3.2. Hoạt động quan sát lớp học (Observation tasks)

Lưu ý: Mục này chỉ dành cho sinh viên ngành Giảng Dạy Tiếng Anh

3.2.1. Mục tiêu:

Sinh viên trình bày ngắn gọn khía cạnh cần quan sát trong lớp học.

3.2.2. Thu thập thông tin:

Sinh viên miêu tả ngắn gọn cách lấy thông tin trước và trong khi buổi học diễn ra. Sử
dụng bảng biểu để trình bày thông tin chi tiết, rõ ràng và khoa học.

3.2.3. Phân tích thông tin:

Sinh viên tham khảo các câu hỏi trong sách Wajnryb, R. (1992). Classroom observation
tasks. New York: CUP để phân tích những thông tin và kết quả đã thu thập được (phần
này viết khoảng 0,5 trang)

12
3.3.4. Phản ánh lại quá trình quan sát: Sinh viên trình bày những gì bản thân đã học
được thông qua hoạt động quan sát, từ đó nêu lên cách vận dụng những kiến thức và kinh
nghiệm này vào việc giảng dạy cho bản thân (phần này viết khoảng 0,5 trang).

CHƯƠNG 4: MÔI TRƯỜNG LÀM VIỆC

Mô tả đầy đủ thông tin về :

- Môi trường làm việc;

- Cơ sở vật chất và điều kiện làm việc;

- Quan hệ với đồng nghiệp và với quản lý.

CHƯƠNG 5 : TỰ NHẬN XÉT

Sinh viên tự đánh giá bản thân qua đợt thực tập, nêu đầy đủ:

- Điểm mạnh, điểm yếu;

- Điểm cần khắc phục hoặc cải thiện, lý do.

CHƯƠNG 6 : KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

- Tóm lược về quá trình thực tập và kết quả đạt được;

- Nhận xét chung về đợt thực tập;

- Những mục tiêu cá nhân đạt được và chưa đạt được đã đề ra trong đợt thực tập;

- Định hướng và kế hoạch học tập, rèn luyện trong tương lai;

- Đề xuất cho công ty, nhà trường, và các sinh viên khác liên quan tới thực tập.

Lưu ý: Báo cáo thực tập là kể ra, thuật lại một cách có hệ thống những điều sinh viên
làm trong thời gian thực tập. Vì vậy:
- Báo cáo phải thật cụ thể;

- Luôn luôn sử dụng đại từ TÔI trong báo cáo, không nói chung chung.

13
4.3. Báo cáo Thực Tập Nhận Thức dưới hình thức Học Tập Phục Vụ Cộng Đồng

CHƯƠNG 1: LỜI MỞ ĐẦU

Giới thiệu các thông tin cơ bản về đợt thực tập, bao gồm:

- Nơi thực tập, thời gian, thời lượng, vị trí;

- Mục đích của đợt thực tập đối với sinh viên: giới thiệu sơ lược service learning
là gì và giá trị của service learning, từ đó nêu lên mục tiêu mà service learning
mang lại cho sinh viên thực tập.

- Mục tiêu cá nhân tự đề ra cho đợt thực tập: mục tiêu cần cụ thể, và chi tiết; có
thể xuất phát từ mục đích chung của service learning; tuy nhiên, cần cá nhân
hóa.

(số lượng từ gợi ý: 400 – 600 từ)

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CỘNG ĐỒNG, NGƯỜI HỌC VÀ MÔI


TRƯỜNG LÀM VIỆC
2.1. Nơi thực tập:

- Thông tin chung: tên đơn vị, địa chỉ, lịch sử hình thành và phát triển; cơ cấu tổ
chức; các loại hình hoạt động của đơn vị;

- Giới thiệu sơ lược về các cá nhân, đơn vị có liên quan ở nơi thực tập.

2.2. Người học:

- Thông tin cơ bản về người học: số lượng, độ tuổi;

- Miêu tả các đặc điểm đặc biệt về người học. (Ý này cần miêu tả kỹ vì nếu sinh
viên càng hiểu rõ về người học thì sẽ có cách tiếp cận và phương pháp giảng dạy
phù hợp.)

2.3 Môi trường làm việc:

14
- Miêu tả cơ sở vật chất thiết bị, không khí làm việc, có gì tốt, có gì bất tiện;

- Nhận xét về mối quan hệ giữa thực tập viên với những người ở cơ sở, với sinh
viên chung nhóm và giảng viên.

(số lượng từ gợi ý: 700 – 1000 từ)

CHƯƠNG 3: MÔ TẢ CÔNG VIỆC

Phần này tường thuật lại một cách ngắn gọn toàn bộ quá trình thực hiện đề án, bắt đầu từ
sau khi sinh viên được chấp nhận tham gia đề án.

3.1. Quá trình chuẩn bị Đề án gồm:

- Các workshop đã tham gia: trong khoảng thời gian nào, workshop gì, nội dung
gì, mình học được gì;

- Các buổi tiếp xúc cộng đồng: số buổi, hoạt động gì, biết được gì;

- Các hoạt động chuẩn bị cho công việc: dự giờ, soạn bài, tham khảo tài liệu, dạy
thử.

3.2. Quá trình thực hiện Đề án:

- Công việc chính (soạn giáo án, giảng dạy): số buổi/tuần, công việc cụ thể của
từng buổi (mô tả một buổi học tiêu biểu); mô tả một vài tình huống đặc biệt đã
xảy ra và cách xử lý; nêu ngắn gọn kinh nghiệm tích lũy được và cảm xúc trong
quá trình soạn bài, giảng dạy.

- Các công việc khác

 Hoạt động ngoại khóa: nêu rõ số lần tham gia, địa điểm, nội dung công
việc, đối tượng tham gia, mục đích, kết quả. Có thể nêu ngắn gọn cảm xúc
hoặc kinh nghiệm tích lũy được;
 Họp nhóm, tham gia các sự kiện trong quá trình làm service learning như
buổi giao lưu với sinh viên đợt trước, giới thiệu đề án với sinh viên đợt
sau,…

15
(số lượng từ gợi ý: 1000 – 1500 từ)
CHƯƠNG 4: TỰ NHẬN XÉT

Phần này sinh viên phản ánh, chiêm nghiệm lại quá trình thực hiện đề án, trình bày:

- Những khó khăn sinh viên gặp phải trong quá trình thực hiện đề án và cách xử
lý;

- Điểm mạnh và điểm yếu cần khắc phục;

- Sinh viên thấy bản thân đã phát triển, trưởng thành hơn ở những khía cạnh nào;

- Sinh viên cảm nhận được đợt thực tập đã thay đổi nhận thức của bản thân về xã
hội và cộng đồng như thế nào

(số lượng từ gợi ý: 1000 – 1500 từ)

CHƯƠNG 5: NHỮNG KIẾN NGHỊ

- Đề xuất những điều mà sinh viên cảm thấy nhóm sinh viên sau sẽ làm tốt hơn;

- Đề xuất cho trường, khoa, trưởng nhóm đề án hay cộng đồng để những đề án sau
được tốt hơn, đáp ứng được nhu cầu của cộng đồng.

(số lượng từ gợi ý: 400 – 600 từ)


CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN

- Tóm lược các kiến thức, kỹ năng, thành tựu đạt được trong quá trình thực tập,
nêu rõ mức độ đạt/chưa đạt đối với mục tiêu cá nhân tự đề ra (đã đề cập trong
chương 1);

- Tóm lược giá trị của đề án đối với bản thân và cộng đồng;

- Định hướng của cá nhân trong tương lai.

(số lượng từ gợi ý: 400 – 600 từ)

16
PHỤ LỤC

Kế hoạch bài giảng

- 2 giáo án (được dự giờ);

- Tranh ảnh dùng trong bài dạy;

- Kế hoạch hoạt động ngoại khóa;

- Bài kiểm tra giữa kỳ, cuối kỳ;

- Các bài viết cảm nhận để đăng tin;

- Các số liệu thống kê, nhận xét hoạt động ngoại khóa hay nhận xét về học sinh ...

Nhật kí thực tập:

- Miêu tả lại những sự việc đã diễn ra trong từng buổi dạy, hoặc 2 tuần/lần;

- Cảm nhận, suy nghĩ, đánh giá về các buổi dạy, hoặc đề xuất giải pháp nếu gặp
khó khăn.

(gợi ý: 10 – 15 trang)

4.4. Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp (TTTN)

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU


Giới thiệu các thông tin cơ bản về đợt thực tập bao gồm:
- Nơi thực tập, thời gian, thời lượng, vị trí thực tập;

- Mục đích của việc thực tập đối với sinh viên;

- Mục tiêu cá nhân tự đề ra cho đợt thực tập;

- Đề tài sinh viên muốn nghiên cứu, tìm hiểu trong thời gian thực tập.

17
CHƯƠNG 2 : GIỚI THIỆU CÔNG TY/ NƠI THỰC TẬP
Giới thiệu đầy đủ và súc tích về công ty/nơi thực tập trong khoảng 1 – 1.5 trang bao
gồm :
- Thông tin chung: tên công ty, địa chỉ, trụ sở, các chi nhánh, lịch sử phát triển,…

- Cơ cấu tổ chức của công ty;

- Các lĩnh vực kinh doanh, và loại hình dịch vụ cung cấp;

- Đối tượng khách hàng;

- Tình hình/kết quả hoạt động kinh doanh hiện tại (nếu có), như báo cáo tài chính
đã công bố, tin tức nổi trội.

Lưu ý: sinh viên viết nội dung giới thiệu công ty bằng ngôn ngữ của mình; tuyệt đối
KHÔNG sao chép lại thông tin từ trang web hoặc các văn bản của công ty.

CHƯƠNG 3 : NHIỆM VỤ CỦA SINH VIÊN THỰC TẬP


Mô tả các công việc chính được giao trong quá trình thực tập, bao gồm:
- Phòng, ban/đơn vị nơi mình làm việc và vị trí công việc của mình ở nơi đó;

- Các nhiệm vụ được phân công cụ thể;

- Kinh nghiệm làm việc tích lũy được khi thực hiện các nhiệm vụ đó.

CHƯƠNG 4: ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU


Đề tài thực tập tốt nghiệp là một vấn đề thực tiễn tại đơn vị sinh viên đang thực tập. Vấn
đề đó có thể liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nhiệm vụ cụ thể của sinh viên, có thể
trong phạm vi phòng, ban/đơn vị sinh viên làm việc hoặc là một vấn đề của cả công ty.
Mục đích của việc thực hiện đề tài là sinh viên có cơ hội vận dụng kiến thức, kĩ năng đã
học vào thực tế, nhằm rút ra những kết luận hoặc đóng góp ý kiến, đề xuất giải pháp để
thực hiện hay cải tiến vấn đề nêu ra.
4.1. Nhận định và mô tả vấn đề: mô tả chi tiết vấn đề cần nghiên cứu, nêu rõ: đó
là vấn đề gì, liên quan tới ai, lĩnh vực nào, lý do chọn vấn đề này, và mức độ quan
trọng/cần thiết của vấn đề đối với hoạt động của công ty.

18
4.2. Phân tích: Phân tích tình hình, thực trạng của vấn đề, nguyên nhân của những
yếu kém, khuyết điểm. Sử dụng những dữ liệu, bằng chứng, ví dụ cụ thể để làm rõ vấn
đề.
4.3. Giải quyết vấn đề: đưa ra các đánh giá hoặc đề xuất các giải pháp cụ thể để
giải quyết hoặc cải thiện vấn đề được trình bày. Các đánh giá hoặc giải pháp cần rõ ràng,
chi tiết và phù hợp với phần phân tích, nhận định đã nêu trên. Ngoài ra cần chứng minh
tính hiệu quả của giải pháp và phạm vi, mức độ sử dụng của giải pháp.
CHƯƠNG 5: TỰ ĐÁNH GIÁ
Sinh viên tự đánh giá bản thân qua đợt thực tập, nêu đầy đủ:
- Kinh nghiệm đạt được;

- Điểm mạnh, điểm yếu;

- Điểm cần khắc phục hoặc cải thiện.

CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ


- Tóm lược về quá trình thực tập và kết quả đạt được;

- Nhận xét chung về giá trị của thực tập và về những mục tiêu cá nhân đạt được và
chưa đạt được đã đề ra trong đợt thực tập;

- Định hướng của cá nhân trong tương lai;

- Đề xuất cho công ty, nhà trường và các sinh viên khác những vấn đề liên quan
đến thực tập.

Lưu ý: Báo cáo thực tập là kể ra, thuật lại một cách có hệ thống những điều sinh viên làm
trong quá trình thực tập. Vì vậy:
- Báo cáo phải thật cụ thể;

- Luôn luôn sử dụng đại từ TÔI trong báo cáo, không nói chung chung;

19
PHỤ LỤC A: HƯỚNG DẪN LẬP DANH MỤC BẢNG/HÌNH ẢNH

Việc lập danh mục bảng/ hình ảnh tự động cần thực hiện qua hai bước: ghi chú thích cho
từng bảng/hình ảnh và lập danh mục bảng/ hình ảnh.

GHI CHÚ THÍCH CHO BẢNG/HÌNH ẢNH


Giả sử cần ghi chú thích cho bảng sau:

- Nhấp chuột vào bảng cần chú thích

- Chọn References/ Insert Caption

Word sẽ hiện ra bảng sau:

20
Nhấp chuột vào ô New Label để điều chỉnh chú thích cho phù hợp như bảng sau. Sau đó
chọn OK.

Điền chú thích cho bảng như hình sau:

Nhấp OK. Sau đó bôi đen chú thích để chỉnh phông chữ và canh lề cho phù hợp. Khi
hoàn tất, chú thích sẽ như ví dụ sau:

21
Làm tương tự đối với các hình ảnh còn lại.

22
LẬP DANH MỤC BẢNG/HÌNH ẢNH

Trên thanh tiêu đề chọn References/ Insert Table of Figures.

Word sẽ hiện ra bảng sau:

Chọn OK. Sau khi hoàn tất, danh mục bảng sẽ như ví dụ sau:

23
PHỤ LỤC B: MỘT SỐ MẪU CÂU DÙNG KHI VIẾT LỜI CẢM ƠN

- Tôi xin chân thành cảm ơn…

- Với lòng biết ơn sâu sắc nhất…

- Tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất đến…

- Với lòng tri ân sâu sắc nhất…

- Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến…

- Không thể không kể đến công lao của…

- Với sự hỗ trợ nhiệt tình của…

- Nếu không có sự giúp đỡ của…

- Đề tài này được thực hiện dưới sự giúp đỡ nhiệt tình của…

24
PHỤ LỤC C: HƯỚNG DẪN TRÁNH ĐẠO VĂN
(Nguồn: thư viện đại học Hoa Sen)

ĐỊNH NGHĨA ĐẠO VĂN

- Lấy cắp đoạn văn, từ ngữ của người khác làm của mình.

- Sử dụng sáng tác của người khác mà không nêu tên tác giả.

- Trình bày một ý tưởng hoặc sản phẩm lấy từ một nguồn đã có sẵn.

- Nói cách khác, đạo văn là hành vi gian trá bao gồm việc tước đoạt công trình của
người khác và sau đó nói dối về việc này (Merriam-Webster Online Dictionary)

Các nguồn thường bị đạo văn là sách, bài tạp chí, thông tin trên mạng, bài giảng, luận
văn. Hành động này được thể hiện dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau, phổ biến
như:
- Dẫn giải, trình bày, hoặc dịch đoạn văn, ý tưởng của người khác mà không có
trích dẫn phù hợp.

- Sử dụng toàn bộ hay một phần bài viết của bạn bè/sinh viên khác.

- Sử dụng tác phẩm nghệ thuật, thiết kế, biểu đồ, dữ liệu của người khác mà
không có trích dẫn phù hợp.

- Chép câu/đoạn văn mà không đưa vào ngoặc kép và không có trích dẫn phù hợp.

- Tự đạo văn, tức là dùng hơn 30% nội dung một bài viết của chính mình nộp cho
nhiều lớp khác nhau hoặc dùng một bài tập nhóm làm bài của cá nhân.

Tất cả các bài báo cáo của sinh viên đều phải nộp qua hệ thống Turnitin. Sinh viên được
xem là đạo văn khi chỉ số Similarity Index (SI) của bài viết lớn hơn 20% và có hơn 15
từ liên tục giống hoàn toàn với một nguồn khác.

CÁCH TRÁNH ĐẠO VĂN

Để tránh việc đạo văn, sinh viên cần có kiến thức về trích dẫn tài liệu tham khảo, cách
ghi trích dẫn và cách lập danh mục tham khảo khi viết về đề tài. Do đó, trong quá trình
25
viết báo cáo, sinh viên cần tham khảo hướng dẫn cách trích dẫn tài liệu tham khảo ở phụ
lục D.

26
PHỤ LỤC D: HƯỚNG DẪN TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO

THẾ NÀO LÀ TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trích dẫn tài liệu tham khảo là phương pháp chuẩn trong việc ghi nhận những nguồn tin
và ý tưởng mà người viết sử dụng, trong đó xác định rõ tác giả cũng như nguồn gốc của
từng tài liệu cụ thể được trích dẫn, tham khảo trong bài. Các trích dẫn nguyên văn, các số
liệu thực tế, cũng như các ý tưởng và lý thuyết lấy từ nguồn đã được xuất bản hoặc chưa
được xuất bản đều cần phải được trích dẫn.

TẦM QUAN TRỌNG CỦA VIỆC TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trích dẫn là cách để:


- Cho thấy sự tôn trọng và ghi nhận đối với tới sản phẩm trí tuệ/tác phẩm của
người khác;

- Cho thấy bài viết của bạn là đáng tin cậy vì dựa trên những luận cứ của những
người đi trước;

- Chứng minh cho giảng viên/ người hướng dẫn/người đọc thấy rằng bạn đã đọc
và xem xét vấn đề dựa trên tài liệu phù hợp;

- Cho phép người đọc có thể xác nhận tính đúng đắn của thông tin được trích dẫn
và đọc thêm về những vấn đề/quan điểm cụ thể mà bạn đã nêu ra;

- Tuân theo những tiêu chuẩn trong việc nghiên cứu/học thuật;

- Tránh việc đạo văn.

KHI NÀO CẦN TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tất cả các loại tài liệu sử dụng trong quá trình xây dựng nên bài viết cần phải được trích
dẫn: sách , báo và tạp chí, ấn phẩm in, và các ấn ẩm điện tử, ấn phẩm của các cơ quan
chính phủ, các phương tiện truyền thông như video, DVD, băng ghi âm, trang web, bài
giảng điện tử, mẫu đối thoại cá nhân như email,…Trong bài viết, bất cứ khi nào sử dụng

27
từ ngữ, ý tưởng, hoặc tác phẩm của các cá nhân/ tổ chức nào đều cần phải cung cấp thông
tin trích dẫn.

CÁCH TRÍCH DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO THEO CHUẨN APA

Trích dẫn tài liệu tham khảo gồm có hai phần: trích dẫn trong bài viết và trích dẫn trong
danh mục tài liệu tham khảo.

Cách trích dẫn trong bài viết

- Trích dẫn nguyên văn (quoting): sao chép chính xác từ ngữ, câu, đoạn văn mà
tác giả dùng. Câu trích dẫn nguyên văn phải được để trong dấu ngoặc kép và
phải ghi cả số trang của nguồn trích.

- Ví dụ: "Trong các giai đoạn khác nhau của nhân loại, việc học của con người rất
khác nhau.”(Lam, 2004, tr.6)

- Trích dẫn diễn giải (paraphrasing): diễn giải đoạn văn gốc của tác giả, sử
dụng từ ngữ khác của mình mà không làm mất đi nghĩa gốc. Khi trích dẫn kiểu
diễn giải thì không bắt buộc phải ghi số trang. Tuy nhiên việc ghi số trang là cần
thiết, nhất là khi trích dẫn từ sách hoặc từ một tài liệu dài để người đọc có thể dễ
dàng tìm thông tin mình cần.

Ví dụ:
- Những công trình nghiên cứu khác (Brown, 1999) cũng ủng hộ quan điểm này.

- Công trình nghiên cứu của Brown (1999) cho thấy quan điểm tương đồng về
việc…

- Tóm lược (summarizing): Là hình thức viết lại ý tưởng của một đoạn văn gốc
bằng một đoạn văn cô đọng và tổng quát hơn, lược bỏ bớt các chi tiết và vẫn
phải ghi rõ nguồn trích dẫn.

Ví dụ:

28
“Đa số các nhà khoa học tin rằng Hệ Mặt Trời được hình thành vào khoảng
4,6 tỉ năm trước với vụ nổ của lực hấp dẫn trong đám tinh vân trong thái
dương hệ, một đám mây bụi và khí băng giữa các vì sao đã được hình thành
nên từ thế hệ của các vì sao trước. Thời gian trôi qua, đám mây bụi và khí
băng chạm vào nhau, liên kết lại với nhau hình thành nên các hành tinh, các
sao chổi và các hành tinh nhỏ như chúng ta biết đến ngày nay”. (Khoa, 2013)
Đoạn văn gốc trên có thể tóm lược lại thành:
Hầu hết các nhà khoa học tin rằng hệ mặt trời được hình thành vào khoảng 4,
6 tỉ năm với một vụ nổ của lực hấp dẫn giữa đám tinh vân Mặt Trời. Thời gian
trôi qua, đám bụi của các tinh vân này kết dính vào nhau hình thành nên các
thiên thể mà chúng ta biết ngày nay. (Khoa, 2013)

Các cụm từ thường dùng khi trích dẫn

- X phát biểu/nêu rõ rằng… - X nhìn nhận rằng…

- X xác nhận rằng… - X cho rằng…

- X khẳng định rằng… - X tin rằng…

- X đồng ý với quan điểm… - X kết luận…

- X lập luận rằng… - X bảo vệ quan điểm cho rằng…

- X bình luận rằng… - X thừa nhận …

- X chú thích rằng… - X chỉ ra rằng …

- X đề xuất… - X lưu ý …

- X nói rằng… - Theo X…

- X quan sát thấy…

29
CÁCH TRÌNH BÀY DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu tham khảo là gì?

Danh mục tài liệu tham khảo là một danh sách liệt kê tất cả các tài liệu tham khảo đã
được sử dụng và trích dẫn trong nội dung bài báo cáo. Danh sách này là phần bắt buộc
của bài báo cáo.

Lưu ý: Sinh viên phải trích dẫn một cách đầy đủ và chính xác theo quy định, sao cho khi
người đọc nhìn vào danh mục tài liệu tham khảo cuối bài có thể sử dụng thông tin để tìm
đọc chính những tài liệu đó. Giáo viên chấm bài cũng có thể qua đó kiểm tra độ chính xác
những thông tin sinh viên đưa vào bài báo cáo.

Quy định khi thiết lập danh mục tài liệu tham khảo

- Danh mục tài liệu tham khảo là nội dung cuối cùng được trình bày của bài báo
cáo

- Danh mục tài liệu tham khảo bắt đầu một trang mới với tiêu đề là “Tài Liệu
Tham Khảo” và không đánh số tiêu đề

- Mỗi tài liệu tham khảo được trình bày bằng một dòng mới, không đánh số thứ
tự và không thụt đầu dòng. Từ dòng thứ hai trở đi phải cách lề trái 0.5 inch

- Tài liệu được xếp theo thứ tự ABC họ của tác giả

- Không đánh số trang danh mục tài liệu tham khảo

- Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, không
dịch

- Tham khảo các hướng dẫn và ví dụ sau cho mỗi trích dẫn.

30
SÁCH

Họ, tên tác giả. (Năm xuất bản). Tựa sách – in nghiêng. Nơi xuất bản: Nhà xuất bản.

LOẠI TRONG DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TRÍCH DẪN TRONG BÀI VIẾT

Người viết chỉ cốt gợi lòng thương tâm của


người đọc, chứ không kể nỗi thương tâm
Nguyễn, H. L. (2002). Bảo ngày trong Đồng tháp mười. Hà Nội: Nhà xuất của chính mình. (Nguyễn, 2002)
Một tác giả
bản Văn Hóa Thông Tin.
HOẶC

Nguyễn (2002) cho rằng…

(Nguyễn, Bùi, & Đỗ, 1997)

Từ 2 đến 4 Nguyễn, V. A., Bùi, V. M., & Đỗ, X. Q. (1997). Lý thuyết về kinh tế học. Hà HOẶC
tác giả Nội: Viện Kinh tế học.
Nguyễn, Bùi, & Đỗ (1997) bàn về ý kiến
này…

31
Từ 4 tác giả trở Văn, T. T., Nguyễn, Q. L., Lê, M. H., Lê, T. V., & những người khác. (1996).
(Văn và những người khác, 1996)
lên Công nghiệp điện ảnh. Hà Nội: Nhà xuất bản Văn hóa.

Điều này dường như chưa bao giờ xảy ra


trước năm 1995. (Quảng cáo trong lĩnh vực
thể thao, 1990)…
Không có Quảng cáo trong lĩnh vực thể thao. (1990). Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà
tác giả xuất bản Trẻ. HOẶC

Trong cuốn Quảng cáo trong lĩnh vực thể


thao (1990), quan điểm…

Brown, P. (1982). Corals in the Capricorn group. Rockhampton: Central


Queensland University.
Nhiều tác phẩm
Nghiên cứu trong các trường đại học
của cùng một Brown, P. (1988). The effects of anchor on corals. Rockhampton: Central
(Brown, Pan 1982, 1988) đã chỉ ra rằng…
tác giả Queensland University.

Sắp xếp theo trình tự năm xuất bản

32
Nguyễn, V. M. (1993a). Thế giới đại dươn. Hà Nội: Nhà xuất bản công
Trong các báo cáo gần đây (Nguyễn,
Nhiều tác phẩm nghiệp.
1993a, 1993b)…
cùng xuất bản
Nguyễn, V. M. (1993b). Môi trường biển. Hà Nội: Nhà xuất bản Khoa học Sử dụng các chữ a/b/c v.v. để phân biệt
trong 1 năm của
Kỹ thuật. giữa các bài báo, tác phẩm khác nhau
cùng 1 tác giả
trong cùng một năm của tác giả đó.
Sắp xếp theo trật tự chữ cái của nhan đề.

(Queensland Health, 2002)

Queensland Health. (2002). Best practice guidelines forthe management of HOẶC


Tổ chức/cơ quan
type 1 diabetes in children andadolescents. Brisbane: Queensland Health.
Queensland Health (2002) khuyến cáo
rằng….

Phan, T. H. (2004). Kỹ năng viết báo cáo. (Xuất bản lần thứ 3). Hà Nội: Nhà Phan Thị Hương (2004) cho rằng…
Tài liệu có lần xuất bản Giáo dục.
xuất bản khác HOẶC
nhau Số của lần xuất bản viết sau nhan đề, tuy nhiên không cần phải ghi số
của lần xuất bản đầu tiên. (Phan, 2004)

33
Friedman, S. L., & Wachs, T. D. (Người biên soạn). (1999).
Measuringenvironment across the life span: Emerging methodsand concepts.
(Friedman & Wachs, 1999)
Washington, DC: American Psychological Association.
Người biên
HOẶC
soạn/chủ biên
(Everson, 1991)
Everson, S. (Người biên soạn). (1991). Psychology. Cambridge: Cambridge
University Press.

Simons, R. C. (1996). Book: Culture, experience and thestartle reflex. Series (Simons, 1996)

Bộ sách in affective science. New York: Oxford University Press. HOẶC

Trích dẫn tên bộ sách Simons (1996) cho rằng…

Pettinger, R. (2002). Global organizations. Oxford: Capston Publishing. Có


Sách điện tử …mối quan tâm toàn cầu (Pettinger, 2002).
trên cơ sở dữ liệu Net Library.

Ylinen, J. (2008). Stretching therapy: for sport and manual therapies


Bản dịch của (Nurmenniemi, J., Người dịch). Edinburgh: Churchill Livingstone. (Yline, 2008)
một cuốn sách
Trích dẫn cả tên người dịch

34
CHƯƠNG TRONG SÁCH

Tên tác giả - Họ, tên. (Năm xuất bản). Tiêu đều chương. Trong Họ và tên (Người biên soạn), Tựa sách – in nghiêng, (tr. số trang). Nơi xuất bản:
Nhà xuất bản.

TRÍCH DẪN TRONG BÀI


LOẠI TRONG DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
VIẾT

Baker, F. M., & Lightfoot, O. B. (1993). Psychiatric care of ethnic elders. Trong Gaw,
Sách được biên
A. C. (Người biên soạn), Culture, enthicity, and mental illness (tr. 517-552). (Baker & Lightfoot, 1993)
soạn
Washington DC: American Psychiatric Press.

Scott, D. (2005). Colonial governmentality. Trong Inda, J. X. (Người biên soạn).


Sách điện tử (Scott, 2005)
Anthropologies of modernity (tr. 21-49). Trích từ cơ sở dữ liệu Wiley InterSciene.

TỪ ĐIỂN HOẶC TỪ ĐIỂN BÁCH KHOA

Họ, tên tác giả. (Năm xuất bản). Tiêu đề -in nghiêng. (Lần xuất bản). Nơi xuất bản: Nhà xuất bản.

35
TRÍCH DẪN TRONG BÀI
LOẠI TRONG DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
VIẾT

Từ điện

HOẶC Nguyễn, V. T. (1980). Từ điển âm nhạc. (Xuất bản lần thứ 2). Hà Nội: Nhà xuất bản
(Nguyễn, 1980)
Trẻ.
Từ điển bách
khoa

TẠP CHÍ CHUYÊN NGÀNH

Họ, tên tác giả. (Năm xuất bản). Tiêu đề bài viết tạp chí chuyên ngành - in nghiêng, tên tạp chí chuyên ngành, số/tập phát hành, số trang.

TRÍCH DẪN TRONG BÀI


LOẠI TRONG DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
VIẾT

36
Tạp chí chuyên
Đưa người nghiện ma túy hòa nhập với cộng đồng. (2003). Tạp chí lao động xã hội,
ngành (Đưa người nghiện ma túy hòa
số 23, 529-30.
- nhập với cộng đồng, 2003)

không có tác giả

Tạp chí chuyên


ngành
Lê, V. H. (2002). Bệnh đái tháo đường, Y học, số 4, 21-55. (Lê, 2002)
-
một giác giả

Tạp chí chuyên


Schafer, J.L., & Kang, J. (2008). Average causal effects from nonrandomized
ngành
studies: A practical guide and simulated example. Psychological Methods, 13, 279- (Schafer & Kang, 2008)
-
313.
hai tác giả

Tạp chí chuyên


Skenderian, J., Siegel, J. T., Crano, W. D., Alvaro, E. E., & Lac, A. (2008).
ngành (Skenderian, Siegel, Crano,
Expectancy change and adolescents' intentions to use marijuana. Psychology of
- Alvaro, & Lac, 2008)
AddictiveBehaviors, 22, 563-569.
từ 3 đến 6 tác giả

37
Galea, L. A., Uban, K. A., Epp, J. R., Brummelte, S., Barha, C. K., Wilson, W. L., &
Tạp chí chuyên
những người khác. (2008). Endocrine regulation of cognition and neuroplasticity:
ngành (Galea & những người khác,
Our pursuit to unveil the complex interaction between hormones, the brain, and
- 2008)
behaviour. Canadian Journal ofExperimental Psychology/Revue canadienne
từ 6 tác giả trở lên
depsychologie expérimentale, 62, 247-260.

Tạp chí chuyên


ngành Williams, S., & Beattie, H. J. (Ấn phẩm). Problem based learning in the clinical
(Williams & Beattie, ấn phẩm)
- setting – a systematic review. Nurse Education Today.
ấn phẩm

(Fletcher & Wagstaff, 2009)

Tạp chí chuyên


Fletcher, D., & Wagstaff, Christopher R. D. (2009). Organizational psychology in
ngành điện tử HOẶC
elite sport: Its emergence, application and future. Psychology of Sport andExercise,
-
10(4), 427-434. DOI:10.1016/j.psychsport.2009.03.009.
có số DOI
Fletcher and Wagstaff cho
rằng… (2009)

Tạp chí chuyên Shu-Cheng, S. C., Friedman, R. A., & Yang, M. Y. (2009). Are supervisors fair
(Shu-Cheng, Friedman &
ngành điện tử mediators? The effects of personality traits and age difference on expected

38
- mediation fairness. Social Behavior andPersonality, 37(1), 59-118. Truy cập từ Yang, 2009)
không có số DOI trang http://www.swetswise.com/titleBank/getAtoZList.do?title=187408

Richter, B., Bandeira Echtler, E., Bergerhoff, K., Clar, C., & Ebrahim, S. H. (Năm
2007, tháng 7, ngày 18). Rosiglitazone for type 2 diabetes mellitus. Cochrane Richter, Bandeira Echtler,
Thư viện Cochrane Databaseof Systematic Reviews, 2007 (3), DOI: 10.1002/14651858. Bergerhoff, Clar, & Ebrahim,
CD006063.pub2. Truy cập ngày 11, tháng 8, năm 2008, từ The Cochrane Library 2007)
Database.

Shaw, J. (2003). Epidemiology and prevention of type 2 diabetes and the metabolic
Bài viết từ UQ E-
syndrome. Medicaljournal of Australia, 179, 379-383. Truy cập ngày 19, tháng 12, (Shaw, 2003)
Reserve
năm 2007, từ University of Queensland Library E-Reserve.

KỶ YẾU HỘI THẢO

Họ, tên tác giả. (Năm xuất bản). Tiêu đề bài báo. Tên hội thảo. Nơi xuất bản: Nhà xuất bản.

LOẠI TRONG DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TRÍCH DẪN TRONG BÀI

39
VIẾT

Kỷ yếu hội thảo xuất Bohrer, S., Zielke, T., & Freiburg, V. (1995). Integrated obstacle detection
bản (Bohrer, Zielke & Freiburg,
framework for intelligent cruise control on motorways. Paper phát hành tại IEEE
1995)
Intelligent Vehicles Symposium. Detroit, MI: Piscataway.

Bowden, F. J., & Fairley, C. K. (1996). Endemic STDs in the Northern Territory:
Kỷ yếu hội thảo
estimations of effective rates of partner change. Kỷ yếu trình bày Hội nghị Khoa (Bowden and Fairley, 1996)
không xuất bản
học của Học Viện Royal Australian of Physicians, Darwin.

BÁO VÀ TẠP CHÍ PHỔ THÔNG

Họ, tên tác giả. (Năm xuất bản, tháng xuất bản, ngày xuất bản). Tên báo/tạp chí. Tiêu đề bài báo/tạp chí - in nghiêng, số/tập phát hành, tr. số
trang.

TRÍCH DẪN TRONG BÀI


LOẠI TRONG DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
VIẾT

40
Bài báo
- Cook, D. (Năm 2002, tháng 1, ngày 28). All in the mind. The Age, tr. 8. (Cook, 2002)
có tác giả

Bài báo
- Meeting the needs of counselors. (Năm 2001, tháng 5, ngày 5). The Courier Mail, tr. (Meeting the needs of
không có tác giả 22. counselors, 2001)

Marano, H. E. (Năm 2008, tháng 3- tháng 4). Making of a perfectionist. Psychology


Bài viết từ tạp chí (Marano, 2008)
Today, 41, tr. 80-86

Bài báo điện tử

Sandy, A. (Năm 2009, tháng 1, ngày 22). The Courier Mail. Cheaper to fly than hire
HOẶC a bike in Brisbane. Truy cập từ trang (Sandy, 2009)

Bài viết từ tạp chí http://www.news.com.au/couriermail/story/0,23739,24949645-952,00.html

điện tử

ẤN PHẨM CỦA CƠ QUAN CHÍNH PHỦ

41
Họ, tên tác giả (cá nhân hoặc tập thể). (Năm xuất bản). Tiêu đề bài báo - in nghiêng. Nơi xuất bản: Nhà xuất bản.

TRÍCH DẪN TRONG BÀI


LOẠI TRONG DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
VIẾT

Báo cáo của cơ quan Queensland Health. (2005). Health Systems Review Finial Report. Brisbane:
(Queensland Health, 2005)
chính phủ Queensland Government.

LUẬN VĂN

Họ, tên tác giả. (Năm chuẩn bị luận án). Tiêu đề của luận văn - in nghiêng. (Học vị, cơ quan/tổ chức, năm).

TRÍCH DẪN
LOẠI TRONG DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO TRONG BÀI
VIẾT

42
Luận văn lấy từ Nguyễn, V. T. (1998). Cơ chế kiểm soát chất lượng thành phẩm axit sunphuaric. (Luận án tiến sĩ,
(Nguyễn, 1998)
cơ quan/tổ chức Trường đại học Tổng hợp Hà Nội, 1998)

Luận văn lấy Axford, J. C. (2007). What constitutes success in Pacific island community conserved areas? (Luận án
trang web cá tiến sĩ, University of Queensland, 2007). Truy cập từ trang (Axford, 2007)
nhân http://espace.library.uq.edu.au/view/UQ:158747

Luận văn lấy từ


cơ sở dữ liệu Sheehan, L. R. (2007). Destination management organizations: A stakeholder perspective. Tuy cập từ
(Sheehan, 2007)
Proquest Digital Dissertations. (AAT NR25719)

TÀI LIỆU TRÊN TRANG WEB

Họ, tên tác giả. (Năm trang mạng được tạo). Tiêu đề trang - in nghiêng. Ngày truy cập, tháng truy cập, năm truy cập, địa chỉ trang web.

TRÍCH DẪN
LOẠI TRONG DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TRONG BÀI VIẾT

43
Trang Web
Atherton, J. (2005). Behaviour Madification. Truy cập ngày 5, tháng 2, năm 2009 từ
– (Atherton, 2005)
http://www.learningandteaching.info/learning/ behaviour_mod.htm
có tác giả

(Behaviour
Trang Web
Behaviour Madification. (2005). Truy cập ngày 5, tháng 2, năm 2009 từ modification, 2005)

http://www.learningandteaching.info/learning/ behaviour_mod.htm Dùng tiêu đề trang
không có tác giả
thay cho tên tác giả

Trang Web
-
Society of Clinical Psychology. (n.d). About Clinical Psychology. Truy cập ngày 28, tháng 2, năm (Society of Clinical
không có ngày
2009, từ trang http://www.apa.org/divisions/div12/aboutcp.html Psychology, n.d)
tháng năm thành
lập

Tài liệu điện tử (Queensland Health,


-
Queensland Health. (2008). Healthy start in life. Truy cập ngày 10, tháng 3, năm 2009, từ trang 2008)
nhiều tác giả
http://www.health.qld.gov.au/ph/documents/saphs/hsil_full_doc.pdf. HOẶC
(Trang Web)

Queensland Health

44
(2008) khẳng định
rằng…

Tài liệu điện tử


Degenhardt, L., Bohnert, K. M., & Anthony, J. C. (2008). Assessment of cocaine and other drug (Degenhardt,
-
dependence in the general population: 'Gated' versus 'ungated' approaches. Drug and Bohnert, & Anthony,
trang Web có số
AlcoholDependence, 93(3), 227-232. doi:10.1016/j.drugalcdep.2007.09.024 2008).
DOI

Tài liệu điện tử


Kenardy, J., & Piercy, J. A. (2006). Effect of information provision on trauma symptoms following
- (Kenardy & Piercy,
therapeutic writing. Australian Psychologist, 41(3), 205-212. Truy cập từ trang
trang Web 2006)
http://www.psychology.org.au/Journal.aspx?ID=1202
không có số DOI

The image of the


Hình minh họa Scarlet Fever Rash Picture [Hình ảnh] (n.d.). Truy cập ngày 19, tháng 12, năm 2007 từ trang
rash (Scarlet Fever
trên trang Web http://www.lib.uiowa.edu/hardin/md/dermatlas/ scarletfever.html
Rash Picture, n.d.)

TÀI LIỆU KHÁC TỪ INTERNET

Họ, tên tác giả. (Năm, tháng, ngày). Tiêu đề - in nghiêng [Hình thức]. Ngày truy cập, tháng truy cập, năm truy cập, địa chỉ trang web.

45
TRÍCH DẪN TRONG
LOẠI TRONG DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
BÀI VIẾT

Al Zaabi, M. (Nhà sản xuất) & Bjarnesen, T. (Người dẫn chương trình). (Năm 2006, tháng
Radio trực tuyến (Al Zaabi & Bjarnesen,
11, ngày 7). Diabetes in the elderly [Podcast radio programme]. Sydney: ABC Radio
(Podcasts) 2006)
National. Truy cập ngày 11, tháng 1, năm 2007, từ trang http://www.abc.net.au/hn/talks/

K.P. Miles (Cuộc thảo


luận cá nhân, ngày 6,
Email
tháng 8, năm 2008)
HOẶC
Không trích dẫn trong danh mục tài liệu tham khảo HOẶC
cuộc thảo luận cá
(L.J Henderson, cuộc thảo
nhân
luận cá nhân, ngày 5,
tháng 2, năm 2007)

Tin nhắn nhóm


Winther, M. (Năm 2009, tháng 1, ngày 14). The Unconscious is Spirit [Msg1]. Đăng từ trang
HOẶC (Winther, 2009)
http://www.abc.net.au/hn/talks/

thảo luận nhóm

46
trên diễn đàn

Bài đăng trên Reville, L. (Năm 2006, tháng 9, ngày 5). Where to find fundraising ideas. Đăng từ trang
(Reville, 2006)
Blog http://nlrp.blogspot.com/

Danh sách email


Vuinovich, G. (Năm 2001, tháng 4, ngày 4). Report on malaria outbreak. Đăng từ
thảo luận
HCMATTERS danh sách thư điện tử, lưu trữ trên trang (Vuinovich, 2001)

http://www.hcmatters.org/VirtualListserv_Archives/HCM/Policy/2001/msg016.html
Web lưu trữ

SÁCH MỎNG (BROCHURES)

Họ, tên tác giả. (Năm xuất bản). Tiêu đề sách - in nghiêng [Sách mỏng]. Nơi xuất bản: ghi “Tác giả” thay cho nhà xuất bản.

TRÍCH DẪN TRONG BÀI


LOẠI TRONG DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
VIẾT

Sách mỏng University of Queensland, Student Services, Personal Counselling Program. (2000). (University of Queensland,
(brochure) Eating disorders [Sách mỏng]. Brisbane: Tác giả. Student Services, 2000)

47
CHÚ THÍCH BÀI DIỄN THUYẾT

Họ, tên tác giả. (Năm xuất bản). Tiêu đề và lời thuyết minh - in nghiêng [Hình thức]. Tên của tổ chức, nơi tổ chức.

TRÍCH DẪN
LOẠI TRONG DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
TRONG BÀI VIẾT

Chú thích bài diễn


thuyết (In)
Johnson, A. (2008). Week three: Foucault [Powerpoint slides]. Unpublished manuscript,
- (Johnson, 2008)
BESC1001, University of Queensland, St Lucia, Australia.
Tài liệu không xuất
bản

Chú thích bài diễn Johnson, A. (2008). Week three: Foucault [Powerpoint slides]. Unpublished manuscript,
thuyết (Online) BESC1001, University of Queensland, St Lucia, Australia. Blackboard Online: (Johnson, 2008)
-
Trang web http://www.elearning.uq.edu.au/

VIDEO HOẶC DVD

48
Họ, tên tác giả. (Năm sản xuất). Tiêu đề của Video hoặc DVD – in nghiêng, Nơi sản xuất: Nhà sản xuất.

TRÍCH DẪN TRONG BÀI


LOẠI TRONG DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
VIẾT

Video
Spielberg, S. (Đạo diễn), & Rodat, R. (Tác giả). (1998). Saving Private Ryan [Motion
HOẶC (Spielberg & Rodat, 1998)
Picture]. United States: Paramount Pictures.
DVD

CHƯƠNG TRÌNH TRUYỀN HÌNH

Họ, tên tác giả. (Năm, tháng, ngày). Tên chương trình - in nghiêng [Hình thức]. Nơi phát sóng: Tên đài truyền hình phát chương trình.

TRÍCH DẪN TRONG


LOẠI TRONG DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
BÀI VIẾT

49
Chương trình Bryant, B. (Tác giả). (Năm 2001, tháng 9, ngày 12). The Bryant medical hour [Truyền hình
(Bryant, 2001)
truyền hình TV]. Sydney, NSW: Public Broadcasting Service.

50
PHỤ LỤC E: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MICROSOFT WORD 2010 ĐỂ TRÍCH
DẪN TÀI LIỆU THAM KHẢO

TRÍCH DẪN TÀI LIỆU TRONG BÀI VIẾT

Giả sử cần trích dẫn đoạn văn:

“Quan hệ giữa người với người cần phải hết sức chân thành.Chân thành, thẳng
thắn, linh hoạt là những cách thức quan trọng và quý báu nhất.Nếu bạn vận
dụng chúng một cách thích hợp thì không chỉ có thể đánh bật mọi trở ngại, mà
còn có thể bày tỏ được thành ý chân thật của mình, trở thành vũ khí lợi hại
giúp ta có được sự thành công trong sự nghiệp và cuộc sống.”
Với các thông tin như sau:
Tác giả: Tôn Khải Thái
Tên sách: Những câu chuyện nhỏ mang triết lí lớn
Năm xuất bản: 2008
Nhà xuất bản: NXB Hải Phòng.
 Nhấp trỏ chuột vào cuối đoạn văn cần trích dẫn.

Trên thanh tiêu đề, chọn mục References như hình sau:

 Ở ô Style chọn APA Sixth Edition.


 Nhấp vào ô Insert Citation, chọn Add New Source, sẽ thấy bảng sau:

51
 Ở ô Type of Source chọn loại nguồn tại liệu đã trích dẫn.Theo ví dụ trên chọn
nguồn tài liệu là Book.
 Ở ô Language, chọn Vietnamese.
 Điền đầy đủ thông tin theo yêu cầu (Lưu ý: đối với tên tác giả Việt Nam, phải
đảo ngược vị trí họ và tên)
 Sau đó chọn OK.

● Sau khi hoàn tất, đoạn văn cần trích dẫn sẽ được thể hiện như sau:

“Quan hệ giữa người với người cần phải hết sức chân thành.Chân thành, thẳng

52
thắn, linh hoạt là những cách thức quan trọng và quý báu nhất.Nếu bạn vận
dụng chúng một cách thích hợp thì không chỉ có thể đánh bật mọi trở ngại, mà
còn có thể bày tỏ được thành ý chân thật của mình, trở thành vũ khí lợi hại
giúp ta có được sự thành công trong sự nghiệp và cuộc sống.” (Tôn, 2008)

CHÚ THÍCH (FOOTNOTE)

Trong quá trình viết bài, để giải thích những từ chuyên ngành, sinh viên cần ghi trong
phần chú thích cuối trang.

Nhấp chuột phía sau từ cần trích dẫn.Trong tab References chọn Insert Footnote

Sau đó, từ cần trích dẫn sẽ được thể hiện như ví dụ sau:

Đồng thời phần cuối trang sẽ như hình sau:

Gõ nội dung cần chú thích.

Sau khi hoàn tất, nhấp trỏ chuột lên phần nội dung văn bản để tiếp tục soạn thảo.

53
LẬP DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Để lập danh mục tài liệu tham khảo, nhấp trỏ chuột vào trang cuối cùng của bài báo cáo
 Trên thanh tiêu đề, chọn References

● Ở ôBibliography chọn Bibliography. Danh mục tài liệu tham khảo sẽ được lập
tự động như ví dụ sau

54
PHỤ LỤC F: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MẪU TRÌNH BÀY (TEMPLATE)

Mẫu trình bày (Template) là những trang có bố cục và định dạng được thiết kế sẵn, nhằm
giúp sinh viên tiết kiệm được thời gian và công sức trong quá trình viết bài báo cáo.Khi
sử dụng, sinh viên chỉ cần nhập các thông tin thích hợp vào phần tương ứng.
1. Định Dạng

 Văn bản và các tiêu đề

Mở file template, trong tab Home, nhấp chuột vào dấu mũi tên phía dưới hàng chữ
Change Styles

Khi đó, Word sẽ hiện ra bảng:

55
Trong template đã được cài toàn bộ định dạngtheo đúng quy định của quyển hướng dẫn
này, với các tiêu đề chương là heading 1, các đề mục tiếp theo lần lượt là heading 2,3,4,5
và đoạn văn bình thường. Trong quá trình viết báo cáo, khi cần định dạng tiêu đề chương,
sinh viên gõ chữ như bình thường, sau đó nhấp vào hàng heading 1, word sẽ tự định dạng
theo chuẩn qui định. Làm tương tự với các heading 2,3,4,5.

 Canh lề

Vì một số hạn chế, mẫu trình bày chỉ được định dạng lề một phần bài viết. Vì vậy, sau
khi hoàn tất bài báo cáo, sinh viên cần thực hiện các bước sau:

Trong tab Page Layout chọn Margins

56
Word sẽ hiện ra bảng sau:

Chọn Custom Margins, khi đó Word sẽ hiện ra hộp thoại:

57
Ở ô Apply to, chọn Whole document, nhấp OK.Toàn bộ bài viết sẽ được canh lề theo
chuẩn.

2. Cập Nhật Bảng Mục Lục

Bảng mục lục đã được tạo sẵn trên mẫu trình bày (template).Sau khi hoàn tất bài báo cáo
với các tiêu đề đã được định dạng theo chuẩn, sinh viên nhấp vào bảng mục lục, chọn
Update Table

58
Word sẽ hiện ra bảng:

Chọn Update entire table/OK, bảng mục lục sẽ được cập nhật.

59
PHỤ LỤC G: CÁCH CHUYỂN ĐỔI FILE WORD SANG ĐỊNH DẠNG FILE PDF

Sau khi soạn thảo xong văn bản, để không bị lỗi định dạng khi in, cần chuyển đổi file
chứa văn bản sang định dạng file pdf trước khi bài báo cáo được in ra.
Trên thanh tiêu đề chọn File/ Save as, Word sẽ hiện ra khung sau:

Trong ô Save as type chọn PDF, sao đó nhấp nút Save.

60

You might also like