Phong Tục Tang Ma Của Người Việt Từ Xưa Đến Nay Bản Hoàn Chỉnh 2

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 26

PHONG TỤC TANG MA CỦA NGƯỜI VIỆT TỪ XƯA

ĐẾN NAY

A.Mở đầu.
Cùng với lễ cưới, lễ tết…tang ma là một trong những phong tục quan trọng của
người Việt được truyền giữ bao đời nay.
Thời kỳ tiền sử và sơ sử, người Việt cổ đã quan niệm về linh hồn và có niềm tin
về thế giới bên kia, con người đã nhận thức về cái chết, từ đó đặt nhiều tục lệ, nghi
lễ khi một người nào đó qua đời. Ví dụ, từ xa xưa, người Việt cổ đã biết chôn cất
người chết trong hang hoặc gần bếp lửa cùng với đồ tùy tang (điều này thể hiện
được một phần địa vị xã hội của người chết).
Con người sinh ra, lớn lên, học hành, đỗ đạt, dựng vợ gả chồng, sinh con đẻ cái
rồi cũng có ngày trút hơi thở cuối cùng, xa rời cuộc đời. Có người chôn sau mấy
thước đất, có người trở thành một nắm tro tàn, cát bụi lại trở về với cát bụi. Họ

1
sống một cuộc sống bình thường như mọi người cho đến khi nhắm mắt xuôi tay, để
lại niềm thương tiếc cho những người còn sống.

2
B.Nội dung
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ PHONG TỤC TANG MA CỦA NGƯỜI
VIỆT
1. Khái niệm phong tục.
Phong tục là toàn bộ những hoạt động sống của con người được hình thành
trong quá trình lịch sử và ổn định thành nề nếp, được cộng đồng thừa nhận,
truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Phong tục là một bộ phận của văn hóa và có thể chia thành nhiều loại.

Phong tục gói bánh chưng ngày Tết Phong tục cưới hỏi

Tuy nhiên, vì phong tục mỗi thời đại lại thay đổi dần theo nền dân trí, đồng thời
với nền văn minh loài người, lại tùy theo quan niệm riêng từng người hoặc theo
từng hoàn cảnh mà tăng giảm nên trở thành “tam sao thất bản”, làm cho người đời
sau muốn giữ lại nét phong hóa đặc thù của dân tộc nhiều khi cũng băn khoăn,
không biết thực hành như thế nào cho đúng và dần dần mai một đi, thậm chí vì quá
tin tưởng mà đi đến mê tín dị đoan.

3
2. Khái niệm tang ma, tang lễ.
Theo cuốn “Tang ma theo tục lệ cổ truyền” :
`Tang là sự đau buồn khi có người thân
mới chết, là lễ chôn cất người chết (an táng,
mai táng), là dấu hiệu (khăn, mũ, áo ..) để tỏ
lòng thương tiếc người chết.
Tang lễ (lễ tang) là nghi lễ chôn cất người
chết. Từ đó có những từ : tang phụ, tang sự, tang
gia, tang chủ, đám tang, để tang, bịt khan tang,
đeo bang tang, mãn tang,.…..
Ma (ma chay) : là lễ chôn cất và cúng
người chết theo tục lệ cổ truyền. Đám ma còn
được gọi là đám tang.
Thuật ngữ tang lễ, tang ma có nguồn gốc từ từ tiếng Latin funus, có nghĩa là
"tang lễ, đám tang, nghi thức chôn cất" hoặc "cái chết, xác chết". Từ ban đầu được
gọi cụ thể đến việc chôn cất người chết cho đến đầu những năm 1500, khi ý nghĩa
của nó mở rộng thông qua việc sử dụng để chỉ đến buổi lễ bao quanh chôn cất một
người đã chết.
Đám tang hay còn gọi tang lễ, tang ma là phong tục tiễn đưa của người sống
thực hiện với người vừa mất. 
Như vậy, tang ma có nghĩa là lễ chôn cất cúng kính cùng những quy định về
việc để tang và đưa đám người than mới chết.
3. Khái niệm phong tục tang ma.
Bất cứ một xã hội nào đều có những phong tục riêng biệt, được hình thành từ
những tập quán đã trải qua hàng ngàn năm và được xã hội chấp nhận. Nó trở thành
một tập quán xã hội tương đối bền vững và tương đối thống nhất.
Cái chết đối với mỗi người không ai tránh khỏi và tang lễ là vấn đề nghiêm
trọng đối với một gia đình nào đó. Ngay từ giờ phút hấp hối của một người, không
khí gia đình đã trở nên trầm lắng xuống với vẻ thiêng liêng; con cháu gần xa được
báo tin vội vã quay về để “gặp mặt lần cuối”, tuy đông đủ nhưng đều im lắng với
một vẻ u ám, buồn bã. Gọi là phong tục tang ma.

4
4. Nguồn gốc phong tục tang ma.

Thời xưa sau khi người chết đi không nhất định phải chôn cất. Sách: “Mạnh
Tử” nói: “Thượng thế thường không táng người chết. Người chết thường được ném
ở hang hốc. Ngày qua ngày, bị hồ li ăn thịt, ruồi nhặng bâu quanh”. Cảnh tượng
trông càng thê thảm, thê là con người mới hình thành thói quen xây đắp mộ chôn
người chết. Từ những tư liệu cổ còn lưu giữ đến ngày nay thấy rằng, đầu và giữa
thời đồ đá cũ Trung Quốc, bất kể là người Nguyên Mông, người Lam Điền, người
Bắc Kinh hoặc người Đinh thôn, đều không có thói quen chôn cất người chết.
Nhưng đến cuối thời kì đồ đá cũ, quan niệm chôn cất người chết mới xuất hiện.
Dân tộc Việt Nam từ lâu đã chịu ảnh hưởng của nhiều tư tưởng văn hóa như:
Nho giáo, Khổng giáo của Trung Quốc, theo sử liệu thì phong tục tang ma của
người Việt cũng được bắt nguồn từ nghi lễ an táng của Trung Hoa. Theo Hồ Sĩ
Dương trong “Thọ Mai gia lễ” thì “Nghi lễ đám tang người Việt được thiết kế theo
nghi thức tang lễ có gốc từ sách “Văn công gia lễ” của Chu Hy đời nhà Tông bên
Tàu.”.
Trong quá trình phát triển dân tộc Việt Nam còn tiếp thu tư tưởng văn hóa từ
Phật Giáo, Kitô Giáo. Nên phong tục tang ma ban đầu ít nhiều đã có sự biến đổi
theo thời gian.

=> Hình thành phong tục tang ma.

5
CHƯƠNG 2: PHONG TỤC TANG MA CỦA NGƯỜI VIỆT THỜI XƯA
(NGHI LỄ TANG MA TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT THỜI XƯA)
1. Quan điểm, quan niệm về phong tục tang ma .
Đời người ai cũng phải đi qua ba giai đoạn từ Ấu Tráng đến Lão vì vậy mọi người
đều không qua khỏi vòng càng khôn Sinh Lão Bệnh Tử. Người ta thường nói rằng sinh
có hạn tử bất kì. Ai cũng có thể biết được ngày mình có mặt trên đời nhưng chắc chán
một điều rằng không phải ai cũng biết được ngày mình lìa bỏ thế giới của dương trần về
với miền cực lạc. Đối mặt với cái chết con người không khỏi khiếp hãi, lo lắng. Từ
những suy nghĩ đầy trực giác của người nguyên thủy đến những day dứt băn khoăn toan
tính của người hiện đại đều có điểm tương đồng đó là cảm giác đâu đớn bất lực trước cái
chết hai tay buông xuoi và thế là hết cuộc sống quá ngắn ngủi có ý nghĩa gì đâu khi thần
chết với lưỡi hái tử thần đã ở kề bên Sợ hãi và ước muốn trước cái chết đã đưa con
người vào thế giới tâm linh. Quan niệm về kiếp sau và sự bất tử của linh hồn làm vơi bớt
gánh nặng tinh thần và họ gắng chuẩn bị cho kiếp sau như một cuộc hành trình đến nơi ở
vĩnh viễn. Dù mỗi người đi về thế giới bên kia bằng cách nâo đi nữa họ đều giống nhau
ở ước nguyện trở thành bất tử muốn quay về mái nhà xưa để cùng đoàn tụ với gia đình.
Vì vậy mà trong tang ma của người Việt mang đầy những sắc tố tâm linh.

2. Nghi lễ tang ma truyền thống của người việt thời xưa


.
2.1. Ma chay :
2.1.1. Trùng tang.

a) Định Nghĩa về Trùng Tang:


Câu hỏi: Hiện nay trên mạng xã hội hay xuất hiện những bài viết về chủ đề
trùng tang, vậy trước khi đến với định nghĩa thì có b nào cho mình biết trùng tang
là như thế nào ko ạ?
Các bạn có biết hiện tượng trùng tang là gì không?
Hiện tượng trùng tang xảy ra như thế nào?

Trùng tang hay chết trùng là hiện tượng sau khi gia đình có người chết, những
người thân khác cũng liên tiếp chết đi trong một khoảng thời gian nhất định.
Những người chết thường ra đi đột ngột, có thể là gặp tai nạn, hoặc có hiện tượng
bất thường. Theo cách hiểu của người dân Việt, trùng tang là trường hợp người
chết phạm phải năm, tháng hoặc giờ xấu. Do đó, linh hồn họ không siêu thoát, cứ
quanh quẩn trong nhà trở thành thần trùng, rồi lần lượt bắt theo từng người thân
trong dòng tộc.

6
Trùng tang dường như trở thành nỗi ám ảnh của nhiều gia đình bởi sự ra đi của
người đầu tiên lại kéo theo nhiều người chết.
Hiện tượng trùng tang thường thấy nhất là sau 3 ngày an táng hoặc trong
vòng 49 ngày hoặc chưa hết thời gian xả tang thì gia đình lại có người qua đời.
Cũng có trường hợp gia đình phải chịu tang cùng một thời điểm nên hay xác
định hiện tường này là trùng tang.

b) Trùng Tang Liên Táng:


Hiện tượng “trùng tang liên táng”, tức gia đình có người mất liên tiếp, tang
trùng nhau, liên táng là chôn liên hoàn. Đây là trường hợp hiếm gặp nhưng được
xem là nghiêm trọng nhất. Bởi thời gian xảy ra nhanh, có khi chỉ từ 1 đến 3
ngày, một tuần hoặc vài tháng là có người chết.
Trùng tang 3 ngày là nặng nhất và đã khiến nhiều gia đình xoay xở không
kịp do chưa biết bị chết trùng.
Trùng đầu tuần: Đây cũng là trường hợp trùng tang khá nặng khi tính từ
lúc người đầu tiên chết cho đến hết tuần đầu thì lại có người tiếp theo mất.
Trường hợp trùng tang nhẹ nhất, gia đình có nhiều thời gian đi hóa giải, là
hiện tượng trùng tang xảy ra vào những ngày sau đó, kéo dài đến hết 3 năm hoặc
có thể lâu hơn tùy thuộc vào thời gian bốc mộ. Trùng tang này có thể xảy ra vào
đúng ngày cuối cùng trước ngày bốc mộ do gia đình không chú ý kiêng khem cẩn
thận.
Tuy nhiên, việc trùng nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào ngày - tháng – năm
của người đã mất,
c) Quan Điểm về Trùng Tang:
 Theo quan điểm Phật giáo:
Quan niệm của Phật giáo cho rằng không có hiện tượng trùng tang và phủ
nhận việc không có quỷ trùng hay Diêm Vương sai vong linh về bắt người. Họ
cho rằng đây là hiện tượng chúng sinh đồng nghiệp đến thời kỳ trả quả báo. Do
kiếp trước những người “chết trùng” này có cùng duyên nghiệp với nhau, cho nên
kiếp này sinh về trong cùng một gia đình, một dòng tộc, đến khi trổ quả, lần lượt
từng người phải trả quả.
 Dưới góc nhìn khoa học:
Xét theo góc nhìn của khoa học, hiện tượng trùng tang chỉ là sự trùng hợp
ngẫu nhiên. Bách khoa thư các hiện tượng dị thường, xuất bản năm 1996 tại Mỹ,
trong mục Trùng nhấn mạnh: “Sự trùng hợp xuất hiện thường xuyên trong cuộc
sống hàng ngày. Chúng khiến chúng ta vui sướng, bối rối và sửng sốt. Chúng gây
phiền nhiễu và tạo sự hoảng sợ... Chúng có thể thay đổi cuộc sống của chúng ta;

7
nơi chúng ta làm việc; người chúng ta chung sống; và nhiều đặc trưng cơ bản của
cuộc sống hàng ngày có vẻ dựa trên sự trùng hợp”.

d) Cách tính Trùng Tang:


 Dùng 12 cung địa chi trên bàn tay để tính. Nam khởi từ Dần tính theo chiều
thuận, Nữ khởi từ Thân tính theo chiều nghịch.
 Cách tính trùng tang trên bàn tay”:
+ Bắt đầu là 10 tuổi, cung tiếp theo là 20 tuổi, … tính đến tuổi chẵn của tuổi
người mất. Sau đó cung tiếp theo là tuổi lẻ tính đến tuổi của người mất, gặp
ở cung nào thì tính là cung tuổi.
+ Từ cung tuổi, tính cung tiếp theo là tháng 1, tính lần lượt đến tháng mất,
gặp cung nào thì cung đó là cung tháng.
+ Từ cung tháng, tính cung tiếp theo là ngày 1, tính lần lượt đến ngày mất,
gặp cung nào thì tính cung đó là cung ngày.
+ Từ cung ngày, tính cung tiếp theo là giờ tý, tính lần lượt đến giờ mất, gặp
cung nào thì tính cung đó là cung giờ.
 Nếu các cung tuổi, tháng, ngày, giờ gặp các cung:
+ Dần – Thân – Tị – Hợi thì là gặp cung Trùng Tang.
+ Tý – Ngọ – Mão – Dậu thì là gặp cung Thiên Di.
+ Thìn – Tuất – Sửu – Mùi thì là gặp cung Nhập Mộ.
Chỉ cần gặp được một cung nhập mộ là coi như yên lành, không cần phải làm
lễ trấn trùng tang.
e) Cách hóa giải Trùng Tang:
 Cách hóa giải thần trùng:
- Đối với người bị bắt là những người trong gia đình, gia đình phải xem
người mất khung giờ nào, có trong khung giờ độc hay không. Nếu như
trùng, cần phải tìm thầy lễ về cúng giải hạn cho những người có tuổi hợp
với người đã mất. Bên cạnh đó thì người thân của người đã mất cũng cần
tìm hiểu nhiều hơn về luật nhân quả, cố gắng làm nhiều việc thiện để giúp
người đã khuất tích đức trả nghiệp. Cũng có những trường hợp chọn cách
hóa giải bằng biện pháp trấn yểm thần trùng.
- Đối với người bị thần trùng bắt là người ở ngoài đường. Ở trường hợp này,
gia đình cũng sử dụng biện pháp hóa giải như trên. Tuy nhiên thì thầy
cúng cần thực hiện thêm một nghi thức nữa, đó là trục vong, trục thần trùng
về âm phủ.
o Hóa giải bằng cách nhốt vong vào chùa:
Một trong những cách thường thấy chính là nhốt vong, đưa vong đến chùa.
Nhưng không phải chùa nào cũng giữ được vong chết trùng. Chọn chùa nhốt vong

8
còn phụ thuộc vào sự linh thiêng của chùa, mức độ cao tay cả sư phụ trụ trì.
Đối với trường hợp trùng tang nhẹ, các nhà sư sẽ đọc kinh niệm Phật cho vong
hồn sớm siêu thoát.
- Không được lập bàn thờ người chết ở nhà. Vì chỉ cần đốt hương và đọc
tiên người chết, vong sẽ dễ dàng thoát ra ngoài.
- Nên nhờ bạn bè hoặc người bên họ ngoại đưa vong vào chùa. Vì vong
chết trùng nếu thấy người quen đưa đi sẽ đi theo về.
- Gia đình có thể thờ cúng người chết bình thường sau khi lập mộ tròn,
tức lúc này người mất đã về với tổ tiên.
o Hóa giải trùng tang theo Phật giáo:
Do vậy gia đình có người chết không nên xem bói mà cần phải cúng dường,
tụng kinh sám hối, làm việc thiện, bố thí.... để tạo phúc phần cho người mất.
Người mất được phước báu thì gia đình cũng nhận được phước lành.

2.1.2. Hạ Tịch.
Thủ tục Hạ tịch là đặt thi thể xuống đất cầu mong người đã khuất khi gặp khí
âm của đất may ra sống lại. Đưa người vừa mất xuống chiếu trải dưới đất 1 lát rồi
đưa lên lại, lấy nghĩa người bởi đất sinh ra thì khi chết lại trở về với đất (nhân sinh
ư thổ, diệc hoàn ư thổ), hoặc để lấy đủ âm dương cho người chết, hoặc hy vọng
rằng việc này có thể hoàn sinh khí cho người đã mất.

2.1.3. Cáo Phó.

a) Cáo Phó là gì?


Khi người mất ra đi, người ở lại cần phải lo hậu sự trọn vẹn cho người đã
mất. Điều này đem đến ý nghĩa tâm linh và thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”
của dân tộc ta. Trước khi tổ chức tang lễ, gia quyến cần phải viết cáo phó để
thông báo cho tin tức đến cho mọi người biết và đến viếng đám tang của người quá
cố. Cáo phó chính là một văn bản thông báo mọi thông tin liên quan đến Tang
Sự của người quá cố. Cáo phó thường được dán hoặc trưng trước nhà khi
đám tang diễn ra.
Từ xa xưa, ông cha ta thường sử dụng giấy báo tử thay cho tờ giấy cáo phó
tang lễ. Thế nhưng, về sau này, giấy cáo phó được sử dụng nhiều hơn cả vì nó
cung cấp đầy đủ thông tin về tang lễ. Cáo phó như một lời thông báo đến mọi
người về tang lễ của người đã mất.
Trong thời đại ngày nay, khi mạng xã hội Internet phát triển, giấy cáo phó
còn có thể được đăng tải để thông báo đến mọi người nhanh hơn. Những người

9
bạn, họ hàng gần xa của người đã mất có thể thông qua giấy cáo phó để biết đến
tang lễ.
b) Ý nghĩa của Cáo Phó:
Như chúng ta đã đề cập đến phía trên, ý nghĩa lớn nhất của giấy cáo phó
trong tang lễ đó chính là thông báo về tổ chức lễ tang cho người đã mất. Tuy nhiên,
đây chưa phải tất cả ý nghĩa của tờ giấy này đem lại. Trên giấy cáo phó thường có
đầy đủ thông tin về người đã mất, ngày giờ mất, năm sinh, tên, tuổi hưởng dương.
Đây chính là thông tin quan trọng cần phải thông báo đến mọi người, bạn bè gần
xa và họ hàng. “Nghĩa tử là nghĩa tận” khi một người ra đi, những người ở lại
không tránh khỏi sự thương xót.
Việc viết cáo phó để thông báo đến bạn bè, gia đình, họ hàng để họ đến từ
biệt người đã mất . Là để mọi người có thể sống trọn tình trọn nghĩa lần cuối với
người đã mất, tang lễ được tổ chức để người mất được an lòng yên nghỉ.
Tờ giấy này cần phải cung cấp đầy đủ thông tin về tang lễ để những người
muốn đến viếng thăm nắm bắt được thông tin này. Họ sẽ chủ động sắp xếp thời
gian để đến chia buồn cùng gia đình và tiễn biệt vong linh.
c) Cách Ghi Cáo Phó:
Dưới đây chỉ là những thông tin và cách ghi mẫu cáo phó cơ bản. Ngoài ra,
những mẫu giấy cáo phó có sẵn của nhà tang lễ hoặc đội tổ chức lễ tang đã rất đầy
đủ.
Có thể viết trực tiếp trên tờ giấy cáo phó có ghi sẵn để sử dụng. Như vậy,
những thông tin cần phải thông báo cũng đã có sẵn những đề mục, các bạn chỉ cần
điền thêm thông tin chính xác là được. Giấy cáo phó có sẵn sẽ có đầy đủ thông tin
cho gia quyến ghi lại và thông báo đến mọi người.

Cáo phó thường được dán ở cửa nhà của gia quyến có tang. Nhà trong ngõ,
thì dán ở đầu ngõ, đầu dốc để những người thân họ hàng xung quanh biết đến. Tại
nhiều nơi, cáo phó còn được đọc trên thông báo chung của làng xóm, phường xã để
những người trong khu có thể tiện nắm bắt. Khi gia quyến làm giấy báo tử cho
người đã mất, cơ quan nhà nước sẽ tiếp nhận và đọc thông báo giấy cáo phó.
Trong thời đại ngày nay, mạng xã hội đã trở nên thông dụng và phổ biến
hơn. Thay vì gọi điện thông báo tin buồn, người trong gia quyến có thể đại diện
đăng ảnh cáo phó để thông báo đến mọi người. Bạn bè gần xa cũng có thể hay tin
và lui tới viếng lễ vong linh người đã khuất.
Có thể nói, cáo phó chỉ là một nghi thức rất nhỏ trong việc tổ chức tang
lễ cho người đã khuất. Tuy nhiên, chỉ một nghi thức nhỏ này lại đem đến vai trò
và tác dụng lớn đến cả buổi lễ. Nếu không có cáo phó nhiều người mong muốn
đến viếng thăm không thể biết được địa chỉ, thời gian làm lễ. Như vậy, họ sẽ không

10
thể nói lời từ biệt đối với người đã khuất cũng như tiễn đưa người khuất về nơi an
nghỉ cuối cùng. Tang lễ thiếu đi cáo phó sẽ chẳng thể diễn ra trọn vẹn.

2.2. Khâm liệm và nhập quan:


2.2.1. Thiết linh sàng, linh toạ.
Linh sàng là giường của linh hồn, thường được lập ở phía đông, có quây
màn và để gối như lúc sống.

Linh tọa là bàn thờ đặt trước linh cữu, giữa linh tọa đặt bài vị bằng nan tre ghi
họ tên, ngày sinh tháng mất và chức tước hoặc ảnh người chết, 2 bên có đèn nến,
trước có bát nhang gọi là bộ tam sự, rượu, ba chung trà, ba chén cơm (chén ở giữa
múc đầy, để 1 đôi đũa để cho người chết đó ăn; 2 chén 2 bên múc lưng chừng, để 1
chiếc đũa có nơi nói là để cho 2 vị thần ở 2 bên vai vác (Tả mạng thần quan và
Hữu mạng thần quan) ăn, hoặc có nơi nói là để cho vong linh cô hồn xung quanh
đến ăn chung, chỉ để 1 chiếc đũa ngụ ý để họ ăn chậm và ít, không ăn nhanh bằng
vong trên ban thờ, nếu không thì vong hồn người mới mất không ăn được nhiều mà
thành ra đói, rồi lại "ma cũ ăn hiếp ma mới"), thức ăn người đó lúc còn sống thích
(có thể cúng chay), bình hoa (thường là hoa trắng) và mâm ngũ quả.

11
2.2.2. Tang phục.
Tục lệ xưa sau khi chết 4 ngày thì con cháu mới mặc đồ tang gọi là lễ thành
phục. Tang phục được quy định như sau:
Con trai: đội mũ rơm quấn bẹ chuối, áo sô gai, cầm gậy (cha mất thì gậy tre, mẹ
mất thì gậy vông vì thân tre tròn biểu tượng dương (cha); cành gỗ vông đẽo được
thành hình vuông, biểu tượng âm (mẹ)). Con dâu, con gái: áo sô gai, thắt lưng bện
bằng bẹ chuối, áo xổ gấu hoặc không (tùy theo cha còn hay mẹ còn, con gái còn ở
nhà hay đã xuất giá), đầu chít khăn tang. Cháu nội: đội mũ mấn, khăn trắng, mặc
áo thụng trắng [18] Con rể, anh em trai: mặc áo thụng trắng. Chị em gái: quấn
vặn khăn trắng với tóc.
- Trang phục trong tang lễ đối với vợ hoặc chồng:
- Trang phục trong tang lễ đối với con trai :
- Trang phục trong tang lễ đối với con gái:
- Trang phục trong tang lễ đối với con rể:
- Trang phục trong tang lễ đối với con dâu :
- Trang phục trong tang lễ đối với anh em trai, chị em gái :
- Trang phục trong tang lễ đối với cháu :
- Trang phục đối với bạn bè, hàng xóm đến dự đám tang :

 Ý nghĩa của tang phục:


Tang phục có rất nhiều ý nghĩa đằng sau nó. Những tang phục ấy là tang phục
truyền thống của người Việt, được sử dụng và gìn giữ qua bao đời nay. Đây là
cách để tiễn biệt người đã khuất về đến cõi vĩnh hằng, thể hiện lòng thương nhớ họ
không bao giờ nguôi ngoai.
Không chỉ có vậy, mặc áo tang sẽ giúp cho những người thân trong gia đình
gắn kết hơn, cùng nhau vượt qua nỗi mất mát lớn này. Thế nên, không hề khó hiểu
vì sao mà bên cạnh những vật dụng thường thấy như cờ tang, đồ vật dùng để khâm
liệm… thì những chiếc áo mặc tang lễ này cũng là thứ không thể thay thế.

2.2.3. Phúng điếu


a) Khái niệm:
Phúng điếu là từ Hán Việt, có nghĩa là vừa mang lễ vật đến cúng người chết,
vừa thăm hỏi, an ủi và chia sẻ cùng tang gia về cả vật chất lẫn tinh thần.

12
+ Phúng: là lễ vật mang cúng người chết, có thể là đồ ăn, hoa quả, vòng
hoa, lẵng hoa, thẻ nhang, nhang đèn, trướng liễn, điếu văn,…Cũng có thể là tiền
bạc để giúp cho tang gia chi trả những chi phí tổ chức lễ tang
+ Điếu: là viếng thăm người chết. Có thể là tới thăm người quá cố lần cuối,
thắp nén hương, cúi lạy trước quan tài, dừng lại trước linh cữu của người ra đi.
(Phúng và điếu thường đi đôi với nhau. Đã mang phẩm vật đến cúng thì tiện
thể viếng thăm người chết luôn. Ít khi chỉ có phúng mà không điếu. Nhưng cũng có
thể đến phúng nhưng không điếu, thường là do ý muốn của tang gia.)
b) Nguồn gốc
Từ nền văn hóa lúa nước, người Việt thuở xa xưa ở làng quê thôn xóm
mang nặng tình tương thân, tương ái giúp đỡ lẫn nhau. Ngày nay trong các lễ
tang, hoa tươi được kết thành vòng hay hoa cườm thường được sử dụng để đi
phúng điếu và nguồn gốc của việc này được cho là bắt nguồn từ các nước phương
Tây, du nhập vào nước ta từ thời Pháp thuộc. Cứ thế theo thời gian, phúng điếu
dần trở thành một phong tục quen thuộc, không thể thiếu trong các đám tang của
người Việt.

13
Những điều cần lưu ý khí đi phúng điếu:
 Ăn mặc lịch sự kín đáo, không diện đồ màu nổi, trang điểm đậm hay đeo
nhiều đồ có giá trị cao để phô trương. Bạn có thể tìm hiểu thêm về trang
phục đám tang tại bài viết: Trang phục trong đám tang người Việt
 Nên bật chế độ rung cho điện thoại khi đang làm lễ cúng tụng, để không làm
ảnh hưởng đến bầu không khí trang nghiêm của tang lễ.
 Không nên trò chuyện hay để trẻ nhỏ cười giỡn lớn tiếng trong đám tang.
 Không được bàn tán, khen chê người chết nếu không quen biết hay thân thiết
với họ.
 Trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai hoặc trong giai đoạn hành kinh hạn chế lưu lại
lâu ở đám tang. Vì thể trạng họ lúc này rất yếu, sẽ dễ bị hàn khí của đám ma
làm cho nhiễm bệnh.

2.2.4. Thổi kèn giải.


Mời ban nhạc đến thổi kèn trống, đánh đàn gọi là nhạc hiếu để tưởng nhớ
người đã mất.
Trong đám tang thường có ban nhạc hiếu đến đánh trống, thổi kèn để tạo nên
không khí cho đám. Tiếng nhạc đám tang ở miền Bắc ngoài kèn, trống còn có vài
cây nhị rền rĩ nỉ non như tiếng khóc. Tiếng nhạc đám tang ở miền Nam có thể là
nhạc kèn Tây chơi cả những bản trữ tình, để mua vui cho người chết, để làm cho
không khí đám ma đỡ căng thẳng, buồn bã

14
2.3. Di quan:
2.3.1. Khái niệm lễ Di Quan :
Di quan là một trong những lễ nghi truyền thống có trong tập tục tổ chức đám
tang của người Việt Nam. Chuyển quan tài từ nơi khâm liệm đến nơi chôn cất,
hay từ nơi khâm liệm đến một nơi khác mà chưa chôn, để lại hôm sau mới
đem chôn cũng được gọi là di quan. Đồng thời đây là nghi lễ được tổ chức vào
gần cuối chương trình tang lễ. Sau khi lễ di quan hoàn tất, linh cửu sẽ được đưa về
nơi an táng cuối cùng.
2.3.2. Ý nghĩa của lễ Di Quan :
Lễ Di Quan có ý nghĩa vô cùng quan trọng và thiêng liêng vì đây là khoảng
thời gian sau cuối để người còn sống nhìn mặt và ở bên cạnh linh cữu người mất.
Lễ Di Quan còn là cách bày tỏ lòng biết ơn chân thành nhất về những công
lao, cống hiến và đóng góp của người mất dành cho người ở lại. Không có cách
nào thay cho lời nói hơn là hành động cụ thể. Và lễ di quan chính là những lời
muốn nói của người ở dương thế gửi gắm đến người quá cố.

2.4. Chôn cất :

2.4.1. Viếng mộ.


Trong ba ngày sau khi hạ huyệt, con cháu đem cơi trầu đến mộ vào mỗi buổi
chiều để khóc lóc gọi là ấp mộ. Việc làm này mang ý nghĩa là đem hơi nóng của
tình thân gia đình mang lại ấm áp cho ngôi mộ. Đến ngày thứ 3, con cháu đắp sửa
lại mộ. Trong ngày này gia đình tang chủ sẽ làm cỗ bàn mời bà con thân thuộc. Lễ
này gọi là cúng “mở cửa mả”. Đi viếng mộ lần này chỉ cần vài ba người, trong đó
có trưởng nam hay cháu đích tôn. Cũng từ ngày đó trở đi, ngày nào cũng cúng cơm
một hoặc hai buổi cho đủ 100 ngày. Có nơi cúng hết tang là 3 năm.

15
2.4.2. 49 Ngày.
 Lễ cúng 49 ngày:
(Hán-Việt: Chung thất) là một dạng tín ngưỡng, đồng thời nó cũng là buổi
lễ cúng giỗ vô cùng quan trọng của người còn sống đối với người mới qua đời.
Đây là một buổi lễ cúng giỗ mở đầu sau ngày người chết qua đời được 49 ngày.
Tục cúng 49 ngày cho người đã khuất được người còn sống thực hiện một cách
thành tâm và nghiêm túc. Lễ cúng chung thất – 49 ngày là một buổi lễ rất quan
trọng để những người còn sống thương xót, tưởng nhớ đến người đã khuất. Trong
buổi lễ này người còn sống làm lễ cầu siêu cho người đã khuất để vong linh người
chết được siêu thoát về với cảnh giới an lành
 Ý nghĩa tục cúng 49 ngày cho người chết :
Không phải con người chết là hết. Sau khi chết đi, thân thể này bị hủy hoại
trên cõi trần, nhưng linh hồn người ấy vẫn tồn tại và đi vào các cõi nghiệp nhân
tương ứng mà người đó đã gieo tạo khi còn sống. Đối với những người sau 49
ngày đã được quyết định về cõi nào thì lễ cúng 49 ngày là dịp để thể hiện tình cảm
thương tiếc và tưởng nhớ đến người chết. Đối với những người sau 49 ngày chưa
quyết được tái sinh về cõi nào thì việc cúng cầu siêu ngày lễ 49 ngày có ý nghĩa
nhắc nhở những người quá cố hướng tâm về cái thiện, thiết tha hướng về những
điều tốt đẹp để được tái sinh về cảnh giới tốt hơn.
Làm lễ cúng 49 ngày chính là tạo công đức cho người đã khuất, nhất định
phải làm trong 49 ngày.
Cúng 49 ngày là một dấu mốc quan trọng của người chết. Đây là một ngày
đặc biệt quan trọng và có ý nghĩa lớn đối với người đã khuất, để người đã khuất
hướng tâm về cái thiện và được về cảnh giới an lành, tốt đẹp. Chính vì thế, những
người còn sống phải tổ chức ngày cúng ngày một cách trang nghiệm và thành tâm
để người chết được về với cảnh giới an lành.

2.4.3. 100 Ngày


a) Khái niệm :
Lễ cúng 100 ngày cho người mất còn được gọi là lễ Tốt khốc có nghĩa là
thôi khóc. Từ xa xưa, ông bà ta đã quan niệm lễ cúng này là để con cháu trong gia
đình tưởng nhớ về người mất, thể hiện lòng thành kính, tiếc thương nhưng cũng từ
đây sớm vơi nỗi buồn để trở lại cuộc sống sinh hoạt bình thường.
Cơm cúng gồm :
- 1 bát cợm lồng
- 1 đôi đũa

16
- 1 quả trứng luộc đã bóc sạch vỏ
- 1 đĩa muối trắng
- 1 chén nước lã
2.4.4. Giỗ đầu ( tiểu tường)
a) Khái niệm :
Giỗ Đầu hay còn gọi là Tiểu Tường, đây là ngày giỗ đầu tiên sau một năm
ngày mất của người thân trong gia đình. Giỗ đầu là một trong hai giỗ thuộc kỳ
tang, khi tham gia buổi cúng giỗ. Con cháu đều mặc đồ trắng và quỳ lạy người mất
nhằm thể hiện thành kính với người đã khuất.
b) Ý nghĩa :
- Thể hiện bày tỏ lòng thành kính của con cháu dâng lên người đã khuất.
- Mong ước người mất phù hộ gia đình được bình an và may mắn. Cuộc sống
gặp nhiều vận may, làm ăn trở nên suôn sẻ và hanh thông.
- Là dịp để con cháu sum vầy bên nhau sau 1 năm xa cách. Là thời gian để các
thành viên thể hiện tính đoàn kết, máu mủ huyết thống.
Dưới đây là mâm lễ vật trong ngày Giỗ Đầu : ( Hình ảnh minh hoạ)
- Bình hoa tươi (tốt nhất chọn hoa cúc vàng)
- Mâm trái cây tươi (tùy theo gia đình mà mâm ngũ quả khác nhau)
- Bánh ngọt
- 1 ly rượu, 1 ly nước
- Quần áo, tiền vàng hóa sớ
- Mâm cỗ mặn hay chay
- Nến, đèn, hương
Sau khi chuẩn bị mâm lễ xong, gia chủ thắp hương và đọc bài văn khấn. Cầu
mong linh hồn người mất về chứng dám và phù hộ gia đình, con cháu bình an và
gặp nhiều may mắn.
c) Lưu ý khi cúng Giỗ Đầu:
- Mâm cỗ cúng phải chuẩn bị tươm tất, đầy đủ, hoa quả luôn tươi. Không xài lễ
vật giả.
- Người đại diện cúng giỗ đầu là người lớn nhất trong nhà, ăn mặc phải chỉnh
chu, gọn gàng.
- Không được làm ồn hay ăn nói lớn tiếng trong thời gian cúng giỗ đầu.
- Không gian cúng giỗ đầu cần thắp sáng mọi nơi. Đặc biệt cần mở rộng cửa để
linh hồn người mất và gia tiên nhận lễ vật.

17
2.4.5. Mãn tang ( Đại tường)
a) Khái niệm:
Mãn tang hay còn gọi là nghi thức xả tang. Đây là nghi lễ được tổ chức với mục
đích thông báo, làm lễ hết thời gian để tang của gia đình đối với người đã khuất.
Ngày lễ này là mô ̣t trong những phong tục lâu đời, mang nhiều nét văn hóa của
người dân Viê ̣t Nam.
b) Ý nghĩa:
- Ngày lễ này giống như mô ̣t cách giúp chúng ta làm trọn đạo hiếu, nghĩa tình
đối với người đã khuất. Cùng với đó, mọi người còn thể hiê ̣n lòng thành, sự đau
buồn vấn vương đối với người thân đã khuất.
- Đây cũng là lúc mọi người cầu xin người đã khuất phù trợ, ban cho con cháu
những phước lành, điều may mắn.
c) Thời gian Mãn tang:
Thông thường, thời gian để tang hay mãn tang của mỗi người sẽ phụ thuô ̣c
vào mối quan hê ̣ thân thích. Thông thường, mọi người để tang theo hai hình thức là
đại tang và tiểu tang.
- Đại tang:
Thông thường, đại tang có thời hạn mãn tang, xả tang là 3 năm. Đây là thời
gian để tang đối với những người có mối quan hê ̣ gần gũi, đă ̣c biê ̣t thân thiết như
tứ thân, phụ mẫu. Trong văn hóa Viê ̣t Nam, vợ để tang chồng cũng được xếp vào
loại đại tang, thông thường thời gian là 3 năm.
- Tiểu tang:
Thời gian để tang thường được phân thành những mức sau:
+ Cơ niên: là viê ̣c để tang 1 năm.
+ Đại công: là giỗ hết tang được thực hiê ̣n sau 9 tháng cho những mối quan hê ̣
của người thân thích đã đi lấy chồng.
+ Tiểu công:  Thời gian xả tang của tiểu công được tính là sau 5 tháng kể từ ngày
mất.
+ Tima: Tima là viê ̣c xả tang được thực hiê ̣n sau ngày mất trong 3 tháng.
d) Lưu ý trong thời gian Mãn tang:
- Không cưới xin (Cưới xin là chuyện vui của đời người. Để cuộc sống hôn
nhân sau này luôn vui vẻ và tránh được những sóng gió thì chúng ta không nên tổ
chức cưới trong thời gian còn chịu tang)
- Không khai trương doanh nghiệp, cửa hàng.
- Không tham dự tân gia nhà mới…

18
CHƯƠNG 3: PHONG TỤC TANG MA CỦA NGƯỜI VIỆT THỜI NAY
(NGHI LỄ TANG MA CỦA NGƯỜI VIỆT THỜI HIỆN ĐẠI)

1. Thực trang tang lễ của người việt thời nay


Lễ thức tang ma, tập tục mai táng của người Việt Nam truyền thống đã và đang
biến đổi hằng ngày, là mối quan tâm đặc biệt của mỗi cá nhân, gia đình và toàn xã
hội. Trong giai đoạn hiện nay, khi quan niệm, tín ngưỡng, tôn giáo có nhiều sự
đan xen, tiếp biến giữa các vùng, miền và văn hóa tộc người, vấn đề về kinh tế,
môi trường, đất đai, quy hoạch đô thị… là bài toán cần có lời giải.
-Tập tục mai táng truyền thống của người Việt Nam đã và đang bộc lộ nhiều bất
cập gây những ảnh hưởng không nhỏ về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường cả
ở khu vực đô thị và nông thôn.
-Việc tổ chức tang lễ, mai táng và xây dựng mồ mả đang bị biến tướng, tự phát,
“đua tranh”. Thậm chí, ở một số nơi còn “sáng tác” thêm những “mục mới” về
tang lễ, mai táng, mồ mả rất hình thức. Đã có sự ganh đua, khoe khoang... vì sĩ
diện, vì các mối quan hệ cho người sống chứ không phải vì những nét truyền thống
tốt đẹp.
- Đối với vùng đồng bằng, đa số người Kinh có tập quán địa táng. Tức là
người chết được chôn xuống đất, sau vài năm thì được cải táng. Quy trình
này có nhiều lễ thức phức tạp, tốn kém thời gian, chi phí, đồng thời làm
cho môi trường đất, nước ở nhiều khu vực quanh các nghĩa địa bị ô
nhiễm, trở thành nỗi ám ảnh, thậm chí tác động xấu đến sức khỏe của
người dân sinh sống trong khu vực.
- Ở vùng Tây Nguyên – nơi sinh sống của các dân tộc ít người, tuy đất đai
còn tương đối rộng rãi nhưng lại có những tập tục mai táng lạc hậu như
tục chôn chung của người Gia Rai, tục thiên táng của người Giê Triêng
đã từng tồn tại trong cộng đồng cách đây không lâu, hiện nay vẫn còn dấu
vết.
- Ở các đô thị lớn, tình trạng “người sống ở gần người chết”, có
khi “người sống ở cùng người chết” đã và đang tồn tại như Thủ đô Hà Nội,
TP Hồ Chí Minh… đồng thời nơi chôn cất, kinh phí, thủ tục cho việc mai
táng người chết trở thành vấn đề lớn không chỉ của các cá nhân, gia đình mà
của cả xã hội.
-Người Việt truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác những phong tục tập quán về
những việc cần làm đối với người đã mất; bày tỏ lòng tiếc thương và biết ơn, thể
hiện đạo hiếu và đạo nhân, nghĩa dành cho người đã khuất.
-Hiện nay, việc lo hậu sự cho người chết có xu hướng phục hồi nhiều hủ tục
khá tốn kém trong việc ăn uống, kèn trống, cúng tế, bày đặt thêm nhiều yếu tố mê
tín như xem ngày giờ, yểm bùa, đốt vàng mã, rải tiền thật trên đường đưa tang,

19
xuất hiện nạn chiếm đất nghĩa trang của làng xã xây lăng mộ đồ sộ, tùy tiện. Nghề
“ăn theo” - “xây nhà cho người chết”, “công viên vĩnh hằng” trở thành một nghề
giúp nhiều người giàu lên nhanh chóng vì phong trào tìm mua đất để cải táng ở
những vùng được coi là “long huyệt” làm xôn xao dự luận thời gian qua. Diện tích
đất dành cho nghĩa địa trên cả nước không ngừng tăng lên,lấn sang cả diện tích đất
canh tác.
-Nghĩa trang ở nhiều nơi ở tình trạng tự phát, thiếu quản lý, có nơi nghĩa
trang như một thành phố nhỏ, có nơi lộn xộn, nhếch nhác không chỉ ảnh hưởng đến
đất ở, đất sản xuất, mỹ quan môi trường… còn gây ra tranh chấp, mất đoàn kết ở
không ít nơi...
Vấn đề ô nhiễm môi trường do cải táng (bốc mộ), cúng lễ quá nhiều và đặt các khu
vực chôn cất không theo quy hoạch, không đảm bảo vệ sinh môi trường ảnh hưởng
lớn đến nhiều khu đô thị và cả ở nông thôn.
2. Vì sao phong tục tang ma thời nay lại thay đổi? Sự khác nhau
giữa xưa và nay.
2.1. Phong tục tang ma của người Việt xưa và nay có nhiều điểm khác:
+ Phong tục tang ma của người Việt xưa khi có người mất, đặc biệt là người
già, được tổ chức vào ba ngày:
- Ngày đầu tiên.
- Ngày thứ hai.
- Ngày thứ ba.
+ Phong tục tang ma ngày nay được diễn ra trong 2 ngày bao gồm:
- Khi thân nhân hấp hối.
- Khi thân nhân mất.
- Sau khi thân nhất mất.
 Phong tục tang lễ ngày nay chỉ còn:
- Lễ khâm liệm
- Nhập quan
- Lễ viếng
- Lễ đưa tang
- Lễ hạ nguyệt
- Lễ viếng mộ.

20
21
.

22
2.2. Nguyên nhân của sự khác nhau giữa xưa và nay:
Ta thấy phong tục tang lễ xưa và nay có rất nhiều điểm khác nhau, tang ma
ngày nay lược bỏ bớt phần lễ nghi, thực hiện ngắn gọn hơn và không quá khắt khe
như trước. Chúng ta có thể thấy do thời gian và sự thay đổi trong nhận thức đời
sống xã hội văn hóa, điều kiện kinh tế tốt hơn nên con người có nhiều tâm
nguyện hơn mà những nghi thức tang ma ngày càng được lược bỏ dần đi, điều đó
cũng đem lại một số vấn đề gây hại đã được nhắc tới ở phần 3.1.

2.3. Ví Dụ:
Ví dụ đám tang của người dân Yên Sở:
Làng Yên Sở là một chỉnh thể nhất xã, nhất thôn suốt từ thời phong kiến đến
nay. Dân số hơn một vạn dân nhưng cùng phụng thờ tiên tổ, hướng tâm vào cửa
Phật.
-Thực hành tang ma không tiếng khóc: người dân Yên Sở, tâm lý chung
trong các đám tang có tính truyền thống nay không còn nguyên vẹn nữa.  Hầu hết
các gia đình ở làng không khóc khi người thân qua đời, hoặc tránh đi nơi khác để
khóc chứ không khóc bên cạnh người mất.
-Trợ niệm cho người chết, sử dụng bát cơm, củ khoai tây trong mâm lễ
cúng. Trợ niệm chính là việc tụng kinh a di đà từ lúc họ bắt đầu yếu dần, tiên
lượng sẽ ra đi trong khoảng vài tiếng sắp tới. Việc trợ niệm có thể diễn ra nhiều giờ
đồng hồ trước khi người đó ra đi. Sau khi người đó tắt thở, việc tụng kinh niệm
phật vẫn tiếp tục diễn ra suốt từ 8 – 12 tiếng. Hầu như chỉ các đám tang Phật giáo
mới có phần tụng kinh cầu siêu cho người chết. Nhưng ở Yên Sở, nghi thức này
đã, đang được nhiều gia đình thực hiện.
Sau khi người chết tắt thở, người nhà sẽ nhanh chóng thực hiện việc tắm gội,
thay quần áo cho họ. Nhưng với các gia đình thực hiện nghi thức trợ niệm thì trong
khoảng thời gian từ 8 – 12 tiếng sau khi người thân qua đời, người nhà hoàn toàn
không động vào hay đến quá gần thi hài. Mọi nghi thức khác chỉ được diễn ra sau
thời gian đó. Việc làm này bị không ít người phản đối bởi thông thường sau khi
chết, cơ thể con người sẽ lạnh, nhanh bị cứng lại, nếu không khẩn trương thực hiện
các nghi thức theo truyền thống thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến việc hậu sự.
Cùng với trợ niệm, người Yên Sở cũng tiến hành thay biểu tượng bát cơm,
quả trứng trong mâm cơm cúng người chết theo truyền thống bằng bát cơm, củ
khoai tây. Sở dĩ như vậy là vì họ quan niệm, theo Phật thì ăn chay, quả trứng là đồ
mặn, đã cúng chay là phải chay hoàn toàn.

23
Người dân Yên Sở không gọi những đám tang thực hiện như vậy là đám ma,
mà gọi là đám Phật. Bởi theo họ, nếu gọi là đám ma tức là khi còn sống đã mặc
định người đó chết đi sẽ làm ma, còn gọi là đám Phật bởi họ luôn ý thức, mong
muốn sau khi chết sẽ được về với Phật.
Hỏa táng, nghi thức được lựa chọn khi thực hành tang lễ. Hàng năm, có trên
75% di hài người quá cố trong làng Yên Sở được đưa đi hỏa táng. Điều này chứng
tỏ nghi thức an táng của người dân Yên Sở không còn thực hiện theo phong tục
truyền thống là thổ táng nữa, thay vào đó việc hỏa táng trở thành thông lệ.
Thực hiện hỏa táng là lựa chọn cách thức của đức Phật. Chính điều này
đã trở thành sự đảm bảo tâm linh cần thiết để người dân Yên Sở chấp thuận việc
thay đổi nghi thức an táng truyền thống.
3. Giải pháp giữ gìn được những nét đẹp trong phong tục tang ma:
“Chúng ta không nên nghĩ truyền thống là cái cũ mà tự thân truyền thống tiếp
tục vận động để dân tộc tiếp tục phát triển trong hội nhập, tiếp cận với các nền
văn hoá khác. Chúng ta tôn trọng tín ngưỡng của người dân, và cần vận động,
thuyết phục để dần dần thay đổi tập quán mai táng của người dân như một đòi hỏi
của xã hội”, Nhà sử học Dương Trung Quốc bày tỏ quan điểm. (hình DTQ và trích
dẫn)
-Trong điều kiện hiện nay, cần xây dựng quy chuẩn mới về nghi lễ tang ma, mai
táng sao cho trang nghiêm nhưng không gây tốn kém, tiết kiệm, gìn giữ môi
trường. Đặc biệt, chúng ta phải có quy hoạch đối với các nghĩa trang, vừa đủ điều
kiện thờ phụng, tín ngưỡng, tâm linh nhưng tiết kiệm đất đai một cách hiệu quả.
“Theo quan điểm Phật giáo người dân nên chọn hình thức hoả táng, điều này
phù hợp với truyền thống tín ngưỡng, tâm linh của dân tộc. Cách đây 2.600 năm,
khi Đức Phật nhập Niết bàn, các đệ tử của Ngài đã chọn hình thức hoả táng cho
dù lúc đó có nhiều hình thức như địa táng, thuỷ táng, điểu táng, lâm táng… Giáo
hội đã tuyên truyền, đặc biệt là trong các phật tử, khi mất đi nên chọn hình thức
hỏa táng hay điện táng ngày nay phù hợp với tình hình thực tế, không gây ô nhiễm
môi trường, không bị lạm dụng về đất đai, không tốn kém, và vẫn thể hiện được
lòng thành kính, tôn trọng đối với người đã mất”, trích hoà thượng Thích Gia
Quang.
-Nếu sử dụng hình thức điện táng, mỗi năm sẽ tiết kiệm rất nhiều ha đất làm
nghĩa trang và tiền bạc ( khoảng 600-800 tỷ). Hà Nội cũng đã đặt ra mục tiêu đến
năm 2025 phấn đấu trên 90% gia đình sử dụng hình thức điện táng khi mai táng
người thân.
-Cần phải có các quy định, chính sách khuyến khích người dân thực hiện các
hình thức mai táng mới. Tuy nhiên, những quy định, chính sách này phải dựa trên,
đồng hành với việc vận động người dân, trong đó cần phát huy vai trò tích cực của
các tôn giáo, tổ chức xã hội để định hướng, tạo đồng thuận trong nhân dân. (hình
tượng trưng)

24
-Mặt khác, chúng ta cần phải chủ động, tích cực đấu tranh, đẩy mạnh hoạt động
tuyên truyền những vấn đề liên quan đến tập quán, phong tục mai táng đến cộng
đồng, người dân và xã hội.
-Về học sinh, sinh viên nói chung phải tự mình phấn đấu, rèn luyện, trau dồi cho
bản thân những kỹ năng cần thiết, nỗ lực rèn luyện vì lợi ích chung của cộng đồng
và vì chính sự phát triển của cá nhân. Quan trọng hơn, các bạn trẻ cần xây dựng
bản lĩnh văn hóa, sẵn sàng đấu tranh với những hoạt động, sản phẩm văn hóa
không lành mạnh, đề ra những chương trình, giải pháp, kế hoạch hiệu quả, cụ thể
nhất.

25
C. Ý NGHĨA
Theo quan niệm “Tây trọng ngày sinh Ta trọng ngày tử”.
Việt Nam lại là nước có truyền thống lâu đời về chữ hiếu, vì thế trong tiến trình
cử hành các nghi thức cho một người đã chết, người ta rất chú trọng và cẩn thận,
tuy nó có sự lạnh lùng và nghiêm ngặt. Nhưng nó mang một ý nghĩa thiêng liêng
nên những người còn sống vẫn họ tỏ lòng thành thật sự đối với người quá cố. Mặc
dù nghi thức tang lễ của các vùng không đồng nhất nhưng đều có chung một nội
dung là: Tưởng nhớ vong hồn người đã khuất, điều này thể hiện rõ được sự thân
tình, giàu tình cảm giữa người với người.
Khoa học xã hội ngày nay phát triển với nhiều cách thức mới mẻ và tiện lợi
hơn, thế nhưng nét linh thiêng thuần túy trong tâm khảm con người Việt Nam dành
cho người quá cố, không bao giờ mất được. Đâu đó khắp nơi vẫn có đám tang
mang tính truyền thống, một niềm tự hào của dân tộc.
D. KẾT LUẬN:
Sau khi tìm hiểu về Phong Tục Tang Ma của Người Việt từ xưa đến nay chúng
ta có thể kết luận rằng phong tục tang ma là một phong tục được truyền từ thế hệ
nay sang thế hệ khác, đây truyền thống quý báu cần thiết của người Việt Nam. Vì
thế mọi người, đặc biệt thế hệ trẻ cần phải tiếp nối, bảo tồn và gìn giữ những
truyền thống văn hóa quý báu của ông cha ta để lại. Chúng ta phải cần phải lên án,
bài trừ những việc, những hủ tục mê tín dị đoan làm xấu đi bản sắc, truyền thống
tốt đẹp vốn cố của phong tục tang ma.
E. THÀNH VIÊN CỦA NHÓM.
Lê Thị Hoàng Mai.
Nguyễn Thị Ngọc Giang.
Đậu Lê Phương Anh.
Lê Bùi Linh Đan.
Nguyễn Thị Kim Ngân.
Lê Thị Thủy Tiên.
Thượng Thị Minh Hằng.
Ngô Thị Dung.
Hoàng Phước Siêng.
Võ Thị Thu Thảo.

26

You might also like