Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 87

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ CÔNG TÌNH

BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐƯA VÀO CƠ SỞ


CAI NGHIỆN BẮT BUỘC TỪ THỰC TIỄN TÒA ÁN NHÂN DÂN
CẤP HUYỆN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ


LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH

HÀ NỘI, 2020
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

LÊ CÔNG TÌNH

BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐƯA VÀO CƠ SỞ


CAI NGHIỆN BẮT BUỘC TỪ THỰC TIỄN TÒA ÁN NHÂN DÂN
CẤP HUYỆN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính


Mã số: 8.38.01.02

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS. TS. VŨ VĂN NHIÊM

HÀ NỘI, 2020
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là
hoàn toàn trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác trong cùng lĩnh vực.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.

Học viên

Lê Công Tình
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .............................................................................................................................. 1
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH
CHÍNH ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC TỪ THỰC TIỄN TÒA
ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN........................................................................................ 8
1.1. Khái quát về biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện
bắt buộc ................................................................................................................................. 8
1.2. Đối tượng, thời hiệu, thẩm quyền, trình tự thủ tục áp dụng các biện pháp xử lý
hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ..........................................19
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các biện pháp xử lý hành chính đưa
người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.....................................................................29
Chương 2: THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP ĐƯA NGƯỜI
NGHIỆN VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC TỪ THỰC TIỄN TÒA ÁN
NHÂN DÂN CẤP HUYỆN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ............................32
2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện
vào cơ sở cai nghiện bắt buộc ............................................................................................32
2.2. Thực tiễn thực hiện các biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc của Tòa án nhân dân cấp huyện tại thành phố Hồ Chí Minh từ năm
2016 đến nay .......................................................................................................................39
2.3. Đánh giá chung về thực hiện các biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào
cơ sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án nhân dân cấp huyện tại thành phố Hồ Chí Minh
.............................................................................................................................................44
Chương 3: QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP
XỬ LÝ HÀNH CHÍNH ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC CỦA
TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN ...........................................................................55
3.1. Quan điểm về việc thực hiện các biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào
cơ sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án nhân dân cấp huyện .............................................55
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về các biện pháp xử lý hành chính
đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án nhân dân cấp huyện........56
KẾT LUẬN .......................................................................................................................76
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CNBB Cai nghiện bắt buộc


CSCB cơ sở chữa bệnh
CSCN cơ sở cai nghiện
CSCNBB cơ sở cai nghiện bắt buộc
TAND Tòa án nhân dân
Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
UBND Ủy ban nhân dân
VN Việt Nam
XLHC xử lý hành chính
XLVPHC xử lý vi phạm hành chính
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013,
trong đó có quy định về áp dụng biện pháp đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc. Luật Phòng, chống ma túy năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2008)
cũng có quy định về việc đưa người nghiện ma túy đi cai nghiện bắt buộc. Ngày
20/01/2014 Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Pháp lệnh Trình tự, thủ tục xem xét
quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại tòa án. Qua đó, trong hệ thống
pháp luật Việt Nam hiện nay thì việc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là một trong
bốn biện pháp xử lý hành chính được quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính
năm 2012. Cũng theo quy định của pháp luật về tổ chức tòa án thì đây là biện pháp do
tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng đối với người nghiện ma túy từ
đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, mà vẫn còn tiếp tục
nghiện ma túy hoặc chưa bị đơn vị có thẩm quyền áp dụng biện pháp này nhưng không
có nơi cư trú ổn định nhằm mục đích thực hiện cách ly người nghiện ma túy khỏi cộng
động, buộc người nghiện thực hiện việc chữa bệnh, tham gia lao động, học văn hóa,
học nghề tại cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của Nhà nước[27].
Đến nay, biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc theo quy định của Nhà nước đã được triển khai thực hiện hơn tám năm
trên cả nước. Việc các cơ quan chức năng thực hiện triển khai quy định của Luật xử lý
vi phạm hành chính về áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện ma túy
vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mang lại nhiều ý nghĩa thực tế như: Thông qua các biện
pháp cụ thể tại cơ sở cai nghiện bắt buộc thực hiện việc cải thiện tình hình sức khỏe
cho người nghiện ma túy; ngăn chặn sự gia tăng của tệ nạn ma túy trong xã hội; bảo
đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội; góp phần kiềm chế gia tăng người nghiện mới,
người tái nghiện và tạo điều kiện cho người nghiện ma túy tái hòa nhập cộng đồng sau
khi hoàn thành việc cai nghiện bắt buộc. Bên cạnh kết quả đạt được nêu trên, việc triển
khai áp dụng biện pháp này trên thực tế còn gặp rất nhiều khó khăn, vướng mắc. Luận
văn tập trung đề cập một số khó khăn, vướng mắc chủ yếu phát sinh từ các quy định

1
pháp luật trong trình tự, thủ tục lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính
đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được thực hiện tại các cơ quan hành chính theo quy
định của Luật xử lý vi phạm hành chính và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật
này cùng các đề xuất giải pháp tháo gỡ.
Hiện nay Tp. Hồ Chí Minh đang trở thành một trong các địa bàn tiêu thụ, buôn
bán, trung chuyển ma túy lớn. Ðây cũng là địa phương có tỷ lệ người nghiện ma túy
lớn nhất trong cả nước. Thực trạng này đang đòi hỏi các cơ quan chức năng cần thực
hiện đồng bộ các giải pháp trong công tác quản lý cai nghiện trên địa bàn. Bên cạnh đó,
tỷ lệ ma túy thu giữ tại Tp. Hồ Chí Minh trong 5 năm gần đây tăng bình quân 88,5%⁄
năm. Riêng năm 2019 tăng đến 1.102,5% so với cả năm 2018. Điều đáng lưu ý theo
công an Tp. Hồ Chí Minh, số người sử dụng ma túy ngày càng trẻ hóa và sử dụng cùng
lúc nhiều loại ma túy, nhất là ma túy tổng hợp, tại những nơi kinh doanh dịch vụ nhạy
cảm như các bar, vũ trường, karaoke, nhà nghỉ không gường có trang bị đèn xoay cùng
ampli di động và loa kéo,… Trong khi đó, việc xử lý vi phạm của các cơ sở này không
căn cơ, ít hiệu quả, không có tính răn đe. Khi bị rút giấy phép thì dễ dàng đăng ký lại
với tên một doanh nhân mới, vì chưa có quy định tại địa điểm xảy ra vi phạm (lĩnh vực
kinh doanh có điều kiện) thì không được cấp phép hoạt động[43].
Mặt khác, số người nghiện ma túy tại Tp. Hồ Chí Minh luôn ở mức cao. Tính đến
31/12/2019 trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh hiện có hơn 24.000 người nghiện ma túy,
trong đó có hơn 10.000 người nghiện có hồ sơ quản lý. Trong đó, có 2.649 người
nghiện được chuyển sang cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quyết định của Tòa án nhân
dân cấp huyện tại Tp. Hồ Chí Minh[31]. Có thể nói, trong các biện pháp hành chính
được xem xét, quyết định áp dụng tại TAND thì chiếm đa số là biện pháp đưa vào cơ
sở cai nghiện bắt buộc, nhưng việc lập hồ sơ đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
rườm rà, nhiều thủ tục. Chính vì vậy mà học viên lựa chọn đề tài luận văn “Biện pháp
xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn Tòa án nhân dân
cấp huyện tại Thành phố Hồ Chí Minh” góp phần nghiên cứu và đề xuất các giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc của TAND cấp huyện.

2
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đề tài, tác giả tìm hiểu và nghiên cứu các công
trình khoa học của các tác giả:
- Tác giả Dương Thị Bích Hạnh (2014), với luận văn thạc sĩ “Bảo đảm quyền con
người trong quá trình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính”, Đại học quốc gia Hà
Nội. Luận văn góp phần cung cấp các kiến thức khoa học cơ bản mang tính lý luận về
quyền con người trong quá trình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính; hệ thống các
văn bản pháp luật quan trọng về bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng các
biện pháp xử lý hành chính; Nêu lên thực trạng bảo đảm quyền con người trong quá
trình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính vẫn còn có những bất cập ở Việt Nam, từ
đó nêu ra một số phương hướng và giải pháp nhằm hoàn thiện các biện pháp bảo đảm
quyền con người trong quá trình áp dụng các biện pháp xử lý hành chính[23].
- Tác giả Phạm Tiến Thành (2014), với đề tài luận văn thạc sĩ “Từ biện pháp xử lý
hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh đến biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc” bảo vệ tại Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam. Công trình tập trung nghiên
cứu giữa lý luận và thực trạng pháp luật về biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc trước kia và biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hiện nay. Luận văn
cũng tập trung lý giải những nguyên nhân, những cơ sở lý luận cho việc chuyển đổi
biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh thành biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Từ đó luận giải cho những sửa đổi bổ sung này về mặt lý luận. Luận văn cũng phân
tích thực trạng của việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh cho đến trước khi
Luật Xử lý VPHC năm 2012 có hiệu lực và biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc trong giai đoạn hiện nay. Mục đích của việc này là nhằm luận giải những thay đổi
của các biện pháp này từ vấn đề thực trạng tổ chức và thực hiện[35].
- Nhóm tác giả Cao Vũ Minh, Nguyễn Nhật Khanh (2016), Những bất cập trong
các quy định về biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và các kiến nghị hoàn
thiện, Trường Đại học Luật Tp.HCM. Đã đưa ra các bất cập như: Luật Xử lý vi phạm
hành chính năm 2012 với Luật Cư trú năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2013 chưa có sự
thống nhất về việc xác định “nơi cư trú ổn định” của đối tượng bị áp dụng biện pháp

3
đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; quy định của pháp luật về “nơi thường xuyên sinh
sống” để áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc không rõ ràng, cụ thể,…
qua đó đề xuất các kiến nghị: sửa đổi tiêu chí “nơi cư trú ổn định” trong Nghị định số
221/2013/NĐ-CP, theo đó “nơi cư trú ổn định” cần được xác định theo tinh thần của
Luật Cư trú; sửa đổi Điều 9 Nghị định số 211/2013/NĐ-CP theo hướng bỏ loại giấy tờ
mang tính bắt buộc trong hồ sơ đưa người nghiện ma túy vào cơ sở CNBB là “giấy xác
nhận hết thời gian cai nghiện tại gia đình hoặc tại cộng đồng của Chủ tịch UBND cấp
xã”. Tuy nhiên, nhóm tác giả chưa đi sâu vào phân tích những vấn đề lý luận và nghiên
cứu các trường hợp điển hình liên quan đến đối tượng nghiên cứu của đề tài [25].
- Tác giả Nguyễn Hoàng Việt (2019), Hoàn thiện quy định của pháp luật về trình
tự, thủ tục áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đã nghiên cứu
và đưa ra các vướng mắc liên quan đến việc triển khai các quy định của pháp luật về
biện pháp đưa vào cơ sở bắt buộc, qua đó đề xuất các biện pháp: Đối với quy định về
việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính trước khi áp dụng biện pháp xử lý hành chính
đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và quy định về việc áp dụng đồng thời biện pháp
điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế trong quá trình bị áp
dụng biện pháp xử lý hành chính GDTXPTT; Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên
quan đến việc phối hợp, chuyển hồ sơ giữa các cơ quan trong trình tự, thủ tục áp dụng
biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đề nghị Chính phủ theo
thẩm quyền hoặc báo cáo Quốc hội xem xét, sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm đơn
giản hóa thủ tục, rút ngắn tối đa các mốc thời gian thực hiện các công việc liên quan
đến trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp này
trên thực tế[45].
- Tác giả Vũ Thư với luận án tiến sĩ luật học về “Chế tài hành chính lý luận và
thực tiễn”, bảo vệ thành công tại Viện Nhà nước và pháp luật, 2006[36]; Tác giả
Nguyễn Trọng Bình với luận văn thạc sĩ luật học về “Hoàn thiện các quy định pháp
luật về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính”, bảo vệ thành công tại Trường
Đại học Luật Hà Nội, 2012[5]; Tác giả Nguyễn Ngọc Bích với luận văn thạc sĩ luật

4
học về “Hoàn thiện pháp luật về XLHC với người chưa thành niên”, bảo vệ thành
công tại Trường Đại học Luật Hà Nội, 2013[4]...
Cho dù đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về lĩnh vực xử lý hành chính
cũng như biện pháp xử lý hành chính đưa vào cai nghiện bắt buộc, nhưng nhìn chung,
những công trình nghiên cứu nêu trên chủ yếu đề cập đến những vấn đề lý luận chung
về biện pháp xử lý hành chính, từng lĩnh vực hoạt động cụ thể. Tuy nhiên, đây là nguồn
tham khảo hữu ích cho tác giả nghiên cứu các nội dung của đề tài luận văn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu những vẫn đề lý luận, pháp luật về biện pháp xử lý hành
chính đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc của tòa án nhân dân cấp huyện tại
Tp.HCM, qua đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả triển khai thực hiện
các quy định của pháp luật đối với vấn đề này.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm rõ và hệ thống hóa cơ sở lý luận và pháp lý liên quan về biện pháp đưa
người nghiện vào CSCNBB của TAND cấp huyện: Khái niệm, đặc điểm, thẩm quyền,
trình tự, thủ tục, các điều kiện bảo đảm thực hiện các biện pháp này….
- Đánh giá đúng đắn thực tiễn thực hiện các quy định của pháp luật về các biện
pháp đưa người nghiện vào CSCNBB tại Tp.HCM của TAND cấp huyện, chỉ ra được
các kết quả đạt được cũng như những hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân của vấn đề
nghiên cứu.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả thực hiện pháp
luật về biện pháp XLHC đưa người nghiện vào CSCNBB của TAND cấp huyện cho
các tỉnh, thành nói chung và Tp.HCM nói riêng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những quy định của pháp luật và thực tiễn thực hiện các biện pháp
XLHC đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của TAND cấp huyện.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

5
Không gian: Nghiên cứu biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện ma túy
vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của TAND cấp huyện trên địa bàn Tp.HCM.
Thời gian: Từ năm 2016 đến hết tháng 6/2020
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài vận dụng phương pháp duy vật biện chứng của chủ nghĩa Mác-Lê nin
xuyên suốt nội dung của luận văn, vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về pháp luật, quyền
con người và các vấn đề tệ nạn xã hội. Đồng thời đề tài cũng vận dụng phương pháp
tiếp cận của khoa học luật học trong phân tích và làm rõ các nhiệm vụ của đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu đề tài, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên
cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội, đặc biệt là lĩnh vực khoa học luật. Tác giả luận văn
sử dụng kết hợp các phương pháp như hệ thống hóa, lịch sử,... để xây dựng chương lý
luận; vận dụng phương pháp phân tích, tổng hợp và đánh giá nhằm làm rõ thực trạng
pháp luật và thực tiễn triển khai các quy định pháp luật cũng như đề xuất các giải pháp
hoàn thiện pháp luật, cũng như nâng cao hiệu quả thực hiện các quy định của pháp luật
trong thực tiễn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Làm rõ khái niệm, nội dung về các biện pháp XLHC đưa người nghiện vào
CSCNBB của TAND cấp huyện. Bên cạnh đó, tác giả luận văn cũng đã hệ thống khái
quát các quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam về việc thực hiện các biện pháp
đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của tòa án nhân dân cấp huyện sau khi
có các biện pháp hành chính khác đã được triển khai, qua đó để đánh giá toàn diện, cụ
thể, chi tiết có cơ sở nghiên cứu các tình huống từ thực tiễn góp phần hoàn thiện hệ
thống khoa học pháp lý chuyên ngành luật.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu sau khi phân tích thực tiễn rút ra được những hạn chế, tồn tại,
là cơ sở khoa học, thực tiễn để sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định của pháp luật

6
và nâng cao hiệu quả triển khai chính sách, pháp luật về thực hiện các biện pháp đưa đi
cai nghiện bắt buộc ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Luận văn có thể được sử
dụng để làm tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu về pháp luật ở bậc cao đẳng,
đại học hoặc sau đại học về nội dung đưa người đi cai nghiện tại CSCNBB.
7. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn
bao gồm 3 chương sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận và pháp lý về biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở
cai nghiện bắt buộc từ thực tiễn tòa án nhân dân cấp huyện.
Chương 2. Thực trạng thực hiện các biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc của tòa án nhân dân cấp huyện tại thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3. Quan điểm, giải pháp về việc thực hiện các biện pháp xử lý hành
chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của tòa án nhân dân cấp huyện.

7
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ BIỆN PHÁP XỬ LÝ HÀNH CHÍNH
ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC TỪ THỰC TIỄN
TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN
1.1. Khái quát về biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc
1.1.1. Người nghiện ma túy và cơ sở cai nghiện bắt buộc
1.1.1.1. Dấu hiệu nhận biết người nghiện ma túy
Theo nghĩa rộng: người nghiện ma túy là người có thói quen dùng ma túy, không
dùng không chịu được, bằng mọi giá để có ma túy sử dụng, bất chấp sự ngăn cấm của
pháp luật, của gia đình, của người thân và xã hội. Theo nghĩa hẹp: nghiện ma túy là sự
lệ thuộc của con người cụ thể (lệ thuộc cả thể chất lẫn tâm lý) đối với các chất ma túy
đó làm cho con người không thể quên và từ bỏ được.
Như vậy, nghiện ma túy là sự phụ thuộc của con người vào các chất ma túy, việc
đưa một lượng ma túy nhất định vào cơ thể là một nhu cầu thường xuyên, luôn có xu
hướng tăng dần liều lượng, khi ngừng sử dụng ma túy sẽ xuất hiện hội chứng cai (lên
cơn nghiện) rất khó chịu, bao gồm các dấu hiệu: buồn nôn, nổi da gà, bứt rứt, đau rút
cơ khớp (có cảm giác như dòi bò trong xương), chảy nước mắt, nước mũi, giãn đồng
tử, tiêu chảy, mất ngủ, bồn chồn.
Theo Khoản 11, Điều 2 Luật Phòng, chống ma túy 2013 đã quy định: “Người
nghiện ma túy là người sử dụng chất ma túy, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần và bị
lệ thuộc vào các chất này”[28].
Nguyên nhân nghiện ma túy
Về nhận thức: Do thiếu hiểu biết về ma túy, nghiện ma túy và tác hại của nghiện
ma túy. Nhiều thanh niên có tính tò mò sử dụng ma túy xem thế nào đã dẫn tới
nghiện, có những phụ nữ do quá béo đã mua loại ma túy kích thích thần kinh
(Maxinton) uống để giảm béo, có học sinh cần thức đêm ôn thi, đã dùng thuốc kích
thích thần kinh để thức mà không biết dẫn tới nghiện ma túy.

8
Do sang chấn tinh thần trong cuộc sống (stress): Có người thất bại trong sự
nghiệp, do thất tình, thi trượt, bố mẹ bất hòa ly hôn,.vv... đã tìm tới ma túy.
Do buông lỏng quản lý, giáo dục của gia đình, nhà trường: gia đình quá nuông
chiều, nhiều bố mẹ không dành thời gian quan tâm theo dõi con cái, nhà trường thiếu
giám sát, phát hiện sớm các học sinh có nguy cơ lạm dụng ma túy và chưa có nhiều
các hoạt động lành mạnh để thu hút học sinh tham gia.
Môi trường còn nhiều ma túy: bọn tội phạm tàng trữ, buôn bán và tổ chức sử
dụng ma túy chưa được quét sạch, vì lợi ích kinh tế, chúng đã mù quáng lừa gạt, lôi
kéo nhiều thanh niên đến với ma túy.
Dùng ma túy để chữa bệnh: một số người đã lạm dụng ma túy để chữa một số
bệnh như đau đầu, chữa sốt rét, phụ nữ sau khi sinh,...
Dấu hiệu của người nghiện heroin:
Nghiện heroin lúc đầu có thể sẽ rất khó để nhận ra. Theo thời gian, tình trạng
nghiện sẽ dễ nhận thấy hơn vì nó ảnh hưởng rất lớn đến người sử dụng thuốc. Ví dụ,
những người nghiện heroin thường sẽ lo lắng về việc khi nào sẽ tiêm liều tiếp theo,
nhiều hơn là lo lắng cho những việc khác. Những sự thay đổi khác về hành vi và lối
sống cũng có thể chịu ảnh hưởng của việc sử dụng heroin. Việc tiêm heroin thường
xuyên sẽ để lại trên da vết lõm tại vị tí mũi tiêm đâm vào, do vậy, rất nhiều người
nghiện heroin sẽ thích mặc quần dài, áo dài tay để che đi những vết sẹo này, kể cả khi
thời tiết nóng. Nếu họ lo lắng về việc bị bạn bè và người thân phát hiện, họ cũng có thể
sẽ xa lánh người thân. Các mối quan hệ trong công việc và quan hệ cá nhân cũng sẽ bị
ảnh hưởng. Cô lập với xã hội và tự cô lập bản thân mình là hiện tượng rất phổ biến ở
người nghiện heroin. Những người nghiện heroin cũng sẽ gặp phải những vấn đề khi
duy trì tình trạng sức khỏe cũng như vệ sinh cá nhân của mình[24],…
Dấu hiệu nhận biết người sử dụng ma túy đá
Thời gian qua, liên tiếp xảy ra các vụ án mạng do người ngáo đá sát hại người
thân và những người xung quanh mình. Để góp phần phòng tránh những hậu quả
nghiêm trọng do người nghiện ma túy đá gây ra, chúng ta cần nắm rõ dấu hiệu nhận
biết người nghiện ma túy đá: Mùi răng bị hôi và thối rữa, người nghiện ma túy đá

9
thường không vệ sinh răng miệng sạch sẽ và thường có những mụn trứng cá lớn trên
mặt; Việc học không còn tập trung, công việc sao nhãng, năng suất lao động giảm và
trốn học, trốn việc rất nhiều là dấu hiệu chỉ điểm đang nghiện ma túy đá. Nhiều người
không thể giữ được vị trí công việc tới ba tháng; Người nghiện ma túy đá bị sâu răng,
đen răng, thiếu răng và nướu răng đỏ đau; Khi tiếp xúc với họ, ta ngửi thấy mùi nước
tiểu mèo. Nghiện ma túy đá đổ mồ hôi rất nhiều và mùi giống như nước tiểu của mèo;
Người nghiện ma túy đá ăn không có cảm giác ngon miệng. Một dấu hiệu chắc chắn
nữa là họ bị giảm cân nhanh trong thời gian rất ngắn; Người nghiện ma túy đá thường
có suy nghĩ hoang tưởng, nghi ngờ có người đi theo làm hại; Không có nhu cầu ngủ,
luôn trong trạng thái tỉnh táo, có khi không cần ngủ tới cả tuần; Trong nhà hoặc phòng
ngủ rải rác các mảnh giấy bạc hình vuông bị cháy và các vỏ chai lavie hoặc ống hút
được sử dụng để hút ma túy đá; Ngứa ở nhiều vùng da tới mức không thể chịu đựng
được, chà xát nhiều tới chảy máu; Tâm trạng thất thường, dễ cáu bẩn và suy nghĩ kỳ lạ.
Khi thức dậy mỗi buổi sáng, việc đầu tiên là phải dùng ma túy đá. Cảm thấy không thể
sống qua ngày nếu không có ma túy đá (đây là dấu hiệu nghiện mức độ nặng).
Người sử dụng ma túy đá dù ngáo hay không thì đều có hiện tượng thay đổi thái
cực tâm trạng cực nhanh. Người sử dụng ma túy đá rất dễ nổi nóng. Đang vui vẻ bình
thường có thể bất ngờ tức giận vì một lý do nhỏ nhặt, khác hẳn với tính cách trước đây.
Những tác hại và hậu quả của ma túy đang tác động và gây ảnh hưởng đến tất cả chúng
ta từng ngày, từng giờ. Mối hiểm họa này đe dọa cuộc sống bình yên của mọi người,
mọi nhà và toàn xã hội. Nhiều người lầm tưởng rằng khi ma túy đá thải sạch khỏi cơ
thể thì mọi chuyện sẽ ổn. Đào thải sạch sau bảy đến mười ngày, nhưng những tổn
thương do ma túy đá gây ra cho não thì còn đó, không ít thì nhiều. Sử dụng nhiều hay
ít, nhiều lần hay 1 lần duy nhất đều có thể gây ra hậu họa tức thời hoặc rất lâu về sau.
Nhiều trường hợp đã ngưng sử dụng sau vài tháng hoặc vài năm êm ả, tưởng đã được
yên, thì bệnh tâm thần xuất hiện.
Tóm lại, dấu hiệu chung của người nghiện ma túy cụ thể:
Nhu cầu chi tiêu tăng bất thường: nhu cầu tiêu tiền ngày càng tăng và không giải
thích được lý do chi tiêu vào việc gì. Một số thanh thiếu niên, học sinh thường hay nói

10
dối cha mẹ xin tiền đóng học phí, mua sách vở hoặc lấy trộm tiền, đồ đạc trong gia
đình đem bán hoặc cầm đồ để có tiền sử dụng ma túy.
Tính tình thay đổi bất thường và theo chiều hướng xấu: có lúc lầm lỳ, ít nói (khi
đói ma túy), ngược lại có lúc nói năng hoạt bát, cười đùa vô cớ, đó là khi cơ thể đủ chất
ma túy. Hay nói dối, có biểu hiện xa lánh người thân. Tính tình trở nên hung bạo, thích
nhảy “lắc” theo nhạc mạnh, nhạc càng mạnh thì “lắc” càng nhanh lại không thấy mệt
mỏi (đối với người nghiện ma túy kích thích thần kinh gây ảo giác).
Nếp sống sinh hoạt thay đổi, lối sống buông thả: thay đổi giấc ngủ “thức đêm,
ngủ ngày” hoặc “thức thâm đêm, suốt sáng đối với người nghiện ma túy kích thích thần
kinh. Mọi hứng thú của cuộc sống không thích như xem ti vi, đọc sách báo, văn nghệ,
chơi thể thao. Sống luộm thuộm, quần áo bẩn thỉu, ngại tắm giặt. Trước đây không hút
thuốc lá, bây giờ nghiện thuốc lá, trong túi luôn kèm bật lửa, giấy bạc.
Sức khoẻ giảm sút: người gầy, sút cân. Khi ngủ dậy có những dấu hiệu chảy nước
mắt, ngáp vặt, nổi da gà do cơ thể thiếu ma túy.
Khả năng lao động học tập giảm: hiệu quả lao động, lười lao động, bỏ bê công
việc, không chấp hành kỷ luật lao động. Học sinh thì kết quả học tập bị giảm sút, ngồi
học hay ngủ gật, hay bỏ ra ngoài trong giờ học, trốn học,...
Hay tụ tập đàn đúm với những bạn bè xấu, nghiện ma túy: tụ tập đàn đúm với
bạn bè xấu, với người đã nghiện ma túy ở phòng kín, nơi vắng người, thường xuyên
cùng đi đến địa bàn có tụ điểm tổ chức sử dụng, buôn bán ma túy; hay đi với bạn bè
xấu tới các vũ trường, quán karaoke thâu đêm.
Dấu hiệu khẳng định người thân đã nghiện ma túy: Xuất hiện hội chứng cai (nếu
nghiện thuốc phiện hoặc heroin), hoặc rối loạn tâm thần (nếu nghiện ma túy kích thích
thần kinh gây ảo giác); xét nghiệm tìm chất ma túy trong nước tiểu hoặc trong máu cho
kết quả dương tính[25].
1.1.1.2. Khái niệm cơ sở cai nghiện bắt buộc
Cơ sở cai nghiện bắt buộc là nơi cách ly có thời hạn của những đối tượng bị
nghiện nhằm tách ra khỏi cộng đồng theo quy định của pháp luật để cải tạo trở thành
người bình thường.

11
Các cơ sở này được hình thành nhằm đưa các đối tượng nghiện hút sau khi bị
XLVPHC mà vẫn tiếp tục tái nghiện tại cộng đồng vào cai nghiện để chấm dứt hành vi
nghiện ma túy. Nhận thấy, qua từng năm số lượng đối tượng bị nghiện ngày càng tăng
nhanh, cá biệt có những nơi tăng đột biến khó kiểm soát dẫn đến tình trạng tệ nạn xã
hội ngày càng diễn biến phức tạp, đe dọa đến nền kinh tế và cuộc sống của người dân
địa phương. Ngoài chức năng chính là cai nghiện, các cơ sở cai nghiện hiện nay còn có
nhiệm vụ tái thiết lao động cho người nghiện. Sau những đợt điều trị, người nghiện sẽ
được học, được lao động, được học nghề,... ngay tại cơ sở cai nghiện. Nếu ý thức chấp
hành tốt, quyết tâm cai nghiện, có ý chí thì đây chính là lực lượng đông đảo người lao
động đóng góp cho xã hội sau khi trở về cộng đồng.
1.1.1.3. Đặc điểm cơ sở cai nghiện bắt buộc
Thứ nhất, Các CSCNBB là tổ chức được hình thành theo quy định của pháp luật
và hoạt động dựa trên nguồn ngân sách của nhà nước chi về cho các địa phương.
Thứ hai, Đây là nơi tập trung của những người bị nghiện nhằm mục đích khám,
chữa bệnh và điều trị cắt cơn.
Thứ ba, CSCN tồn tại dưới hai hình thức: đó là CSCN công lập và CSCN ngoài
công lập. Hai cơ sở này được hình thành và hoạt động với chức năng là như nhau, chịu
sự quản lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được quy định rõ trong Nghị định
221/NĐ-CP/2013. Đối với cơ sở ngoài công lập, nguồn ngân sách hoạt động dựa vào
ngân sách của địa phương nơi cơ sở đó được thành lập[25].
Cơ sở cai nghiện công lập và ngoài công lập đều áp dụng cho đối tượng cai
nghiện bắt buộc và cai nghiện tự nguyện. Trong đó cai nghiện bắt buộc là hình thức cai
nghiện được áp dụng với các đối tượng nghiện đã cai tại gia đình, cộng đồng hoặc đã
được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc đối tượng
không có nơi cư trú nhất định. Ngoài hình thức cai nghiện bắt buộc, nhiều địa phương
đang áp dụng hình thức cai nghiện tự nguyện tại các cơ sở chữa bệnh. Các đối tượng tự
nguyện cũng được áp dụng qui trình chung về điều trị, phục hồi (trừ lao động, sản xuất
thì tự giác tham gia).

12
1.1.2. Quan niệm, đặc điểm của các biện pháp xử lý hành chính đưa người
nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1.1.2.1. Quan niệm về biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở
cai nghiện bắt buộc
Các biện pháp XLHC khác được xem là biện pháp cưỡng chế hành chính đặc biệt
vì thực chất các biện pháp XLHC khác đã hạn chế quyền tự do cá nhân trong một giai
đoạn nhất định với hình thức: đưa vào trường giáo dưỡng, đưa người nghiện vào cơ sở
cai nghiện bắt buộc và đưa vào cơ sở giáo dục. Các biện pháp này cũng cách ly người
bị xử lý ra khỏi đời sống xã hội, đưa vào một môi trường quản lý đặc biệt có tính kỷ
luật cao và chặt chẽ, về mức độ các biện pháp này không hề thua kém các biện pháp tư
pháp hình sự khác. Nhóm biện pháp này có đặc trưng là thời gian cưỡng chế khá dài từ
ba tháng đến hai năm; người bị áp dụng phải chịu sự giám sát và quản lý chặt chẽ của
cơ quan hành chính nhà nước, tổ chức xã hội và các đoàn thể. Đối tượng bị áp dụng các
biện pháp này cũng đa dạng và đặc biệt hơn. Biện pháp đưa người nghiện vào
CSCNBB nhìn chung cũng mang những đặc điểm của biện pháp XLHC, bản chất là
biện pháp hạn chế quyền tự do của công dân, do người đứng dầu cơ quan hành chính ở
địa phương quyết định. Như chúng ta đã biết, các đối tượng vi phạm hành chính là
người nghiện ma túy, hiện nay, y học đã chứng minh nghiện ma túy là một bệnh của
não bộ, vì vậy việc tiến hành các biện pháp điều trị (cai nghiện ma túy) được tiến hành
như việc chữa bệnh. Còn đối với người bán dâm, bản thân việc bán dâm chỉ là một tệ
nạn xã hội cần bị lên án, tuy nhiên, đối với người bán dâm rất hay mắc phải các bệnh
truyền nhiễm lây qua đường tình dục, đặc biệt là HIV/AIDS.
Như vậy, ta có thể hiểu khái niệm biện pháp XLHC đưa người nghiện vào
CSCNBB một cách khái quát như sau: “Biện pháp XLHC đưa người nghiện vào cơ sở
cai nghiện bắt buộc là một trong những biện pháp XLHC khác được pháp luật quy định
mà nội dung của biện pháp này là việc đưa các đối tượng bán dâm, nghiện ma túy có
đủ các điều kiện quy định vào các cơ sở cai nghiện bắt buộc (hay còn gọi là Trung tâm
Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động Xã hội) để chữa trị, học tập và lao động phục hồi,
nhằm mục đích giúp những đối tượng đó trở thành công dân có ích cho xã hội”.

13
Biện pháp XLHC đưa người nghiện vào CSCNBB được ban hành và áp dụng
nhằm hướng đến các mục đích sau:
Thứ nhất, biện pháp XLHC đưa người nghiện vào CSCNBB có mục đích trước
hết là để nhằm chữa bệnh cho người nghiện ma túy, người bán dâm. Như tên gọi của
biện pháp XLHC này là đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc vì vậy, mục
đích đầu tiên của biện pháp này là việc chữa bệnh cho những đối tượng được đưa
người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Như chúng ta đã biết, khoa học đã chứng
minh nghiện ma túy là một bệnh lý thần kinh về não bộ và y học đã tìm ra các phương
pháp chữa bệnh để khắc phục tình trạng nghiện của người nghiện ma túy. Bên cạnh đó,
người bán dâm cũng là những đối tượng có nguy cơ cao trong việc bị nhiễm các bệnh
lây truyền qua đường tình dục, đặc biệt là HIV/AIDS, vì vậy việc áp dụng biện pháp
chữa bệnh đối với những đối tượng này là cần thiết trong việc giúp đỡ những người
này. Việc chữa bệnh cho người nghiện ma túy, người bán dâm là mục đích cơ bản,
quan trọng của việc áp dụng biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc. Điều này thể hiện tính nhân văn của biện pháp XLHC này khi mà bên cạnh mục
đích trừng phạt người có hành vi VPHC mà còn là nhằm mục đích chữa bệnh cho họ,
để đạt được mục đích vừa giáo dục, vừa tạo điều kiện cho người vi phạm hòa nhập
cộng đồng.
Thứ hai, biện pháp XLHC đưa người nghiện vào CSCNBB có mục đích giáo
dục, chú ý đến cải tạo tư tưởng, coi trọng các mối quan hệ của người bị áp dụng với
cộng đồng, gia đình và xã hội. Giáo dục là mục đích quan trọng của biện pháp XLHC
đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, bắt nguồn từ bản chất nhân đạo sâu
sắc của xã hội ta luôn tạo điều kiện hoàn thiện nhân cách con người, biết tôn trọng và
tuân thủ pháp luật. Mục đích giáo dục ở đây không chỉ là giáo dục ý thức chấp hành
pháp luật của đối tượng vi phạm mà còn cảm hóa, giáo dục cả về đạo đức, lối sống,
cũng như phục hồi sức khỏe tạo điều kiện cho người vi phạm trở thành công dân có ích
cho xã hội, sớm hòa nhập cộng đồng.
Thứ ba, biện pháp XLHC đưa người nghiện vào CSCNBB được áp dụng nhằm
mục đích trừng phạt người có hành vi vi phạm hành chính. Tính trừng phạt được coi là

14
một thuộc tính vốn có của các biện pháp cưỡng chế, không chỉ có trong cưỡng chế
hành chính mà còn trong cả cưỡng chế hình sự, cưỡng chế dân sự. Trong luật hình sự
thì một trong các mục đích của hình phạt đó là tính trừng trị của hình phạt. Tương tự
như vậy, các biện pháp cưỡng chế hành chính có tính trừng phạt tương đối cao, chỉ sau
cưỡng chế hình sự. Đặc biệt là các biện pháp XLHC khác, trong đó có biện pháp đưa
người nghiện vào CSCNBB. Biện pháp đưa người nghiện vào CSCNBB là một biện
pháp tính cưỡng chế tương đối cao khi nội dung của nó là tước bỏ một số quyền nhân
thân của người bị áp dụng trong một khoảng thời gian nhất định. Chính vì tính chất này
nên người bị áp dụng sẽ phải sinh sống, học tập và chữa bệnh trong các cơ sở cai
nghiện bắt buộc và chịu sự quản lý nghiêm ngặt của các cơ sở này. Tính trừng phạt của
biện pháp XLHC đưa người nghiện vào CSCNBB là hết sức cần thiết. Bởi vì, đối
tượng bị áp dụng biện pháp XLHC này là những đối tượng nghiện ma túy hoặc bán
dâm thường xuyên, đã bị áp dụng các biện pháp XLHC khác ở cấp độ nhẹ hơn nhưng
vẫn tái phạm hoặc các đối tượng này không có nơi cư trú cố định. Các đối tượng này
thường có những hành vi vi phạm pháp luật, gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an
toàn xã hội. Vì vậy, tính trừng phạt của biện pháp XLHC đưa người nghiện vào
CSCNBB là hết sức cần thiết, thể hiện tính nghiêm minh của pháp luật, buộc họ phải
chịu những hậu quả pháp lý bất lợi là hạn chế một phần quyền tự do và chịu sự quản lý
giám sát của cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Thứ tư, biện pháp XLHC đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được
áp dụng nhằm mục đích phòng ngừa, ngăn chặn khả năng tái phạm của người bị áp
dụng. Như chúng ta đã biết, đối tượng bị áp dụng biện pháp XLHC đưa người nghiện
vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là những đối tượng nghiện ma túy, bán dâm đã vi phạm
nhiều lần, đã bị xử lý bằng các biện pháp khác nhưng vẫn tái phạm hoặc không có nơi
cư trú rõ ràng. Vì vậy, việc áp dụng đối biện pháp XLHC đưa người nghiện vào cơ sở
cai nghiện bắt buộc đối với những đối tượng này là cần thiết để ngăn chặn họ tái phạm
và tiếp tục đi vào con đường lầm lạc. Mục đích phòng ngừa ở đây bao gồm cả phòng
ngừa chung và phòng ngừa riêng, chú ý loại trừ những nguyên nhân thực hiện hành vi
trái pháp luật và tạo điều kiện cho người bị áp dụng tái hòa nhập cộng đồng. Khả năng

15
phòng ngừa chung của biện pháp XLHC đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc có mục đích nhằm răn đe, cảnh báo và ngăn ngừa sự vi phạm của các đối tượng
khác trong xã hội, khi đang có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Như chúng ta đã biết, đối
tượng nghiện ma túy hoặc người bán dâm thường là những đối tượng nguy hiểm, mức
độ tái phạm thường xuyên, cần phải hạn chế quyền tự do đối với họ, cần sự giám sát và
quản lý chặt chẽ để ngăn ngừa khả năng tái phạm của họ. Mục đích phòng ngừa được
thực hiện thông qua sự kết hợp giữa giáo dục và trừng trị, lôi cuốn các lực lượng xã hội
tham gia đấu tranh và phòng ngừa vi phạm, thúc đẩy dư luận xã hội.
Ngoài ra, việc áp dụng biện pháp XLHC đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện
bắt buộc còn có vai trò to lớn trong việc đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ
lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức; tăng cường pháp
chế xã hội chủ nghĩa, khôi phục trật tự quản lý hành chính nhà nước, trật tự pháp luật.
1.1.2.2. Đặc điểm của biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở
cai nghiện bắt buộc
Biện pháp xử lý hành chính đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là nằm
trong nhóm biện pháp XLHC khác được quy định tại Luật xử lý VPHC 2012. Vì
vậy, xét về đặc điểm biện pháp xử lý hành chính đưa người vào cơ sở cai nghiện
bắt buộc cũng có những đặc điểm chung của các biện pháp XLHC khác[27].
Biện pháp xử lý hành chính đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là biện
pháp cưỡng chế hành chính nhà nước triển khai thực hiện
Xét về đặc điểm này, biện pháp xử lý hành chính đưa người vào cơ sở cai nghiện
bắt buộc có tính pháp lý, bởi vì biện pháp này được quy định cụ thể trong các văn bản
quy phạm pháp luật của nhà nước, cụ thể là Pháp lệnh của Uỷ ban Thường vụ Quốc
hội, Nghị định của Chính phủ,... Biện pháp xử lý hành chính đưa người vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc cũng do các cơ quan có thẩm quyền áp dụng theo quy định của pháp
luật. Nghĩa là chỉ có các chủ thể được pháp luật quy định mới có thể tiến hành áp dụng
biện pháp này khi XLHC đối với người nghiện ma túy hoặc người bán dâm. Việc tiến
hành biện pháp xử lý hành chính đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc cũng được
tiến hành theo những thủ tục hành chính chặt chẽ, công khai, minh bạch do các quy

16
phạm thủ tục hành chính quy định. Thủ tục này được pháp luật hành chính quy định
một cách chặt chẽ qua nhiều khâu, quy định khác nhau. Tính cưỡng chế hành chính nhà
nước của biện pháp xử lý hành chính đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thể hiện
ở chỗ biện pháp này mang tính bắt buộc thực hiện đối với người bị áp dụng, đồng thời
đây cũng là biện pháp cưỡng chế mang tính nghiêm khắc cao chỉ sau cưỡng chế hình
sự. Thể hiện ở việc hạn chế quyền tự do nhân thân của người bị áp dụng trong một
khoảng thời gian nhất định.
Biện pháp xử lý hành chính đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là biện
pháp xử lý chỉ áp dụng đối với cá nhân - công dân Việt Nam nghiện ma túy do Tòa án
nhân dân cấp huyện thi hành
Theo quy định của Luật xử lý VPHC 2012 thì biện pháp xử lý hành chính đưa
người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc chỉ áp dụng đối với công dân Việt Nam có hành vi
vi phạm pháp luật về an ninh trật tự, an toàn xã hội. Như trên đã phân tích, việc áp
dụng biện pháp cưỡng chế hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có bản chất là
hạn chế các quyền tự do của đối tượng bị áp dụng, đồng thời trong các cơ sở cai nghiện
bắt buộc thì chủ thể đó sẽ được chữa bệnh, giáo dục, cải tạo và học tập để trở thành
người có ích cho xã hội. Chính vì vậy, đây là biện pháp cưỡng chế hành chính đặc thù
chỉ triển khai áp dụng đối với cá nhân (nghiện ma túy) mà không áp dụng đối với tổ
chức như các biện pháp xử phạt VPHC khác[27].
Việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc đối với các trường hợp người nghiện ma túy được áp dụng theo những quy định,
trình tự, thủ tục chặt chẽ và đối tượng bị áp dụng phải chịu sự quản lý và hạn chế một
số quyền tự do cá nhân nhất định nhằm bảo đảm yêu cầu áp dụng pháp luật hành
chính
Với nội dung là hạn chế một số quyền tự do của con người khi áp dụng biện pháp
xử lý hành chính đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với trường hợp nghiện
ma túy nên theo quy định tại Luật Xử lý VPHC 2012 cũng như các văn bản của Nhà
nước ở Trung ương và địa phương hướng dẫn thi hành đã quy định tương đối chặt chẽ
trình tự, thủ tục quy trình áp dụng biện pháp này đối với người nghiện ma túy. Điều

17
này đảm bảo tính minh bạch trong quá trình xử lý, đồng thời tránh tình trạng vi phạm
các quyền con người trong khi áp dụng pháp luật.
Biện pháp xử lý hành chính đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc chỉ được
áp dụng đối với hai nhóm đối tượng là người nghiện ma túy và người bán dâm
Để phân biệt với các biện pháp XLHC khác được quy định trong Luật xử lý
VPHC 2012 thì biện pháp xử lý hành chính đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
chỉ được áp dụng đối với nhóm đối tượng là người nghiện ma túy và người bán dâm.
Thứ nhất, người nghiện ma tuý từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp hành
chính theo quy định là giao cho chính quyền địa phương giáo dục tại xã, phường, thị
trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định thì sẽ
thực hiện đưa người vào cơ sở bắt buộc; Thứ hai, người bán dâm có tính chất thường
xuyên từ đủ 16 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú nhất định cũng được
đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc những trường hợp này không phải là đối tượng
nghiên cứu của luận văn. Đây là những nhóm đối tượng có hành vi vi phạm thường
xuyên các quy định của pháp luật về an toàn, trật tự xã hội mà đã bị áp dụng các biện
pháp xử lý khác nhưng vẫn vi phạm hoặc trường hợp chưa bị áp dụng các biện pháp xử
lý khác nhưng không có nơi cư trú rõ ràng[27].
Về nội dung việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc là nhằm để người nghiện ma túy, người bán dâm được lao động, học
văn hoá, học nghề và chữa bệnh dưới sự quản lý của cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Theo quy định của Luật xử lý VPHC 2012 thì mục đích cũng như bản chất của
việc đưa người nghiện ma túy, người bán dâm vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là nhằm
để họ cải tạo, lao động, học văn hóa, học nghề và chữa bệnh dưới sự quản lý tập trung,
thống nhất và kỷ luật của cơ sở cai nghiện bắt buộc. Như vậy, về tên gọi biện pháp này
được thể hiện trong Luật xử lý VPHC 2012 là biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc. Tuy nhiên, trên thực tế việc bị áp dụng biện pháp xử lý này, đối tượng không chỉ
vào để chữa bệnh mà còn để học tập, lao động, học nghề để đảm bảo sau khi ra ngoài
đời sống xã hội không quay trở lại con đường cũ mà có thể làm ăn, sinh sống như

18
những người bình thường khác. Đây cũng chính là chính sách nhân văn trong việc xử
phạt VPHC của Nhà nước ta, khi mà trong biện pháp trừng trị luôn có sự giáo dục và
cải tạo[27].
1.2. Đối tượng, thời hiệu, thẩm quyền, trình tự thủ tục áp dụng các biện
pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1.2.1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào
cơ sở cai nghiện bắt buộc
Theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy 2013 người nghiện ma túy từ đủ 18
tuổi trở lên đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng hoặc đã được giáo dục nhiều lần
tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không có nơi cư trú nhất định phải
được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Người nghiện ma tuý tự nguyện làm đơn xin
cai nghiện thì được nhận vào cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc và không bị coi là
bị XLVPHC. Tổ chức và hoạt động của cơ sở cai nghiện bắt buộc, chế độ cai nghiện
bắt buộc, thủ tục đưa người nghiện ma túy đối với các đối tương này vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc được thực hiện theo quy định của pháp luật về XLVPHC[28].
Theo quy định hiện hành của Luật Xử lý VPHC năm 2012, thì các đối tượng
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ
sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện
pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện
pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
Căn cứ các quy định pháp luật nêu trên có thể thấy, đối tượng áp dụng biện pháp
đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Luật Phòng, chống ma túy năm 2013 và Luật
Xử lý VPHC có nhiều điểm giống nhau, đồng thời cũng có sự khác nhau, theo đó, đối
tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải thỏa mãn các điều
kiện sau[29] [27]:
Thứ nhất, đối tượng phải là người nghiện ma túy.
Thứ hai, đối tượng bị áp dụng biện pháp phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị
áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn (đối với người có nơi cư trú ổn
định/nhất định) hoặc đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng mà vẫn còn nghiện

19
hoặc chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn, chưa cai nghiện tại
gia đình, cộng đồng nhưng không có nơi cư trú ổn định/nhất định thì sẽ được tòa án
nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp trên.
Như vậy, một trong những điều kiện để áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa
vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi trú ổn
định/nhất định phải “đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn
còn nghiện”. Phân tích quan điểm trên cho thấy có nhiều quan điểm khác nhau dẫn đến
việc áp dụng cũng có thể khác nhau:
Ý kiến thứ nhất cho rằng: “Đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị
trấn” được hiểu là đối tượng chỉ cần có quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã,
phường thị trấn, không phân biệt là đối tượng đã chấp hành hay chưa chấp hành, xong
hay chưa xong quyết định (đã có quyết định nhưng chưa thi hành quyết định hoặc đang
thi hành quyết định hoặc đã chấp hành xong quyết định).
Ý kiến thứ hai cho rằng: “Đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị
trấn” được hiểu là đối tượng phải chấp hành xong quyết định giáo dục tại xã, phường
thị trấn và được cấp giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định giáo dục tại xã,
phường thị trấn vì khoản 1 Điều 28 Luật Phòng, chống ma túy quy định “Đã ... được
giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện” và khoản 1 Điều 96
Luật Xử lý VPHC quy định “Đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn
mà vẫn còn nghiện”[27].
Để việc thi hành pháp luật bảo đảm sự thống nhất, chính xác, Điều 35a Nghị định
số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện
pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn (được sửa đổi, bổ sung bởi
Nghị định số 56/2016/NĐ-CP ngày 29/6/2016) quy định: Người được giáo dục sau khi
đã chấp hành ít nhất 1/2 (một phần hai) thời gian giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà
không tiến bộ, tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm thuộc trường hợp bị áp dụng biện
pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đã ra
quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn ra quyết định chấm dứt
việc áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn và đề nghị áp dụng biện pháp

20
đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc[17] [20]. Theo quy định của Luật Xử lý VPHC và
các văn bản pháp luật có liên quan, đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc bao gồm:
Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định, bị chấm dứt thi
hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy; Người nghiện ma
túy từ đủ 18 tuổi trở lên, không có nơi cư trú ổn định; Người đang tham gia chương
trình cai nghiện tự nguyện tại gia đình hoặc cộng đồng, người đang tham gia điều trị
nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế. Cùng với việc quy định về đối
tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như đã nêu trên, Luật Xử
lý VPHC và các văn bản pháp luật có liên quan cũng quy định cụ thể về việc không áp
dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
Người nước ngoài; Người không có năng lực trách nhiệm hành chính; Người đang
mang thai có chứng nhận của bệnh viện; Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con
nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận;
Người đang tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện[28].
1.2.2. Thời hiệu áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ
sở cai nghiện bắt buộc
Thời hiệu là thời hạn do pháp luật quy định mà khi kết thúc thời hạn đó thì chủ
thể được hưởng quyền dân sự, được miễn trừ nghĩa vụ dân sự hoặc mất quyền khởi
kiện vụ án dân sự, quyền yêu cầu giải quyết việc dân sự.
Như vậy, thời hiệu trong việc đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là
ba tháng. Đây là khoảng thời gian kể từ ngày cá nhân thực hiện hành vi sử dụng ma túy
trái phép lần cuối bị phát hiện và lập biên bản.
Thời gian do luật định về thời hiệu sẽ giúp cơ quan chức năng có thẩm quyền
nhanh chóng xác định được mốc cụ thể mà từ đó đưa ra quyết định có hay không việc
lập biên bản đối với người nghiện đã bị bắt trước đó.
1.2.3. Thẩm quyền của các chủ thể trong việc áp dụng các biện pháp xử lý
hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Chủ thể có thẩm quyền liên quan xác định tình trạng nghiện ma túy

21
Tình trạng nghiện ma túy là một bệnh lý cần được các đơn vị chuyên môn về y tế
xác nhận, chính vì vậy theo quy định thì người có thẩm quyền xác định tình trạng
nghiện ma túy là các bác sỹ, y sĩ tại các cơ quan được cấp chứng nhận hoặc chứng chỉ
tập huấn về chẩn đoán, điều trị cắt cơn nghiện ma túy do các cơ quan, tổ chức được cơ
quan y tế giao nhiệm vụ tổ chức tập huấn và cấp chứng chỉ,, chứng nhận đang làm việc
tại: Các cơ sở y tế quân y, y tế quân dân y; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của ngành
công an; phòng y tế của cơ sở cai nghiện bắt buộc; phòng y tế của các cơ sở có chức
năng tiếp nhận, quản lý người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định, trong thời
gian lập hồ sơ để Tòa án nhân dân xem xét quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc; trạm y tế xã, phường, thị trấn; phòng khám đa khoa khu vực; bệnh viện cấp
huyện trở lên và bệnh viện thuộc các bộ, ngành khác.”. Có thể thấy, đây là nhóm người
có có nghĩa vụ phải xác định chính xác các đối tượng bị nghiện và mức độ nghiện
thông qua chuyên môn, nghiệp vụ đã được đào tạo trước đó được lập thành hồ sơ và có
minh chứng cụ thể cho tình trạng của người nghiện ma túy.
Chủ thể có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ xem xét, điều tra, và lập hồ sơ đưa đi
cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy.
Trong quá trình điều tra, thụ lý các vụ vi phạm pháp luật, cơ quan công an cấp
huyện hoặc cơ quan công an cấp tỉnh phát hiện hành vi sử dụng ma túy trái phép hoặc
dấu hiệu nghiện ma túy của người vi phạm thì tiến hành lập biên bản, xác minh, thu
thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
với người đó.
Khi phát hiện người sử dụng ma túy trái phép, công an cấp xã nơi người đó có
hành vi vi phạm lập biên bản về hành vi sử dụng ma túy và tiến hành xác minh, thu
thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Trường hợp cá nhân, tổ chức phát hiện người sử dụng ma túy trái phép thì báo cho cơ
quan công an cấp xã nơi người có hành vi vi phạm để lập biên bản và xác minh, thu
thập tài liệu, lập hồ sơ.
Khi xác định được đối tượng bị nghiện là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở
lên, có nơi cư trú ổn định, trong thời hạn 02 năm kể từ ngày chấp hành xong quyết định

22
áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy hoặc trong thời
hạn 01 năm kể từ ngày hết thời hiệu thi hành quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại
xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện, thì cơ quan công an sẽ lập hồ
sơ và gửi cho phòng tư pháp cấp huyện nơi người đó cư trú.
Nếu đối tượng là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, có nơi cư trú ổn định,
bị chấm dứt thi hành quyết định giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy thì
cơ quan công an sẽ lập hồ sơ và gửi cho phòng tư pháp cấp huyện nơi cơ quan lập hồ
sơ đóng trụ sở.
Như vậy, việc lập hồ sơ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện
bắt buộc được thực hiện theo quy định của pháp luật. Theo đó, cơ quan công an sẽ
thông báo bằng văn bản về việc lập hồ sơ cho người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa
vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc người đại diện hợp pháp của họ [23].
Trong quá trình xem xét, điều tra và lập hồ sơ, cơ quan công an phải có nghĩa vụ,
trách nhiệm xác minh khách quan, trung thực dựa trên nghiệp vụ của mình, hạn chế
việc xác định nhầm hoặc bỏ sót các đối tượng bị tình nghi là tái sử dụng ma túy ở ngoài
cộng đồng để tránh trường hợp gây nguy hiểm cho xã hội.
Chủ thể có thẩm quyền trong thực hiện nhiệm vụ quyết định đề nghị áp dụng đưa
đi cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy.
Về vấn đề giao cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định việc áp dụng
biện pháp đưa vào CSCB cũng có còn nhiều hạn chế, chưa phù hợp cần xem xét lại
dưới một số khía cạnh như sau:
Việc giao cho Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện - người đứng đầu cơ quan
hành chính nhà nước ở cấp huyện có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp hạn
chế quyền tự do của công dân (biện pháp đưa vào CSCB) thiếu một cơ chế công khai,
minh bạch, dân chủ và bình đẳng trước khi ra quyết định là chưa phù hợp với quy định
của Hiến pháp năm 2013 “Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được
chứng minh theo trình tự luật định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp
luật”[Điều 31].

23
Việc Pháp lệnh XLVPHC 2012 quy định chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện
xem xét ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào CSCB còn mang tính hình thức. Chủ
tịch Uỷ ban nhân dân không tiến hành xem xét áp dụng biện pháp với từng đối tượng
một cách trực tiếp mà trên cơ sở hồ sơ và biên bản cuộc họp và ý kiến của Hội đồng tư
vấn. Thậm chí, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cũng không tham gia vào Hội đồng tư vấn
đó để xem xét công khai và đưa ra quyết định. Quyết định áp dụng biện pháp đưa vào
CSCB của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện thể hiện rõ tính chất mệnh lệnh, đơn
phương. Việc áp dụng biện pháp cưỡng chế hành chính đưa vào CSCB là biện pháp có
hậu quả pháp lý là hạn chế quyền tự do của cá nhân công dân mà việc quyết định chỉ
dựa trên cơ sở hồ sơ do phía cơ quan tiến hành thủ tục cưỡng chế thu thập được là
không công bằng, không khách quan.
Để đảm bảo việc thực hiện thẩm quyền của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện
trong việc xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào CSCB có sự tham gia của
Hội đồng tư vấn. Tuy nhiên, vai trò, nhiệm vụ của Hội đồng tư vấn chưa rõ ràng, cụ
thể. Hội đồng tư vấn chưa thể hiện là một cơ quan chuyên trách trong việc tư vấn để ra
quyết định áp dụng biện pháp, chưa có một quy trình công khai, dân chủ. Việc Hội
đồng tư vấn làm việc theo nguyên tắc án tại hồ sơ, thời gian thảo luận ngắn, trong khi
đó số lượng vụ việc nhiều do đó khó đảm bảo tính khách quan, chính xác của từng vụ
việc. Điều này khác hẳn với việc xét xử của cơ quan tư pháp, khi có quá trình xem xét
hồ sơ lâu dài, từng đối tượng, vụ việc được giải quyết riêng biệt, bảo đảm quy trình tố
tụng. Hội đồng tư vấn có sự tham gia của nhiều cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị xã
hội nhưng không có sự tham gia của đại diện bên bị áp dụng biện pháp đưa vào CSCB.
Từ đó có thể thấy việc xem xét, bàn bạc áp dụng biện pháp đưa vào CSCB còn mang
nặng tính đơn phương, mệnh lệnh hành chính, thiếu dân chủ.
1.2.4. Trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện
vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Thủ tục đầu tiên để áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là thủ
tục lập hồ sơ. Trước kia theo quy định của Pháp lệnh XLVPHC 2012 thì thủ tục này
nhằm tạo cơ sở để Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có cơ sở để ra quyết định áp

24
dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc. Nhưng theo quy định hiện nay thì
việc lập hồ sơ này để tạo cơ sở trình ra Tòa án áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc. Đồng thời quy định trong Luật Xử lý vi phạm hành chính cũng để
nhằm tạo ra tính dân chủ trong hoạt động áp dụng biện pháp xử lý hành chính này. Đặc
biệt với việc thông báo cho người bị đề nghị áp dụng hoặc người đại diện của họ về
việc lập hồ sơ. Những người này có quyền đọc hồ sơ và ghi chép các nội dung cần
thiết. Chính vì vậy, thủ tục thông báo về việc lập hồ sơ là cơ sở để họ có thể bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của mình, đồng thời để có cơ sở cho việc xem xét, ra quyết
định của tòa án sau này. Theo quy định của Nghị định 221/2013/NĐ-CP thì thủ tục lập
hồ sơ và kiểm tra hồ sơ gửi Tòa án nhân dân áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc như sau: Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ,
Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ về trình tự, thủ tục
và thẩm quyền xác lập các tài liệu có trong hồ sơ, có văn bản kiểm tra gửi kèm hồ sơ
tới Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cùng cấp. Trong thời hạn bảy
ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
xem xét hồ sơ, trường hợp hồ sơ đầy đủ thì chuyển Tòa án nhân dân cấp huyện; trường
hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan công an cấp
huyện, cấp tỉnh nơi đó lập hồ sơ bổ sung, hoàn thiện, đồng thời thông báo cho Trưởng
phòng Tư pháp. Việc bổ sung hồ sơ không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được
yêu cầu. Sau thời hạn trên, nếu hồ sơ không được bổ sung, hoàn thiện, thì Trường
phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trả toàn bộ hồ sơ cho cơ quan lập hồ sơ, nêu
rõ lý do và thông báo cho Trưởng phòng Tư pháp, người bị lập hồ sơ đề nghị đưa vào
cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc tại Tòa án
Theo quy định của Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13 về trình tự, thủ tục xem
xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân thì thủ tục
áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc được chia thành các giai đoạn
sau:

25
- Thủ tục trước khi mở phiên họp xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc. Trước hết là thủ tục nhận, thụ lý hồ sơ, phân công Thẩm phán xem xét
hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính: Việc giao, nhận hồ sơ đề nghị áp
dụng biện pháp xử lý hành chính phải được tiến hành trực tiếp giữa cơ quan đề nghị
với Toà án và phải được lập thành biên bản. Toà án phải kiểm tra các tài liệu có trong
hồ sơ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, Toà án phải vào sổ thụ
lý và phân công Thẩm phán xem xét, giải quyết. Sau khi đã thụ lý vụ việc Tòa án phải
ra Thông báo về việc thụ lý: Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày thụ lý hồ sơ
đề nghị, Thẩm phán được phân công giải quyết có trách nhiệm thông báo bằng văn bản
cho cơ quan đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính, người bị đề nghị áp dụng
biện pháp xử lý hành chính hoặc người đại diện hợp pháp của họ, cha mẹ hoặc người
giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên và Viện kiểm sát nhân dân cùng
cấp về việc thụ lý hồ sơ đề nghị. Cũng theo Pháp lệnh này, thời hạn xem xét, quyết
định áp dụng biện pháp xử lý hành chính là trong thời hạn không quá 30 ngày, kể từ
ngày thụ lý hồ sơ đề nghị, Thẩm phán được phân công giải quyết phải ra một trong các
quyết định sau: Áp dụng biện pháp xử lý hành chính theo đề nghị của cơ quan lập hồ
sơ đề nghị; Không áp dụng biện pháp xử lý hành chính; Yêu cầu thay đổi biện pháp xử
lý hành chính; Chuyển hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự theo quy định tại
Điều 116 của Luật xử lý vi phạm hành chính; Đình chỉ, tạm đình chỉ việc xem xét,
quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc trường hợp quy định tại Điều
15 của Pháp lệnh này.
- Thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
bằng phiên họp giải quyết.
Sau khi nghiên cứu đầy đủ hồ sơ vụ việc, và các cơ quan hữu quan đã bổ sung tài
liệu chứng cứ. Thẩm phan được phân công giải quyết vụ việc sẽ ra quyết định mở
phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính. Theo đó, trong thời
hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp, Toà án phải mở phiên
họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính; trong trường hợp có lý
do chính đáng thì Toà án có thể mở phiên họp trong thời hạn 10 ngày.

26
Thành phần tham gia phiên họp được quy định cụ thể như sau: Đại diện cơ quan
đề nghị phải tham gia phiên họp; trường hợp đại diện cơ quan đề nghị vắng mặt thì
phải hoãn phiên họp; Người bị đề nghị hoặc người đại diện hợp pháp của họ, cha mẹ
hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành niên, người bảo vệ
quyền, lợi ích hợp pháp của người bị đề nghị được tham gia phiên họp theo quyết định
mở phiên họp của Tòa án; trường hợp người bị đề nghị vắng mặt có lý do chính đáng
thì Tòa án có thể hoãn phiên họp; trường hợp vắng mặt không có lý do chính đáng thì
Tòa án vẫn tiến hành phiên họp xem xét, quyết định biện pháp xử lý hành chính đối với
họ; Kiểm sát viên được Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp phân công có nhiệm vụ
tham gia phiên họp; nếu vắng mặt thì Tòa án quyết định hoãn phiên họp; Trong trường
hợp cần thiết, Tòa án có thể yêu cầu các chuyên gia y tế, tâm lý, giáo dục, xã hội học,
đại diện của nhà trường nơi người bị đề nghị là người chưa thành niên học tập, đại diện
chính quyền địa phương nơi người bị đề nghị cư trú hoặc những người khác tham gia
phiên họp để trình bày ý kiến về việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đối với người
bị đề nghị.
- Trình tự tiến hành phiên họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ
sở cai nghiện bắt buộc bao gồm các bước như sau:
Thứ nhất, trước khi khai mạc phiên họp, Thư ký phiên họp tiến hành các công
việc sau đây: Phổ biến nội quy phiên họp; Kiểm tra sự có mặt của những người được
Toà án triệu tập; nếu có người vắng mặt thì cần phải làm rõ lý do và báo cáo Thẩm
phán chủ trì phiên họp để xem xét có tiếp tục tiến hành phiên họp hay phải hoãn phiên
họp. Trường hợp phải hoãn phiên họp thì Thẩm phán ra thông báo hoãn phiên họp theo
quy định tại Điều 18 của Pháp lệnh này.
Thứ hai, trường hợp có đủ điều kiện để tiến hành phiên họp thì thủ tục phiên họp
được tiến hành như sau:
- Thẩm phán tuyên bố khai mạc phiên họp;
- Thẩm phán giải thích quyền và nghĩa vụ của những người tham gia phiên họp.
Trường hợp có yêu cầu thay đổi Thẩm phán thì Thẩm phán tạm dừng phiên họp và báo

27
cáo Chánh án Toà án xem xét, quyết định. Nếu phải thay đổi Thẩm phán mà Chánh án
không cử được Thẩm phán khác thay thế thì phải hoãn phiên họp;
- Đại diện cơ quan đề nghị trình bày văn bản đề nghị Tòa án xem xét, quyết định
áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
- Người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính hoặc người đại diện hợp
pháp của họ, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị là người chưa thành
niên trình bày ý kiến về đề nghị của cơ quan đề nghị;
- Những người tham gia phiên họp trình bày ý kiến theo sự điều khiển của Thẩm
phán về các điều kiện áp dụng biện pháp xử lý hành chính, nhân thân của người bị đề
nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; các hình thức, biện pháp đã giáo dục; đề nghị
hoặc không đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính; thời gian áp dụng biện pháp
xử lý hành chính;
- Đại diện cơ quan đề nghị, người bị đề nghị, cha mẹ hoặc người giám hộ của
người bị đề nghị là người chưa thành niên, người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của
người bị đề nghị tranh luận về đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính;
- Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc tuân theo pháp luật
trong quá trình xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính của Thẩm
phán, việc chấp hành pháp luật của người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành
chính hoặc đại diện hợp pháp của họ, cha mẹ hoặc người giám hộ của người bị đề nghị
là người chưa thành niên, kể từ khi Tòa án thụ lý hồ sơ đề nghị cho đến trước thời điểm
Thẩm phán kết luận phiên họp;
- Thẩm phán kết luận phiên họp và quyết định vấn đề.
Thứ ba, Các quyết định của Toà án về việc xem xét, áp dụng biện pháp đưa vào
cơ sở cai nghiện bắt buộc. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc phiên
họp xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Thẩm
phán phải ban hành quyết định về một trong các vấn đề sau đây: Áp dụng biện pháp xử
lý hành chính theo đề nghị của cơ quan lập hồ sơ đề nghị; Không áp dụng biện pháp xử
lý hành chính; Yêu cầu thay đổi biện pháp xử lý hành chính; Chuyển hồ sơ cho cơ

28
quan tiến hành tố tụng hình sự; Đình chỉ, tạm đình chỉ việc xem xét, quyết định áp
dụng biện pháp xử lý hành chính.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện các biện pháp xử lý hành chính
đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1.3.1. Chính sách, pháp luật, về phòng chống ma túy nói chung và đưa người
nghiện vào cơ sơ cai nghiện bắt buộc nói riêng
Trong thực tế, việc phòng chống ma túy dựa trên yếu tố tuyên truyền và ý thức cá
nhân ở ngoài cộng đồng bằng những chính sách được ban hành hợp lý. Bên cạnh đó,
chủ thể được giao quyền áp dụng đưa người nghiện đi cai ở các cơ sở bắt buộc đều
phải xác định đúng và thực hiện theo trình tự luật định, như vậy mới đảm bảo được tính
khách quan và hiệu quả. Mặc khác, những chính sách, pháp luật đưa ra phải được cụ
thể hóa bằng những văn bản hành chính hợp pháp, mang tính bắt buộc, cưỡng chế thực
hiện nên cần thiết phải đảm bảo được độ chính xác cao trên nền tảng pháp lý cơ bản.
Chính vì vậy mà những chính sách, pháp luật phòng chống ma túy nói chung và biện
pháp đưa người đi cai nghiện bắt buộc nói riêng đều mang tính hành chính nên không
thể thực hiện mà không có cơ sở pháp lý rõ ràng và thuyết phục.
Hệ thống pháp luật phòng, chống tệ nạn ma tuý nói chung và quản lý người
nghiện ma túy nói riêng vẫn còn những bất cập, chồng chéo về văn bản quy phạm pháp
luật và chế tài xử lý, việc ban hành chính sách còn thiếu đồng bộ khiến cho việc triển
khai thực hiện chính sách còn hạn chế, không có tính răn đe, dẫn đến tạo kẽ hở cho
người nghiện ma túy lợi dụng để lẩn trốn tham gia các chương trình điều trị, cai nghiện
ma túy.
Việc thực hiện đưa người nghiện đi cai là một trong những chính sách được ưu
tiên trong việc đẩy lùi tệ nạn ma túy ngoài cộng đồng để đảm bảo trật tự trị an xã hội.
Nên cần thiết phải có những chính sách cụ thể, pháp luật quy định chặt chẽ kèm theo
những văn bản hướng dẫn rõ ràng, phù hợp với điều kiện phát triển của địa phương
cũng như tình hình người nghiện ở địa phương đó. Như vậy mới đảm bảo thực hiện tốt
việc đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

29
Nghiện ma túy đã và đang gây ra những hậu quả kinh tế và xã hội theo hướng
tiêu cực và khó kiểm soát, gây nên những thiệt hại nhất định về kinh tế - xã hội; gây bất
ổn về an ninh trật tự xã hội; làm suy yếu tính gắn kết xã hội; tan vỡ gia đình, ảnh hưởng
đến sức khỏe của bản thân và gia đình, một bộ phận người dân. Vấn đề nghiện ma tuý
đã và đang đặt ra áp lực lớn cho xã hội trong vấn đề tài chính do tăng các chi phí ngân
sách của gia đình cũng như của xã hội trong việc thực hiện các hoạt động khắc phục và
giải quyết các hậu quả do nghiện ma tuý đem lại. Công tác cai nghiện tại gia đình, cộng
đồng trong những năm qua đã được các địa phương quan tâm chỉ đạo và đầu tư phát
triển các điểm, các mô hình quản lý, tổ chức điều trị cai nghiện và sau cai nghiện tại
cộng đồng. Ngược lại sự phát triển của kinh tế - xã hội tại địa phương cũng ảnh hưởng
đến việc triển khai biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa
bàn. Điều này được thể hiện thông qua số lượng người nghiện, cơ sở vật chất của cơ sở
cai nghiện bắt buộc,... Nếu như kinh tế phát triển, trình độ dân trí tăng, thu nhập bình
quân đầu người tại địa phương ổn định với tỷ lệ thất nghiệp thấp và đặc biệt là sự quan
tâm của gia đình, nhà trường và xã hội tốt thì số lượng người nghiện sẽ giảm và việc
thực hiện các biện pháp về đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc sẽ được giảm tải
và ngược lại.
Sự tác động của các yếu tố kinh tế - văn hóa - xã hội tới pháp luật là một vấn đề
đã được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra. Theo đó, pháp luật là một
trong những yếu tố quan trọng của kiến trúc thượng tầng phản ánh cơ sở hạ tầng tương
ứng và chịu sự quyết định của các yếu tố cơ sở hạ tầng này. Trong đó yếu tố kinh tế là
yếu tố hàng đầu. Một hệ thống pháp luật đảm bảo được sự phù hợp với điều kiện kinh
tế tại thời kỳ đó thì sẽ có tính điều chỉnh cao và sẽ có tác dụng bảo vệ cũng như thúc
đẩy sự phát triển của các quan hệ xã hội.
Những biến đổi về mặt kinh tế - xã hội ảnh hưởng tới sự quy định về các biện
pháp XLHC khác nói chung và biện pháp đưa vào CSCB nói riêng. Cùng với sự phát
triển của nền kinh tế thị trường, với các hệ quả của nó đã kéo theo nhiều sự thay đổi cả
về đời sống tư tưởng và con người, đặc biệt là giới trẻ. Trong nền kinh tế thị trường,
các tệ nạn xã hội phát triển ngày càng nhanh chóng, mà điển hình là tệ nạn mại dâm và

30
nghiện ma túy. Chính vì vậy, sự thay đổi của các yếu tố này sẽ dẫn đến pháp luật về
biện pháp XLHC đưa vào CSCB cũng cần phải biến đổi cho phù hợp, để nhằm đảm
bảo ngăn ngừa được tình trạng vi phạm pháp luật, giáo dục, cải tạo các đối tượng
nghiện ma túy, bán dâm trở thành người có ích cho xã hội.
1.3.3. Năng lực của đội ngũ cán bộ thực hiện các biện pháp xử lý hành chính
đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Theo quy định của Luật Xử lý VPHC năm 2012 thì đội ngũ thực hiện biện pháp
xử lý hành chính đưa người vào cơ sở bắt buộc gồm: Lực lượng cảnh sát điều tra, cảnh
sát trật tự; đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý nhà nước tại Phòng Lao động, Thương
binh và xã hội, Phòng Tư pháp; Đội ngũ cán bộ tại Tòa án nhân dân cấp huyện; đội ngũ
cán bộ tại các cơ sở cai nghiện bắt buộc,... Năng lực của đội ngũ này ảnh hưởng trực
tiếp đến hiệu quả thực hiện các biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở
cai nghiện bắt buộc[27]. Đặc biệt, việc thụ lý các hồ sơ đề nghị đưa người vào cơ sở
bắt buộc của Tòa án nhân dân cấp huyện là một hướng đi mới, tuy nhiên việc hướng
dẫn triển khai thực hiện chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan, công tác phối hợp của
các bên liên quan từ quá trình phát hiện, theo dõi, lập hồ sơ đề xuất đến ra quyết định
đưa các đối tượng nghiện vào cơ sở bắt buộc chưa được rõ ràng, minh bạch nên nhiều
đơn vị, cá nhân chưa biết rõ được trách nhiệm của mình cụ thể như thế nào để triển
khai hiệu quả nhiệm vụ được giao.
Kết luận chương 1
Tình hình về tội phạm ma túy ngày càng diễn biến rất phức tạp và có chiều hướng
gia tăng, nhất là ma túy tổng hợp. Ngoài công tác đấu tranh, triệt phá, bắt giữ, xử lý các
đối tượng tội phạm ma túy của lực lượng công an, biên phòng, ngành Lao động -
Thương binh và Xã hội đã triển khai nhiều biện pháp nhằm làm giảm số người nghiện
ma túy. Nội dung chương 1 đã tập trung làm rõ được các vấn đề lý luận liên quan đến
thực hiện biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc cũng như dấu hiệu
nhận biết người nghiện ma túy, cơ sở cai nghiện bắt buộc. Lý luận về pháp luật liên
quan cũng như phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai biện pháp đưa
người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án nhân dân cấp huyện.

31
Chương 2
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP ĐƯA NGƯỜI NGHIỆN VÀO
CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC TỪ THỰC TIỄN TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP
HUYỆN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện biện pháp xử lý hành chính đưa
người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
2.1.1. Chính sách về phòng chống ma túy nói chung và đưa người nghiện vào
cơ sơ cai nghiện bắt buộc nói riêng của thành phố Hồ Chí Minh
2.1.1.1. Chính sách về phòng chống ma túy
Thành phố Hồ Chí Minh là thành phố lớn, đô thị đặc biệt cấp quốc gia, là đầu
mối giao thông đi các tỉnh trong cả nước và quốc tế, do đó có nhiều thuận lợi cho phát
triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, những năm qua trước tác động của tình hình tội phạm
và tệ nạn ma túy ở trong nước, khu vực và trên thế giới, Tp.HCM đã trở thành địa bàn
trọng điểm phức tạp về ma túy. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo với quyết tâm cao của các
cấp ủy đảng, chính quyền thành phố, sự vào cuộc tích cực của các ban, ngành, đoàn thể
và sự tham gia tích cực của quần chúng nhân dân, công tác phòng chống ma túy ở
thành phố Hồ Chí Minh những năm qua đã được triển khai quyết liệt và đã thu được
những kết quả đáng khích lệ. Tuy vậy, trên thực tế tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy
vẫn diễn biến phức tạp, hiệu quả công tác phòng chống ma túy vẫn chưa tương xứng
với yêu cầu nhiệm vụ đặt ra.
Từ năm 2010 đến nay, số người nghiện ma túy có hồ sơ quản lý tăng từ 15 đến
20%/năm, nhưng trong thực tế con số này có thể cao gấp nhiều lần. Số ma túy tổng
hợp thu giữ tăng cao, riêng 6 tháng đầu năm 2019, số ma túy tổng hợp thu giữ gấp 2
lần năm 2018. Gần đây, Tp.HCM còn được tội phạm chọn làm nơi tập kết, trung
chuyển ma túy từ khu vực Tam giác vàng đi các nước. Cùng đó, tình hình sử dụng
ma túy tổng hợp trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ giải trí (quán bar, vũ trường,
nhà hàng, khách sạn, karaoke) ngày càng gia tăng. Điều này gây không ít khó khăn
trong phòng ngừa, đấu tranh với tội phạm và tệ nạn ma túy [31].

32
Theo đó, Thành phố sẽ tiếp tục huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và
cộng đồng dân cư trong phong trào phát hiện, tố giác tội phạm ma túy, đấu tranh
chuyển hóa địa bàn, triệt phá các tụ điểm phức tạp về ma túy; tăng cường quản lý, giáo
dục thanh thiếu niên ngay tại địa bàn phường, xã, thị trấn, khu dân cư, tổ dân phố; kiềm
chế gia tăng người nghiện mới, hạn chế người tái nghiện; tuyên truyền sâu rộng trong
các tầng lớp nhân dân về tác hại của tệ nạn ma túy, nhất là tác hại của các loại ma túy
tổng hợp, lồng ghép với tuyên truyền phòng, chống mại dâm và dự phòng lây nhiễm
HIV/AIDS để có giải pháp tự phòng ngừa; tiếp tục thực hiện Đề án quản lý, cắt cơn,
giải độc và tư vấn tâm lý cho người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định tại cơ
sở xã hội trong thời gian lập hồ sơ; triển khai đồng bộ các biện pháp tấn công, trấn áp
tội phạm về ma túy, tăng cường công tác nắm tình hình, bám sát địa bàn nhằm phát
hiện các đầu mối, đường dây tổ chức mua bán, vận chuyển ma túy liên tỉnh, liên huyện
và từ nước ngoài vào Thành phố đế tổ chức lực lượng đấu tranh hiệu quả, đảm bảo an
ninh trật tự trên địa bàn Thành phố.
Công tác truyền thông về phòng chống ma túy cần đẩy mạnh hơn nữa trong thời
gian tới. Thông qua các hoạt động truyền thông góp phần nâng cao nhận thức của các
ngành, các cấp và của mỗi cá nhân, gia đình về công tác phòng, chống ma túy và tác
hại của tệ nạn ma túy, góp phần từng bước đẩy lùi tệ nạn ma túy ra khỏi đời sống xã
hội, tạo sự chuyển biến về nhận thức trách nhiệm đón nhận, giúp đỡ người nghiện ma
túy xóa bỏ mặc cảm, giải quyết việc làm phù hợp để ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng
đồng; tư vấn, hướng dẫn giúp đỡ người mới nghiện tự nguyện đăng ký cai nghiện tại
gia đình, cộng đồng; xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, thân thiện, phục vụ phát
triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn
Thành phố.
Trước tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn diễn biến phức tạp, UBND
Tp.HCM đã tập trung tiến hành đồng bộ các giải pháp để kiềm chế, giảm sự gia tăng
của tội phạm ma túy và người nghiện ma túy, đồng thời giữ vững số xã, phường, thị
trấn không tệ nạn ma túy, phấn đấu làm chuyển hóa địa bàn ở những nơi phức tạp về
ma túy; tăng số xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy.

33
Theo đó, đối với xã, phường có tệ nạn ma túy, thành phố đặt mục tiêu giảm theo
từng năm, phấn đấu đến hết năm 2020 giảm 5% số xã, phường, thị trấn có tệ nạn về ma
túy, đồng thời giảm mức độ phức tạp của xã, phường, thị trấn trọng điểm so với giai
đoạn 2012-2015; duy trì, không để phát sinh đối với xã, phường, thị trấn không tệ nạn
ma túy, 100% người trong nhóm nguy cơ cao được tuyên truyền, giáo dục kỹ năng
phòng, chống ma túy; ngăn chặn đà gia tăng người nghiện ma túy. Đến năm 2020,
nâng tổng số xã, phường không tệ nạn ma túy trên địa bàn lên trên 50%[31].
Song song đó, UBND Tp.HCM phấn đấu không để phát sinh tụ điểm phức tạp về
ma túy; mỗi năm triệt xóa từ 5-10% số điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy; phấn đấu
mỗi quận, huyện xây dựng 1 mô hình điểm về phòng, chống ma túy; kiểm soát các
hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy; không để phát sinh việc trồng cây có chất
ma túy trên địa bàn; triệt xóa 100% diện tích cây có chứa chất ma túy trồng trái phép
được phát hiện; không để tồn tại hoạt động sản xuất trái phép chất ma túy[34] [31].
2.1.1.2. Chính sách về đưa người nghiện vào cơ sơ cai nghiện bắt buộc
Số người nghiện ma túy tại Tp.HCM luôn ở mức cao. Tp.HCM hiện có hơn
24.000 người nghiện ma túy, trong đó có hơn 10.000 người nghiện có hồ sơ quản lý.
Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Tp.HCM, đội ngũ cán bộ làm công tác cai
nghiện tại cộng đồng vừa thiếu và yếu. Hiện nay các bộ ngành chưa ban hành quy định
phù hợp về cai nghiện tại gia đình. Hiệu quả, công tác cai nghiện chưa mang lại hiệu
quả cao, tỷ lệ tái nghiện đến 80% [31] [43].
Lãnh đạo Công an Tp.HCM đề xuất Trung ương cho phép Tp.HCM áp dụng cơ
chế đặc thù, thực hiện mô hình cai nghiện tập trung đối với tất cả người nghiện trên địa
bàn Tp.HCM. Mục đích cuối cùng là Nhà nước, gia đình và cả xã hội chung tay tham
gia. Để phòng ngừa, đấu tranh có hiệu quả làm giảm tệ nạn ma túy cần nhiều nỗ lực,
trong đó có việc tháo gỡ những vướng mắc trong quy định của luật pháp đối với việc
áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc. Đây là một trong những nguyên nhân chính dẫn
đến việc quản lý người nghiện gặp nhiều khó khăn như hiện nay. Từ ngày 01/7/2013,
Luật Xử lý vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành; các quy định liên quan đến việc áp
dụng các biện pháp xử lý hành chính do TAND xem xét, quyết định đưa người nghiện

34
ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2014[27].
Để hướng dẫn thực hiện, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội đã ban hành biểu mẫu
lập hồ sơ đề nghị và thi hành quyết định áp dụng biện pháp hành chính đưa vào cơ sở
cai nghiện bắt buộc và hướng dẫn xây dựng nội quy, quy chế đối với học viên của cơ
sở cai nghiện bắt buộc; TAND tối cao ban hành một số mẫu văn bản của TAND trong
việc xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính; Bộ Y tế ban hành
“Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị các rối loạn tâm thần thường gặp do sử dụng ma túy
tổng hợp dạng Amphetamine”. Tuy nhiên khi áp dụng vào thực tế gặp một số khó khăn
vướng mắc như: Theo quy định của Nghị định 221/2013/NĐ-CP, việc áp dụng biện
pháp cai nghiện bắt buộc chỉ áp dụng đối với người nghiện có nơi cư trú ổn định đã áp
dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường mà vẫn nghiện[19].
Tại Nghị định 111/2013/NĐ-CP quy định áp dụng với đối tượng nghiện ma túy
từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cơ trú ổn định. Nhưng để xác định tình trạng nghiện ma túy
của các đối tượng thì bác sỹ, y sỹ triển khai nhiệm vụ trên bắt buộc có chứng chỉ hành
nghề và chứng chỉ tập huấn về điều trị cắt cơn nghiện ma túy do cơ quan có thẩm
quyền cấp. Song với một số địa phương, nhiều trạm trưởng y tế cơ sở cũng chưa có
chứng chỉ tập huấn về điều trị cắt cơn nghiện ma tuý do Sở Y tế Tp.HCM cấp theo quy
định của Luật Khám chữa bệnh. Mặt khác, theo Luật Phòng chống ma túy quy định,
người được coi là nghiện ma túy thì một trong tiêu chí bắt buộc là phải lệ thuộc vào ma
túy, tức là sau 24 tiếng phải xuất hiện hội chứng sau cai nhưng theo Điều 122 Luật Xử
lý vi phạm hành chính lại quy định không được tạm giữ hành chính với đối tượng liên
quan đến ma túy.
Nghị định 221/2013/NĐ-CP quy định việc quyết định đưa người nghiện đi cai
nghiện bắt buộc do TAND cấp huyện quyết định, nhưng hiện tại các ngành liên quan
chưa tổ chức tập huấn và có văn bản hướng dẫn cấp cơ sở thống nhất cách lập hồ sơ,
quy trình xét duyệt người nghiện đi cai nghiện bắt buộc dẫn đến sự lúng túng của các
địa phương, khi thực hiện quy trình xét duyệt đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc
[19]. Bên cạnh đó, quy định quy trình xét duyệt quá dài gây khó khăn trong công tác
lập hồ sơ, Nghị định 221/2013/NĐ-CP cũng quy định người bị áp dụng cai nghiện bắt

35
buộc được thông qua việc lập hồ sơ và được đọc, sao chép hồ sơ, đây là quy định
không phù hợp với thực tế vì tâm lý người nghiện khi biết bị áp dụng biện pháp cai
nghiện bắt buộc thường có tâm lý trốn tránh các cơ quan chức năng. Ngoài ra, còn
nhiều vướng mắc khiến công tác lập hồ sơ đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc
theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính và Nghị định 221/CP về việc giao
các tổ chức chính trị-xã hội (hội cựu chiến binh, hội phụ nữ,...) quản lý đối tượng
nghiện trong thời gian chờ làm thủ tục hơn 30 ngày để đưa đi cai bắt buộc, trong khi
các tổ chức này không có chuyên môn y tế, cơ sở vật chất. Cùng với đó là sự chưa vào
cuộc của chính quyền cấp xã trong công tác tổ chức cai nghiện tại cộng đồng và lập hồ
sơ đề nghị đưa người nghiện đi cai nghiện bắt buộc[19].
Trong những khó khăn đó, một số địa phương đã tìm ra hướng đi cho mình. Hiện
nay, Hà Nội đang áp dụng 5 hình thức cai nghiện nhằm giảm người nghiện, trong đó có
cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng theo Nghị định 94/NĐ- CP. Theo đó, Tp
Hà Nội đã ban hành quy chế 7144/QĐ về trình tự thủ tục, thẩm quyền tổ chức cai
nghiện ma túy trên địa bàn thành phố. Năm 2015, các trung tâm đã tiếp nhận cai nghiện
tự nguyện cho hơn 1.800 trường hợp. Song với các trường hợp cai nghiện bắt buộc tại
các trung tâm thì cả năm 2015, lực lượng Công an các cấp mới đưa được 133 người đi
cai nghiện bắt buộc; đưa 182 lượt người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định vào
các trung tâm để lưu trú tạm thời chờ tòa án ra quyết định [25].
Để có biện pháp giảm người nghiện trong cả nước nói chung, cơ quan có thẩm
quyền sớm sửa đổi một số nội dung trong Nghị định 111/2013/NĐ-CP, Nghị định
221/2013/NĐ-CP và các văn bản có liên quan để phù hợp với tình hình thực tế, tạo
thuận lợi trong công tác lập hồ sơ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã,
phường, thị trấn và áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc. Cùng với việc đấu tranh, bóc gỡ các đường dây, ổ nhóm mua bán trái phép chất
ma túy, cần tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho người dân hiểu tác
hại của ma túy, pháp luật phòng chống ma túy; gia đình cần phối hợp với các tổ chức
xã hội tạo sân chơi lành mạnh cho các em, đặc biệt là lứa tuổi vị thành niên giúp các
em tránh xa ma túy [17] [19].

36
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Trong hơn 30 năm đổi mới, Tp.HCM đã đạt được những thành tựu to lớn trong
thực hiện tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội thể hiện qua tốc độ tăng trưởng GDP,
thu nhập của người dân, các thành tựu về y tế, việc làm, xóa đói, giảm nghèo,... Tuy
nhiên, mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ xã hội còn biểu hiện gay gắt khi
khoảng cách thu nhập giữa người giàu và người nghèo ngày càng rộng hơn, nhiều vấn
đề xã hội chưa được giải quyết. Thực hiện tốt các nhiệm vụ và giải pháp mà Nghị
quyết 16-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng nhiệm vụ phát triển Tp.HCM đến
năm 2020 đã đề ra cùng với việc thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội đất
nước thời kỳ 2011-2020, đến năm 2020, thành phố phải đạt được mục tiêu: “Xây dựng
Thành phố Hồ Chí Minh văn minh, hiện đại với vai trò đô thị đặc biệt, đi đầu trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đóng góp ngày càng lớn với khu vực và cả nước;
từng bước trở thành trung tâm lớn về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học-công
nghệ của đất nước và khu vực Đông Nam Á; góp phần tích cực đưa nước ta cơ bản trở
thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020”[7]. Vai trò, vị trí của
thành phố đối với khu vực và cả nước sẽ được nâng lên tầm cao mới. Đó sẽ là một
thành phố có kinh tế phát triển cao dựa trên nền tảng dịch vụ và công nghiệp có giá trị
gia tăng cao, nơi hội tụ của giới kinh doanh, thu hút các tập đoàn kinh tế trong và ngoài
nước, một trung tâm công nghiệp, tài chính và thương mại của Đông Nam Á. Chân
dung của thành phố sẽ là một siêu đô thị đa trung tâm với điểm nhấn là khu vực trung
tâm hiện hành, khu đô thị Thủ Thiêm và đô thị mới dọc sông Sài Gòn; hình thành
chuỗi đô thị, nối kết với các đô thị khác trong vùng theo mô hình tập trung đa cực, một
thành phố xanh và sạch, một đô thị sông nước với qui mô dân số 10 triệu dân. Thành
phố có sự hài hòa giữa phát triển kinh tế và phát triển xã hội, con người được tự do,
hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện với vị trí là trung tâm, là mục tiêu và động
lực của sự phát triển. Đời sống văn hóa, tinh thần cuả nhân dân Tp.HCM có sự kết hợp
hài hòa giữa văn hóa truyền thống dân tộc, các giá trị tinh thần mang nét đặc trưng của
nhân dân thành phố với văn hóa hiện đại, tạo nên nền tảng tinh thần của sự phát triển
xã hội thành phố trong suốt chiều dài phát triển. Thành phố Hồ Chí Minh bước vào

37
thập niên thứ 3 của thế kỷ XXI sẽ là một trung tâm đa chức năng, một đô thị sống tốt,
có sự hấp dẫn trong hệ thống các đô thị trên thế giới.
2.1.3. Năng lực của đội ngũ cán bộ thực hiện các biện pháp xử lý hành chính
đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án nhân dân cấp huyện tại
thành phố Hồ Chí Minh
Theo quy định tại Điều 103 Luật Xử lý VPHC năm 2012 và các văn bản quy
định chi tiết thi hành Luật của Trung ương và thành phố Hồ Chí Minh thì việc lập hồ sơ
đối với biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do Chủ tịch UBND cấp xã thực
hiện (Công an cấp xã giúp Chủ tịch UBND cùng cấp thu thập tài liệu và lập hồ sơ), trừ
trường hợp người nghiện ma túy vi phạm do cơ quan Công an cấp huyện hoặc cơ quan
Công an cấp tỉnh trực tiếp phát hiện, điều tra, thụ lý trong các vụ vi phạm pháp luật mà
thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Điều 96 của Luật
Xử lý VPHC năm 2012 thì cơ quan Công an đang thụ lý vụ việc tiến hành xác minh,
thu thập tài liệu và lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc đối với người đó. Sau đó, hồ sơ thực hiện biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở
cai nghiện bắt buộc được gửi cho Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện để kiểm tra tính
pháp lý theo quy định hiện hành. Sau khi kiểm tra tính chính xác của pháp lý đối với hồ
sơ được chuyển lên, Trưởng phòng Tư pháp gửi hồ sơ cho Trưởng phòng Phòng Lao
động-Thương binh và Xã hội cùng cấp để Trưởng phòng Phòng Lao động-Thương
binh và Xã hội xem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị TAND cấp huyện áp
dụng biện pháp xử lý hành chính theo đúng quy định của pháp luật hiện hành[27].
Căn cứ vào quy trình phối hợp trên, đội ngũ cán bộ thực hiện các biện pháp
XLHC đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa bàn thành phố gồm:
(1) Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn (Đội ngũ Công an xã hỗ trợ)
(2) Phòng Tư pháp quận, huyện (Trưởng phòng Tư pháp)
(3) Trưởng phòng Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội
(4) Đội ngũ cán bộ thuộc TAND quận, huyện
Công tác xây dựng Đảng trong TAND luôn gắn với việc xây dựng đội ngũ cán
bộ, Thẩm phán Tòa án các cấp trong sạch, vững mạnh. Các tổ chức đảng của ngành

38
luôn quan tâm và làm tốt công tác giáo dục chính trị, tư tưởng cho cán bộ, đảng viên;
công tác phát triển đảng, duy trì kỷ luật, kỷ cương, đổi mới nâng cao chất lượng sinh
hoạt chi bộ; đề cao tinh thần phê và tự phê bình trong sinh hoạt đảng; xây dựng, giữ gìn
đoàn kết nội bộ. Thực hiện các nghị quyết của Trung ương về đổi mới, sắp xếp tinh
gọn bộ máy, Ban cán sự đảng TAND Tp.HCM đã ban hành các kế hoạch triển khai
thực hiện trên toàn hệ thống. Tiến hành sắp xếp, kiện toàn tổ chức và các đầu mối bên
trong, hoàn thiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn các đơn vị trong Tòa án các cấp,
khắc phục sự chồng chéo, trùng lắp. Chỉ đạo nghiên cứu đề án xây dựng đề án chuyển
đổi mô hình hoạt động của đơn vị theo tinh thần Nghị quyết 19-NQ-TW. Tổ chức các
Tòa chuyên trách trên cơ sở các quy định của Luật Tổ chức Tòa án và thực tế nhu cầu
của từng đơn vị trên địa bàn thành phố.
Hiện nay, sau thời gian dài hình thành và phát triển ngành Tòa án nhân dân
thành phố Hồ Chí Minh có tổ chức thành hai cấp gồm Tòa án nhân dân thành phố và
24 Tòa án nhân dân quận - huyện. Tại Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có 05
Tòa chuyên trách gắn với từng lĩnh vực lớn trong quá trình triển khai các nhiệm vụ, 03
bộ phận trực thuộc. Biên chế của toàn ngành ban đầu chỉ có 80 người nay lên đến 734
cán bộ - công chức (thành phố 233; quận - huyện 501), trong đó có 253 Thẩm phán
(thành phố 81; quận - huyện 172), 383 Thư ký (thành phố 119, quận - huyện 264), 98
cán bộ - công chức khác (thành phố 33; quận - huyện 65) chưa tính đến số hợp đồng
[34]. Thủ tục xem xét và bổ nhiệm Thẩm phán và cán bộ có chức danh tư pháp của Tòa
án nhân dân được đổi mới, tiến hành kịp thời, bảo đảm các tiêu chuẩn về chính trị, đạo
đức phẩm chất và chuyên môn nghiệp vụ. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo Tòa án các cấp
được kiện toàn, bổ sung, bảo đảm công tác chỉ đạo, điều hành việc thực hiện các nhiệm
vụ của cơ quan Tòa án.
2.2. Thực tiễn thực hiện các biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện
vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án nhân dân cấp huyện tại thành phố Hồ
Chí Minh từ năm 2016 đến nay
2.2.1. Khái quát chung về tình hình người nghiện ma túy và việc đưa người
nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại thành phố Hồ Chí Minh

39
Hiện đến 31/12/2019, trên địa bàn Tp.HCM người nghiện ma túy có hồ sơ quản
lý, chiếm 1/10 tổng số người nghiện ma túy của cả nước. Đáng chú ý là người nghiện
đang có xu hướng trẻ hóa và cùng lúc nghiện nhiều loại ma túy, trong đó đặc biệt là ma
túy tổng hợp. Cụ thể, tổng số người nghiện ma túy trên địa bàn Tp.HCM có hồ sơ quản
lý là hơn 25.100 người (tăng 1.600 người so với năm 2018). Hiện nay, tổng số người
nghiện ma túy đang quản lý tại 16 cơ sở cai nghiện ma túy, cơ sở xã hội, cơ sở cai
nghiện tự nguyện là 13.000 người (tăng gần 1.200 người) [31].
Tp.HCM đang có 16 cơ sở cai nghiện với tổng công suất tiếp nhận là 23.340
người: Cơ sở Tư vấn và cai nghiện ma túy Bình Triệu (360 người), cơ sở cai nghiện
ma túy Phú Nghĩa (2.000 người), cơ sở cai nghiện ma túy Phước Bình (800 người),
cơ sở cai nghiện ma túy số 2 (2.000 người), cơ sở cai nghiện ma túy Đức Hạnh
(2.200 người), cơ sở cai nghiện ma túy - Bảo trợ xã hội Phủ Văn (2.000 người), cơ
sở cai nghiện ma túy số 3 (4.500 người), cơ sở cai nghiện ma túy Phủ Đức (1.500
người), cơ sở cai nghiện Bố Lá (800 người), cơ sở cai nghiện ma túy số 1 (4,500
người), cơ sở xã hội Nhị Xuân (1.500 người), cơ sở xã hội Thanh thiếu niên 2
(1.000 người), Trung tâm điều dưỡng cai nghiện ma túy Thanh Đa (300 người),
Trung tâm Tư vấn cai nghiện ma túy Làng Bình Minh (30 người), Trung tâm Tư
vấn cai nghiện ma túy Đức Thanh Tâm (30 người) [31].
Nhìn chung, trước tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn diễn biến phức tạp,
UBND TPHCM đã tập trung tiến hành đồng bộ các giải pháp để kiềm chế, giảm sự gia
tăng của tội phạm ma túy và người nghiện ma túy, đồng thời giữ vững số xã, phường,
thị trấn không tệ nạn ma túy, phấn đấu làm chuyển hóa địa bàn ở những nơi phức tạp
về ma túy; tăng số xã, phường, thị trấn không có tệ nạn ma túy. Thời gian qua, Công an
TPHCM đã xác định 405 tuyến, địa bàn, tụ điểm, điểm phức tạp về ma túy; phối hợp
với các ban ngành, đoàn thể có liên quan tập trung đấu tranh chuyển hóa 206 địa bàn,
tụ điểm, đạt tỷ lệ 50,86%. Hiện trên địa bàn Tp.HCM có 23.508 người nghiện ma túy
có hồ sơ quản lý, chiếm 1/10 tổng số người nghiện ma túy của cả nước. Đáng chú ý là
người nghiện đang có xu hướng trẻ hóa và cùng lúc nghiện nhiều loại ma túy, trong đó
đặc biệt là ma túy tổng hợp. Trên địa bàn Tp.HCM, tình hình các loại tội phạm và tệ

40
nạn xã hội, đặc biệt là tệ nạn ma túy tiếp tục tiềm ẩn và diễn biến phức tạp. Các băng
nhóm, đường dây tội phạm ma túy có tổ chức mạng lưới tinh vi, hoạt động chặt chẽ,
cùng lúc buôn bán nhiều loại ma túy,... Ngoài ra, các đối tượng thường trang bị vũ khí
quân dụng nhằm mục đích thanh toán lẫn nhau và sẵn sàng chống trả khi phát hiện,
truy đuổi. Nghiên cứu các báo cáo của ngành y tế và ngành Lao động, Thương binh và
xã hội trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cho thấy số người mắc bệnh lây nhiễm qua
đường máu (HIV/AIDS, viêm gan...) có nguyên nhân xuất phát từ việc sử dụng trái
phép chất ma túy có xu hướng giảm do hình thức sử dụng chuyển dần từ việc tiêm
chích ma túy sang hút, hít ma túy với nhiều hình thức khác nhau. Hậu quả, tác hại từ
ma túy rất khủng khiếp, một người nghiện ma túy có thể dẫn đến vi phạm pháp luật,
khiến cả gia đình tan nát, cả làng xóm, địa phương bị ảnh hưởng. Trong khi đó số
người sử dụng ma túy ngày càng trẻ hóa và sử dụng cùng lúc nhiều loại ma túy, nhất là
ma túy tổng hợp, tại những nơi kinh doanh dịch vụ nhạy cảm như vũ trường, quán bar,
karaoke, nhà nghỉ không gường nghỉ mà có trang bị đèn xoay, Ampli di động, loa
kéo,… Trong khi đó, việc xử lý vi phạm của các cơ sở này không căn cơ, ít hiệu quả,
không có tính răn đe. Khi bị rút giấy phép thì dễ dàng đăng ký mới với tên người chủ
doanh nghiệp mới kinh doanh, vì chưa có quy định tại địa điểm xảy ra vi phạm (lĩnh
vực kinh doanh có điều kiện) thì không được cấp phép hoạt động.
2.2.2. Thực trạng về việc ban hành quyết định áp dụng các biện pháp cai
nghiện đối với người nghiện của tòa án nhân dân cấp huyện
Hiện nay, theo quy định của pháp luật thì chủ thể ra quyết định đưa người vào cơ
sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy là Tòa án nhân dân cấp huyện trên
cơ sở các đề xuất từ các phòng, ban chức năng của UBND cấp huyện chuyển sang (kết
quả được tổng hợp từ UBND cấp xã, phường). Những người bị lập hồ sơ đề nghị đi cai
nghiện bắt buộc đều là những người thường xuyên sử dụng ma túy, đã từng nhiều lần
gây ra những vi phạm pháp luật ở địa phương, đã được gia đình và chính quyền động
viên, áp dụng nhiều hình thức, phương pháp cai nghiện khác nhau nhưng họ vẫn tiếp
tục lén lút sử dụng ma túy. Các biện pháp giáo dục, thuyết phục không còn hiệu quả
buộc Nhà nước phải sử dụng biện pháp cưỡng chế. Qua việc cai nghiện bắt buộc có

41
thời hạn, Nhà nước sẽ cách ly người nghiện ma túy khỏi những nguồn cung ma túy và
áp dụng liệu trình cai nghiện, đồng thời hạn chế nguy cơ người nghiện ma túy thực
hiện các hành vi vi phạm pháp luật có nguyên nhân từ ma túy như trộm cắp tài sản, cố
ý gây thương tích, mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy, mua bán dâm, gây rối trật tự
công cộng và lây truyền HIV/AIDS.
Bảng 2.1. Thống kê số liệu quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc của TAND các quận, huyện Thành phố Hồ Chí Minh năm 2016
Giải quyết
Tên quận, huyện Thụ lý
Đưa vào cơ sở Đình chỉ
Quận 1 167 166 01
Quận 2 111 111 0
Quận 3 142 140 02
Quận 4 95 94 01
Quận 5 109 109 0
Quận 6 151 151 0
Quận 7 87 87 0
Quận 8 63 63 0
Quận 9 202 198 04
Quận 10 116 115 01
Quận 11 151 150 01
Quận 12 205 200 05
Bình Tân 211 207 04
Bình Thạnh 252 249 03
Gò Vấp 201 198 03
Phú Nhuận 192 192 0
Tân Bình 128 128 0
Tân Phú 198 198 0
Thủ Đức 159 158 01
Bình Chánh 128 127 01
Cần Giờ 213 211 02
Củ Chi 221 221 0
Hóc Môn 273 268 05
Nhà Bè 164 160 04
--------------------------- ------------ ------------------ -------------
Tổng 3.939 3.901 38
(Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, 2016)
Rút kinh nghiệm từ năm 2014, 2015, năm 2016 là năm thứ 3 Tòa án nhân dân các
quận, huyện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan có thẩm quyền thụ lý, xem

42
xét, quyết định đưa đối tượng nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nên trong tổng số
24 quận, huyện đã nhận và đưa 3.901 đối tượng được đưa vào cơ sở cai nghiện. Trong
đó, bị đình chỉ 38 vụ. Mặc dù có khiếu nại nhưng con số đó là không nhiều. Qua quá
trình tiếp nhận và thụ lý, số lượng hồ sơ được gửi qua đã phản ánh thực trạng tái nghiện
của các đối tượng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2017, tòa án các quận,
huyện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã đã thụ lý 4.608 hồ sơ đề nghị áp dụng
biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được gửi từ Phòng Lao động - Thương
binh và Xã hội cùng cấp, trong đó giải quyết 4.587 vụ việc, đạt tỷ lệ 99,54% là một tỷ
lệ tương đối cao. Điều này cho thấy số lượng hồ sơ được Tòa án nhân dân cấp huyện
giải quyết tăng vượt bậc và sẽ tăng nữa trong vài năm nữa nếu như không có kịp thời
phát hiện và áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Trong năm 2018, các tòa án nhân dân
quận, huyện trên địa bàn thành phố thụ lý 3.851 hồ sơ, giải quyết 3.814 hồ sơ chiếm
99,04% [34].
Bảng 2.2. Thống kê số liệu quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc của TAND các quận, huyện Thành phố Hồ Chí Minh năm 2019

Giải quyết
Tên quận, huyện Thụ lý
Đưa vào cơ sở Đình chỉ
Quận 1 132 132 0
Quận 2 157 156 01
Quận 3 153 151 02
Quận 4 168 165 03
Quận 5 189 187 02
Quận 6 111 111 0
Quận 7 137 136 01
Quận 8 187 187 0
Quận 9 219 218 01
Quận 10 104 104 0
Quận 11 241 239 02
Quận 12 175 174 01
Bình Tân 197 196 01
Bình Thạnh 196 194 02
Gò Vấp 136 136 0
Phú Nhuận 151 150 01
Tân Bình 164 164 0

43
Tân Phú 111 109 02
Thủ Đức 227 226 01
Bình Chánh 216 214 02
Cần Giờ 107 106 01
Củ Chi 131 131 0
Hóc Môn 199 198 01
Nhà Bè 112 110 02
------------ -------------- ----------
3.920 3.894 26
(Nguồn: Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, 2020)
Sang năm 2019, số lượng hồ sơ thụ lý để giải quyết đưa cai bắt buộc tăng nhẹ trở
lại với 3.920 hồ sơ [34].
Từ những thống kê đã nêu trên, có thể thấy rằng:
- Ngành tòa án các quận, huyện đã nhanh chóng tiếp nhận hồ sơ gửi qua, xem xét
và nhanh chóng ban hành quyết định áp dụng các biện pháp cai nghiện đối với người bị
nghiện.
- Tuy có đình chỉ một vài vụ vì một số lý do nhưng đến năm 2016; trên 99% hồ
sơ đề nghị áp dụng được gửi qua đều giải quyết triệt để và không tồn đọng nhiều. Số
lượng đối tượng được tòa án quyết định áp dụng đưa đi cai nghiện qua 4 năm 2016 -
2019 và sáu tháng đầu năm 2020 là rất nhiều. Điều này không chỉ phản ánh tình trạng
nghiện trên địa bàn mà còn phản ánh được sự nổ lực không ngừng của cơ quan trong
việc quyết tâm giải quyết triệt để số người nghiện trên địa bàn TP nhằm ngăn chặn,
răng đe, và hạn chế số lượng người nghiện và tái nghiện tại Tp. Hồ Chí Minh [34] [43].
2.3. Đánh giá chung về thực hiện các biện pháp xử lý hành chính đưa người
nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án nhân dân cấp huyện tại thành
phố Hồ Chí Minh
Công tác phòng, chống ma túy và cai nghiện ma túy hết sức quan trọng, luôn
được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo, có nhiều biện pháp đồng bộ, quyết liệt và
đã đạt được nhiều kết quả quan trọng. Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế, tổ chức
triển khai thực hiện, huy động các nguồn lực xã hội đã được các cơ quan, các cấp chính
quyền và người dân vào cuộc. Nhiều vụ án ma túy lớn, đường dây tội phạm ma túy bị
điều tra bắt giữ và bị xử lý nghiêm theo pháp luật, từng bước làm chuyển biến tình hình

44
ở một số điểm nóng; hoạt động kiểm soát ma túy trong đó có việc quản lý các loại tiền
chất, chất gây nghiện đã được đẩy mạnh; số người nghiện ma túy đã được kiềm chế và
giảm trong những năm gần đây; tình trạng tái trồng cây có chứa chất ma túy đã giảm
hẳn; Chương trình điều trị Methadone cho người nghiện đạt hiệu quả thiết thực; công
tác cai nghiện đã chuyển biến tích cực theo hướng tăng cai nghiện tự nguyện, giảm bắt
buộc; công tác tiếp nhận người nghiện không có nơi cư trú ổn định vào cơ sở xã hội để
điều trị, cắt cơn và phân loại đã được thực hiện tương đối tốt; việc đưa người nghiện
vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đã thực hiện nghiêm theo Luật, bảo đảm được quyền
công dân. Đã tổng kết được một số mô hình xây dựng xã, phường, thị trấn, khu dân cư,
trường học không có tệ nạn ma túy; mô hình tiên tiến trong công tác cai nghiện tự
nguyện, cai nghiện cộng đồng. Thủ tướng Chính phủ đánh giá cao và biểu dương các
Bộ, ngành, các cấp chính quyền địa phương, các tổ chức, cá nhân và Ban Chỉ đạo
phòng, chống tội phạm của Chính phủ, Ủy ban Quốc gia phòng, chống AIDS và
phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm đã tích cực tham gia và thực hiện tốt công tác
phòng, chống ma túy và cai nghiện ma túy trong thời gian qua.
2.3.1. Kết quả đạt được
Triển khai các quy định của pháp luật về đưa người nghiện vào cơ sở bắt buộc
của tòa án nhân dân cấp huyện thành phố Hồ Chí Minh thời gian qua đã đạt được
những kết quả:
Thứ nhất, số người được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc năm sau cao hơn năm
trước. Đáp ứng được yêu cầu đề ra trong việc phòng chống tệ nạn cũng như mục tiêu
xây dựng thành phố, giải quyết được lượng lớn số người nghiện còn tồn tại ngoài cộng
đồng.
Thứ hai, trong quá trình phát hiện và lập hồ sơ đề nghị, việc áp dụng biện
pháp đưa người nghiện đi cai cơ bản được thực hiện đúng quy trình theo luật định.
Không bỏ sót hay rút ngắn các giai đoạn nên hầu hết các đối tượng sau khi phát
hiện ra đã và đang có hành vi tái nghiện đều bị cơ quan có thẩm quyền đưa đi cai.
Trong quá trình tiếp nhận hồ sơ và xử lý, các cơ quan chức năng đã gặp không ít
vướng mắc và bất cập trong việc giải quyết các đối tượng để đưa đi cai nghiện.

45
Thứ ba, kịp thời ban hành những quyết định rút ngắn thời gian trong việc đưa
người nghiện đi cai mà không vi phạm pháp luật, nhằm tránh trường hợp các đối tượng
lẫn trốn đi nơi khác trong khi đợi tòa án ban hành quyết định trong thời hạn quá dài
theo như luật định. Thời gian cai nghiện ma tuý tự nguyện tại gia đình - cộng đồng và
cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng là từ 03 tháng đến 06 tháng; thời gian cai nghiện ma
túy tự nguyện tại Trung tâm, tại các cơ sở cai nghiện ngoài công lập được thực hiện
theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 135/2004/NĐ-CP và thời gian cai nghiện ma
túy bắt buộc tại Trung tâm được thực hiện theo quy định tại Điều 95 Luật xử lý vi
phạm hành chính.
Mặt khác, đối với người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định thì giao cho
tổ chức xã hội quản lý trong thời gian chờ lập thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở
cai nghiện bắt buộc. Tuy nhiên không thể đòi hỏi các tổ chức này phải có chuyên môn
để đi điều trị, cắt cơn, giải độc. Thành phố Hồ Chí Minh cũng thành lập một cơ sở xã
hội để quản lý người không có nơi cư trú ổn định trong thời gian chờ lập hồ sơ. Cơ sở
này có đầy đủ chức năng về y tế, trang thiết bị, chế độ hỗ trợ cho người bị quản lý và
đội ngũ cán bộ hỗ trợ tư pháp.
Thứ tư, theo Quy chế phối hợp lập hồ sơ và tổ chức cai nghiện ma tuý trên địa
bàn thành phố vừa ban hành ngày 6/9/2014, đối với đối tượng áp dụng biện pháp cai
nghiện tự nguyện tại gia đình - cộng đồng, bản thân và gia đình người nghiện ma túy
đăng ký với Tổ công tác cai nghiện của xã, phường; Tổ công tác cai nghiện phối hợp
với gia đình và bản thân người nghiện ma túy thống nhất kế hoạch cai nghiện và trình
Chủ tịch UBND xã, phường; Chủ tịch UBND xã, phường quyết định áp dụng biện
pháp cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình - cộng đồng. Đối với các đối tượng áp
dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng, Công an xã, phường lập hồ
sơ đề nghị, chuyển Tổ công tác cai nghiện thẩm tra hồ sơ, xây dựng kế hoạch cai
nghiện, trình Chủ tịch UBND xã, phường xem xét và ra quyết định áp dụng biện pháp
cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng. Quy trình phối hợp lập và thẩm định hồ sơ
đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm yêu cầu trong thời gian 3
ngày làm việc, kể từ khi phát hiện người có hành vi sử dụng ma túy trái phép các cơ

46
quan, đơn vị chức năng địa phương thực hiện lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa
vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định của pháp luật gửi đến Phòng Lao động -
Thương binh và Xã hội; đồng thời, thông báo bằng văn bản về việc lập hồ sơ đến
người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc người đại
diện hợp pháp của họ được biết. Trong thời hạn 2 ngày làm việc, kể từ khi nhận được
hồ sơ đề nghị của cơ quan lập hồ sơ, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã
hội quận, huyện triệu tập và chủ trì cuộc họp Tổ tư vấn thẩm định hồ sơ đề nghị.
Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ khi kết thúc cuộc họp thẩm định hồ sơ,
Trưởng phòng Tư pháp có trách nhiệm gửi văn bản đã xác định tính pháp lý hồ sơ đề
nghị đến Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội để hoàn tất hồ sơ gửi Tòa
án nhân dân quận, huyện tiếp tục xử lý, ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành
chính đưa đối tượng vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, hiện cả nước có 23 cơ sở cai nghiện
tự nguyện do tổ chức, cá nhân thành lập được cấp phép hoạt động; 79 cơ sở cai nghiện
công lập có chức năng tổng hợp, trong đó có cai nghiện tự nguyện và điều trị
Methadone; 18 cơ sở cai nghiện chỉ làm cai nghiện tự nguyện và điều trị Methadone;
hàng năm các cơ sở cai nghiện ma túy công lập đã tiếp nhận và cai nghiện tự nguyện
cho trên 5.000 lượt người,...
Tuy nhiên tình hình tội phạm ma túy, nghiện ma túy đang rất phức tạp:
- Tội phạm ma túy, nghiện ma túy là vấn đề toàn cầu, gây bức xúc xã hội và hậu
quả nghiêm trọng đến an ninh trật tự an toàn xã hội, đến sức khỏe, giống nòi dân tộc.
Tệ nạn ma túy là một trong những vấn đề quốc tế quan tâm, rất dễ bị lợi dụng thành
vấn đề nhân quyền.
- Ngoài ma túy dạng thuốc phiện, hê rô in đã có phương pháp điều trị thay thế, thì
đã xuất hiện nhiều loại ma túy mới cực kỳ nguy hiểm nhất là ma túy tổng hợp dạng đá.
Hiện nay có rất nhiều loại ma túy tổng hợp lây lan ra cộng đồng mà cả thế giới đang rất
lúng túng đối phó và chưa có giải pháp tối ưu để điều trị.
- Nước ta nằm ở vị trí sát với khu vực tam giác vàng, dân số trẻ nên nguy cơ cao
và chịu tác động trực tiếp từ diễn biến tình hình tội phạm và tệ nạn ma túy trong khu

47
vực (theo thống kê của Bộ Công an thì khoảng 60% tội phạm là liên quan đến ma túy;
ma túy liên quan trực tiếp tới mại dâm, HIV/AIDS).
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những kết quả đạt được, việc thực hiện các biện pháp đưa người nghiện
vào cơ sở cai nghiện bắt buộc vẫn còn tồn tại những hạn chế sau:
Thứ nhất, hạn chế về quy định của văn bản pháp luật
Về việc xác minh nơi cư trú làm cơ sở áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa
người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc: Theo quy định tại Điều 96 Luật xử lý vi phạm
hành chính năm 2012, Điều 3 Nghị định 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 (được sửa
đổi, bổ sung bởi Nghị định 136/2016/NĐ-CP ngày 09/9/2016) và Điều 4 Thông tư
05/2018/TT-BCA ngày 07/02/2018 của Bộ Công an thì đối tượng bị áp dụng biện pháp
đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp
dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp
dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định. Như vậy, việc xác định “có nơi
cư trú ổn định” hay không là một trong những căn cứ rất quan trọng trong quá trình lập
hồ sơ đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Trên thực tế, việc xác định nơi cư trú sẽ
giao về cho Công an xã, phường, thị trấn - nơi đối tượng bị đề nghị có địa chỉ thường
trú hoặc tạm trú nhưng kết quả xác minh lại không đảm bảo, vẫn còn sự mâu thuẫn,
chồng chéo trong việc cung cấp kết quả. Có những vụ, cùng một người là Trưởng
Công an xã cho kết quả xác minh nhưng thời điểm trước đó xác định đối tượng “không
cư trú ổn định tại địa phương” nhưng sau khi phiên họp sơ thẩm kết thúc, người bị đề
nghị khiếu nại lên cấp phúc thẩm thì chính Trưởng công an xã này lại cho kết quả xác
minh xác định đối tượng “có cư trú ổn định tại địa phương”; có trường hợp Trưởng
Công an xã xác minh “không cư trú ổn định tại địa phương” nhưng Phó Công an xã lại
xác minh “có cư trú ổn định tại địa phương”. Đa số các trường hợp trên xảy ra ở các
địa phương ngoài địa bàn TP. Hồ Chí Minh. Đây là lý do hàng đầu dẫn đến việc hủy
quyết định sơ thẩm tại cấp phúc thẩm [43].
Về việc xác định tình trạng nghiện để áp dụng thời hạn cai nghiện bắt buộc:
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 95 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì “Thời hạn

48
áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc từ 12 tháng đến 24 tháng”. Tuy
nhiên, trong quá trình từ khi lập biên bản VPHC đến khi mở phiên họp trong hồ sơ Tòa
án cung cấp chỉ có 02 kết quả xác định về tình trạng nghiện ma túy của đối tượng bị áp
dụng: Một là, là kết quả Test nhanh của Trạm y tế phường, xã và hai là, Phiếu trả lời
kết quả của Cơ sở xã hội Thanh Thiếu Niên 2 hay Cơ sở xã hội Nhị Xuân. Trong các
kết quả này chỉ xác định đối tượng có nghiện hay không nghiện, còn tình trạng nghiện
trong bao lâu chủ yếu là do lời khai của đối tượng và việc áp dụng thời hạn cai nghiện
bắt buộc của Tòa án thường dựa vào tình trạng nhân thân nên dẫn đến một số trường
hợp áp dụng chưa hợp lý. Có những đối tượng mới nghiện nhưng tình trạng nhân thân
xấu (từng trộm cắp, cướp giật tài sản nhiều lần…) ngược lại có những người nghiện
nặng nhưng lại chưa có tiền án, tiền sự, do đó, dẫn đến việc áp dụng thời gian cai
nghiện bắt buộc chưa phù hợp, đây là lý do dẫn đến việc sửa quyết định của cấp sơ
thẩm trong thời gian qua. Vì vậy, cần phải có ý kiến hay kết luận của cơ quan chuyên
môn về tình trạng bệnh lý nặng hay nhẹ của đối tượng để áp dụng thời gian cai nghiện
cho phù hợp. Muốn làm được điều này, đòi hỏi phải tập hợp được đội ngũ cán bộ có
trình độ, năng lực chuyên môn đủ đáp ứng yêu cầu thực tiễn hoặc phải tuyển dụng, đào
tạo đội ngũ mới và kế tiếp là phải trang bị được hệ thống trang thiết bị, máy móc hiện
đại phục vụ cho nhu cầu giám định chất gây nghiện. Đồng thời cũng cần có quy định
về thang điểm cụ thể để xác định tình trạng nghiện của đối tượng trên cơ sở đó để áp
dụng biện pháp bắt buộc chữa bệnh một cách phù hợp.
Đối với việc miễn chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa người vào cơ sở
cai nghiện bắt buộc: Theo quy định tại Khoản 2 Điều 111 Luật xử lý vi pham hành
chính 2012 và Điểm b Khoản 2 Điều 18 Nghị định 221/2013/NĐ-CP ngày
30/12/2013 thì người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc được miễn chấp hành quyết định theo một trong các trường hợp sau
đây: “Trong thời gian hoãn chấp hành quyết định mà người đó có tiến bộ rõ rệt
trong việc chấp hành pháp luật hoặc lập công hoặc không còn nghiện ma túy”.
Nhưng xác định cơ quan nào có thẩm quyền xác định tình trạng người nghiện không

49
còn nghiện ma túy và cấp nào có thẩm quyền cho kết quả này vẫn còn bỏ ngõ vì
việc nghiện không thể nào chấm dứt trong một thời gian ngắn [43].
Về bố trí bảo vệ phiên họp: Tại phiên họp xét đưa người vào cơ sở cai nghiện
bắt buộc, Thẩm phán, kiểm sát viên và đại diện các cơ quan, tổ chức có liên quan
phải tiếp xúc rất gần với các đối tượng bị nghiện ma túy, nhiều đối tượng đang
trong tình trạng loạn thần; có nhiều tiền án, tiền sự; bị HIV... nên việc bố trí người
bảo vệ phiên họp như hiện nay vẫn chưa đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe cho
những người tiến hành tố tụng. Cần thiết phải trang bị được các phòng mở phiên
họp có hàng rào cách ly hoặc tăng cường lực lượng bảo vệ chuyên nghiệp.
Về cơ sở vật chất phục vụ việc quản lý người nghiện của tổ chức xã hội: Tại
Khoản 2, Điều 9 và Điều 14 Nghị định 221 (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định
136/2016/NĐ-CP ngày 09/9/2016) quy định giao cho tổ chức xã hội quản lý người
nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện
pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Tuy nhiên, thực tế các tổ chức xã hội có đủ
điều kiện quản lý các đối tượng nghiện này rất ít, chưa đáp ứng được nhu cầu.
Về quản lý người vi phạm là người nghiện ma túy: Theo quy định tại điểm c,
khoản 1, Điều 8 Nghị định số 221 quy định “Trường hợp chưa xác định được nơi cư
trú ổn định của người vi phạm, thì tiến hành xác định nơi cư trú ổn định của người đó.
Trong thời gian 15 ngày làm việc, nếu xác định được nơi cư trú ổn định thì thực hiện
theo điểm a hoặc điểm b khoản 1 Điều này…”. Tuy nhiên, chưa có hướng dẫn cụ thể
trong 15 ngày chờ xác định nơi cư trú của đối tượng vi phạm thì tổ chức nào chịu trách
nhiệm quản lý đối tượng vi phạm?.
Thứ hai, theo quy định hiện nay, để đưa người nghiện ma túy đi cai nghiện bắt
buộc thì phải xác định tình trạng nghiện ma túy của họ. Theo quy định tại Khoản 2,
Điều 11, Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 của Chính phủ quy định chế
độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt
là Nghị định 111/2013/NĐ-CP) quy định: Đối với người nghiện ma túy,thì phải xác
định tình trạng nghiện ma túy hiện tại của họ.Việc xác định tình trạng nghiện ma túy
được thực hiện theo quy định của Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ

50
Công an về thẩm quyền, thủ tục và quy trình xác định tình trạng nghiện ma túy [22,
Điều 11, Khoản 2]. Tuy nhiên, hiện nay Bộ Y tế chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể
trình tự, thủ tục xác định tình trạng nghiện ma túy, đồng thời, chưa tổ chức tập huấn
vấn đề này nên đến nay các y, bác sỹ tại các phòng khám địa phương vẫn chưa có
chứng chỉ theo quy định này, do đó việc xác định tình trạng người nghiện ma túy để
đưa đi giáo dục đối với xã, phường, thị trấn không thể thực hiện; cũng như việc xác
định tình trạng nghiện ma túy để đưa đối tượng đi cai nghiện bắt buộc gặp nhiều khó
khăn. Mặt khác, hiện nay, số người sử dụng ma túy tổng hợp ngày càng tăng và hiện
cũng chưa có hướng dẫn xác định tiêu chí tình trạng nghiện ma túy tổng hợp, cũng như
phác đồ điều trị cho đối tượng này. Bên cạnh đó, đội ngũ cán bộ làm công tác cai
nghiện cả ở trung tâm và cộng đồng chưa đươc ̣ tâp ̣ huấn về các biện pháp xử lý đối với
người nghiện bi rối loạn tâm thần do ảnh hưởng của ma túy tổng hợp.
Thứ ba, biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn là biện
pháp được thực hiện trước khi áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc. Mặt khác, biện pháp này khi áp dụng với người nghiện ma túy là có sự kết nối
với việc điều trị cai nghiện tại gia đình, cộng đồng theo Nghị định 94/2010/NĐ-CP.
Khi ra quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị
trấn thì sẽ phải ra thêm quyết định bắt buộc cai nghiện tại cộng đồng. Bên cạnh đó,
thời gian thời gian cai nghiện tại cộng đồng là 06-12 tháng trong khi thời gian giáo
dục tại xã, phường, thị trấn là từ 03-06 tháng. Vì vậy, khi hết thời hạn giáo dục tại
xã, phường, thị trấn mà người nghiện vẫn nghiện thì vẫn phải chờ hết thời gian cai
nghiện tại gia đình, cộng đồng mới lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ
sở cai nghiện bắt buộc. Tuy nhiên, hiện nay, công tác cai nghiện ma túy tại gia đình,
cộng đồng cũng còn gặp nhiều khó khăn, có nhiều địa phương chưa thực hiện công
tác này, dẫn đến không có “đầu vào” để lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa
vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Thứ tư, hoạt động lập hồ sơ đưa người đi cai nghiện còn bất cập
Theo các cơ quan chức năng, việc lập hồ sơ đưa người vào cai nghiện bắt buộc tại
các cơ sở được chuyển từ cơ quan hành chính là UBND cấp xã sang TAND cấp huyện

51
là một bước tiến tích cực, chặt chẽ hơn và có tính pháp lý cao hơn. về trình tự, thủ tục
lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, theo quy định
hiện nay là rất phức tạp, qua nhiều cơ quan hành chính (công an xã, huyện, Phòng Tư
pháp, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, Tòa án nhân dân cấp huyện), gây khó
khăn và mất nhiều thời gian. Thời gian nhanh nhất là mất hơn 01 tháng, nếu không
cũng phải kéo dài đến 03 tháng và hết thời hiệu xử lý VPHC sẽ không đưa được người
vào cai nghiện bắt buộc. Sau khi hoàn thành việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp
đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ quan lập hồ sơ thông báo bằng văn bản về việc
lập hồ sơ cho người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
hoặc người đại diện hợp pháp của họ. Thông báo cho gia đình, người đại diện hợp pháp
của người nghiện với thời gian để đọc hồ sơ là 05 ngày trước khi chuyển cho các cơ
quan xem xét là khó khả thi, người nghiện dễ bỏ trốn trước khi được đưa ra Tòa án xét
xử. Tuy nhiên, theo các cơ quan chức năng, quy định này của luật còn mang tính chất
chung chung, không cụ thể nên việc phân công quản lý tại cơ sở còn gặp nhiều khó
khăn. Trong thời gian chờ quyết định của tòa án để đưa đối tượng đi cai nghiện bắt
buộc thì việc quản lý đối tượng được giao cho gia đình và chính quyền địa phương
[27]. Lãnh đạo cấp xã sẽ phân công các tổ chức đoàn thể theo dõi, quản lý. Tuy nhiên,
do các đối tượng nghiện thường có những phản ứng, chống đối nên buộc địa phương
phải giao cho lực lượng công an theo dõi, giám sát. Chính vì vậy, việc giao cho gia
đình, các tổ chức đoàn thể xã hội quản lý là rất khó khăn. Trong khi đó, các tổ chức xã
hội không có đầy đủ các điều kiện về con người, cơ sở vật chất để quản lý người
nghiện ma túy trên địa bàn. Mặt khác, Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2013 và các
văn bản quy định chi tiết thi hành luật cũng không quy định cụ thể tổ chức xã hội nào
thực hiện công việc này.
Nguyên nhân của những tồn tại hạn chế trên:
Thứ nhất, bất cập trong quản lý cư trú đối với các đối tượng bị nghiện. Theo Luật
XLVPHC 2012 và tại Điều 14, Nghị định 221/2013/NĐ-CP thì trước khi áp dụng biện
pháp đưa đi cai nghiện bắt buộc thì người nghiện phải được giáo dục tại địa phương,
phải có cơ sở xã hội để lưu giữ trong thời gian lập hồ sơ, chờ quyết định của tòa án

52
nhân dân. Đối với người lang thang không nơi cư trú ổn định mắc nghiện ma túy về
nguyên tắc phải thẩm tra, xác minh để xác định nơi cư trú ổn định của họ có hay không
rồi mới đưa vào cơ sở cai nghiện. Trong khi chờ thẩm tra, xác minh phải giao cho tổ
chức xã hội quản lý. Mặt khác, việc quy định các tổ chức xã hội (hội cựu chiến binh,
hội phụ nữ…) phải đáp ứng các yêu cầu về cơ sở vật chất, về cán bộ y tế để quản lý,
lưu giữ đối tượng như hiện nay là không khả thi và khó khăn, bởi hiện nay, tại các địa
phương thì các tổ chức xã hội này chưa có nhà lưu giữ, không có cán bộ làm công tác
chuyên môn như y tế để xử lý cắt cơn.
Thứ hai, Trách nhiệm của một số Bộ, ngành, cơ quan, địa phương nhất là vai trò,
trách nhiệm người đứng đầu chưa được đề cao. Một số địa phương chưa quan tâm đúng
mức, thậm chí chỉ lo phát triển kinh tế,... mà không đi đôi với việc phòng chống tệ nạn xã
hội (gây tâm lý bất an trong nhân dân, gây đói nghèo, sinh ra tội phạm...). Một số cơ
quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội chưa nhận thức đầy đủ về tầm quan trọng của
công tác phòng, chống ma túy. Nhiều địa phương buông lỏng không chú trọng công tác
này, không chuyển đổi kịp thời các Trung tâm cai nghiện nên đã xảy ra việc học viên
trốn trại tập thể ở một số địa phương gây tâm lý hoang mang lo lắng trong nhân dân.
Thứ ba, sự tham gia, phối hợp trao đổi thông tin giữa các cơ quan còn bị động,
chưa huy động hết nguồn lực đông đảo từ phía người dân trong cộng đồng. Công tác
phối hợp, trao đổi thông tin giữa các lực lượng chức năng chưa kịp thời, chặt chẽ, chưa
có quy chế rõ ràng, còn có biểu hiện thành tích nên chưa phản ánh đúng tình hình.
Thứ tư, Hệ thống pháp luật, cơ chế chính sách còn chưa đồng bộ (Luật phòng
chống ma túy, Luật xử lý vi phạm hành chính, các văn bản hướng dẫn khác...); một số
văn bản hướng dẫn còn chậm, công tác tham mưu đề xuất chính sách chưa kịp thời. Như
Nghị định 221/NĐ-CP năm 2013 có hiệu lực thi hành từ ngày 15/2/2014, nhưng đến nay
vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thực hiện vì liên quan đến nhiều thủ tục.
Thứ năm, Nguồn lực thiếu, không đáp ứng yêu cầu, nhất là trong bối cảnh nguồn
tài trợ giảm. Việc huy động các nguồn lực xã hội chưa được quan tâm thực chất và hiệu
quả, chưa có đủ nguồn lực để đáp ứng cho việc đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện.
Văn bản dưới luật chỉ quy định “Quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện chế độ áp dụng

53
biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; chế độ đối với người chưa
thành niên, người tự nguyện chữa trị, cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục -
Lao động xã hội và tổ chức cai nghiện tại gia đình, cai nghiện tại cộng đồng” không quy
định kinh phí đưa người từ cơ sở xã hội trở về đối với các trường hợp không thuộc diện
áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và trường hợp
Tòa án nhân dân quyết định không thuộc đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Thứ sáu, Công tác tuyên truyền chưa phát huy hiệu quả trong nhóm đối tượng có
nguy cơ cao; một bộ phận nhân dân, nhất là thanh, thiếu niên chưa nhận thức đầy đủ tác
hại của ma túy đặc biệt là ma túy tổng hợp; ý thức chấp hành pháp luật về phòng, chống
ma túy và cai nghiện ma túy còn hạn chế; chưa có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa tuyên
truyền giáo dục với thực thi pháp luật; giữ kỷ cương pháp luật. Nhận thức về đối xử như
người bệnh đã được quy định nhưng một số nơi vẫn chưa thấm nhuần.

Kết luận chương 2


Kết quả nghiên cứu chương 2 của luận văn tập trung vào phân tích và làm rõ
các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về thực hiện biện pháp đưa người vào
cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma túy, đặc biệt là sự thay đổi trong
việc chuyển người ra quyết định đưa người cai nghiện vào cơ sở bắt buộc từ mệnh lệnh
hành chính chuyển sung quyết định về pháp luật. Đây là sự đổi mới nhằm tăng tính
hiệu quả trong quản lý người nghiện ma túy trên địa bàn, đồng thời tăng cường khả
năng phòng, chống tệ nạn ma túy trong xã hội. Bên cạnh đó, đề tài thực hiện việc phân
tích thực tiễn triển khai các nội dung quy định của pháp về biện pháp đưa người vào cơ
sở cai nghiện bắt buộc đối với người bị nghiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh của
24 tòa án nhân dân quận - huyện. Từ đó tổng kết những kết quả đạt được, rút ra những
hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện.

54
Chương 3
QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP VỀ VIỆC THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ
HÀNH CHÍNH ĐƯA VÀO CƠ SỞ CAI NGHIỆN BẮT BUỘC
CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN

3.1. Quan điểm về việc thực hiện các biện pháp xử lý hành chính đưa người
nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án nhân dân cấp huyện
Đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là biện pháp quan trọng trong
việc đảm bảo, giữ gìn an ninh trật tự xã hội. Việc áp dụng biện pháp xử lý vi phạm
hành chính đưa người cai nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nhằm mục đích
cai nghiện, giáo dục đối với người nghiện ma túy để hòa nhập cộng đồng. Bảo đảm
quyền con người, quyền công dân được thực hiện trong pháp luật xử lý VPHC bằng
các phương thức, biện pháp khác nhau. Trong đó, biện pháp quan trọng nhất là thực
hiện bằng các quy định pháp luật đúng đắn, hợp lý, cho việc đưa vào cơ sở cai nghiện
bắt buộc và đảm bảo quyền con người, quyền công dân. Thời gian qua, Đảng, Nhà
nước rất quan tâm đến việc nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện, ban hành các
chính sách, pháp luật và triển khai thực hiện đảm bảo quyền con người, các quyền và
nghĩa vụ cơ bản của công dân đối với người cai nghiện ma túy theo đúng tinh thần của
Hiến pháp năm 2013 của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Công ước
quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966 của Liên Hiệp quốc. Tại khoản 1, điều
95 của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định: “Đưa vào cơ sở cai nghiện
bắt buộc là biện pháp xử lý hành chính áp dụng đối với người có hành vi vi phạm quy
định tại Điều 96 của Luật này để chữa bệnh, lao động, học văn hóa, học nghề dưới sự
quản lý của cơ sở cai nghiện bắt buộc”. Quy định này thì những cá nhân mặc dù bị
cưỡng chế đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thông qua thủ tục xét xử của Tòa án,
nhưng họ vẫn chưa bị xem là tội phạm và cũng” không phải là tội phạm” mà đây chỉ
gọi là ‘biện pháp xử lý hành chính”. Với mục đích để những người nghiện ma túy có
thể chữa bệnh, lao động, học văn hóa, học nghề dưới sự quản lý của cơ sở cai nghiện
bắt buộc. Do vậy họ vẫn còn các quyền công dân được pháp luật bảo hộ như quyền

55
được chữa bệnh, lao động, học văn hóa, học nghề hoặc thể hiện cơ bản nhất của quyền
công dân của họ được pháp luật bảo vệ là quyền được bầu cử. Từ đó, cho thấy trong
việc áp dụng biện pháp xử lý đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hiện nay vẫn đảm bảo
tuân thủ đúng các quy định về quyền con người và quyền công dân theo luật định.
Trong thời gian tới, việc áp dụng các biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc phải được thực hiện dựa trên các quan điểm sau:
Thứ nhất, phải thực hiện đồng bộ giữa các biện pháp phòng chống ma túy và biện
pháp đưa người nghiện đi cai.
Thứ hai, việc đưa người nghiện đi cai đòi hỏi sự tham gia của cả hệ thống chính
trị, nâng cao năng lực thực thi pháp luật của các cơ quan chức năng và sự hỗ trợ của
cộng đồng. Trong những năm qua, Đoàn không ngừng phấn đấu đưa các chương trình
phổ cập về tác hại của ma túy đến trường học và về địa bàn khu dân cư nhằm truyền tải
những thông điệp liên quan đến ma túy. Đội ngũ dân quân tự vệ tại địa phương của
Đoàn không ngừng lớn mạnh và thường xuyên đi tuần tra tìm kiếm, phát hiện các ổ
nghiện ma túy vào ban đêm ở khu dân cư nhằm bảo đảm trật tự trị an cho khu phố. Bên
cạnh đó, Đoàn cũng đã phối hợp mạnh mẽ với hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam và Uỷ
Ban Mặt Trận Tổ Quốc Việt Nam trong việc phòng chống và vận động người nghiện đi
cai trong tư tưởng. Đây là 2 tổ chức chính trị xã hội gần dân và đi sâu vào đời sống của
nhân dân địa phương. Hội Liên Hiệp Phụ Nữ hoạt động và phát triển vì sự bình đẳng
và đảm bảo công bằng và lợi ích hợp pháp của tầng lớp phụ nữ.
Thứ ba, tiếp tục kế thừa, phát huy những kinh nghiệm tốt đã và đang làm được.
Theo vậy, những tư tưởng đó đã đi sâu vào suy nghĩ theo lối mòn của một số bộ phận
không nhỏ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, họ cho rằng, việc đưa người nghiện đi
cai hay không không ảnh hưởng đến tình hình biến động trật tự an ninh xã hội.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật về các biện pháp xử lý
hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án nhân dân
cấp huyện
3.2.1. Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các biện pháp đưa
người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc

56
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ Đảng, Chính quyền, các ngành, Uỷ
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn trong công
tác phòng, chống tệ nạn ma tuý nói chung và công tác tổ chức cai nghiện và quản lý
sau cai nghiện ma tuý nói riêng; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị
và các tầng lớp nhân dân trong công tác này; tăng cường biện pháp quản lý, răn đe đối
với các đối tượng sử dụng trái phép và nghiện chất ma tuý; xác định công tác cai
nghiện và quản lý sau cai nghiện ma tuý là nhiệm vụ mang tính lâu dài, cần có sự phối
hợp chặt chẽ, đồng bộ, không chủ quan, nóng vội. Xác định rõ công tác phòng, chống
và cai nghiện ma túy là nhiệm vụ trọng tâm, vừa cấp bách, vừa thường xuyên, liên tục,
lâu dài đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các cấp ủy đảng, sự quản lý của
chính quyền và huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân
tham gia thực hiện. Đổi mới nội dung, hình thức tuyên truyền về công tác phòng,
chống tội phạm và tệ nan ma túy; chú trọng tuyên truyền trên các phương tiện thông tin
đại chúng, tuyên truyền miệng, tuyên truyền trong các buổi sinh hoạt định kỳ của các tổ
chức đảng, đoàn thể của nhân dân ở cơ sở,... Thường xuyên rà soát, cập nhật danh sách
người sử dụng trái phép chất ma túy; xác định tình trạng nghiện ma túy, áp dụng triệt
để các biện pháp, hình thức cai nghiện đối với những người có đủ điều kiện. Tiếp tục
đẩy mạnh phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc; lồng ghép công tác phòng,
chống ma túy với cuộc vận động “Toàn dân xây dựng nông thôn mới, đô thị văn
minh”, xây dựng thôn, bản, tổ dân phố lành mạnh, không có tệ nạn ma túy. Xây dựng
và nhân rộng điển hình tiên tiến về phòng, chống tội phạm và tệ nạn ma túy.
Bên cạnh những nhiệm vụ chung đặt ra cho các cơ quan, đơn vị, các ngành về
việc tăng cường công tác phòng, chống và cai nghiện ma túy trong tình hình mới, đối
với Đảng ủy Công an, chỉ thị nêu rõ những nhiệm vụ trọng tâm: Lãnh đạo lực lượng
công an các cấp, nhất là lực lượng cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, lực lượng cảnh
sát khu vực, công an xây dựng phong trào và phụ trách xã về an ninh trật tự tập trung
triển khai đồng bộ, quyết liệt các biện pháp nghiệp vụ, đấu tranh triệt phá các đường
dây, ổ nhóm, tụ điểm về ma túy trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công tác quản lý hành
chính về an ninh trật tự, quản lý cư trú, lưu trú,... Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban Mặt

57
trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị-xã hội vận động nhân dân tích cực tham gia phòng
chống tội phạm và tệ nạn ma túy,... Chỉ đạo thường xuyên, liên lục đối với triển khai
biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, tăng cường hiệu quả triển khai thực
hiện hiện biện pháp. Tổ chức cho người nghiện đăng ký, lựa chọn hình thức cai nghiện
theo quy định pháp luật; thực hiện hiệu quả công tác cai nghiện tại gia đình, cộng đồng
và tại Cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh nhằm kiểm soát mức độ nghiện, tình trạng nghiện
hiện có, từng bước làm giảm người nghiện và giảm mức độ trọng điểm về ma túy tại
xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh; nâng cao hiệu quả hoạt động của Tổ công tác cai
nghiện tại các xã, phường, thị trấn. Huy động sự vào cuộc của các tổ chức, cá nhân
nhằm giúp đỡ, hỗ trợ, tạo điều kiện cho người sau cai nghiện ma túy có việc làm ổn
định phát triển kinh tế, tái hòa nhập cộng đồng. Tiếp tục rà soát, nghiên cứu, hoàn
thiện các văn bản quy phạm pháp luật của tỉnh và đề xuất, kiến nghị các Bộ, ngành
Trung ương sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật về
phòng, chống, kiểm soát và cai nghiện ma túy.
3.2.2. Hoàn thiện quy định của pháp luật về các biện pháp xử lý hành chính đưa
người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án nhân dân cấp huyện
Cần nghiên cứu, sửa đổi quy định tại khoản 4 Điều 90 và khoản 1 Điều 96 của
Luật Xử lý VPHC liên quan đến đối tượng bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã,
phường, thị trấn và đối tượng, điều kiện áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người
nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc để tháo gỡ triệt để khó khăn, vướng mắc liên
quan đến việc áp dụng biện pháp “tiền đề” - giáo dục tại xã, phường, thị trấn cũng như
việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc đối với người đã chấp hành xong biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nhưng
chưa chấp hành xong biện pháp điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc
thay thế. Theo đó, để giải quyết triệt để khó khăn, vướng mắc nêu trên, nhằm rút ngắn
thời gian lập hồ sơ đề nghị, xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa
người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, người viết cho rằng, Chính phủ cần báo cáo
Quốc hội xem xét, sửa đổi quy định về đối tượng, điều kiện áp dụng biện pháp xử lý
hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc tại khoản 1 Điều 96 của Luật

58
Xử lý VPHC theo hướng không quy định đối tượng phải trải qua biện pháp “tiền đề” -
giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đồng thời, sửa đổi quy định về đối tượng áp dụng biện
pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn tại khoản 4 Điều 90 của Luật Xử lý VPHC theo
hướng loại trừ việc áp dụng biện pháp này đối với người nghiện ma túy do không thật sự
phù hợp và không hiệu quả.
Để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến việc phối hợp, chuyển hồ sơ giữa
các cơ quan trong trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người
nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đề nghị Chính phủ theo thẩm quyền hoặc báo
cáo Quốc hội xem xét, sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm đơn giản hóa thủ tục, rút
ngắn tối đa các mốc thời gian thực hiện các công việc liên quan đến trình tự, thủ tục áp
dụng biện pháp XLHC đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, tạo điều kiện
thuận lợi cho cơ quan, người có thẩm quyền áp dụng biện pháp này trên thực tế.
Đối với quy định tại Điều 103 và 104 Luật Xử lý VPHC, đề nghị Chính phủ báo
cáo Quốc hội xem xét, sửa đổi theo hướng: Quy định kiểm tra tính pháp lý là “khâu”
cuối cùng, trước khi chuyển hồ sơ đề nghị TAND cấp huyện áp dụng biện pháp xử lý
hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Bởi vì, quy định hiện nay
(như đã phân tích ở trên) chưa đặt Trưởng phòng Tư pháp vào đúng vị trí, vai trò người
“gác gôn” cuối cùng về mặt pháp lý đối với hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý
hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trước khi chuyển TAND
cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng. Hơn nữa, việc nhiều cơ quan cùng xem xét và
có ý kiến đối với hồ sơ đề nghị dẫn đến kéo dài thời gian lập hồ sơ trước khi chuyển
TAND cấp huyện xem xét, quyết định việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính.
Ngoài ra, việc miễn chấp hành biện pháp xử lý hành chính đưa người vào cơ sở
cai nghiện bắt buộc cũng còn có những quy định chưa rõ ràng. Tại Khoản 2, Điều 111,
Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 quy định, người phải chấp hành quyết định
nhưng chưa đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt
buộc được miễn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau: “Trong thời gian hoãn
chấp hành quyết định mà người đó có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật
hoặc lập công hoặc không còn nghiện ma túy”.

59
Trước mắt, nhằm nâng cao hiệu quả công tác phối hợp, tránh trường hợp hồ sơ
gửi qua các cơ quan chức năng bị trả đi, trả lại nhiều lần trong quá trình lập hồ sơ đề
nghị TAND xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện
vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, người viết cho rằng, UBND các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương cần sớm chỉ đạo các cơ quan có liên quan xây dựng và trình ký ban
hành quy chế phối hợp lập hồ sơ và tổ chức cai nghiện ma túy trên địa bàn địa phương
(dưới hình thức văn bản quy phạm pháp luật) để xác định rõ trách nhiệm và mối quan
hệ phối hợp giữa các cơ quan có liên quan (Công an, Tư pháp, Lao động - Thương binh
và Xã hội) trong việc lập hồ sơ đề nghị, kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ đề nghị áp
dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Có thể nói, so với Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính trước đây, trình tự, thủ tục
áp dụng các biện pháp xử lý hành chính nói chung và biện pháp xử lý hành chính đưa
người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đã có nhiều thay đổi theo hướng tích cực,
bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đối tượng vi phạm. Tuy vậy, việc thực thi pháp
luật về áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc vẫn còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả
công tác đấu tranh phòng, chống tệ nạn ma túy. Tiếp tục đẩy mạnh triển khai thi hành,
đồng thời, nghiên cứu, đề xuất sửa đổi, bổ sung Luật Xử lý VPHC, các văn bản quy
định chi tiết thi hành Luật về trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa
người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là nhiệm vụ cần tiếp tục được thực hiện
trong thời gian sắp tới. Để thực hiện tốt công tác này thì việc rà soát các quy định pháp
luật, nhận diện đúng những vấn đề khó khăn, vướng mắc đặt ra trong quá trình thực thi
là công việc cần thiết, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục để từ đó kịp thời đề
ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả áp dụng biện pháp xử lý
hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong tình hình hiện nay.
3.2.3. Thực hiện các biện pháp và công tác kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm
túc các hành vi vi phạm trong việc thực hiện các biện pháp
Tăng cường kiểm tra, giám sát công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma
tuý trên địa bàn, tập trung đối với công tác quản lý, điều trị và thực hiện các chính sách

60
hỗ trợ cho đối tượng; tổ chức tổng kết, sơ kết và báo cáo đánh giá kết quả thực hiện
công tác cai nghiện và quản lý sau cai theo đúng quy định. Thường xuyên chỉ đạo các
cơ quan chức năng thực hiện nghiêm túc triển khai Chỉ thị số 25/CT-TTg ngày
05/6/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác phòng, chống và cai
nghiện ma túy trong tình hình mới; Công điện số 1995/CĐ-TTg ngày 07/11/2016 của
Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác quản lý, cai nghiện trong cơ sở cai
nghiện ma túy; Công điện số 03/CĐ-LĐTBXH ngày 09/11/2016 của Bộ trưởng Bộ
Lao động-Thương binh và Xã hội về việc tăng cường công tác quản lý học viên tại các
cơ sở cai nghiện ma túy; Điện mật số 188/ĐK/HK ngày 29/3/2017 của Bộ trưởng Bộ
Công an về tăng cường công tác bảo đảm an ninh trật tự tại các cơ sở cai nghiện ma
túy, cơ sở xã hội và nâng cao hiệu quả quản lý người nghiện ma túy. Thực hiện tốt việc
đổi mới nâng cao chất lượng công tác cai nghiện theo Đề án đổi mới công tác cai
nghiện và Nghị quyết số 98/NQ-CP ngày 26/12/2014 của Chính phủ.
Các lực lượng chức năng cần tăng cường tuần tra, kiểm tra, phân loại người
nghiện ma túy tại địa phương. Khi phát hiện người nghiện ma túy trốn thi hành quyết
định, các đơn vị kịp thời phối hợp với những cơ quan liên quan đưa đối tượng trở lại
trung tâm, không để người nghiện ma túy tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm pháp luật,
gây mất trật tự an toàn xã hội, thiệt hại về tài sản, sức khỏe,... đối với xã hội và công
dân.
Đặc biệt là chỉ đạo các cơ sở cai nghiện ma túy thực hiện đầy đủ các quy định của
pháp luật, nội quy, quy chế của cơ sở trong việc tiếp nhận, chữa trị, quản lý học viên,
đồng thời chú trọng một số hoạt động phòng, chống dịch Covid-19 lây nhiễm từ bên
ngoài vào cơ sở. Cụ thể là thực hiện nghiêm việc khai báo y tế, đặc biệt đối với những
người đi từ vùng có dịch về, người tiếp xúc trực tiếp với người đi từ vùng có dịch về.
Người có triệu chứng sốt, ho cần kịp thời khai báo và có biện pháp cách ly thích hợp.
Đối với hoạt động tiếp nhận học viên mới, thăm gặp và các công việc có tiếp xúc với
cơ quan, tổ chức ngoài cơ sở cai nghiện cần tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng,
chống dịch như: đeo khẩu trang, rửa tay bằng xà phòng, sát khuẩn bằng cồn…

61
Công an thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạo Công an các địa phương tiếp tục thực
hiện việc lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy bắt
buộc; đưa người nghiện ma túy và người không có nơi cư trú ổn định đang trong thời
gian chờ lập hồ sơ xem xét, quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào
trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc và cơ sở cai nghiện bắt buộc vào lưu trú
tạm thời tại các cơ sở cai nghiện; người cai nghiện ma túy bắt buộc vào các cơ sở cai
nghiện ma túy theo quy định.
3.2.4. Tăng cường biên chế và nâng cao năng lực cho lực lượng tham gia công
tác phòng, chống ma túy và những người có thẩm quyền trực tiếp trong việc thực
hiện các biện pháp
Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác cai nghiện và quản lý sau cai
nghiện ma tuý trên địa bàn; tổ chức tập huấn trang bị kiến thức pháp luật và kỹ năng
cần thiết phục vụ cho công tác cai nghiện và quản lý người nghiện ma tuý; học hỏi kinh
nghiệm ở các địa phương trong và ngoại tỉnh thực hiện tốt công tác này. Tăng cường rà
soát, thống kê phân loại đối tượng nghiện ma túy, thực hiện áp dụng biện pháp xử lý
hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn và lập hồ sơ đưa người nghiện vào cơ sở
cai nghiện bắt buộc. Phát động toàn dân tham gia phòng ngừa, phát hiện người nghiện
ma túy và tố giác tội phạm ma túy, phát hiện và triệt phá những điểm trồng cây có chứa
chất ma túy, cảm hóa giáo dục cải tạo người nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng
dân cư; Đánh giá tỷ lệ tái nghiện hàng năm làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách
về công tác cai nghiện, quản lý người nghiện sau cai.
Việc đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ công
chức, đội ngũ nhân sự có trách nhiệm trong việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc đối với cơ quan liên quan như: Công an, Tư pháp, Y tế, Lao động-
Thương binh và Xã hội, Tòa án... là hết sức cần thiết. Cán bộ là nhân tố quyết định đến
thắng lợi của mọi công việc, đặc biệt là đối với việc giáo dục, quản lý, cảm hóa đối với
những đối tượng vi phạm càng khó khăn và quan trọng hơn. Do đó, cần xây dựng, đào
tạo một đội ngũ cán bộ đủ về số lượng, có chất lượng chuyên môn cao, có kỹ năng
nghiệp vụ, có bản lĩnh chính trị và am hiểu pháp luật để có thể tổ chức thực hiện đạt

62
hiệu quả cao. Để làm được điều đó, cần xây dựng lực lượng cán bộ thực hiện công tác
cai nghiện ma túy với chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, có tâm huyết với nghề. Cần
nâng cao chế độ đãi ngộ đối với người làm công tác đặc biệt này để khuyến khích họ
yên tâm công tác. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi Luật Xử lý vi phạm hành
chính và Pháp lệnh trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý
hành chính tại Tòa án nhân dân mới được ban hành, có nhiều quy định sửa đổi, bổ sung
mới và quan trọng. Do đó, cần phải tập huấn, nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ
các cấp góp phần thực hiện tốt công tác này trong thực tiễn.
3.2.5. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền và sự phối hợp
giữa các cơ quan, tổ chức, cá nhân nói chung trong việc thực hiện các biện pháp
Nâng cao vai trò trách nhiệm của các phòng, ban, ngành và UBND các phường
trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước theo lĩnh vực được phân công. Tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng ủy, sự chỉ đạo sát sao của UBND các phường, sự tham gia
tích cực của các đoàn thể, tổ chức xã hội và cộng đồng trong việc thực hiện các chính
sách, pháp luật về phòng, chống ma túy, công tác cai nghiện phục hồi và quản lý sau
cai nghiện. Định kỳ tổ chức họp liên ngành giữa các đơn vị: Phòng Lao động, Thương
binh & Xã hội, Viện kiểm sát, Tòa án để cùng bàn bạc, tháo gỡ những khó khăn,
vướng mắc trong quá trình lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính.
Nâng cao hiệu quả công tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma tuý; xã, phường,
thị trấn có người nghiện ma tuý thành lập Tổ công tác cai nghiện, thực hiện quản lý và
hỗ trợ điều trị cho người nghiện trên địa bàn theo đúng quy định; Cơ sở Cai nghiện ma
tuý trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục thực hiện chuyển đổi theo hướng mở
rộng hình thức cai nghiện tự nguyện, nâng cao chất lượng, tăng cường cung ứng các
dịch vụ hỗ trợ trong điều trị, hỗ trợ các địa phương thực hiện chuyên môn xác định tình
trạng nghiện, điều trị nghiện tại gia đình, cộng đồng; phát huy hiệu quả hoạt động của
các Điểm tư vấn, mô hình hỗ trợ người nghiện, người sau cai nghiện ở các địa phương;
thực hiện quản lý đối với người sau cai nghiện ma tuý.
Nâng cao chế độ trách nhiệm và cơ chế phối hợp liên ngành giữa các cơ quan,
đoàn thể, các cấp các ngành và gia đình, cộng đồng trong việc thực hiện biện pháp đưa

63
vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Vì việc lập hồ sơ đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc hiện nay có rất nhiều trình tự, thủ tục, với sự tham gia, vào cuộc của
nhiều cơ quan, do đó, cần thiết lập một cơ chế phối hợp, nâng cao trách nhiệm giữa cấp
xã, cấp huyện trong việc xử lý áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Theo đó, đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người
nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị
trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú
ổn định. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các
trường hợp sau đây: Người không có năng lực trách nhiệm hành chính; người đang
mang thai có chứng nhận của bệnh viện; phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con
nhỏ dưới 36 tháng tuổi được UBND cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Việc tổ chức lập hồ sơ áp dụng các biện pháp cai nghiện ma túy cho người nghiện
ma túy phải thực hiện nhanh chóng, kịp thời nhằm chữa bệnh, cắt cơn giải độc, phục
hồi, tư vấn tâm lý, điều trị các rối loạn về tâm thần, ổn định sức khỏe và quản lý theo
đúng quy định pháp luật. Đảm bảo kịp thời, đồng bộ, hiệu quả trong công tác phối hợp
triển khai thực hiện giữa các cơ quan, đơn vị liên quan trong việc xem xét hồ sơ, quyết
định đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Rút ngắn thời gian, quy
trình lập, thẩm định hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy
bắt buộc nhưng vẫn phải đảm bảo đúng các quy định của pháp luật về biện pháp xử lý
VPHC...
Cơ sở xã hội tổ chức việc quản lý người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn
định trong thời gian chờ lập hồ sơ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện ma túy
bắt buộc. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp các ngành liên quan tham
mưu UBND tỉnh ban hành các chế độ hỗ trợ người nghiện ma túy không có nơi cư trú
ổn định trong thời gian quản lý tại cơ sở xã hội.
3.2.6. Đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho việc thực hiện các biện pháp
cũng như cơ sở vật chất tại các trung tâm cai nghiện bắt buộc
Kinh phí, điều kiện về cơ sở vật chất và các trang thiết bị cần thiết cho việc áp
dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Nhà nước cần quan tâm đầu tư để

64
xây dựng cơ sở vật chất cho các cơ sở cai nghiện bắt buộc. Bênh cạnh đó, Nhà nước
cần đầu tư kinh phí nâng cao các tiêu chuẩn sinh hoạt cho học viên tại các cơ sở cai
nghiện bắt buộc về chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt, học tập, lao động và chữa bệnh để
bảo đảm sức khỏe, đáp ứng điều kiện cần thiết để đào tạo nghề.. Có thể xã hội hóa từng
bước và huy động các lực lượng xã hội tham gia và hoạt động này. Các cơ sở cai
nghiện ma túy tư nhân, tự nguyện cần được quan tâm và tạo cơ chế công bằng cho các
cơ sở này. Sửa chữa, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị và bố trí nhân sự để đảm
bảo công tác tiếp nhận, quản lý, cắt cơn, giải độc và tư vấn tâm lý cho người nghiện ma
túy không có nơi cư trú ổn định trong thời gian làm thủ tục để Tòa án nhân dân xem
xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; tiếp nhận, quản
lý và tổ chức cai nghiện phục hồi đối với người nghiện ma túy đã có quyết định của
Tòa án nhân dân về việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo
chức năng, nhiệm vụ theo quy định. Rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy chế về cai
nghiện ma túy, quy chế về quản lý người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định.
Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội quy, quy chế về quản lý
học viên tại cơ sở cai nghiện bảo đảm tính công khai, minh bạch đúng quy định của
pháp luật. Đẩy mạnh công tác giáo dục tại xã, phường, thị trấn và cai nghiện tự nguyện,
cai nghiện tại cộng đồng; không vì lý do trong sạch địa bàn và an ninh trật tự mà lập hồ
sơ đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc vượt quá công suất thiết kế, khả năng quản
lý chăm sóc của cơ sở cai nghiện. Bố trí kinh phí cải tạo, nâng cấp sửa chữa, mua sắm
trang thiết bị của cơ sở cai nghiện ma túy, đảm bảo các điều kiện về ăn, ở, sinh hoạt của
học viên trong thời gian điều trị, cai nghiện tại cơ sở.
Mục đích đầu tư là đảm bảo cơ sở vật chất cho công tác quản lý, học tập và ăn ở
của cán bộ, học viên; tạo điều kiện cho người cai nghiện ma túy tái hòa nhập cộng
đồng, góp phần ổn định an ninh, trật tự. Quy mô đầu tư gồm: Xây dựng một số hạng
mục sử dụng chung là khu nhà bếp, phòng cách ly, tường rào, bể nước sinh hoạt,
đường nội bộ, hệ thống xử lý nước thải và chữa cháy, hệ thống xử lý - tiêu hủy rác thải,
hệ thống lọc nước sinh hoạt…; cải tạo, mở rộng khu dạy nghề và lao động trị liệu; sửa

65
chữa, cải tạo khu thể dục, thể thao và sân vườn; sửa chữa, cải tạo khu y tế; mua sắm
trang thiết bị…
3.2.7. Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao nhận
thức của người dân về tác hại ma túy, vai trò, ý nghĩa của việc áp dụng các biện
pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Truyền thông, nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội về
vai trò, vị trí của công tác dự phòng, điều trị, cai nghiện ma túy; tổ chức tuyên truyền
các mô hình xã, phường làm tốt công tác cai nghiện; Các điển hình cai nghiện thành
công; tình nguyện viên, các cá nhân, tổ chức xã hội giúp đỡ người nghiện ma túy,
người sau cai nghiện tái hòa nhập cộng đồng, với các hình thức như: Xây dựng tiểu
phẩm, ký sự, bài viết trên các phương tiện thông tin đại chúng (đài phát thanh, đài
truyền hình, báo, tạp chí); Mua, xây dựng, nhân bản và phát hành các ấn phẩm, tài liệu
truyền thông: Chi thiết kế, xây dựng, mua mới, sửa chữa nội dung tranh, pa nô, áp
phích, băng rôn, khẩu hiệu, bảng điện tử; Truyền thanh tại cộng đồng. Đẩy mạng công
tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến và giải thích pháp luật, tuyên truyền giáo dục ý
thức chấp hành pháp luật của các cơ quan, đoàn thể nói chung và người dân nói riêng
về công tác cai nghiện ma túy. Các địa phương cần triển khai những đợt tuyên truyền
phổ biến về nội dung pháp luật về biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nói
riêng và các biện pháp XLHC nói chung, để người dân nắm vững và nhận thức được
các quy định về xử lý vi phạm pháp luật liên quan đến ma túy, vai trò của họ trong việc
hỗ trợ, phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền trong việc giáo dục đối tượng vi phạm.
Bên cạnh đó cần triển khai công tác tập huấn cho những người có thẩm quyền nắm
vững quy định của pháp luật và xem xét, xử lý công minh, khách quan các đối tượng vi
phạm, hạn chế oan sai. Tuyên truyền, vận động người nghiện ma túy tham gia các biện
pháp, hình thức cai nghiện phù hợp; Huy động nguồn lực tại chỗ để hỗ trợ người cai
nghiện, giúp đỡ người sau cai có việc làm ổn định cuộc sống; Khuyến khích các doanh
nghiệp tham gia dạy nghề và giải quyết việc làm cho người sau cai nghiện tại cộng
đồng. Huy động sự tham gia, đóng góp của người dân, gia đình, cộng đồng cho công

66
tác cai nghiện và quản lý sau cai nghiện; lồng ghép công tác cai nghiện với các chương
trình kinh tế - xã hội khác như xóa đói, giảm nghèo, dạy nghề, tạo việc làm....
Đổi mới và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về cai nghiện và quản lý sau
cai nghiện ma tuý; xác định công tác dự phòng nghiện là quan trọng, tập trung tuyên
truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống ma tuý tại các cơ sở trường học,
khu công nghiệp, quán bar, nhà hàng và ở các địa phương vùng sâu, vùng xa, vùng có
nhiều người đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống; tăng cường truyền truyền các quy
định của Trung ương và địa phương về việc hỗ trợ đối với người cai nghiện ma tuý,
qua đó vận động người nghiện và gia đình người nghiện phối hợp, tham gia cai nghiện;
dự phòng lây nhiễm các bệnh qua đường tiêm chích, đường tình dục (HIV/AIDS, viêm
gan A, B, C,..) đối với nhóm người sử dụng ma tuý; nâng cao chất lượng nội dung, đổi
mới hình thức tuyên truyền phù hợp với từng nhóm đối tượng, từng địa phương, tổ
chức nhiều hoạt động thu hút nhiều người tham gia, tăng cường sử dụng các phương
tiện đại chúng để truyền thông rộng rãi trong nhân dân.
3.2.8. Hoàn thiện quy định về việc đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc theo quy định của Luật XLVPHC
Thực tiễn áp dụng các văn bản quy phạm pháp luật này đã nảy sinh những vướng
mắc sau:
- Thứ nhất về đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 96 Luật XLVPHC: “Đối tượng áp dụng biện
pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã
bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị
áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định”. Theo quy định này, chỉ
được áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc khi người nghiện thuộc một
trong hai trường hợp sau: Trường hợp thứ nhất, người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở
lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện.
Trường hợp thứ hai, người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên mà trước đó chưa bị áp
dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc lần nào nhưng lại không có nơi cư
trú ổn định. Vậy với trường hợp người đã từng bị áp dụng biện pháp cai nghiện tại gia

67
đình, cai nghiện tại cộng đồng theo quy định của Luật Phòng chống ma túy, những
người đã từng bị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mà vẫn còn nghiện thì xử lý thế
nào? Họ có thuộc trường hợp phải tiếp tục đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc không?
Xoay quanh vấn đề này có ý kiến cho rằng, cần đưa những người sau khi đã được cai
nghiện tại gia đình, tại cộng đồng mà tái nghiện; người đã từng bị áp dụng biện pháp
đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc mà tái nghiện thì phải được đưa vào cơ sở cai nghiện
bắt buộc, vì theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Luật Phòng, chống ma túy có quy định:
“Người nghiện ma tuý từ đủ 18 tuổi trở lên đã được cai nghiện tại gia đình, cộng đồng
hoặc đã được giáo dục nhiều lần tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc không
có nơi cư trú nhất định phải được đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc”. Hơn nữa, ngày
30/12/2013 Chính phủ ban hành Nghị định số 221/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp
dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc (viết tắt Nghị định
221/2013/NĐ-CP), mà theo đó, tại Điều 9 của Nghị định này có quy định về hồ sơ đề
nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, như sau:
“1. Đối với người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định:
a) Bản tóm tắt lý lịch;
b) Phiếu trả lời kết quả của người có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 10
Nghị định này về tình trạng nghiện ma túy hiện tại của người bị đề nghị áp dụng biện
pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
c) Biên bản về hành vi sử dụng ma túy trái phép;
d) Bản tường trình của người vi phạm hoặc của người đại diện hợp pháp của họ;
đ) Tài liệu chứng minh đã chấp hành xong Quyết định áp dụng biện pháp giáo
dục tại xã, phường, thị trấn bao gồm: Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã,
phường, thị trấn do nghiện ma túy và Giấy chứng nhận đã chấp hành xong quyết định
áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy của Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp xã;
e) Giấy xác nhận hết thời gian cai nghiện ma túy tại gia đình hoặc cai nghiện ma
túy tại cộng đồng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc tài liệu chứng minh bị đưa
ra khỏi chương trình điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế;

68
g) Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về việc giao cho gia đình
quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong
thời gian làm thủ tục đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Văn bản của cơ quan lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc.
2. Đối với người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định:
a) Hồ sơ đề nghị quy định tại Điểm a, b, c, d, h Khoản 1 Điều này;
b) Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã về việc giao cho tổ chức xã
hội quản lý người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
trong thời gian làm thủ tục áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.”. Như
vậy, người nghiện ma túy theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 của Điều này là đối
tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Cũng có ý kiến khác cho rằng, cách hiểu như trên là không đúng, người viết đồng
tình với ý kiến này, vì:
Một là, tuy cùng nội dung một vấn đề nhưng Luật XLVPHC được Quốc hội nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày
20/6/2012, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2013, trong khi đó Luật Phòng, chống ma
túy Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa X, kỳ họp thứ 8 thông
qua ngày 09 tháng 12 năm 2000, có hiệu lực từ ngày 01/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 03 tháng 6 năm 2008, có
hiệu lực từ 01/01/2009, dù Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật không quy định
cùng một nội dung được điều chỉnh, cùng đều là văn bản do cơ quan có thẩm quyền đó
ban hành (đều nằm trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật - Điều 2, Luật Ban
hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008), thì ưu tiên áp dụng văn bản nào? Theo
quan điểm người viết, phải ưu tiên áp dụng văn bản ra đời sau. Điều này được thể hiện
trong quyển Giáo trình kỹ năng tư vấn pháp luật - Bài “ Tư vấn đàm phán, ký kết hợp
đồng” của tác giả TS Phan Chí Hiếu (2012) - NXB Công an nhân dân, tr 237 có ghi:

69
“Nếu các văn bản cùng có giá trị pháp lý thì ưu tiên áp dụng văn bản ra đời sau”. Điều
đó có nghĩa là, phải ưu tiên áp dụng quy định tại khoản 1 Điều 96 Luật XLVPHC.
Hai là, tại Điều 5 của Nghị định 221/2013/NĐ-CP có quy định về việc không lập
hồ sơ nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đối với các trường
hợp sau:
“1. Người theo quy định tại Khoản 2[1] Điều 96 của Luật xử lý vi phạm hành
chính.
2. Người đang tham gia các chương trình cai nghiện ma túy tại cộng đồng theo
quy định tại Khoản 3[2] Điều 16 Nghị định số 81/2013/NĐ-CP ngày 19 tháng 7 năm
2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật xử lý vi
phạm hành chính.
3. Người đang tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện được quy định tại
Khoản 2[3] Điều 3 Nghị định số 96/2012/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2012 của
Chính phủ quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế.”
Như vậy với quy định tại điểm e khoản 1 Điều 9 Nghị định 221/2013/NĐ-CP:
“Giấy xác nhận hết thời gian cai nghiện ma túy tại gia đình hoặc cai nghiện ma túy tại
cộng đồng của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc tài liệu chứng minh bị đưa ra
khỏi chương trình điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế” không có
nghĩa là nếu hết thời gian cai nghiện tại gia đình, tại cộng đồng mà vẫn còn nghiện thì
đối tượng đó thuộc diện phải tiến hành lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc.
-Thứ hai về thời hiệu áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 6 Luật XLVPHC: “Thời hiệu áp dụng
biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là 03 tháng, kể từ ngày cá nhân thực hiện
lần cuối hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 96 của Luật này.”. Với quy định
này, hiện nay có những cách hiểu khác nhau như sau: Cách hiểu thứ nhất, thời hạn là
03 tháng tính đến ngày Tòa án ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc đối với người bị đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, nghĩa là
trong phạm vi thời gian luật quy định, các cơ quan có chức năng trong phạm vi thẩm

70
quyền của mình có trách nhiệm thu thập tài liệu, hoàn tất bộ hồ sơ đúng theo quy định
tại Điều 9 Nghị định 221/2013/NĐ-CP để đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc. Cách hiểu thứ hai, việc lập bộ hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa
vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như quy định tại Điều 9 của Nghị định 221/2013/NĐ-CP
đòi hỏi các cơ quan chức năng phải có nhiều thời gian, việc thu thập đầy đủ các loại tài
liệu theo quy định thật sự không dễ dàng chút nào, trong khi đó người nghiện luôn có
tâm lý né tránh việc phải vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, mà số người nghiện ma túy
ngày một tăng. Theo Báo cáo tình hình nghiện ma túy, công tác cai nghiện ma túy và
quản lý sau cai nghiện của Chính phủ gửi các Đại biểu Quốc hội, đến cuối tháng 9 năm
2014, cả nước có 204.377 người nghiện ma túy. Số người nghiện ma túy có hồ sơ quản
lý đã tăng gần 4 lần trong 20 năm kể từ năm 1994 đến nay, nên quy định thời gian trên
chưa thật sự phù hợp với thực tế, vì vậy, trước mắt cứ đưa người nghiện ma túy vào cơ
sở cai nghiện bắt buộc, rồi sau đó các cơ quan chức năng có trách nhiệm bổ túc hồ sơ
đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đúng, đủ theo quy định của pháp luật.
Tuy khó khăn là thực sự, nhưng theo quan điểm của người viết cách hiểu thứ nhất
là hoàn toàn đúng và để thực hiện đúng quy định đó, đòi hỏi các cơ quan chức năng cần
có sự phối hợp trong hoạt động thật đồng bộ, nhịp nhàng; cán bộ phụ trách phải thật sự
có năng lực, làm việc với tinh thần đầy trách nhiệm và điều không thể thiếu đó là việc
trang bị cơ sở vật chất, máy móc thiết bị đủ để đáp ứng yêu cầu đặt ra. Thực tiễn cho
thấy, việc lập hồ sơ đưa các đối tượng theo quy định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải
trải qua nhiều quy trình, cụ thể, đối tượng được yêu cầu test ma túy tại trung tâm y tế
dự phòng, nếu dương tính với chất ma túy sẽ được viết tự khai và cán bộ công an lấy
lời khai, xác minh nơi cư trú. Sau đó, công an sẽ mời đối tượng để tống đạt quyết định
giao cho địa phương. Hết ba tháng giáo dục tại xã phường, nếu không hiệu quả thì
trưởng công an xã, phường, sẽ đề nghị chủ tịch UBND xã, phường lập hồ sơ đưa đối
tượng đi cai nghiện bắt buộc theo Nghị định 221/2013/ NĐ-CP trong thời gian 24
tháng. Tuy nhiên, hiện nay các cơ quan nhà nước có thẩm quyền chưa có văn bản
hướng dẫn đầy đủ, nên trong thực tiễn áp dụng vẫn còn nhiều vướng mắc, xin nêu ví dụ
trường hợp cụ thể sau:

71
Bùi Chí D. nơi cư trú tại 125C/2/39 Bình Lợi, phường 6, thành phố M, theo bản
tự khai của D. cho thấy, tháng 9/2009 sau khi cai nghiện xong, D. trở về địa phương
sinh sống, đến tháng 3/2014 thì tái sử dụng heroin, D. thường sử dụng ma túy bằng
cách tiêm vào người. Phiếu trả lời kết quả sau khi test nước tiểu do Trung tâm y tế dự
phòng thành phố M thực hiện cũng cho thấy đối tượng dương tính với heroin. Sau khi
D. được giáo dục tại địa phương nhưng không chuyển biến, công an phường 6 - thành
phố M có văn bản đề nghị UBND Phường 6, thành phố M ra quyết định đưa đối tượng
nghiện ma túy vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc thời hạn 24 tháng. Tuy nhiên, hồ sơ đưa
D. đi cai nghiện bị Phòng Lao động – Thương binh – Xã hội thành phố M, kết luận
“chưa bảo đảm đầy đủ điều kiện theo quy định của pháp luật theo quy định tại Điều 9,
Nghị định 221/2013/NĐ-CP”, mà theo đó, hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào
cai nghiện bắt buộc phải có “Phiếu trả lời kết quả của người có thẩm quyền về tình
trạng nghiện ma túy hiện tại của người bị đề nghị áp dụng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc”. Nghĩa là, trong hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với D.,
Trung tâm y tế thành phố M có trả lời về hội chứng nghiện của người nghiện ma túy,
mà muốn có được kết quả đó hiện nay chỉ có các trung tâm cai nghiện ma túy lớn mới
có đủ các trang thiết bị khám lâm sàng và xét nghiệm, có thời gian lưu bệnh để theo dõi
mới có thể xác định chính xác. Từ thực tế trên, theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Luật
XLVPHC thời hạn làm hồ sơ đưa các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 96 Luật
XLVPHC không được kéo dài quá 3 tháng. Nếu quá thời hạn thì phải hủy hồ sơ, làm
lại các bước ban đầu nên chắc chắn sẽ rất khó để đưa người nghiện ma túy có nơi cư
trú đi chữa bệnh tại cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Do đó, để chủ trương đưa người nghiện ma túy đi cai nghiện bắt buộc của Nhà
nước đạt hiệu quả, nên chăng các cơ quan nhà nước có thẩm quyền sớm nghiên cứu
ban hành những quy định có tính thống nhất chung trong việc thực hiện quy trình đưa
người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho cấp
cơ sở nhưng bảo đảm tính pháp lý, tránh tình trạng dây dưa kéo dài gây tâm lý bất an,
lo lắng của người dân do người nghiện lang thang bên ngoài gây mất an ninh trật tự,

72
trong khi đó các cơ quan thực thi pháp luật vẫn loay hoay việc lập hồ sơ đề nghị đưa
người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
3.2.9. Một số kiến nghị về việc lập hồ sơ xử lý đối với người nghiện ma túy
– Về quản lý thông tin người nghiện ma túy: Để việc xử lý đối với các đối tượng
nghiện kịp thời cần phải có thông tin về người nghiện ma túy. Kinh nghiệm một số
nước cho thấy một trong những yếu tố quan trọng nhất bảo đảm tính hiệu quả trong
việc quản lý, xử lý đối tượng nghiện là việc cơ quan Công an phải có được hệ thống cơ
sở dữ liệu thông tin đầy đủ về người nghiện trên toàn quốc và áp dụng những thành tựu
về công nghệ thông tin trong thu thập, quản lý và sử dụng các nguồn thông tin về người
nghiện. Hệ thống thông tin người nghiện ma túy cần phải có đầy đủ các thông tin cơ
bản như thông tin về thời điểm bắt đầu nghiện ma túy, loại ma túy sử dụng, hình thức
sử dụng, các biện pháp cai nghiện đã được áp dụng, tái nghiện hay không. Ngoài ra cần
quy định trách nhiệm của cơ quan Công an và người công chức trong việc bảo mật
thông tin người nghiện, chỉ rõ trường hợp nào cơ quan công an được cung cấp thông tin
người nghiện ma túy cho các cơ quan khác khi có yêu cầu. Đồng thời, cũng cần quy
định rõ các hình thức xử lý nếu cán bộ công chức để lộ thông tin người nghiện khi
không được cho phép. Quy định này giúp cơ quan công an dễ dàng thu thập được nhiều
thông tin về người nghiện ma túy, từ đó có được hệ thống thông tin đa chiều, đầy đủ
nhằm phục vụ tốt công tác quản lý, xử lý các đối tượng nghiện ma túy.
– Về xử lý đối với trường hợp người nghiện ma túy từ đủ 12 tuổi đến dưới 18
tuổi: Pháp luật cần quy định cụ thể về thẩm quyền của Tòa án trong việc áp dụng biện
pháp cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện trong độ tuổi này, cũng như cho phép
các cơ sở cai nghiện bắt buộc được tiếp nhận và tổ chức cai nghiện cho người nghiện
ma túy trong độ tuổi nêu trên với những đặc thù riêng. Vì chỉ có Tòa án mới có thẩm
quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và những
cơ sở cai nghiện mới có đầy đủ chuyên môn cũng như các điều kiện cần thiết khác để
tổ chức cai nghiện cho người nghiện nói chung cũng như người nghiện là người chưa
thành niên nói riêng.

73
– Về giáo dục tại xã, phường, thị trấn: Giáo dục tại xã, phường, thị trấn là một
trong các biện pháp xử lý vi phạm hành chính. Do đó nhằm đảm bảo nguyên tắc xử lý
vi phạm hành chính phải được tiến hành nhanh chóng công khai, khách quan, đúng
thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật vì thì Chính phủ nên sửa
đổi Nghị định 111 theo hướng đơn giản hóa các thủ tục, giảm thiểu các đầu mối, rút
ngắn các quy trình thực hiện, tạo thuận lợi cho các cơ quan thực thi pháp luật.
– Về xác định tình trạng nghiện ma túy: Bộ Y tế sớm ban hành hướng dẫn bổ
sung để chẩn đoán và điều trị các chất ma tuý như: Ketamine, Cocaine, Cần sa và các
chất hướng thần khác đã và đang xuất hiện ngày càng nhiều ở nước ta; sửa đổi, bổ sung
Quyết định số 5075/QĐ-BYT ngày 12-12-2007 về hướng dẫn chẩn đoán người nghiện
ma túy nhóm OPIATS (chất dạng thuốc phiện) và Quyết định số 3556/QĐ-BYT ngày
10-9-2014 về hướng dẫn chẩn đoán và điều trị rối loạn tâm thần thường gặp do sử dụng
ma túy tổng hợp dạng Amphetamine (ATS) theo hướng đơn giản dễ thực hiện, phù hợp
với tình hình thực tế tại các địa phương; xây dựng tài liệu và đào tạo tập huấn cho cán
bộ y tế cấp xã về chẩn đoán nghiện ATS.
3.2.10. Một số kiến nghị về giải pháp xử lý đối với người nghiện ma túy
Về kinh phí: Trong mọi tình huống phải bảo đảm đủ kinh phí cho công tác phòng
chống ma túy, cai nghiện ma túy để bảo đảm an ninh, trật tự an toàn, ổn định xã hội,
môi trường đầu tư và cuộc sống an lành cho nhân dân. Dành ưu tiên đặc biệt cho các
lực lượng đấu tranh phòng chống tội phạm ma túy trong đó có lực lượng biên phòng,
hải quan, văn hóa. Vận động tối đa nguồn tài trợ của quốc tế. Huy động các nguồn lực
của Trung ương, địa phương, xã hội.
Về chương trình Methadone: Tích cực triển khai Chương trình Methadone bảo
đảm thuận tiện cho người dùng, đồng thời tập trung nghiên cứu và đưa vào sử dụng các
bài thuốc, loại thuốc cắt cơn, điều trị do Việt Nam sản xuất.
Công tác tuyên truyền: Đẩy mạnh tuyên truyền công tác phòng chống ma túy, cai
nghiện ma túy kết hợp với phòng chống mại dâm và HIV/AIDS trên các phương tiện
thông tin đại chúng. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan truyền thông,
báo chí tăng cường tuyên truyền và định hướng dư luận. , cần tăng cường tuyên truyền,

74
phổ biến pháp luật về việc áp dụng biện pháp xử lý hành chính tại TAND cho người
dân, quyền và nghĩa vụ của họ khi họ hay người thân bị áp dụng biện pháp xử lý hành
chính.
Tóm lại, việc thực thi pháp luật về đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc vẫn còn những khó khăn. Để thực hiện tốt quy định của pháp luật về áp dụng các
biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc Nhà nước cần sớm hoàn
thiện pháp luật về xử lý đối với người nghiện ma túy. Đồng thời, tăng cường hơn nữa
trách nhiệm của cơ quan công an cấp xã, sự phối hợp đồng bộ của cả hệ thống chính
trị sẽ thúc đẩy việc thực thi pháp luật về phòng chống ma túy nói chung, đưa người
nghiện vào cơ sở cai nghiện nói riêng, nhằm giữ vững ổn định an ninh, trật tự an toàn
xã hội.

75
Kết luận chương 3
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng triển khai các quy định của pháp luật về đưa
người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đề xuất
những giải pháp hoàn thiện những hạn chế của pháp luật cũng như những hạn chế của
thực tiễn triển khai. Theo đó đã tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị có thẩm quyền áp
dụng biện pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải được tiến hành
nhanh chóng, đúng quy định của pháp luật góp phần bảo đảm an toàn xã hội, quyết tâm
thực hiện mục tiêu không có người nghiện ma túy trong cộng đồng, đưa hình ảnh của
thành phố TP. Hồ Chí Minh là thành phố đáng sống và là điểm đến của khách du lịch
trong và ngoài nước. Đưa người đi cai nghiện bắt buộc là chủ chương đúng đắn, kịp
thời, góp phần đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, ngăn chặn có hiệu quả tốc độ gia
tăng người nghiện mới, hạn chế được số người tái nghiện.

KẾT LUẬN
Mục đích của việc cai nghiện chính là giúp người bị nghiện ma túy không bị lệ
thuộc vào ma túy, tập trung lao động sản xuất và đặc biệt là góp phần ổn định đời sống
xã hội. Pháp luật hiện không truy cứu trách nhiệm hình sự đối với hành vi sử dụng ma
túy mà chỉ xử lý hành chính đối với hành vi này, điều này mang tính chất nhân đạo của
pháp luật. Theo quy định của Luật Xử lý vi phạm hành chính, đối tượng bị áp dụng
biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là những người đã bị áp
dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện
hoặc không có nơi cư trú ổn định. Nghị định số 111/2013/NĐ-CP quy định “Người
nghiện bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính bị giáo dục tại xã, phường, thị trấn phải
đăng ký cai nghiện tại gia đình và cộng đồng”, song việc thực hiện biện pháp này thời
gian qua còn khó khăn xuất phát từ một số quy định pháp luật thiếu tính khả thi cũng
như nguồn lực tại cộng đồng còn hạn chế. Luận văn đã tập trung giải quyết được một
số vấn đề cụ thể như sau:
Thứ nhất, tập trung làm rõ được các vấn đề lý luận liên quan đến thực hiện biện
pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như dấu hiệu nhận biết người

76
nghiện ma túy, cơ sở cai nghiện bắt buộc. Lý luận về pháp luật liên quan cũng như
phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc triển khai biện pháp đưa người nghiện vào cơ
sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Thứ hai, phân tích và làm rõ các quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành về
thực hiện biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện ma
túy, đặc biệt là sự thay đổi trong việc chuyển người ra quyết định đưa người cai nghiện
vào cơ sở bắt buộc từ mệnh lệnh hành chính chuyển sung quyết định về pháp luật. Đây
là sự đổi mới nhằm tăng tính hiệu quả trong quản lý người nghiện ma túy trên địa bàn,
đồng thời tăng cường khả năng phòng, chống tệ nạn ma túy trong xã hội. Bên cạnh đó,
đề tài thực hiện việc phân tích thực tiễn triển khai các nội dung quy định của pháp về
biện pháp đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người bị nghiện trên địa bàn
thành phố Hồ Chí Minh của 24 tòa án nhân dân quận - huyện. Từ đó rút ra được những
kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình
triển khai thực hiện.
Thứ ba, trên cơ sở nghiên cứu thực trạng triển khai các quy định của pháp luật về
đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, đề xuất
những giải pháp hoàn thiện những hạn chế của pháp luật cũng như những hạn chế của
thực tiễn triển khai: Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo việc thực hiện các biện
pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; Hoàn thiện quy định của pháp
luật về các biện pháp xử lý hành chính đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
của Tòa án nhân dân cấp huyện; Thực hiện các biện pháp và công tác kiểm tra, giám
sát và xử lý nghiêm túc các hành vi vi phạm trong việc thực hiện các biện pháp; Tăng
cường phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền và sự phối hợp giữa các cơ quan, tổ
chức, cá nhân nói chung trong việc thực hiện các biện pháp; Đầu tư cơ sở vật chất,
trang thiết bị cho việc thực hiện các biện pháp cũng như cơ sở vật chất tại các trung tâm
cai nghiện bắt buộc; Tăng cường tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao
nhận thức của người dân về tác hại ma túy, vai trò, ý nghĩa của việc áp dụng các biện
pháp đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đào Thị Thu An (2011), “Biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh trong dự thảo luật
xử lý vi phạm hành chính”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp số 20/2011.
2. Ban chấp hành Trung ương (2019), Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16 tháng 8 năm
2019 của Bộ Chính trị về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và
kiểm soát ma túy, Hà Nội.
3. Ban Thường vụ Thành ủy Hồ Chí Minh (2014), Chỉ thị số 37-CT/TU, ngày 20-8-
2014 về tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống, kiểm soát tội
phạm và tệ nạn ma tuý trên địa bàn thành phố, Hà Nội.
4. Nguyễn Ngọc Bích (2013), Hoàn thiện pháp luật về XLHC với người chưa thành
niên, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
5. Nguyễn Trọng Bình (2012), “Hoàn thiện các quy định pháp luật về các hình thức
xử phạt vi phạm hành chính”, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
6. Bộ Công an (2018), Thông tư 05/2018/TT-BCA ngày 07/02/2018 của Bộ Công an
thì đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người
nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên, Hà Nội.
7. Bộ Chính trị (2010), Nghị quyết 16-NQ/TW của Bộ Chính trị về phương hướng
nhiệm vụ phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 đã đề ra cùng với việc
thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước thời kỳ 2011-2020, Hà
Nội.
8. Bộ Chính trị (2014), Kết luận số 95-KL/TW ngày 2/4/2014 của Ban Bí thư về tiếp
tục thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW của Bộ Chính trị về tăng cường lãnh đạo, chỉ
đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma tuý trong tình hình mới, Hà Nội.
9. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2014), Thông tư 14/2014/TT-BLĐTBXH,
ngày 12/6/2014 ban hành biểu mẫu về lập hồ sơ đề nghị, thi hành quyết định áp
dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và hướng dẫn
xây dựng nội quy, quy chế đối với học viên của cơ sở cai nghiện bắt buộc, Hà Nội.
10. Bộ Lao dộng - Thương binh - xã hội (2004), Báo cáo Sơ kết 3 năm thực hiện quyết
định 151 của Thủ tướng Chính phủ về cai nghiện-phục hồi, Hà Nội,
11. Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2014), Thông tư liên tịch số
148/2014/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 08/10/2014, Quy định quản lý và sử dụng
kinh phí thực hiện chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc; chế độ đối với người chưa thành niên, người tự nguyện chưa trị,
cai nghiện tại Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội và tổ chức cai
nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng, Hà Nội.
12. Bộ Y tế, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Công an (2015), Thông tư liên
tịch số 17/2015/TTLT-BYT-BLĐTBXH-BCA, ngày 9/7/2015 về quy định thẩm
quyền, thủ tục và quy trình xác định tình trạng nghiện ma túy, Hà Nội.
13. Công an Thành phố Hồ Chí Minh (2020), Báo cáo thực trạng áp dụng mô hình cai
nghiện tập trung đối với tất cả người cai nghiện trên địa bàn thành phố, TP. Hồ
Chí Minh.
14. Nguyễn Thành Công (2003), Nghiên cứu các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả
quản lý cai nghiện ma túy và sau cai, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp thành phố,
Hà Nội.
15. Cục phòng chống tệ nạn xã hội (2007), Tài liệu “Giới thiệu và hướng dẫn áp dụng
mô hình cai nghiện có hiệu quả, Hà Nội.
16. Chính phủ (2012), Nghị định số 96/2012/NĐ-CP, ngày 15 tháng 11 năm 2012 về
quy định về điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, Hà Nội.
17. Chính phủ (2013), Nghị định số 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 của Chính phủ
quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị
trấn, Hà Nội.
18. Chính phủ (2013), Nghị định 167/2013/NĐ-CP, Ngày 12 tháng 11 năm 2013 về
quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã
hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; cháy, phòng và chữa; phòng, chống bạo lực gia
đình, Hà Nội.
19. Chính phủ (2013), Nghị định số 221 NĐ-CP/2013 Ngày 30 tháng 12 năm 2013 về
quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa người vào cơ sở cai
nghiện bắt buộc, Hà Nội.
20. Chính phủ (2016), Nghị định số 56/2016 NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của
nghị định số 111/2013/NĐ-CP, ngày 30 tháng 9 năm 2013 của chính phủ quy định
chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn, Hà
Nội.
21. Chính phủ (2016), Nghị định số 136/2016/NĐ-CP, ngày 09/9/2016 về sửa đổi, bổ
sung một số điều của nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30 tháng 12 năm 2013
quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt
buộc, Hà Nội.
22. Trịnh Tất Đạt (2009), Từ điển tiếng việt, Nxb từ điển bách khoa, Hà Nội.
23. Dương Thị Bích Hạnh (2014), “Bảo đảm quyền con người trong quá trình áp dụng
các biện pháp xử lý hành chính”, Đại học quốc gia Hà Nội.
24. Nguyễn Quốc Hiệu (2016), Đảm bảo quyền con người trong cơ sở cai nghiện bắt
buộc qua thực tiễn thành phố Hải Phòng, Luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa học xã
hội Việt Nam, Hà Nội.
25. Cao Vũ Minh, Nguyễn Nhật Khanh (2016), Những bất cập trong các quy định về
biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc và các kiến nghị hoàn thiện, Trường
Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội.
26. Quốc hội (2005), Bộ luật Dân sự, Hà Nội.
27. Quốc hội (2012), Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, Hà Nội.
28. Quốc hội (2013), Luật Phòng chống ma túy, Hà Nội.
29. Quốc hội (2013), Hiến pháp, Hà Nội.
30. Quốc hội (2015), Luật tố tụng hành chính 2015, Hà Nội.
31. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM (2020), Báo cáo thực trạng người
nghiện ma túy, cơ sở cai nghiện ma túy trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
32. Đặng Thanh Sơn (chủ nhiệm) cùng nhóm nghiên cứu (2009), Các biện pháp
XLHC khác và việc bảo đảm quyền con người, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ
của Bộ Tư pháp.
33. Đặng Thanh Sơn (Chủ biên) (2017), “Tìm hiểu pháp luật về các biện pháp xử lý vi
phạm hành chính”, Cục Xuất bản, in và phát hành..
34. Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh (2020), Báo cáo kết quả xét xử giai đoạn
2016 - 2019, TP. Hồ Chí Minh.
35. Phạm Tiến Thành (2014), Từ biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở chữa bệnh
đến biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Luận văn thạc sĩ, Học viện khoa
học Việt Nam, Hà Nội.
36. Vũ Thư (2006), Chế tài hành chính Lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ, Viện Nhà
nước và pháp luật, Hà Nội.
37. Ủy ban quốc gia phòng chống AIDS và phòng chống tế nạn ma túy (2009), Kế
hoạch tổng thể cai nghiện phục hồi giai đoạn 2011-2020, Hà Nội.
38. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (2014), Pháp lệnh số 09/2014/UBTVQH13, ngày
20/01/2014 về quy định trình tự, thủ tục xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp
xử lý hành chính tại tòa án nhân dân, Hà Nội.
39. UBND TP Hồ Chí Minh (2014), Quyết định số 28/2014/QĐ-UBND, ngày
06/9/204 ban hành quy chế phối hợp, lập hồ sơ và tổ chức cai nghiện ma túy trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, TP Hồ Chí Minh.
40. UBND TP Hồ Chí Minh (2014), QĐ 7557/QĐ-UBND, ngày 23 tháng 10 năm
2014 về việc ban hành thành lập Cơ sở quản lý người nghiện ma túy không có nơi
cư trú ổn định trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh trong thời gian lập hồ sơ áp
dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, TP Hồ Chí Minh.
41. UBND TP. Hồ Chí Minh (2015), Công văn số 11192 ngày 06/12/2014, số 704
ngày 28.01.2015 chỉ đạo thực hiện một số nội dung về công tác cai nghiện ma túy,
TP Hồ Chí Minh.
42. UBND TP Hồ Chí Minh (2008), Quyết định số 6111/QĐ-UBND phê duyệt đề án
thực hiện mục tiêu “không có người nghiện ma túy không được kiểm soát trong
cộng đồng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020”, TP Hồ Chí Minh.
43. UBND TP Hồ Chí Minh (2020), Báo cáo kết quả công tác phòng ngừa tội phạm
ma túy trên địa bàn thành phố, TP Hồ Chí Minh.
44. UBND TP Hồ Chí Minh (2020), Báo cáo kết quả kinh tế - xã hội thành phố giai
đoạn 2016-2019, TP Hồ Chí Minh.
45. Nguyễn Hoàng Việt (2019), Hoàn thiện quy định của pháp luật về trình tự, thủ tục
áp dụng biện pháp XLHC đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Bộ tư pháp, Hà Nội.
46. Vụ Pháp luật Hình sự - Hành chính (2012), “Cơ chế bảo đảm thi hành Luật xử lý
vi phạm hành chính”, Bộ Tư pháp, Hà Nội.

You might also like