VIMOMI Dec4

You might also like

Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 10

7.

Áp dụng các tính chất của hàm đặc trưng và công thức (1), hãy chứng minh

a) Quy tắc cộng

b) Quy tắc nhân

c) (Công thức bao hàm và loại trừ cho n = 3) |A  B  C| = |A| + |B| + |C| - (|AB| + |BC|
+ |CA|) + |ABC|.

d) (Quy tắc đếm theo phần tử) Cho F là một họ các tập con của X. Với mỗi k = 0, 1,...,|X|
gọi nk là số tập con thuộc F có k phần tử, với mỗi x thuộc X, gọi c(x) là số các tập con
thuộc F chứa x. Khi đó ta có
|X |

 | A |   knk 
AF k 1
 c( x ).
xX

e) (Áp dụng quy tắc đếm theo phần tử) Có 20 thí sinh tham gia cuộc thi Vietnam Idol. BGK
sẽ chọn ra 5 gương mặt xuất sắc nhất, còn khán giả cũng sẽ chọn ra 5 gương mặt được ưu
thích nhất. Nếu các danh sách được chọn một cách ngẫu nhiên thì trung bình sẽ có bao
nhiêu thí sinh được góp mặt trong cả hai danh sách?

Hướng dẫn: Gọi F là tập tất cả các cặp (A, B) với A,B  [20], |A| = |B| = 5. Bản chất của bài toán là tính
giá trị của

 | A  B} |
( A, B )F
.
|F |
5. Các đối tượng tổ hợp cơ bản
Xét tập hợp X gồm n phần tử. Từ tập hợp cơ bản này, ta có thể xây dựng các đối tượng tổ hợp phong phú.

Tập các tập con của tập X: Tập các tập con của X được ký hiệu là P(X). Dễ thấy |P(X)| = 2n. Các tập con
của một tập hợp là một đối tượng xuất hiện khá nhiều trong các bài toán đếm.

Chỉnh hợp: Chỉnh hợp chập k của một tập hợp là một bộ k phần tử phân biệt được sắp thứ tự của tập hợp
ấy. Ví dụ nếu X = {1, 2, 3} và k = 2 thì ta có các chỉnh hợp là (1, 2), (1,3), (2, 1), (2, 3),(3, 1),(3, 2). Số các
k
chỉnh hợp chập k của n phần tử được ký hiệu là An .

Hoán vị: Hoán vị của n phần tử là chỉnh hợp chập n của n phần tử đó, nói cách khác, là một cách sắp thứ
tự các phần tử đó. Hoán vị của X còn có thể định nghĩa như một song ánh từ X vào X. Số các hoán vị của
n phần tử được ký hiệu là Pn.

Tổ hợp: Tổ hợp chập k của một tập hợp là một bộ k phần tử phân biệt không sắp thứ tự của tập hợp ấy.
Nói cách khác, đó là một tập con k phần tử. Ví dụ nếu X = {1, 2, 3} và k = 2 thì ta có các tổ hợp là {1, 2},
k
{1,3}, {2, 3}. Số các tổ chập k của n phần tử được ký hiệu là Cn .

Chỉnh hợp lặp: Chỉnh hợp lặp chập k của một tập hợp là một bộ k phần tử không nhất thiết phân biệt được
sắp thứ tự của tập hợp ấy. Ví dụ nếu X = {1, 2, 3} và k = 2 thì ta có các chỉnh hợp lặp là (1, 1), (1, 2), (1,3),
k
(2, 1), (2, 2), (2, 3),(3, 1),(3, 2), (3, 3). Số các chỉnh hợp lặp chập k của n phần tử được ký hiệu là An .

Tổ hợp lặp: Tổ hợp lặp chập k của một tập hợp là một bộ k phần tử không nhất thiết phân biệt không sắp
thứ tự của tập hợp ấy. Ví dụ nếu X = {1, 2, 3} và k = 2 thì ta có các tổ hợp lặp là {1, 1}, {1, 2}, {1,3}, {2,
k
2}, {2, 3}, {3, 3}. Số các tổ hợp lặp chập k của n phần tử được ký hiệu là C n .

Để tiện lợi, ta thường lấy X = {1, 2, ...,n} và ta ký hiệu tập này là [n].

k n!
1. a) Dùng quy tắc nhân, hãy chứng minh rằng An  n k , Ank  n( n  1)...( n  k  1)  .
( n  k )!

Ank n!
b) Chứng minh rằng Cnk   .
k! k! ( n  k )!

2. Dùng định nghĩa tổ hợp của Cnk hãy chứng minh các đẳng thức sau:

a) Cnk 1  Cnk  Cnk1

Hướng dẫn: Chia các tập con k phần tử của [n+1] thành 2 loại: chứa n+1 và không chứa n+1.

b) C10  Cn1  Cn2  ...  Cnn  2 n.


Hướng dẫn: Hãy trả lời câu hỏi: Có bao nhiêu tập con k phần tử của [n]. Và tổng cộng [n] có bao nhiêu tập
con kể cả  và chính nó?

n
c) (Công thức nhị thức Newton) ( x  y ) n   Cnk x n k y k .
k 0

Hướng dẫn: Có thể chứng minh bằng quy nạp dựa vào a) hoặc chứng minh trực tiếp bằng cách xét (x+y)n
= (x+y)(x+y)...(x+y). Để tạo ra một đơn thức xn-kyk, ta phải lấy x từ n-k dấu ngoặc và y từ k dấu ngoặc còn
lại. Có bao nhiêu cách lấy như vậy?

d) (Quy tắc lục giác) Cnk11.Cnk 1 .Cnk1  Cnk1.Cnk11.Cnk 1

3. Hoán vị lặp và định lý đa thức

a) Bảng chữ cái có k ký tự 1, 2, ..., k. Chữ cái thứ i có ri phiên bản. Biết r1 + r2 + ...+
rk = n. Hỏi có bao nhiêu từ khác nhau có độ dài n?

b) Chứng minh rằng

( x1  x2  ...  xk ) n   C (r , r ,..., r ) x
1 2 k
r1
1 . x2r2 ...xkrk , trong đó
r1  r2 ... rk

n!
C ( r1 , r2 ,..., rk )  .
r1! r2 !...rk !

4. Cho tập hợp X có n phần tử. Có bao nhiêu cách chọn các cặp có thứ tự (A, B) các tập
con của X sao cho:

a) A  B = ;

b) A  B = X;

c) A  B;

d)* A và B không chứa nhau.

5. Phương trình x1 + x2 + x3 = 100 có bao nhiêu nghiệm nguyên không âm?

6. Bộ bài có 52 quân, trong đó có 13 giá trị: 2, 3, 4,..., 10, J, Q, K, A với 4 chất: cơ, rô,
chuồn (tép), bích. Cơ, rô màu đỏ, chuồn, bích màu đen. Chọn ra 5 quân từ bộ bài. Ta biết
rằng có C525 cách chọn như vậy. Hỏi trong các cách chọn đó, có bao nhiêu cách chọn trong
đó:

a) Không có quân bài có giá trị giống nhau;


b) Có 3 quân bài giá trị giống nhau và hai quân bài khác giống nhau.

c) Cả 5 quân cùng chất;

d) Có đủ 2 màu;

e) Có đủ 4 chất.

7*. Trong n giác lồi kẻ tất cả các đường chéo. Biết rằng không có ba đường chéo nào đồng
quy tại một điểm. Hỏi đa giác lồi được chia ra thành bao nhiêu phần? Các đường chéo cắt
nhau tại bao nhiêu điểm?
Hướng dẫn: Giao điểm của hai đường chéo xác định một cách duy nhất bởi 4 đỉnh của đa giác. Mối liên hệ
giữa số phần của đa giác được chia ra và số giao điểm như thế nào?
6. Phương pháp song ánh
Nếu tồn tại song ánh f: A --> B thì | A | = | B |. Nguyên lý đơn giản này rất có ích trong các bài toán đếm.
Chúng ta sẽ thường xuyên gặp tình huống sau: Để đếm số phần tử của tập hợp A, ta xây dựng một tập hợp
B có cấu trúc quen thuộc (và có thể đếm dễ dàng) và thiết lập một song ánh từ A vào B, từ đó | A | = | B |.

1. Xét các tập hợp A = {(x1, x2,..., xn)  Nn | x1 + x2 +... + xn = k}

và B = { (y1, y2, ..., yn)  N*n | 1 ≤ y1 < y2 < ...< yn-1 ≤ k + n - 1}. Xét tương ứng

f(x1, x2, ...,xn) = (x1+1,x1+x2+2,...,x1+x2+...+xn-1+n-1)

a) Chứng minh rằng f là một ánh xạ từ A vào B;

b) Chứng minh rằng f là song ánh;

c) Kiểm tra lại rằng | B | Cknn11

d) Từ đó suy ra | A | Cknn11.

Kết quả bài toán trên được gọi là bài toán chia kẹo Euler:

n 1
Định lý: Số nghiệm nguyên không âm của phương trình x1 + x2 + ...+ xn = k bằng Ck  n 1 . Nhiều bài toán
đếm có thể mô hình hóa để đưa về bài toán này. Chú ý khi sử dụng, cần chứng minh lại như một bổ đề.

2. a) (Số đường đi ngắn nhất trên lưới nguyên) Chứng minh rằng số đường đi ngắn nhất
trên lưới nguyên từ điểm A(0; 0) đến điểm B(m, n) bằng Cmmn .
b) Cho m ≥ n, tìm số đường đi ngắn nhất từ điểm A(0, 0) đến điểm B(m, n) và đi qua các
điểm có hoành độ không nhỏ hơn tung độ.
Hướng dẫn: Hãy chứng minh rằng số đường đi ngắn nhất từ điểm A(0, 0) đến điểm B(m, n) và đi qua ít
nhất một điểm có hoành độ nhỏ hơn tung độ bằng số đường đi ngắn nhất từ điểm (-1, 1) đến B.

c) (Bài toán về số Catalan) Có 2n người xếp hàng mua vé. Giá vé là 50.000, có n người có
tiền 50.000 và n người chỉ có tiền 100.000, trong quầy ban đầu không có tiền lẻ. Mọi người
vào mua vé theo một thứ tự ngẫu nhiên. Tính xác suất để tất cả mọi người đều có thể mua
vé mà không phải chờ để lấy tiền trả lại. Nếu trong quầy đã có sẵn k tờ tiền 5.000 thì sao?

3. a) Có n người xếp thành một hàng dọc. Có bao nhiêu cách chọn ra k người, sao cho
không có hai người kề nhau được chọn?

b) Có n người xếp thành một vòng tròn. Có bao nhiêu cách chọn ra k người, sao cho không
có hai người kề nhau được chọn?
4. (VMO 2012) Cho một nhóm gồm 5 cô gái, kí hiệu là G1, G2, G3, G4, G5 và 12 chàng trai.
Có 17 chiếc ghế được xếp thành một hàng ngang. Người ta xếp nhóm người đã cho ngồi
vào các chiếc ghế đó sao cho các điều kiện sau được đồng thời thỏa mãn:

1/ Mỗi ghế có đúng một người ngồi;


2/ Thứ tự ngồi của các cô gái, xét từ trái qua phải, là G1, G2, G3, G4, G5;
3/ Giữa G1 và G2 có ít nhất 3 chàng trai;
4/ Giữa G4 và G5 có ít nhất 1 chàng trai và nhiều nhất 4 chàng trai.

Hỏi có tất cả bao nhiêu cách xếp như vậy?

(Hai cách xếp được coi là khác nhau nếu tồn tại một chiếc ghế mà người ngồi ở chiếc ghế
đó trong hai cách xếp là khác nhau).

5*. (MOP 2006) Cho các số nguyên dương n và d với d | n. Gọi S là tập hợp các bộ n số 0
≤ x1 ≤ x2 ≤ ... ≤ xn ≤ n sao cho d | x1 + x2 + ... +xn. Chứng minh rằng đúng một nửa số phần
tử của S có tính chất xn = n.

6. (Nghệ An 2009) Cho n là số nguyên dương lớn hơn hay bằng 2. Kí hiệu A = {1, 2, …,
n}. Tập con B của tập A được gọi là 1 tập "tốt" nếu B khác rỗng và trung bình cộng của
các phần tử của B là 1 số nguyên. Gọi Tn là số các tập tốt của tập A. Chứng minh rằng Tn
– n là 1 số chẵn.
Hướng dẫn: Có n tập con tốt có 1 phần tử. Chia các tập con tốt còn lại thành 2 loại, loại 1 là các tập tốt có
chứa trung bình cộng, loại 2 là các tập tốt không chứa trung bình cộng. Hãy chứng minh 2 loại này có số
phần tử bằng nhau.

7. (Mỹ, 1996) Gọi an là số các xâu nhị phân độ dài n không chứa chuỗi con 010, bn là số
các xâu nhị phân độ dài n không chứa chuỗi con 0011 hoặc 1100. Chứng minh rằng bn+1 =
2an với mọi n nguyên dương.
7. Công thức bao hàm và loại trừ

Khi ta cần tìm số các phần tử của một tập hợp X thỏa mãn một trong các tính chất P1, P2,
k
..., Pk ta có thể đặt Ai = {x  X| x thỏa mãn tính chất Pi} và tính |  Ak | . Để tính số phần
i 1

tử của hợp này, ta cần đến công thức bao hàm và loại trừ.

1. a) Cho A, B là hai tập hợp bất kỳ, chứng minh rằng |A  B| = | A | +| B | - |A  B|.

b) Cho A, B, C là ba tập hợp bất kỳ, chứng minh rằng |A  B  C| = |A| + |B| + |C| - (|AB|
+ |BC| + |CA|) + |ABC|.

c) (Công thức bao hàm và loại trừ) Cho A1, A2, ..., An là các tập hợp bất kỳ, khi đó ta có
n n
|  Ai |  | Ai |  | A  A i j | | A  A i j  Ak |  ...  ( 1) n 1 | A1  A2  ...  An | .
i 1 i 1 1i  j  n 1i  j  k  n

Hướng dẫn: Chứng minh bằng quy nạp hoặc bằng cách sử dụng hàm đặc trưng.

2. Trong 100 số nguyên dương đầu tiên có bao nhiêu số

a) Hoặc chia hết cho 2, hoặc chia hết cho 3, hoặc chia hết cho 5?

b) Chia hết cho đúng 2 trong 3 số 2, 3, 5?

3. Một lớp học có 20 học sinh. Cô giáo muốn tổ chức 4 chuyến du khảo cho học sinh sao
cho

a) Một học sinh tham dự ít nhất một chuyến du khảo;

b) Hai chuyến du khảo bất kỳ có ít nhất một thành viên chung.

Hỏi có bao nhiêu cách tổ chức các chuyến du khảo như vậy?
Hướng dẫn: Hãy cho các học sinh đăng ký tham gia các chuyến đi. Mỗi học sinh có bao nhiêu cách đăng
ký?

4. (Bài toán về vé hạnh phúc) Vé xe buýt có dạng a1a2a3a4a5a6 trong đó a1, a2, a3, a4, a5, a6
là các chữ số thuộc E = {0, 1, 2, …, 9}. Vé a1a2a3a4a5a6 được gọi là vé hạnh phúc nếu như
a1 + a2 + a3 = a4 + a5 + a6. Hãy tìm số vé hạnh phúc trong các vé từ 000000 đến 999999
theo sơ đồ sau:

a) Chứng minh rằng số nghiệm của phương trình


a1 + a2 + a3 = a4 + a5 + a6 (a1, a2, a3, a4, a5, a6)  E6 (1)

bằng số nghiệm của phương trình

a1 + a2 + a3 + a4 + a5 + a6 = 27 (a1, a2, a3, a4, a5, a6)  E6 (2)

b) Chứng minh rằng số nghiệm của phương trình (2) bằng số nghiệm của phương
trình

a1 + a2 + a3 + a4 + a5 + a6 = 27 (a1, a2, a3, a4, a5, a6)  N6


6
trừ đi số phần tử của M   M i , trong đó
i 1

Mi = { (a1, a2, a3, a4, a5, a6)  N6, a1 + a2 + a3 + a4 + a5 + a6 = 27, ai  10}

c) Dùng công thức bao hàm và loại trừ và bài toán chia kẹo Euler, hãy tìm số vé
hạnh phúc trong các vé từ 000000 đến 999999.

5. a) Cho E = {1, 2, ...,n}. Có bao nhiêu song ánh f: E --> E thỏa mãn điều kiện f(i)  i với
mọi i  E.

b) Cho bảng vuông T gồm n × n ô, B là một bảng con của T (một tập con các ô của bảng).
Gọi rk(B) là số cách đặt k quân xe đôi một không ăn nhau lên B. Chứng minh rằng số cách
đặt n quân xe đôi một không ăn nhau lên T \ B (tức là không được đặt vào các ô của B) có
thể tính theo công thức
n
N ( B )   ( 1) k rk ( B )( n  k )!
k 0

trong đó ta quy ước r0(B) = 1.

6. Chứng minh rằng số các toàn ánh từ một tập hợp có m phần tử vào một tập hợp có n
phần tử có thể tính được tính theo công thức
n
C ( m, n )   ( 1) k Cnk ( n  k ) m .
k 0

7. a) Trên mặt phẳng cho n hình. Gọi Si ...i là diện tích phần giao của các hình với chỉ số
1 k

i1,..., ik, còn S là diện tích phần mặt phẳng được phủ bởi các hình trên; Mk là tổng tất cả các
số Si ...i . Chứng minh rằng
1 k
i) S = M1 - M2 + M3 - ...+ (-1)n+1Mn;

ii) S ≥ M1 - M2 + M3 - ... + (-1)m+1Mm với m chẵn và

iii) S ≤ M1 - M2 + M3 - ... + (-1)m+1Mm với m lẻ.

b) Trong hình chữ nhật diện tích 1 có 5 hình có diện tích 1/2 mỗi hình. Chứng minh rằng
tìm được

i) hai hình có diện tích phần chung không nhỏ hơn 3/20;

ii) hai hình có diện tích phân chung không nhỏ hơn 1/5;

iii) ba hình có diện tích phần chung không nhỏ hơn 1/20.

You might also like