Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 13

TRƯỜNG 

ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI


KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN 
 

LÊ QUỲNH MAI 
 
 

BÀI TẬP LỚN 


CHUYÊN NGÀNH LUẬT 
 
 
MÔN: LUẬT HÌNH SỰ 1
                                  
 
 
Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Ngọc Lan 
 
 
 

 
 
Hà Nội, tháng 11/2021 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI 
KHOA KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN 
 

BÀI TẬP LỚN 


CHUYÊN NGÀNH LUẬT 
 
 

Người hướng dẫn: Th.S Nguyễn Ngọc Lan


                                 Họ tên sinh viên: Lê Quỳnh Mai
                                 Mã sinh viên: 220001145
                                  Lớp: Luật D2020A
  
 

Hà Nội, tháng 11/2021 
MỤC LỤC

Contents
ĐỀ SỐ 3.................................................................................................................. 1
Câu 1: Phân biệt phạm tội chưa đạt với tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội.
................................................................................................................................... 1
Câu 2: Các điều kiện của phòng vệ chính đáng theo luật hình sự, cho ví dụ minh
họa............................................................................................................................. 2
Câu 3: Phân tích cấu thành tội phạm:..................................................................5
Câu 4: Phân tích cấu thành tội phạm:..................................................................7
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................9
ĐỀ SỐ 3

Câu 1: Phân biệt phạm tội chưa đạt với tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội. 
Khái niệm:
Phạm tội chưa đạt là cố ý thực hiện tội phạm nhưng không thực hiện được
đến cùng vì những nguyên nhân ngoài ý muốn của người phạm tội. (Điều 15
BLHS 2015).
Tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội là tự mình không thực hiện tội phạm
đến cùng, tuy không có gì ngăn cản. (Điều 16 BLHS 2015).
Điểm giống nhau:
Phạm tội chưa đạt và tự ý nửa chừng chấm dứt việc phạm tội đều là trường
hợp tội phạm không được thực hiện đến cùng.

Điểm khác biệt:


Tiêu chí Phạm tội chưa đạt Tự ý nửa chừng chấm dứt việc
phạm tội
Cơ sở Điều 15 BLHS 2015 Điều 16 BLHS 2015
pháp lý
Đối với hành vi phạm tội chưa Hành vi tự ý nửa chừng chấm
đạt, việc người phạm tội không dứt việc phạm tội xuất phát từ ý
tiếp tục thực hiện tội phạm nữa chí chủ quan của bản thân
là do nguyên nhân khách quan, người thực hiện. Trong đó:
ngoài ý muốn (chứ không phải
do chủ quan như tự ý nửa chừng - Việc chấm dứt ý định hoặc
chấm dứt việc phạm tội) khiến hành vi phạm tội phải “tự
cho hành vi phạm tội không thể nguyện” và “dứt khoát”, tức
thực hiện được đến cùng. người đó phải hoàn toàn từ bỏ ý
định phạm tội hoặc hành vi
Nguyên - Phạm tội chưa đạt được chia phạm tội mà họ đã bắt đầu, chứ
nhân tác làm 02 dạng: không phải tạm thời dừng lại
động chốc lát để chờ cơ hội, điều
+ Phạm tội chưa đạt chưa hoàn kiện thuận lợi khác hay chuẩn
thành: Người phạm tội vì những bị kỹ lưỡng và đầy đủ hơn công
nguyên nhân khách quan mà cụ, phương tiện phạm tội sẽ tiếp
chưa thực hiện hết các hành vi tục phạm tội;
cho là cần thiết để gây ra hậu quả
của tội phạm, do đó, hậu quả của - Việc chấm dứt thực hiện tội
tội phạm đã không xảy ra. phạm phải và chỉ xảy ra trong
trường hợp tội phạm được thực
1
+ Phạm tội chưa đạt đã hoàn hiện ở giai đoạn chuẩn bị phạm
thành: Người phạm tội đã thực tội và giai đoạn phạm tội chưa
hiện được hết những hành vi cho đạt;
là cần thiết để gây ra hậu quả,
nhưng hậu quả đã không xảy ra - Điều kiện khách quan không
do nguyên nhân ngoài ý muốn. có gì ngăn cản việc thực hiện
tội phạm, nếu người phạm tội
muốn thực hiện tội phạm, họ
hoàn toàn có thể tiến hành
được.

Do họ tự đưa ra quyết định


không tiếp tục thực hiện tội
phạm nên ở góc độ nào đó,
hành vi này được xem là đã mất
tính nguy hiểm cho xã hội.
Hậu quả Người phạm tội chưa đạt phải Người tự ý nửa chừng chấm dứt
pháp lý chịu trách nhiệm hình sự về tội việc phạm tội được miễn trách
phạm chưa đạt. nhiệm hình sự về tội định
phạm.

Nếu hành vi thực tế đã thực


hiện có đủ yếu tố cấu thành của
một tội khác, thì người đó phải
chịu trách nhiệm hình sự về tội
này.
Ví dụ A định giết B và đâm B. Nhưng A chuẩn bị xong xuôi về dụng
mới đâm được một nhát sượt qua cụ giết B, nhưng sau đó A thấy
bả vai thì bị bắt giữ, không đâm nguy hiểm và khó quá nên A đã
tiếp được như ý muốn. Kết quả B tự ý rút lui, không thực hiện tội
chỉ bị thương. Trong trường hợp phạm nữa.
này, người phạm tội biết hành vi
của mình chưa thể gây ra hậu
quả chết người mà mình mong
muốn.

Câu 2: Các điều kiện của phòng vệ chính đáng theo luật hình sự, cho ví dụ
minh họa.
Theo Khoản 1 Điều 22 BLHS 2015:
 “ Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích
chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ

2
chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các
lợi ích nói trên.
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.”
Các điều kiện của phòng vệ chính đáng:
Một hành vi được coi là phòng vệ chính đáng khi có các điều kiện sau:
Thứ nhất, nạn nhân ( người bị hành vi phòng vệ chính đáng xâm hại lợi ích)
phải là người đang có hành vi xâm phạm đến các lợi ích của nhà nước, của tổ
chức, của cá nhân người phòng vệ hoặc của người khác.
Có nghĩa là hành vi xâm hại của nạn nhân phải đang được diễn ra trên thực tế.
Hành vi được coi là phòng vệ chính đáng trước hết là hành vi được thực hiện
trong khi đang có hành vi xâm phạm hay được hiểu là hành vi hành vi trái pháp
luật và hành vi xâm phạm ở đây phải đã được bắt đầu và chưa kết thúc. Hành vi
xâm phạm đã bắt đầu có nghĩa là hành vi xâm phạm đã được thực hiện một phần
như A cầm dao đuổi chém B, hành vi ở đây đã bắt đầu là hành vi A đã cầm dao
và đuổi chém B. Hành vi xâm phạm chưa kết thúc được hiểu rằng người thực
hiện hành vi xâm phạm đã thực hiện xong hoặc đã chấm dứt thực hiện vi xâm
phạm, ví dụ A cầm dao đuổi chém B nhưng B chạy thoát và A không đuổi chém
B nữa, thấy vậy B quay lại cầm gạch ném vào đầu A, như vậy hành vi của B
không được coi là phòng vệ chính đáng.
Bên cạnh đó yếu tố cần thiết được pháp luật đề ra khi xác định hành vi có
được coi là phòng vệ chính đáng hay không, để xác định yếu tố cần thiết của sự
chống trả trước hết phải căn cứ vào tính chất của các lợi ích bị xâm phạm hoặc
sẽ bị xâm phạm, tính chất của hành vi xâm phạm và các mối tương quan khác
giữa hành vi xâm phạm và hành vi phòng vệ. Hành vi xâm phạm phải là hành vi
vi phạm và có tính chất nguy hiểm đáng kể. Nếu hành vi xâm phạm không đạt
đến mức đang kể thì hành vi xâm hại cũng không được xem là hành vi cần thiết.
Ví dụ: A tát B một cái và đang còn có ý định tát nữa thì B rút dao ra đâm A.
Trong trường hợp này hành vi của B sẽ không được xem là phòng vệ chính
đáng.

Thứ hai, mức cần thiết của hành vi phòng vệ chính đáng không phải là ngang
bằng theo xác định của toán học như bên gây thiệt hại như nào thì bên phòng vệ
cũng gây thiệt hai như thế. Sự cần thiết ở đây là thể hiện sự không thể chống trả,
không thể bỏ qua trước hành vi xâm phạm đến lợi ích của bản thân, của xã hội.

3
Sự cần thiết còn phụ thuộc vào tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi xâm
hại, lợi ích bị xâm hại càng quan trọng thì hành vi chống trả có thể càng mạnh
mẽ, hành vi xâm phạm càng nguy hiểm thì hành vi chống trả có thể càng quyết
liệt. Điều luật không quy định cụ thể như nào là cần thiết, vì vậy để đánh giá thế
nào là cần thiết thì cần phải căn cứ vào các yếu tố bên cạnh hành vi xâm phạm
như mối tương quan lực lượng, thời gian, không gian xảy ra sự việc.

Thứ ba, về phía người thực hiện hành vi phòng vệ.


Người thực hiện hành vi phòng vệ không nhất định là người đang có lợi ích bị
xâm hại mà có thể là người thực hiện hành vi phòng vệ để bảo vệ các lợi ích
khác đang bị xâm hại. Bên cạnh đó, hành vi chống trả, hành vi phòng vệ của
người này phải là đối với người đang thực hiện hành vi xâm phạm, nếu xâm hại
đến hành vi của người khác thì không được xem là phòng vệ chính đáng.
Ví dụ: A thấy B đang đánh con của mình, thấy con của B đang đứng đấy nên
A đánh con của B để nhằm mục đích không cho B đánh con mình nữa. Trong
trường hợp này, hành vi của A không được coi là phòng vệ chính đáng.

Thứ tư, khi hành vi phòng vệ vượt quá quy định trên thì không được coi là
phòng vệ chính đáng mà tuỳ vào từng tình huống thì có thể coi là vượt quá giới
hạn phòng vệ chính đáng hay hành vi vượt quá đó thu hút vào một tội danh cụ
thể. Căn cứ Khoản 2 Điều 22 BLHS 2015 thì vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính
chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại và hành vi vượt quá giới
hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy trước tiên
hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng có thể bị truy cứu trách nhiệm
hình sự. Hành vi chống trả quá mức cần thiết như đã phân tích ở trên được hiểu
là trong hoàn cảnh xảy ra, người chống trả có hành vi hay sử dụng công cụ
phương tiện, phương pháp chống trả gây thiệt hại rõ ràng quá mức đối với hành
vi xâm phạm thì coi hành vi chống trả là không cần thiết và là vượt quá giới hạn
phòng vệ chính đáng.

Thứ năm, phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả lại một cách cần thiết
người đang có hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây
thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ.

4
Cần thiết là sự thể hiện tính không thể không chống trả, không thể bỏ qua
trước một hành vi xâm phạm đến các lợi của xã hội. Hành vi chống trả phải là
biện pháp “cần thiết” để ngăn chặn và đẩy lùi hành vi tấn công. Điều này có
nghĩa, trong những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể, người phòng vệ trên cơ sở tự
đánh giá tính chất của quan hệ xã hội bị xâm hại, tính nguy hiểm cho xã hội của
hành vi tấn công và những yếu tố khác để quyết định biện pháp chống trả mà
người đó cho là “cần thiết” nhằm ngăn chặn và đẩy lùi hành vi xâm hại đến các
khách thể được Luật Hình sự bảo vệ. Khi đánh giá một hành vi chống trả có cần
thiết hay không còn phải căn cứ vào nhiều yếu tố khác như: mối tương quan lực
lượng giữa bên xâm phạm và bên phòng vệ, thời gian, không gian xảy ra sự
việc. Khi đã xác định hành vi chống trả là cần thiết thì thiệt hại gây ra cho người
có hành vi xâm phạm dù có lớn hơn thiệt hại mà người có hành vi xâm phạm
gây ra cho người phòng vệ vẫn được coi là phòng vệ chính đáng.

Ví dụ về phòng vệ chính đáng:


Một tên cướp dùng súng uy hiếp mọi người trong ngân hàng A để đồng bọn
lục soát lấy tài sản, đã bị một cảnh sát hình sự bắn chết. Hành vi của anh cảnh
sát này được coi là hành vi phòng vệ chính đáng. Nhưng nếu người cảnh sát mới
thấy tên cướp giơ dao đe doạ mọi người phải đưa tiền cho hắn mà đã vội bắn
chết ngay tên cướp thì chưa được coi là phòng vệ chính đáng.

Câu 3: Phân tích cấu thành tội phạm:


Khái niệm cấu thành tội phạm:
Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho
tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự.
Dựa vào định nghĩa, em phân tích cấu thành tội phạm theo những dấu hiệu sau:
a) Mặt khách quan: là những yếu tố được thể hiện ra bên ngoài tội phạm.
Mặt khách quan của tội phạm bao gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội,
thời gian, địa điểm, phương thức phạm tội, phương tiện và công cụ tiến
hành tội phạm, hậu quả do hành vi đó gây ra, mối quan hệ nhân quả giữa
hành vi và hậu quả.
 Hành vi trái pháp luật:

5
+ Thứ nhất, anh M điều khiển xe moto nhưng không có giấy phép lái xe,
chở chị G ngồi ngang sau xe, hai chân để sang bên trái, cả hai không đội
mũ bảo hiểm.
+ Thứ hai, khi tham gia giao thông M lái xe bằng tay phải, tay trái cầm
điện thoại, điều khiển xe nhưng không chú ý quan sát đã va chạm với vị
trí cạnh dưới thùng bên trái xe ô tô tải.
 Hành vi của anh M và chị G là trái pháp luật, trái với quy định Luật
Giao thông đường bộ, hành vi này gây hậu quả nguy hiểm cho xã hội, đó
là làm chị G tử vong và M bị tổn hại 14% sức khoẻ.

 Hậu quả:
Hậu quả nguy hiểm cho xã hội là sự thiệt hại về người mà cụ thể là chị G
tử vong và M bị tổn hại 14% sức khoẻ.

 Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả


Trong tình huống trên, giữa hành vi anh M chở chị G ngồi ngang sau xe,
hai chân để sang bên trái, cả hai không đội mũ bảo hiểm, M điều khiển xe
nhưng không chú ý quan sát với hậu quả là chị G tử vong và M bị tổn hại
14% sức khoẻ có mối quan hệ nội tại và tất yếu với nhau. Hành vi anh M
chở chị G ngồi ngang sau xe, hai chân để sang bên trái, cả hai không đội
mũ bảo hiểm, M điều khiển xe nhưng không chú ý quan sát xảy ra trước,
hậu quả chị G tử vong và M bị tổn hại 14% sức khoẻ xảy ra sau. Nếu anh
M và chị G thực hiện đúng Luật giao thông đường bộ thì sẽ không xảy ra
hậu quả này.

 Thời gian: 15h30 ngày 03/10/2020


 Địa điểm: Km85+500, Quốc lộ 37 thuộc địa phận khu dân cư H 3,
phường Đ, thành phố C, tỉnh Hải Dương.
 Phương tiện: xe mô tô, loại xe Wave màu xanh – trắng, biển kiểm soát
29S6 – 4766, dung tích xi-lanh 97 cm3

b) Mặt chủ quan: là những yếu tố biểu hiện bên trong của tội phạm bao gồm
thái độ tâm lý, động cơ, mục đích của tội phạm, các yếu tố về lỗi của chủ
thể gồm có lỗi cố ý và lỗi vô ý.

6
 Lỗi: vô ý vì quá tự tin.
 Lí trí: anh M và chị G nhận thức được hành vi của mình là gây nguy
hiểm cho xã hội;
 Ý chí: anh M và chị G thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra,
nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được.

c) Chủ thể:
Anh Nguyễn Duy M và chị Lê Thị G đều là người có đầy đủ năng lực
trách nhiệm hình sự và đúng quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình
sự.

d) Khách thể: là quan hệ xã hội được Bộ luật Hình sự bảo vệ, bị tội phạm
xâm hại, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại.
 Khách thể chung: Theo Khoản 1 Điều 8 BLHS 2015, khách thể chung của
tội phạm là quan hệ nhân thân
 Khách thể loại: Hành vi vô ý làm chết người của anh M được quy định tại
Chương XIV: Các tội xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự
của con người.
 Khách thể trực tiếp:  là quan hệ nhân thân (tính mạng và sức khỏe của chị
G) được quy định tại Điều 128 BLHS 2015.

Câu 4: Phân tích cấu thành tội phạm:


Khái niệm cấu thành tội phạm:
Cấu thành tội phạm là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc trưng cho
tội phạm cụ thể được quy định trong luật hình sự.
Dựa vào định nghĩa, em phân tích cấu thành tội phạm theo những dấu hiệu sau:

a) Mặt khách quan: là những yếu tố được thể hiện ra bên ngoài tội phạm.
Mặt khách quan của tội phạm bao gồm: hành vi nguy hiểm cho xã hội,
thời gian, địa điểm, phương thức phạm tội, phương tiện và công cụ tiến
hành tội phạm, hậu quả do hành vi đó gây ra, mối quan hệ nhân quả giữa
hành vi và hậu quả.

 Hành vi phạm tội:

7
+ Thứ nhất, Hùng đã có hành vi công khai chiếm đoạt tài sản của chị Anh,
cụ thể là hành vi “Sau một hồi sửa chữa Hùng ngồi lên yên, khởi động xe
và phóng đi mất”. Hùng lợi dụng sơ hở của chị Anh là tin tưởng vào người
lạ sẽ giúp mình sửa xe nên chị không đề phòng. Lúc Hùng chiếm mất xe do
quá bất ngờ nên chị Anh không giữ lại được chiếc xe mặc dù chị có khả
năng giữ lại và chị biết là Hùng đang chiếm đoạt chiếc xe của chị. Chị Anh
hô hào nhờ người dân giúp đỡ nhưng không kịp.
+ Thứ hai, khi chiếm được chiếc xe của chị Anh, Hùng đã có hành vi
nhanh chóng tẩu thoát và tẩu tán tài sản. Thể hiện ở hành vi Hùng khởi
động xe và phóng vọt đi, sau đó Hùng gửi xe tại nhà người quen là Bình rồi
mang đi tiêu thụ.
Cả hai hành vi công khai chiếm đoạt và nhanh chóng tẩu thoát đều là
hành vi về mặt khách quan của tội cướp giật tài sản.
 Hậu quả: người phạm tội (Hùng) giật được tài sản.
 Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi với hậu quả:
Trong trường hợp này, Hùng đã lợi dụng lúc chị Anh không để ý bất nờ nổ
máy chạy đi mất, chị Anh hô hoán người đuổi theo giữ lại nhưng không kịp
 dẫn đến hậu quả Hùng chiếm được tài sản.

b) Mặt chủ quan: là những yếu tố biểu hiện bên trong của tội phạm bao gồm
thái độ tâm lý, động cơ, mục đích của tội phạm, các yếu tố về lỗi của chủ
thể gồm có lỗi cố ý và lỗi vô ý.
 Lỗi: lỗi cố ý trực tiếp;
 Lí trí: Hùng có thể nhận thức rõ tính nguy hiểm trong hành vi lấy xe máy
của chị Anh đem đến nhà Bình gửi và sau đó đi bán;
 Ý chí: Hùng mong muốn hậu quả xảy ra, đem chiếc xe máy đi bán và chia
cho Bình 1.500.000 đồng;
 Mục đích: chiếm đoạt tài sản là chiếc xe máy của chị Anh

c) Chủ thể:
Xét theo tình huống Hùng là người có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự
và đúng quy định về độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự.

8
d) Khách thể: là quan hệ xã hội được Bộ luật Hình sự bảo vệ, bị tội phạm
xâm hại, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại.
 Khách thể chung: Theo Khoản 1 Điều 8 BLHS 2015, khách thể chung của
tội phạm là quan hệ tài sản cụ thể là quan hệ sở hữu.
 Khách thể loại: Hành vi của Hùng được quy định tại Chương XIV: Các tội
xâm phạm sở hữu.
 Khách thể trực tiếp:  là xe máy. Hành vi của Hùng cấu thành tội cướp
giật tài sản theo Điều 171 BLHS 2015.

9
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

 Văn bản quy phạm pháp luật:


1. Bộ Luật hình sự 2015

 Sách:
1. Giáo trình Luật hình sự trường đại học Luật Hà Nội, năm 2020, NXB
Công An Nhân Dân, Hà Nội.

 Trang thông tin điện tử:


1. Lý luận và thực tiễn trong việc áp dụng chế định phòng vệ chính đáng và
vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Hậu
Giang https://vks.haugiang.gov.vn/nghien-cuu-trao-doi/ly-luan-va-thuc-
tien-trong-viec-ap-dung-che-dinh-phong-ve-chinh-dang-va-vuot-qua-
gioi-han-phong-ve-chinh-dang-297.html [truy cập ngày 30/11/2021].
2. Một số vấn đề phòng vệ chính đáng và vượt quá giới hạn phòng vệ chính
đáng, Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội, https://tks.edu.vn/thong-tin-
khoa-hoc/chi-tiet/79/204 [truy cập ngày 30/11/2021].

10

You might also like