Download as pdf or txt
Download as pdf or txt
You are on page 1of 5

BÀI KIỂM TRA GIỮA KỲ

MÔN HỌC: KINH TẾ CHÍNH TRỊ MỸ


HỌ TÊN : NÔNG THU TRÀ – 18050166
LỚP KINH TẾ 1 QH2018-E

Hà Nội 2021

1
Câu 1: Em hãy trình bày vai trò và sự ảnh hưởng của chính trị đảng phái trong nền chính
trị Mỹ? Trình bày và phân tích 1 ví dụ liên quan tới xung đột quan điểm giữa hai Đảng
trong việc dự thảo và ban hành chính sách kinh tế - xã hội tại Mỹ.
* Vai trò và sự ảnh hưởng của chính trị đảng phái trong nền chính trị Mỹ
- Trong bầu cử : đảng cộng hòa, đảng dân chủ giành độc quyền trong việc giới thiệu ứng
cử viên Tổng thống và ứng cử viên vào Quốc hội Mỹ. Các đảng phái khác chỉ giành được
quyền giới thiệu khi trong cuộc bầu cử lần trước giành được từ 3 đến 5% phiếu bầu trong
mỗi bang. Các đảng Cộng hòa và Dân chủ thực hiện quyền đề cử của mình bằng cách tiến
hành các cuộc bỏ phiếu bầu ứng cử viên trong các hội nghị đảng viên. Người ta gọi các
cuộc bỏ phiếu này là cuộc bầu cử sơ bộ (cuộc bầu cử đầu tiên). Người được gọi là ứng cử
viên chính thức là người có nhiều phiếu hơn (đa số tương đối hay đa số tuyệt đối tùy theo
quy định của mỗi hội nghị đảng). Vòng hai chỉ tổ chức cho những người có nhiều phiếu
nhất ở vòng đầu.
- Thứ hai, trong bộ máy lập pháp, ở cả hai viện của Quốc hội, cơ cấu tổ chức, thủ tục thông
qua các điều luật đều được thực hiện trên cơ sở phân chia về mặt đảng phái. Bên cạnh đó,
các đảng cũng tạo ra một sự liên kết quan trọng giữa bộ máy hành pháp và lập pháp khi
các Tổng thống kêu gọi sự hợp tác của các nhà lãnh đạo đảng của họ tại Quốc hội. Trong
trường hợp đó, các bộ phận của đảng đã tạo nên một chiếc cầu nối liền "tam quyền phân
lập" với mục tiêu chung là giành lợi thế về chính trị, chẳng hạn như giành quyền kiểm soát
Nhà Trắng hay Quốc hội. Do đó, các đảng đối lập luôn cố gắng chứng minh rằng họ có đủ
phẩm chất hơn Chính phủ đương nhiệm trong việc điều hành đất nước và sẵn sàng gánh
vác trách nhiệm ngay khi nào cử tri trao cho họ cơ hội và thường xuyên chỉ trích chính
sách của đảng khác, nhằm nâng cao uy tín của đảng mình, nhất là trong các kỳ bầu cử. Như
vậy, các đảng luôn đưa ra các sự lựa chọn khác nhau và vô hình chung trở thành công cụ
sắp xếp nên sự chuyển giao quyền lực nhìn chung thường diễn ra một cách trật tự.
- Thứ ba, trong hoạt động lập pháp của Quốc hội, các đảng phái chính trị đóng vai trò quan
trọng. Tổ chức và chương trình hành động của các ủy ban trong Quốc hội chịu sự tác động
không nhỏ của các đảng phái chính trị. Việc phân chia tỷ lệ thành viên trong các uỷ ban và
tiểu ban của Quốc hội tương ứng với số ghế của đảng đó trong Quốc hội đã hàm chứa tính
đảng phái trong các hoạt động của uỷ ban và tiểu ban. Đảng chiếm đa số trong Quốc hội
được quyền chỉ định 2/3 số nhân viên trong các ủy ban và tiểu ban của Quốc hội. Tỷ lệ này
làm cho việc thông qua những dự luật phù hợp với chương trình hành động của đảng đang
nắm đa số tại Quốc hội sẽ dễ dàng hơn. Trong những vấn đề mà hai đảng Cộng hoà và Dân
chủ có bất đồng, việc bỏ phiếu theo đảng phái được thể hiện rất rõ. Các nghị sỹ Cộng hoà
và Dân chủ cũng thường bị phân liệt trong những vấn đề đang chia rẽ hai bên ở bên ngoài

2
nghị trường. Ví dụ trong nhiều năm, phần lớn các nghị sỹ thuộc đảng Dân chủ tại Hạ viện
đã ủng hộ việc Chính phủ can thiệp vào các hoạt động của nền kinh tế và tăng phúc lợi xã
hội, trong khi các nghị sỹ Cộng hoà lại phản đối.
* Ảnh hưởng
Cho dù đảng phái chính tri ở Mỹ có vai trò hạn chế so với nhiều nước khác, nó vẫn là nhân
tố quan trọng trong đời sống chính trị Mỹ, từ động viên quần chúng tham gia các sinh hoạt
chính trị đến chi phối phần nào đường lối chính sách của Nhà nước, từ bầu cử đến chi phối
nhất định về mặt tổ chức, hoạt động của các cơ quan nhà nước, đặc biệt là cơ quan lập
pháp.
Tổng thống được bầu ra trong một đảng phái nhất định, thường là đảng Dân chủ hay đảng
Cộng hòa thì vị tổng thổng này thay cho Đảng phái của mình ban hành các chính sách đối
nội, đối ngoại trong nhiệm kỳ của mình. Các chính sách này có vai trò rất lớn đối với đất
nước đồng thời cách chính sách được triển khai và kết quả thực hiện được sẽ ảnh hưởng
đến sự tín nhiệm của người dân nước Mỹ đối với Đảng phái chính trị
* Ví dụ: Mâu thuẫn đảng phái ở Mỹ
Cơn thịnh nộ của người dân bắt nguồn từ vụ George Floyd, người đàn ông da màu tại thành
phố Minneapolis, bang Minnesota, bị cảnh sát ghì chết hồi cuối tháng 5. Làn sóng biểu tình
nhanh chóng lan rộng khắp nước Mỹ và nhiều quốc gia khác, với đám đông hô vang khẩu
hiệu "Mạng sống người da màu quan trọng", "Không công lýkhông hòa bình".

Phong trào biểu tình rầm rộ nhằm chống lại nạn phân biệt chủng tộc và bạo lực cảnh sát
cuối cùng cũng được các chính trị gia lắng nghe. Tuy nhiên, quá trình cải cách lực lượng
cảnh sát theo yêu cầu của họ được cho là sẽ không đạt được bước tiến đáng kể nào, do
những xung đột đảng phái giữa phe Dân chủ và Cộng hòa.
Tại bang Minnesota, cái chết của Floyd đã dẫn đến một số thay đổi. Đáp lại nguyện vọng
của người biểu tình, Thống đốc Tim Walz, thành viên đảng Dân chủ, kêu gọi cơ quan lập
pháp bang tổ chức một phiên họp đặc biệt nhằm xem xét những biện pháp cải cách cảnh
sát khẩn cấp. Ông cho biết các biện pháp này nhắm tới việc giải quyết tình trạng bạo lực
của cảnh sát, trợ cấp để tái xây dựng cơ sở hạ tầng địa phương cũng như cơ chế trách nhiệm
và minh bạch.
Tuy nhiên, các nhà lập pháp bang không thể hiện nhiều nỗ lực, với bầu không khí đậm tính
đảng phái bao trùm. Thượng viện bang do phe Cộng hòa kiểm soát và hạ viện do phe Dân
chủ chiếm đa số bất đồng trong gần 20 biện pháp cải tổ lực lượng cảnh sát Mỹ.

3
Phe Dân chủ hướng tới mục tiêu chấm dứt huấn luyện cảnh sát theo kiểu thiên về vũ lực
cũng như cấm các chiến thuật khống chế nghi phạm bằng cách kẹp và ghì cổ. Trong khi
đó, phe Cộng hòa ở thượng viện bang Minnesota đưa ra những cải cách quy mô hẹp hơn.
Kết quả là phiên họp đặc biệt do Thống đốc bang Minnesota kêu gọi "hoàn toàn công cốc".
"Người dân Minnesota hẳn sẽ thất vọng sâu sắc. Đây là một thất bại trong việc thay đổi
mọi thứ, một sự thất hứa. Dường như các cơ quan lập pháp có xu hướng đổ lỗi cho người
khác", Walz nói trong buồn rầu.
Kế hoạch cải cách cảnh sát tại Minneapolis cũng mù mờ, chưa có những chi tiết cụ thể và
được cho là khó có thể ban hành sớm, dù hội đồng thành phố này hôm 26/6 bỏ phiếu nhất
trí thay thế sở cảnh sát bằng một cơ quan mới "tập trung vào an toàn cộng đồng và tránh
bạo lực".
Tại Hạ viện Mỹ, phe Dân chủ hôm 25/6 thông qua những biện pháp cải cách cảnh sát trên
diện rộng của riêng họ, bao gồm kêu gọi hạn chế quyền miễn trừ cho cảnh sát, cấm chiến
thuật ghì cổ và loại bỏ phần khai về sắc tộc trên giấy tờ, hồ sơ. Tuy nhiên, Thượng viện
được cho là sẽ không phê chuẩn dự luật này. Tổng thống Donald Trump cũng không có
khả năng ký thông qua nó.

Trong khi đó, Nhà Trắng cũng nỗ lực thể hiện vai trò lãnh đạo giữa cuộc tranh luận. Tuy
nhiên, sắc lệnh hành pháp về cải cách cảnh sát mà Trump ký hôm 16/6 bị nhiều thành viên
đảng Dân chủ chỉ trích. Thượng nghị sĩ California Kamala Harris chỉ ra rằng sắc lệnh
khuyến khích cải cách, nhưng không có cơ chế thực thi rõ ràng.
Câu 2: Trình bày và phân tích chính sách tài khóa của Mỹ nhằm đối phó với đại dịch
Covid -19? Theo em, Chính phủ Mỹ cần làm gì nhằm cân bằng Ngân sách Liên bang
trong thời gian tới?
* Chính sách tài khóa của Mỹ nhằm đối phó đại dịch Covit-19:
Mỹ là quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch Covid-19. Trước những tác động của
dịch Covid-19, Tổng thống Mỹ đã ký thông qua Đạo luật Hỗ trợ, Cứu trợ và An ninh Kinh
tế dành 2,3 nghìn USD (khoảng 11% GDP) hỗ trợ tổn thất của dịch Covid-19. Bên cạnh
đó, Mỹ chi 8,3 tỷ USD theo Đạo luật Đánh giá và Phản ứng Bổ sung Covid-19 và 83,4 tỷ
USD theo Đạo luật ứng phó với Covid-19 và đặt các gia đình là ưu tiên cao nhất.

Kể từ khi có đại dịch COVID-19 đến nay, Mỹ đã đưa ra 3 gói kích thích kinh tế với tổng
trị giá khoảng 4.500 tỷ USD nhằm vực dậy nền kinh tế thông qua các biện pháp hỗ trợ trực
tiếp người dân, doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19, hỗ trợ các bang và lĩnh
vực y tế (phân bổ vắc xin, xét nghiệm). Trong khi đó, tại châu Âu, Chính phủ các nước khu
vực Liên minh châu Âu (EU) cam kết sẽ bơm vào nền kinh tế số tiền tương đương 1%
4
GDP hàng năm, khẳng định sẽ tiếp tục chi tiêu nhiều hơn nhằm vực dậy nền kinh tế khu
vực trong bối cảnh đại dịch COVID-19.

Song song với các gói hỗ trợ an sinh, xã hội, Chính phủ Mỹ tiến hành mua trái phiếu kho
bạc và trái phiếu địa phương với số lượng lớn, nhằm tăng lượng cung tiền ra nền kinh tế.
Đồng thời, mở rộng mua sản phẩm chứng khoán hóa (repos) qua đêm và repos có kỳ hạn.
Ngân hàng Trung ương Mỹ tiếp tục nới lỏng chính sách tiền tệ thông qua cắt giảm lãi suất
cho vay chiết khấu. Cục Dự trữ Liên bang (FED) đưa ra các cách hỗ trợ tăng trưởng tín
dụng, trong đó có thể sử dụng một phần ngân sách đã được Chính phủ phê chuẩn trong
Đạo luật CARES.

Các biện pháp FED thực hiện bao gồm:Mua lại thương phiếu công ty và giấy tờ có giá
khác mà các DN đang nắm giữ; Cho vay qua đêm; Cung cấp tín dụng cho các tổ chức nhận
tiền gửi để các tổ chức này mua các công cụ nợ ngắn hạn của các quỹ mở; Mua trái phiếu
công ty trên thị trường sơ cấp; Hỗ trợ thị trường trái phiếu công ty thông qua việc mở rộng
mua lại các trái phiếu công ty có tính thanh khoản thấp; Mua các sản phẩm chứng khoán
hóa...

* Theo em, để cân bằng Ngân sách Liên Bang Chính phủ Mỹ cần:

Thứ nhất là : giải pháp chống thất thu ngân sách. Cụ thể: cần tăng cường thanh tra, kiểm
tra, kiểm toán để chống thất thu ngân sách Nhà nước; Xử lý nghiêm việc trốn thuế, nợ đọng
thuế, kiểm tra chống các hành vi chuyển giá, buôn lậu, tăng cường chế tài thực thi nghiêm
pháp luật về thuế.
Thứ hai là tiết kiệm chi. Phải mạnh dạn và kiên quyết cắt bỏ các khoản chi không thực sự
cần thiết, thực hành tiết kiệm chống lãng phí, tham nhũng trong chi tiêu ngân sách. Đương
nhiên vẫn nỗ lực để đảm bảo các khoản chi trong dự toán được duyệt.
Thứ ba là giải pháp để kích thích tiêu dùng, kích thích sản xuất kinh doanh, tiến tới tạo đà
tăng trưởng kinh tế. Việc rà soát tình hình thực hiện các chính sách giãn, hoãn, miễn giảm
thuế là rất quan trọng trong bối cảnh hiện nay. Từ đó có thể xem xét tỷ lệ động viên phù
hợp để nuôi dưỡng nguồn thu, kích thích sản xuất kinh doanh phát triển, đảm bảo cân đối
ngân sách.
Thứ tư : Ưu tiên vai trò cốt lõi của liên bang, duy trì chính sách kinh tế ủng hộ tăng trưởng
để nâng cao nguồn thu cho ngân sách

You might also like