Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 4

a.

Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận: có đầy đủ các phần: Mở bài,
Thân bài, Kết bài. Mở bài giới thiệu vấn đề nghị luận; Thân bài làm rõ nhận
định, triển khai được các luận điểm; Kết bài khái quát được nội dung nghị
luận.
b. Xác định đúng vấn đề nghị luận.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự nhận thức sâu
sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận; có sự kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và
dẫn chứng. Có thể triển khai theo hướng sau:
1. Giải thích nhận định (Khái quát ý nghĩa nhận định).
Bắt đầu từ thế kỉ XX, khi văn hoá tư tưởng phương Tây có dịp du nhập và
Việt Nam thì nền Hán học và chữ Nho đã đần đần mất đi vị thế quan trọng
trong đời sống văn hoá dân tộc . Các nhà nho, từ chỗ là trung tâm quan trọng
trong đời sống văn hoá, được cả xã hội tôn vinh, ngợi ca thì nay dã dần tâm
của đời sống văn hoá, được cả xã hội tôn vinh, ngợi ca thì nay đã dần trở nên
lạc long, bơ vơ trong thời hiện đại, dần chìm vào quên lãng. Nhận thức được
điều đó , Vũ Đình Liên đã viết bài thơ “Ông đồ”, kí thác tâm tư, chia sẻ nỗi
buồn, bộc lộ sự thương cảm chân thành với một lớp người nhà nho khi đó và
thể hiện sự tiếc nuối trong cảnh cũ người xưa về giá trị văn hoá đẹp đẽ của
một thời vang bóng.
- Được ra đời trong phong trào Thơ mới, nhưng bài thơ thoát khỏi hai trục
cảm xúc chính thời bấy giờ là tình yêu và thiên nhiên. Trong lúc những
nhà thơ lãng mạn đang chìm đắm trong cái tôi cá nhân, muốn vẽ nên hiện
thực mà họ muốn có, say sưa trong mộng ảo thì Vũ Đình Liên – một trí
thức tây học trong lúc sững người, ngoảnh đầu quay lại phía sau đã bất
chợt nhận ra “cái di tích tiều tuỵ, đáng thương của một thời”. Ông đồ -
hình ảnh cuối cùng của nền Nho học đã từng tồn tại trong suốt một ngàn
năm phong kiến Việt Nam.
- Nhận xét về bài thơ “Ông đồ” có ý kiến cho rằng: “Ông đồ vẫn ngồi đấy.
Qua đường không ai hay” - nhưng có một người đã “hay”, đã lặng lẽ, xót
xa nhìn để viết nên bài thơ vào hang tuyệt tác”.
2. Chứng minh.
2.2. Giới thiệu đôi nét về tác giả Vũ Đình Liên và bài thơ “Ông Đồ”.
- Vũ Đình Liên là một trong những nhà thơ lớp đầu tiên của phong trào
Thơ mối. Dù là nhà thơ của phong trào Thơ mới, có nhiều cách tân trong
sáng tác nhưng thơ ông mang nặng lòng thương người và niềm hoài cổ,
về luỹ tre xưa, về thành quách cũ và “ những người muôn năm cũ ”.
- “Ông Đồ” là bài thơ tiêu biểu cho hồn thơ Vũ Đình Liên. Nhà thơ đã kể
bằng thơ cuộc đời đã trải qua những thăng trầm gắn với những thời kì của
nền Hán học. Bài thơ là tiếng long nức nở, cảm thương và tiếc nuối khôn
nguôi.
Luận điểm 1: Cảm xúc của nhà thơ trước hình ảnh ông đồ thời đắc ý.
- Hình ảnh ông đồ xuất hiện trong thời gian “Tết đến xuân về”, khi “hoa
đào nở”. Ông đồ và hoa đào như một cặp hình ảnh báo hiệu mùa xuân
đến, năm mới bắt đầu. Cặp từ “ mỗi năm…lại” như thể hiện sự xuất hiện
của ông đồ vào mùa xuân như một việc quen thuộc, một điều đã trở thành
thói quen, thường lệ của chính ông đồ và những người xung quanh.
- Hình ảnh ông đồ với mực tàu giấy đỏ giữa chốn phó sá nhộn nhịp đã trở
thành hình ảnh thân thuộc, là một phần không thể thiếu của ngày Tết
truyền thống, in sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam. Ông đồ thời
này là trung tâm của mọi sự chú ý bởi những nét “phượng múa rông
bay”, người người đều “tấm tắc ngợi khen tài”.
- Hình ảnh ông đồ tượng trưng cho một nét truyền thống văn hoá lâu đoèi
của Việt Nam. Cả người thuê viết và người cho chữ ddefu đã và đang giữ
gìn, phát huy nét truyền thống thanh cao, tao nhã và đầy văn minh ấy.
- Nhà thơ có chút niềm vui khi mọi người còn thích đôi câu đổi đỏ treo
trong nhà. Đó là niềm vui nho nhỏ, là những phút huy hoàng còn sót lại.
tuy nhiên lời thơ vẫn không khỏi xót xa, trầm buồn khi chữ Nho từ chỗ là
để cho, để tặng thì nay là để “bán” trên hè phố, những giây phút loé sáng
của ngọn đèn sắp tắt.
Luận điểm 2: Hình ảnh ông đồ thời kì Nho học suy tàn.
- Khung cảnh đìu hiu, vắng vẻ:
+ Cụm từ “mỗi năm mỗi vắng” thể hiện mức độ, không phải của ông đồ
và truyền thống cho chữ ngay lập tức bị lãng quên mà điều ấy diễn ra dần
dần theo thười gian mà ngày càng phai nhạt và biến mất.
+ Câu hỏi tu từ như một lời thốt lên đầy xót xa về sự thay đổi của xã hội,
của lòng người.
- Hình ảnh ông đồ ngồi đơn độc, lạc long giữa đường phố tấp nập:
+ Giấy – “không thắm”, “mực” – “đọng trong nghiên sầu”, “lá” – “rơi
trên giấy”… Một loạt các hình ảnh được miêu tả đều mang một nỗi buồn
chung: nỗi buồn bị lãng quên.
+ Hình ảnh lá vàng rơi và mưa bụi như làm tăng thêm sự ảm đạm, gơi
cảm giác úa tàn, lạnh lẽo.
+ Tâm trạng ông đồ: buồn bã, chán nản, u uất, dường như tất cả đang
nghẹn ứ lại, dồn nén và kết thành một khối sầu thảm muôn thuở.
+ Hình ảnh ông đồ lạc long giữa xã hội tương trưng cho sự mai một của
một nét văn hoá truyền thống, sâu hơn đó là sự xuống dốc văn hoá xã hội,
của lòng người đối với những giá trị truyền thống của đân tộc.
Luận điểm 3: Nỗi niềm tâm sự của nhà thơ.
- Sự đối lậ của hình ảnh ông đồ trong 2 khoảng thời gian khác nhau đã làm
nổi bật lên tình cảnh đáng thương, đáng buồn của ông đồ. Ông bị xã hội
bỏ rơi ngay trước mắt, vẫn nhưng “hoa tay”, “nét vẽ” ấy, vẫn ông đồ già
ấy, vẫn khung cảnh ấy, nhưng lòng người đã đổi thay.
- Từ câu chuyện của một ông đồ, nhà thơ bộc lộ niềm thương cảm chân
thành. Thật đúng như nhận xét: “Ông đồ vẫn ngồi đấy.Qua đường không
ai hay” – nhưng có một người đã “hay “, đã lặng lẽ, xót xa nhìn để viết
nên bài thơ vào hang tuyệt tác”. Ta thấy được tấm lòng đồng cảm, thương
xót của tác giả đối với không chỉ ông đồ mà sâu hơn, đó là đói với cả một
giá trị truyền thống của dân tộc. Đó chính là cảm hứng nhân đạo và một
tinh thần dân tộc đáng trân trọng.
Luận điểm 4: Bài thơ “xếp vào hang tuyệt tác” bởi những thành công về nghệ
thuật.
- Thơ 5 chữ, âm điệu thơ trầm lắng, ngậm ngùi phù hợp với việc diễn tả
tâm tư thương cảm, nuối tiếc. Bài thơ trữ tình có sự kết hợp hài hoà giữa
yếu tố tự sự, miêu tả , hình tượng thơ trở nên đày ám ảnh, chủ thẻ bài thơ
được nổi bật.
- Kết cấu bài thơ chặt chẽ, lô-gic. Đó là kết cầu đầu cuối tương ứng (Mỗi
năm hoa đào nở/ lại thấy ông đồ già’ ở đầu bài thơ được láy lại ở cuối
bài; “Năm nay đào lại nở/Không thấy ông đồ xưa”), việc tạo sự tương
phản giữa hai hình ảnh ông đồ ở hai khổ thơ 1,2 và 3,4 đã làm nổi bật tư
tưởng chủ đề của bài thơ, tạo cân đối, hài hoà.
- Ngôn ngữ thơ bình dị, trong sáng mà hàm súc, hình ảnh thơ gợi cảm
(“Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu/Lá vàng rơi trên
giấy / Ngoài giời mưa bụi bay” ). Sự tinh luyện ẩn trong hình thức thơ
bình dị đã tạo nên sức sống lâu bền của bài thơ với nhiều thế hệ bạn đọc
3. Đánh giá, khái quát.
- Trong dòng chảy miên viễn của thời gian, Vũ Đình Liên vẫn khắc khoải
với nỗi lo về sự tàn phai mai một của bản sắc văn hóa. Và với “Ông đồ”,
nhà thơ đã dóng lên hồi chuông cảnh tỉnh con người hiện đại về ý thức
giữ gìn bản sắc dân tộc, về những vẻ đẹp, giá trị của một thời vang bóng,
để ta cần một phút lăng lại lòng mình mà suy nghĩ về quê hương, nguồn
cội, về trách nhiệm của chính mình. Bài thơ “Ông đồ” của Vũ Đình Liên
có thể được xem là một trong những bài thơ hay nhất của phong trào Thơ
mới.
d. Sáng tạo: Cách diễn đạt độc đáo, có suy nghĩ riêng về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, ngữ nghĩa
Tiếng Việt.

You might also like