Nguyên tắc dạy học vần

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 2

Nguyên tắc dạy học vần:

Cần được xuất phát từ : Chức năng của ngôn ngữ; Đặc điểm tâm, sinh, lí của HS
lớp 1; Mục tiêu của môn TV nói chung, của phân môn Học vần nói riêng

1. Nguyên tắc phát triển lời nói:

- Phải xem xét các đơn vị ngôn ngữ trong hoạt động hành chức: âm/ vần được thể
hiện trong tiếng, tiếng trong từ, từ trong câu.

- Việc lựa chọn và sắp xếp nội dung dạy học phải lấy giao tiếp làm đích. Chẳng
hạn các bài được sắp xếp từ dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp

- Phải tổ chức tối hoạt động nói năng cho HS để dạy học TV, sử dụng giao tiếp như
1 PP dạy học chủ đạo

2. Nguyên tắc phát triển tư duy

- Phải chú ý rèn luyện thao tác tư duy và bồi dưỡng các năng lực, phẩm chất tư duy
cho HS như so sánh, đối chiếu, phân tích, tổng hợp,…

VD: phân tích tiếng thành âm, vần, thanh, phân tích vần thành các âm

So sánh tìm điểm tương đồng giữa các thanh

- Phải làm cho HS thông hiểu ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ, nắm nội dung cần
nói viết và tạo điều kiện HS thể hiện những vấn đề đó bằng phương tiện ngôn ngữ:
GV sử dụng PP thích hợp, các bài luyện nói phải gần gũi, hệ thống câu hỏi dễ hiểu,
phù hợp, đánh giá ưu nhược điểm của HS

VD: Khi dạy đọc từ “Bộ đội”, GV phải giúp HS hiểu được ý nghĩa

3. Nguyên tắc tính đến đặc điểm của HS

- Cần nắm vững đặc điểm tâm lí HS lớp 1: khả năng tập trung chú ý chưa cao, tư
duy cụ thể là chủ yếu, khả năng tổng hợp và khái quát chưa cao

-> Sử dụng hình thức, PP, kỹ thuật dạy học đa dạng

- Cần lưu ý tính vừa sức trong dạy học, tìm hiểu trình độ TV của HS, chia nhiệm
vụ phù hợp khả năng HS
4. Nguyên tắc trực quan: Vai trò đặc biệt quan trọng

- Phương tiện trực quan (tranh vẽ, mô hình, vật thật, chữ mâu, giọng đọc GV,…)
phải đa dạng về kiểu loại, phải có tác dụng tích cực trong hình thành kiến thức, kỹ
năng cho HS

+ Mô hình, tranh vẽ phải đẹp, giống vật thật

+ Chữ viết, giọng đọc GV phải chuẩn mực,…

- Phải phối hợp các loại phương tiện trực quan 1 cách linh hoạt, phù hợp từng
nhiệm vụ, hoạt động cụ thể

Câu 7: GV cần nhận xét, đánh giá như thế nào về kết quả thực hiện các
hoạt động để hình thành kiến thức mới của HS?
- GV cần nhận xét, đánh giá về kết quả thực hiện hoạt động hình thành kiến thức
mới cho HS

- GV đánh giá quá trình và kết quả học tập của từng cá nhân và nhóm HS thông
qua thái độ, hành vi, việc làm của cá nhân, nhóm.

- Chốt lại những hành vi, việc làm đúng thể hiện sự tự tin của HS, nhận xét cụ thể
theo từng phẩm chất và năng lực HS cần đạt được trong bài học.

Câu 8: Khi thực hiện hoạt động luyện tập vận dụng kiến thức mới trong
bài học HS sẽ được sử dụng những thiết bị dạy học nào?
- : Khi thực hiện hoạt động luyện tập vận dụng kiến thức mới trong bài học HS sẽ
được sử dụng những thiết bị dạy học:

+ Tranh ảnh trong sách, do GV đưa ra hoặc video

+ SGK

+ Phiếu bài tập

+ Các vật dụng, thiết bị GV đưa ra

You might also like