Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 69

Môn học: THỰC VẬT DƯỢC

BÀI 1
TẾ BÀO VÀ MÔ THỰC VẬT

MỤC TIÊU HỌC TẬP

1. Trình bày được hình dạng, kích thước và các phần


của tế bào thực vật.

2. Kể được những đặc điểm chính và chức năng của


các loại mô thực vật.

NỘI DUNG CHÍNH

. Hầu hết các TV đều có cấu tạo bằng tế bào,

. Các tế bào có cùng chức phận sinh lý tạo thành


một loại mô thực vật.
TẾ BÀO THỰC VẬT
Tế bào TV là đơn vị giải phẫu và sinh lý của cơ
thể TV
1. Hình dạng và kích thước.
+ Hình cầu, hình trứng, hình ngôi sao, hình khối,
hình thoi, hình chữ nhật…
+ Kích thứơc trung bình của tế bào mô phân sinh
thực vật bậc cao là 10 -30 µm; rất nhỏ vài µm,
cực nhỏ (vi khuẩn, virus), có khi rất lớn (tép
bưởi, sợi đay, sợi gai…)
Các tế bào thực vật có hình dạng và kích thước
rất khác nhau tùy thuộc vào từng loài và từng
mô thực vật.
2. Cấu tạo của tế bào thực vật
Có 4 phần:
- Lớp phủ bề mặt: thành tế bào (cell wall)
- Màng
- Tế bào chất (bào tương và các bào quan)
- Nhân

Thành TB
2.1. Vách tế bào
Cellulose

Pectin

Chức năng:
- Vỏ bọc, ngăn cách
- Quyết định hình dạng của tế bào
- Bảo vệ
Thành phần hóa học của vách tế bào
Sự biến đổi của vách tế bào thực vật
2.2. Tế bào

CẤU TẠO CỦA TẾ BÀO THỰC VẬT

Bên trong thành tế bào:


- Màng
- Tế bào chất
- Nhân
2.2.1 Màng tế bào: lipid, protein và carbohydrat
2.2.2 Tế bào chất
a. Bào tương
Thể chất: Quánh, nhớt, đàn hồi, trong suốt, không tan trong
nước, mất khả năng sống ở 50-60 độ C
Thành phần: C,H,O,N, vi lượng S, P, Co, Mg, K, Na, Cl, Fe, Zn…
(bao gồm chất vô cơ và hữu cơ)
Vai trò: Cung cấp đầy đủ tiền chất cho mọi hiện tượng đặc
trưng của sự sống như dinh dưỡng, hô hấp, tăng trưởng, vận
động...
b. Bào quan
+Thể tơ (ty thể)
- Có trong TB Có nhân
-Hình hạt, hình sợi, chuỗi hạt
- Chứa Enzyme là trung tâm hô hấp,
tạo năng lượng cho tế bào

+Lạp thể
-Lạp lục
-Lạp màu
-Lạp không màu

+Thể ribosom
-Hình cầu đơn hay chuỗi
+Thể golgi
-Chứa A ribonucleic -Mạng hình dĩa hay phiến
-Tổng hợp protein -Tạo ra khung của TB

+Lưới nội chất


-Mạng hình dĩa hay ống thông
-Sinh tổng hợp
THỂ VÙI (Chất dự trữ, chất cặn bã)
+ Thể vùi loại tinh bột: chất dự trữ phổ biến nhất

Hình dạng và kích thước khác nhau

Tinh bột sắn dây


Tinh bột hoài sơn
Tinh bột khoai tây

+ Thể vùi loại lipid


- Giọt dầu mỡ
- Giọt tinh dầu
- Nhựa và gôm
+ Thể vùi loại protid

Trong chất tế bào có các hạt protid dự trữ, không


màu, hình cầu hay bầu dục gọi là hạt aleuron.
Cầu
+ Thể vùi loại tinh thể thể
- Calci oxalat
Á tinh thể
- Calci carbonat
Hình khối xù xì, hình kim… Hạt aleuron.

bột cà độc dược (Folium Daturae metel) bột rễ nhàu


(Radix Morindae citrifoliae)
Không bào

- Những khoảng trống trong


chất tế bào.
- Chứa đầy chất lỏng (dịch
không bào hay dịch tế bào).
- Dịch tế bào chứa nước,
muối khoáng, các glucid,
acid hữu cơ, glycosid,
alcaloid, vitamin,
phytoncyd… có nhiều chất có
tác dụng chữa bệnh quan
trọng.
- Chức năng tích lũy các chất
và dự trữ cặn bã và điều hòa
áp suất thẩm thấu của dịch
tế bào.
2.2.3 Nhân tế bào
Màng nhân

Chất nhân

+ Nhân TB hình cầu, từ 5 - 50µm, gồm màng nhân, chất nhân,


hạnh nhân
+ Protein (80%), ADN (10%), ARN (3,7%), Phosphor lipide
(5%), khoáng vi lượng (1,3%).
+ ADN và ARN quyết định vai trò sinh lý của nhân.
Vai trò của nhân trong đời sống tế bào

+ Duy trì và truyền các Màng nội chất


thông tin di truyền.
Nhân
+ Vai trò quan trọng trong Lỗ nhân
sự trao đổi chất và tham
gia các quá trình sinh tổng
hợp của TB. Ribosome

+ Nhân giúp cho TB lông


hút của rễ cây hấp thụ thức
ăn.
+ Nhân có tác dụng đối với
sự tạo màng TB.
+ Nhân còn có vai trò rất
lớn trong việc điều hòa các Thể golgi
sản phẩm quang hợp, trong
việc tạo thành tinh bột.
NHÂN TẾ BÀO
II. MÔ THỰC VẬT

Mô TV là một nhóm tế bào phân hóa giống nhau về


hình thái để cùng làm một chức phận sinh lý.

6 loại mô TV:
- Mô phân sinh
-Mô mềm
-Mô che chở
-Mô nâng đỡ
-Mô dẫn
-Mô tiết
2.1. MÔ PHÂN SINH
Những tế bào non chưa phân hóa,
xếp xít vào nhau.
- Phân chia rất nhanh.
2.1.1. Mô phân sinh ngọn
(mô phân sinh cấp 1)
- Đám tế bào khởi sinh ở đầu
rễ non và ngọn thân, phân
chia nhanh
- Biến đổi thành các mô khác
- Làm Rễ và thân cây mọc
dài ra
2.1.2. Mô phân sinh gióng (Lóng)
Ở các cây họ Lúa (Poaceae), sau khi bị dẫm gãy, các gióng
vẫn mọc lên được
2.1.3. Mô phân sinh bên (mô phân sinh cấp hai)

Làm Rễ và thân cây lớp Ngọc lan tăng trưởng chiều ngang, 2 loại:

a. Tầng sinh bần: tạo bần phía ngoài, tạo lớp vỏ lục
phía trong
b. Tầng sinh gỗ
(tượng tầng)
Tạo ra libe 2 dẫn nhựa luyện
Tạo ra gỗ 2 dẫn nhựa nguyên
2.2. MÔ MỀM
Tế bào sống – Liên kết – Đồng hóa hay dự trữ

2.2.1. Mô mềm hấp thụ


Hấp thụ nước, muối vô cơ
2.2.2. Mô mềm đồng hóa
Dưới biểu bì của lá và thân cây non
Chứa lục lạp: mô mềm giậu, mô mềm khuyết
Biểu bì
Mô mềm
giậu

Mô mềm khuyết
2.2.3. Mô mềm dự trữ
Tế bào chứa đường, tinh bột, dầu, aleuron…

Chất dự trữ

Gian bào
2.3. MÔ CHE CHỞ
- Bảo vệ - Phía ngoài – Xếp khít nhau – Màng không
thấm
2.2.1. Biểu bì
-Tế bào sống
. Lỗ khí
. Lông che chở
Lông che chở - Lá Ngải cứu,
Hướng dương
Tế bào
kèm

Lỗ khí
Lông che
chở
2.3.2. Bần và thụ bì
-Tế bào chết – bao bọc phần già – không thấm –
đàn hồi
- Sinh ra bởi tầng sinh bần
Thụ bì (vỏ chết)
-Tế bào chết: bần + mô phía ngoài chết
- VD: thụ bì ở thân cây Ổi
2.4. MÔ NÂNG ĐỠ
“Mô cơ giới” – Màng dày cứng – Nâng đỡ
“Bộ xương”, 2 loại
2.4.1. Mô dày
- Tế bào sống, vách dày bằng cellulose – phần lồi
của cơ quan
• Mô dày góc
• Mô dày phiến
• Mô dày tròn
• Mô dày xốp
2.4.2. Mô cứng
-Tế bào chết - Màng dày hóa gỗ – ống trao đổi –
nằm sâu trong các cơ quan không mọc dài nữa

• Tế bào mô cứng
• Thể cứng
• Sợi mô cứng

Bột vỏ thân ngũ gia bì


Mô cứng
• Tế bào mô cứng Sợi Thể cứng
2.5 Mô dẫn
-Tế bào dài, xếp nối nhau làm nhiệm vụ dẫn nhựa

• Nhựa nguyên: Gồm nước và các muối vô cơ hòa tan trong nước do rễ hút
từ đất lên, được vận chuyển trong các yếu tố gỗ từ rễ lên lá.

• Nhựa luyện: Là dung dịch các chất hữu cơ do lá quang hợp, được vận
chuyển trong các yếu tố libe từ lá đến các cơ quan của cây để nuôi cây.
2.5 Mô dẫn
-Tế bào dài, xếp nối nhau làm nhiệm vụ dẫn nhựa

2.5.1 Gỗ
• Mạch ngăn (quản bào, còn vách
ngang), mạch thông (mạch gỗ) dẫn
nhựa nguyên
• Sợi gỗ: tế bào chết, hình thoi dài,
màng dày hóa gỗ, nâng đỡ
• Mô mềm gỗ: tế bào sống, màng hóa
gỗ hoạc còn cellulose, dự trữ
2.5.2. Libe
. Dẫn nhựa luyện (– Mạch rây – TB kèm – Mô mềm libe – Sợi libe)

MẠCH RÂY
2.6 Mô tiết
5 loại

2.6.1 Biểu bì tiết

- Gặp trong cánh hoa.

- Các tuyến tiết mật hoa

Vai trò lôi cuốn côn


trùng giúp thụ phấn.
2.6.2 Lông tiết

Nằm trên biểu bì.


Có thể đơn bào hay
đa bào.

2.6.3 Tế bào tiết

Những tế bào riêng


lẻ trong mô mềm,
chứa chất tiết .
Lông tiết
Tế bào tiết
2.6.4 Túi tiết và ống tiết
Túi tiết hình cầu, ống tiết hình trụ được bao bọc bởi các tế
bào tiết và đựng chất tiết .
Túi tiết tiêu bào –Thân Lốt
Túi tiết ly bào – Cuống lá
khuynh diệp
2.6.5 Ống nhựa mủ
Là những ống dài hẹp, phân nhánh nhiều, chứa chất lỏng trắng
như sữa gọi là nhựa mủ (cây Sữa, Cỏ sữa) nhưng cũng có khi màu
vàng (cây Gai cua).

Các hoạt chất


chứa trong nhựa
mủ như Morphin,
Codein…

Chỉ có ở một số
họ Thầu dầu, họ
Trúc đào, họ
Thuốc phiện, Bìm
bìm…

Sự có mặt của
ống nhựa mủ giúp
ta trong việc định
tên cây.
CÂU HỎI TỰ LƯỢNG GIÁ
Câu 1: Tế bào thực vật thường có hình dạng?
A. Hình cầu đều nhau.
B. Hình trứng đều nhau.
C. Hình khối nhiều mặt.
D. Hình ngôi sao.
E. Hình dạng rất khác nhau

Câu 2: Kích thước trung bình của tế bào mô phân sinh thực vật
bậc cao
A. 5 – 10 µm, B, 10 – 20 µm, C. 10 – 30 µm, D. 30 – 40 µm
E. 40 – 50 µm

Câu 3: Điều không đúng trong cấu tạo của chất tế bào.
A. Gồm toàn bộ phần bên trong màng pecto-cellulose (không kể
nhân, thể tơ, thể lạp, thể golgi, thể ribo, thể vùi và không bào).
B. Có tính đàn hồi.
C. Tan được trong nước.
D. Mất khả năng sống ở nhiệt độ 50 – 60°C.
E. Thành phần hóa học rất phức tạp và không ổn định.
4
5

6
3

2 7

1 8

Câu 4: Điền chú thích vào Hình cấu tạo tế bào thực vật
Câu 4: Hãy ghép các chức năng ở bên trái với các thành phần
thích hợp ở bên phải.

A. Trung tâm hô hấp của tế bào. 1.Thể golgi


B. Có vai trò đồng hóa ở cây xanh và tảo 2.Thể tơ
C. Là nơi đúc tạo tinh bột. 3.Lạp không màu
D. Giúp tạo màng khung cho tế bào thực vật 4.Thể ribosome.
E. Đóng vai trò quan trọng trong quá trình tổng. 5.Lạp lục
hợp protid.

Câu 5: Hãy ghép các chức năng ở bên trái với các mô thích hợp ở
bên phải.

A. Làm cho rễ và thân cây mọc dài ra 1.Mô phân sinh gióng
B. Tạo ra lớp vỏ lục 2.Mô phân sinh bên
C. Tạo ra libe cấp II 3.Tầng sinh gỗ
D. Làm cho cây tăng trưởng chiều ngang 4.Tầng sinh bần
E. Làm cho các loại cỏ bị đổ, gãy có 5.Mô phân sinh ngọn.
thể mọc lên được.
Câu 6: Kể tên 3 loại mô mềm.
Câu 7: Kể tên 4 nhóm thể vùi,
cho ví dụ mỗi nhóm.
Câu 8: Kể tên 6 loại mô thực vật.
Câu 9: Đặc điểm cấu tạo của mô dày.
Câu 10: Đặc điểm cấu tạo của mô cứng.
Trả lời Đúng (Đ) hay Sai (S) các câu sau.
Câu 11: Biểu bì cấu tạo bởi 1 lớp tế bào chết bao bọc các
phần non của cây.

Câu 12: Màng tế bào lớp bần đã biến thành chất bần không
thấm nước và khí.

Câu 13: Mạch ngăn và mạch thông là phần có nhiệm vụ dẫn


nhựa nguyên nuôi cây.

Câu 14: Tế bào kèm làm nhiệm vụ dự trữ cho libe.

Câu 15: Mô tiết tiết ra các chất cặn bã của cây được cấu tạo
bởi những tế bào chết.

Câu 16: Ống nhựa mủ có ở tất cả các loại cây.

Câu 17: Mô cứng cấu tạo bởi những tế bào có màng dày,
cứng, bằng cellulose.

You might also like