Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 4

1.

Quy định chung về lối thoát hiểm


- Thoát nạn cho người dân kịp thời không bị cản trở
- Cứu người bị tác động của các yếu tố nguy hiểm của đám cháy

- Bảo vệ người trên đường thoát nạn, tránh khỏi những tác động của các yếu tố nguy hiểm của đám cháy

2. Yêu cầu về lối thoát hiểm

- Các đường thoát nạn trong phạm vi không gian phòng phải đảm bảo sự thoát nạn an toàn qua các lối
ra thoát nạn từ gian phòng đó mà không tính đến các phương tiện bảo vệ chống khói và chữa cháy có
trong gian phòng

- Các lối ra được coi là lối thoát nạn:

a) Dẫn từ các gian phòng ở tầng 1 ra ngoài theo một trong những cách sau:

• Ra ngoài trực tiếp

• Qua hành lang

• Qua tiền sảnh

• Qua buồn thang bộ

• Qua hành lang và tiền sảnh

• Qua hành lang và buồn thang bộ

b) Dẫn từ các gian phòng của tầng bất kỳ (trừ tầng 1):

• Trực tiếp vào buồng thang bộ hay tới cầu thang bộ

• Vào hành lang trực tiếp vào buồng thang bộ hay tới cầu thang bộ

• Vào phòng sử dụng chung có lối ra trực tiếp dẫn vào buồng thang bộ hoặc tới cầu thang bộ

c) Dẫn vào gian phòng liền kề cùng tầng mà gian phòng này có các lối ra như mục a) và b)

- Các lối ra không được coi là lối thoát nạn nếu trên lối ra này có đặt cửa hay cổng có cánh mở kiểu trượt
hoặc xếp, cửa cuốn, cửa quay

- Chiều cao thông thuỷ của lối thoát không được nhỏ hơn 1.9 m, chiều rộng thông thuỷ không nhỏ hơn:

• 1.2 m - từ các gian phòng nhóm nhà trẻ, mẫu giáo, bệnh viện... khi có số người thoát nạn > 15
người, từ các gian phòng và nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng khác có số người thoát nạn
> 50 người, trừ các cơ sở dịch vụ dân cư

• 0.8 m – trong các trường hợp còn lại

- Các cửa của lối thoát nạn và các cửa khác trên đường thoát nạn phải mở theo chiều lối thoát từ trong
nhà ra ngoài
- Đường thoát nạn là một đường di chuyển liên tục và không bị chặn từ một điểm bất kì trong nhà hoặc
công trình đến lối ra bên ngoài

- Chiều cao thông thuỷ các đoạn nằm ngang của đường thoát nạn không được < 2 m, chiều rộng thông
thuỷ các đoạn nằm ngang của đường thoát nạn và các đoạn dốc không được nhỏ hơn:

• 1.2 m - đối với hành lang chung dùng để thoát nạn cho hơn 15 người từ các gian phòng thuộc
nhóm nhà ở, hơn 50 người từ các gian phòng thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng

• 0.7 m - đối với các lối đi đến các chỗ làm việc đơn lẻ

• 1 m – trong các trường hợp còn lại

- Chiều rộng của bản thang bộ dùng để thoát người, trong đó kể cả bản thang đặt trong buồng thang bộ,
không được nhỏ hơn chiều rộng tính toán hoặc chiều rộng của bất kì lối ra thoát nạn nào trên đó, đồng
thời không được nhỏ hơn:

• 1.35 m - đối với các nhà trẻ, mẫu giáo, bệnh viện,...

• 1.2 m - đối với nhà có số người trên tầng bất kì (trừ tầng 1) > 200 người

• 0.7 m - đối với cầu thang bộ dẫn đến các chỗ làm việc đơn lẻ

• 0.9 m - đối với các loại nhà khác


3. Ví dụ về mặt bằng công trình

Mặt bằng tầng 1

• Các buồng thang bộ đều dẫn qua sảnh căn hộ và thoát ra phía ngoài → thỏa các buồng
thang bộ ở tầng 1 phải có lối ra ngoài trực tiếp tới khu đất liền kề ngôi nhà hoặc qua sảnh
được ngăn cách với các hành lang tiếp giáp bằng các vách ngăn cháy loại 1 có cửa đi [mục
3.4.7]

Mặt bằng tầng 3-16

• Hành lang có 4 lối ra thoát nạn → thỏa số lối ra thoát nạn từ một tầng không được ít hơn
hai nếu tầng này có gian phòng có yêu cầu số lối ra thoát nạn không ít hơn hai. [mục
3.2.7]
• Chiều rộng của hành lang thoát hiểm là 1.2m → Chiều cao thông thuỷ của lối ra thoát nạn
phải không nhỏ hơn 1,9 m, chiều rộng thông thủy không nhỏ hơn:
+ 1,2 m – từ các gian phòng nhóm F1.1 khi số người thoát nạn lớn hơn 15 người, từ các
gian phòng và nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng khác có số người thoát
nạn lớn hơn 50 người [mục 3.2.9].
• Chiều rộng thang thoát hiểm là 1.2m → thỏa chiều rộng của bản thang bộ dùng để thoát
người, trong đó kể cả bản thang đặt trong buồng thang bộ, không được nhỏ hơn chiều
rộng tính toán hoặc chiều rộng của bất kỳ lối ra thoát nạn (cửa đi) nào trên nó, đồng thời
không được nhỏ hơn 1.2m - đối với nhà có số người trên tầng bất kỳ, trừ tầng một, lớn
hơn 200 người. [điều b mục 3.4.1]
− Khoảng cách từ các phòng khu A1 đến thang bộ B3-B4 là 26.5 m.
− Khoảng cách từ các phòng khu D4 đến thang bộ B3-B4 là 30.4 m.
− Khoảng cách từ các phòng khu D4 đến thang bộ C8-C9 là 32.8 m.

→ Theo Bảng G.1 - Phụ lục G, cả 3 khoảng cách quãng đường di chuyển đến thang bộ thoát
hiểm đều thỏa yêu cầu Bậc chịu lửa I, II - S0 đối với cửa bố trí ở giữa các buồng thang bộ hoặc
giữa các lối ra.

• Hai bên cầu thang thoát hiểm có quạt hút không khí sạch thổi vào.

You might also like