Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC


TÀI CHÍNH - MARKETING
MẪU PHIẾU LÀM BÀI TỰ LUẬN
HỌC PHẦN LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ

Ngày kiểm tra: 28/07/2021


Họ tên sinh viên: Huỳnh Thảo Tiên MÃ ĐỀ:………
Mã số sinh viên : 1921006074

Mã lớp học phần: 2021702019503

Bài làm gồm: …5…….. trang

Điểm CB chấm thi


Bằng số Bằng chữ (Ký, ghi rõ họ tên)

BÀI LÀM:
Câu 1

a) Nhận định trên là ĐÚNG.


Tùy theo các văn bản pháp luật khác nhau mà yếu tố nước ngoài được quy định khác
nhau:
 Theo Công ước La Haye (1964) và được ghi nhận trong Pháp lệnh trọng tài Thương
mại (2003), thì được coi là có yếu tố nước ngoài khi có ít nhất một trong các nhân
tố:
 Các bên chủ thể có trụ sở Thương mại tại các quốc gia khác nhau;
 Hàng hóa được dịch chuyển qua biên giới;
 Căn cứ để xác lập hợp đồng phát sinh ở nước ngoài.
 Theo Công ước viên (1980), yếu tố nước ngoài được xác định theo trụ sở Thương
mại của các bên chủ thể. Theo đó, được coi là yếu tố nước ngoài khi các bên chủ
thể hợp đồng có trụ sở Thương mại ở các quốc gia khác nhau.
2

 Theo Luật Thương mại (1977), hợp đồng mua bán với thương nhân nước ngoài là
khái niệm dùng để chỉ hợp đồng mua bán quốc tế. Nghĩa là, yếu tố nước ngoài được
xác định khi một bên chủ thể mang quốc tịch nước ngoài.
 Theo Luật Thương mại (2005), mua bán hàng hóa quốc tế được thực hiện dưới hình
thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu
(Khoản 1 Điều 27).
b) Nhận định trên là SAI.
Mục đích của chế độ tối huệ quốc là tạo cơ hội ngang nhau trong thương mại, xóa
bỏ mọi kỳ thị, phân biệt đối xử với các lý do khác nhau trong hoạt động thương
mại quốc tế, đồng thời củng cố và thúc đẩy quan hệ hợp tác thương mại giữa các
quốc gia với nhau, tuy nhiên chế độ tối huệ quốc có những trường hợp ngoại lệ
sau đây:
 Quốc gia được hưởng ưu đãi là thành viên của khu vực mậu dịch tự do (Free
Trade Area), hoặc liên minh thuế quan (Custom Union).
 Ưu đãi mà các quốc gia khác được hưởng là ưu đãi trong hoạt động mua bán
qua biên giới. Theo đó, các quốc gia có biên giới liền kề nhau có thể dành
cho nhau những đặc quyền để tạo thuận lợi cho việc đưa hàng hóa qua biên
giới, các quốc gia khác không được đòi hòi.
 Không được hưởng ưu đãi vì lý do phòng ngừa chung. Các quốc gia có quyền
cấm nhập khẩu, xuất khẩu đối với một nước vì lý do bảo vệ sức khỏe con
người, động vật, cây trồng, an ninh quốc gia (Điều 20 và 21 GATT 1994).
 Chế độ có đi – có lại và chế độ báo phục quốc. Một quốc gia có thể dành ưu
đãi cho một cá nhân, pháp nhân đến từ nước ngoài như quốc gia đó đã dành
cho công dân nước mình.

Sự ưu đãi trong thương mại quốc tế của một quốc gia dành riêng cho một, một
số quốc gia không được coi là vi phạm chế độ tối huệ quốc nếu thuộc các trường
hợp ngoại lệ trên.

Ví dụ: Trong thời điểm đại dịch Covid 19 bùng phát, đất nước Ấn Độ được xem
là nơi đang bùng phát dịch mạnh mẽ, lây lan nhanh, tỷ lệ người mắc bệnh và tử
vong thuốc top cao nhất thế giới và khó có cơ hội kiểm soát dịch trong thời gian
ngắn, do đó để bảo vệ sức khỏe công dân của mình, Việt Nam có thể cấm nhập
3

khẩu hàng hóa từ Ấn Độ và cấm các doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa sag Ấn
Độ mà không vi phạm chế độ tối huệ quốc.

c) Nhận định trên là ĐÚNG.


Các bên khi tham gia giao dịch thương mại quốc tế, về nguyên tắc có thể áp dụng
đầy đủ hoặc một phần điều kiện Incoterms, có thể sửa đổi, bổ sung, tăng hoặc giảm
nhưng không làm thay đổi bản chất Incoterms
d) Nhận định trên là sai.
Trong số 11 điều kiện Incoterms, một số ít điều kiện có quy định về bên nào sẽ
chịu trách nhiệm mua bảo hiểm, còn lại đa số các điều kiện không quy định về
nghĩa vụ mua bảo hiểm. Tuy nhiên, với các điều kiện không quy định về nghĩa vụ
mua bảo hiểm, vấn đề mua bảo hiểm hàng hóa phụ thuộc vào thời điểm chuyển
giao rủi ro, không phải do người mua và người bán thỏa thuận. Bất kỳ bên nào
cũng có thể mua bảo hiểm để hạn chế rủi ro xảy ra với hàng hóa ngay thời điểm
rủi ro được chuyển giao sang mình. Trong đó, việc mua bảo hiểm này không được
làm sai lệch bản chất của Incoterms, bên mua bảo hiểm chính là bên phải gánh
chịu rủi ro theo như trong điều kiện Incoterm quy định.
Ví dụ: : Trong các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được ký kết theo điều kiện
giao hàng FAS 2010, kể từ thời điểm hàng hóa được giao dọc mạn tàu, rủi ro hàng
hóa được chuyển giao cho người mua. Từ đó người mua có thể tự mua bảo hiểm
để hạn chế rủi ro cho hàng hóa, việc mua bảo hiểm này không cần thỏa thuận với
người bán.

Câu 2

Ngày Sự kiện

15/9 A chào hàng. Thời hạn cuối 30/9

25/9 B trả lời đồng ý, sửa đổi nội dung điều khoản giao nhận từ CFR
2020 sang CIF 2020, thời hạn trả lời 1/10

15h 30/9 B trả lời không đồng ý mua

5/10 A thông báo cho B sẽ giao hàng cho bên chuyên chở ngày 10/10 và
về tới cảng Hải Phòng ngày 25/10
4

5/10 B xác nhận lại không mua

Việt Nam và Hàn Quốc đều là thành viên của Công ước Viên 1980, nên công ước
Viên 1980 (CISG 1980) sẽ được áp dụng để điều chỉnh quan hệ giữa hai bên

a. Trả lời của bên B vào ngày 25/9 là một trả lời chấp thuận nhưng có sửa đổi bổ sung
nội dung về điều khoản giao nhận. Việc bổ sung điều khoản CIF sẽ làm thay đổi/cụ
thể hoá quyền và nghĩa vụ của các bên, nội dung này làm biến đổi cơ bản nội dung
của chào hàng theo Khoản 3 Điều 19 CISG và cấu thành một HOÀN GIÁ CHÀO
(một chào hàng mới) theo Khoản 1 Điều 19 CISG.

Đối với việc B tuyên bố huỷ ngang chào hàng ngày 30/9, chào hàng ngày 25/9 có
ấn định cụ thể thời hạn trả lời là 1/10, theo Khoản 2 Điều 16 CISG, chào hàng này
không thể bị huỷ ngang. Tuyên bố huỷ ngang ngày 30/9 không có giá trị. Chào hàng
của B vẫn có hiệu lực tới ngày 1/10.

Việc A im lặng từ khi nhận được chào hàng 28/9 đến hết ngày 1/10 không trả lời
không được xem là chấp thuận theo Khoản 1 Điều 18 CISG 1980.

Ngày 5/10 A mới trả lời chấp nhận chào hàng, đã trễ hạn và sẽ KHÔNG XÁC LẬP
một hợp đồng ràng buộc hai bên, không tồn tại một hợp đồng có hiệu lực pháp lý
nên không có hành vi vi phạm hợp đồng của các bên.

b. Do không có hợp đồng nào được xác lập nên các bên tự chịu trách nhiệm đối với
hành vi của mình.
c. Trường hợp B nhận được thông báo chấp nhận chào hàng của A vào ngày 1/10
(trong thời hạn chào hàng):
Hợp đồng giữa các Bên sẽ được xác lập và có hiệu lực ràng buộc hai bên từ ngày
1/10. Trong trường hợp này Bên B từ chối thực hiện hợp đồng được xem là vi phạm
theo CISG 1980.
Trong trường hợp này Bên A có thể áp dụng các trách nhiệm sau:
- Yêu cầu bên mua thực hiện hợp đồng, trả tiền và nhận hàng (Điều 62
CISG)
- Tuyên bố huỷ hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại theo Điều 64
CISG
- Trả lãi chậm trả theo Điều 78 CISG 1980.
5

Chữ ký của sinh viên

You might also like