Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 2

Bộ môn Hoá Hữu cơ Ngày 10 tháng 6 năm 2020

Cho các ngành Kỹ thuật Hoá Học

PHẦN I
1. Các trạng thái lai hoá của nguyên tử cacbon trong hợp chất hữu cơ, lấy ví dụ minh hoạ cho các
phân tử etan, etylen, axetylen. Bản chất các loại liên kết , và ảnh hưởng của các liên kết này đến
tính chất các hợp chất hữu cơ.
2. Bản chất của hiệu ứng cảm ứng. Ảnh hưởng của hiệu ứng cảm ứng đến tính chất các hợp chất hữu cơ.
3. Bản chất của hiệu ứng liên hợp. Ảnh hưởng của hiệu ứng liên hợp đến tính chất các hợp chất hữu cơ.
4. Bản chất của hiệu ứng siêu liên hợp. Ảnh hưởng của hiệu ứng siêu liên hợp đến tính chất các hợp
chất hữu cơ.
5. Trong các chất Cl-CH2-CO-NH2; CH3-CH=CH-CHO; p-O2N-C6H4-OH có những hiệu ứng gì? Các
hiệu ứng đó ảnh hưởng như thế nào đến tính chất của các hợp chất đó?
6. Khái niệm acid - base của Bronsted và Lewis. Cho ví dụ minh họa bằng phản ứng cụ thể.
7. Sắp xếp tính acid của các hợp chất sau: CH3OH; (CH3)2CHOH; (CH3)3COH; CH3COOH;
ClCH2COOH; C6H5OH. Giải thích.
8. Sắp xếp tính base của các hợp chất sau: CH3NH2; (CH3)2NH; C6H5NH2; p-O2N-C6H4-NH2;
C6H5NHCH3. Giải thích.
9. So sánh tính linh động của nguyên tử H của nhóm CH2 trong các hợp chất sau và giải thích:
CH3-CH2-COCl, CH3-CO-CH2-COOC2H5, Cl-CO-CH2-COOC2H5, CH3-CH2-COOC2H5,
10. Cấu tạo của benzen. Giải thích tính thơm của benzen.
11. Qui luật thế electrophil vào vòng benzen. Lấy ví dụ minh họa.
12. So sánh khả năng phản ứng thế electrophil của benzen, toluen và nitrobenzen. Giải thích.
13. So sánh khả năng phản ứng acyl hóa của các dẫn xuất acid cacboxylic. Giải thích.
14. Thế nào là phản ứng SN1, SN2. Trình bày cơ chế và cho ví dụ minh họa.
15. Thế nào là phản ứng AE, AN. Trình bày cơ chế và cho ví dụ minh họa.
16. Thế nào là phản ứng E1, E2. Trình bày cơ chế và cho ví dụ minh họa.
17. Phân loại hydroxyacid. Bằng phản ứng nào có thể phân biệt các loại hydroxyacid. Viết công thức
cấu tạo của acid lactic và acid tartaric.
18. Cấu tạo phân tử và cấu trúc của glucose.
19. Cấu trúc của tinh bột và cellulose.
20. So sánh tính acid-base của pyrol, anilin và pyridin. Giải thích và minh họa bằng phản ứng hoá học.

PhÇn II
21. Tính chất hóa học của n-butan. Khi Clo hoá n-butan (có chiếu sáng) thu được 2 dẫn xuất
monoclobutan, trình bày cơ chế phản ứng và tính tỷ lệ sản phẩm biết rằng nguyên tử hydro ở
cacbon bậc 2 dễ thế hơn ở cacbon bậc 1 là 4 lần.
22. Tính chất hóa học của propylen. Giải thích qui tắc Maccopnicop và Kharash.
23. Tính chất hóa học của propin. Giải thích tính acid của propin.
24. Tính chất hóa học của 1,3-butadien.
25. Tính chất hóa học của toluen.
26. Tính chất hóa học của etylclorua. So sánh khả năng tham gia phản ứng thủy phân của etylclorua
với vinyl- và allylclorua.
27. Khi đun nóng 1-clopropan với rượu kiềm sẽ xảy ra đồng thời 2 phản ứng thế và tách loại. Trình
bày cơ chế và sản phẩm tạo thành. Nếu thay dung dịch rượu kiềm bằng dung dịch kiềm trong nước
thì tỷ lệ sản phẩm có thay đổi không? Giải thích.

1
Bộ môn Hoá Hữu cơ Ngày 10 tháng 6 năm 2020

28. Tính chất hoá học của C2H5MgBr.


29. Tính chất hoá học của C2H5OH. So sánh tính axít của rượu etylic với các đồng phân của C3H7OH.
Giải thích.
30. Tính chất hoá học của phenol.
31. Tính chất hoá học của CH3CHO.
32. Tính chất hoá học của benzandehit.
33. Tính chất hóa học của acid axetic. Trình bày cơ chế phản ứng este hóa của acid axetic với rượu etylic.
34. Trình bày cơ chế của phản ứng thủy phân este trong môi trường acid và base.
35. Tính chất hoá học của amin mạch hở. Phản ứng phân biệt amin các bậc khác nhau.
36. Tính chất hoá học của nitrobenzen.
37. Tính chất hoá học của anilin.
38. Tính chất hoá học của muối diazoni.
39. Tính chất hoá học của pyrrol. Giải thích tính thơm của pyrrol và so sánh với benzen.
40. Cấu trúc và tính chất hoá học của pyridin.

PhÇn III
41. Từ propan, metan, Clo, Na, rượu kiềm, ete khan, chất khử, H2SO4; điều chế isobutylen và 2,2,4 -
trimetylpentan (isooctan).
42. Từ metanol, HBr, Mg, ete khan, chất oxi hoá, nước; điều chế rượu n-propylic và isopropylic.
43. Từ metan, Clo, Mg, CO2, C2H5OH, ete khan, H2O; điều chế 2-metylpropanol-2, etyl axetat.
44. Từ etan, metan, Clo, Na, ete khan, rượu kiềm, HCl, chất xúc tác; Điều chế polyetylen,
polyisobutylen và polyvinylclorua.
45. Từ etanol, chất oxi hoá, vôi tôi xút, Br2, HBr, Na, ete khan, peroxit, rượu kiềm, H2O; điều chế
propan, propan-1-ol, polypropylen.
46. Từ propylen, HBr, peroxit, Mg, ete khan, H2O, chất oxi hoá, H2SO4; điều chế 2-metylpentanol-2,
2-metylpentanol-3 và 2-metylpentandiol-2,3.
47. Từ metylaxetilen, Mg, ete khan, HgSO4, H2SO4, H2O, axetilen, chất khử, Na/NH3; Điều chế
axeton, isopren.
48. Từ axetilen, H2O, HgSO4, chất khử, chất oxi hoá, HBr, Mg, ete khan và CaCO 3; điều chế 2-
metylbutanol-2.
49. Từ axetilen và các chất vô cơ thích hợp, điều chế axeton, metanol và etyl formiat.
50. Từ este dietyl malonat, metan và các hóa chất vô cơ thích hợp,điều chế acid propionic và acid adipic.
51. Từ benzen, metan và các hoá chất vô cơ cần thiết khác, điều chế 2-metyl-4-nitrophenol.
52. Từ benzen và các hoá chất vô cơ cần thiết, điều chế các đồng phân của dihydroxybenzen.
53. Từ benzen cùng với các hoá chất vô cơ cần thiết, điều chế aspirin và metyl salixylat.
54. Từ benzen, metan và các hoá chất vô cơ cần thiết, điều chế acid o-, m-, p- flobenzoic.
55. Từ benzen và các hoá chất vô cơ cần thiết, điều chế m-dibrombenzen và 1,3,5- tribrombenzen.
56. Từ benzen và các hoá chất vô cơ cần thiết, điều chế o-, m-, p-bromphenol.
57. Từ benzen, metan và các chất vô cơ cần thiết, điều chế acid o-, m-, p-phtalic.
58. Từ benzen và các chất vô cơ cần thiết, điều chế acid sunfanilic (acid p-aminobenzensunfonic) và
acid m-aminobenzensunfonic.
59. Từ benzen, metan và các hoá chất vô cơ cần thiết, điều chế indigo. Tại sao lại gọi indigo là thuốc
nhuộm hoàn nguyên.
60. Từ benzen và các hoá chất vô cơ cần thiết, điều chế heliantin. Trình bày cơ chế chuyển màu của
heliantin.

Ghi chó: - Sinh viªn kh«ng viÕt, vÏ vµo tê c©u hái nµy vµ ph¶i mang lªn phßng thi ®Ó sö dông.
- Sinh viên không được sử dụng tài liệu trong phòng thi.

You might also like