Vấn đề lạm phát

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 3

Nguyên nhân tại sao chỉ số VNINDEX đạt mốc 1500 điểm nhưng lực cầu vào yếu

dẫn đến
việc điều chỉnh mạnh trong ngắn hạn.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đạt những đỉnh cao mới trong vòng 1 tháng qua, tuy nhiên
khi đạt mức lịch sử tiệm cận 1500 thì lực cầu có vẻ yếu đi rõ rệt dẫn tới việc điều chỉnh mạnh
trong ngắn hạn là điều dễ hiểu.

Vậy nguyên nhân thiếu lực cầu là vì đâu ? Tôi cho rằng sự điều chỉnh này là tổng hòa của
nhiều yếu tố, bao gồm cả việc xuất hiện chủng Covid 19 mới Omicron. Trên thực tế, thị
trường đã trải qua nhịp tăng kéo dài từ giữa tháng 7 cho đến nay và các chỉ số đều đã vượt
mức đỉnh cao nhất mọi thời đại trong bối cảnh sức khỏe nền kinh tế chưa thực sự hồi phục.
Sự lệch pha này khiến áp lực chốt lời ở vùng đỉnh gia tăng là điều có thể hiểu được.
Ngoài ra, việc số ca nhiễm mới Covid-19 và số ca nhập viện trong nước liên tục gia tăng, kết
hợp rủi ro lạm phát, FED đẩy nhanh tốc độ thắt chặt chính sách tiền tệ cũng là những yếu tố
gây tâm lý lo ngại cho nhà đầu tư.

Trong đó tạm bỏ qua thông tin về COIVD-19 ( đến nay chúng ta đã quá quen và đang dần tập
thích nghi để sống chung với dịch bệnh, ngay cả khi có biến chủng mới). Hãy bàn về 2 yếu tố

1. Gói kích thích kinh tế 800.000 tỷ VND có thật sự giúp nền kinh tế Việt Nam hồi phục
được hay không
2. Vấn đề về lạm phát

Chính 2 yếu tố này sẽ kích thích thị trường chứng khoán Việt Nam bùng nổ trong vòng 1 năm
tới hoặc cũng chính 2 yếu tố này sẽ kéo thị trường lao vào khủng hoảng.

Sau đây tôi xin bàn luận 1 ít về vấn đề LẠM PHÁT.

Thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng và cả thế giới nói chung muốn “ tăng nhanh,
giảm mạnh, đi ngang” - chung quy lại ở một điểm đó là do dòng tiền đổ vào thị trường quyết
định. Trong đó dòng tiền trong thị trường chứng khoán được quyết định bởi yếu tố LẠM
PHÁT.

2 bài báo khoa học dưới đây cũng đã chỉ ra LẠM PHÁT là nguyên nhân chính tác động mạnh
mẽ đến thị trường chứng khoán.

Study on the Impact of Inflation on the Stock Market in China

Inflation and the stock market: Understanding the “Fed Model”


Để đánh giá LẠM PHÁT tôi sử dụng thước đo chính là CPI.

Tổng quan tác động của CPI đến với TTCK Việt Nam từ trước đến nay như sau:

1. CPI tăng sẽ trực tiếp làm tăng khó khăn cho các doanh nghiệp gắn với việc phải tăng
lãi vay tín dụng, tăng lương và các chi phí đầu vào khác,từ đó làm tăng chi phí sản
xuất và giá bán đầu ra, gây khó khăn về thị trường và nguy cơ đổ vỡ các kế hoạch, các
hợp đồng kinh doanh nhiều hơn.Điều này làm giảm lợi nhuận kinh doanh và lợi tức
cổ phiếu, các Báo cáo tài chính kém sáng sủa và cổ phiếu của các doanh nghiệp cũng
trở nên kém hấp dẫn hơn, đồng nghĩa với việc giảm sút nhiệt tình đầu tư và sự sôi
động của TTCK
2. CPI tăng sẽ làm tăng áp lực buộc nhà nước phải thực hiện chính sách tín dụng thắt
chặt, như giảm hạn mức tín dụng, tăng dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất cơ bản và lãi
chiết khấu ngân hàng,các điều kiện tín dụng khác cũng ngặt nghèo hơn, khiến các nhà
đầu tư chứng khoán tiếp cận nguồn tín dụng khó khăn và đắt đỏ hơn, vì vậy làm giảm
đầu tư vào TTCK
3. CPI tăng sẽ kéo theo việc phải tăng lãi suất ngân hàng, khiến lãi suất ngân hàng trở
nên hấp dẫn hơn kinh doanh chứng khoán, thúc đẩy việc tăng mức gửi tiết kiệm hoặc
mua vàng để bảo toàn tiền vốn của nhà đầu tư, điều này cũng khiến làm thu hẹp dòng
đầu tư trên TTCK

Vậy hiện nay CPI của Việt Nam đang ở đâu, đã tăng quá nóng hay vẫn đang ở mức ổn
định ? Xin thưa, với chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2021 chỉ tăng 0,32% so với tháng
trước, CPI bình quân 11 tháng tăng 1,84% so với cùng kỳ năm trước, thấp nhất trong vòng 5
năm qua. Do đó, gần như chắc chắn, lạm phát năm nay (được đo bằng CPI bình quân)
cũng sẽ chỉ quanh ngưỡng 2%, cách khá xa so với mục tiêu đề ra là 4%. Không những
vậy, do tăng trưởng kinh tế năm nay được dự báo ở mức 3-3,5%, nên khi lạm phát ở mức
thấp thì có nghĩa, kinh tế Việt Nam đã không bị rơi vào trạng thái stagflation: trạng thái
nền kinh tế đình trệ trong khi lạm phát cao

Hơn thế nữa, Việt Nam còn ở vị thế chủ động và có dư địa để kiểm soát, ổn định giá cả và
tâm lý người dân hơn nhiều nước trên toàn thế giới bởi:

1. Đà tăng giá cả hàng hóa thế giới dự báo sẽ chậm lại từ giữa năm 2022: chỉ số giá
hàng hóa dự báo sẽ giảm nhẹ trong giai đoạn 2023-2025 sau cú sốc giá năm 2021 và
đi ngang năm 2022 khi đà hồi phục được định hình và vững chắc hơn.
2. Nền tảng vĩ mô vững chắc,các trụ cột của nền kinh tế (nợ công, thâm hụt ngân sách,
cán cân thương mại…) vẫn đang được kiểm soát khá tốt (dù phải chịu tác động nặng
nề của của dịch bệnh và áp lực tăng thâm hụt ngân sách, nợ công là khó tránh khỏi).
Chính sách điều hành tỷ giá ngày càng linh hoạt, chủ động hơn, đã và đang giúp tỷ giá
cơ bản ổn định, hỗ trợ ổn định vĩ mô, kiềm chế lạm phát (10 tháng đầu năm, VND
tăng 1,48% so với USD).
3. Sự phối hợp ngày càng nhịp nhàng hơn giữa chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa và
giá cả, thể hiện rõ nét nhất phối hợp trong phát hành TPCP cũng như trung hòa lượng
tiền vào-ra. https://thesaigontimes.vn/chinh-sach-tien-te-noi-long-them-ve-cuoi-nam/
4. Cơ cấu rổ hàng hóa tính CPI ngày càng tiệm cận quốc tế: xu hướng giảm tỷ trọng
nhóm hàng thiết yếu lương thực, thực phẩm – nhóm hàng tác động lớn tới rổ hàng hóa
tính CPI sẽ giúp mặt bằng lạm phát dài hạn ổn định hơn. Đồng thời, xu hướng ổn định
của giá lương thực, thực phẩm trong nước nhờ chủ động nguồn cung dồi dào cũng là
nền tảng để chống đỡ áp lực tăng giá lương thực, thực phẩm.
https://vneconomy.vn/dieu-chinh-quyen-so-va-goc-tinh-cpi-giai-doan-2020-2025-y-n
ghia-xa-hoi-va-tac-dong-den-quan-ly-vi-mo.htm

Tóm gọn lại, yếu tố ảnh hưởng lớn nhất, đáng sợ nhất đối với thị trường chứng khoán
Việt Nam là LẠM PHÁT ( chứ không phải là biến chủng mới của COVID 19) gần như
không tạo ra áp lực trong vòng nửa năm sắp tới. Nếu như lạm phát tăng
có mức độ trong năm 2022 (3.5-4%) cộng với việc cung tiền tăng mạnh và mở
rộng chi tiêu của chính phủ (gói kích thích kinh tế 800.000 tỷ tập trung vào
đầu tư công), thì thị trường chứng khoán sẽ tiếp tục tăng trưởng nóng trong
vòng 1 năm tới

You might also like