Download as docx, pdf, or txt
Download as docx, pdf, or txt
You are on page 1of 25

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHOA ĐIỆN TỬ - VIỄN THÔNG


CHUYÊN NGÀNH MẠNG VIỄN THÔNG

Môn học:
Anten và Truyền sóng

Giảng viên: Nguyễn Thanh Hãi


Nhóm 6:
Huỳnh Thiên Anh - 18200057
Huỳnh Quốc Bảo - 18200061
Trần Đắc Huy - 18200130
Phạm Nam Khánh - 18200143

Ho Chi Minh City, ngày 29 tháng 7 năm 2021


Mục lục
Phần 1: Giới thiệu về anten Yagi – Uda......................................................................................1
Phần 2: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động.....................................................................................2
1. Cấu tạo................................................................................................................................2
2. Nguyên lý hoạt động...........................................................................................................2
Phần 3: Các tham số cơ bản của anten Yagi – Uda....................................................................6
1. Hệ số sóng chậm.................................................................................................................6
2. Đặc trưng hướng.................................................................................................................8
3. Trở kháng vào của chấn tử chủ động................................................................................10
4. Hệ số định hướng..............................................................................................................10
5. Dải thông của anten Yagi..................................................................................................11
Phần 4: Đặc tính bức xạ.............................................................................................................12
1. Độ lợi (Gain) và hệ số chùm tia (beamwidth factors).......................................................12
2. Các yếu tố ảnh hưởng tới độ lợi........................................................................................13
3. Tỉ lệ Front to Back của anten Yagi...................................................................................14
Phần 5: Ưu điểm và nhược điểm của anten Yagi – Uda so với các anten khác......................14
Phần 6: Ứng dụng.......................................................................................................................15
Phần 7: Mô phỏng anten Yagi – Uda với Matlab và HFSS:....................................................16
1. Matlab:............................................................................................................................16
2. HFSS:...............................................................................................................................19
Tài liệu tham khảo (References)................................................................................................22
Mục lục hình ản

Hình 1: Anten Yagi - Uda...................................................................................................1


Hình 2: Cấu tạo của Anten Yagi - Uda...............................................................................2
Hình 3: Nguyên lí hoạt động của Anten Yagi - Uda...........................................................3
Hình 4: Mô hình anten Yagi...............................................................................................8
Hình 5: Góc θ trong mặt phẳng H và mặt phẳng E..........................................................10
L
Hình 6: Sự phụ thuộc của hệ số A vào  ........................................................................11
Hình 7: Độ lợi của Anten Yagi.........................................................................................12
Hình 8: Bảng độ lợi của Anten dựa vào các chấn tử.........................................................13
Hình 9: Mô phỏng Anten Yagi – Uda................................................................................17
Hình 10: Mô hình năng lượng bức xạ Anten Yagi-Uda....................................................17
Hình 11: Mô hình năng lượng bức xạ Anten Yagi-Uda theo độ cao (Elevation)..............18
Hình 12: Mô hình năng lượng bức xạ Anten Yagi-Uda theo phương vị (Azimuth)...........18
Hình 13: Mô hình bức xạ Anten Yagi-Uda........................................................................19
Hình 14: Anten Yagi-Uda thiết kế trên HFSS...................................................................19
Hình 15: Mô phỏng năng lượng bức xạ 3D......................................................................20
Hình 16: Mô phỏng vùng bức xạ 3D................................................................................20
Hình 17: Mô phỏng 2D....................................................................................................21
Phần 1: Giới thiệu về anten Yagi – Uda
Anten Yagi - Uda là loại anten định hướng rất phổ biến bởi vì chúng dễ chế tạo.
Các anten định hướng như Yagi thường sử dụng trong những khu vực khó phủ sóng hay
ở những nơi cần vùng bao phủ lớn hơn vùng bao phủ của anten omni-directional. Anten
Yagi-Uda (do 2 người Nhật là Hidetsugu Yagi và Shintaro Uda chế tạo vào năm 1926
thuộc Đại học Hoàng gia Tohoku, Nhật Bản) được biết đến như là một anten định hướng
cao được sử dụng trong truyền thông không dây. Loại anten này thường được sử dụng
cho mô hình điểm- điểm và đôi khi cũng dùng trong mô hình điểm-đa điểm. Anten Yagi-
Uda được xây dựng bằng cách hình thành một chuỗi tuyến tính các anten dipole song
song nhau.

Anten Yagi - Uda được dùng rộng rãi trong vô tuyến truyền hình, trong các tuyến
thông tin chuyển tiếp và trong các đài rada sóng mét. Anten này đươc dùng phổ biến
như thế vì nố có tính định hướng tương đối tốt mà kích thước và trọng lượng không lớn
lắm, cấu trúc lại đơn giản, dễ chế tạo.

Hình 1: Anten Yagi - Uda

1
Phần 2: Cấu tạo và nguyên lý hoạt động
1. Cấu tạo
Anten Yagi - Uda gồm: một chấn tử chủ động (driven element) thường là chấn tử
nửa sóng, một chấn tử phản xạ (reflector) và một số chấn tử dẫn xạ thụ động (directors)
được gắn trực tiếp với thanh đỡ kim loại. Nếu chấn tử chủ động là trấn tử vòng dẹt thì
nó cũng có thể gắn trực tiếp với thanh đỡ và kết cấu anten sẽ trở nên đơn giản. Việc gắn
trực tiếp các chấn tử lên thanh kim loại thực tế sẽ không ảnh hưởng gì đến phân bố
dòng điện trên anten vì điểm giữa các chấn tử cũng phù hợp với nút của điện áp. Việc sử
dụng thanh đỡ bằng kim loại cũng không ảnh hưởng gì đến bức xạ của anten vì nó được
đặt vuông góc với các chấn tử.

Hình 2: Cấu tạo của Anten Yagi - Uda

2. Nguyên lý hoạt động


Xét một anten Yagi - Uda đơn giản gồm 3 chấn tử: một chấn tử chủ động (DE), hai
chấn tử thụ động gồm: chấn tử phản xạ (R) và chấn tử dẫn xạ (D). Chấn tử chủ động (DE)
được nối với máy phát cao tần. Dưới tác dụng của trường bức xạ tạo bởi DE, trong R và
D sẽ xuất hiện dòng cảm ứng và các chấn tử này sẽ trở thành nguồn bức xạ thứ cấp. Nếu

2
chọn được độ dài của R và khoảng cách từ DE đến R một cách thích hợp thì R sẽ trở
thành chấn tử phản xạ của DE. Khi ấy năng lượng bức xạ của cặp DE – R sẽ giảm yếu về
phía chấn tử phản xạ và được tăng cường theo hướng ngược lại (hướng +z). Tương tự
như vậy, nếu chọn được độ dài của D và khoảng cách từ D đến DE một cách thích hợp
thì D sẽ trở thành chấn tử dẫn xạ của DE. Khi ấy, năng lượng bức xạ của hệ DE – D sẽ
được tập trung về phía chấn tử dẫn xạ và giảm theo hướng ngược lại (hướng –z). Kết
quả là năng lượng bức xạ của cả hệ sẽ được tập trung về một phía, hình thành một kênh
dẫn sóng dọc theo trục anten, hướng từ phía chấn tử phản xạ về phía chấn tử dẫn xạ.

Hình 3: Nguyên lí hoạt động của Anten Yagi - Uda

Theo lý thuyết chấn tử ghép, dòng điện trong chấn tử chủ động (I1) và dòng điện
trong chấn tử thụ động (I2) có quan hệ với nhau bởi biểu thức:

3
I2
 aei
I1
a 2
( R12  X 12
2 2
)( R22  X 22
2
)
Với
X 12 X
    arctg ( )  arctg ( 22 )
R12 R22

a: tỷ số biên độ dòng điện của chấn tử 2 và chấn tử 1

φ : góc sai pha của dòng điện trong chấn tử 2 so với chấn tử 1

Chấn tử chủ động: được nối trực tiếp với nguồn và tự bức xạ sóng điện từ

Chấn tử thụ động: không được cấp nguồn, hoạt động dựa trên nguyên tắc cảm ứng
điện từ, trờ thành nguồn bức xạ thứ cấp.

R: điện trở bức xạ. X: điện kháng riêng

Bằng cách thay đổi độ dài của chấn tử thụ động, có thể biến đổi độ lớn và dấu của

điện kháng riêng X22 và do đó sẽ biến đổi được a và


.

Càng tăng khoảng cách d thì biên độ dòng trong chấn tử thụ động càng giảm. Tính
toán cho thấy với d  (0,1  0,25) λthì khi điện kháng của chấn tử thụ động mang tính
cảm kháng sẽ nhận được I2 sớm pha hơn so với I1. Trong trường hợp này chấn tử thụ
động sẽ trở thành chấn tử phản xạ. Ngược lại khi điện kháng của chấn tử thụ động mang

tính dung kháng thì dòng I2 sẽ chậm pha so với I1 và chấn tử th ụ động sẽ trở thành chấn
tử dẫn xạ.

X 22
arctg 0
Khi R22 Thì chấn tử thụ động trở thành chấn tử phản xạ.

4
X 22
arctg 0
Còn khi R22 Thì chấn tử thụ động trở thành chấn tử dẫn xạ.

Trong thực tế việc thay đổi điện kháng X22 của chấn tử thụ động được thực hiện
bằng cách thay đổi độ dài của chấn tử: khi độ dài chấn tử lớn hơn độ dài cộng hưởng sẽ
có X22>0, còn khi độ dài chấn tử nhỏ hơn độ dài cộng hưởng sẽ có X 22<0. Vì vậy chấn tử

 
phản xạ thường có độ dài lớn hơn 2 còn chấn tử dẫn xạ thường có độ dài nhỏ hơn 2 .
Thông thường, ở mỗi anten Yagi chỉ có một chấn tử làm nhiệm vụ phản xạ. Đó là vì
trường bức xạ về phía ngược lại bị chấn tử này làm yếu đáng kể, nếu có thêm một chấn tử
nữa đặt tiếp xúc sau đó thì chấn tử phản xạ thứ hai sẽ được kích thích rất yếu và do đó nó
cũng không phát huy được tác dụng. Để tăng cường hơn nữa hiệu quả phản xạ, trong một
số trường hợp có thể sử dụng mặt phản xạ kim loại, lưới kim loại, hoặc một tập hợp vài
chấn tử đặt ở khoảng cách giống nhau so với trấn tử chủ động, khoảng cách giữa chấn tử
chủ động và chấn tử phản xạ thường được chọn trong giới hạn (0,15÷ 0,25)  .

Trong khi đó, số lượng chấn tử dẫn xạ có thể khá nhiều. Vì sự bức xạ của anten
được định hướng về phía các chấn tử dẫn xạ nên các chấn tử này được kích thích với
cường độ khá mạnh, và khi số chấn tử dẫn xạ đủ lớn sẽ hình thành một kênh dẫn sóng. Số

chấn tử dẫn xạ có thể từ 2 10, đôi khi có thể lớn hơn (tới vài chục). Khoảng cách giữa
chấn tử chủ động và chấn tử dẫn xạ đầu tiên, cũng như giữa các chấn tử dẫn xạ được

chọn trong khoảng (0,1 0,35)  . Để có hệ số định hướng cực đại theo hướng bức xạ
chính, kích thước của các chấn tử dẫn xạ và khoảng cách giữa chúng cần được lựa chọn
thích hợp sao cho đạt được quan hệ xác định đối với dòng điện trong các chấn tử. Quan
hệ tốt nhất cần đạt được với các dòng điện này là tương đối đồng đều về biên độ, với giá
trị gần bằng biên độ dòng điện của chấn tử chủ động, và chậm dần về pha khi di chuyển
dọc theo trục anten, từ chấn tử chủ động về phía các chấn tử dẫn xạ. Khi đạt được quan
hệ nói trên, trường bức xạ tổng của các chấn tử sẽ được tăng cường theo một hướng
(hướng của các chấn tử dẫn xạ) và giảm nhỏ theo các hướng khác. Thường điều kiện để
5
đạt được cực đại của hệ số định hướng về phía các chấn tử dẫn xạ cũng phù hợp với điều
kiện để đạt được bức xạ cực tiểu về phía các chấn tử phản xạ. Do vậy, khi anten dẫn xạ
được điều chỉnh tốt thì bức xạ của nó sẽ trở thành đơn hướng. Vì đặc tính bức xạ của
anten có quan hệ rất mật thiết với các kích thước tương đối của anten (kích thước so với
bước sóng) nên anten Yagi thuộc loại anten dải hẹp. Dải tần số của anten, khi hệ số định
hướng ở hướng chính biến đổi dưới 3 dB, đạt được khoảng vài phần trăm. Khi số lượng
chấn tử dẫn xạ khá lớn, việc điều chỉnh thực nghiệm đối với anten sẽ rất phức tạp vì khi
thay đổi độ dài hoặc vị trí của mỗi chấn tử sẽ dẫn đến sự thay đổi biên độ và pha của
dòng điện trong tất cả các chấn tử.

Phần 3: Các tham số cơ bản của anten Yagi – Uda


1. Hệ số sóng chậm
Việc xác định sơ bộ các kích thước và thông số của anten có thể được tiến hành
theo phương phương pháp lý thuyết anten sóng chậm (anten sóng chậm có vận tốc pha
nhỏ hơn vận tốc ánh sáng). Giả thiết các chấn tử dẫn xạ có độ dài bằng nhau và gần bằng
một nửa bước sóng, chúng được đặt cách điện đều nhau dọc theo trục và tạo thành một

c
cấu trúc sóng chậm (sóng mặt), với hệ số sóng chậm ε = > 1.
v

Giả thiết dòng trong các chấn tử có biên độ bằng nhau nhưng lệch pha nhau ∆ φ .
Nếu d là khoảng cách giữ hai chấn tử thì hệ số pha của sóng chậm sẽ được xác định bởi:

∆φ
γ= . Ta có hệ số sóng chậm bằng:
d

c γ ∆φ
ε= = =
v k kd

Hệ số sóng chậm ε phụ thuộc vào độ dài l của các chấn tử và khoảng cách

d giữa chúng. Bảng 2.1 dẫn ra các giá trị của hệ số sóng chậm ε ứng với các độ dài khác

6
d a
 0, 01
nhau của chấn tử, tính theo ba thông số l khi bán kính của chấn tử l .Qua
phân tích cũng đã xác nhận rằng nếu kết cấu có độ dài hữu hạn thì sẽ xuất hiện sóng phản
xạ ở đầu cuối, với hệ số phản xạ theo công suất không quá 15%. Do sự phản xạ không
đáng kể nên có thể coi gần đúng kết cấu hữu hạn gồm các chấn tử dẫn xạ có độ dài bằng
nhau và đặt cách đều nhau tương đương với một hệ thống thẳng liên tục, bức xạ trục. Hệ
số chậm của sóng trong hệ thống được xác định theo bảng 2.1.

Với độ dài của anten L  Nd đã biết, có thể xác định được hệ số chậm tốt nhất

(ứng với bước sóng công tác trung bình


0 ) theo công thức:

λ0
ε opt =1+ (2.2)
2L

Sau đó, áp dụng công thức của lý thuyết anten sóng chậm có thể tính được sự phụ

f
f
thuộc của hệ số định hướng với tần số và xác định được dải thông tần 0 mà trong đó
hệ số định hướng biến đổi không quá 3 dB.

Ta hãy khảo sát một ví dụ: Giả sử cần thực hiện một anten dẫn xạ để làm việc
trong dải tần 200 ÷ 10MHz, độ dài anten cho trước là 3m, sao cho sẽ nhận được hệ số
định hướng là cực đại khi số phần tử của anten là ít nhất.

Trường hợp này, độ dài của anten là


L / 0 = 2 và dải thông tần yêu cầu bằng

10%. Ta cần chọn thông số d / l  0,5 để nhận được hệ số định hướng gần bằng 12dB.
Đồng thời, với độ dài anten đã cho sẽ tính được hệ số sóng chậm tốt nhất ε opt =1.25. Từ

kl 2d
 1,3 1
bảng 2.1 sẽ xác định được độ dài chấn tử 2 ( ứng với l ). Từ đó suy ra

7
l
 d  0, 22.0
2 và số chấn tử của anten bằng 10 ( trong đó có một chấn tử phản xạ, một
chấn tử chủ động và 8 chấn tử dẫn xạ ).

Bảng 2.1 Hệ số sóng chậm ε

8
2. Đặc trưng hướng

Hình 4: Mô hình anten Yagi

Ta chọn mô hình anten Yagi (như hình 4) là một tập hợp các chấn tử nửa sóng
giống nhau, chấn tử chủ động A được đặt ở gốc tọa độ. Vị trí của các chấn tử thụ động

trên trục z được đặc trưng bởi các tọa độ z n, với n = 1, N ( N là số chấn tử dẫn xạ)
và bởi tọa độ zp đối với chấn tử phản xạ.

Việc điều chỉnh đối với mỗi chấn tử thụ động sẽ được thực hiện bởi các điện
kháng biến đổi được iXp, iX1, iX2,..., iXn ứng với vị trí cố định của các chấn tử và với giá
trị của các điện kháng điều chỉnh đã chọn, biên độ phức tạp của dòng điện trong mỗi chấn
tử sẽ được xác định khi giải hệ phương trình Kirchhoff đối với hệ (N+2) chấn tử ghép.

( R pp  iX p ) Z pA Z p1 ... Z pN  Ip   0 
 Z ( RAA  iX1 ) Z A1 ... Z AN     
 Ap   I A  U 
 Z1 p Z A1 ( R11  iX1 ) ... Z1N    I1    0 
     
    ..       
 Z Np Z NA Z Np ... ( RNN  iX N )   I N   0 
 (2.3)
Trong đó Rpp, RAA, R11, R22, …,RNN là phần thực của trở kháng riêng của chấn tử
phản xạ, chấn tử chủ động và các chấn tử dẫn xạ. Các trở kháng tương hỗ Z pA=ZAp,
Zp1=Z1p, ZA1=Z1A, …, Znk=Zkn có thể được xác định theo công thức của lý thuyết anten
(phương pháp sức điện động cảm ứng) hoặc tính theo các bảng cho sẵn. Các đại lượng
Xp, XA, X1, X2, …, XN là điện kháng toàn phần của chấn tử phản xạ, chấn tử chủ động và

9
các chấn tử dẫn xạ, trong đó bao gồm điện kháng riêng của mỗi chấn tử và điện kháng
điều chỉnh đối với mỗi chấn tử nếu có. Đại lượng U trong công thức (2.3) là điện áp đặt ở
đầu vào chấn tử chủ động và có thể chọn tùy ý (ví dụ: U=1V).

Theo các trị số dòng điện tìm được khi giải hệ phương trình (2.3) sẽ tính được hàm
phương hướng tổ hợp:

 Ip  ikZ p cos N
 In  ikZ n cos
f k ( )    e  1    e
 IA  n 1  I A  (2.4)
Trong đó, θ là góc giữa trục anten và hướng của điểm khảo sát.

Hình 5: Góc θ trong mặt phẳng H và mặt phẳng E

Đối với mặt phẳng H thì (2.4) cũng chính là hàm phương hướng của cả hệ còn đối
với mặt phẳng E thì hàm phương hướng của hệ sẽ bằng tích của hàm tổ hợp (2.4) với hàm
phương hướng riêng của chấn tử:

 
cos  sin  
f1 ( )  2 
cos  (2.5)

10
3. Trở kháng vào của chấn tử chủ động
Khi có ảnh hưởng tương hỗ của các chấn tử thụ động thì trở kháng vào của chân
chấn tử chủ động được tính như sau:

ZVA=RVA + iXVA (2.6)

Trị số XA sẽ được chọn theo điều kiện để đảo bảo XVA=0, từ (2.6) sẽ xác định được
XA và do đó ZVA=RVA.

4. Hệ số định hướng
Hệ số tác dụng định hướng của anten ở hướng trục theo công thức:
2
D1 R11  f (  00 ) 
D(  00 ) 
RVA (2.7)
trong đó:

D1= 1,64 là hệ số định hướng của chấn tử nửa sóng.

R11= 73,1  là điện trở riêng của chấn tử nửa sóng (nghĩa là của một phần tử
anten).

Cũng có thể tính theo công thức:

L
Dmax  A.
 , L - độ dài anten. ( 2.8 )

L
Hệ số A phụ thuộc vào tỷ số  được biểu thị trên hình sau:

11
L
Hình 6: Sự phụ thuộc của hệ số A vào 
5. Dải thông của anten Yagi
Các anten Yagi phản ứng rất nhạy đối với sự biến đổi của tần số vì nó bao gồm
các yếu tố cộng hưởng. Do đó anten Yagi có dải thông hẹp người ta xác định được rằng
tác dụng của thanh phản xạ đối với trở vào của anten mạnh hơn nhiều đối với tác dụng
của thanh dẫn xạ, vì thế nên dùng thanh phản xạ có dải thông rộng. Thông thường để mở
rộng dải thông thường dùng thanh phản xạ là chấn tử vòng dẹt hoặc tốt hơn là trấn tử
vòng dẹt kép, ngoài ra các thanh phản xạ này được cấp nguồn.

Phần 4: Đặc tính bức xạ


Những ưu điểm chính khi sử dụng anten Yagi là độ lợi và tính định hướng mà nó
cung cấp. Độ lợi anten Yagi đặc biệt hữu ích vì nó cho phép tất cả công suất phát được
hướng vào một khu vực tập trung, hoặc khi anten Yagi được sử dụng để thu, nó cho phép
thu được tín hiệu tối đa từ phía phát. Bên cạnh đó, anten Yagi giảm độ lợi theo các hướng
khác, nghĩa là nó nhận hoặc truyền ít tín hiệu hơn theo các hướng khác, do đó làm giảm
mức độ nhiễu. Anten Yagi thuộc loại anten thụ động, tức là độ lợi bằng nhau cho cả 2
phía truyền và nhận, do đó độ lợi khi truyền sẽ giống như độ lợi khi nhận.

12
1. Độ lợi (Gain) và hệ số chùm tia (beamwidth factors)
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng
đến độ lợi anten Yagi. Có một mối
liên hệ giữa độ lợi và độ rộng chùm
tia. Nếu độ lợi Yagi tăng lên, thì độ
rộng chùm tia giảm. Điều này được
lý giải bằng công suất phát hiện có.
Vì chỉ có một lượng công suất nhất
định, để tạo ra độ lợi, công suất phải
được lấy từ một hướng để đưa vào
chùm tia chính.

Hình 7: Độ
lợi của Anten Yagi

Điều này có nghĩa là các anten có độ lợi càng cao thì độ định hướng càng cao. Vì
thế, hai yếu tố độ lợi và độ rộng chùm hẹp phải được cân bằng để mang lại hiệu suất tối
ưu.

2. Các yếu tố ảnh hưởng tới độ lợi


Có một số yếu tố của anten Yagi ảnh hưởng đến độ lợi của nó:

+Số lượng phần tử trong thiết kế: yếu tố rõ ràng nhất ảnh hưởng đến độ lợi của
anten Yagi là số phần tử trong anten. Thông thường, chấn tử phản xạ (reflector) là phần
tử đầu tiên được thêm vào trong bất kỳ thiết kế anten Yagi nào vì nó mang lại mức tăng
độ lợi nhiều nhất, thường vào khoảng 4 đến 5 dB. Sau đó đến các chấn tử dẫn xạ
(directors) được thêm vào. Đối với phạm vi giữa các chấn tử dẫn xạ, mỗi chấn tử dẫn xạ
cung cấp mức tăng độ lợi gần 1 dB.

+Khoảng cách phần tử: khoảng cách có thể ảnh hưởng đến độ lợi anten Yagi (mặc
dù không nhiều bằng số lượng phần tử). Thông thường, một chùm tia có khoảng cách

13
rộng giữa các phần tử sẽ cho độ lợi cao hơn một chùm nhỏ gọn hơn. Vị trí phần tử quan
trọng nhất là chấn tử phản xạ, vì khoảng cách của chúng điều chỉnh khoảng cách của bất
kỳ phần tử chấn tử dẫn xạ nào khác có thể được thêm vào.

+Độ dài anten: khi tính toán các vị trí tối ưu cho các phần tử khác nhau, người ta
đã chỉ ra rằng trong một mảng anten Yagi nhiều phần tử, độ lợi thường tỷ lệ với độ dài
của mảng.

Mặc dù có nhiều cách thiết kế khác nhau và nhiều cách cấu tạo ăng ten Yagi-Uda.
Có một quy tắc hữu ích để tăng độ lợi anten Yagi như mong đợi, đó là quy tắc ngón tay
cái (thumb rule)

Hình 8: Bảng độ lợi của Anten dựa vào các chấn tử

Theo quy tắc ngón tay cái, khi có khoảng bốn hoặc năm chấn tử dẫn xạ, mỗi chấn
tử dẫn xạ sẽ bổ sung sẽ thêm khoảng 1dB độ lợi cho anten Yagi (lên tới 15 chấn tử dẫn
xạ). Con số này giảm với số lượng chấn tử dẫn xạ ngày càng tăng.

3. Tỉ lệ Front to Back của anten Yagi


Một trong những thông số quan trong liên quan đến độ lợi của ăng ten Yagi là tỉ lệ
Front to Back ratio được biểu thị trên mô hình bức xạ phía dưới.

Tỷ lệ front to back (Tỷ lệ


F / B) của một ăng-ten là tỷ số

14
giữa công suất bức xạ phía trước và công suất bức xạ theo hướng ngược lại (180 độ so
với chùm tia chính).

Tỷ lệ này cho chúng ta biết mức độ bức xạ ngược và thường được biểu thị bằng
dB. Thông số này rất quan trọng trong các trường hợp cần giảm thiểu nhiễu hoặc vùng
phủ theo hướng ngược lại.

Signal∈forward direction F
Front ¿ Back Ratio= =
Signal ∈reverse direction B
F
Front ¿ Back Ratio (dB)=log
B

Phần 5: Ưu điểm và nhược điểm của anten Yagi – Uda so với


các anten khác
Anten Yagi mang lại nhiều ưu điểm hơn các loại anten khác về:

+Độ lợi: anten Yagi có độ lợi cao, cho phép đầu thu nhận các tín hiệu có cường độ thấp.

+Cấu tạo đơn giản: anten Yagi về mặt cơ học tương đối đơn giản khi so sánh với các thiết
kế khác.

+Nó sở hữu đặc tính định hướng cao vì phối hợp các chấn tử dẫn xạ (directors), chấn tử
phản xạ (reflector), chấn tử chủ động (driven element).

+Nó là một anten giá rẻ phù hợp với các ứng dụng tần số cao.

+Anten Yagi là một dạng thiết kế anten RF rất thực tế, là sự lựa chọn hiệu quả nhất về chi
phí cho các ứng dụng cần độ lợi và định hướng cao.

+Nó có trọng lượng nhẹ, hiệu quả sử dụng năng lượng tốt, dễ dàng trong thi công và lắp
đặt.

Bên cạnh đó anten Yagi cũng tồn tại vài nhược điểm như:

+Dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố trong khí quyển.

+Băng thông bị giảm nếu số lương phần tử hướng được thêm vào nhiều hơn.

15
Phần 6: Ứng dụng
+Anten Yagi được sử dụng rất rộng rãi như một ăng ten có mức tăng cao trên các
băng tần HF, VHF và UHF.

+Băng thông của anten Yagi, dải tần có mức tăng cao, hẹp, một vài phần trăm tần
số trung tâm và giảm khi tăng mức tăng, do đó, nó thường được sử dụng trong các ứng
dụng tần số cố định.

+Việc sử dụng lớn nhất và được biết đến nhiều nhất là anten truyền hình mặt đất
trên tầng thượng, nhưng nó cũng được sử dụng cho các liên kết truyền thông cố định
điểm-điểm, trong anten radar và để liên lạc sóng ngắn qua các đài phát sóng ngắn và vô
tuyến.

Phần 7: Mô phỏng anten Yagi – Uda với Matlab và HFSS:


1. Matlab:

Code:
clc;
fc = 144.2e6;
wirediameter = 12e-3;
c = physconst('lightspeed');
lambda =c/fc;
Z0 = 50;
BW = 0.015*fc;
fmin = fc - 2*(BW);
fmax = fc + 2*(BW);
Nf = 101;
freq = linspace(fmin,fmax,Nf);
d = dipole;
d.Length = (.2164+.0273)*2*lambda;
d.Width = cylinder2strip(wirediameter/2);
d.Tilt = 90;
d.TiltAxis = 'Y';
Numdirs = 4;
refLength = .2424*2;
dirLength = [.2251*2 .2188*2 .2054*2 .1905*2];

16
refSpacing = .1573;
dirSpacing = [.0755 .2193 .3377 .3742];
initialdesign = [refLength refSpacing dirSpacing].*lambda;
yagidesign = yagiUda;
yagidesign.Exciter = d;
yagidesign.NumDirectors = Numdirs;
yagidesign.ReflectorLength = refLength*lambda;
yagidesign.DirectorLength = dirLength*lambda;
yagidesign.ReflectorSpacing = refSpacing*lambda;
yagidesign.DirectorSpacing = dirSpacing*lambda;
yagidesign.Load = lumpedElement('Impedance',50)
yagidesign.TiltAxis = 'X';
figure(1)
show(yagidesign);
yagidesign.Tilt=-90;
figure(2)
pattern(yagidesign,fc,'CoordinateSystem','polar','type','efield');
figure(3);
pattern(yagidesign,fc,'CoordinateSystem','polar','type','powerdb');
figure(4);
patternAzimuth(yagidesign,fc);
figure(5);
patternElevation(yagidesign,fc);

Hình 9: Mô phỏng Anten Yagi – Uda

17
Hình 10: Mô hình năng lượng bức xạ Anten Yagi-Uda

Hình 11: Mô hình năng lượng bức xạ Anten Yagi-Uda theo độ cao (Elevation)

18
Hình 12: Mô hình năng lượng bức xạ Anten Yagi-Uda theo phương vị (Azimuth)

Hình 13: Mô hình bức xạ Anten Yagi-Uda

2. HFSS:

19
Hình 14: Anten Yagi-Uda thiết kế trên HFSS

Hình 15: Mô phỏng năng lượng bức xạ 3D

20
Hình 16: Mô phỏng vùng bức xạ 3D

Hình 17: Mô phỏng 2D

21
Tài liệu tham khảo (References)
https://www.electronics-notes.com/articles/antennas-propagation/yagi-uda-
antenna-aerial/basics-overview.php

https://www.slideshare.net/TheGaru/bo-co-bi-tp-ln-thit-k-anten-yagi?
fbclid=IwAR1ifkFVy-azOgeX51Y_vzKl6qr2qiup8V-
GKhmbn2o4mCOr_xzogw-hgAk

https://en.wikipedia.org/wiki/Yagi%E2%80%93Uda_antenna

https://mimirbook.com/vi/5f338e898c3

22

You might also like