nhận định

You might also like

Download as doc, pdf, or txt
Download as doc, pdf, or txt
You are on page 1of 3

I.

Xuân Quỳnh và Sóng

* XUÂN QUỲNH :

1. Đọc thơ xuân Quỳnh, người ta không có cảm giác như tác giả cố ý làm thơ, mà thơ chị
tự nhiên, nhẹ nhàng, là tiếng nói chân thật từ sâu trong tâm hồn chứ không cố gắng gượng
ép bản thân phải sáng tác về những triết lý khô khăn. vì vậy, giọng thơ của chị thủ thỉ tâm
tình, dạt dào những đợt sóng tình cảm, lúc thì nhẹ nhàng vỗ về, lúc lại cuồn cuộn dâng
trào” – Nhà phê bình văn học Lưu Khánh Thơ (em chồng nhà thơ Xuân Quỳnh).

2. Không còn phân biệt được sóng tạo nên Xuân Quỳnh, hay Xuân Quỳnh đã tạo nên sóng.
Chỉ biết rằng chị sinh ra là để dành cho thơ. Dù đầu đời, vốn học vấn còn chưa cao, nhưng
hồn thơ ở người con gái đất La Khê – Hà Đông ấy đã luôn dồi dào và dạt dào sức sống –
T.S Chu Văn Sơn.

3. Thơ Xuân Quỳnh chất chứa tình yêu thương con người, như một “bản năng gốc”, từ đó
làm nên chất thơ rất đậm nét ở chị. Xuân Quỳnh làm thơ dễ dàng, như lời “tự hát” ấp ủ từ
đâu đó, ngân nga mỗi khi có dịp, câu thơ trôi chảy kể cả những khi diễn đạt những điều tế
nhị, sâu kín. Những tình cảm được biểu hiện tự nhiên, chân thực, một cách đầy chất thơ” -
nhà thơ Lê Thành Nghị

*SÓNG :

1“Sóng không chỉ là tên một thi phẩm đã gây xốn xang cho nhiều thế hệ bạn đọc. Sóng
không chỉ là biểu trưng cho một hồn yêu chưa từng nguội yên. Sóng còn là một nguồn
sống, nguồn năng lượng mà nữ thi sĩ ấy đã truyền lại cho thế hệ sau qua mỗi tiếng thơ của
mình. Và, lâu nay, lòng thơ của chúng ta, người mờ người tỏ, người đang yêu, người đã
yêu, đều từng thầm thu thầm phát thứ sóng đặc biệt ấy: Đó chính là Sóng Xuân Quỳnh.” –
T.S Chu Văn Sơn

2. Bài thơ Sóng là một cuộc hành trình khởi đầu từ sự từ bỏ cái chật chội, nhỏ hẹp để tìm
đến một tình yêu bao la rộng lớn, cuối cùng là khát vọng được sống hết mình trong tình
yêu, muốn hóa thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thuở.” – G.S Trần Đăng Suyền.

3. “Bài này Quỳnh nó viết bợm thật. Nghĩa là đọc xong, tự nhiên mình cũng có ý nghĩ là
phải viết, viết một cái gì cho ra trò một chút, cho nó phải nể.” (Nhà thơ Vũ Cao, Chủ
nhiệm tạp chí Văn nghệ quân đội)

4. Một bài thơ vừa xinh xắn, duyên dáng; vừa mãnh liệt, sôi nổi; vừa hồn nhiên, trong
sáng; vừa ý nhị, sâu xa. Sau này, khi nếm trải nhiều, giọng thơ Xuận Quỳnh không còn
phơi phới bốc men say nữa, nhưng cái khát vọng tình yêu vẫn mãi tồn tại trong trái tim
giàu có yêu thương của chị.” (GS Nguyễn Đăng Mạnh & PTS Trần Đăng Xuyền, Những
bài văn hay, Nxb Đồng Nai, 2003, tr. 135)

II. Nguyễn Tuân và NLĐSĐ:

*NGUYỄN TUÂN:
1. Chỉ người ưa suy xét đọc Nguyễn Tuân mới thấy thú vị, vì văn Nguyễn Tuân không phải
thứ văn để người nông nổi thưởng thức.(Vũ Ngọc Phan)

2. Ðây là một nhà văn "suốt đời đi tìm cái Ðẹp, cái Thật" (Nguyễn Ðình Thi), tự nhận mình
là người "sinh ra để thờ Nghệ Thuật với hai chữ viết hoa".

3. "Khi thì trang nghiêm cổ kính, khi thì đùa cợt bông phèng, khi thì thánh thót trầm bổng,
khi thì xô bồ bừa bãi như là ném ra trong một cơn say chếnh choáng, khinh bạc đấy, nhưng
bao giờ cũng rất đỗi tài hoa"(Nguyễn Ðăng Mạnh)

4. Ông xứng đáng được mệnh danh là "chuyên viên cao cấp tiếng Việt", là "người thợ kim
hoàn của chữ" (Ý của Tố Hữu), Tinh thần tự nguyện dấn thân, bám trụ ở thành trì cái Ðẹp
là biểu hiện sinh động của một nhân cách văn hóa lớn. Nhà văn Nguyễn Tuân "đặc Việt
Nam"(chữ dùng của Vũ Ngọc Phan)

*NLĐSĐ:

1. … Nguyễn Tuân đã sáng tạo ra một con Sông Đà không phải là thiên nhiên vô tri, vô
giác, mà là một sinh thể có hoạt động, có tính cách, cá tính, có tâm trạng hẳn hoi và khá
phức tạp. Nó có hai nét tính cách cơ bản đối lập nhau như tác giả nói - “hung bạo và trữ
tình…” .

2. “ Đọc Người lái đò sông Đà, ta có ấn tượng rõ rệt về sự tự do của một tài năng, của một
đấng hóa công thực sự trong nghệ thuật ngôn từ… Khi gân guốc, khi mềm mại, khi nghiêm
nghị như một nhà bác học, khi hồn nhiên như một đứa trẻ thơ, những trang viết, những câu
văn của Nguyễn Tuân mang hơi thở ấm nóng của cuộc đời phức tạp, phong phú, đa dạng.
Sự tự ý thức sâu sắc về tài năng của mình không phải là một biểu hiện tiêu cực, trái lại, nó
tạo nên sự giải phóng năng lượng rất cần thiết để nhà văn có thể sáng tạo nên những tác
phẩm kì vĩ…”. (Phan Huy Đông, in trong Vẻ đẹp văn học cách mạng).

III. HPNT và AĐĐTCDS?

*HPNT:

1. .“Kí của Hoàng Phủ Ngọc Tường  có rất hiều ánh lửa”                                                               
( Nguyễn Tuân )
2. “Hoàng Phủ Ngọc Tường là mô ̣t trong mấy nhà văn viết kí hay nhất nước ta hiê ̣n nay” 
( Nguyên Ngọc )
3. “Hoàng Phủ Ngọc Tường có một phong cách viết bút kí văn học của riêng mình. Thế
mạnh của ông là tri thức văn học, triết học, lịch sử, địa lí sâu và rộng, gần như đụng đến
vấn đề gì, ở thời điểm nào và ở đâu thì ông vẫn có thể tung hoành thoải mái ngòi bút
được”  (Hoàng Cát)
 
*AĐĐTCDS?:

1“… Nhiều thế hệ văn nghệ sĩ đến với Huế và đã bị con Sông Hương mê hoặc. Nhiều tác
phẩm văn học đã đưa con sông này đến với người đọc để từ đó đem lòng yêu Huế, dù chưa
một lần đặt chân đến nơi này. Nhưng với Hoàng Phủ Ngọc Tường, người một đời gắn bó
với Huế, bằng tình cảm tha thiết, bằng tiềm năng văn hóa đã khám phá vẻ đẹp của Hương
Giang một cách toàn diện, đưa Sông Hương trở thành biểu tượng của đất cố đô…”(Bùi Thị
Hải Hạnh)

You might also like