Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

A.

Khái niệm quan hệ pháp luật: Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được pháp
luật điều chỉnh trong đó các bên tham gia quan hệ pháp luật có quyền và nghĩa
vụ pháp lí được nhà nước bảo đảm thực hiện.
A. Chủ thể và khách thể trong mối quan hệ pháp luật về giáo dục và đào tạo
giữa trường Đại học Hà Nội và sinh viên
 Chủ thể: sinh viên trường đại học Hà Nội và trường đại học Hà Nội.
 Khách thể: là yếu tố ràng buộc khiến cho sinh viên và nhà trường có mối quan
hệ pháp luật với nhau (như những lợi ích và các giá trị xã hội của sinh viên và
Nhà trường trong mối quan hệ về pháp luật)
B. Đặc điểm trong mối quan hệ pháp luật về giáo dục và đào tạo giữa trưòng
Đại học Hà Nội và sinh viên:
1. Quan hệ mang tính ý chí
Trước hết, ý chí ở đây được coi là ý chí của nhà nước (vì pháp luật được nhà
nước ban hành hoặc thừa nhận). Nhà nước mang ý chí, mong muốn chú trọng vào việc
giáo dục và đào tạo, từ đó phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển
xã hội: thúc đấy tăng trưởng kinh tế nhanh chóng, bền vừng. Nhà nước luôn nhấn
mạnh vai trò của giáo dục, coi việc phát triển giáo dục và đào tạo là một trong những
quốc sách hàng đầu. Ví dụ: Trong quan hệ giáo dục và đào tạo giữa sinh viên và
Trường Đại học Hà Nội thì ý chí của Nhà nước được thế hiện qua việc cho phép
trường được tổ chức tuyến sinh, đào tạo và cấp bằng cho người học...
Tiếp theo là ý chí của các bên chủ thể tham gia vào quan hệ pháp luật trong sự
phù hợp với ý chí của Nhà nước, đầu tiên là trường Đại học Hà Nội. Trường mong
muốn tạo ra môi trường học tập năng động cho sinh viên; đào tạo và cung cấp nguồn
nhân lực ngoại ngữ có trình độ đại học; tạo ra môi trường làm việc cho các giảng viên;
gió phần nâng cao vị thế cũng như uy tín của trường. Ví dụ: Với ý chí muốn tạo ra
môi trường học tập sáng tạo, hiệu quả, nhà trường cho phép sinh viên chủ động thành
lập và tham gia các câu lạc bộ; tổ chức sự kiện, các cuộc hội thảo…
Cuối cùng là ý chí của sinh viên theo học tại trường Đại học Hà Nội. Sinh viên
tham ra vào mối quan hệ pháp luật này với ý chí tự nguyện, mong muốn được học tập
lĩnh vực yêu thích; tham gia vào các hoạt động giao lưu, kết bạn; trang bị kiến thức,
kỹ năng. Từ đó có được bằng cấp chuyên môn, phục vụ cho con đường phát triển sự
nghiệp tương lai sau này. Ví dụ: Sinh viên theo học ngành ngôn ngữ có ý chí muốn sử
dụng ngôn ngữ 1 cách thành thạo, dùng ngôn ngữ trong việc tìm kiếm việc làm…
2. Có nội dung là quyền và nghĩa vụ cụ thể:
a. Quyền chủ thể: Là khả năng của chủ thể được xử sự theo những cách thức nhất
định mà pháp luật cho phép.
i. Tự thực hiện:
 Sinh viên: Có quyền nhập học vào đúng ngành học đã đăng ký xét tuyển nếu đủ
các quy định trúng tuyển theo quy định của Bộ GDĐT và Trường ĐHHN.
Có các quyền trong học tập, nghiên cứu khoa học và rèn luyện, như: sử dụng
phòng học và trang thiết bị trong quá trình học tập; quyền đăng ký tham gia các
cuộc thi cho sinh viên…
 Nhà trường: Có quyền chỉ đạo, tổ chức quản lý các hoạt động của công tác sinh
viên.
ii. Yêu cầu thực hiện hoặc không thực hiện:
 Sinh viên: Có quyền yêu cầu Nhà trường thực hiện nghĩa vụ theo quy định của
pháp luật nhằm đáp ứng quyền học tập của mình (VD: Được đóng góp ý kiến về
công tác đào tạo, bảo vệ quyền lợi chính đáng của sinh viên). Có quyền yêu cầu Nhà
trường chấm dứt các hành vi nếu hành vi đó cản trở quyền của sinh viên (VD: Trong
trường hợp Nhà trường không cho phép sinh viên đăng ký tham gia các kỳ thi, sinh
viên có quyền yêu cầu trường cho biết lý do và yêu cầu được tham gia).
 Nhà trường: Có quyền đặt ra các nội quy trong trường cũng như ngăn chặn,
yêu chấm dứt các hành vi có ảnh hưởng đến hình ảnh và công tác quản lý của
trường.
iii. Yêu cầu quyền và lợi ích hợp pháp:
 Sinh viên: Có khả năng yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền can thiệp để bảo vệ
quyền của mình khi bị vi phạm (VD: Trong trường hợp không được tôn trọng, đối xử
bình đẳng..)
 Nhà trường: Khi phát hiện sinh viên có những hành vi vi phạm vào quyền và
lợi ích của Nhà trường, trường sẽ có khả năng yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền
can thiệp hoặc áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết để bảo vệ quyền của trường.
b. Nghĩa vụ của chủ thể: Là cách xử sự mà chủ thể buộc phải thực hiện theo quy
định của pháp luật nhằm đáp ứng việc thực hiện quyền của chủ thể khác.
i. Phải thực hiện:
 Sinh viên: -Chấp hành đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp
luật của -Nhà nước, và các quy chế, nội quy của Trường Đại học Hà Nội.
-Chủ động, tích cực tự học, nghiên cứu, sáng tạo kiến thức, đoàn kết, giúp đỡ lẫn
nhau trong quá trình học tập và rèn luyện và rèn luyện đạo đức, lối sống.
-Tôn trọng giảng viên, cán bộ quản lý và nhân viên của Trường Đại học Hà Nội.
-Đóng học phí đầy đủ, đúng hạn. Giữ gìn của công và bảo vệ tài sản của nhà Trường.
 Nhà trường: -Giáo dục tư tưởng chính trị, để sinh viên nắm vững và thực hiện
đúng chủ trương, đường lối của Đảng. Giáo dục đạo đức, lối sống, chuẩn mực cho
sinh viên.
-Tạo điều kiện thuận lợi cho sinh viên phát triển toàn diện. Tư vấn hỗ trợ phương
pháp học tập phù hợp với, hướng nghiệp, tổ chức giao lưu với đơn vị sử dụng lao
động.
-Tạo điều kiện về tài chính cho sinh viên xuất sắc, sinh viên thuộc diện chính sách.
Tổ chức dịch vụ cho sinh viên như: Internet, điện thoại, nhà ăn, căng tin, trông giữ
xe, sân chơi, bãi tập và các dịch vụ khác.
ii.Không được thực hiện:
 Sinh viên: -Phải nhận thức đúng đắn, tránh bị dụ dỗ, sa đà vào các tệ nạn xã
hội.
-Không gian lận trong học tập, thi cử khi phát hiện những hành vi tiêu cực, gian lận
cần báo lại ngay với cán bộ, phòng chức năng trong Trường Đại học Hà Nội.
 Nhà trường: -Không được thu các khoản phí không đúng quy định.
-Không được có các hành vi gian lận trong giảng dạy và thi cử.
-Không được tuyển cán bộ, giảng viên, nhân viên không đúng quy trình, thủ tục.
iii. Phải chịu trách nhiệm khi xử sự không đúng:
 Sinh viên: Sinh viên phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của
mình trước pháp luật.
 Nhà trường: Hội đồng nhà trường chịu trách nhiệm trực tiếp trước bộ trưởng
BGD về mặt công tác, quản lý giáo dục tại Trường đại học Hà Nội và chịu trách
nhiệm về nội dung giảng dạy với sinh viên.

You might also like