Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 26

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ

.

BÁO CÁO CUỐI KỲ

LỚP PSY 107DV01 - 0300

MÔN: TÂM LÝ HỌC – KHÁI NIỆM VÀ ỨNG DỤNG

TÊN ĐỀ TÀI

Ảnh hưởng của việc lướt TikTok đến tâm


lý của thanh thiếu niên hiện nay
THÀNH VIÊN THỰC HIỆN

Lâm Khôi Nguyên - 2180533

Nguyễn Ngọc Hoàng Ân - 2181611

Nguyễn Trung Anh – 2185553

Nguyễn Phương Uyên - 2184424

Nguyễn Trúc Khang - 2184508 Hà

Phi Long - 2183084

Trương Nguyệt Nhi - 2193765

GIẢNG VIÊN

NGUYỄN MINH THÀNH

TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ

.

BÁO CÁO CUỐI KỲ

LỚP PSY 107DV01 - 0300

MÔN: TÂM LÝ HỌC – KHÁI NIỆM VÀ ỨNG DỤNG

TÊN ĐỀ TÀI

Ảnh hưởng của việc lướt TikTok đến tâm


lý của thanh thiếu niên hiện nay
THÀNH VIÊN THỰC HIỆN

Lâm Khôi Nguyên - 2180533

Nguyễn Ngọc Hoàng Ân - 2181611

Nguyễn Trung Anh – 2185553

Nguyễn Phương Uyên - 2184424

Nguyễn Trúc Khang - 2184508 Hà

Phi Long - 2183084

Trương Nguyệt Nhi - 2193765

GIẢNG VIÊN

NGUYỄN MINH THÀNH

TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2021


Trường Đại Học Hoa Sen
LỜI CAM KẾT
“Nhóm đã đọc và hiểu các hành vi vi phạm liêm chính học thuật.

Nhóm cam kết bằng danh dự cá nhân rằng bài làm này do chính các thành viên trong
nhóm thực hiện và không vi phạm về liêm chính học thuật.”

Ngày ____ tháng _____ năm 2021

(Họ tên và chữ ký các thành viên)

Báo cáo cuối kỳ môn Tâm lý học – Khái niệm và Ứng dụng i
Trường Đại Học Hoa Sen
LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành được bài báo cáo này, nhóm chúng tôi xin chân thành cảm
ơn sự hỗ trợ và giúp đỡ của giảng viên Nguyễn Minh Thành cũng như Trường Đại học
Hoa Sen đã tạo nên một môi trường học tập lý tưởng để nhóm chúng tôi có thể cùng
nhau gặp gỡ, xây dựng và phát triển bài báo cáo này.

Cuối cùng, xin cảm ơn các thành viên trong nhóm đã dành thời gian quý báu và
công sức cùng với nhau để hoàn thiện bài báo cáo. Trong quá trình làm bài báo cáo, khó
tránh được những sai sót nên nhóm rất mong giảng viên thông cảm. Do đó nhóm rất
mong nhận được những ý kiến đóng góp từ giảng viên để có thể học hỏi và trao dồi thêm
kinh nghiệm để hoàn thành tốt hơn.

Báo cáo cuối kỳ môn Tâm lý học – Khái niệm và Ứng dụng ii
Trường Đại Học Hoa Sen
TRÍCH YẾU
Ngày nay cùng với sự phát triển của công nghệ 4.0 thì mạng xã hội đã dần phát
triển thành các công cụ sản xuất nội dung đủ mạnh để tạo ra các định dạng nội dung
hoàn toàn mới. Phổ biến nhất hiện này là mạng xã hội video âm nhạc (còn được gọi là
Video SNS) mà tại bài báo cáo được đề cập tới đó là TIKTOK. Ra đời vào năm 2016 tại
Trung Quốc với tên ban đầu là Douyin và được đổi tên thành TikTok vào năm 2017,
hiện nay theo thống kê của SensorTower tình đến tháng 1/2021 đã có hơn 689 triệu
người dùng TikTok trên toàn thế giới.

Có thể nói, ứng dụng TikTok đang là một “ứng dụng gây nghiện” đã được rất nhiều
người tải và sử dụng phổ biến trên toàn thế giới. Những người dùng TikTok phần đông
là giới trẻ và đặc biệt là thành thiếu niên. Tuy nhiên, các nhà quản lý giáo dục lại đang
e ngại khi số lượng thanh thiếu niên sử dụng TikTok ngày càng nhiều, tệ hơn là bắt
chước những trend, thách thức nguy hiểm và độc hại như thử thách “mì ăn liền”. Không
chỉ dừng lại ở đó, thông qua bài báo cáo này, người đọc còn thể hiểu rõ hơn về ảnh
hưởng tiêu cực của việc lướt TikTok đến với tâm lý và hành vi của thanh thiếu niên, biết
được nguyên nhân tại sao “Khi lướt TikTok lại không thể dừng lại được” và từ đó đề
xuất dành cho phía gia đình và nhà phát hành để hạn chế tối đa những ảnh hướng xấu
đến tâm lý, sức khỏe và hành vi của thanh thiếu niên hiện nay.

Báo cáo cuối kỳ môn Tâm lý học – Khái niệm và Ứng dụng iii
Trường Đại Học Hoa Sen
MỤC LỤC
LỜI CAM KẾT ............................................................................................................... i

LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................ ii

TRÍCH YẾU .................................................................................................................. iii

MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ...................................................................................... v

DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ ........................................................................... viii

1. Một số khái niệm liên quan đến nghiên cứu ........................................................... 1

1.1. Định nghĩa thanh thiếu niên ............................................................................. 1

1.2. Định nghĩa mạng xã hội ................................................................................... 1

1.3. Sự lôi cuốn của mạng xã hội đối với người dùng............................................. 2

1.4. TikTok là gì ? Cách hoạt động và ảnh hưởng của TikTok đến người dùng ? .. 2

2. Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 3

2.1. Đặt vấn đề ......................................................................................................... 3

2.2. Thực trạng bị lôi cuốn bởi ứng dụng TikTok của thanh thiếu niên hiện nay ... 4

2.3. Ảnh hưởng của ứng dụng đối với thanh thiếu niên .......................................... 6

2.3.1. Sức khỏe sinh lý ................................................................................................ 6

2.3.2. Sức khỏe tâm thần ............................................................................................. 7

3. Nguyên nhân ........................................................................................................... 7

4. Giải pháp ................................................................................................................. 9

4.1. Về phía cơ quan quản lý và nhà phát hành ứng dụng .................................... 10

4.2. Về phía gia đình .............................................................................................. 10

4.3. Về phía người dùng ........................................................................................ 10

KẾT LUẬN .................................................................................................................


viii

TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. ix

NHẬN XÉT GIẢNG VIÊN .......................................................................................... xi

Báo cáo cuối kỳ môn Tâm lý học – Khái niệm và Ứng dụng iv
Trường Đại Học Hoa Sen
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
 Lý do chọn đề tài
Do sự phát triển vượt bật của các thiết bị di động đã kéo theo nhu cầu giải trí của
con người ngày càng tăng cao. Cũng chính vì thế, các nhà phát triển liên tục cải tiến các
chức năng ứng dụng của mình nhằm đáp ứng nhu cầu của mỗi người, đồng thời cũng
cho ra đời nhiều ứng dụng mạng xã hội giải trí mới ví dụ như TikTok, Tinder,… Tuy
nhiên điều đó cũng đã ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý người dùng.
Hiện nay trên thế giới, hầu hết các bạn trẻ ở mọi độ tuổi từ nhỏ đến lớn đều ít nhiều
biết đến và sử dụng TikTok. Đây là một nền tảng ứng dụng về âm nhạc và mạng xã hội
cực kỳ phổ biến ở trên khắp thị trường thế giới. Dù vậy do việc phủ sóng của ứng dụng
giải trí này ngày càng lớn mạnh đã tác động phần nào đó đến tâm lý, hành động của
thanh thiếu niên ngày nay. Chính vì vậy, nhóm chúng tôi lưa chọn để tài này nhằm có
thể tìm hiểu cũng như phân tích kỹ thêm để có một cách nhìn chính xác và rõ nhất.
 Mục đích nghiên cứu:
Việc lựa chọn chủ đề này cho bài báo cáo của nhóm vì chúng tôi mong muốn được
hiểu rõ, phân tích kỹ càng về mức độ ảnh hưởng của TikTok hiện nay đến với đối tượng
là thanh thiếu niên. Và từ đó rút ra được thêm nhiều bài học và cũng như đưa ra được
một số đề xuất các cách giải quyết cho thực trạng này.
 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của nhóm trong bài báo cáo này là các thanh thiếu niên ở
khắp thế giới.
 Phương pháp nghiên cứu:
Nhằm có thể hiểu rõ về mức độ ảnh hưởng của TikTok đối với thanh thiếu niên thì
nhóm chúng tôi đã tiến hành tìm kiếm cũng như tổng hợp các tài liệu trước đây. Trong
bài báo cáo này, nhóm chúng tôi đã đề cập đến nhiều quan điểm của nhiều tác giả có
liên quan đến sự ảnh hưởng của TikTok đến tâm lý của những thanh thiếu niên, cũng
như có thể làm rõ và củng cố những luận điểm được nhắc tới.
Thông qua việc tìm kiếm các từ khóa như “Mạng xã hội”, “Nền tảng âm nhạc” hay
“Viral, Trend” trên các Website tìm kiếm thông tin như Google Scholar, Yahoo,.. thì
cho ra rất nhiều kết quả liên quan đến TikTok, với các tài liệu được thu thập và tìm kiếm
thì nhóm đã xem xét và lựa chọn những tài liệu phù hợp với các tiêu chí mà nhóm đã đề

Báo cáo cuối kỳ môn Tâm lý học – Khái niệm và Ứng dụng v
Trường Đại Học Hoa Sen
ra cũng như hầu hết các tài liệu được xuất bản trong khoảng thời gian từ 3 – 4 năm trở
lại đây.
 Phân công công việc:
Bảng 1: Bảng phân công công việc
Họ và tên MSSV Công việc được giao Đóng
góp

Nguyễn Phương 2184424 - Một số khái niệm liên quan 100%


Uyên đến nghiên cứu: định nghĩa
mạng xã hội.
- Sự lôi cuốn của mạng xã hội
đối với người dùng.
-
Tiktok là gì? Cách hoạt động
và ảnh hưởng của Tiktok đến
người dùng.
-
Kết luận + Làm Powerpoint
phần cá nhân.
Nguyễn Ngọc 2181611 - Một số khái niệm liên quan 100%
Hoàng Ân đến nghiên cứu: định nghĩa
thanh thiếu niên.
- Trích yếu + Tổng hợp bài.
- Làm Powerpoint phần cá
nhân.

Lâm Khôi 2180533 - Nội dụng nghiên cứu: Ảnh 100%


Nguyên hưởng của ứng dụng đến sức
khỏe, tâm lý của thanh thiếu
niên
- Viết lời cảm ơn.
- Làm Powerpoint phần cá
nhân.

Báo cáo cuối kỳ môn Tâm lý học – Khái niệm và Ứng dụng vi
Trường Đại Học Hoa Sen
Nguyễn Trung 2185553 - Đặt vấn đề 100%
Anh - Nội dung nghiên cứu: Thực
trạng bị lôi cuốn bởi ứng dụng

Tiktok của thanh thiếu niên


hiện nay.

- Làm Powerpoint phần cá


nhân.

Trương Nguyệt 2193765 - Giải pháp: Về phía cơ quan 100%


Nhi quản lý và nhà phát hành ứng
dụng.
- Về phía gia đình.
- Làm Powerpoint phần cá
nhân.

Hà Phi Long 2183084 - Tổng quan nghiên cứu: Lý do, 100%


mục đích, đối tượng và
phương pháp nghiên cứu.
- Làm Powerpoint phần cá nhân.

Nguyễn Trúc 2184508 - Nguyên nhân 100%


Khang - Làm Powerpoint phần cá
nhân.

 Kế hoạch thực hiện báo cáo


Bảng 2: Bảng kế hoạch thực hiện báo cáo
Buổi Tên công việc thực SV thực hiện Ghi chú
1,2,3 Chia nhóm, chọn đề tài Cả nhóm Điền vào danh sách đăng
ký đề tài
4,5 Tìm kiếm tài liệu Cả nhóm
6,7 Thực hiện nội dung Cả nhóm
8 Hoàn chỉnh báo cáo Nhóm trưởng

Báo cáo cuối kỳ môn Tâm lý học – Khái niệm và Ứng dụng vii
Trường Đại Học Hoa Sen
DANH MỤC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ
Bảng 1: Bảng phân công công việc................................................................................vi

Bảng 2: Bảng kế hoạch thực hiện báo cáo ...................................................................vii

Biểu đồ 1: Biểu đồ cột thể hiện số lượng người trên thế giới sử dụng smarphone giai

đoạn 2016 đến 2021 .........................................................................................................4

Báo cáo cuối kỳ môn Tâm lý học – Khái niệm và Ứng dụng viii
Trường Đại Học Hoa Sen
1. Một số khái niệm liên quan đến nghiên cứu

1.1. Định nghĩa thanh thiếu niên

Theo từ điển Oxford Learner’s thì thanh thiếu niên (Tiếng Anh: Teenager) là người
có độ tuổi từ mười ba đến mười chín tuổi. Còn đối với WHO (Tổ chức y tế thế giới), họ
định nghĩa thanh thiếu niên là một giai đoạn phát triển về cơ địa, cấu trúc sinh lý và là
sự thay đổi của một số đặc điểm từ một đứa trẻ thành một người lớn (trưởng thành).

Theo Sharon Levy, một học vị trong chuyên ngành y khoa thuộc trường đại học
Harvard cho biết, “Thanh thiếu niên là lứa tuổi phát triển tính tự lập” (Sharon Levy.,
2017). Thanh thiếu niên thường thực hiện tính độc lập của mình bằng cách đặt câu hỏi
về các quy tắc của cha mẹ và khi nào cần phá vỡ các quy tắc. Những quyết định sai lầm
của bậc cha mẹ với mức độ sai phạm cần có sự can thiệp của chuyên gia. Ở độ tuổi này,
sẽ dễ xuất hiện các dấu hiệu cảnh báo về hành vi gây rối là các đặc điểm xấu đi, bao
gồm học lực kém và bỏ nhà đi. Trọng tâm là những người trẻ tuổi có thể gây thương
tích nghiêm trọng hoặc sử dụng vũ khí nguy hiểm để đánh nhau.

Bởi vì trẻ vị thành niên độc lập và năng động hơn nhiều so với trẻ nhỏ, chúng
thường nằm ngoài tầm kiểm soát trực tiếp của người lớn. Trong những trường hợp này,
hành vi của thanh niên phụ thuộc vào hành vi và đạo đức của chính thanh niên đó. Cha
mẹ nên đưa ra lời khuyên hướng dẫn thay vì kiểm soát trực tiếp trẻ vị thành niên, như
vậy trẻ sẽ cảm thấy ấm lòng và được gia đình hỗ trợ, ít có hành vi nguy cơ hơn, trong
khi những người trưởng thành mà cha mẹ đặt cho con cái kỳ vọng hành vi rõ ràng thường
thể hiện sự kiềm chế và giám sát liên tục.

1.2. Định nghĩa mạng xã hội

Mạng xã hội là một thuật ngữ dùng để nêu lên việc kết nối với nhau không chỉ ở
việc giao tiếp trực tiếp mà còn tiến sang các hình thức giao tiếp khác. Với sự tiến bộ của
khoa học kỹ thuật hiện đại ngày nay như wifi, 4G có ở mọi nơi chỉ cần kết nối qua điện
thoại, máy tính thì việc giao tiếp trực tiếp đang được dần thay thế thông qua các phương
tiện trên. Sự ra đời của các trang mạng xã hội (MXH) ngày nay như Facebook,
Instagram, Zalo, Twitter,... đã giúp làm khẳng định thêm thế mạnh của việc giao tiếp
trực tuyến ngày nay (Trần Thị Minh Đức & Bùi Thị Hồng Thái., 2014).
Báo cáo cuối kỳ môn Tâm lý học – Khái niệm và Ứng dụng 1
Trường Đại Học Hoa Sen
1.3. Sự lôi cuốn của mạng xã hội đối với người dùng

Mạng xã hội mang đến nhiều cơ hội cho những người trẻ tuổi vượt qua các giới
hạn ở thế giới thưc chạm đến các ngưỡng vô hạn của không gian ảo, nơi họ có thể làm
được tất cả mọi thứ mà không bị hạn chế. Thanh thiếu niên là những đối tượng dễ bị lôi
cuốn nhất vào những thế giới ảo từ mạng xã hội. Dựa vào mức độ lôi cuốn nghiêm trọng
của mạng xã hội đến thanh thiếu niên hiện nay thì nó đang được xem xét trở thành một
hội chứng tâm lý trên toàn thế giới.
Khái niệm về việc “nghiện” thường được đề cập kèm với các chất gây nghiện như
các chất ảnh hưởng đến hệ thần kinh hoặc rượu bia, nhưng hiện tại việc không thể cưỡng
lại hay dừng lại việc lướt hay truy cập một nền tảng mạng xã hội nào đó cũng có thể
được xem là việc nghiện (Harris, P., Nagy, S., & Vardaxis, N., 2014).
Việc thường xuyên tham gia các trang mạng xã hội cũng góp phần làm gia tăng
hội chứng nghiện mạng xã hội. Theo thống kê được thực hiện bởi các sinh viên của
trường đại học Central University of South Bihar, Gaya, India và hơn 200 sinh viên đến
từ School of Education and School of Law&Governance thì có đến 41% là nữ và 59%
là nam, hầu hết họ đều là những đối tượng sử dụng Facebook và WhatsApp. Theo kết
quả từ khảo sát, hầu hết các đối tượng đều đã và đang bị nghiện mạng xã hội. Việc
nghiện mạng xã hội không ảnh hưởng đáng kể trên cơ sở giới tính, nhưng tỉ lệ nam sinh
có xu hướng cao hơn. Cùng với đó là do sự phát triển Internet, sinh viên ở vùng thành
thị có xu hướng bị mạng xã hội hấp dẫn hơn là sinh viên ở các tỉnh nhỏ (Ravi Kant.,
2020).

1.4. TikTok là gì ? Cách hoạt động và ảnh hưởng của TikTok đến người
dung ?
Xuất hiện vào năm 2017, TikTok được ByteDance, nhà phát triển dịch vụ mạng xã
hội chia sẻ video Douyin đến từ Trung Quốc, mua lại quyền sở hữu ứng dụng Musical.ly
của Mỹ và đổi tên thành TikTok như hiện nay. TikTok là một sản phẩm ứng dụng cho
phép người dùng có thể tạo, chỉnh sửa video bằng chính sản phẩm âm thanh của họ, âm
thanh từ các video khác trên ứng dụng TikTok hoặc thậm chí là từ các video ca nhạc nổi
tiếng trong vòng 60 giây và hiện tại ứng dụng đã có thể cho người dùng đăng tải đến 3
phút cho một video (Wadhwa, Amla, & Salkever., 2020).

Báo cáo cuối kỳ môn Tâm lý học – Khái niệm và Ứng dụng 2
Trường Đại Học Hoa Sen
Như các trang mạng xã hội khác, TikTok sử dụng một thuật toán AI để có thể xác
định được video nào sẽ được gợi ý cho người dùng dựa trên nhân khẩu học của họ, các
video mà họ đã nhấn “like” hoặc “comment” trong các khoản thời gian. Thuật toán này
sẽ được chạy trong mục “For You” để phục vụ cho từng tài khoản khác nhau (Wadhwa
et al., 2020).
TikTok không chỉ là công cụ giúp người dùng giải trí mà còn cho phép người dùng
tự do sáng tạo và tương tác với các nhà sáng tạo. Một điệu nhảy đơn giản có thể được
sáng tạo từ một bài hát và trở thành một xu hướng vì hàng ngàn người dùng đã đổ xô
“recreate”, “duet”. Mọi vấn đề mà người dùng quan tâm đều có khả năng tìm thấy trên
TikTok miễn là nó tuân theo các nguyên tắc của ứng dụng.
Lên đến 800 triệu người dùng truy cập hoạt động trên khắp thế giới, TikTok đã thu
hút người dùng không chỉ ở nơi bắt đầu là khu vực Châu Á mà thậm chí là khắp nơi trên
toàn cầu, mang đến cho các doanh nghiệp các cơ hội cộng tác với những người có sức
ảnh hưởng đến từ 155 quốc gia (Oberlo, 2020). Vào tháng 4 năm 2020, ứng dụng đã đạt
hơn hai tỷ lượt tải xuống trên App Store và Google Play (Sensor Tower., 2020). Tính
riêng tại Hoa Kỳ, TikTok đã có được 100 triệu người dùng truy cập hàng tháng, với 62%
người dùng ở độ tuổi từ 10 đến 29 tuổi. Theo nghiên cứu, TikTok dường như có tỷ lệ
nam giới sử dụng nhiều hơn trên toàn cầu, với 53% là nam và 47% là nữ (Iqbal., 2020).

2. Nội dung nghiên cứu


2.1. Đặt vấn đề

Ngày nay, công nghệ thông tin chính là chiếc chìa khóa giúp cho cuộc sống của
con người ngày càng văn minh và hiện đại. Chúng ta có thể mua hàng trực tuyến trên
internet, có thể học tập, giải trí hay giao lưu với bất kì ai thông qua ứng dụng, nền tảng
mạng xã hội qua thiết bị thông minh. Trên thực tế, số lượng người sử dụng smartphone
trên thế giới được thống kê vào năm 2020 kể từ đầu tháng 1 rơi vào khoảng 5,643 tỷ
người (S. O’Dea., 2021) cho thấy smartphone đã được tiếp cận bởi 2/3 dân số thế giới
và ngày càng phổ biến theo thời gian. (Biểu đồ 1)

Báo cáo cuối kỳ môn Tâm lý học – Khái niệm và Ứng dụng 3
Trường Đại Học Hoa Sen
Biểu đồ 1: Biểu đồ cột thể hiện số lượng người trên thế giới sử dụng smarphone
giai đoạn 2016 đến 2021

(Nguồn: Smartphone users 2026 | Statista)

Tuy nhiên, những tiện ích mà công nghệ mang lại cũng giống như con dao hai lưỡi,
khiến con người ngày càng trở nên phụ thuộc và không kiểm soát được hành vi sử dụng
của mình. Điển hình như Tiktok - một trong những nền tảng giải trí tích hợp mạng xã
hội có độ phủ sóng rộng khắp thế giới, đã trở thành “liều thuốc phiện công nghệ” hay
còn được gọi là “digital cocaine” của thanh thiếu niên. Nhờ vào những video ngắn có
chứa nhiều thông tin mang tính giải trí và nội dung hữu ích được cá nhân hóa bằng các
thuật toán của nhà phát triển. Chính vì sức hấp dẫn đó đã dần đến sự mất kiểm soát hành
vi sử dụng của người dùng, đặc biệt là ở độ tuổi thanh thiếu niên. Từ đó thực trạng thanh
thiếu niên bị Tiktok lôi cuốn đã trở thành mối quan tâm hàng đầu của các bậc phụ huynh,
nhà trường và xã hội ở thời điểm hiện tại.

2.2. Thực trạng bị lôi cuốn bởi ứng dụng TikTok của thanh thiếu niên hiện
nay
Tiktok là một nền tảng miễn phí, dễ dùng, đặc biệt các nội dung ngày càng đa dạng
và tối ưu cho người dùng nên càng dành nhiều thời gian cho Tiktok thì càng dễ dàng bị

Báo cáo cuối kỳ môn Tâm lý học – Khái niệm và Ứng dụng 4
Trường Đại Học Hoa Sen
nó gây nghiện. Các chính sách của Tiktok đã tạo cơ hội kiếm tiền, danh tiếng không chỉ
cho người tạo nội dung bằng cách quay video và thực hiện lại các trend theo chất riêng
của mình. Qua đó, người dùng tham gia nhiều hơn và đầu tư thời gian của mình vào
TikTok. Chính vì thế ở độ tuổi thanh thiếu niên thì hiện tượng nghiện Tiktok sẽ dễ dàng
phát triển nhanh và khó có thể kiểm soát.

Dựa vào thống kê của Anne Freer, 95% thanh thiếu niên sở hữu điện thoại thông
minh, họ dành trung bình 4 giờ 15 phút mỗi ngày trên thiết bị di động (Anne Freer.,
2019). Bởi vì thiếu niên là nhóm đối tượng được tiếp cận với smartphone từ sớm nên
thời gian sử dụng điện thoại của họ có xu hướng tăng dần theo thời gian. Vào năm 2019,
41% người dùng TikTok là từ 16 đến 24 trong tổng số 800 triệu người dùng, thời gian
hoạt động trên Tiktok của nhóm đối tượng này trung bình 52 phút hằng ngày và cứ 9
trên 10 người sẽ sử dụng Tiktok như một thói quen không thể thiếu (Globalwebindex.,
2019). Thiếu niên là đối tượng tích cực quảng bá ứng dụng cho bạn bè người thân của
mình và kể từ khi biết đến Tiktok thì họ đã rơi vào cái bẫy tâm lý mà nhà phát triển đã
dựng sẵn. Nói một cách đơn giản, sự hấp dẫn của TikTok đối với thế hệ trẻ có thể là do
quyết định ban đầu của các nhà thiết kế ứng dụng là nhắm mục tiêu đến đối tượng là
người dưới 18 tuổi làm nhân khẩu học mục tiêu của họ. Bởi vì họ biết đối tượng mục
tiêu của họ ngay từ đầu, họ có thể hiểu thói quen và sở thích của họ, điều này dẫn đến
việc thiết kế một ứng dụng mạng xã hội cung cấp cho khán giả chính xác những gì họ
mong muốn. Cụ thể là qua thống kê của Oberlo phân tích, cho thấy số lượt xem hằng
ngày các video trên Tiktok lên đến một triệu và nền tảng này hiện đã có mặt tại 155 quốc
gia nên các thanh thiếu niên trên thế giới sẽ dễ dàng tiếp cận Tiktok qua điện thoại của
mình. (Thomas J Law., 2021)

Qua những con số được thống kê ở trên cho thấy mức độ ảnh hưởng của Tiktok
đến thói quen sinh hoạt của đối tượng thanh thiếu niên. Thời gian trung bình nhóm đối
tượng này cho dành việc sử dụng ứng dụng Tiktok chiếm 1/4 thời gian trong ngày. Từ
đó chúng ta có thể nhận thấy nếu như không có biện pháp cụ thể để ngăn ngừa thì Tiktok
sẽ ảnh hưởng tới quá trình học tập, sinh hoạt của thiếu niên và dẫn đến các chứng bệnh
tâm lý khác. Thực trạng này nếu không được kiểm soát thì sẽ khiến cho lớp trẻ sử dụng
thời gian của mình để lướt trên chiếc điện thoại một cách không kiểm soát. Đây chính

Báo cáo cuối kỳ môn Tâm lý học – Khái niệm và Ứng dụng 5
Trường Đại Học Hoa Sen
là một mối nguy khi ứng dụng được tạo ra bởi con người lại có thể biến thế hệ trẻ của
họ trở nên lệ thuộc vào nó.

2.3. Ảnh hưởng của ứng dụng đối với thanh thiếu niên
2.3.1. Sức khỏe sinh lý
Theo nghiên cứu của bài báo “Ảnh hưởng và những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng
mạng xã hội Tiktok” trên Bộ Thông Tin Và Truyền Thông, Đối tượng sử dụng của
Tiktok chủ yếu là giới trẻ (từ 16 đến 24 tuổi), với 55,6% người dùng nam và 44,4%
người dùng nữ; 90% người dùng kiểm tra ứng dụng thường xuyên, 68% xem video của
người khác và 55% đăng video của chính họ. Người dùng dành trung bình 52 phút mỗi
ngày để tạo, chia sẻ và xem video và họ xem hơn 1% tổng số video. Có thể thấy được
những đối tượng sử dụng Tiktok là các thanh thiếu niên trong độ tuổi còn là học sinh,
sinh viên. Do đó sự tác động đến sức khỏe là rất lớn.

Việc tiếp xúc với điện thoại, laptop, tv để sử dụng các mạng xã hội khác nói chung
và TikTok nói riêng là rất có hại đến sức khỏe, đặc biệt là đôi mắt. Theo một nghiên cứu
mới nhất của GigaOm và các bác sĩ cho biết, Số lượng người trẻ tuổi mắc các bệnh về
võng mạc do căng thẳng đang gia tăng, có thể dẫn đến nhiều vấn đề về mắt, bao gồm cả
thoái hóa điểm vàng. Các trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến mù lòa. Hơn nữa,
việc tiếp xúc với ánh sáng xanh vào ban đêm sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm độc võng mạc.

Có thể thấy rằng, tác động đến sức khỏe là rất lớn với mắt, ngoài ra sử dụng mạng
xã hội liên tục sẽ gây ra hiện tượng mất ngủ trầm trọng. Trong cùng báo cáo của GigaOm,
ánh sáng xanh nhân tạo phát ra từ màn hình điện thoại thông minh có thể làm gián đoạn
chu kỳ ngủ của một người. Trước đây đã có bằng chứng khoa học cho thấy ánh sáng
xanh có ảnh hưởng đến việc tạo ra melatonin của cơ thể, một loại hormone gây buồn
ngủ. Theo Hiệp hội Hóa học Hoa Kỳ, ánh sáng xanh đánh lừa cơ thể bạn tin rằng trời đã
sáng, làm gián đoạn chu kỳ sinh học của bạn và khiến bạn khó đi vào giấc ngủ. Và theo
bài báo của VinMec mất ngủ có thê gây ra khả năng miễn dịch suy yếu: nếu bạn bị cúm
thường xuyên, có thể là do bạn gặp vấn đề về giấc ngủ. Thiếu ngủ trong thời gian dài có
thể ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, khiến bạn kém khả năng chống lại các tác nhân
gây bệnh. Thiếu ngủ làm giảm hoạt động của tế bào tiêu diệt tự nhiên và làm tăng nguy
cơ ung thư đại trực tràng lên 36%. (Kryzhov., 2014)
Báo cáo cuối kỳ môn Tâm lý học – Khái niệm và Ứng dụng 6
Trường Đại Học Hoa Sen
2.3.2. Sức khỏe tâm thần
Việc sử dụng mạng xã hội quá nhiều sẽ gây ra rất nhiều bệnh về tâm lý, tâm thần,
tác động rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Bài nghiên cứu của UNICEF, ngày 20 tháng
10 năm 2021 về những ảnh hưởng xấu của mạng xã hội tác động đến tâm thần của thanh
thiếu niên cho biết sử dụng các mạng xã hội nói chung và TikTok nói riêng có thể gia
tăng sự cô đơn mặc dù với một "like" có thể giúp giảm bớt sự cô đơn tạm thời, nhưng
nó không thể thay thế hoàn toàn sự tương tác xã hội. Khi thanh thiếu niên cô đơn sử
dụng mạng xã hội để bù đắp cho sự thiếu hụt các kỹ năng xã hội của họ trong cuộc sống
thực, họ có khả năng trở nên cô đơn hơn về lâu dài. Sự hài lòng và hạnh phúc cá nhân
sâu sắc và lâu dài mà chúng ta đạt được thông qua giao tiếp trực tiếp, bằng lời nói và
không lời là nguồn gốc của sự hài lòng và hạnh phúc cá nhân sâu sắc và lâu dài. Giao
tiếp mặt đối mặt thiết lập nhiều kết nối quan trọng hơn thông qua ngôn ngữ cơ thể và
tiếp xúc gần gũi hơn là biểu tượng cảm xúc hoặc nhận xét "LOL". và biểu hiện trên
khuôn mặt, cũng như hiểu được cảm xúc thông qua giọng điệu và sắc thái - tất cả đều
ngày càng trở nên hiếm hoi trong thời đại kỹ thuật số.

Sử dụng mạng xã hội quá nhiều sẽ tác động đến lối sống và suy nghĩ của người
dùng, họ sẽ có xu hướng thường xuyên so sánh bản thân với người khác hơn và gây ra
các tình trạng bắt nạt trực tuyến. Đã có rất nhiều ca sĩ, diễn viên nổi tiếng đã tự tử vì bị
dân mạng “ném đá”, tẩy chay, ảnh hưởng đến tâm lý và đời sống một cách tròng trọng.
Theo UNICEF bạo lực diễn ra trong không gian mạng, nhưng nó có tác động trong thế
giới thực. Theo nghiên cứu, các nạn nhân của bắt nạt trên mạng thường dễ dẫn đến uống
rượu, ma túy và trốn học hơn những đứa trẻ khác. Họ cũng có nhiều khả năng bị điểm
kém, có lòng tự trọng thấp và bị các vấn đề về sức khỏe. Bắt nạt trực tuyến có thể dẫn
đến tự tử trong những trường hợp cực đoan. (Henry Fersko., 2021).

3. Nguyên nhân
3.1. Tiktok và tính hấp dẫn
Không còn xa lạ với mọi người Tiktok đã trở thành mạng xã hội nổi tiếng nhất
từng xuất hiện trên thế giới, khi mới được phát hành Tiktok đã được ưu ái và có lượt tải
chóng mặt vượt qua các trang mạng xã hội “tiền bối” như Twitter hay cả Facebook với
hình ảnh cùng với hiệu ứng vô cùng bắt mắt đã là yếu tố vô cùng nổi bật để đưa Tiktok

Báo cáo cuối kỳ môn Tâm lý học – Khái niệm và Ứng dụng 7
Trường Đại Học Hoa Sen
trở thành “hot pick” đặt biệt là với giới trẻ hiện nay. Cũng từ đó xuất hiện những Tiktoker
mang tầm ảnh hưởng cùng với sự hấp dẫn thêm gấp bội cho ứng dụng này, ngoài ra với
mức độ cập nhật hiệu ứng hình ảnh vô cùng sống động và dễ thương cũng đã trở thành
một thành phần không thể thiếu trong lĩnh vực giải trí của giới trẻ hiện nay. Cùng với
những xu hướng thịnh hành và luôn luôn được cập nhật khiến cho sự tò mò cũng như là
mức độ hiếu kì của thanh thiếu niên được tăng một cách mạnh mẽ nhất. (Thủy Kiều.,
2021)

Không chỉ như vậy đối với những thanh thiếu niên có nhu cầu tìm tòi học hỏi và
cập nhật thông tin nóng hổi hàng ngày thì tiktok cũng là một sự lựa chọn không tồi, vì
chính đây cũng là nơi mà được các tờ báo lớn đưa tin và cập nhật tin tức một cách nhanh
chóng nhất. (Thủy Kiều., 2021)

Điểm nổi bật nhất của tiktok và cũng là điểm nhấn của mạng xã hội này đó chính
là người dùng có thể lướt để xem những video chia sẽ 1 cách ngẫu nhiên nhất điều này
vô tình trở thành yếu tố gây nghiện của mạng xã hội tiktok đối với giới trẻ, vì nó kích
thích độ hấp dẫn cũng như gây thêm nhiều yếu tố bất ngờ khiến cho giới. Đây là những
yếu tố vô cùng hấp dẫn khiến cho những thanh thiếu niên không thể nào rời mắt khỏi
tiktok được. (Thủy Kiều., 2021)

3.2. Dễ dàng tiếp cận với GenZ


GenZ luôn được biết đến với là thế hệ trẻ có tốc độ cập nhật công nghệ 4.0 nhanh
nhất từ trước đến nay, vì được sinh ra trong thời đại công nghệ và mạng phát triển 4.0
và tiếp cận với công nghệ ngay từ rất sớm. Nên những người thuộc thế hệ GenZ được
trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về thời đại số hóa từ rất sớm. Chính vì thế tốc
độ tiếp cận đối với tiktok cũng là quá dễ dàng đối với những công dân GenZ. Sau khi đã
thành thạo được nó, GenZ thường có thói quen phát triển chính vì thế đã có không ít
những thanh thiếu niên đã cố gắng hết sức để phát triển ra những thứ mới lạ hay không
ngừng đóng góp những tiện ích mới cho tiktok. (Cersei., 2021)

3.3. Là nơi kiếm tiền lý tưởng và hấp dẫn:


TikToker với một số lượng lớn người theo dõi có thể kiếm được từ 200 đến 5.000
đô la Mỹ mỗi tháng, tùy thuộc vào quy mô người theo dõi của nó. Những người không
có hơn 100.000 người theo dõi sẽ không kiếm tiền, và những người có hơn 1 triệu sẽ
Báo cáo cuối kỳ môn Tâm lý học – Khái niệm và Ứng dụng 8
Trường Đại Học Hoa Sen
kiếm được nhiều nhất. Phạm vi doanh thu của TikTok sẽ thay đổi dựa trên nhiều yếu tố,
bao gồm cả vị trí và số lượt xem. TikTok là các video ngắn 15 giây mà người dùng có
thể tạo và chia sẻ. TikToker - người tạo ra nội dung thú vị (thường bao gồm khiêu vũ và
âm nhạc), thường nhận được mức độ tương tác cao nhất. Tuy nhiên, TikTok không chỉ
là một ứng dụng khiêu vũ và âm nhạc, có những tài khoản tập trung vào các chủ đề khác
nhau, bao gồm cả tài chính cá nhân (Cynthia Bowman., 2021).

Các siêu sao TikTok sử dụng chúng để được trả tiền để quảng cáo các công ty khác
và bán sản phẩm của họ. Tất cả phụ thuộc vào mức độ nổi tiếng của bạn và khán giả của
bạn là ai. Trung tâm Tiếp thị Người ảnh hưởng có một công cụ ước tính thu nhập có thể
ước tính thu nhập của bạn trên TikTok. Theo họ, những video mang thương hiệu của
TikToker có thể kiếm được từ 200 USD đến 20.000 USD. Thu nhập phụ thuộc vào số
lượng người hâm mộ TikTok bạn có và tỷ lệ tham gia của bạn, có nghĩa là tần suất người
dùng tương tác với tài khoản của bạn cũng như thích và bình luận về các video ngắn của
bạn. (Cynthia Bowman.,2021)

Dựa vào số liệu trên việc kiếm tiền trên Tiktok là việc kiếm tiền có thu nhập cao,
nếu như mọi người có đầu tư chất xám vào những video của mình, đây cũng dần trở
thành công việc được xếp đầu trong danh sách công việc mà các GenZ nói riêng và các
thanh thiếu niên nói chung, chính vì thế những thanh niên luôn cắm mặt vào tiktok để
quay video hay thậm chí là xem tiktok liên tục để nhận định và đánh giá những Trending
để có thể thực hiện được công việc kiếm tiền vừa hấp dẫn giải trí vừa mang theo được
cái đam mê của bản thân mình (Cynthia Bowman., 2021).

4. Giải pháp
Tiktok với độ phủ sóng lớn tiếp cận được với nhiều người dùng với nhiều lứa tuổi
khác nhau. Như vậy sức ảnh hưởng và nội dung tuyên truyền của Tiktok là vô cùng
mạnh. Nhưng bên cạnh những nội dung về tin tức hay giải trí, nghệ thuật thì Tiktok cũng
có những mặt trái vô cùng nguy hiểm chứa đựng những nội dung xấu với nhiều video
mang tính chất nhạy cảm như các chất cấm, tình dục, bạo hành động vật cùng với nhiều
thông điệp gây nguy hiểm đến người dùng, một số trường hợp còn mang tính chất lừa
đảo, bắt nạt, và tuyên truyền những nội dung sai lệch. Vì thế chúng ta cần đưa ra những
giải pháp để ngăn chặn và giúp Tiktok trở thành một môi trường lành mạnh hơn.
Báo cáo cuối kỳ môn Tâm lý học – Khái niệm và Ứng dụng 9
Trường Đại Học Hoa Sen
4.1. Về phía cơ quan quản lý và nhà phát hành ứng dụng
Phía cơ quan quản lý và nhà phát hành ứng dụng nên xác nhận thông tin độ tuổi
của người dùng khi tham gia đăng ký tài khoản. Ngoài ra, Tiktok nên có những chế độ,
giới hạn nội dung phù hợp cho từng lứa tuổi khác nhau. Cơ quan quản lý cũng cần
nghiêm ngặt hơn về những video nội dung thông tin mà người dùng đăng tải. Đối với
những video mang tính chất nhạy cảm ảnh hưởng xấu thì Tiktok nên xét duyệt cũng như
giảm tương tác và lượt theo dõi, lượt xem của các tài khoản đó.

4.2. Về phía gia đình


Đối với những em với độ tuổi còn quá nhỏ thì gia đình nên hướng các em tới một
thứ khác phù hợp hơn như disney plus, netflix for kids… để có thể kiểm soát được nội
dung mà các em xem và cũng an tâm hơn khi sử dụng Tiktok. Đối với những em có độ
tuổi lớn hơn thì gia đình nên kiểm soát hoặc xem cùng con mình để tránh những nội
dung không phù hợp. Bậc phụ huynh nên nói cho con em mình hiểu rõ về mặt kiến thức
để nhận biết được đâu là nội dung xấu, để con em mình có thể tự ý thức được và ít bị
ảnh hưởng nhưng vẫn học hỏi được rất nhiều mặt tốt từ Tiktok. Nên khuyến khích các
em chỉ sử dụng Tiktok với mục đích giải trí, không nên sử dụng quá nhiều trong một
ngày, dành thời gian tham gia các hoạt động khác để tránh bị phụ thuộc hoặc nghiện
xem Tiktok.

4.3. Về phía người dùng


Chỉ nên lan truyền những nội dung mang hướng tích cực, sáng tạo và giải trí. Cân
nhắc kỹ nội dung trước khi đăng tải vì Tiktok là một môi trường khá rộng có thể chạm
đến được nhiều người xem bao gồm các em nhỏ. Không nên ủng hộ, theo dõi hoặc làm
tăng tương tác những video mang tính chất phản cảm, thô tục, mang content xấu. Chúng
ta nên sử dụng những từ ngữ văn minh, phù hợp khi đăng tải hoặc bình luận. Bên cạnh
đó, chúng ta nên tố cáo những tài khoản tiêu cực, phản cảm mang nội dung sai lệch với
cơ quan quản lý để loại được những thành phần xấu trên Tiktok và giúp Tiktok trở thành
một môi trường tốt, lành mạnh và đáng học hỏi hơn.

Báo cáo cuối kỳ môn Tâm lý học – Khái niệm và Ứng dụng 10
Trường Đại Học Hoa Sen
KẾT LUẬN
Ngày nay khi sự phát triển của công nghệ thông tin thì sự ra đời liên tục của các
ứng dụng giải trí không ngừng được phát triển nên việc thanh thiếu niên được tiếp xúc
với các nền tảng xã hội ấy là điều không thể tránh khỏi. Từ những nghiên cứu đã được
tìm hiểu, chúng tôi nhận ra rằng việc tiếp xúc liên tục không ngừng nghỉ với ứng dụng
Tiktok cũng có thể gây ra các tiêu cực đến tâm lý cũng như sức khỏe của thanh thiếu
niên.
Cũng như thí nghiệm Skinner box nghiên cứu về hành vi ở động vật, một vài
Skinner box sẽ cài đặt sẵn một mức độ lực nào đó và khi vật thí nghiệm đạp đúng mức
thì thức ăn mới được thả vào. Và cũng có nhiều lúc khi chưa đạp được đến mức độ đã
được cài đặt sẵn thì sẽ chẳng có thức ăn nào rơi ra cả. Điều đó cũng như khi người dùng
lướt Tiktok, họ lướt liên tục trên ứng dụng chỉ vì tìm kiếm một điều gì đó mà bản thân
họ hứng thú hay một video nào đó phù hợp với họ nhưng đôi lúc điều đó không xảy ra
liền và họ sẽ cứ tiếp tục lướt trên Tiktok mà không để ý đến thời gian. Từ vấn đề đó sẽ
gây ảnh hưởng về mặt tâm lý như lối sống và suy nghĩ đồng thời cũng gây không ít về
mặt sức khỏe như khiến tình trạng mắt yếu đi hay gây mất ngủ như đã đề cập ở nghiên
cứu trên.

Chung quy sự tác động tiêu cực và tích cực đến thanh thiếu niên của ứng dụng
Tiktok nói riêng và các trang mạng xã hội nói chung là không thể so sánh. Mọi sự ảnh
hưởng đều đến từ sự sử dụng một cách điều độ và biết tận dụng các lợi ích cũng như tiếp
thu các thông tin tích cực của các đối tượng sử dụng chúng. Tuy nhiên đối với các độ
tuổi còn ở ghế nhà trường cần sử dụng những ứng dụng đấy một cách điều độ theo sự
hướng dẫn của các bậc phụ huynh, chúng ta không cần thiết phải cấm đoán con trẻ mà
cần hướng chúng đến những thứ tốt đẹp, phải trò chuyện và phân tích những gì tốt xấu
để con trẻ có thể tự bản thân nhận biết và tránh xa những điều độc hại.

Báo cáo cuối kỳ môn Tâm lý học – Khái niệm và Ứng dụng viii
Trường Đại Học Hoa Sen
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Online:
Đề tài mẫu (02) bộ môn “Tâm lý học – Khái niệm và Ứng dụng”. Đại học Hoa Sen.

Read 28 October, 2021.

Sharon Levy (2017). Các vấn đề vè hành vi ở thanh thiếu niên. Retrieved November,
05, 2021. https://www.msdmanuals.com/vi/chuy%C3%AAn-
gia/nhikhoa/v%E1%BA%A5n-%C4%91%E1%BB%81-%E1%BB%9F-
thanhthi%E1%BA%BFu-ni%C3%AAn/c%C3%A1c-v%E1%BA%A5n-
%C4%91%E1%BB%81-v%E1%BB%81-h%C3%A0nh-vi-%E1%BB%9F-
thanhthi%E1%BA%BFu-ni%C3%AAn

Trần Thị Minh Đức & Bùi Thị Hồng Thái. (2014). Sử dụng mạng xã hội trong sinh viên
Việt Nam. Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 8(81), 50-51.
http://vci.vnu.edu.vn/upload/15022/pdf/576366657f8b9a1ec78b45a1.pdf

Ravi Kant.(2020). Social Media: Attraction or Addiction? Asia Pacific Journal of


Education, Arts and Sciences, Volume 7, No. 1, January 2020.
https://www.researchgate.net/profile/Ravi-
Kant42/publication/339089287_Social_Media_Attraction_or_Addiction/links/5e3cf13
4299bf1cdb914b389/Social-Media-Attraction-or-Addiction.pdf

Những số liệu thống kê ấn tượng của Tiktok mới nhất 2021. (n.d.). Truy xuất từ:

https://lptech.asia/kien-thuc/nhung-so-lieu-thong-ke-an-tuong-cua-tik-tok-moi-nhat-
nam-2021

Harris, P., Nagy, S., & Vardaxis, N. (2014). Mosby's Dictionary of Medicine, Nursing
and Health Professions- Australian & New Zealand Edition. Elsevier Health Sciences.

Retrieved October, 29, 2021.


https://www.theseus.fi/bitstream/handle/10024/494757/Final%20Thesis%20Janell%20
Azpeitia.pdf?sequence=2&isAllowed=y https://blog.gwi.com/trends/tiktok-new-
social-media/ https://lptech.asia/kien-thuc/nhung-so-lieu-thong-ke-an-tuong-cua-tik-
tok-moi-nhatnam-2021

Báo cáo cuối kỳ môn Tâm lý học – Khái niệm và Ứng dụng ix
Trường Đại Học Hoa Sen
Anne Freer (2019). A look at Gen Z mobile behaviours – 64% of mobile users are always
connected. Retrieved October, 31, 2021.
https://www.businessofapps.com/news/a-look-at-gen-z-mobile-behaviours-64-
ofmobile-users-are-always-connected/

S. O’Dea (2021). Number of smartphone users from 2016 to 2021. Retrieved November,
1, 2021. https://www.statista.com/statistics/330695/number-of-smartphoneusers-
worldwide/

Thomas J Law (2020). 23 top social media sites to consider for your business. Retrieved
October, 28, 2021. https://www.oberlo.com/blog/social-media-sites

Thủy Kiều (2021). Vì sao giới trẻ “cuồng” TikTok?. Retrieved October, 31, 2021.
https://suckhoedoisong.vn/vi-sao-gioi-tre-cuong-tiktok-169195798.htm

Michael Dimock (2019). Defining generations: Where Millennials end and Generation
Z begins. Retrieved November, 01, 2021.
https://www.pewresearch.org/facttank/2019/01/17/where-millennials-end-and-
generation-z-begins/

Cynthia Bowman (2021). How Much Do TikTokers Make? Here’s 7 of the Highest-

Earning TikTokers. Retrieved November, 02, 2021.

https://www.gobankingrates.com/money/entrepreneur/how-much-do-tiktokers-make/

Cersei (2021). Tra từ: Gen Z là gì mà xuất hiện ngày một nhiều trên mạng? Retrieved
November, 03, 2021.

https://vtc.vn/tra-tu-gen-z-la-gi-ma-xuat-hien-ngay-motnhieu-tren-mang-
ar612271.html

Trần Văn Thắng (2021), Ảnh hưởng và những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng mạng xã
hội Tiktok. Retrieved November, 09, 2021.
https://www.mic.gov.vn/mic_2020/Pages/TinTuc/146436/Anh-huong-va-nhung-
vande-can-luu-y-khi-su-dung-mang-xa-hoi-Tiktok.html

Kryzhov, Science & Energy (2014), What is the blue light from our screens really doing
to our eyes? Retrieved November, 01, 2021.

Báo cáo cuối kỳ môn Tâm lý học – Khái niệm và Ứng dụng x
Trường Đại Học Hoa Sen
https://gigaom.com/2014/09/01/what-is-the-blue-light-from-our-screens-really-
doingto-our-eyes/

Henry Fersko, UNICEF (2021). Mạng xã hội có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe tâm thần
của thanh thiếu niên? Retrieved November 10, 2021. https://bitly.com.vn/y7hir9 (Link
UNICEF đã được rút ngắn)

Sách:

Wadhwa, V., Amla, I., & Salkever, A. 2020. From Incremental to Exponential: How
Large Companies Can See the Future and Rethink Innovation. Berrett-Koehler
Publishers.

Báo cáo cuối kỳ môn Tâm lý học – Khái niệm và Ứng dụng xi
Trường Đại Học Hoa Sen

NHẬN XÉT GIẢNG VIÊN


.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
Báo cáo cuối kỳ môn Tâm lý học – Khái niệm và Ứng dụng xii
Trường Đại Học Hoa Sen
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................

Báo cáo cuối kỳ môn Tâm lý học – Khái niệm và Ứng dụng xiii

You might also like