(123doc) - Khao-Sat-Loi-Tren-Bao-Mang-2014

You might also like

Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 30

ĐỀ TÀI: Khảo sát bước đầu lỗi chính tả, lỗi từ, lỗi câu trên một số văn

bản báo
mạng hiện nay.

1
MỤC LỤC

MỤC LỤC 2
MỞ ĐẦU 3
1. Đặt vấn đề. 3
2. Lịch sử vấn đề. 5
3. Mục đích nghiên cứu. 5
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 6
5. Phương pháp nghiên cứu. 6
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn. 6
7. Bố cục 7
NỘI DUNG 8
1.Lỗi chính tả 8
2. Lỗi từ 19
4. Sắp xếp sai trật tự từ. 26
KẾT LUẬN 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 32

2
MỞ ĐẦU

1. Đặt vấn đề
Ngôn ngữ báo chí là đại diện cho tiếng nói của một dân tộc, được coi là tiêu chuẩn
cho người đọc ở mọi tầng lớp. Chính vì thế, báo chí đòi hỏi người viết cần có sự
chỉn chu, cẩn thận trong mỗi bài viết của mình. Tuy nhiên, một thực trạng đáng
báo động hiện nay là tình trạng sai sót trên báo chí ngày càng lan rộng, đặc biệt là
đối với báo điện tử.
Theo một báo cáo về tình hình lỗi chính tả văn bản tiếng Việt của Viện công nghệ
thông tin- Đại học quốc gia Hà Nội, Công ty cổ phần truyền thông và Công nghệ
Viegrid ngày 28/07/2011, tỉ lệ lỗi chính tả trong 67000 văn bản của 177 đơn vị
được khảo sát là 7.79%, cao gấp nhiều lần mức yêu cầu tối thiểu và con số này cao

3
hơn chuẩn quốc tế là 0.1%. Theo đánh giá của bản bản báo cáo này thì các trang
báo mạng có số lượng người truy cập lớn như VnExpress, 24h, hay Dantri có tỉ lệ
sai lỗi chính tả là trên 20%, trong khi mức độ có thể chấp  nhận được chỉ dao động
từ 2.5-5%. Điều đáng nói là báo cáo trên mới chỉ khảo sát về tình hình sai lỗi chính
tả, và chưa kể đến các sai sót khác của báo mạng!
Một ưu điểm đáng được ghi nhận của báo điện tử là việc cập nhật thông tin liên
tục, nhanh nhạy, có tính phổ cập đến độc giả cao nhưng đó dường như cũng là
nhược điểm của loại báo này. Các nhà báo đa phần chỉ tập trung vào số lượng, thời
gian đưa tin, các đặt tiêu đề như thế nào để thu hút người đọc mà họ quên đi mất
chất luợng của một bài báo. Sự thiếu cẩn trọng, thiếu tính chuyên nghiệp trong việc
xử lí ngôn từ vô hình trung tạo nên sự phản cảm đối với người đọc, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến cách hành văn, cách nói của độc giả khi ngôn ngữ báo chí luôn
dược coi là thước đo đánh giá, là chuẩn mực đúng đắn nhât.
Trước thực trạng trên, đề tài này ra đời nhằm khắc phục phần nào vấn nạn này, góp
phần giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Vì đây mới chỉ là khảo sát bước đầu cho
nên đề tài sẽ không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Tuy nhiên, tôi vẫn hy
vọng là nó sẽ mang lại những điều có giá trị, giúp ich cho các nhà báo, nhà ngôn
ngữ học đã, đang và sẽ nghiên cứu về báo chí, cũng như tất cả nhưng ai có liên
quan.

2. Lịch sử vấn đề
Đề tài về việc sử dụng ngôn từ trên các trang báo không phải là mới lạ. Có rất
nhiều nhà nghiên cứu đã khảo sát về các khía cạnh của đề tài này.
Cụ thể như:
 Đề tài “Một số lỗi câu thường gặp trên báo in hiện nay”;
 Bài báo “Báo động ngôn ngữ trên báo điện tử” trên trang baopnvn.com;

4
 Đề tài: “Một sô vấn đề sử dụng ngôn từ trên báo chí” của Hoàng Anh;
 “Báo chí viết sai lỗi chính tả be bét nhất”- baochi.eu.vn;
 ‘’Báo chí viết sai lỗi chính tả cao nhất”- baomoi.com;
“Báo cáo tinh hình lỗi chính tả trong văn bản tiếng Việt”- viegrid.com…
Nhưng nhìn chung, tôi nhận thấy chưa có đề tài nào tổng hợp đầy đủ về tất cả các
lỗi dùng từ, dùng câu, vấn đề chính tả, trên các trang báo mà cụ thể ở đây là trên
trang báo mạng, báo điện tử bởi vậy đề tài này vẫn còn là đề tài khá mới mẻ và
cần được nghiên cứu.

3. Mục đích nghiên cứu


Như đề tài đã nêu, mục tiêu nghiên cứu ở đây là khảo sát về lỗi từ, lỗi chính tả, lỗi
câu. Để thực hiện mục tiêu trên, bài nghiên cứu sẽ giải quyết hai vấn đề sau:
 Thực trạng lỗi trên các báo mạng.
 Đề ra giải pháp khắc phục và hạn chế lỗi.

4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu


 Đối tượng: báo mạng, chủ yếu là những trang báo lớn, những trang báo dành
cho teen. Cụ thể như: kenh14, yeah1, vnexpress, dantri…
 Phạm vi: 12 đầu báo mạng, từ tháng 1đến tháng 11 năm 2014:
1 Yeah1
2 Dân trí
3 Kênh 14
4 Vnexpress
5 Vietnamnet
6 baomoi
7 Ione
8 Bongda
9 Tinmoi

5
10 Vov
11 Ngôi sao
12 Hoahoctro

5. Phương pháp nghiên cứu

6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn


- Góp phần phản ánh về thực trạng sai lỗi tràn lan trên báo mạng, cung cấp một
cái nhìn tổng quan, khái quát về thực trạng này.
- Làm cơ sở nền tảng tổng quan làm cứ liệu cho những đề tài nghiên cứu về sau.

7. Bố cục
Bài nghiên cứu này bao gồm 3 phần:
MỞ ĐẦU:
Giới thiệu lý do chọn đề tài, mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi,
phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa lý luận, thực tiễn.
NỘI DUNG:
 Cung cấp kiến thức cơ sở bao gồm các khái niệm lỗi chính tả, lỗi từ, lỗi câu.
 Tìm, phân tích, thống kê lỗi chính tả, lỗi từ, lỗi câu trên báo mạng.
KẾT LUẬN:
Tổng kết, xem xét lại quá trình nghiên cứu.

6
NỘI DUNG

1. Lỗi chính tả
1.1. Khái niệm:
Chính tả là sự chuẩn hóa hình thức chữ viết của ngôn ngữ. Đó là một hệ thống
các quy tắc về các âm vị, âm tiết, cách dùng dấu câu, cách viết hoa.

1.2. Khảo sát lỗi sai chính tả trên các bài báo mạng:
1.2.1. Sai lỗi chính tả do việc đánh máy:
Lỗi sai do người viết sau khi đánh máy bài viết không biên tập lại dẫn đến
những sai sót nhỏ như thiếu một, hai chữ cái của từ, cách dấu câu sai nguyên
tắc đánh máy, nhầm dấu, sai font chữ …
Bảng 1.1. Ví dụ về sai lỗi chính tả do việc đánh máy
STT Bài báo Lỗi sai Cách sửa
1 “Phở “ê mặt” vì “chia sẽ” Chia sẻ
bị “bạn gái” chê

7
đủ điều” - báo
Yeah1 – thứ 6,
ngày 7/11/2014
“Phở “ê mặt” vì
bị “bạn gái” chê “từ việc: ham chơi
từ việc: ham chơi games,
2 đủ điều” - báo games,thích nhậu nhẹt,
thích nhậu nhẹt, thờ ơ
Yeah1 – thứ 6, thờ ơ”
ngày 7/11/2014
“Thiếu nữ 18
tuổi bị cha mẹ
nhốt, đánh vì “thầy H. khôn vi phạm
3 thầy H. không vi phạm gì
yêu thầy” – báo gì”
Yeah1 – thứ 6
ngày 7/11/2014
“Thiếu nữ 18
tuổi bị cha mẹ
“quyền hôn nhân tự quyền hôn nhân tự nguyện
nhốt, đánh vì
4 nguyện của cả haikhông của cả hai không ai được
yêu thầy” – báo
ai được ngăn cản” ngăn cản
Yeah1 – thứ 6
ngày 7/11/2014
“Hà Tăng sắp
làm mẹ?” –
5 “đoán già đoán no” đoán già đoán non
kenh14 –
14/11/2014
6 nữ huấn luyện viên khiến
“Hồ Ngọc Hà
cả hội trường sáng bừng
tận tình sửa tóc “nữ huấn luyện viên
cho các “trò khiến cả hộ trường sáng
cưng” – dantri – bừng”

8
23/08/2014

“Hồ Ngọc Hà
tận tình sửa tóc
”Hà Hồ đến bên từng
cho các “trò Hà Hồ đến bên từng học
7 cưng” – dantri – học trò tỉ mỉ ɣhỉnh sửa
trò tỉ mỉ chỉnh sửa tóc
23/08/2014 tóc”

“Hồ Ngọc Hà
tận tình sửa tóc “Hồ Ngọɣ Hà tận tình Hồ Ngọc Hà tận tình
cho các “trò hướng dẫn các thí sinh hướng dẫn các thí sinh
8 cưng” – dantri –
phong thái biểu diễn thật phong thái biểu diễn thật
23/08/2014
chuyên nghiệp” chuyên nghiệp

“Hồ Ngọc Hà
tận tình sửa tóc “NữȠca sĩ đã không tiếc Nữ ca sĩ đã không tiếc
cho các “trò chiêu mà bật mí cho các chiêu mà bật mí cho các
9 cưng” – dantri –
trò cưng bí quyết trình trò cưng bí quyết trình
23/08/2014
diễn với tóc” diễn với tóc

10 tócȠthật dễ dàng tóc thật dễ dàng


“Hồ Ngọc Hà
tận tình sửa tóc
cho các “trò
cưng” – dantri –
23/08/2014

9
“Hồ Ngọc Hà
tận tình sửa tóc
để tránh tình trạng t˳c để tránh tình trạng tóc che
cho các “trò
11 cưng” – dantri – che ngang mặt khi đang ngang mặt khi đang phiêu
23/08/2014 phiêu cùng bài hát cùng bài hát

“Hồ Ngọc Hà
tận tình sửa tóc “được sân khấu với từng
được sân khấu với từng
cho các “trò động tác trình diễn
12 cưng” – dantri – động tác trình diễn quyến
quyến rũ cùnɧ giọng
23/08/2014 rũ cùng giọng hát
hát”

“Hồ Ngọc Hà
tận tình sửa tóc
cho các “trò “Hà Hồ đặtȠra cho tiết Hà Hồ đặt ra cho tiết mục
13 cưng” – dantri –
mục này” này
23/08/2014

14 “Hà Ɉồ luôn chuẩn bị chu Hà Hồ luôn chuẩn bị chu


“Hồ Ngọc Hà
đáo để luôn giữ” đáo để luôn giữ
tận tình sửa tóc
cho các “trò
cưng” – dantri –
23/08/2014

10
“Hồ Ngọc Hà
tận tình sửa tóc
“chỉ còn 2 thí sinh sau
cho các “trò chỉ còn 2 thí sinh sau khi
15 cưng” – dantri – kɨi Khương Hoàn Mỹ bị
Khương Hoàn Mỹ bị loại
23/08/2014 loại”

1.2.2. Sai lỗi chính tả do chủ quan người viết


Đây là những lỗi sai do người viết không nắm được quy tắc cơ bản về chính tả,
dẫn đến những lỗi sai không đáng có.
Bảng 1.2. Ví dụ về sai lỗi chính tả do chủ quan người viết
STT Bài báo Lỗi sai Cách sửa
“Bí quyết cho
nàng “mũm “Càng béo, càng mập, Càng béo, càng mập, càng
mĩm” lựa chọn càng không đẹp thì lại không đẹp thì lại càng
1
quần áo” – càng phải chau chuốt và phải trau chuốt và điệu
yeah1 – điệu đà.’’ đà.
18/07/2014
“Phở “ê mặt” vì
bị “bạn gái” chê
2 đủ điều” - báo “thiệt phiền phức” thật phiền phức
Yeah1 – thứ 6,
ngày 7/11/2014

11
“Nhẫn tâm giết
đứa con đẻ sau
khi đến sàn “dùng một con rao nhỏ dùng một con dao nhỏ
3
nhảy” – yeah1 – rạch cổ họng đứa nhỏ” rạch cổ họng đứa nhỏ
thứ 3 ngày
6/11/2014
“Nguyễn Đình
Cương bươn
4 trải cuộc sống” “bươn trải” bươn chải
– ngoisao.net –
19/5/2014
“Tết này mình
“Thèm lắm một cái xiết Thèm lắm một cái siết tay
vẫn yêu xa” –
5 tay nhưng chỉ biết để nhưng chỉ biết để dành đợi
kenh14 –
dành đợi anh về nước” anh về nước
01/02/2014
“Cô bé 7 tuổi
vẫn trượt ván
“Phần lớn đều nghĩ cô bé
thành thạo dù bị Phần lớn đều nghĩ cô bé có
có một tương lai sáng
6 khuyết thiếu hai một tương lai xán lạn và
lạn và rộng mở ở phía
ống đồng” – rộng mở ở phía trước
trước”
kenh14 –
31/10/2014
“Nên vui hay
buồn khi "Im “Khi độc giả sẽ được Khi đọc giả sẽ được thả trí
lặng để yêu?" - thả trí tưởng tượng của tưởng tượng của
7
Yeah1.com – mình quay về thập niên mình quay về thập niên
02/10/2014 60s” 60s

12
“Mụn “tấn
công” khắp
người khiến ai
8 cũng hoảng sợ” “nó sẽ cọ sát vào da” nó sẽ cọ xát vào da
– kenh14 –
22/08/2014

“Va chạm xe
buýt, cô gái
đang từng ngày
9 dành giật sự “dành giật” giành giật
sống” –
tinmoi.vn –
10/08/2014
“Những đặc
điểm biến ebola
“ Chúng nổ tung và vô Chúng nổ tung và vô hình
trở thành “virus
10 hình chung đưa virus trung đưa virus Ebola vào
ác quỷ” –
Ebola vào máu.” máu.
kenh14 –
21/10/2014
“Đìu hiu cảnh
chợ chiều” – “nhưng trên tất cả đều nhưng trên tất cả đều tựu
11
baomoi.com – tựu chung lại rằng” trung lại rằng
14/11/2014
12 “7 bài học “Không có sự đáp trả Không có sự đáp trả nào
xương máu khi nào xứng đáng, tình yêu xứng đáng, tình yêu cũng
tình đầu tan vỡ” cũng bị "trà đạp" không bị "chà đạp" không
– yeah1 – thứ 4, thương tiếc” thương tiếc

13
ngày
15/10/2014
“Mỹ sẽ không
vì Iraq mà xao
sao lãng
13 lãng châu Á” – “xao lãng”
vnexpress –
20/6/2014
“Thứ Bảy
14/06/2014: Sao
14 “sao nhãng” sao lãng
nhãng” –
hoahoctro.vn
“Hà Tĩnh: Phản
đối việc sát
nhập trường,
gần 500 học
15 “sát nhập” sáp nhập
sinh không đi
học” – vov.vn –
thứ 6, ngày
10/10/2014
“Bị soi mói đời
tư như “bị hiếp
16 dâm” – “soi mói” xoi mói
vietnamnet –
02/06/2014
17 “10 câu cửa “Dự án sẽ dậm chân tại
miệng của chỗ và thất bại nhanh Dự án sẽ giậm chân tại
những người chóng khi những người chỗ và thất bại nhanh
không thành trong nhóm ngừng tìm chóng khi những người

14
trong nhóm ngừng tìm
công” – yeah1 –
kiếm sự ...” kiếm sự ...
09/08/2014

“Van Persie cứu


Hà Lan khỏi bẽ “Van Gaal cũng Van Gaal cũng không che
mặt trước không che dấu ý định giấu ý định thử nghiệm
18 Ecuador” –
vnexpress – thử nghiệm khi xếp một khi xếp một loạt cầu thủ
18/05/2014  loạt cầu thủ trẻ đá chính” trẻ đá chính

“trước mặt bạn, đối


trước mặt bạn, đối phương
“Dấu hiệu phương vẫn thản nhiên
người ấy chỉ coi vẫn thản nhiên mặc bộ đồ
bạn là bạn thân” mặc bộ đồ ngủ rộng
19 ngủ rộng thùng thình hoặc
– dantri – thùng thình hoặc những
03/08/2014 những trang phục tuềnh
trang phục tuyền
toàng mặc ở nhà
toàng mặc ở nhà”

 Phân tính một số từ sai chính tả ở bảng trên:


1. Sáng lạn hay xán lạn?
Cuốn từ điển Tiếng Việt do Trung tâm Từ điển học và Nhà xuất bản Đà
Nẵng xuất bản (Hoàng Phê chủ biên) có giải thích xán lạn là rực rỡ,
chói lọi/tiền đồ xán lạn/tương lai xán lạn.(trang 1454). Từ sáng lang vô
nghĩa, không tồn tại trong từ vựng tiếng việt.
Vì vậy ở đây, chúng ta phải dùng từ “xán lạn” mới chính xác.

2.  Đọc giả hay độc giả? 


Nếu hiểu đúng từ đọc là đọc (đọc báo, đọc văn bản) rồi thì mọi người sẽ
thấy ngồ ngộ là tại sao nhiều người lại sử dụng từ "độc"---> "độc giả".
Một cách chính thống trên nhiều tạp chí, báo chí nhiều nơi hiện nay đã

15
sử dụng từ độc giả thay vì đọc giả. Độc giả, nếu được nghĩ ngợi cho vui
chắc hẳn sẽ làm nhiều người liên tưởng đến những vụ đầu độc, độc
mãng xà chăng? Có một sự liên quan căn bản xuất phát từ một tác phẩm
văn học là Độc Tiểu Thanh ký của Nguyễn Du. Khi đọc tác phẩm này,
lần ra hoàn cảnh sáng tác ta mới biết khi Nguyễn Du viết bài thơ ấy là
nhờ vào một dịp đọc được tác phẩm còn trơ trọi lại của Tiểu Thanh ký,
độc ở đây là đơn độc, là một. Với cái tên bài thơ Độc Tiểu Thanh ký,
nhiều người đã lầm tưởng tên bài thơ mang ý nghĩa "độc" ấy là đọc nên
việc nhầm lẫn tiếp tục được sử dụng cho từ đọc. Như vậy việc sử dụng
từ độc đích xác là sai, bởi đọc mới là nghĩa đúng của nó. 

3. Vô hình chung/ Vô hình trung; Tựu chung/ Tựu trung?


Cũng theo từ điển tratu.vn, chỉ có từ vô hình trung (tuy không chủ ý
chủ tâm nhưng tự nhiên lại là như thế) chứ không có vô hình chung;
tương tự với cặp từ tựu chung/tựu trung, chỉ có tựu trung (từ biểu thị
điều sắp nêu ra là cái chung, cái chính trong những điều vừa nói đến), và
không có tựu chung.

Bảng 1.3. So sánh lỗi chính tả qua các trang báo mạng.
Lỗi Đánh máy Người viết Tổng số
sai
ST Số Số Số
Đầu báo
T lỗi Tỷ lệ lỗi Tỷ lệ lỗi Tỷ lệ
(15) (19) (34)
1 Dân trí 10 66.6% 1 5.3% 11 32.36%
2 Yeah1 4 26.7% 6 31.5% 10 29.4%
3 Kênh 14 1 6.7% 4 21% 5 14.7%
4 Vn Express 0 0% 2 10.4% 2 5.9%

16
5 Ngôi sao 0 0% 1 5.3% 1 2.94%
6 Vietnamnet 0 0% 1 5.3% 1 2.94%
7 Hoa học trò 0 0% 1 5.3% 1 2.94%
8 Tin mới 0 0% 1 5.3% 1 2.94%
9 Báo mới 0 0% 1 5.3% 1 2.94%
10 VOV 0 0% 1 5.3% 1 2.94%
Đánh máy + Người 44.1
15 19 55.9% 34 100%
viết %

Nhận xét:
 Qua bảng trên, ta có thể thấy Dân trí mắc lỗi chính tả nhiều
nhất, chiếm 33.26%; tiếp đến là các báo Yeah1, kênh 14,
vnexpress chiếm tỉ lệ sai chính tả lần lượt là 29.4%, 14.7% và
5.9%; các báo còn lại: Ngôi sao, Vietnamnet, Hoa học trò, tin
mới, báo mới chiếm tỉ lệ thấp nhất 2.94%.

17
2. Lỗi từ
2.1. Khái niệm:
- Lặp từ:
Lặp từ nghĩa là dùng nhiều lần một từ trong câu hoặc trong những câu liền kề
nhau. Để sửa lỗi này, ta có thể bỏ bớt một từ dùng lặp hoặc thay nó bằng đại từ
hay từ đồng nghĩa.
Bên cạnh dạng lỗi lặp nguyên vẹn một từ, ta còn gặp hiện tượng sử dụng trong
cùng một câu những từ đồng nghĩa với nhau làm thành phần đồng chức thể
hiện ý nghĩa liệt kê, lựa chọn hay tương phản. Đây cũng là lỗi lặp từ, chỉ có
một cách sửa là bỏ những từ có nghĩa trùng với từ đằng trước.
- Dùng từ không đúng nghĩa:
Hiện tượng dùng từ không đúng nghĩa thường gặp trong những trường hợp sau
đây:
 Người viết không nắm được nghĩa của từ, nhất là các từ Hán Việt, các
thuật ngữ khoa học.
 Người viết nhầm lẫn các từ gần âm và gần nghĩa với nhau.

- Dùng từ không hợp phong cách:


Dùng từ không hợp phong cách nghĩa là chọn từ không phù hợp với văn cảnh,
hoàn cảnh giao tiếp hoặc thể loại văn bản.

2.2. Khảo sát lỗi từ qua các trang báo mạng:


Bảng 2.1. Ví dụ về lỗi từ qua các trang báo mạng.
STT Số báo Câu sai Lỗi sai Cách sửa
1 “người ta rồi Lặp từ người ta rồi
“Tuổi 19 – cũng phải Theo từ điển cũng phải lớn

18
soha.vn,
trưởng thành
là (người, sinh
vật) phát triển
đến mức hoàn
chỉnh, đầy đủ
về mọi mặt.
chông chênh
trưởng thành và Như vậy,
bước vào đời” –
lớn lên từng trưởng thành lên từng ngày
kenh14.vn –
ngày” và lớn lên là
30/07/2014
hai từ đòng
nghĩa, sử dụng
chung sẽ dẫn
đến hiện tượng
lặp từ.

2 “Đây là một cơ Khoảng: thời Đây là một cơ


“Công thức số logarit tự điểm, độ dài số logarit tự
toán học giúp nhiên và là một thời gian hay nhiên và là một
bạn tìm được số vô tỉ, có giá không gian theo số vô tỉ, có giá
"người vợ hoàn trị xấp xỉ ước lượng. trị xấp xỉ 2,718
hảo” - Kênh14 khoảng 2,718”. (soha.vn) Xấp
– 26/05/2014 xỉ cũng có
nghĩa tương
đương. Vậy
khoảng và xấp

19
xỉ là hai từ
đồng nghĩa 
lặp từ.

“thật ra ông Nhu cầu: điều


“Phó Thủ thật ra ông
không nói cũng đòi hỏi về cuộc
tướng: Không không nói cũng
hiểu, thế sống tự nhiên
xây sân bay hiểu, thế
Long Thành sẽ giới ngày và xã hội. Vậy
3 giới ngày
mất lợi thế cạnh càng phát trong từ nhu
càng phát
tranh” – dan tri triển, nhu cầu cầu đã bao gồm
– 28/10/2014 triển, nhu cầu
đòi hỏi ngày nghĩa đòi hỏi
ngày càng cao
càng cao”  lặp từ
Kiệt tác tác
phẩm nghệ
“bí ẩn tạo nên thuật đặc sắc
bí ẩn tạo nên
“Bí ẩn tạo nên hình dạng kỳ (soha.vn), bản
hình dạng kỳ
những kiệt tác thú cho các tác thân từ kiệt tác
thú
đá thiên nhiên” phẩm kiệt tác đá đã bao hàm
4 cho kiệt tác đá
– dantri – tự nhiên này nghĩa tác
tự nhiên này
06/08/2014 chính là trọng phẩm, vây ta
chính là trọng
lực của Trái cần bỏ một
lực của Trái đất
đất” trong hai từ để
tránh hiện
tượng lặp.
5 “Cùng sở hữu Đa dạng: nhiều Cùng sở hữu
“Những nhóc tì gương mặt cực vẻ, nhiều dạng gương mặt cực
sở hữu "gương cute với những biểu hiện khác cute với những

20
mặt cute vô
biểu cảm đa biểu cảm khác
đối" khiến dân nhau (soha,vn).
dạng khác nhau, ba nhóc
mạng phát Như vậy, câu
nhau, ba nhóc tì tì này khiến tất
cuồng” – văn trên bị lặp
này khiến tất cả cả người xem
kenh14 - 17-04- từ  bỏ từ đa
người xem đều đều phải "tan
2014 dạng
phải "tan chảy’’ chảy’’

“thế giới ảo chỉ


“Trấn Thành: Trí tưởng tượng thế giới ảo chỉ
qua ngôn từ,
"Không thể đương nhiên là qua ngôn từ,
qua trí tưởng
sống thiếu của mình, vậy qua trí tưởng
6 tượng của
Facebook!" – thêm từ “của tượng và khi
mình và khi
yeah1 – mình” vào sẽ mình có
mình có
16/10/2014 dẫn đến thừa từ. facebook
facebook”

- Phong thanh:
(tin tức) thoáng
nghe được,
“Đang ăn ốc chưa thật rõ
dừa, chết khiếp ràng, chưa chắc
khêu phải ổ “có nghe phong chắn ; có nghe phong
7
sán” – phanh” - Phong thanh
vietnamnet – phanh: (quần
áo mặc) ít và
26/06/2014
mỏng, không
đủ ấm;

8 “5 điểm yếu của “Đây là cơ hội - Yếu “Đây là cơ hội


U19 Việt Nam” để họ biết điểm: điểm để họ biết

21
quan trọng
nhất, Từ điển
Tiếng Việt, tr.
1490

- Điểm yếu: có được điểm yếu


- được yếu điểm
mức độ, năng của mình để
BongDa.com.vn của mình để tiếp lực hoặc tác tiếp tục hoàn
– 17/10/2014 tục hoàn thiện dụng ít, kém so
với bình thiện trong
trong quãng sự
thường. quãng sự
nghiệp còn lại
nghiệp còn lại
của cầu thủ.” Như vậy, trong
câu trên phải của cầu thủ.”
dùng là điểm
yếu chứ không
thể là yếu điểm.

9 Tại nhà tang lễ, Ở ví dụ này, sự Tại nhà tang lễ,


“Xót xa với bài 18 linh cửu kết hợp 18 linh cửu
giữa niềm với tính
thơ về em bé được phủ cờ đỏ được phủ cờ đỏ
từ xót xa là không
ngủ say trong lễ sao vàng cùng phù hợp. Tiếng sao vàng cùng
truy điệu bố” – di ảnh nằm san Việt có một “cơ di ảnh nằm san
baomoi.com - sát nhau trong chế” tạo danh từ sát nhau trong
bằng cách sử dụng
12/07/2014 khói hương đã khói hương đã
từ nỗi hoặc từ
khiến những niềm kết hợp với khiến những
người tham dự một tính từ để tạo người tham dự
thành một danh từ.
lễ tang không lễ tang không
Nhưng nếu niềm
tránh khỏi niềm thường được kết tránh khỏi nỗi
xót xa, đau lòng. hợp với các tính từ xót xa, đau
có sắc thái tích
lòng.

22
cực (niềm + vui/
niềm + hạnh phúc
…) thì nỗi có xu
hướng kết hợp với
các tính từ có sắc
thái không tích
cực (nỗi + buồn/
nỗi + bất hạnh/ nỗi
+ đau xót…).  Từ
đó, có thể khẳng
định, việc kết
hợp niềm + xót
xa là một kết hợp
không phù hợp.

Bảng 2.2. So sánh lỗi từ qua các trang báo mạng.

Lỗi từ (9)
STT Đầu báo
Số lỗi Tỷ lệ
1 Kênh 14 3 33.4%
2 Dân trí 2 22.2%
3 Yeah1 1 11.1%
4 Vietnamnet 1 11.1%
5 Bongda.com 1 11.1%
6 Báo mới 1 11.1%

Bảng 2.3. Thống kê lỗi từ


STT Lỗi từ Số lỗi (9) Tỷ lệ
1 Lặp từ 6 66.7%
2 Dùng từ không đúng nghĩa 2 22.2%
3 Dùng từ không hợp phong 1 11.1%

23
cách

Nhận xét:
 Kênh 14 đứng đầu về sai lỗi từ, chiếm 33.4%, tiếp đến là Dân
trí 22.2%, các báo khác: yeah1, vietnamnet, bongda.com,
baomoi chiếm tỷ lệ thấp nhất 11.1% .
 Lặp từ chiếm tỉ lệ cao nhất (66.7%), tiếp đến là dùng từ không
đúng nghĩa (22.2%), cuối cùng là lỗi dùng từ không hợp phong
cách (11.1%).

3. Lỗi câu:
3.1. Khái niệm
3.1.1. Các lỗi về cấu tạo câu
3.1.1.1. Thiếu các thành phần nòng cốt của câu
Các thành phần nòng cốt của câu là những thành phần bắt buộc phải có
mặt trong câu để đảm bảo cho câu độc lập về nội dung và hoàn chỉnh về
hình thức. Một câu độc lập về nội dung nghĩa là một câu có thể hiểu
được mà không cần dựa vào văn cảnh (những câu xung qunh nó) hay

24
dựa vào hoàn cảnh giao tiếp. Còn một câu hoàn chỉnh về hình thức nghĩa
là một câu có đủ các thành tố cần thiết theo quy tắc ngữ pháp.
a. Câu thiếu chủ ngữ
b. Câu thiếu vị ngữ
c. Câu thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ
d. Câu thiếu bổ ngữ bắt buộc
3.1.1.2. Thiếu một vế của câu ghép
Câu ghép là loại câu gồm 2 vế trở lên, mỗi vế tương đương một câu đơn,
nối trực tiếp với nhau hoặc nối với nhau bằng các hư từ, nhằm trình bày
những sự việc, tình cảm, cảm xúc hay ý kiến có lien quan mật thiết với
nhau. Việc bỏ sót một vế của câu ghép rất dễ nhân ra, nếu đó là những
câu ghép có các vế nối với nhau bằng hư từ, đặc biệt là bằng các cặp kết
từ (tuy…nhưng, nếu…thì, vì … nên)
Loại lỗi đáng chú ý hơn về câu ghép là tách những ý liên quan mật thiết
với nhau thành các câu đơn trong khi văn cảnh hoặc hòn cảnh giao tiếp
đòi hỏi trình bày những ý đó trong một câu ghép.
3.1.1.3. Thể hiện sai quan hệ ngữ nghĩa giữa các bộ phận trong câu
Các bộ phận trong câu ở đây được hiểu là các thành phân câu hay các vế
trong một câu ghép.
3.1.1.4. Sắp xếp sai trật tự từ
Sự sắp xếp sai trật tự từ làm cho câu phản ánh sai lạc ý của người viết
hoặc làm cho câu trở nên mơ hồ về nghĩa, hiểu theo cách nào cũng được.
3.1.1.5. Thiết lập sai quan hệ ngữ pháp giữa các bộ phận câu

3.1.2. Các lỗi về dấu câu


3.1.3. Các lỗi về liên kết câu
3.2. Khảo sát lỗi câu qua cá trang báo mạng

25
1. “Phở ê mặt vì bị bạn gái chê đủ điều” - Báo yeah1, thứ 6,
07/11/2014
- Câu sai: “Hiểu được bản tính của phái mạnh nên Phương Du đã ra tay
ngăn chặn những thói quen xấu của bạn trai minh.”
- Lỗi sai: Thiếu một vế của câu ghép, câu phải được nối bằng cặp kết
từ: “vì…nên”, thiếu chủ ngữ vế đầu.
- Sửa: Vì Phương Du hiểu được bản tính của phái mạnh nên cô…
2. “Nên vui hay nên buồn khi “Im lặng để yêu?”” – yeah1.com –
02/10/2014
- Câu sai: “Khi độc giả sẽ được thả trí tưởng tượng của mình quay về
thập niên 60s”
- Lỗi sai: Thiếu cả chủ ngữ lẫn vị ngữ
- Sửa: Tách trạng ngữ
Khi đó, đọc giả sẽ được thả trí tưởng tượng quay về thập niên 60s.

3. “10 việc làm hay ho để ngày mưa lạnh hết buồn chán” – ione –
12/11/2014
- Câu sai: “Khi đám bạn thân ở cạnh nhau chắc chắn sẽ nghĩ ra không
thiếu việc để làm”
- Lỗi sai: Thiếu chủ ngữ, không ngắt câu.
- Sửa: Bổ sung thêm chủ ngữ
Khi đám bạn thân ở cạnh nhau, chắc chắn họ sẽ nghĩ ra không thiếu
việc để làm.

4. “Lỗi sai: Câu mơ hồ về nghĩa. Câu trên dẫn đến cho người đọc hai
cách hiểu:

26
 Một là đối với các nhóm nhạc, ca sĩ Việt Nam, anh chàng thần
tượng Sơn Tùng và Mỹ Tâm;
 Cách thứ hai có thể hiểu là, hồi anh ta còn ở Việt Nam (bây ghờ
anh chàng đang sống tại một đất nứơc khác), anh ta thần tượng
Sơn Tùng va Mỹ Tâm.
- Sửa: Còn đối với các ca sĩ Việt Nam, anh chàng thần tượng Sơn
Tùng MTP và Mỹ Tâm.

5. “Hà Tăng sắp làm mẹ” – kenh14 – 14/11/2014


- Câu sai: “Với hình ảnh này, đã có thể phần nào khẳng định thông tin
trên là thật”
- Lỗi sai: Thiếu chủ ngữ
- Sửa: Với hình ảnh này, chúng ta đã có thể khẳng định thông tin trên
là thật.

Bảng 3.1. So sánh lỗi câu trên trang báo mạng


STT Đầu báo Lỗi sai
Số lỗi (5) Tỷ lệ
1 Yeah1 2 40%
2 Ione 2 40%
3 Kênh 14 1 20%

Nhận xét: Như vậy, Yeah1 đứng đầu về việc sai lỗi câu (40%), kênh 14
sai ít nhất với một lỗi, chiếm 20%.

27
KẾT LUẬN
Từ bài báo cáo trên, ta thông kê được như sau:

S Số lỗi Chính tả Từ Câu Tổng số


T
Số lỗi Tỷ lệ Số lỗi Tỷ lệ Số lỗi Tỷ lệ Số lỗi Tỷ lệ
T
(34) % (9) % (5) % (48) %
Đầu báo
1 Yeah1 10 29.4 1 11.1 2 40 13 27.1
2 Dân trí 11 32.36 2 22.2 0 0 13 27.1
3 Kênh 14 5 14.7 3 33.4 1 20 9 18.5
4 Vnexpress 2 5.9 0 0 0 0 2 4.2
5 Vietnamnet 1 2.94 1 11.1 0 0 2 4.2
6 baomoi 1 2.94 1 11.1 0 0 2 4.2
7 Ione 0 0 0 0 2 40 2 4.2
8 Bongda 0 0 1 11.1 0 0 1 2.1
9 Tinmoi 1 2.94 0 0 0 0 1 2.1
10 Vov 1 29.4 0 0 0 0 1 2.1
11 Ngôi sao 1 29.4 0 0 0 0 1 2.1
12 Hoahoctro 1 29.4 0 0 0 0 1 2.1
Lỗi = CT+T+C 34 70.8 9 18.8 5 10.4 48 100

Nhận xét:

28
 Dựa vào bảng trên, ta thấy lỗi chính tả xảy ra nhiều nhất trên các trang
báo mạng (70.8%), tiếp đến là lỗi từ (18.8%) và lỗi câu (10.4%).
 Báo Yeah 1 và báo Dân trí đứng đầu về tỷ lệ mắc lỗi (27.1%), tiếp đến
là kênh 14 (18.5%), các báo khác tỷ lệ mắc lỗi ít hơn, dao động từ 2.1-
4.2%.
 Từ kết quả trên, có thể dễ dàng nhận thấy vấn đề viết sai lỗi chính tả
không còn vấn đề của riêng từng cá nhân nữa mà nó trở thành một vấn
đề của cả xã hội trong khi trên các phương tiện thông tin đại chúng
xuất hiện nhan nhản những lỗi chính tả cơ bản trong đó có báo mạng
điện tử là một điển hình, đặc biệt là các trang báo tuổi teen: yeah1,
kenh14, dan tri…
Biết rằng trong thời đại hiện nay, báo điện tử là một giải pháp hàng
đầu làm thỏa mãn nhu cầu tìm kiếm thông tin của độc giả nhưng liệu
rằng có công bằng không khi sự qua loa của khâi biên tập đã khiến
cho độc giả phải “hứng chịu” những ngôn ngữ kém cỏi thể hiện sự
nghèo nàn ngôn ngữ của tòa soạn báo mạng điện tử nói riêng và các
cơ quan báo chí hiện nay nói chung.
 Theo khảo sát Người dùng Internet 2011 của NetIndex cho thấy số
người truy cập mạng internet chủ yếu ở trong nhóm tuổi từ 15 – 19
tuổi ( tăng 7% so với năm 2011 từ 84% lên đến 91%) và nhóm tuổi từ
20 – 24 tuổi ( tăng 11% từ 78% năm 2010 lên đến 89% năm 2011).
Đây là hai nhóm chịu ảnh hưởng nặng nề từ ngôn ngữ truyền thông.
Chúng ta có thể chấp nhận những sai sót trong ngôn ngữ giao tiếp
nghe – nói thường ngày nhưng trong văn hóa viết, đặc biệt là văn hóa
viết trong báo chí thì không thể được.

29
 Việc viết sai lỗi chính tả nói riêng hay sai các loại lỗi khác nói chung
trên các phương tiện thông tin đại chúng sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ
đến lớp từ vựng và sự trong sáng của Tiếng Việt hiện nay.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tiếng Việt thực hành – Nguyễn Minh Thuyết (Chủ biên) – NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội.
2. Trang tra từ.vn
3. Đề tài “Một số lỗi câu thường gặp trên báo in hiện nay”;
4. Bài báo “Báo động ngôn ngữ trên báo điện tử” trên trang baopnvn.com;
5. Đề tài: “Một sô vấn đề sử dụng ngôn từ trên báo chí” của Hoàng Anh;
6. “Báo chí viết sai lỗi chính tả be bét nhất”- baochi.eu.vn;
7. ‘’Báo chí viết sai lỗi chính tả cao nhất”- baomoi.com;
8. “Sai lỗi chính tả trên báo mạng điện tử” – dohamy’s blog

30

You might also like