Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 3

Phân tích nhân vật ông Sáu

MB:

Nguyễn Quang Sáng là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học
hiện đại Việt Nam. Chiếc Lược Ngà là tác phẩm đặc sắc nhất của ông, ca ngợi
tình phụ tử thiêng liêng cao đẹp trong chiến tranh. Một trong những yếu tố tạo
nên thành công của câu chuyện này là tác giả đã xây dựng thành công nhân vật
ông Sáu để lại trong lòng người đọc những ấn tượng khó phai.

TB:

Bước1: Khái quát chung:

Truyện Chiếc Lược Ngà được viết vào năm 1966, tai chiến trường Nam Bộ.
Đây là thời kì cuộc kháng chiến chống Mĩ diễn ra vô cùng ác liệt.Nhân vật ông
Sáu cùng với nhân vật bé Thu có vai trò sâu sắc trực tiếp bộc lộ chủ đề của tác
phẩm. Để xây dựng nhân vật này, nhà văn đặt nhân vật vào những tình huống
éo le của cuộc chiến tranh và đi sâu vào miêu tả diễn biến tâm trạng nhân vật.
Vì vậy, ông Sáu hiện lên vừa chân thực vừa sinh động.

Bước2: Phân tích cụ thể:

LĐ1: Ông Sáu là người chịu nhiều mất mát đau thương trong cuộc chiến
tranh tàn khốc

+Cuộc đời của ông gắn với sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc. Đó là
sự nghiệp cao cả, hào hứng nhưng cũng nhiều mất mát đau thương. Ông Sáu là
người điển hình cho mọi nỗi đau mà con người Việt Nam phải gánh chịu trong
mọi cuộc chiến.

+Suốt những năm tháng dài xa gia đình, quê hương đi chiến đấu, thời gian
sum họp trong cuộc chiến tranh sinh tử ấy chỉ là những giây phút ngắn ngủi
nhưng không trọn vẹn. Từ chiến trường trở về, ông Sáu mang theo vết thẹo dài
trên má khiến con không nhận ra cha. Ba ngày phép ngắn ngủi, người lính sống
trong tâm trạng đau đớn, tủi nhục, bất lực vì đứa con phản ứng quyết liệt, không
chịu gọi một tiếng ba. Đến khi con nhận cha, niềm hạnh phúc thiêng liêng vỡ òa
ra thì đó cũng là giây phút chia tay. Ông Sáu từ biệt con đi vào chiến trường và
từ đó cha con không bao giờ gặp nhau nữa.Tuổi trẻ ông Sáu là những năm tháng
vào sinh ra tử và hi sinh ở chiến trường.

LĐ2:Ông Sáu là một người dân Nam Bộ giàu lòng yêu nước

+Tham gia hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ. Ra đi
kháng chiến từ 1946-1954, khi hòa bình lập lại, ông Sáu mới về thăm nhà.Ông
đã tạm gác lại tình riêng vì sự nghiệp cứu nước chung của cả dân tộc.Ngày ra đi,
đứa con gái mới lên 1 tuổi. Nỗi khao khát được sum họp của người lính vào
sinh ra tử cũng không trọn vẹn. Giây phút con kịp nhận ra cha cũng là lúc ông
Sáu lên đường vì nhiệm vụ chiến đấu. Ông đã ra đi để lại sau lưng một khoảng
trời thương nhớ rồi mãi mãi không bao giờ trở lại.

LĐ3:Ông Sáu còn là người chiến sĩ chiến đấu ngoan cường, dũng cảm,
hi sinh cả đời cho sự nghiệp cách mạng

+Trong cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, người lính phải đối mặt với bom
đạn, hiểm nguy, gian khổ khôn lường.Từ vết thẹo dài trên mặt ông Sáu, ta hình
dung được tinh thần dũng cảm, bất chấp hiểm nguy, xông pha trên chiến trường
ác liệt của người chiến sĩ ấy. Sau 1954, hòa bình lập lại, ông Sáu không tập kết
ra miền Bắc mà ở lại Nam Bộ tiếp tục cuộc kháng chiến chống Mĩ. Ngày ngày
phải ở rừng,cứ, bị giặc vây bắt, khủng bố gắt gao. Có những ngày không có gạo
để ăn, chỉ ăn toàn bắp nhưng người chiến sĩ ấy không hề dao động, vẫn kiên
cường chiến đấu vì sự ngiệp cứu nước. Trong một trận càn, ông Sáu đã hi sinh
để lại cho đồng đội, đồng chí và người thân bao nỗi xót thương.

LĐ4:Nhưng có thể nói ông Sáu để lại ấn tượng sâu đậm nhất trong lòng
người đọc là người cha giàu tình thương con

+Khi vừa mới nghe tin được về thăm nhà, cái tình người cha cứ nôn nao
trong con người anh.Phải chăng đây chính là nỗi lòng sung sướng, hồi hộp, sự
khao khát cháy bỏng của người cha sau bao nhiêu ngày xa cách sắp được gặp
đứa con yêu.

+Đặc biệt, người đọc không thể quên được hình ảnh ông Sáu trong giây phút
đầu tiên gặp con. Bằng trực giác của người cha, anh nhận ra ngay đó là đứa con
gái của mình sau 8 năm xa cách. Không chờ thuyền cập bến, ông nhảy lên bờ,
bước những bước dài, khom lưng… những cử chỉ, hành động vội vàng, cuống
quýt, không giữ nổi bình tĩnh của người cha cho ta thấy được niềm xúc động
mãnh liệt và tình yêu con vô bờ.
+Niềm hạnh phúc của người cha như sắp vỡ òa ra nhưng nào ngờ ông Sáu
lại phải đối mặt với một tình huống trớ trêu; bé Thu nhất quyết không nhận cha
và hoàn toàn lạnh lùng chối bỏ ông. Ba ngày phép ở nhà là khoảng thời gian
ông Sáu sống trong tâm trạng buồn khổ, bất lực. Bao nhiêu háo hức chờ đợi là
bấy nhiêu bàng hoàng hụt hẫng. Ông tìm mọi cách để gần con, quan tâm con thì
con bé càng phản ứng quyết liệt, càng đẩy ông ra xa. Chính nỗi khổ tâm, bất
lực, tuyệt vọng của ông Sáu đã nói lên tình yêu con vô bờ của người cha.

+Trong giây phút chia tay, một niềm hạnh phúc bất ngờ đến với ông. Tiếng
gọi ba tha thiết, khắc khoải của bé Thu làm ông không kìm nổi xúc đọng vừa
ôm con vừa lau nước mắt. Tiếng gọi‘‘ ba’’ ấm áp tha thiết đã bao ngày ông
mong chờ và từng khiến ông tuyệt vọng. Niềm hạnh phúc tột đỉnh, niềm vui quá
đỗi lớn lao, sự bù đắp muộn màng mà bé Thu dành cho ông đã xua tan mọi nỗi
buồn.Lời dặn trong tiếng nấc của bé Thu trong phút chia tay đã khắc ghi vào trái
tim của người cha:‘‘Ba về, ba nhớ mua cho con cây lược nghe ba’’

+Trở lại chiến trường khốc liệt và gian khổ, hằng ngày phải đối mặt với cái
chết nhưng không quên lời hứa với con. Ông làm chiếc lược một cách tỉ mỉ, cẩn
thận như một người thợ bạc. Ông đã kí thác vào chiếc lược tấm lòng của người
cha hết mực yêu thương con. Từ đó đi đâu ông cũng mang theo cây lược bên
mình, giữ gìn như một báu vật.

+Giây phút cuối cùng của cuộc đời, dù bị thương rất nặng, không nói được
nên lời nhưng ông Sáu vẫn chưa yên lòng nhắm mắt ra đi vì tâm nguyện chưa
thành. Giây phút ấy, mọi suy nghĩ của ông đều hướng về con. Dồn hết sức tàn,
ông móc cây lược trong túi áo ra đưa cho bác Ba, nhìn bác Ba một hồi lâu. Đó
là cái nhìn trăng trối, khẩn cầu, chất chứa, cái nhìn trao gửi đầy hi vọng người
đồng đội thay mình thực hiện tâm nguyện. Đúng như lời bác Ba từng nói:‘‘Tình
cha con là không thể chết’’. Chiến tranh đã đi qua rất lâu nhưng tình cha con
của người lính mãi mãi làm người đọc thổn thức vì xúc động.

KB:

Tóm lại, vói ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật tinh tế, đặc sắc, tạo được
những khoảnh khắc thời gian đặc biệt đáng nhớ, tác giả làm nổi bật hình tượng
ông Sáu- một người lính, một người cha rất đáng khâm phục. Qua nhân vật này,
tác giả muốn ca ngợi tình phụ tử thiêng liêng bất diệt.

You might also like